Điểm tin y tế ngày 16/6/2018

16/06/2018 | 08:20 AM

 | 

 

I.              THÔNG TIN TRONG NƯỚC     

1.    Lễ mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” năm 2018

Sáng 15/6/2018, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” năm 2018.

Đến dự có GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế; Bà H’Yim Kđoh Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh; cùng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam; Lãnh đạo các Vụ/Cục/Viện của Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành khu vực Miền Trung - Tây Nguyên; các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương đã về dự đưa tin cho buổi Lễ. 

Tuần lễ tiêm chủng “Immunization week” là sáng kiến của Tổ chức Y tế Thế giới nhằm bảo vệ cuộc sống thông qua tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh. Các thông điệp toàn cầu và khu vực Tây Thái Bình Dương trong Tuần lễ Tiêm chủng năm 2018 nhấn mạnh về hiệu quả của vắc-xin và lợi ích bảo vệ cho cộng đồng khi đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao. Thông điệp này hướng đến nâng cao nhận thức, sự tham gia và hành động của cả cộng đồng, tầm quan trọng khi tất cả mọi người được tiêm chủng, bao gồm cả các đối tượng khó tiếp cận cũng như những lợi ích to lớn đối với mỗi cá nhân được tiêm chủng đầy đủ, cho cộng đồng và toàn xã hội.

Phát biểu tại buổi Lễ, lãnh đạo Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao thành tựu trong công tác tiêm chủng ở Việt Nam, biểu dương tinh thần, trách nhiệm của tổ chức y tế các tuyến cơ sở và cán bộ làm công tác tiêm chủng. Đồng thời kêu gọi Ngành Y tế, chính quyền, đoàn thể quan tâm đầu tư kinh phí, truyền thông hướng đến nâng cao nhận thức, sự tham gia và hành động của cả cộng đồng, nhận thức tầm quan trọng khi tất cả mọi người được tiêm chủng, góp phần ngăn ngừa những đại dịch có thể xảy ra.

Phát biểu tại lễ mít tinh bà H’Yim Kđoh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk kêu gọi các ngành, địa phương trong tỉnh hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” năm 2018.

Bên cạnh đó, sự kiện còn nhằm chuyển tải các thông điệp truyền thông về tiêm chủng đến được với cộng đồng và các bậc cha mẹ, góp phần quan trọng giúp trẻ em Việt Nam được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Từ đó góp phần tác động đến các chính phủ và các đối tác liên quan nhận thức được vai trò của họ trong việc đưa dịch vụ tiêm chủng đến tất cả các đối tượng, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, nhấn mạnh lợi ích to lớn có được khi đầu tư cho tiêm chủng cũng như đầu tư cho y tế.

Ngay sau khi buổi lễ mít tinh kết thúc, các đại biểu đã cùng tham gia diễu hành cổ động mang thông điệp này đến với người dân và đến thăm buổi tiêm chủng tại Trạm y tế phường Tân An.(537 từ)

2.    Chuẩn bị thực hiện tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên toàn cầu giúp phòng được 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm. Tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Ngày 15/6, tại Lễ mitting hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” với chủ đề“Chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng”, diễn ra tại thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắk, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kêu gọi các bậc cha mẹ hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vì sức khỏe của con em mình trong tiêm chủng thường xuyên và các chiến dịch tiêm chủng.

Hãy coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn trách nhiệm đối với cộng đồng. Ông cũng đề nghị các cấp chính quyền quan tâm đảm bảo tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh ở quy mô xã đạt trên 95%.

Thứ trưởng Long cũng thông tin thêm về việc hạ độ tuổi tiêm vắc xin sởi cho trẻ em. "Bộ Y tế đã chỉ đạo nghiên cứu việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ em từ 6 tháng tuổi (thay vì 9 tháng tuổi như hiện nay). Hiện nghiên cứu đã được giao cho Hội đồng nghiên cứu của Bộ Y tế duyệt để tiến tới triển khai tiêm sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên vào quý IV năm 2018.

Trên thực tế, nhiều trẻ dưới 9 tuổi mắc sởi vì miễn dịch của mẹ thấp (hoặc không có) nên không có khả năng truyền cho con. Việc đẩy sớm tuổi tiêm vắc xin sởi, khuyến khích các bà mẹ trong tuổi sinh nở tiêm vắc xin sởi, và việc triển khai tiêm vét cho các đối tượng có nguy cơ cao sẽ tiến tới loại trừ bệnh sởi sau năm 2020", GS Long nói.

Tới đây, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi- rubella cho trẻ từ 1 đến 4 tuổi tại 17 tỉnh có nguy cơ cao. Mặt khác, đẩy mạnh ứng dụng phần mềm quản lý tiêm chủng để góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khai trên toàn quốc ở Việt Nam từ năm 1985. Đến nay đã có, hàng trăm triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em và phụ nữ. Với việc đạt và duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trên 95%, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và bảo vệ thành công kết quả này từ đó đến nay.

Hay với bệnh sởi, với kết quả tiêm chủng thành công chiến dịch tiêm vắc xin sởi và rubella cho 20 triệu trẻ em từ 1-14 tuổi, năm nay trên thế giới, đặc biệt một số quốc gia trong khu vực bùng phát dịch sởi song Việt Nam vẫn tiếp tục khống chế không để bùng phát căn bệnh nguy hiểm này và Việt Nam đang nỗ lực tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi, khống chế bệnh rubella.

Cùng với việc duy trì và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, việc đưa Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia vào hoạt động đã giúp cho quản lý đối tượng được tốt hơn, minh bạch hơn, giúp việc theo dõi lịch sử tiêm chủng của trẻ đầy đủ và chính xác hơn, kịp thời nhắc các bậc cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, dù tỷ lệ tiêm chủng chúng ta đạt tỷ lệ trên 95% trên phạm vi toàn quốc song vẫn còn tình trạng trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, tiêm chủng muộn chủ yếu tại một số huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Vì vậy trong năm 2018 các địa phương cần chỉ đạo giải quyết dứt điểm những “vùng lõm” về tiêm chủng, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt tỷ lệ trên 95% trên quy mô xã.

Tại buổi lễ mitting, bà H’Yim Kđoh, Phó chủ tịch tỉnh Đắk Lắk cho biết: Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk luôn dành sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ công tác tiêm chủng. Chương trình tiêm chủng mở rộng đã đem lại hiệu quả thiết thực và góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong tỉnh; hàng năm tiêm chủng thường xuyên các loại vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B cho khoảng hơn 30 ngàn trẻ em dưới 1 tuổi; tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván cho khoảng 30 ngàn phụ nữ có thai, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ; tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin luôn đạt ở mức cao trên 95%. Hoạt động tiêm chủng được triển khai rộng khắp, thường xuyên, đảm bảo chất lượng và đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Chuẩn bị sẵn sàng sử dụng vắc xin thay thế Quinvaxem

Tại buổi mitting, Thứ trưởng Long cho biết, vắc xin Quinvaxem hiện đã ngừng sản xuất trên toàn thế giới. Vắc xin 5 trong 1 ComBe Five thay thế vắc xin Quinvaxem sẽ được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ tháng 8/2018.

"Đây là loại vắc xin đã được sử dụng hơn 400 nghìn liều trên thế giới, tại 40 quốc gia. Vắc xin do Ấn Độ sản xuất và cũng được nước này sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tổ chức y tế thế giới đảm bảo tính an toàn của vắc xin và Việt Nam cũng tiến hành kiểm nghiệm an toàn mới đưa vào sử dụng. Thời gian đầu, vắc xin được sử dụng trên diện hẹp", GS Long cho biết.

Để chuẩn bị cho việc tiêm vắc xin ComBe Five chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia đã cử chuyên gia giám sát và tập huấn các quy trình bảo quản, tiêm chủng cho cán bộ tại 63 tỉnh, thành.

Về cơ bản quy trình tiêm vắc xin ComBe Five giống với tiêm vắc xin Quinvaxem tức là đều tiêm bắp tay và bảo quản lạnh từ 2 đến 8 độ C, với các mũi tiêm từ 2 ,3 và 4 tháng tuổi.

Hiện vắc xin ComBe Five đang được kiểm nghiệm và sẽ được tiêm tại 4 là Hà Nam, Bình Định, Kon Tum, Đồng Tháp để có thêm kinh nghiệm trước khi triển khai trên diện rộng tại hơn 11.000 điểm tiêm chủng.

