Điểm tin y tế ngày 17/11/2018

18/11/2018 | 00:46 AM

 | 

I. THÔNG TIN Y TẾ TRONG NƯỚC

 

1. Ngành y tế thực hiện dân chủ ở cơ sở để phục vụ nhân dân tốt hơn

Chiều 16/11, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Y tế nhằm đánh giá kết quả triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại Bộ Y tế từ năm 2016 đến nay; việc triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Người dân hài lòng hơn

Báo cáo với đoàn về tình hình triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại Bộ Y tế, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, nhận thức rõ việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong sinh hoạt của cơ quan, đơn vị là nhiệm vụ rất quan trọng, Ban cán sự Đảng Bộ Y tế đã ban hành nghị quyết chuyên đề, chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản của Đảng, Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Đội ngũ cán bộ, công chức , viên chức của Bộ Y tế đã nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; thực hiện các quy định về quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế. Bộ Y tế thực hiện tốt việc công khai những nội dung để cán bộ, công chức, viên chức biết, bàn, tham gia ý kiến cũng như giám sát, kiểm tra theo quy định...

Thực hiện công tác cải cách hành chính, từ năm 2016 đến nay, Bộ Y tế đã ban hành và thực thi đơn giản hoá 222/225 thủ tục hành chính, đạt 98,6%; tăng cường cung cấp các dịch vụ công trực tuyến như ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại một số địa phương, đơn vị; triển khai thí điểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh tại bệnh viện.

Bộ Y tế hoàn thành việc rà soát 78 thủ tục hành chính, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thuộc 8 lĩnh vực liên quan đến giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan tới quản lý dân cư thuộc Đề án 896 của Chính phủ theo đúng kế hoạch của Ban chỉ đạo Đề án.

Bộ tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Đo lường sự hài lòng của người dân với dịch vụ y tế công, giai đoạn 2016-2020”, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công đạt trên 80% theo chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết 39c/NĐ-CP của Chính phủ.

100% đơn vị trong toàn ngành xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan sau khi có sự đóng góp, thảo luận công khai của toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị.

Bộ Y tế tích cực kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử do người dân, báo chí cung cấp.

Trong năm 2017 có 33 bệnh viện đã được đo lường sự hài lòng với kết quả 81,8% số người bệnh được hỏi đã bày tỏ thái độ hài lòng đối với các dịch vụ y tế tại bệnh viện công lập. Tỷ lệ hài lòng của người sử dụng dịch vụ đạt mức thấp nhất là nhóm chỉ số về chi phí khám chữa bệnh (64,6%)...

Bộ Y tế cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, vướng mắc cần khắc phục đó là, do như cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày một cao, việc đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực cho công tác khám chữa bệnh cho nhân dân chưa đầy đủ, thủ tục thanh quyết toán bảo hiểm y tế còn bất cập nên còn nhiều kiến nghị, thắc mắc, phàn nàn của người bệnh và gia đình người bệnh.

Việc quán triệt và triển khai thực hiện quy chế dân chủ tại một số đơn vị chưa gắn chặt với việc cải cách hành chính. Cá biệt có đơn vị việc giải quyết đơn thư kiến nghị, tố cáo chưa triệt để, chưa đúng theo quy trình, quy định gây tình trạng căng thẳng không cần thiết, thiếu tin tưởng trong công chức, viên chức, người lao động.

Nhiều chuyển biến đáng ghi nhận

Các thành viên trong đoàn công tác đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Y tế khi trực tiếp Bộ trưởng và các thành viên trong Ban cán sự Đảng đã tham gia Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở với các nhiệm vụ cụ thể.

Ngành y tế đã không ngừng đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng hiệu quả phục vụ người dân, đã phần nào đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân; chất lượng phục vụ được nâng lên; đội ngũ y, bác sỹ được củng cố, kiện toàn; đạo đức nghề nghiệp được nâng lên; chấn chỉnh kịp thời những vấn đề phức tạp phát sinh…  

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc thực hiện dân chủ cơ sở đã tác động tích cực, tạo chuyển biến của ngành y tế thời gian qua và được người dân, xã hội ghi nhận như: Giảm quá tải bệnh viện, tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác dân số

“Mục đích của việc thực hiện dân chủ cơ sở là nội bộ đoàn kết, từ đó giúp cho bộ máy của từng đơn vị làm tốt nhiệm vụ chính trị để đi đến cái đích cuối cùng là phục vụ nhân dân tốt hơn”, Phó Thủ tướng chỉ rõ.

Nhắc lại một số nội dung Nghị quyết của Trung ương về chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Phó Thủ tướng lưu ý lãnh đạo Bộ Y tế 3 vấn đề cần đánh giá sâu sắc trong thực hiện dân chủ cơ sở, dân vận chính quyền, đồng thời quán triệt trong suốt quá trình thực hiện.

Đó là sự thay đổi nhận thức của các bộ ngành, người dân về tầm quan trọng giữa y tế dự phòng và điều trị, giữa phổ thông và chuyên sâu; thay đổi nhận thức rất sâu sắc trong đội ngũ cán bộ quản lý và cả ở các bệnh viện trong việc thực hiện tự chủ.

Và cuối cùng là phải thay đổi mạnh mẽ cơ chế phối hợp có tính liên ngành, liên cấp của công tác chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm không chỉ của riêng Bộ Y tế mà cả những bộ, ngành liên quan, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội với nhiều lợi ích đan xen…

Theo Phó Thủ tướng, thực hiện dân chủ cơ sở của ngành y tế không chỉ nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh mà còn phải vận động người dân xây dựng nếp sống sinh hoạt lành mạnh, chủ động phòng chống dịch bệnh, tích cực tham gia bảo hiểm y tế.

Còn đối với các bệnh viện, Phó Thủ tướng nhấn mạnh thực hiện dân chủ cơ sở góp phần đẩy mạnh công khai, minh bạch, tăng cường tự chủ. Vì vậy, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nghị định về tự chủ bệnh viện, Bộ Y tế sớm có hướng dẫn các cơ sở y tế xây dựng bộ quy chế mẫu để từng bước chuẩn bị cho tự chủ, trong đó quan trọng nhất phải công khai, minh bạch công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng nhân sự, quy định tài chính…

Lưu ý thời hạn thực hiện liên thông khám chữa bệnh trên toàn quốc đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm đang đến gần, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương phối hợp với các bộ ngành, địa phương để xây dựng cơ chế đặc thù, trước hết cho các bệnh viện ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh để bảo đảm quyền lợi của người dân.

Cùng với đó Bộ Y tế phải đẩy nhanh việc sửa đổi, xây dựng cơ chế, chính sách để duy trì đội ngũ cộng tác viên dân số, y tế thôn bản, kiện toàn hệ thống y tế cơ sở làm cơ sở nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm y tế. (1490)

 

2. Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Cái gì có lợi cho dân thì làm ở mức cao nhất'

Khi thảo luận dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 16/11, đa số đại biểu đồng ý với sự cần thiết ban hành Luật này.

Gây hậu quả nặng nề cho xã hội

Thảo luận về dự luật này, ông Phạm Trọng Nhân - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương nêu nhiều lo lắng, mặc dù tăng trưởng của ngành rượu bia lớn dần.

Dẫn lại số liệu mà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã cung cấp trong tờ trình dự thảo luật, ông Nhân cho biết, từ 2014-2016, khi mức tiêu thụ rượu bia toàn cầu tăng không đang kể còn lượng rượu bia người Việt tiêu thụ tăng gấp đôi.

Cùng với đó, mỗi ngày tổn thất từ tai nạn giao thông do rượu bia gây ra khoảng 250 tỷ đồng, chưa kể những hậu quả nặng nề cho xã hội là không thể đo đếm.

Theo đại biểu (ĐB) này, nếu đòi hỏi một văn hoá uống từ người tiêu dùng cũng đòi hỏi một văn hoá sản xuất của ngành rượu bia. Bởi vậy, vị ĐB này đồng tình việc dự thảo Luật cần thiết kế những chế định chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa quảng cáo bia rượu để “trả nó về đúng với bản chất nguy hại vốn luôn chực chờ”.

"Mỗi ngày tổn thất từ tai nạn giao thông do rượu bia gây ra khoảng 250 tỷ đồng, chưa kể những hậu quả nặng nề cho xã hội là không thể đo đếm".

Phó trưởng đoàn ĐBQH Bình Dương cũng góp ý, quảng cáo bia rượu phải bị cấm trên tất cả các chương trình của báo nói, báo hình, báo điện tử, mạng xã hội chứ không chỉ riêng chương trình thể thao, văn hoá, điện ảnh, chương trình dành cho thiếu nhi.

Vị ĐB cũng nêu thực tế các địa điểm bán rượu bia không phải tốn công đi tìm mà có mọi lúc mọi nơi, từ quán ăn vỉa hè đến nhà hàng sang trọng, thậm chí ở đô thị có những con đường ăn nhậu phục vụ thâu đêm.

Tiếp tục dẫn số liệu khảo sát từ người dân về tác hại của rượu, bia cho thấy hơn 70% nhận thức chưa tốt, ông Nhân cho rằng, một khi người dân thẳng thắn thừa nhận hạn chế về nhận thức và cần có thời gian thay đổi do thói quen, tập tục thì không hiểu vì sao các nhà sản xuất kinh doanh và một số cá nhân lại chưa thay đổi tư duy cho phù hợp với xu thế của xã hội?.

ĐB Phạm Trọng Nhân nói: “Chúng ta khó quên hình ảnh người đứng đầu Chính phủ thân chinh tới các đơn vị chỉ đạo và giao kế hoạch tăng trưởng để GDP năm 2017 cán mốc 6,7%. Điều đó cho thấy để nhích lên từng chút một thì cả hệ thống phải vất vả, nỗ lực như thế nào, thậm chí có thời điểm được xem là kỳ tích, thì chiều ngược lại, mỗi năm bia rượu tổn thất ít nhất 1,3% GDP quý giá của quốc gia”. 

Cạnh đó, vị ĐB cho rằng, biện minh cho sự phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cũng là điều khiên cưỡng khó chấp nhận, chưa kể cả hậu quả nặng nề kéo dài cho xã hội từ sử dụng rượu, bia.

"Mỗi năm bia rượu tổn thất ít nhất 1,3% GDP quý giá của quốc gia”. 

Ngoài việc nêu ra băn khoăn của mình, rằng "việc cung cấp cho thị trường thức uống gây nhiều bệnh tật, tác hại lại tìm nhiêu lý lẽ và mỹ từ để bảo vệ thì đó là trách nhiệm hay vô cảm?" - ông Nhân đặt câu hỏi, có vô can không khi bia rượu là vòng tròn luẩn quẩn của đói nghèo, bệnh tật, của bạo lực, bạo hành?. Sản xuất đồ uống có cồn còn đe doạ việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng khí thải nhà kính, đe doạ phát triển bền vững?.

Bày tỏ với một số ĐBQH phát biểu trước đó, ĐB tỉnh Bình Dương cho rằng phản biện và tranh luận là cần thiết nhưng đến mức cho rằng "nếu luật ra đời khai tử ngành rượu bia" thì hãy tự đặt mình vào gia đình có người thân nghiện rượu, nợ nần chồng chất, bạo lực bạo hành.

Theo ông Nhân, hãy thử một lần lắng nghe tiếng khóc của vợ mất chồng, con mất cha do việc nghiện rượu gây ra. Hay đến chùa cầu siêu cho các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông, hẵn sẽ có sự sẻ chia với nỗi đau thương của những người ở lại. “Chúng ta chọn bảo vệ sức khoẻ nhân dân hay 50 nghìn tỷ đồng mỗi năm? Nhưng đừng quên rằng, tổn thất do nó để lại lên đến 65 nghìn tỷ đồng. Như thế có khác gì kéo lùi sự phát triển của đất nước? Vậy mà không ít người lại cổ suý là văn hoá uống” - vị ĐB nêu quan điểm.

Đánh giá cao nỗ lực của Bộ Y tế đã soạn thảo cũng như phản biện sâu sắc của Bộ trong việc bảo vệ quan điểm nhằm mục đích duy nhất là chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, ông Nhân đồng tình rằng phòng chống tác hại rượu bia phải thực hiện một cách triệt để mà không nên nguỵ biện bằng người uống có trách nhiệm hoặc bất kỳ một lý do nào khác.