3.    Nhiều cha mẹ bỏ lỡ lịch tiêm văcxin của con

Bé trai gần một tuổi ở Đăk Lăk chỉ mới được tiêm văcxin 5 trong 1 mũi 3, trễ 7 tháng so với lịch và lỡ mũi sởi đơn.

Sáng 15/6, bé trai được bố và bà đưa đến trạm y tế phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. Các cán bộ y tế khá bất ngờ khi bé đã 11 tháng tuổi nhưng vẫn chưa tiêm đủ 3 mũi văcxin 5 trong 1 Quivaxem (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib). Trong khi đó lịch tiêm đủ các mũi này là trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi; đến 9 tháng trẻ sẽ được tiêm mũi sởi đơn.

Một số bé 11 tháng tuổi mới tiêm mũi sởi đầu tiên, trễ hai tháng so với lịch. Nguyên nhân là đến lịch tiêm thì trẻ ốm, hoặc bố mẹ quên nên lỡ mất lịch tiêm chủng của con.

Tình trạng trẻ tiêm không đúng lịch cũng xảy ra tại xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin, Đăk Lăk. Bác sĩ Trần Thị Thanh Vân, Trạm trưởng Trạm y tế xã Hòa Hiệp cho biết, tỷ lệ tiêm chủng tại đây trên 90%, tuy nhiên tỷ lệ tiêm không đúng lịch cao, đặc biệt tại hai buôn khó khăn. Nguyên nhân một phần do ý thức của đồng bào dân tộc còn hạn chế, nhà ở cách quá xa điểm tiêm chủng, có buôn cách 14 km; đi lại khó khăn nhất là mùa mưa ngập lụt. Có gia đình bận đi làm nương, làm rẫy khó đưa con đi tiêm chủng

Đăk Lăk ở vị trí trung tâm của Tây Nguyên. Tỷ lệ tiêm chủng đạt ở mức cao trên 95%, nhưng vẫn còn nhiều vùng khó khăn. Vì thế, nhằm nâng cao nhận thức của các cha mẹ về việc đưa con đi tiêm đủ, đúng lịch, mittinh hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng năm nay diễn ra ở Buôn Ma Thuột. 

Phát động tại lễ mittinh sáng 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tỷ lệ tiêm chủng hiện đạt hơn 95% ở toàn quốc. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, tiêm muộn, chủ yếu tại một số huyện miền núi, vùng sâu xa.

Thứ trưởng mong muốn cha mẹ bảo vệ trẻ trước những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bằng cách đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. 

Bà Satoko Otsuki, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho rằng Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong công tác tiêm chủng nhưng “không bao giờ được chủ quan lơ là”.

“Nguy cơ xảy ra dịch do bệnh truyền nhiễm mặc dù có văcxin phòng ngừa như sởi và ho gà, do tận dụng những khoảng trống thậm chí rất nhỏ trong tiêm chủng”, bà Satoko Otsuki nói.

Tiêm chủng là biện pháp quan trọng nhất dự phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việt Nam đang nỗ lực loại trừ bệnh sởi, khống chế bệnh rubella.

4.    Nữ bệnh nhân tử vong sau nội soi phế quản, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nói gì? 

PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trường hợp nữ bệnh nhân ở Hà Nội vừa bị tai biến tử vong rất đáng tiếc sau nội soi phế quản tại bệnh viện sáng qua là do xảy ra biến chứng chảy máu nặng trong lòng phế quản khi thực hiện thủ thuật…

Trước đó, ngày 13-6, bà N.T.B. (sinh năm 1961, quê ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội) được gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai do có dấu hiệu bất thường về hô hấp. Sau khi chụp CT ngực cho bệnh nhân, phát hiện có xẹp thùy giữa phổi phải - giãn phế quản thùy giữa nên đã được chỉ định nội soi phế quản tại Trung tâm Hô hấp để tìm nguyên nhân.

Bệnh nhân được làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước khi tiến hành thủ thuật nội soi theo quy định. Thế nhưng, trong quá trình tiến hành thủ thuật cho bệnh nhân B. vào sáng qua, 14-6, kíp nội soi phát hiện thấy có khối u phế quản nên đã tiến hành sinh thiết cho bệnh nhân và biến chứng chảy máu nặng trong lòng phế quản đã xảy ra trong khi đang tiến hành thủ thuật.

Bệnh nhân suy hô hấp nặng, ngừng tuần hoàn, đã được được xử trí cấp cứu ngừng tuần hoàn, đặt nội khí quản tích cực, sau đó tim đã đập trở lại. Bệnh viện đã khẩn trương tổ chức hội chẩn toàn viện để đánh giá tình hình bệnh nhân và tiếp tục các kỹ thuật hồi sức tích cực cho bệnh nhân.

Tuy nhiên đến 11h50 phút cùng ngày, bệnh nhân B. được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện. Lúc này bệnh nhân lại tiếp tục ngừng tuần hoàn. Sau 2h45 phút được các bác sĩ, điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực tiếp tục tiến hành cấp cứu hồi sức nhưng không có kết quả, bệnh nhân tử vong.

Chia sẻ với báo chí về sự việc này ngày hôm nay, 15-6, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh cho biết, đây là một tai biến đáng tiếc. Hai bác sĩ trực tiếp thực hiện thủ thuật cho bệnh nhân lại là hai bác sĩ “rất cứng chuyên môn”.

Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, ngay sau khi xảy ra tai biến, bệnh viện đã chỉ đạo tập trung nhân lực để cứu chữa cho người bệnh nhưng người bệnh đã không qua khỏi. Bệnh viện đã tổ chức chia sẻ, động viên gia đình bệnh nhân và thực hiện các thủ tục cần thiết, trong đó có giám định pháp y.

Trước đó, thông tin đến báo chí, TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngay sau khi bệnh nhân B. tử vong, đại diện lãnh đạo hai khoa liên quan của Bệnh viện đã trực tiếp gặp gỡ, chia sẻ và động viên gia đình.

Đồng thời, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cũng chỉ đạo sẽ tổ chức 1 cuộc họp hội đồng chuyên môn sớm nhất, để xem xét đánh giá việc thực hiện tuân thủ các quy trình chuyên môn, nguyên nhân tử vong của bệnh nhân B. và nghiêm túc xử lý nếu phát hiện ra sai phạm.(562 từ)

5.    Bệnh viện Bạch Mai lấy làm tiếc về ca tử vong khi nội soi phế quản

Sau sự cố bệnh nhân Nguyễn Thị Bích (SN 1961, ở Sơn Tây, Hà Nội) tử vong sau khi nội soi phế quản, ngày 15.6, Bệnh viện (BV) Bạch Mai, Hà Nội đã lên tiếng, lấy làm tiếc vì sự cố trên.

TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp (BV Bạch Mai) cho hay, ngay sau khi bệnh nhân tử vong, đại diện lãnh đạo hai khoa liên quan của BV đã trực tiếp gặp gỡ, chia sẻ và động viên gia đình. Đồng thời, lãnh đạo BV cũng chỉ đạo sẽ tổ chức cuộc họp hội đồng chuyên môn sớm nhất, để xem xét đánh giá việc thực hiện tuân thủ các quy trình chuyên môn, nguyên nhân tử vong của bệnh nhân Bích và nghiêm túc xử lý nếu phát hiện ra sai phạm.

Ngày 13.6, bà Nguyễn Thị Bích được gia đình đưa đến BV Bạch Mai do có dấu hiệu bất thường về hô hấp. Sau khi chụp CT ngực cho bệnh nhân, phát hiện có xẹp thùy giữa phổi phải - giãn phế quản thùy giữa nên đã được chỉ định nội soi phế quản tại Trung tâm Hô hấp để tìm nguyên nhân. Bệnh nhân cũng đã đươc làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước khi tiến hành thủ thuật nội soi theo quy định.

Trong quá trình tiến hành thủ thuật cho bệnh nhân Bích sáng 14.6, kíp nội soi phát hiện thấy có khối u phế quản nên đã tiến hành sinh thiết cho bệnh nhân và biến chứng chảy máu nặng trong lòng phế quản đã xảy ra trong khi đang tiến hành thủ thuật. Bệnh nhân suy hô hấp nặng, ngừng tuần hoàn, đã được được xử trí cấp cứu ngừng tuần hoàn, đặt nội khí quản tích cực, sau đó tim đã đập trở lại. Bệnh viện đã khẩn trương tổ chức hội chẩn toàn viện để đánh giá tình hình bệnh nhân và tiếp tục các kỹ thuật hồi sức tích cực cho bệnh nhân.

Bệnh nhân Bích được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện. Lúc này bệnh nhân lại tiếp tục ngừng tuần hoàn. Sau 2h45 phút được các bác sĩ, điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực tiếp tục tiến hành cấp cứu hồi sức nhưng không có kết quả. Lãnh đạo Trung tâm Hô hấp, Khoa Hồi sức tích cực đã trực tiếp tới động viên, chia sẻ cùng gia đình và thông báo tin bệnh nhân đã tử vong.

TS Dương Đức Hùng cho biết: Đây là một tai biến đáng tiếc có thể xảy ra khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn. Trên thực tế, trước khi thực hiện thủ thuật, các bác sĩ đã thông báo rõ tới gia đình bệnh nhân về sự hiện diện của khối u, sự cần thiết tiến hành thủ thuật để xác định nguyên nhân và điều trị cũng như giải thích rõ những nguy cơ, tai biến, thậm chí có thể tử vong ngay trong quá trình thực hiện. Gia đình cũng đã hiểu và chấp nhận ký cam kết đồng ý trước khi thực hiện thủ thuật.

Cũng theo thông tin của TS Hùng, đối với trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Bích, sau khi tập trung nguồn lực cao nhất để cấp cứu cho bệnh nhân nhưng không thành công, đại diện lãnh đạo hai khoa liên quan đã trực tiếp gặp gỡ, chia sẻ và động viên gia đình. Ngay trong ngày 15.6, BV cũng đã cử các bác sĩ đến chia buồn cùng gia đình.(604 từ)

 

6.    Bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV – Mục tiêu quan trọng trong chương trình điều trị HIV/AIDS bền vững của quốc gia

Vừa qua tại thành phố Cần Thơ, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị “Đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho tiếp cận thuốc kháng HIV và hướng tới mục tiêu 100% người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế”.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Stephanie De Goes, Điều phối viên Chương trình PEPFAR tại Việt Nam cho rằng: Bảo hiểm y tế (BHYT) là cột sống của chương trình điều trị HIV/AIDS bền vững của một quốc gia. Trong nhiều năm qua, PEPFAR đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác và Bộ Y tế để triển khai nhằm tăng độ BHYT cho người nhiễm HIV cũng như cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS thông qua bảo hiểm y tế.

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và là nước thành công nhất trong số các nước mà PEPFAR đang hỗ trợ trong việc triển khai bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV. Việt Nam cũng có thể là nước đầu tiên trong số các nước do PEPFAR hỗ trợ có thể đạt được mục tiêu 90 – 90- 90 vào năm 2020. Tuy nhiên, năm 2020 đang đến rất gần mà nhiều mục tiêu chắc chắn Việt Nam cần phải rất nỗ lực mới có thể đạt được. PEPFAR cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về thông tin chiến lược để có môi trường thuận lợi cho việc triển khai BHYT trong thời gian tới. Đồng thời, PEPFAR cũng sẽ cùng phối hợp với Việt Nam để đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng trong môi trường thân thiện.

Tại Hội thảo, TS Dương Thúy Anh, thay mặt Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 2188/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Hướng tới 100% người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế.

Bà Nguyễn Thúy Vân, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nhận xét về chương
trình HIV tại Việt Nam như sau: ” Chương trình HIV quốc gia được đánh giá là đi tiên phong trong tất cả các chương trình y tế công cộng hiện nay ở Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là nước đầu tiên sử dụng nguồn bảo hiểm cho điều trị HIV ở Khu vực Tây Thái Bình Dương với lộ trình rõ ràng và những bước đi chắc chắn”.

Bà cũng nhấn mạnh: Trong hội nghị này các đại biểu sẽ cùng nhau nhìn lại quá trình triển khai Quyết định của Thủ tướng và cập nhật các hướng dẫn mới để trao đổi, thảo luận xác định các khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện và cùng tìm ra các giải pháp tháo gỡ để đạt được mục tiêu cuối cùng đó là người nhiễm HIV được tiếp cận với dịch vụ điều trị có chất lượng cao, liên tục và  không gặp rủi ro về tài chính”.

Theo báo cáo, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc triển khai BHYT. Hiện cả nước đã có tới 83,4% người nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) có thẻ BHYT trong đó có 05 tỉnh, thành phố có 100% người nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc ARV có thẻ BHYT và 30 tỉnh, thành phố tỷ lệ này đạt trên 90%. Nhiều văn bản và hành lang pháp lý đã được ban hành. Các địa phương cũng đã chủ động triển khai BHYT cho người nhiễm HIV từ việc truyền thông, hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia BHYT cũng như kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS để có thể ký hợp đồng và thanh toán được với Quỹ BHYT. Đặc biệt, các tổ chức quốc tế cũng đã và đang chung tay hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai BHYT cho người nhiễm HIV không chỉ về kỹ thuật mà cả bằng những nguồn tài chính quan trọng.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã được nghe các báo cáo về định hướng việc mua thuốc, thanh quyết toán thuốc ARV thông qua quỹ BHYT cũng như thảo luận về việc tăng độ bao phủ của BHYT cho người nhiễm HIV,vấn đề hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV cho người nhiễm HIV tham gia khám chữa bệnh BHYT. Một số vấn đề vướng mắc trong việc tham gia BHYT của người nhiễm HIV cũng đã được Vụ BHYT, Bộ Y tế tiếp thu và dự kiến sẽ đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi trong thời gian tới nhằm tạo thuận lợi nhất cho người nhiễm HIV tham gia và sử dụng thẻ BHYT.

Kết luận Hội nghị, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã đánh giá cao nỗ lực của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, sự phối hợp của các đơn vị liên quan thuộc BHXH Việt Nam, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng như sự vào cuộc của các địa phương trong triển khai BHYT cho người nhiễm HIV.

Tuy nhiên, với mục tiêu bắt đầu thanh toán thuốc ARV cho bệnh nhân qua BHYT từ 01/01/2019 thì thời gian còn rất ngắn, lộ trình đưa thuốc ARV từ nguồn BHYT thay thế cho nguồn viện trợ đã rất rõ ràng. Do vậy, Thứ trưởng yêu cầu các địa phương tiếp tục khẩn trương, chủ động triển khai BHYT cho người nhiễm HIV. Việc thanh toán ARV qua BHYT cho bệnh nhân HIV/AIDS là bắt buộc, các địa phương không cố níu kéo hay dựa vào nguồn viện trợ. Địa phương nào để bệnh nhân không tiếp cận được với thuốc ARV, trước tiên là trách nhiệm của Lãnh đạo Sở Y tế.

Thứ trưởng cũng nhắc nhở các địa phương kiện toàn cơ sở điều trị HIV/AIDS còn chậm cần khẩn trương triển khai ngay trong tháng này và tháng sau vì phải thanh toán các dịch vụ y tế khác cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT với cơ quan BHYT để làm quen dần trước khi thanh toán thuốc ARV qua BHYT. Cơ sở điều trị HIV/AIDS nào nếu không thể ký được hợp đồng với BHYT cần phải chuyển bệnh nhân sang phòng khám, bệnh viện có hợp đồng với BHYT. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ nới rộng tiêu chuẩn cơ sở điều trị HIV/AIDS để làm sao nhiều cơ sở y tế có thể tham gia vào điều trị ARV.(1108 từ)

7.    Năm 2019: 100% bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV từ nguồn BHYT

Đó là thông tin được lãnh đạo Bộ Y tế cho biết tại hội nghị "Đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho tiếp cận thuốc kháng HIV và hướng tới mục tiêu 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT", vừa tổ chức tại Cần Thơ.