 “Chúng ta chọn bảo vệ sức khoẻ nhân dân hay 50 nghìn tỷ đồng mỗi năm? Nhưng đừng quên rằng, tổn thất do nó để lại lên đến 65 nghìn tỷ đồng. Như thế có khác gì kéo lùi sự phát triển của đất nước? Vậy mà không ít người lại cổ suý là văn hoá uống”

“Tôi mong rằng luật được xây dựng chặt chẽ, không có những cài cắm lợi ích qua việc đánh tráo khái niệm bởi những tổn thất tác hại của bia rượu lên xã hội là quá lớn so với lợi ích mang lại. Đã đến lúc hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại này, đưa đất nước ra khỏi vị trí không mấy tốt đẹp dù là hàng đầu khu vực hay thế giới” – ĐB tỉnh Bình Dương nhấn mạnh.

Cái gì có lợi cho dân thì làm ở mức cao nhất

Nhìn nhận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc con số thiệt hại 65.000 tỷ đồng do rượu, bia gây ra vì theo ông đây chỉ là "áng chừng". 

Ông Kiên cũng dẫn chứng một số nước như Nhật gắn với Sake, Hàn gắn với Sochu, một số nước cũng có quốc tửu nên nếu chỉ nói rượu có tác hại thì Luật sẽ khó khả thi. "Tôi đồng ý nếu uống rượu có tác hại quá nhiều thì cần phải chống, nhưng tôi xem các điều luật còn thiếu chế tài, như vậy thì không khác gì lời hiệu triệu", ông Kiên nhận xét. 

Góp ý dự án luật này, ĐB Phan Thái Bình - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đề nghị đổi tên Luật thành kiểm soát việc "lạm dụng đồ uống có cồn", hướng đến những người dưới 18 tuổi. Theo ông, không nên giảm nhu cầu về đồ uống có cồn nói chung, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến người uống có trách nhiệm và doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp.

ĐB Trần Quang Chiểu thì lưu ý rượu và bia là hai sản phẩm khác nhau nên chế tài không thể đồng nhất. Ông lấy ví dụ về quy định cấm bán rượu, bia trên internet và cho rằng quy định chỉ áp dụng được với rượu, còn không thể cấm bia vì đây là mặt hàng kinh doanh không điều kiện.

"Khi những ngày lễ tết đều dâng lên tổ tiên, khi cúng người thân đã mất ngoài bát cơm còn có chén rượu?Chúng ta nghĩ gì khi khách quốc tế đến thăm, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cầm ly rượu vang tiếp khách".

"Nếu để tên Luật là phòng chống tác hại rượu, bia chẳng khác nào khẳng định đây là đồ uống có hại.Nếu vậy thì chúng ta nghĩ gì khi những ngày lễ tết đều dâng lên tổ tiên, khi cúng người thân đã mất ngoài bát cơm còn có chén rượu?Chúng ta nghĩ gì khi khách quốc tế đến thăm, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cầm ly rượu vang tiếp khách", ông Chiểu nêu băn khoăn.

Tranh luận với ý kiến trên, ông Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho rằng ông Chiểu đã hiểu nhầm tên dự án Luật, vì dự Luật không cấm mà phòng tác hại, tức là "không phòng có lợi mà chỉ phòng cái có hại".

Theo ông Tuấn, khi lên mạng gõ "lạm dụng rượu là gì" thì sẽ hiện ra ba mức độ.Đó là uống có nguy hại cho sức khoẻ, uống quá độ, nghiện rượu.Như vậy, mức độ đầu tiên nhẹ nhất cũng đã có nguy hại. Ngoài ra, theo ông, uống rượu hay bia đều cung cấp cồn vào cơ thể, đều gây độc hại, ảnh hưởng đến tâm thần, đến tim, hệ tiêu hoá của con người.

ĐB Phạm Khánh Phong Lan cho rằng nên để tên Luật là "kiểm soát rượu, bia" và đồng ý quy định hạn chế quảng cáo, tăng cường tuyên truyền về nguy hại của việc lạm dụng bia, rượu. 

ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) phát biểu chia sẻ với tư cách là một bác sĩ và gần như không uống rượu, ông cho rằng nên sớm có luật này vì tác hại của rượu bia ngày càng nhiều và nghiêm trọng.

Song theo ông, xây dựng Luật ngăn chặn triệt để tác hại của rượu là rất cần thiết, rất nên ủng hộ nhưng rất khó vì lợi hại đan xen, phạm vi rộng, đối tượng nhiều.

Vì vậy ông đề nghị ngoài việc phòng chống tác hại cần hướng dẫn, tạo điều kiện để rượu tồn tại trong đời sống tốt hơn, văn minh hơn. Cần có cái nhìn khách quan từ 2 phía hại và lợi.

ĐB Trí cho rằng, dự luật chưa nghiêm khắc như quy định cấm ép buộc người dưới 18 tuổi uống rượu bia. “Tôi đề nghị cấm ép buộc và kích động người khác uống rượu bia. Ai cũng thế, không kể 18 tuổi.Tôi từng ngồi những cuộc họ kích động lẫn nhau để uống rượu”, ông nói.

Theo ông, rượu bia là hàng hoá cũng cần quảng cáo nhưng hạn chế nội dung, địa điểm, thời gian và loại hình, không cần giới hạn độ cồn. Bởi “rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm".

“Cái gì có lợi cho dân thì làm ở mức cao nhất, cái gì không có lợi cho dân thì không làm”. 

Bộ trưởng Bộ  Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Giải trình làm rõ hơn ý kiến của các ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: “Cái gì có lợi cho dân thì làm ở mức cao nhất, cái gì không có lợi cho dân thì không làm”.

Bộ trưởng Tiến nhìn nhận dự luật vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều vì có sự đối lập giữa bảo vệ sức khoẻ con người và các nhà sản xuất kinh doanh rượu bia. Vì vậy ban doạn thảo sẽ cố gắng tiếp cận một cách hài hoà giữa sức khoẻ, kinh tế, xã hội. 

"Chúng ta phải đặt lên bàn cân giữa cái lợi về kinh tế, và cái hại về sức khoẻ, an sinh xã hội", bà Tiến nói.

Về tên gọi, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị giữ nguyên vì dễ đọc dễ hiểu, chỉ phòng chống tác hại của rượu bia chứ không làm ảnh hưởng đến "văn hoá" của rượu và bia.

Bộ trưởng Tiến cho rằng luật này vẫn giữ văn hoá uống, chén rượu vui, ngon thì có bạn hiền, không ai cản trở, và không có nghĩa là khi luật này ban hành thì tất cả đều cấm rượu bia. "Luật này không có từ nào cấm uống rượu, uống bia”, Bộ trưởng Y tế khẳng định.

Ông Dương Trung Quốc giơ biển tranh luận, gửi ba câu hỏi cho cơ quan soạn thảo.Thứ nhất là trên thế giới có bao nhiêu nước đặt tên như trên. Theo ông Quốc, Việt Nam xếp thứ 3 châu Á về tiêu thụ rượu bia là đáng lo, nhưng Nhật Bản xếp thứ 2 thì "Nhật có phải nước phát triển không, cả về kinh tế và văn hoá".

Trả lời ông Quốc, Bộ trưởng Tiến cho rằng chén rượu vui, ngon thì phải có bạn hiền.Luật vẫn giữ văn hóa đó, không cản trở, chỉ phòng chống tác hại, bảo vệ sức khoẻ người dân. Ban soạn thảo đã xem xét tên luật bằng tiếng Anh, nhưng khi làm phải Việt hóa. Ví dụ nói "đồ uống có cồn" thì không phải người dân hiểu hết, hay từ "kiểm soát" là dịch từ tiếng Anh, nhưng người Việt thường sử dụng "phòng, chống".

"Nước ngoài uống rượu bia song luật họ rất nghiêm, họ có tuổi thọ cao, có luật dinh dưỡng, đặc biệt là văn hoá uống rượu của họ rất văn minh", bà Tiến nói.

Đây là lần đầu tiên Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Luật phòng, chống tác hại của bia, rượu. Ở kỳ họp giữa năm 2019, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận và xem xét thông qua đạo luật này.

Trước đó, vào chiều 15/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước với hơn 91,5% đại biểu đồng ý.

Theo đó, thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải là thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

15 lĩnh vực gồm: Chính trị; quốc phòng, an ninh, cơ yếu; lập pháp, tư pháp; kinh tế; khoa học công nghệ; giáo dục và đào tạo; y tế... đều có các thông tin nằm trong danh mục bí mật nhà nước.

Cụ thể, trong lĩnh vực chính trị, các thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại; hoạt động của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước là thông tin mật.

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh thì chiến lược, kế hoạch bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia; tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng Cơ yếu; công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo đảm an ninh quốc gia... cũng không

Bên cạnh đó, danh mục thông tin mật còn gồm các thông tin về bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước; thông tin về chủng, giống vi sinh vật mới phát hiện liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người; mẫu vật, nguồn gen và quy hoạch vùng trồng dược liệu quý hiếm.

Nhiều nội dung khác cũng là thông tin bí mật gồm chiến lược, kế hoạch, đề án về hoạt động lập pháp, tư pháp; thông tin về việc khởi tố, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển quan hệ với các nước, tổ chức quốc tế; thông tin về lĩnh vực tài nguyên nước; môi trường; địa chất, khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đất đai; biển, hải đảo...

Cấm truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin

Theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, việc làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bị nghiêm cấm.

Cá nhân, tổ chức không được thu thập, trao đổi, sao chụp, lưu giữ, tiêu hủy... tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.

Bên cạnh đó, Luật cũng nghiêm cấm lợi dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện hoặc che giấu hành vi vi phạm pháp luật; cấm soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet; đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.

Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước

Theo quy định của Luật, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ tuyệt mật (bí mật nhà nước liên quan đến lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia) là 30 năm.

Thời hạn bảo vệ đối với bí mật nhà nước độ tối mật (bí mật nhà nước nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng) là 20 năm.Còn thời hạn bảo vệ đối với bí mật nhà nước độ mật (bí mật nhà nước nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng) là 10 năm.

Bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần khi đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế; hoặc không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Luật này có hiệu lực từ 1/7/2020. (3073)

 

3. Bộ trưởng Y tế: "Chén rượu ngon có bạn hiền, không ai cản trở"

Theo Bộ trưởng Y tế, luật không có chữ nào cấm uống rượu bia và không làm ảnh hưởng đến văn hóa uống.

Thảo luận về Luật phòng chống tác hại của rượu, bia sáng nay (16/11), các ĐBQH tranh luận nhiều về vấn đề liệu Luật này ra đời có "khai tử" ngành rượu bia, bởi thực tế nhiều người coi đây là một "nét văn hoá" đã trở nên quen thuộc.

ĐB Phạm Trọng Nhân - Bình Dương đặt vấn đề: "Chúng ta chọn sức khoẻ của nhân dân hay khoản thu 50.000 tỷ đồng mỗi năm do rượu bia đem lại? Đừng quên rằng tổn thất do nó để lại lên đến 65.000 tỷ đồng" - ông Nhân nói và cho rằng như vậy là "kéo lùi sự phát triển của đất nước".

Nhưng tiếp cận với góc độ là một chuyên gia kinh tế, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế  Nguyễn Đức Kiên đề nghị ban soạn thảo cân nhắc con số thiệt hại 65.000 tỷ đồng do rượu bia gây ra. Theo ông đây chỉ là con số "áng chừng".

Dẫn chứng một số nước như Nhật gắn với Sake, Hàn gắn với Sochu, một số nước cũng có "quốc tửu", ĐB Kiên lưu ý nếu chỉ nói rượu chỉ có tác hại thì luật sẽ khó khả thi.

"Tôi đồng ý nếu uống rượu có tác hại quá nhiều thì cần phải chống, nhưng tôi xem các điều luật còn thiếu chế tài, như vậy thì không khác gì lời hiệu triệu", ông Kiên góp ý.

Dung hoà giữa hai ý kiến trên, ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) phát biểu chia sẻ với tư cách là một bác sĩ và gần như không uống rượu, ông cho rằng nên sớm có luật này vì tác hại của rượu bia ngày càng nhiều và nghiêm trọng.

Song theo ông, xây dựng Luật ngăn chặn triệt để tác hại của rượu là rất cần thiết, rất nên ủng hộ nhưng rất khó vì lợi hại đan xen, phạm vi rộng, đối tượng nhiều.

Vì vậy ông đề nghị ngoài việc phòng chống tác hại cần hướng dẫn, tạo điều kiện để rượu tồn tại trong đời sống tốt hơn, văn minh hơn. Cần có cái nhìn khách quan từ 2 phía hại và lợi.

 Đi vào nội dung cụ thể, ĐB Trí cho rằng, dự luật chưa nghiêm khắc như quy định cấm ép buộc người dưới 18 tuổi uống rượu bia. “Tôi đề nghị cấm ép buộc và kích động người khác uống rượu bia. Ai cũng thế, không kể 18 tuổi.Tôi từng ngồi những cuộc họ kích động lẫn nhau để uống rượu”, ông nói.