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, hiện nguồn tài trợ cho các chương trình HIV từ các tổ chức nước ngoài đã bị cắt hầu hết, vì vậy việc chuyển đổi thanh toán thuốc điều trị kháng virút ARV từ nguồn tài trợ sang nguồn BHYT là bắt buộc. Theo tính toán, năm 2019 số bệnh nhân được uống thuốc ARV là 48.000 người và sang năm 2020 tăng lên 106.300 bệnh nhân.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, kể từ tháng 1-2019, 100% bệnh nhân HIV sẽ được điều trị bằng nguồn BHYT, vì thế đề nghị 63 tỉnh, thành vận động người bệnh tham gia BHYT đầy đủ. Theo thống kê hiện vẫn còn 17% bệnh nhân HIV chưa có thẻ BHYT. (172 từ)

8.    Soi chụp mao mạch vùng móng tay để chẩn đoán bệnh suy tim

Các chuyên gia Nga và Đức đã đề xuất phương pháp mới soi chụp mao mạch móng tay đánh giá rối loạn vi tuần hoàn máu, xác định mức độ phù nề để chẩn đoán bệnh suy tim.

Theo tạp chí Journal of Biophotonics, các chuyên gia y tế Moscow, Nga, đã phối hợp cùng với các đồng nghiệp Đức phát triển một phương thức mới để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh suy tim.

Phương thức này dựa trên chụp cắt lớp twophoton tomography đối với vùng khoang quanh mạch (perivascular ) - khoảng trống giữa các mao mạch và các mô lân cận. Hóa ra, chiều rộng của khoảng trống này có liên quan đến lượng chất lỏng tế bào mà nếu dư thừa sẽ dẫn đến phù nề. Phù nề càng nặng, độ nghiêm trọng suy tim càng cao.

Từ trước đến nay, y học chưa có phương pháp định lượng đáng tin cậy nào để xác định bệnh suy tim. Được biết, suy tim là một hội chứng rất phổ biến. Ở các nước phát triển, bệnh này ảnh hưởng đến 2% dân số. Suy tim làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống, còn các giai đoạn suy tim cấp tính và mạn tính thường dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân của hội chứng này là hoạt động của cơ tim bị trục trặc khiến tim bơm máu không hiệu quả. Chất lỏng trong không gian giữa các tế bào (dịch mô) được hình thành từ huyết tương, trở nên nhiều hơn khi bị suy tim khiến máu không kịp rời khỏi các mô. Xuất hiện tình trạng phù nề.

Thông thường, phù nề càng rõ rệt, mức độ nghiêm trọng của suy tim càng cao. Tuy nhiên, khó có thể xác định phù nề, vì mỗi triệu chứng (khó thở, sung tấy, tăng mệt mỏi, ho, đánh trống ngực, thở khò khè) đều có thể được biểu hiện theo nhiều cách khác nhau.

Các nhà khoa học Nga đã đề xuất đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy tim qua quá trình vi tuần hoàn máu bị phá vỡ - quá trình máu chảy từ các mao mạch đến các mô và máu từ mô quay trở lại các mao mạch. Họ đã chọn 129 người tình nguyện tham gia nghiên cứu, trong đó 79 người bị suy tim với mức độ nghiêm trọng khác nhau và những người còn lại đóng vai trò như một nhóm đối chứng.

Tất cả các đối tượng đã trải qua siêu âm tim để đánh giá hoạt động của tim và soi chụp các mao mạch móng tay của các ngón ở bàn tay trái. Họ cũng thực hiện chụp cắt lớp phát photon các mao mạch đó.

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng kích thước của vùng khoang quanh mạch có thể liên quan đến mức độ xáo trộn của dòng chảy chất lỏng từ các mô đến các mao mạch. Vùng khoang quanh mạch trên các khung ảnh thu được trong quá trình chụp soi mao mạch trông giống như một không gian sáng giữa các mao mạch hình xoắn và các tế bào màu tối hơn của da.

Cả hai phương pháp "soi rọi" mao mạch cho thấy ở những bệnh nhân bị suy tim nặng, khu quanh mạch là rộng nhất (khoảng 150 micromet) trong khi những người khỏe mạnh cùng độ tuổi và cùng trọng lượng cơ thể thì hẹp hơn, chỉ khoảng 90 micromet.

Kích thước của vùng quanh mạch cũng tương quan với mức độ phù nề và độ dày của lớp tế bào sống ở lớp biểu bì - lớp bề mặt của da. Do đó, các tác giả của công trình nghiên cứu đã đề xuất sử dụng chụp cắt lớp twophoton tomography và chụp nội soi truyền thống để đánh giá rối loạn vi tuần hoàn máu ở bệnh nhân suy tim. Qua đó sẽ xác định nguy cơ phù nề cũng như sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của suy tim.

Phương pháp do các nhà khoa học Nga và Đức đề xuất là phương pháp đầu tiên cho phép đánh giá định lượng các biểu hiện của hội chứng suy tim. Điều quan trọng nữa là chiều rộng của khoang quanh mạch được xác định bằng phương pháp không xâm lấn không gây khó chịu bệnh nhân. (740 từ)

 

9.    Vinh danh 896 cá nhân, tập thể hiến máu nhân đạo

Sáng 15.6, UBND TPHCM phối hợp với Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện TP tổ chức chương trình Lễ tôn vinh người hiến máu tiêu biểu TPHCM 2018, vinh danh 896 cá nhân, tập thể xuất sắc trong hiến máu tình nguyện (HMTN) và phong trào HMTN TP.

Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết: Số lượng máu sạch tiếp nhận ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước. Từ 12.1994 - 31.5.2018, Trung tâm hiến máu nhân đạo TPHCM và Bệnh viện truyền máu huyết học TP đã thu thập 2.540.488 đơn vị máu. Trong 6 tháng đầu năm 2018, đã thu 112.617 đơn vị máu với 94.051 người hiến máu, chiếm 40,89% chỉ tiêu về lượt người hiến máu trong năm 2018.

Tham dự lễ tôn vinh, ông Nguyễn Ngọc Thành (59 tuổi, quận 9), người đã hiến máu 63 lần, chia sẻ: Dù không biết người nhận máu là ai nhưng tôi và gia đình luôn cảm thấy hạnh phúc lắm vì ở đâu đó giọt máu của mình đang có ý nghĩa, đang cứu sống người bệnh, đang có ích cho người cần truyền máu”.

Ban chỉ đạo Vận động HMTN TPHCM luôn mong muốn ngày càng có nhiều người dân tham gia HMTN, vì chỉ có HMTN mới tạo ra được nguồn máu sạch dồi dào, cứu được nhiều người  thoát khỏi bệnh hiểm nghèo, ông Nguyễn Tấn Bỉnh nhắn nhủ thêm.

Chương trình Lễ tôn vinh người hiến máu TPHCM diễn ra hàng năm nhằm hưởng ứng ngày thế giới tôn vinh người hiến máu, tôn vinh những người hiến máu tiêu biểu, góp phần đẩy mạnh phong trào hiến máu nhân đạo trong người dân. (297 từ)

 

10.   Gian nan hành trình "thay" tim cho bệnh nhi 15 tuổi

Gần đúng 1 tháng sau ca ghép tim xuyên Việt thứ nhất (ngày 16/5/2018), ê kíp bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công ca ghép tim xuyên Việt lần thứ 2 vào rạng sáng ngày 14/6 trong điều kiện nhiều khó khăn, thử thách hơn cả lần thứ nhất.

Lúc 10h sáng ngày 13/6, thông tin khẩn cấp từ Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cho biết nguồn tạng phù hợp với một bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối trong danh sách chờ ghép tim tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Lúc này, GS.TS. Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, đã cân nhắc và quyết định việc phẫu thuật lấy đa tạng phải được thực hiện lúc 4 giờ chiều cùng ngày để phù hợp với các chuyến bay có thể đến Huế và Đà Nẵng.

Trong khi đó, tại Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh nhi Phạm Văn C. (15 tuổi) bị suy tim giai đoạn cuối do mắc bệnh cơ tim giãn đã được đặt máy khử rung tim tự động (ICD) đã sẵn sàng chờ ghép. Kíp mổ do Ths. BS. Trần Hoài Ân, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện.

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế kiêm Chủ tịch Hội đồng ghép tạng Bệnh viện Trung ương Huế đã xin nghỉ họp Quốc Hội tại Hà Nội để trực tiếp chỉ đạo thực hiện ca ghép tim xuyên Việt thứ 2 này tại Bệnh viện Trung ương Huế đồng thời cùng tham gia lấy tạng, cùng với các chuyên gia bảo quản tim của Bệnh viện Việt Đức trực tiếp vận chuyển tạng về Huế.

Điều đáng nói là ngoài đạt được mục tiêu cứu sống bệnh nhi C. còn rất trẻ nhưng bị suy tim rất nặng với dự báo thời gian sống còn rất ngắn (dưới 6 tháng) cần phải được ghép sớm, thì ê-kíp ghép tim của Bệnh viện Trung ương Huế đã phải chạy đua với việc vận chuyển tạng ghép.

Khác với lần trước, quãng đường vận chuyển tạng dài hơn lần trước do phải bay vào Đà Nẵng mới có chuyến bay phù hợp với thời điểm phẫu thuật lấy tạng, sau đó quả tim mới được vận chuyển bằng ô tô từ Đà Nẵng về Huế mà vẫn phải đảm bảo thời gian cho phép thiếu máu tạng (thời gian từ khi lấy tim tại Bệnh viện Việt Đức về đến Bệnh viện Trung ương Huế chỉ 3 tiếng rưỡi). Thời gian chờ kết quả phản ứng đọ chéo (âm tính) để quyết định mổ ghép (do nhân viên của Bệnh viện Việt Đức đem tới Huế từ chuyến bay của Vietnam Airlines sớm trước đó 4 tiếng) cũng là một thử thách rất lớn.

Tất cả mọi tính toán đều buộc phải rất chính xác để cùng lúc thỏa mãn 3 điều kiện: Quãng đường vận chuyển tim dài hơn; Quỹ thời gian rất ngắn để chuẩn bị cho 1 ca ghép tim và nhất là phải đảm bảo thời gian thiếu máu tim trong giới hạn cho phép.

Quả tim của người hiến tại Hà Nội với nhịp đập đều đặn đã đảm bảo huyết động trong lồng ngực của người bệnh lúc 2h30 phút sáng ngày 14/6 và cuộc mổ kết thúc lúc 6h sáng.

Vào lúc 9h sáng ngày 14/6, bệnh nhi C. đã hồi tỉnh, huyết động ổn định và tiếp tục được chăm sóc, theo dõi rất chặt chẽ tại Khoa Gây mê hồi sức Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế. Chức năng tim ghép rất tốt có phân suất tống máu (EF) là 61%.

Cũng ngay trong sáng này, GS.TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã đến thăm và chúc mừng bệnh nhi cùng gia đình bệnh nhân ghép tim xuyên Việt lần thứ 2 trước khi quay trở lại Hà Nội để kịp dự phiên họp Quốc hội.

 “Bệnh viện Trung ương Huế trân trọng cảm ơn Bệnh viện Việt Đức, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Hãng hàng không Vietnam Airlines đã hỗ trợ trực tiếp và các cơ quan hữu quan khác đã phối hợp tích cực cùng tạo ra sự thành công kỳ diệu này.

Thành công của ca phẫu thuật này là minh chứng cho quy trình ghép tạng mô hình đa trung tâm mà chúng ta đang thực hiện phù hợp với thực tiễn, cũng như khẳng định tính chuyên môn cao, bản lĩnh chuyên nghiệp trong lĩnh vực phẫu thuật tim, ghép tim cũng như ghép các tạng khác”, GS. Hiệp cho biết.(771 từ)

 

11.   Chuyển trái tim từ Hà Nội vào Huế, cứu sống bệnh nhân 15 tuổi

Trái tim "bay" thẳng vào Huế sau nỗ lực của hàng loạt chuyên gia đã cứu sống bệnh nhân 15 tuổi bị suy tim nặng.

Ngày 15/6, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị này vừa tiếp tục thành công một ca ghép tim cứu bệnh nhân 15 tuổi bị suy tim giai đoạn cuối. Một tháng trước đó, vào ngày 16/5, Bệnh viện Trung ương Huế cũng thực hiện thành công một ca ghép tim để cứu sống một bệnh nhân suy tim độ 4 với nhiều khó khăn, thử thách, báo VTC News đưa tin.

Theo thông tin từ Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, trái tim này là của một nam thanh niên còn rất trẻ không may bị tai nạn. Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã hết lòng cứu chữa nhưng chàng trai vẫn không thể qua khỏi. Anh rơi vào tình trạng chết não. Trong thời điểm đau thương, biết con mình không qua khỏi, gia đình anh đã tình nguyện hiến tặng toàn bộ mô/ tạng cứu người.

Sau khi khớp nối các thông tin trên “Danh sách chờ ghép Quốc gia”, xác định có 2 bệnh nhân nặng, đang cấp cứu ở Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy đủ điều kiện tiếp nhận tạng khẩn cấp.

Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia quyết định điều chuyển trái tim của người thanh niên nói trên tới Bệnh viện Trung ương Huế để ghép cho bệnh nhân có chỉ số ưu tiên cao nhất. Bệnh nhân được lựa chọn ghép tim lần này là Phạm Văn C. (15 tuổi) bị suy tim giai đoạn cuối do mắc bệnh cơ tim dự báo thời gian sống còn rất ngắn (dưới 6 tháng).

Theo báo Tuổi trẻ, điều đặc biệt ở ca ghép này là các bác sĩ đã tiếp nhận trái tim và vận chuyển vào Huế trước khi thực hiện thủ thuật cuối cùng là đọ chéo máu do thời gian quá gấp gáp. Việc hoàn thành các thủ tục cuối cùng giữa Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia và Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện ngay trên máy bay. 

Sau khi máy bay vừa hạ cánh, một chiếc xe cứu thương chờ sẵn ở sân bay để chở quả tim về Huế ngay trong đêm 13/6. Xe về đến Bệnh viện Trung ương Huế lúc 23h15. Tổng thời gian vận chuyển trái tim từ Hà Nội về Huế diễn ra trong 3h30 phút.

Cuộc phẫu thuật được tiến hành ngay sau đó. Đến 2h sáng 14/6, trái tim đã đập đều đặn trong lòng ngực của bệnh nhân. Cuộc phẫu thuật kết thúc lúc 6h sáng và đến 9h sáng cùng ngày, bệnh nhân đã tỉnh và đang được chăm sóc đặc biệt tại khoa gây mê hồi sức tim mạch (Bệnh viện Trung ương Huế).

Trước đó, ngày 16/5, Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã ghép tim thành công cho một bệnh nhân bị suy tim. Ở lần này, chuyến bay chở trái tim đã quyết định khởi hành trễ 29 phút để chờ xe vận chuyển tim đi từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đến sân bay Nội Bài.(550 từ)

 

12.   Giám đốc bệnh viện xin nghỉ họp Quốc hội để ghép tim cứu bệnh nhân

 Sau hơn 3 giờ vận chuyển tim từ Hà Nội vào Huế, bệnh nhân 15 tuổi bị suy tim giai đoạn cuối đã được phẫu thuật ghép tim thành công.

Bệnh viện Trung ương Huế cho biết ê-kíp bác sĩ của bệnh viện đã thực hiện thành công ca ghép tim xuyên Việt lần thứ 2 vào rạng sáng 14/6 cho một bệnh nhân 15 tuổi bị suy tim giai đoạn cuối.

Trước đó, thông tin hiến tạng được cung cấp từ Bệnh viện Việt Đức và Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cho biết có nguồn tạng hiến từ người do chết não tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.

Lúc 10h sáng 13/6, Trung tâm cho biết nguồn tạng phù hợp với một bệnh nhân Phạm Văn C. (15 tuổi) bị suy tim giai đoạn cuối do mắc bệnh cơ tim giãn đã được đặt máy khử rung tim tự động (ICD) đã sẵn sàng chờ ghép.

Đến 16h cùng ngày, GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cùng GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, và ê-kíp bác sĩ đã phẫu thuật lấy đa tạng từ bệnh nhân chết não.

Sau khi phẫu thuật lấy tạng, GS.TS Phạm Như Hiệp cùng với các chuyên gia bảo quản tim của Bệnh viện Việt Đức trực tiếp vận chuyển tạng về Huế (GS Phạm Như Hiệp xin nghỉ họp Quốc hội tại Hà Nội) và trực tiếp chỉ đạo thực hiện ca ghép tim xuyên Việt thứ 2 này tại Huế.

Nhận được chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện Trung ương Huế, kíp mổ do BS Trần Hoài Ân, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, chuẩn bị sẵn sàng chờ nhận tạng để ghép cho bệnh nhân.

Quãng đường vận chuyển tạng phải bay vào Đà Nẵng mới có chuyến bay phù hợp với thời điểm phẫu thuật lấy tạng, sau đó quả tim mới được vận chuyển bằng ôtô từ Đà Nẵng về Huế (khoảng hơn 3 giờ).