Theo ông, rượu bia là hàng hoá cũng cần quảng cáo nhưng hạn chế nội dung, địa điểm, thời gian và loại hình, không cần giới hạn độ cồn. Bởi “rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm".

Giải trình làm rõ hơn ý kiến của các ĐBQH, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: “Cái gì có lợi cho dân thì làm ở mức cao nhất, cái gì không có lợi cho dân thì không làm”.

Bộ trưởng Tiến nhìn nhận dự luật vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều vì có sự đối lập giữa bảo vệ sức khoẻ con người và các nhà sản xuất kinh doanh rượu bia. Vì vậy ban doạn thảo sẽ cố gắng tiếp cận một cách hài hoà giữa sức khoẻ, kinh tế, xã hội. 

"Chúng ta phải đặt lên bàn cân giữa cái lợi về kinh tế, và cái hại về sức khoẻ, an sinh xã hội", bà Tiến nói.

Về tên gọi, Bộ trưởng Y tế đề nghị giữ nguyên vì dễ đọc dễ hiểu, chỉ phòng chống tác hại của rượu bia chứ không làm ảnh hưởng đến "văn hoá" của rượu và bia.

Bộ trưởng Tiến cho rằng luật này vẫn giữ văn hoá uống, chén rượu vui, ngon thì có bạn hiền, không ai cản trở, và không có nghĩa là khi luật này ban hành thì tất cả đều cấm rượu bia. "Luật này không có từ nào cấm uống rượu, uống bia”, Bộ trưởng Y tế khẳng định. (715)

 

4. Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia: Bộ trưởng Y tế: "Phải đặt lên bàn cân lợi ích kinh tế và sức khỏe"

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh Luật Phòng chống tác hại rượu, bia thiên về bảo vệ sức khoẻ vì "cái gì có lợi cho dân thì làm ở mức cao nhất".

 “Rượu nhạt uống lắm cũng say...”

Thảo luận về dự thảo luật, sáng 16/1, đại biểu Trần Quang Chiểu – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách cho rằng rượu và bia là hai sản phẩm khác nhau không thể chế tài như nhau. Như quy định cấm bán rượu, bia trên internet, ông Chiểu cho rằng chỉ áp dụng được với rượu, còn không thể cấm bia.

Đề cập đến tên gọi của dư luật, đại biểu tỉnh Nam Định lập luận, nếu để tên luật là phòng chống tác hại rượu, bia chẳng khác nào khẳng định đây là đồ uống có hại. 

“Nếu vậy chúng ta nghĩ gì khi những ngày lễ tết đều dâng lên tổ tiên, khi cúng người thân đã mất ngoài bát cơm còn có chén rượu?Chúng ta nghĩ gì khi khách quốc tế đến thăm, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cầm ly rượu vang tiếp khách", đại biểu Chiểu đặt vấn đề.

Cũng không thống nhất với tên gọi của dự thảo, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình đề nghị đổi tên thành Luật kiểm soát việc "lạm dụng đồ uống có cồn", hướng đến những người dưới 18 tuổi. 

Ông Bình lưu ý, không nên giảm nhu cầu về đồ uống có cồn nói chung, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến người uống có trách nhiệm và doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) ủng hộ sớm có luật này vì tác hại của rượu bia ngày càng nhiều và nghiêm trọng. “Là một bác sỹ hầu như không uống rượu tôi hiểu và chia sẻ sâu sắc điều này”, đại biểu Trí nói và đề nghị dư luật ngoài việc phòng chống tác hại cần hướng dẫn, tạo điều kiện để rượu tồn tại trong đời sống tốt hơn, văn minh hơn.  

Vị đại biểu này cho rằng, dự luật chưa nghiêm khắc như quy định cấm ép buộc người dưới 18 tuổi uống rượu bia: “Tôi đề nghị cấm ép buộc và kích động người khác uống rượu bia. Ai cũng thế, không kể 18 tuổi.Tôi từng ngồi những cuộc họ kích động lẫn nhau để uống rượu”.

Theo ông rượu bia là hàng hoá cũng cần quảng cáo nhưng hạn chế nội dung, địa điểm, thời gian và loại hình, không cần giới hạn độ cồn. Bởi “rượu nhạt uống lắm cũng say. Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”.

“Phải đặt lên bàn cân”

Giải trình một số vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh những ý kiến đóng góp của các đại biểu đều xác đáng ở những góc cạnh khác nhau và Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu trên tinh thần ban hành chính sách là “vấn đề nào có lợi cho dân thì làm ở mức cao nhất, không có lợi cho dân thì không làm”.

Nhấn mạnh đây là luật khó, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết có những sự “đối đầu” giữa mong muốn luật bảo vệ sức khỏe con người tối đa và các nhà sản xuất, kinh doanh cũng muốn doanh thu, lợi nhuận. Luật này ra đời tiếp cận ở góc cạnh sức khỏe nhiều hơn, phải khả thi.

Kinh nghiệm của quốc tế cho thấy, giải pháp hạn chế tác hại của rượu, bia là giảm tính sẵn có của đồ uống này, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và kiểm soát quảng cáo.

Nữ bộ trưởng cũng nhấn mạnh, hiện nay phải đặt lên bàn cân giữa cái lợi về kinh tế và cái lợi về an sinh xã hội, sức khỏe con người.

Trước nhiều ý kiến khác nhau về tên gọi của dự án luật, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị giữ tên theo phương án số 1. Bởi đây vừa là quan điểm, vừa dễ hiểu, đơn giản và chỉ phòng chống tác hại của rượu, bia trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và cách uống chứ không ảnh hưởng đến văn hóa rượu, bia.  

“Không có nghĩa là khi luật này ban hành thì tất cả đều cấm rượu, bia. Trong luật này không có một từ nào là cấm uống rượu, uống bia” – bà Nguyễn Thị Kim Tiến một lần nữa nhấn mạnh và cho biết Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, chỉnh sửa để tiếp tục trình Quốc hội./. (783)

 

5. Rượu bia gây tổn thất 65.000 tỷ, Bộ trưởng Y tế đưa lên bàn cân lợi - hại

Bộ trưởng Y tế khẳng định, khi luật Phòng chống tác hại của rượu bia được ban hành không có nghĩa là cấm rượu bia mà vẫn giữ văn hoá thức uống. Tuy nhiên phải đặt lên bàn cân lợi, hại về mặt kinh tế, sức khoẻ, xã hội. 

Thảo luận tại hội trường về dự thảo luật Phòng, chống tác hại của rượu, biasáng nay, ĐB Trần Quang Chiểu, ủy viên thường trực UB Tài chính Ngân sách cho rằng nếu để tên luật như vậy chẳng khác nào khẳng định đây là đồ uống có hại.

“Nếu vậy chúng ta nghĩ gì khi những ngày lễ tết đều dâng lên tổ tiên, khi cúng người thân đã mất ngoài bát cơm còn có chén rượu?Chúng ta nghĩ gì khi khách quốc tế đến thăm, lãnh đạo cầm ly rượu vang tiếp khách", ĐB Chiểu đặt vấn đề.

Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình đề nghị đổi tên luật thành kiểm soát việc "lạm dụng đồ uống có cồn", hướng đến những người dưới 18 tuổi.

Ông lưu ý, không nên giảm nhu cầu về đồ uống có cồn nói chung, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến người uống có trách nhiệm và DN kinh doanh hợp pháp.

Không khai tử ngành rượu bia

Ở chiều ngược lại, Phó đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương Phạm Trọng Nhân cho rằng, quảng cáo bia rượu làm người ta nhầm tưởng rượu như thần dược với những từ như "hào khí ngàn năm", "chung một đam mê", "chất men thành công"...

“Những mỹ từ đó đã quên hay cố tình quên đi những bi kịch do rượu bia mang lại, các vụ tai nạn từ rượu bia, vợ mất chồng, con mất cha?”, ĐB Nhân lưu ý.

Theo ông, rất cần thiết ban hành luật với những chế định chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa quảng cáo bia rượu, trả về đúng bản chất tác hại vốn chực chờ lấy dần mòn và mãi mãi tâm sức của con người. Đồng thời quy định điều kiện về địa điểm, đối tượng không được bán rượu bia.

“Mỗi năm bia rượu gây tổn thấy ít nhất 1,3% GDP. Dù cố gắng biện minh cho việc phát triển kinh tế giải quyết việc làm thì vẫn khó chấp nhận. Có người đổ tác hại của rượu bia cho người sử dụng lạm dụng, và ngành rượu bia vô can. Việc cung cấp ra ngoài thị trường loại thức uống lắm tác hại và nhiều bệnh tật lại dùng nhiều lý lẽ và mỹ từ để bảo vệ”, ông Nhân nói.

Ông nhấn mạnh, bia rượu là nguyên nhân của vòng luẩn quẩn đói nghèo và bệnh tật, bạo hành, sản xuất đồ uống có cồn còn đe doạ sự phát triển bền vững sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

“Phản biện tranh luận là cần thiết, nhưng phản biện đến mức cho rằng nếu thông qua luật này làm khai tử ngành rượu bia thì hãy xin một lần đặt mình vào hoàn cảnh của những người thân người nghiện rượu, nợ nần chồng chất. Hãy một lần lắng nghe tiếng khóc của những người vợ mất chồng do bia rượu gây ra, hẳn sẽ có sự sẻ chia với những đau thương của người ở lại”, ĐB tỉnh Bình Dương nhấn mạnh.

Ông cũng đặt vấn đề, chọn sức khoẻ của nhân dân hay khoản thu 50.000 tỷ đồng mỗi năm và lưu ý con số tổn thất do tác hại của rượu bia lên đến 65.000 tỷ đồng.

“Tôi mong rằng luật quy định một cách chặt chẽ, không có cài cắm lợi ích qua việc cố tình đánh tráo khái niệm vì tổn thất và tác hại của bia rượu lên xã hội là rất lớn. Đã đến lúc phải hạn chế mức thấp nhất những tác hại này, đưa đất nước ra khỏi vị trí không mấy tốt đẹp ở hàng đầu khu vực hay thế giới về uống rượu bia”, ĐB Nhân nói.

Đặt lên bàn cân lợi, hại

Với quan điểm dung hoà hơn, ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) bày tỏ đồng ý nên sớm có luật này vì tác hại của rượu bia ngày càng nhiều và nghiêm trọng. “Là một bác sỹ hầu như không uống rượu, tôi chia sẻ sâu sắc điều này”, ĐB Trí nói.

Ông cho rằng xây dựng luật để ngăn chặn triệt để tác hại của rượu là rất cần thiết, rất nên ủng hộ nhưng rất khó vì lợi hại đan xen, phạm vi rộng, đối tượng nhiều.

Vì vậy, ông đề nghị dự luật ngoài việc phòng chống tác hại cần hướng dẫn, tạo điều kiện để rượu tồn tại trong đời sống tốt hơn, văn minh hơn. Cần có cái nhìn khách quan từ 2 phía hại và lợi.

Luật cần bao quát tất cả các công đoạn sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rượu phải văn hoá, văn minh, hết sức nghiêm khắc với những điều sai, điều không phù hợp và phải đảm bảo tính khả thi.

“Tôi đề nghị cấm ép buộc và kích động người khác uống rượu bia. Ai cũng thế, không kể 18 tuổi.Tôi từng ngồi những cuộc họ kích động lẫn nhau để uống rượu”, ông nói.

Theo ông, rượu bia là hàng hoá cũng cần quảng cáo nhưng hạn chế nội dung, địa điểm, thời gian và loại hình, không cần giới hạn độ cồn. Bởi “rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”.

Giải trình ý kiến các ĐB, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: “Cái gì có lợi cho dân thì làm ở mức cao nhất, cái gì không có lợi cho dân thì không làm”.

Bộ trưởng Tiến nhìn nhận dự luật vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều vì có sự đối lập giữa bảo vệ sức khoẻ con người và các nhà sản xuất kinh doanh rượu bia. Ban soạn thảo sẽ cố gắng tiếp cận một cách hài hoà giữa sức khoẻ, kinh tế, xã hội.

"Chúng ta phải đặt lên bàn cân giữa cái lợi về kinh tế, và cái hại về sức khoẻ, an sinh xã hội", Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.

Về tên gọi, bà đề nghị giữ nguyên vì dễ đọc, dễ hiểu, chỉ phòng chống tác hại của rượu bia chứ không đả động gì ảnh hưởng đến "văn hoá" của rượu và bia.

Bộ trưởng Tiến cho rằng luật này vẫn giữ văn hoá thức uống, chén rượu vui, ngon thì có bạn hiền, không ai cản trở.

“Không có nghĩa là khi luật này ban hành thì tất cả đều cấm rượu bia. Luật không có từ nào cấm uống rượu, uống bia”, Bộ trưởng khẳng định.(1149)

 

6. Luật phòng, chống tác hại rượu, bia: Không được cài cắm lợi ích

Những tổn thất từ tác hại của bia, rượu lên xã hội là quá lớn so với lợi ích mang lại

Sáng 16-11, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia. Nhiều đại biểu (ĐB) đã bày tỏ quan ngại trước thực trạng sử dụng rượu, bia hiện nay và những hệ lụy do rượu, bia gây ra.

Đừng nhân danh phát triển kinh tế, giải quyết việc làm

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương Phạm Trọng Nhân cho biết từ năm 2014-2016, mức tiêu thụ rượu, bia toàn cầu tăng không đáng kể thì ở Việt Nam tăng gấp đôi, tổn thất từ tai nạn giao thông do rượu, bia khoảng 250 tỉ đồng và gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội.

Theo vị ĐB tỉnh Bình Dương, dù bia, rượu dẫn đến nhiều bệnh tật nhưng quảng cáo bia, rượu hấp dẫn người nghe như: "hào khí ngàn năm", "chung một đam mê", "chất men thành công" hay "nâng ly vì trí lớn"… "Những lời đó đã cố tình quên đi các vụ thảm án, tai nạn giao thông, bạo hành… cũng từ rượu, bia mà ra" - ĐB Nhân bày tỏ và đề nghị cấm quảng cáo bia, rượu trên tất cả các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

ĐB Phạm Trọng Nhân khẳng định thật khó mà tự hào với vị trí dẫn đầu Đông Nam Á và thứ 3 châu Á về tiêu thụ rượu, bia của chúng ta; mỗi năm bia, rượu tổn thất ít nhất 1,3% GDP quý giá của quốc gia. Ông Nhân cho rằng ngành công nghiệp rượu, bia biện minh cho sự phát triển kinh tế và giải quyết việc làm… là điều khiên cưỡng khó chấp nhận, chưa kể kéo theo hậu quả nặng nề cho xã hội từ sử dụng rượu, bia.

ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định) đề nghị lấy tên gọi là "Luật Kiểm soát đồ uống có cồn" hoặc "Luật Phòng, chống tác hại lạm dụng đồ uống có cồn", bởi nếu như dự thảo luật, chẳng khác nào khẳng định rượu, bia hoàn toàn có hại, từ đó gây ra hiểu lầm không đáng có. Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) cho rằng ĐB Chiểu hơi nhầm với tên dự án luật bởi dự án luật không phải là cấm rượu, bia mà chỉ là phòng tác hại của rượu, bia.

Chọn sức khỏe hay 50.000 tỉ đồng mỗi năm?

Không đồng tình với một số ĐBQH phát biểu trước đó, ĐB Phạm Trọng Nhân nhấn mạnh phản biện và tranh luận là cần thiết, nhưng đến mức cho rằng nếu luật ra đời khai tử ngành rượu, bia thì hãy tự đặt mình vào gia đình có người thân nghiện rượu, nợ nần chồng chất, bạo lực bạo hành. Ông Nhân bày tỏ: "Hãy thử một lần lắng nghe tiếng khóc của vợ mất chồng, con mất cha do tai nạn giao thông từ rượu gây ra thì mới có sự sẻ chia với đau thương của những người ở lại. Chúng ta chọn bảo vệ sức khỏe nhân dân hay 50.000 tỉ đồng mỗi năm? Nhưng tổn thất do nó để lại lên đến 65.000 tỉ đồng. Như thế có khác gì kéo lùi sự phát triển của đất nước?Vậy mà không ít người lại cổ xúy là văn hóa uống". Theo ông Nhân, luật phải được xây dựng chặt chẽ, không có những cài cắm lợi ích qua việc đánh tráo khái niệm bởi những tổn thất từ tác hại của bia, rượu lên xã hội là quá lớn so với lợi ích mang lại.

Theo ĐB Hồ Thanh Bình (An Giang), tác hại của rượu, bia đối với con người và xã hội đã được kiểm chứng bằng các số liệu khoa học và thực tiễn không còn tranh cãi. ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM) cho rằng nên tăng thuế để hạn chế tiêu thụ rượu, bia và cần đồng bộ với việc kiểm soát nghiêm ngặt và giảm việc sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ rượu thủ công, rượu lậu.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu trên tinh thần xây dựng luật và những nội dung khi ban hành chính sách là cái nào có lợi cho dân thì làm ở mức cao nhất, không có lợi cho dân thì không làm. Theo bà Tiến, phải đặt lên bàn cân giữa cái lợi về kinh tế và cái lợi về an sinh xã hội, sức khỏe con người. (789)

 

7. Tranh luận về cách tiếp cận Dự Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia

Ngày 16/11, Quốc hội đã thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Hầu hết ý kiến đại biểu đều đồng tình cần thiết ban hành luật này. Tuy nhiên, những quan điểm khác nhau về cách tiếp cận quy định của luật vẫn được đưa ra.

Tên luật cần hướng đến hành vi của người sản xuất

Theo ĐB Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam), tên gọi và phạm vi điều chỉnh của luật cần tập trung vào những vấn đề đó là nền tảng cho khuôn khổ chính sách, Dự thảo luật cần tập trung vào phạm vi điều chỉnh việc lạm dụng đồ uống có cồn. Giáo dục là cách tốt nhất để thay đổi hành vi người uống, ngăn chặn lạm dụng đồ uống có cồn, điều này có thể được hỗ trợ bằng quy định về giáo dục, về truyền thông và những biện pháp bảo vệ nhất định. Những trọng điểm này cũng được cụ thể hóa trong một số điều khoản trong dự thảo luật. Do vậy, để đảm bảo tính nhất quán, phù hợp với chính sách của quốc gia thì tên và phạm vi của dự luật nên tập trung vào tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn, lạm dụng rượu, bia, đối tượng cần tập trung điều chỉnh và hướng đến là những người chưa đủ 18 tuổi.

“Luật không nên giảm nhu cầu về đồ uống có cồn nói chung vì nó sẽ ảnh hưởng đến những người uống có trách nhiệm và việc kinh doanh hợp pháp, chân chính”- ĐB góp ý. ĐB đề nghị đổi tên luật thành Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia hoặc Luật Phòng, chống tác hại của việc lạm dụng đồ uống có cồn, hiện nay trên thế giới cũng chưa có quốc gia nào có Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Theo ĐB, rượu và bia là 2 sản phẩm hoàn toàn khác nhau, từ quy trình sản xuất, nồng độ cồn đến tác hại của việc lạm dụng lên hành lang pháp hiện hành áp dụng cho 2 loại sản phẩm này, từ khâu sản xuất kinh doanh tiêu dùng và quản lý nhà nước cũng hoàn toàn khác nhau. Rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, còn bia thì không. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu tách riêng các quy định của pháp luật, điều chỉnh đối với 2 loại sản phẩm này cho phù hợp gồm các điều khoản quy định riêng điều chỉnh từ khâu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, quản lý về nước và cả những nội dung hạn chế nghiêm cấm... của rượu và bia thành 2 điều khoản tách biệt thì phù hợp hơn.

ĐB Trần Quang Chiểu (đoàn Nam Định) đồng tình với nhiều nội dung của Dự thảo luật và cho rằng cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu để có các biện pháp và chế tài mạnh mẽ hơn, bổ sung vào Dự thảo luật nhằm kiểm soát việc sản xuất rượu không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng, kiểm soát tình trạng sử dụng rượu bia quá mức, thiếu văn hóa mà hậu quả không những ảnh hưởng đến sản xuất, tính mạng của bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng và xã hội.

Tuy nhiên, theo ĐB, nếu tên gọi của luật là Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chẳng khác nào khẳng định rượu và bia là hoàn toàn có hại. Từ đó có thể gây ra hiểu nhầm không đáng có. Trên thực tế, tác hại là do sử dụng quá liều lượng và sử dụng những sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

“Nếu rượu và bia là tác hại thì chúng ta nghĩ gì, trong những ngày giỗ tết với tấm lòng thành kính trời đất, tổ tiên, với người thân đã mất, tiễn năm cũ đón một năm mới với truyền thống văn hóa nghìn đời, mọi gia đình của dân tộc Việt Nam đều có bát cơm thơm, chén rượu cúng trên bàn thờ tổ tiên lúc giao thừa. Chúng ta nghĩ gì với truyền thống hiếu khách khi khách đến nhà, gia chủ làm cơm mời khách với chén rượu nhạt.Chúng ta nghĩ gì khi khách quốc tế đến thăm nước ta các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cầm ly rượu vang để tiếp khách quốc tế. Chúng ta nghĩ gì khi miền Bắc những năm đầu của giai đoạn kiến thiết đất nước, ngày mùng 1 Tết năm Tân Sửu 1961, Bác Hồ kính yêu đến thăm nhà máy rượu Hà Nội”- ĐB dẫn ra.

Theo ĐB, đối tượng chịu tác động chính của luật là người sản xuất phải đảm bảo chất lượng và người tiêu dùng phải có ý thức.Nếu họ có ý thức thì người sản xuất sẽ sản xuất ra những sản phẩm chất lượng và người tiêu dùng sẽ quyết định nên uống như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến cộng đồng. Do vậy, tên luật cần hướng đến hành vi của người sản xuất và người sử dụng vì bản thân sản phẩm là không có hại.

“Rượu nhạt uống nhiều cũng say”

Tranh luận lại, ĐB Nguyễn Quang Tuấn (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, Dự án luật không phải là cấm rượu bia mà chỉ là phòng tác hại của rượu, bia thôi. Như vậy, rõ ràng ta không phòng tác dụng có lợi mà ta chỉ phòng tác dụng có hại, những việc chúng ta đang làm tổn hại đến sức khỏe của bản thân, gia đình, xã hội...

“Tôi cũng tranh luận lại vấn đề liên quan đến từ "lạm dụng". Các anh chị lên mạng, vào Google, các anh chị đánh "lạm dụng rượu là gì", ngay lập tức có một loạt trang báo, trong đó có các tổ chức thế giới nói rằng lạm dụng rượu chia làm 3 loại: Thứ nhất, uống có nguy hại cho sức khỏe; Thứ hai, uống quá độ; Thứ ba, nghiện rượu. Đây là 3 mức độ của lạm dụng rượu, như vậy, rõ ràng ngay mức độ đầu tiên nhẹ nhất đó là uống rượu thường xuyên có mức nguy hại, nguy cơ gây đến hậu quả tai hại về thể chất, tâm thần và xã hội. Như vậy, phải chờ đến uống thường xuyên, ảnh hưởng đến tâm thần, xã hội, bản thân rồi mới phòng thì lúc đó quá muộn. Dù có đội phòng cháy, chữa cháy rất tốt nhưng khi cháy nhà rồi thì ít nhiều tài sản đã nguy hại, phòng cháy thì chắc chắn tốt hơn chữa cháy”- ĐB nói.

Theo ĐB Nguyễn Quang Tuấn, rượu là rượu và bia là bia - đó là bài thơ rất hay. Nhưng uống rượu hay uống bia đều là uống cồn vào cơ thể chúng ta, mức độ độc hại cho cơ thể, tâm thần, sức khỏe, đó chính là nồng độ cồn Methanol ở trong cơ thể cho dù nguồn cung cấp là bia hay rượu. Chính vì thế, nếu uống ở mức độ vừa phải thì tốt, nhưng khi uống qua nhiều nồng độ cồn gây hại đến hệ thần kinh, tim, hệ tiêu hóa thì đây chính là tác hại liên quan đến rượu, bia. Do vậy, dù là rượu hay bia thì khi tham gia giao thông chúng ta thổi mà có cồn, công an đều phạt không quan tâm anh uống bia hay uống rượu.

ĐB Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) nêu quan điểm: “Nếu như các chỉ số kinh tế Việt Nam được cải thiện nhích lên từng bậc là kết quả nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị thì chỉ số tiêu thụ rượu, bia không rõ những nỗ lực đến từ đâu, lại luôn đẩy xếp hạng Việt Nam từ cao đến rất cao so với khu vực và thế giới”. Dẫn ra những quảng cáo bia, rượu làm cho người nghe nhầm tưởng sự hấp dẫn đến từ một loại thuốc bổ hay thần dược nào đó, ĐB cũng đề cập đến thực tế các vụ thảm án, tai nạn giao thông, bi kịch gia đình, các vụ bạo hành, vợ mất chồng, con mất cha cũng vì từ bia, rượu mà ra.