Ca phẫu thuật ghép tim cho bệnh nhân C. bắt đầu lúc 2h30 sáng 14/6 và kết thúc lúc 6h sáng. Đến 9h cùng ngày, bệnh nhân C. đã hồi tỉnh, huyết động ổn định và tiếp tục được chăm sóc, theo dõi rất chặt chẽ tại Khoa Gây mê hồi sức Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế. Chức năng tim ghép rất tốt có phân suất tống máu (EF) là 61%.

GS.TS Phạm Như Hiệp đã đến thăm và chúc mừng bệnh nhân cùng gia đình bệnh nhân ghép tim xuyên Việt lần thứ 2 trước khi quay trở lại Hà Nội để kịp dự phiên họp Quốc hội.(451 từ)

 

13.   Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Để nhà vệ sinh không trở thành nỗi sợ hãi

Nhắc tới nhà vệ sinh bệnh viện, nhiều nơi chỉ cho rằng, đó là nơi giải quyết một trong số nhu cầu sinh lý đơn thuần của con người. Chính vì lẽ đó, nhà vệ sinh không được đầu tư, chăm sóc cẩn thận dẫn tới chuyện, nhắc tới nhà vệ sinh bệnh viện, người bệnh cảm thấy kinh hãi. 

Tuy nhiên, nhận thức được vai trò quan trọng của nhà vệ sinh, đặc biệt, muốn hướng tới làm hài lòng toàn diện nhu cầu người bệnh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiến tới cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhiều nhà vệ sinh lên đến mức tiện ích. 

Mang bầu 39 tuần, bắt đầu vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chờ đẻ, cũng như nhiều bà bầu khác, chị Nguyễn Thị Hằng (Phú Xuyên, Hà Nội) phải tìm đến nhà vệ sinh nhiều lần. Đối với chị, một trong số những điều may mắn khi vào bệnh viện, ngoài được phục vụ chu đáo, dịch vụ tốt, nhà vệ sinh sạch sẽ cũng là điều vô cùng quan trọng với những bà bầu như chị. 

“Mỗi ngày tôi phải đi vệ sinh rất nhiều lần. Cứ khoảng một lúc là tôi đã cảm giác mót tiểu. Thế nhưng lần này may mắn vì bệnh viện có nhà vệ sinh sạch sẽ, mà cũng khá tiện khi chúng tôi không phải vác bụng bầu đi mấy tầng nhà chỉ để đi tiểu.

Với bệnh nhân như chúng tôi, nhà vệ sinh sạch, không ẩm ướt, không hôi thối, có nước xả và nước rửa tay là mừng lắm rồi. Nhưng ở bệnh viện này, họ thêm cả dép để chúng tôi thay, vừa đỡ bẩn mà cũng không sợ trơn trượt”, chị Nguyễn Thị Hằng chia sẻ.

Có thể coi, đó là tín hiệu đáng mừng của hệ thống ngành y khi các bệnh viện đã nhận được độ hài lòng của người bệnh về nhà vệ sinh bệnh viện. Vì trước đây, trong một cuộc khảo sát chỉ số hài lòng người bệnh, điểm thấp nhất rơi vào nhà vệ sinh bệnh viện. Nhiều bệnh nhân còn chia sẻ, mỗi lần nhớ tới nhà vệ sinh bệnh viện đều thấy kinh hãi.

Điều này cũng được ngành y tế thẳng thắn nhìn nhận, mới đây, trong Hội nghị “Giảm thời gian chờ khám, chữa bệnh, cải thiện nhà vệ sinh bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ: “Nhiều bệnh viện, ngay cả bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện rất bẩn, không có xà phòng cho chính nhân viên y tế rửa tay. Đôi khi, nhiễm trùng bệnh viện cũng từ bàn tay không được vệ sinh sạch mà ra”. 

Bộ trưởng quyết liệt cho rằng, nếu sau này, “bất cứ nhà vệ sinh khoa nào bẩn tức là trưởng khoa đó bẩn, bệnh viện đó nhiều nhà vệ sinh bẩn, tức giám đốc và trưởng khoa đó ở bẩn". 

Tuy nhiên, ngay cả khi các bệnh viện có sự đầu tư tới nhà vệ sinh, nhưng nhiều người dân ý thức sử dụng còn rất kém. Nhiều người sẵn sàng nôn mửa, dù có biển báo không đặt chân lên bệ cầu, xả nước sau khi đi vệ sinh nhưng nhiều người vẫn ngó lơ. Xét đến cùng, để khâu “giải quyết nỗi buồn” không còn là sự ám ảnh, ngoài việc cơ sở y tế phải nâng cao nhận thức, đầu tư cho nhà vệ sinh, chính bản thân những người bệnh cũng cần thay đổi ý thức.

Và với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, để có được những thành quả đó, ngoài sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo bệnh viện khi đã nhìn nhận rõ ra vai trò của nhà vệ sinh thì nó còn là sự góp sức của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cùng nâng cao ý thức xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp. 

Với sự kiên quyết của Bộ Y tế, các bệnh viện cần đổi mới, xây dựng và đầu tư nhiều hơn nữa những nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, hiện đại. Bởi vì, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu chính đáng của người bệnh, mà còn đảm bảo phòng các bệnh lây nhiễm, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.(734 từ)

 

14.   Thiếu hóa chất, sinh phẩm y tế ở Hà Tĩnh: Đừng để cái sảy nảy cái ung

Sau khi thực hiện chủ trương mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức đấu thầu tập trung, một số bệnh viện ở Hà Tĩnh đã lâm vào cảnh thiếu, hóa chất sinh phẩm, vật tư y tế (VTYT). Mặc dù các cơ sở y tế đã nhiều lần kiến nghị, đề xuất phương án tháo gỡ nhưng quyết định cuối cùng vẫn chưa được cơ quan có chức năng ở Hà Tĩnh đưa ra. Do đó, nguy cơ đóng cửa và bắt buộc điều chuyển bệnh nhân lên tuyến trên đang hiện hữu tại các bệnh viện ở Hà Tĩnh.

Từ đầu năm 2018 đến nay Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hà Tĩnh không được cung cấp găng tay cao su chống nhiễm khuẩn. Để bảo đảm cho việc khám, chữa bệnh được diễn ra thông suốt, bên cạnh việc trích quỹ phúc lợi của đơn vị để mua găng tay, BVĐK Hà Tĩnh còn phải mua nợ một đơn vị khác. Tương tự, việc cung ứng VTYT, hóa chất, sinh phẩm theo hợp đồng đã ký kết cho BVĐK Hà Tĩnh và một số bệnh viện khác trên địa bàn từ khi thực hiện phương thức mua sắm tập trung đến nay không được kịp thời, thậm chí một số sản phẩm VTYT được cung ứng có cấu hình không phù hợp với đề nghị của các bệnh viện, gây ra những khó khăn cho các đơn vị y tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Theo Trưởng phòng Vật tư – Kỹ thuật (BVĐK Hà Tĩnh) Trần Nguyên Ngọc, do hóa chất xét nghiệm huyết học được cung cấp thông qua phương thức mua sắm tập trung không tương thích với hệ thống máy móc sẵn có của bệnh viện nên từ ngày 11-4 đến nay, bệnh viện phải tiến hành vay hóa chất của một đơn vị khác. Tuy nhiên, đến ngày 8-6, đơn vị có hóa chất cho vay thông báo với bệnh viện ngừng cung cấp vì chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện. Vì vậy, hiện nay bệnh viện đang rất đau đầu, không tìm ra phương án để xử lý.

“Do đặc thù xét nghiệm huyết học rất quan trọng đối với hoạt động khám chữa bệnh, nếu không có hóa chất bệnh viện sẽ ngừng hoạt động và bắt buộc phải chuyển bệnh nhân”, Phó Giám đốc BVĐK Hà Tĩnh Trần Thị Dung nhấn mạnh.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 7-6, đơn vị được ủy quyền cung ứng hóa chất và vật tư xét nghiệm theo hợp đồng mua sắm tập trung được ký kết trước đó đột nhiên gửi thông báo đến BVĐK Hà Tĩnh về việc không cung cấp được một số loại hóa chất xét nghiệm trong sàng lọc máu. Theo lãnh đạo BVĐK Hà Tĩnh, nếu các loại hóa chất xét nghiệm này không có để sử dụng thì toàn bộ công tác truyền máu cho bệnh nhân sẽ không thể thực hiện được. Mặt khác, việc sàng lọc để cho nhận máu nhân đạo cũng sẽ phải dừng hoạt động, ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng bệnh nhân. “Cực chẳng đã”, BVĐK Hà Tĩnh đã có văn bản “cầu cứu” Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh sớm có phương án xử lý.