“Nếu đòi hỏi một văn hóa uống từ người tiêu dùng thì đây có phải là văn hóa sản xuất của ngành rượu, bia. Do đó, tôi đồng ý cao với sự cần thiết ban hành luật và tên gọi ở phương án một, đặc biệt là những chế định chặt chẽ, nhằm hạn chế tối đa việc quảng cáo bia, rượu. Phải trả nó về đúng với bản chất nguy hại vốn luôn trực chờ và khi hưng phấn cố tình vượt lời dăn giữa lợi và hại thì nó sẽ lấy dần, lấy mòn tâm sức hoặc lấy đi mãi mãi những người thân yêu của chúng ta”- ĐB nêu.

Theo ĐB, việc quảng cáo bia, rượu phải bị cấm trong tất cả các chương trình trên báo nói, báo hình, báo điện tử, mạng xã hội chứ không chỉ riêng các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu điện ảnh dành cho thiếu nhi như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11.

ĐB mong Dự Luật cần được xây dựng một cách chặt chẽ, không có những cài cắm lợi ích qua việc cố tình đánh tráo khái niệm bởi những tổn thất và tác hại của bia rượu lên xã hội là quá lớn so với lợi ích nó mang lại. Đã đến lúc phải hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại này, đưa đất nước ra khỏi những vị trí không mấy tốt đẹp, dù là hàng đầu khu vực hay thế giới.

ĐB Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) cũng nhất trí phải có luật và nên có sớm vì tác hại của rượu gây ra ngày càng nhiều, ngày càng nghiêm trọng.Phải có quy định nghiêm khắc hơn, trong luật có một số điều nhưng thực ra chưa nghiêm khắc. Ví dụ, Điều 5 về các hành vi bị cấm, tại khoản 4 ghi "Cấm ép buộc người dưới 18 tuổi sử dụng rượu, bia". “Tôi đề nghị cấm ép buộc và kích động người khác uống rượu, bia. Không cứ gì là dưới 18 tuổi cả, tôi đã từng chứng kiến trong những cuộc vui như thế họ kích động nhau, tưởng là vui nhưng bản chất là kích động, rất ảnh hưởng”- ĐB nói.

Về quảng cáo rượu, bia, theo ĐB, rượu, bia cũng là một loại hàng hóa phải được quảng cáo nhưng có hạn chế về nội dung, địa điểm, thời gian và loại hình. Có một điều rất quan trọng là không cần giới hạn độ cồn trong quảng cáo.Vì có câu "Rượu nhạt uống lắm cũng say". (1857)

 

8. TP.HCM: Bệnh sởi, sốt xuất huyết gia tăng, diễn biến phức tạp

Mặc dù không còn tăng ồ ạt như thời điểm tháng 9, tháng 10 nhưng đến giữa tháng 11, các bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng tại TPHCM vẫn đang tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp.

Bệnh sởi, sốt xuất huyết vào đỉnh dịch

Ngày 16/11, bác sĩ Huỳnh Minh Thu, Trưởng khoa Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, số lượng trẻ đến khám và điều trị bệnh về sởi và sốt xuất huyết tại bệnh viện này vẫn đang gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trong 2 tuần đầu tháng 11 (tính đến ngày 14/11), bệnh nhi Nhi đồng 2 tiếp nhận 945 ca khám ngoại trú và 357 ca nội trú bệnh sốt xuất huyết.

Đặc biệt, bệnh sởi đang quay lại đỉnh dịch mới sau một thời gian giảm.Trung bình mỗi ngày khoa Nhiễm tiếp nhận từ 3-4 ca nhập viện điều trị biến chứng sởi.Có ngày tiếp nhận 12-13 ca mắc sởi từ cộng đồng nhập viện điều trị.Trong khi cả năm 2017 không có ca nào.

Tương tự, từ đầu tháng 10 đến nay, trung bình mỗi ngày, Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM điều trị cho 80 ca bệnh nhập viện do sốt xuất huyết.

Bác sỹ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D cho biết, số lượng bệnh nhân bị sốt xuất huyết nhập viện tại đây đang tăng gấp đôi so với năm 2017 và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Khoa Nhi A của bệnh viện Nhiệt đới TPHCM cũng đang điều trị cho 40 trẻ mắc sốt xuất huyết. 

Đặc biệt, 4 trường hợp mắc sốt xuất huyết quá nặng, gia đình xin về lo hậu sự gồm hai người lớn và hai trẻ em.

Theo số liệu của Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM tính từ đầu năm 2018 đến nay, toàn thành phố có 19.021 trường hợp nhập viện điều trị sốt xuất huyết, bằng con số của cùng kỳ năm 2017. Đây là thời điểm được xem là đỉnh dịch của dịch bệnh này. Cá biệt trong tháng 10, có những thời điểm mỗi tuần có tới hơn 1.100 bệnh nhân nhập viện do sốt xuất huyết.

Từ đầu năm 2018 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 485 ca mắc sởi, tăng 485 ca so với cùng kỳ năm 2017. Trung bình trong tháng 10 và đầu tháng 11, mỗi tuần phát hiện thêm 65 ca bệnh mới. Hầu hết 24/24 quận, huyện tại TPHCM đều có người mắc sởi. 

Trước tình hình đó, Sở Y tế TPHCM đã phát động chiến dịch tiêm vét vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi sinh sống trên địa bàn. Ước tính sẽ có 300.000 liều vắc-xin được tiêm trong tháng 11,12/2018.

Tay chân miệng biến chứng nặng

So với bệnh sởi và sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng hiện mặc dù có giảm về số lượng so với thời điểm cuối tháng nhưng đang diễn biến phức tạp và vẫn cao so với cùng kỳ năm trước, có những trường hợp biến chứng nặng.

Thống kê của Trung tâm Y tế dự phong TPHCM từ đầu năm đến nay toàn thành phố có hơn 5.900 ca mắc bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1, từ đầu tháng 11 đến nay, số ca tay chân miệng nhập viện đã có xu hướng chững lại, tuy nhiên số ca mắc nặng lại gia tăng. 

Được biết Bệnh viện Nhi đồng 1 vừa cứu sống hai bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng độ 4 có biến chứng thần kinh, hô hấp nguy hiểm.

Qua 2 trường hợp trên có thể gây biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp… có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bác sỹ Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng thành phố cho biết, hầu hết phụ huynh thường chỉ để ý đến các dấu hiệu sốt, nổi hồng ban ở miệng, tay và chân mà thường không để ý các dấu hiệu biến chứng thần kinh, biến chứng hô hấp. Đây chính là những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng.

Trước tình hình trên, Sở Y tế TPHCM đã thực hiện điều tra dịch tễ tất cả các ca bệnh tay chân miệng; yêu cầu các trường học, nhóm trẻ, các khu kinh doanh vui chơi giải trí thường xuyên vệ sinh khử khuẩn các đồ chơi, thiết bị học tập của trẻ em. (803)

 

9. 16 học sinh trường mầm non nghỉ học vì bệnh tay chân miệng

16 học sinh của Trường mầm non Thạnh Mỹ (xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) phải nghỉ học vì ở trường vừa xảy ra dịch tay chân miệng.

Ngày 16-11, ông Trần Văn Dũng, trưởng phòng giáo dục huyện Tân Phước (Tiền Giang) cho biết, vừa cho tất cả các học sinh của Trường mầm non Thạnh Mỹ nghỉ học vì ở trường xảy ra dịch tay chân miệng.

Theo ông Dũng, ngày 23-10, tại Trường mầm non Thành Mỹ (thuộc xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước)  xuất hiện 1 ca mắc bệnh tay chân miệng, sau đó nhanh chóng lây lan đến nay đã có tất cả 16 học sinh mắc bệnh. 

Phòng giáo dục đã quyết định cho học sinh của trường mầm non Thạnh Mỹ nghỉ học 10 ngày (từ ngày xảy ra dịch đến ngày 19-11 thì đi học lại)  nhằm để cách ly mầm bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe của học sinh.

Cũng theo ông Dũng, ngay khi phát hiện ổ dịch, tại trường mầm non xã Thạnh Mỹ, nhà trường đã phối hợp với Trung tâm y tế huyện Tân Phước vừa tiến hành phun hóa chất (4 lần) khử trùng ổ dịch tay chân miệng. Đồng thời, phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tiến hành vệ sinh, khử trùng dụng cụ học tập và đồ chơi của trẻ.

Đến nay, Trung tâm y tế huyện Tân Phước đã ghi nhận 106 ca bệnh tay chân miệng, giảm 4 ca so với cùng kỳ và 41 ca bệnh suất xuất huyết, giảm 20 ca so với cùng kỳ năm 2017.

Theo Sở Y tế tỉnh Tiền Giang  tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng đang diễn biến phức tạp, đã có 2 ca tử vong trên địa bàn tỉnh này. Sở y tế tỉnh cũng khuyến cáo các phụ huynh nên thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe các em. (328)

 

10. Hà Nội triển khai tiêm bổ sung vắc xin sởi – rubella

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, Sở Y tế Hà Nội vừa tổ chức triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1 - 5 tuổi trên địa bàn TP năm 2018.

Trên 95% trẻ từ 1 - 5 tuổi sống trên địa bàn TP Hà Nội được tiêm bổ sung 1 mũi vắc xin phòng bệnh sởi - rubella (MR)

Theo đó, mục tiêu cụ thể của chiến dịch là trên 95% trẻ từ 1 - 5 tuổi sống trên địa bàn TP Hà Nội được tiêm bổ sung 1 mũi vắc xin phòng bệnh sởi - rubella (MR) trên quy mô xã, phường, thị trấn; tiêm chủng bảo đảm chất lượng và an toàn theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.

Đối tượng tiêm chủng là toàn bộ trẻ từ 1 đến 5 tuổi sống trên địa bàn TP (mốc sinh từ ngày 1/1/2013 đến 30/9/2017), ước tính khoảng 680.000 trẻ. Những trẻ không thuộc đối tượng phải tiêm trong đợt này bao gồm trẻ đã tiêm vắc xin sởi hoặc sởi - rubella (MR) hoặc sởi - quai bị - rubella (MMR) hoặc vắc xin thủy đậu trong vòng 1 tháng tính đến ngày tổ chức chiến dịch.

Thời gian tiêm chủng từ ngày 26/11 - 25/12/2018 tại 584 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã.

Hình thức triển khai đồng loạt trên toàn TP cho trẻ từ 1 - 5 tuổi (có mốc sinh như trên). Cụ thể: đợt 1 tổ chức tiêm tại trường học đóng trên địa bàn từ ngày 26/11 - 2/12/2018; đợt 2 tổ chức tiêm tại các trạm y tế cho trẻ không đi học sống trên địa bàn và tiêm vét cho trẻ đi học chưa được tiêm (do tạm miễn hoãn trong đợt 1) từ ngày 3 - 9/12/2018.

Phó Giám đốc Hoàng Đức Hạnh cũng lưu ý, đối với các trường mầm non tư nhân, nhóm trông giữ trẻ có ít hơn 50 trẻ thì tùy tình hình thực tế (nhân lực, trang thiết bị…) của địa phương mà các đơn vị có thể tổ chức điểm tiêm cho phù hợp.

Trẻ học ở trường đóng trên địa bàn nào thì sẽ được tiêm ở trạm y tế trên địa bàn đó. Sau mỗi buổi tiêm chủng, cán bộ trạm y tế xã, phường, thị trấn phối hợp cùng nhà trường, cộng tác viên y tế, dân số tổ chức rà soát ngay những trẻ chưa tiêm trong chiến dịch do ốm kéo dài, vắng nhà lâu ngày hoặc có tạm hoãn, chống chỉ định để tiêm vét ngay vào đợt 2 tại trạm y tế và vào các ngày tiêm vét.

Thời gian tiêm vét từ ngày 10 - 25/12/2018.

Cũng theo Phó Giám đốc Hoàng Đức Hạnh, tổ chức các điểm tiêm chủng phải theo đúng Nghị định số 104; điểm tiêm chủng bố trí tại trạm y tế và trường học phải bảo đảm một chiều, bố trí bàn đón tiếp, bàn khám phân loại, bàn tiêm, khu vực chờ và khu vực theo dõi trẻ 30 phút sau tiêm chủng.

Ông Hạnh cũng cho biết, trong chiến dịch, do trùng với ngày tiêm chủng thường xuyên nên các điểm tiêm chủng phải bố trí hợp lý để tiêm chủng các loại vắc xin khác trong chương trình và thực hiện đúng các quy định về hoạt động tiêm chủng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh nhầm lẫn.

Đối với điểm tiêm chủng tại trạm cần tổi thiểu 6 người, trong đó có ít nhất 3 cán bộ y tế có chứng nhận và còn thời hạn sử dụng đã tham gia tập huấn thực hành tiêm chủng an toàn, những người còn lại tham gia công tác tiếp đón, vào sổ, vào hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.

Điểm tiêm chủng tại trường học, ngoài cán bộ y tế theo quy định, cần huy động thêm ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm từng lớp, cán bộ y tế nhà trường hỗ trợ… Điểm tiêm phải đầy đủ danh sách trẻ cần tiêm theo lớp, phiếu khám phân loại, trang thiết bị phòng, chống sốc.

Sau mỗi buổi tiêm chủng chiến dịch cần rà soát lại danh sách đối tượng đến tiêm vét để tránh bỏ sót.Ngoài ra, rà soát những trẻ không đến tiêm chủng, xác định nguyên nhân để mời tiêm vào buổi tiêm chủng thường xuyên của 2 tuần sau chiến dịch.

Các điểm tiêm phải thực hiện an toàn tiêm chủng theo đúng quy định. Tại trạm y tế phải lập phương án phòng, chống phản ứng phản vệ trước khi tổ chức buổi tiêm chủng. Cụ thể, các tổ cấp cứu của các trạm y tế xã, phường, thị trấn sẵn sàng tại chỗ và tổ cấp cứu cơ động của trung tâm y tế quận, huyện, thị xã hoặc các bệnh viện thường trực trong những ngày tiêm chủng để xử trí, cấp cứu kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm.

Đặc biệt là phải chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị và cơ số chống sốc, trung tâm y tế tập huấn phòng, chống sốc cho cán bộ y tế cơ sở trước khi triển khai chiến dịch. Tại các điểm tiêm nên chuẩn bị sẵn nước đường hoặc sữa cho trẻ uống khi trẻ đến tiêm vào cuối buổi sáng hay cuối buổi chiều. Thu gom hộp an toàn chứa bơm kim tiêm đã sử dụng tại các điểm tiêm để hủy đúng quy định, không ảnh hưởng đến môi trường. Các trạm y tế thực hiện theo dõi, báo cáo, xử trí các trường hợp phản ứng bất thường sau tiêm chủng theo đúng quy định. (998)

 

11. Phòng khám có bác sĩ Trung Quốc “đụng đâu sai đó”

Kiểm tra nhiều lần nhưng lần nào cũng phát hiện sai phạm, đó là thực tế đang diễn ra tại các phòng khám có bác sĩ mang quốc tịch Trung Quốc hành nghề. Các chiêu trò vẽ bệnh, móc túi bệnh nhân của những phòng khám “đao phủ” ngày càng tinh vi, biến tướng khó lường.

Thời gian qua, nhiều vụ việc bê bối trong hoạt động khám chữa bệnh của các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc đăng ký hành nghề liên tiếp được người bệnh phản ánh “cầu cứu” các cơ quan chức năng và báo chí.

Tiêu biểu là trường hợp của chị T.K. (28 tuổi) khi phát hiện “vùng kín” bị nổi mụn lạ, chị lên mạng tìm hiểu thì thấy thông tin quảng cáo của phòng khám Khang Thái với những lời lẽ đầy thuyết phục về chất lượng và uy tín.Chị đến đây thăm khám thì bị bác sĩ, nhân viên y tế hù dọa, vẽ bệnh để móc túi.

“Vùng kín chỉ nổi mụn nhưng bác sĩ yêu cầu tôi phải làm hàng loạt xét nghiệm, nội soi với 13 loại dịch vụ kỹ thuật khác nhau. Sau khi xét nghiệm, họ thăm khám và chẩn đoán tôi bị viêm cổ tử cung lộ tuyến, gai nhú âm đạo, nếu không phẫu thuật, can thiệp khẩn cấp sẽ dẫn tới ung thư. Họ liên tiếp nói với tôi về những điều tồi tệ nhất và hối thúc tôi phải thực hiện các kỹ thuật can thiệp” – nữ bệnh nhân cho hay.

Khi đã “dụ” được bệnh nhân lên bàn mổ, nhân viên y tế của phòng khám báo các dịch vụ phẫu thuật can thiệp với giá “trên trời”. Trong tư thế đã bị “trói” chân tay vào giường mổ, nữ bệnh nhân buộc phải lựa chọn 2 loại dịch vụ với mức giá 6,8 triệu đồng đốt gai nhú âm đạo và 20,8 triệu đồng điều trị viêm cổ tử cung lộ tuyến. Tổng chi phí điều trị của bệnh nhân lên tới gần 34 triệu đồng. Chưa dừng lại ở đó, phòng khám còn yêu cầu bệnh nhân phải quay lại tái khám, điều trị với chi phí mỗi ngày lên tới 1,5 triệu đồng.

Tuy nhiên, sau điều trị bệnh nhân trở về nhà trong tình trạng đau đớn, được người nhà đưa đến bệnh viện kiểm tra.“Bác sĩ cho biết, tình trạng nổi mụn vùng kín của tôi không có già nguy hiểm đến sức khỏe nhưng đã bị can thiệp một cách quá mức. Mặt khác những phương pháp xử lý tại phòng khám khiến tôi đối mặt với các nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc vô sinh. Tôi đã sốc, họ không chỉ vẽ bệnh để moi tiền của tôi mà còn khiến sức khỏe của tôi bị ảnh hưởng”.

Khi các chiêu trò vẽ bệnh, móc túi bị phản ứng dữ dội, bị thanh kiểm tra xử lý sai phạm, các phòng khám có yếu tố Trung Quốc thực hiện kế “ve sầu thoát xác” bằng cách thay đổi tên gọi để tiếp tục hoạt động. Thực tế phòng khám Khang Thái nói trên đã được đổi tên từ phòng khám Elizabeth (địa chỉ 47-49 Thành Thái, phường 14, quận 10) vốn đã quá nhiều tai tiếng. Ngoài phòng khám trên, một cơ sở khác là phòng khám Baylor (đường Tô Hiến Thành, quận 10) sau khi bị xử phạt 250 triệu đồng (cuối năm 2017) vì hoạt động quá phạm vi chuyên môn, thu tiền cao hơn giá niêm yết hiện đã đổi tên tiếp tục hoạt động khám chữa bệnh.

Từ những bê bối của các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc đăng ký hành nghề, dư luận cho rằng đang có sự buông lỏng của cơ quan quản lý nhà nước khiến các phòng khám thẳng tay “chặt chém” gây họa cho người bệnh. Tuy nhiên, phía Thanh tra Sở Y tế cho rằng: “Thời gian qua, Sở Y tế đã có các chỉ đạo quyết liệt, tăng tần xuất kiểm tra đối với các cơ sở có tiền sử vi phạm. Phản ứng nhanh việc kiểm tra, xác minh khi tiếp nhận thông tin từ người dân, báo, đài, phối hợp với Công an thành phố điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm”.

Thông tin được Thanh tra Sở Y tế công bố ngày 15/11 cho hay, hiện 24 phòng khám đa khoa trên địa bàn có yếu tố nước ngoài, trong đó 8 phòng khám đa khoa có người hành nghề mang quốc tịch Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm 2018, Thanh tra Sở Y tế phối hợp với Công an thành phố thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất 28 lượt/8 phòng khám đa khoa có có người hành nghề mang quốc tịch Trung Quốc.

Tất cả 28 lượt kiểm tra đều phát hiện sai phạm với các hành vi: Không lập hồ sơ bệnh án, sổ khám bệnh theo quy định hoặc có lập nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định; quảng cáo dịch vụ khám bệnh chữa bệnh không đúng phạm vi chuyên môn; quảng cáo dịch vụ khám bệnh chữa bệnh không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận; thu giá địch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá niêm yết… Cơ quan chức năng đã phạt hơn 1 tỷ đồng, tạm dừng hoạt động 1 cơ sở do chưa đảm bảo các các điều kiện hoạt động theo quy định, yêu cầu khắc phục, thẩm định lại. (937)

 

12. Bình Định: TTYT TP Quy Nhơn dùng tiền ngân sách chi lễ 2/9, Tết Dương lịch…?

Trung tâm Y tế TP Quy Nhơn (Bình Định) đã chi sai nguồn (từ nguồn ngân sách cấp) một số khoản như: lễ 2/9, Tết Dương lịch và kỷ niệm thành lập Bệnh viện đa khoa thành phố với tổng số tiền 567 triệu đồng. Ngoài ra, Trung tâm còn kê khai thuế không đầy đủ…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh, đã ký quyết định xử lý kết quả thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý thu - chi tài chính tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Quy Nhơn.

Theo đó, yêu cầu Giám đốc TTYT TP Quy Nhơn nghiêm túc tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân đã để xảy ra những khuyết điểm, vi phạm như kết luận thanh tra đã nêu. Ðồng thời, có biện pháp khắc phục, chấm dứt ngay những khuyết điểm, vi phạm; kịp thời chấn chỉnh, đưa các hoạt động của đơn vị đi vào nền nếp, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Nhà nước.

Mặt khác, Giám đốc TTYT TP Quy Nhơn có trách nhiệm thu hồi nộp đầy đủ số tiền truy thu thuế và chi phụ cấp không đúng quy định vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh, với tổng số tiền gần 793 triệu đồng.

Theo kết quả thanh tra, năm 2017, TTYT TP Quy Nhơn đã chi sai nguồn (từ nguồn ngân sách cấp) một số khoản như: lễ 2/9, Tết Dương lịch và kỷ niệm thành lập Bệnh viện đa khoa thành phố… với tổng số tiền 567 triệu đồng. Trong khi đó, theo hướng dẫn tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, các khoản chi này phải trích từ quỹ khen thưởng, phúc lợi của đơn vị.

Chi phụ cấp y tế thôn, phụ cấp chống dịch, phụ cấp ưu đãi theo nghề, chi theo chính sách ưu đãi cho bác sĩ, dược sĩ… không đúng theo quy định với tổng số tiền trên 521 triệu đồng trong giai đoạn 2015 - 2017.

Trung tâm còn thanh toán phụ cấp chống dịch theo chế độ làm ngoài giờ cho cán bộ, viên chức, bác sĩ của Đội Vệ sinh phòng dịch và các trạm y tế xã, phường khi tham gia chống dịch sốt xuất huyết không đúng quy định với số tiền hơn 270 triệu đồng.

Chi không đúng quy định gần 27 triệu đồng với khoản phụ cấp ưu đãi nghề cho 8 công chức, viên chức đi học trong nước liên tục trên 3 tháng.

Ngoài vi phạm trên, TTYT TP Quy Nhơn chưa kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hoạt động giữ xe, tiêm phòng và vệ sinh phòng dịch trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 với số tiền hơn 114 triệu đồng. Chưa kê khai thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hoạt động dịch vụ như: cho thuê mặt bằng, giao thầu nấu ăn, bán tạp hóa... trong 3 năm (2015 - 2017) và 6 tháng đầu năm 2018 với số tiền gần 157 triệu đồng (trong đó thuế GTGT gần 60 triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp gần 97 triệu đồng).

Theo cơ quan thanh tra, vi phạm liên quan đến kê khai thuế đối với các dịch vụ cho thuê ngoài ở đơn vị sự nghiệp công lập không phải là hiện tượng cá biệt. Kết quả thanh tra mới đây tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cũng chỉ ra bệnh viện này chưa kê khai thuế GTGT đối với các hoạt động dịch vụ như thuê mặt bằng căng - tin, bán tạp hóa, taxi… trong năm 2013 - 2014 với số tiền gần 247 triệu đồng. (654)

 

13. Mỹ Đức, Hà Nội: Rầm rộ chuyện chữa bệnh nhảm nhí, cơ quan chức năng thờ ơ

Tại xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội gần đây nổi lên tình trạng một số cá nhân không có chuyên môn về y tế lại đứng ra tổ chức khám chữa bệnh thu tiền… Điều đáng nói là trước tình trạng "bát nháo" này, chính quyền và cơ quan chức năng lại thiếu kiên quyết trong kiểm tra, xử lý.

Xoa mặt trị được bách bệnh?

Ngày 12/11/2018, chúng tôi tìm về thôn Đức Thụ, xã Lê Thanh, nơi được cho là có những người có khả năng chữa bệnh “thần diệu”.Chưa cần đến địa phận xã, chỉ cần tới trung tâm xã Xuy Xá liền kề, hỏi về “ông Triệu, ông Cừ chữa bệnh” là đã có nhiều người dân biết đến. Có người tận tình chỉ dẫn và hỏi chúng tôi: “Vào bấm huyệt chứ gì?”.

Khi chúng tôi đến, ông Cừ đang có mặt ở nhà cùng một thanh niên rất trẻ, chỉ chừng 19 - 20 tuổi.Sau khi xác nhận mình hành nghề bấm huyệt chữa bệnh, ông Cừ bắt đầu hỏi bệnh.Anh bạn đồng nghiệp tôi bảo rằng bị tê nửa người, tiểu đường, ông Cừ liền nói “tê thì đơn giản, còn tiểu đường chữa cũng lâu đấy”.