Theo tìm hiểu, sau khi không đủ điều kiện để cung ứng các loại hoát chất xét nghiệm theo thỏa thuận, đơn vị cung cấp đã đề xuất các loại hóa chất khác có tính năng tương đương và đơn giá không thay đổi. Tuy nhiên, lãnh đạo BVĐK Hà Tĩnh cho rằng những loại hóa chất thay thế không tương thích với thiết bị máy móc hiện có của bệnh viện, do đó các kết quả xét nghiệm sẽ khó bảo đảm yếu tố chính xác. Vì vậy, bệnh viện đã đề xuất cho mua hóa hóa chất khác tương thích hơn, nhằm bảo đảm sự an toàn tuyệt đối trong xét nghiệm.

Theo tìm hiểu của phóng viên, đây là lần đầu tiên tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đấu thầu mua sắm tập trung trên lĩnh vực y tế với với 2.400 mặt hàng, cấu hình phức tạp, bên cạnh việc các đơn vị thụ hưởng lập kế hoạch chưa đáp ứng yêu cầu thì trong quá trình khám chữa bệnh đã phát sinh ra các kỹ thuật mới, mô hình bệnh tật thay đổi nên sẽ không tránh khỏi những “lệch pha” so với kế hoạch cung ứng hóa chất sinh phẩm, VTYT. Trước những vướng mắc trên, các cơ sở khám chữa bệnh và Sở Y tế Hà Tĩnh đã kiến nghị UBND tỉnh giao Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài chính Công Hà Tĩnh (Bên mời thầu) xử lý tình huống cho các đơn vị.

Không đồng tình với quan điểm xử lý của Sở Y tế Hà Tĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài chính Công Hà Tĩnh, Lê Viết Cường khẳng định: Đơn vị được UBND tỉnh giao tổ chức thực hiện việc thỏa thuận khung giá cho các bên tổ chức đấu thầu. Theo quy định của pháp luật, trung tâm không có thẩm quyền xử lý những phát sinh sau đấu thầu, trách nhiệm xử lý vấn đề này thuộc thẩm quyền của các đơn vị thụ hưởng mua sắm tập trung theo hợp đồng được ký kết giữa các bên và luật dân sự. “Đối với việc đơn vị trúng thầu không tiếp tục cung cấp hóa chất sàng lọc máu như thỏa thuận, chúng tôi đã yêu cầu đơn vị này giải trình nguyên nhân và báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo xử lý của UBND tỉnh”, ông Lê Viết Cường nói.

Theo ý kiến của người trong cuộc, những khó khăn, vướng mắc trong lần đầu thực hiện một phương thức mua sắm mới là khó tránh khỏi. Tuy vậy, điều làm nhiều người băn khoăn chính là thái độ, cách xử lý thiếu dứt điểm của tỉnh Hà Tĩnh trước một vấn đề bức xúc của ngành y, nơi hàng trăm, hàng nghìn bệnh nhân đang ngày đêm phải đối mặt với những hiểm nguy nếu không được cung cấp kịp thời các hóa chất sinh phẩm, VTYT để thực hiện các liệu pháp chữa trị.

Xin đừng để “cái sảy nảy cái ung”.

Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh có quy mô 800 giường bệnh, có số lượng bệnh nhân điều trị nội trú từ 800 đến 1.100 bệnh nhân. Bệnh viện thực hiện chức năng điều trị và chăm sóc sức khỏe cho 1,3 triệu dân trong tỉnh cùng hàng chục nghìn công nhân và chuyên gia làm việc tại Vũng Áng, một trong khu kinh tế lớn của khu vực. (1137 từ)

 

15.   Xót xa "nhật ký chờ chết" của bé gái 11 tuổi


Cô bé 11 tuổi mắc bệnh ung thư máu mong cái chết đến sớm để giải thoát cho chính mình và gia đình.

Mới đây, bé gái 11 tuổi tên Vương Đan Ni mắc bệnh ung thư máu đã khiến nhiều người không khỏi xót xa, xúc động. Phát hiện mắc bệnh khi mới 9 tuổi, cả gia đình đã nỗ lực chữa trị cho cô bé suốt 2 năm trời nhưng bệnh tật vẫn bủa vây không chịu buông tha. Cuối cùng, cô bé đã phải bất lực viết trong cuốn nhật ký của mình rằng: “Xin Tử Thần hãy sớm đến mang con đi đi!”.

Cô bé mắc bệnh máu trắng mong cái chết đến sớm

Vương Đan Ni là một cô bé bất hạnh đến từ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Hai năm trước, khi mới 9 tuổi, cô bé được phát hiện mắc bệnh bạch cầu cấp. Suốt những năm qua, bệnh tật luôn đeo bám cô bé và làm đảo lộn cuộc sống của cả gia đình 3 người.

Bệnh tật khiến Vương Đan Ni từ một cô bé dễ thương, hay cười trở nên buồn bã, uể oải. Không còn những tiếng cười đùa, không bạn bè, không được đến lớp và rất nhiều những điều dù nhỏ nhặt với người khác đều trở thành không thể đối với cô bé. Suốt 2 năm nay, Đan Ni sống trong bệnh viện, làm bạn với thuốc và những mũi tiêm.

Ngay ngày đầu tiên khi vừa biết tin mình mắc căn bệnh quái ác, cô bé Vương Đan Ni bắt đầu viết nhật ký. Những suy nghĩ chín chắn trước tuổi được Đan Ni viết trong nhật ký chất chứa đầy đau khổ, phiền muộn và bi thương.

“Con sợ lắm. Con không muốn chết. Con mới 9 tuổi. Con muốn đi học. Con muốn về nhà, về lớp”. Những câu chữ dù hết sức đơn giản nhưng lại khiến người ta xót xa. Những điều được coi là bình thường nhất mà hầu hết mọi đứa trẻ đều được hưởng giờ đây đã trở thành mơ ước không thể với tới của cô bé. Mắc bệnh, cả bầu trời trong cô bé như chuyển hết sang màu xám u ám.

Cha của Đan Ni là một công nhân đóng gạch. Nếu công việc đều đặn và làm việc không ngừng nghỉ, anh có thể kiếm khoảng 4 - 5 ngàn tệ một tháng (tương đương 14 – 17 triệu đồng). Mẹ Đan Ni chỉ ở nhà nội trợ và chăm sóc cô. Khó khăn lắm mới nuôi con khôn lớn thì tin con mắc bệnh máu trắng như sét đánh ngang tai. Để có tiền chữa bệnh cho con, hai vợ chồng đã phải bán rẻ căn nhà ở quê với giá 80 ngàn tệ (tương đương 280 triệu đồng).

Biết cha mẹ ngày đêm vất vả lo lắng, kiếm tiền chữa bệnh cho mình, Đan Ni cảm thấy vô cùng đau khổ. Cô  bé biết căn bệnh quái ác này đã khiến cha mẹ vất vả, khổ sở vô cùng nên cũng không dám tâm sự để cha mẹ lo lắng thêm nữa mà chỉ biết viết suy nghĩ của mình lên những trang nhật ký, giống như nói chuyện với một hốc cây không ai biết đến. Đan Ni viết: “Con đã không còn sợ chết nữa rồi. Con hy vọng cái chết mau đến, để cha mẹ con không còn phải khổ sở nữa”.

Thử tưởng tượng, một cô bé 11 tuổi đã phải trải qua những ngày tháng khủng khiếp như thế nào mới có thể thốt ra được những lời như thế? Câu nói đó không chỉ thể hiện sự áy náy với cha mẹ, sự bất lực với cuộc sống, bệnh tật mà còn là sự tuyệt vọng với sự sống.