Về cách chữa bệnh của ông Cừ thì rất đơn giản, đó là hàng ngày đến nhà ông bấm huyệt trong vòng 15 - 30 phút, không dùng thuốc gì thêm cũng như không dùng biện pháp trị liệu nào khác. Ấy thế nhưng khi bệnh nhân kể bệnh, ông Cừ ngồi nghe rồi khẳng định tất cả bệnh ông đều có thể chữa khỏi mà không tái phát.

Tìm hiểu kỹ hơn, ông Cừ thật thà cho biết, môn bấm huyệt của ông là học được ở “miền Nam” chứ ông không có bằng cấp chuyên môn hay gia truyền gì. Ông Cừ còn tiết lộ, hiện ông đang truyền dạy nghề bấm huyệt cho “thằng cháu” (chính là người thanh niên chúng tôi vừa mới gặp) và việc chữa bệnh cho bệnh nhân đều do ông Cừ và người thanh niên kia đảm nhận.

Cách nhà ông Cừ chỉ vài trăm mét là nhà ông Triệu, nơi cũng đang khám chữa bệnh xôm tụ. Khác với ông Cừ chữa bệnh theo “đông y”, cách chữa bệnh của ông Triệu được ông giới thiệu là “khoa học” nhưng lại nhuốm màu huyền bí và khó hiểu, đó là môn “Diện chẩn điều khiển liệu pháp”.

Theo ông Triệu, môn này do một giáo sư người Việt sáng lập và rất có hiệu quả trong khám chữa bệnh, hiện nay ngay cả người Trung Quốc cũng phải sang tìm hiểu, học hỏi và mua dụng cụ, thiết bị chữa bệnh.

Cũng như ông Cừ, khi chúng tôi kể bệnh, khi nghe xong ông Triệu trả lời ngay là chữa được. Bất ngờ hơn, ông Triệu còn ba hoa rằng, những bệnh u bướu, huyết áp, tiểu đường và nhiều bệnh khác - toàn là những căn bệnh nan y, thế giới còn bó tay - nhưng ông Triệu vẫn khẳng định chắc nịch là sẽ chữa khỏi hẳn. Theo lời ông Triệu, đối với bệnh tiểu đường, ông chỉ cần 4 tuần, về yếu sinh lý chỉ 7 ngày là khỏi hoàn toàn, không tái phát.

Thấy việc khám chữa bệnh sơ sài, ngay cả “thầy thuốc” cũng không có trang phục tối thiểu là chiếc áo blouse, chúng tôi tỏ vẻ e ngại. Nhận thấy điều đó, ông Triệu liền kéo chúng tôi sang nơi hành nghề. Ở đó, đồ đạc cũng không có gì nhiều ngoài chiếc bàn như bàn trang điểm của phụ nữ, trên bày vài thứ linh tinh trông giống như đồ để massage, máy khò, máy sấy, bút và vài thứ chai lọ…

Ông Triệu nhấn mạnh rằng, môn chữa bệnh của ông là chữa tất cả mọi bệnh chỉ bằng cách “kích hoạt huyệt đạo” trên khuôn mặt (vì thế mới gọi là “diện chẩn”). Nói đoạn, ông yêu cầu bệnh nhân ngồi xuống chiếc ghế đối diện rồi lấy một đồ vật có hình dạng như chiếc bút nhưng đầu có chức năng rung, rà độ hơn chục lần vào hai bên cánh mũi và hốc mắt rồi gí vào nhân trung độ 30 giây. 

Sau đó, ông Triệu lấy một vật trông gần như chiếc máy sấy tóc nhưng phát ra thứ ánh sáng xanh lơ rà một lượt từ cổ xuống dưới rốn bệnh nhân. Tất cả chỉ diễn ra trong thời gian chừng mươi phút.

Ông Triệu làm xong, kết luận rằng “tôi đã khai mở cho ông rồi, về nhà cứ tự làm là bệnh khắc khỏi”!? Rồi ông nói thêm, nếu ở nhà không có dụng cụ, chỉ cần vuốt ngược hai bên cánh mũi rồi xoa hai bên hốc mắt vài chục lần cũng được...

Thấy chúng tôi tỏ vẻ không tin tưởng lắm, ông Triệu lôi ra một quyển sách, trong đó vẽ rất nhiều hình mặt người đánh số vị trí các huyệt đạo. Nhiều hình ảnh mặt người trong đó tô thêm hình người đứng dang tay, hình người lộn ngược xuống đất, hình một số bộ phận cơ thể… 

Tìm đến một hình mặt người có tô đậm mô phỏng hình tinh hoàn trong hốc mắt và bộ phận sinh dục nam chạy dọc theo cánh mũi, ông Triệu đắc chí bảo: “Anh thấy chưa, hình này ứng với cái của đàn ông, có phải đây là tinh hoàn, đây là dương vật không… Đấy, nói phải có sách thế chứ…”

Nói thêm về cách chữa bệnh “ma mị” này, ông Triệu nói, ông Cừ chữa theo cách cổ truyền, còn phương pháp của tôi là khoa học, có bài bản và đương nhiên là rất hiệu quả…

Tuy nhiên, tìm hiểu tại địa phương nơi hai “thầy thuốc” sinh sống, đa số người dân tỏ ra nghi ngờ, dè bỉu. Một người dân nói: “Có bệnh nhân bị khai mở não, tình trạng rất nặng nhưng họ vẫn dám nói là chữa khỏi thì phải biết là họ liều đến mức nào”. Một người dân khác tố thêm: Mới chừng 1 tháng trước, ông Mắn là người ở trong thôn có cháu nội tên là P. bị đau bụng. 

Do có quan hệ họ hàng nên vợ ông Triệu đã mang cháu về để ông Triệu chữa. Ông Triệu bắt bệnh cháu bị rối loạn tiêu hóa, cho “diện chẩn” và cam kết sẽ khỏi.Thế nhưng bệnh ngày càng nặng, sau gia đình cháu phải đưa đi bệnh viện, té ra là đau ruột thừa. Chính vì chậm trễ đưa đi bệnh viện nên cháu phải mổ 2 lần, may là không chết nhưng đang còn yếu lắm.

Ấy thế nhưng rất lạ là những cách chữa bệnh nhảm nhí, phản khoa học như vậy vẫn thu hút được khá nhiều bệnh nhân. Người dân trong thôn cho biết, vào những ngày cuối tuần, tại nhà ông Triệu có khoảng dăm bảy chục bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Còn ông Cừ thì cho chúng tôi biết, ông có khoảng 30 bệnh nhân đăng ký chữa bệnh dài kỳ, chưa kể số bệnh nhân vãng lai, chỉ đến 1-2 lần rồi thôi.

Cơ quan chức năng bao biện

Đem chuyện chữa bệnh nhảm nhí ở đội 9, thôn Đức Thụ, xã Lê Thanh phản ánh lên lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức thì PV được vị lãnh đạo này trấn an rằng đâu đó trong làng xã vẫn có chuyện những ông lang có biệt tài chữa gãy xương, sai khớp chỉ bằng cách bó lá hay nắn khớp rất hiệu quả, được xã hội thừa nhận. Nhưng nếu vào hỏi giấy phép thì có thể họ không có vì những người này có bài thuốc gia truyền và họ không mở cơ sở khám chữa bệnh, chỉ chữa cho người nhà hoặc khi có bệnh nhân tìm đến…

Chúng tôi đồng tình với vị lãnh đạo huyện Mỹ Đức về thực tế này, tuy nhiên nói thêm rằng, những ông lang kia nếu chữa được gãy xương, sai khớp thì có lẽ chẳng bao giờ dám chữa những bệnh u bướu, gan mật, dạ dày, huyết áp..., nếu có bệnh nhân như vậy tìm đến chắc chắn họ sẽ từ chối chữa bệnh.

 Còn thực tế, ông Triệu, ông Cừ chưa đáp ứng các điều kiện về khám chữa bệnh nhưng lại hứa hẹn chữa được đủ các loại bệnh, đó là sự khác nhau cực lớn.Khi nghe đến đó, vị lãnh đạo huyện Mỹ Đức mới thủng thẳng đi lấy sổ, ghi lại tên họ, địa chỉ hai vị “lang băm” và hứa sớm kiểm tra, xử lý.

Tìm đến Phòng Y tế huyện, PV cũng rất thất vọng bởi ông Trưởng phòng Trần Ngọc Tráng sau một hồi quanh co, gọi điện cho Phó phòng thì mới chợt “nhớ ra” có ông Cừ ở xã Lê Thanh chữa bệnh không phép mà hơn 10 ngày trước, Phòng Y tế đã đến kiểm tra, lập biên bản (tại Biên bản này ông Tráng có tham gia với chức trách là trưởng đoàn).

Theo Biên bản này thì ông Cừ từ việc “học lỏm” được nghề bấm huyệt bỗng có trình độ chuyên môn “gia truyền” và nơi ông Cừ hành nghề bỗng trở thành “cơ sở Đông y gia truyền”!?. Ông Tráng còn ra sức biện hộ cho việc ông Cừ chưa xuất trình được chứng chỉ hành nghề là do con ông Cừ đi học mang theo, không để ở nhà nên chưa đưa ra được cho đoàn kiểm tra?

Còn về trường hợp ông Triệu, ông Tráng khẳng định Phòng chưa nắm được vì Trạm y tế và UBND xã Lê Thanh không báo lên. Về phương pháp chữa bệnh của ông Triệu, ông Tráng cho biết, chưa từng nghe qua có phương pháp nào là “diện chẩn”, có chăng chỉ là “điện chẩn” tức điện châm. Vì vậy, khả năng việc này không thuộc phạm vi quản lý của Phòng mà thuộc ngành Công thương!?

Mặc dù cả vị lãnh đạo huyện cũng như vị Trưởng phòng Y tế huyện Mỹ Đức đã hứa hẹn sẽ cho kiểm tra, xử lý ngay tình trạng khám chữa bệnh không phép ở xã Lê Thanh nhưng đến ngày 15/11, hoạt động chữa bệnh tại nhà các ông Trần Văn Cừ và Dương Văn Triệu vẫn diễn ra bình thường như chưa có gì xảy ra. PV phản ánh việc này đến ông Trần Văn Tráng thì được vị Trưởng phòng Y tế cho biết là do cán bộ của Phòng còn “bận” nên chưa đi kiểm tra?

Báo Điện tử congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin. (1804)

 

14. 188 trẻ mầm non ở Hà Nội nhập viện sau bữa liên hoan

Các bé cùng 3 cô giáo có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, sốt cao, buồn nôn, nôn và tiêu chảy sau khi dùng bữa ăn trưa ở trường.

Từ trưa 14/11 đến chiều 16/11, các bệnh nhân lần lượt được đưa vào hai bệnh viện Đa khoa Đông Anh và Đa khoa Bắc Thăng Long. Bệnh nhân đều là cô trò trường mầm non Xuân Nộn. Ông Chu Đình Năng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đông Anh cho biết bệnh viện tiếp nhận 116 bệnh nhân. Hai bệnh nhi sau đó được chuyển tiếp đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, 3 bé ra viện. Hiện còn 110 bệnh nhi và một cô giáo vẫn phải điều trị tại viện.

75 bệnh nhân khác gồm 73 học sinh và 2 cô giáo được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long cấp cứu, theo Giám đốc bệnh viện Đỗ Quang Thuần. 

Hầu hết bệnh nhân sốt cao, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Hiện, tình trạng của các bé đều được kiểm soát, song các bác sĩ vẫn phải tích cực điều trị và theo dõi.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội xác nhận các bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.

Ông Hiền cho biết, điều tra ban đầu, trưa 14/11 nhà trường tổ chức liên hoan cho cô và trò nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Các cháu ăn buffet với các món xúc xích, bò sốt vang, xôi lệ phố, cơm rang, rau củ quả luộc; uống nước cam và sữa chua, bánh ngọt vào bữa chiều. Đến sáng hôm sau một số trẻ mới có biểu hiện ngộ độc thực phẩm và được đưa đi cấp cứu. Buổi chiều cùng ngày, tình trạng ngộ độc xảy ra ở hàng loạt trẻ.

Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội đã khoanh vùng 2 bữa trưa 14/11 và trưa 15/11 để điều tra nguyên nhân gây ngộ độc. 

Đội cơ động phòng chống dịch số 4 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội phối hợp Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiến hành điều tra dịch tễ, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh. (396)

 

15. Một BV có 63 nhân viên y tế phơi nhiễm HIV, viêm gan B, C trong 5 năm

Trong 5 năm, từ 2013 - 2017, tại Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định TP.HCM có 63 nhân viên y tế bị phơi nhiễm các bệnh truyền nhiễm HIV, viêm gan B, C.