Bệnh máu trắng là một dạng ung thư máu trong đó, tủy và hệ bạch huyết bị rối loạn, tạo ra những bạch cầu ác tính. Chúng tăng sinh ngoài tầm kiểm soát và nhu cầu của cơ thể, lấn át những tế bào khác trong máu khiến máu không thể thực hiện được các nhiệm vụ như thường lệ. Việc điều trị bệnh máu trắng là vô cùng khó khăn và tốn kém.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh máu trắng

1. Không lạm dụng thuốc: Hết sức thận trọng khi sử dụng các loại thuốc chống ung thư và thuốc ức chế miễn dịch. Không lạm dụng, không sử dụng lâu dài và phải có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng những loại thuốc này. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng thuốc nhuộm tóc. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã chỉ ra rằng, những phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc nhuộm tóc có nguy cơ mắc bệnh máu trắng cao gấp 3.8 lần những người không sử dụng thuốc này. Thợ cắt tóc, nhân viên làm đẹp và nhân viên thẩm mỹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất nhuôm tóc cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

2. Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm: Trái cây và rau củ còn tồn dư phân bón hóa học và thuốc trừ sâu khi được hấp thu vào máu sẽ dễ dàng phá hủy chức năng tạo máu bình thường của tủy xương và sau đó gây bệnh. Do đó, rau củ, hoa quả cần được rửa sạch trước khi ăn, hạn chế tồn dư phân bón hóa học và thuốc trừ sâu ở mức thấp nhất.

3. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên tiến hành kiểm tra định kỳ thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.

4. Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại gây ung thư, làm tốt công tác bảo hộ và giám sát, chẳng hạn trong quá trình sản xuất phenol, chlorobenzene, nitrobenzene, hương liệu, dược phẩm, thuốc trừ sâu, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, nhựa, thuốc nhuộm...nên chú ý tránh tiếp xúc hóa chất gây hại.

5. Tránh tiếp xúc quá nhiều với tia X quang và các bức xạ có hại khác. Các nhân viên làm việc liên quan đến tia bức xạ cần làm tốt công tác bảo hộ. Phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh cần đặc biệt tránh tiếp xúc với tia bức xạ.

6. Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là truyền nhiễm virus, ví dụ như vius RNA dạng C.

7. Lựa chọn nội thất với chất liệu an toàn với môi trường và không độc hại với sức khỏe con người. Nên mở cửa sổ thông thoáng khoảng một tuần sau khi lắp đặt đồ nội thất. Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như chảy máu không rõ nguyên nhân, sốt, đau khớp, chóng mặt... nên đến bệnh viện kiểm tra sớm. (1150 từ)

 

16.   Uống rượu 12 tiếng liền người đàn ông ở Sơn La bị hôn mê sâu

Chiều ngày 13/6/2018, Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận bệnh nhân Vì Hải Châu, 34 tuổi. Trú tại bản Nà Pồng, xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn vào viện trong tình trạng hôn mê sâu vì ngộ độc rượu.

Chiều ngày 13/6/2018, Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận bệnh nhân Vì Hải Châu, 34 tuổi. Trú tại bản Nà Pồng, xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn vào viện trong tình trạng hôn mê sâu vì ngộ độc rượu.

Theo lời kể của người bệnh nhân,  ngày 12/6, bệnh nhân ngồi uống rượu với bạn bè từ 12h trưa đến 24h cùng ngày. Sau đó bệnh nhân về nhà ngủ. Đến chiều 14h ngày 13/6, vợ phát hiện anh bất tỉnh, gia đình vội đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn. Vì anh Châu bị hạ đường huyết, hôn mê sâu nên đã được chuyển ngay đến Bệnh viện tỉnh cấp cứu.

BS. Mè Thị Xuân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc – Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết:  Bệnh nhân vào viện vào lúc 18h ngày 13/6  trong tình trạng rất nguy kịch, bị hôn mê sâu, tổn thương gan, tổn thương não nặng do hạ đường huyết, tiêu cơ. Hiện tại bệnh nhân vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, đang được đặt nội khí quản, truyền giải độc, điều trị và theo dõi tại khoa điều trị.

BS. Xuân cũng cho biết thêm, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng các bác sĩ đã thường xuyên, liên tục cảnh báo về tình trạng ngộ độc rượu chứa methanol qua rất nhiều ca bệnh nặng đã không qua khỏi. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều tình trạng ngộ độc methanol phải vào viện. Được biết, đa số các ca do uống rượu trắng không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi ngoài thị trường, các nhà sản xuất ham lợi nhuận đã pha cồn công nghiệp vào rượu để bán thu lời.

"Methanol vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành chất độc hơn, phát tác chậm, sau 1-2 ngày các biểu hiện bên ngoài mới rõ rệt. Nếu cứ uống liên tục với liều tuy không cao nhưng chúng sẽ được tích lũy gây các tổn thương cho người bệnh. Trong thời gian qua, Bệnh viện đã từng tiếp nhận có trường hợp ngộ độc rượu với nồng độ methanol lên đến 687 mg/dL, bệnh nhân tử vong … Ngoài ra, không ít các ca bệnh thoát chết nhưng để lại những di chứng ở não, mắt rất nặng nề do phù, hoại tử nhân bèo, chảy máu não… Người bệnh tuy được cứu sống nhưng mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội”, Bs. Xuân chia sẻ.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo các gia đình không nên sử dụng và lạm dụng rượu bia để hạn chế những hậu quả đáng tiếc, mong các cơ quan chức năng có những phương án quyết liệt hơn nữa trong các khâu quản lý rượu, cồn công nghiệp nhằm ngăn chặn tình trạng ngộ độc methanol do uống rượu được pha chế từ cồn công nghiệp đáng báo động như hiện nay và người dân hãy tự bảo vệ chính mình.(571 từ)

 

17.   Sức khỏe của những nạn nhân bị cây đổ đè trúng ở Hà Nội giờ ra sao?

Thông tin từ bệnh viện Việt Đức cho biết, sức khỏe của các nạn nhân bị cây đổ đè trúng trên phố Quán Sứ (Hà Nội) đã ổn định, bệnh nhân nặng nhất bị tổn thương não đã được phẫu thuật thành công.

Chiều 15/6, đại diện Bệnh viện Việt Đức thông tin, khoảng 19h tối qua (14/6), bệnh viện tiếp nhận 3 trường hợp bệnh nhân bị chấn thương do cây đổ đè trúng, đây là những nạn nhận bị thương trong vụ cây đổ xảy ra tại phố Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chiều cùng ngày.

Trong 3 trường hợp nhập viện điều trị, bệnh nhân có tình trạng nặng nhất là Quách Ngọc Thịnh (21 tuổi), nhập viện với chuẩn đoán “lún sọ, vết thương xoang tĩnh mạch”, đã được phẫu thuật vào 21h ngày 14/6. Hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh táo, không bị liệt và đang được tiếp tục điều trị ở khoa phẫu thuật thần kinh II của bệnh viện.

Hai bệnh nhân còn lại là cháu Lê Huy Lâm (5 tuổi), bị chấn thương ở tay, đã được phẫu thuật và đang điều trị tại khoa chấn thương I và bố của cháu bé chỉ bị chấn thương nhẹ, đã được tiểu phẫu và ra viện.

Theo đại diện bệnh viện Việt Đức, cả 3 bệnh nhân sức khỏe đã ổn định,  không có bệnh nhận nào bị nguy hiểm tính mạng.

Như VTC News đã thông tin trước đó, khoảng 17h45 chiều 14/6, trên phố Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), cây phượng cổ thụ trong khuôn viên một công trình đang xây dựng bất ngờ bung rễ đổ vật ra đường, đè trúng 2 chiếc xe máy đang di chuyển.

Cây đổ đè trúng 2 chiếc xe máy, trong đó xe mang BKS 30N4-6407 có 3 người (2 người lớn và 1 trẻ em) và xe BKS 29 Y3 371.14 có 2 người (1 người phụ nữ và 1 trẻ em), khiến cả 5 người trên 2 chiếc xe này đều bị thương.

Một số nhân chứng cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc thời tiết không có mưa hay gió lớn nhưng cây phượng cổ thụ nằm gần nút giao Trần Hưng Đạo - Quán Sứ bất ngờ đổ xuống đường.

Theo quan sát của phóng viên, cây phượng bị đổ nằm cách công trình Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam chỉ vài mét, phần rễ cây rất nông.

Được biết, trước thời điểm xảy ra tai nạn, một chiếc xe cẩu đã thi công gần cây phượng này, sau khi chiếc xe di chuyển đi chưa lâu thì vụ việc đáng tiếc xảy ra.​


Thăm dò ý kiến