Không có trường hợp nào nhiễm bệnh sau khi điều trị phơi nhiễm. Thông tin trên được điều dưỡng Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, điều dưỡng trưởng Khoa Nội tiêu hóa, BV Nhân dân Gia Định, cho biết tại Hội nghị khoa học BV Nhân dân Gia Định vào ngày 15.11.

Theo bà Hạnh, phơi nhiễm bệnh với nhân viên y tế hiện đang được đặt trong tình trạng báo động. Trong 63 nhân viên y tế ở 23 khoa phòng chuyên môn bị phơi nhiễm thì điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất với 31 người, còn lại là 14 bác sĩ, 8 kỹ thuật viên, 6 nữ hộ sinh và 4 nhân viên.

Tỷ lệ bệnh nhân (gây phơi nhiễm cho nhân viên y tế) được chẩn đoán dương tính với HIV chiếm 20,3%, nhiễm viêm gan B là 1,58% và 1,58% nhiễm viêm gan C.

Qua thống kê cho thấy các điều dưỡng bị phơi nhiễm chủ yếu trong quá trình tiêm thuốc, lấy máu xét nghiệm.

Theo phân tích của bà Hạnh, các tình huống gây phơi nhiễm cho nhân viên y tế gồm: bị vật sắc nhọn đâm (54%); máu và dịch tiết văng vào mắt, vào vết thương; vật nhọn không rõ nguồn gốc đâm; bệnh nhân cào; găng tay thủng. Vật gây phơi nhiễm nhiều nhất là bơm kim tiêm (hơn 59%); tiếp theo là kim khâu, kim luồn, kim sinh thiết, kéo, kim đường huyết.

Lãnh đạo BV Nhân dân Gia Định cho rằng việc nghiên cứu và đưa ra cảnh báo phơi nhiễm trong nhân viên y tế là nhằm để họ nâng cao ý thức bảo vệ mình, qua đó lãnh đạo cũng cần có chiến lược tăng cường giáo dục cho nhân viên y tế thực hành đúng. (332)

 

16. Báo động dịch HIV mới trong đồng tính nam ở Việt Nam

Lây nhiễm HIV trong nhóm đồng giới nam đang tăng nhanh chóng mặt, nguy cơ bùng phát một đợt dịch mới.

TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, số trường hợp nhiễm HIV trong nhóm đồng giới nam (MSM) ngày càng tăng.

Kết quả giám sát trọng điểm cho thấy, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM tăng nhanh từ 7,5% (năm 2016) lên 12,2% (năm 2017), nghiên cứu riêng tại Hà Nội còn cao hơn nhiều. Hiện cả nước có khoảng 173.000 MSM.

Độ tuổi nhiễm HIV đồng giới nam chủ yếu ở nhóm dưới 30 tuổi, đặc biệt ở nhóm 20 tuổi rất lớn.Không chỉ nhiễm mà số tử vong cũng rất lớn.Các chuyên gia lo ngại có thể bùng lên một đợt dịch HIV mới ở nhóm đối tượng này. 

Theo TS Cảnh, nguyên nhân chính do MSM qua hệ tình dục không an toàn theo nhóm, thường xuyên thay đổi bạn tình, tiêm chích ma tuý và có một phần do bị kỳ thị.

“Đây là nhóm yếu thế trong xã hội, bị kỳ thị dẫn đến khó khăn trong việc làm, từ đó suy sụp tinh thần, sử dụng ma tuý, quan hệ tình dục không an toàn... rồi không thể thoát khỏi vòng xoáy đó”, TS Cảnh chia sẻ.

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử cũng tác động nhiều đến khả năng tiếp cận và chọn lựa sử dụng dịch vụ y tế của các nhóm MSM.Phần đông MSM cảm thấy ái ngại và sợ khi phải đến các cơ sở y tế trong khi nhu cầu được chăm sóc y tế của nhóm này lại khá cao.

Sở dĩ quan hệ đồng giới nam dễ nhiễm HIV hơn nữ do quan hệ tình dục qua đường hậu môn không sử dụng chất bôi trơn và bao cao su sẽ dễ gây trầy, xước niêm mạc hậu môn vì đây là vùng da rất mỏng, nhiều mao mạch, từ đó virus HIV dễ dàng xâm nhập từ người bệnh sang người lành.

Ngoài ra, virus HIV có nhiều trong tinh dịch nên khi người đồng tính nam cọ xát “cậu nhỏ” với nhau cũng khiến bệnh lây truyền.

Quan hệ bằng miệng (oral sex) được cho là ít nguy cơ lây nhiễm HIV nhất nhưng không phải hiếm khi xảy ra. Trong trường hợp người đồng tính quan hệ tình dục mà có những vết lở loét ở miệng, chảy máu chân răng hoặc vết xước, vết thương hở ở hậu môn thì virus HIV vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể đối phương.

Do đó, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nhóm MSM khi quan hệ tình dụccần có biện pháp dự phòng, đều đặn xét nghiệm máu định kỳ 3–6 tháng/lần. Trong trường hợp phát hiện dương tính HIV cần điều trị thuốc ARV càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ cho bạn tình và người thân.

TS Cảnh nhấn mạnh, hiện thế giới đã coi HIV là một bệnh mãn tính, nếu có HIV điều trị ngay, tuân thủ đúng phác đồ có thể sống khoẻ mạnh kéo dài như người bình thường. (536)

 

17. Phòng, chống HIV/AIDS hướng tới mục tiêu 90-90-90: Tham vọng và thách thức

Năm 2018 là năm thứ 5 liên tiếp, Việt Nam tiếp tục theo đuổi và thực hiện mục tiêu 90 – 90 – 90 (90 % người có HIV biết được tình trạng bệnh của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% số người được điều trị ARV  kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp) trong phòng, chống HIV/AIDS. Mặc dù trong những năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác phòng, chống đại dịch này, nhưng dịch HIV vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nguy hiểm. Để hiểu sâu hơn nội dung này, PV báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp với TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế).

PV: Xin ông cho biết rõ hơn mục tiêu 90-90-90? Tại sao, mục tiêu này lại quan trọng trong công tác với phòng, chống HIV/AIDS?

TS Hoàng Đình Cảnh: Tại Hội nghị AIDS toàn cầu tại Úc tháng 7/2014, Liên hợp quốc đã đưa ra các mục tiêu đến năm 2020, có 90% người có HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người được chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Ba mục tiêu này được gọi là Mục tiêu 90-90-90 của Liên hợp quốc.

Các mục tiêu 90-90-90 là hết sức quan trọng, có tính chiến lược trong phòng, chống HIV/AIDS nói chung, cũng như để kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030. Trong đó, mục tiêu 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm bệnh của mình là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Bởi lẽ, một người nhiễm HIV mà không biết mình nhiễm thì có thể vô tình làm lây nhiễm bệnh cho người thân và cho nhiều người khác trong cộng đồng.

Hơn nữa, nếu người nhiễm HIV không biết được tình trạng nhiễm bệnh của mình, thì họ cũng không tiếp cận được các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và người cung cấp dịch vụ cũng không tiếp cận và cung cấp cách dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho họ.

Đặc biệt, 90% số người đã chẩn đoán có HIV được điều trị ARV, đây là một trong những mục tiêu trọng tâm trong chiến lược phòng chống căn bệnh nguy hiểm này. Việc điều trị sớm bằng thuốc ARV sẽ giúp người nhiễm HIV tiếp tục kéo dài cuộc sống khỏe mạnh, giảm các nhiễm trùng cơ hội.

Hơn nữa, các nhà khoa học đã chứng minh “Không phát hiện = không lây truyền”, tức là nếu một người nhiễm HIV được điều trị sớm bằng thuốc ARV, tuân thủ điều trị tốt thì thông thường sau 6 tháng điều trị ARV sẽ có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện (200 bản sao/ml máu) sẽ không lây truyền HIV cho bạn tình qua quan hệ tình dục, làm giảm lây truyền từ mẹ sang con.

Bên cạnh đó, 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp nhất để sống khỏe mạnh và không lây truyền HIV sang người khác. Việc kiểm soát tải lượng vi rút HIV ở mức thấp, dưới ngưỡng phát hiện là chỉ báo quan trọng liên quan đến chất lượng và tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng HIV. Như vậy, các mục tiêu này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Từ tiếp cận với những người có hành vi nguy cơ cao để tư vấn, dự phòng lây nhiễm HIV và tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm HIV. Khi một người được chẩn đoán có HIV cần được kết nối dịch vụ và điều trị bằng ARV và duy trì tốt việc tuân thủ điều trị.

PV: Những thách thức trong việc phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn hiện nay là gì thưa ông?

TS Hoàng Đình Cảnh: Bên cạnh rất nhiều kết quả đạt được đáng khích lệ với chương trình, chúng ta cũng phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức. Cụ thể, hiện nay nhiều người có HIV vẫn chưa biết tình trạng mình bị nhiễm bệnh. Đối với những người chưa biết tình trạng nhiễm bệnh, như vậy vô tình họ sẽ là nguồn lây cho cả cộng đồng.

Đáng lo ngại, mỗi năm số người mắc HIV vẫn cao, mỗi năm chúng ta phát hiện ra khoảng 10.000 người mắc bệnh, có khoảng 2000 trường hợp tử vong do AIDS. Như vậy HIV vẫn là một gánh nặng bệnh tật, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hiện nay.Còn nhiều người được chẩn đoán có HIV vẫn chưa tham gia điều trị ARV. Theo thống kê, mới chỉ có khoảng gần 130 000 người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV, đạt được khoảng 65% số người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV.

Như vậy vẫn có khoảng 60.000 người được chẩn đoán nhiễm HIV chưa tham gia điều trị ARV. Trong khi, hiện nay, việc điều trị ARV đã được mở rộng đến tất cả các tỉnh/thành phố trong toàn quốc, với 470 cơ sở điều trị ARV ở tất cả các tỉnh/thành phố và hầu hết các huyện. Cụ thể, có tới 652 cơ sở phát thuốc ARV tại trạm y tế xã. Thuốc ARV hiện nay đang được các dự án cấp miễn phí và sẽ được cấp thông qua bảo hiểm y tế trong năm tới.

Trong suốt thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phòng, chống HIV/AIDS, nhưng dịch HIV vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Căn nguyên là vì hiện nay nhiều người nhiễm HIV chưa được phát hiện, đặc biệt là những khu vực miền múi, vùng sâu vùng xa, trong khi tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện ma túy có xu hướng tăng trở lại; lây truyền HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt trong nhóm trẻ tuổi; sự gia tăng số người sử dụng ma túy tổng hợp. Bên cạnh đó, sự thay đổi về tổ chức và sự cắt giảm về các nguồn lực viện trợ quốc tế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Đặc biệt, hiện nay chúng ta vẫn đang phải đối diện với sự kỳ thị, phân biệt đối xử với những người có HIV.Đây chính là một rào cản khiến những người có HIV họ lẩn tránh, họ không tiếp cận điều trị, khiến dịch tiềm ẩn và khó kiểm soát. Ngoài ra, chúng ta đã khống chế dịch được 10 năm, tạo tâm thế chủ quan của các cấp lãnh đạo, địa phương… khiến cho việc quan tâm, giám sát bệnh dịch HIV bị buông lỏng.

PV: Tại sao năm 2018, Việt Nam lại chọn chủ đề “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 thưa ông?

TS Hoàng Đình Cảnh: Trong năm 2018 là năm thứ 5 liên tiếp, Việt Nam tiếp tục theo đuổi và thực hiện mục tiêu 90 – 90 – 90. Chúng ta đang tiến tới hoàn thiện mục tiêu này.Tuy nhiên, để hoàn thiện mục tiêu này phải có thời gian kéo dài, chúng ta đang phấn đấu để đến năm 2020 hoàn thành.Và trong năm 2018, chúng ta vẫn tiếp tục đưa mục tiêu này lên hàng đầu.

Chúng tôi luôn xác định, việc thực hiện mục tiêu 90- 90- 90 là hết sức tham vọng và rất thách thức.Bởi vậy, để đạt được mục tiêu này, chỉ cam kết là không đủ, mà cần có những hành động mạnh mẽ hơn nữa của mỗi lãnh đạo, mỗi người dân trong việc phòng, chống HIV/AIDS.Làm sao để đến năm 2030 chúng ta có thể “thanh toán” được được đại dịch HIV/AIDS. “Thanh toán” ở đây không có nghĩa là không còn người mắc HIV, mà được hiểu dịch bệnh ấy trở thành một thành bệnh mãn tính và tần suất tỷ lệ nhiễm, tử vong thấp và không phải là vấn đề y tế công cộng trong cộng đồng. (1408)

 

18. Hơn 85% bệnh viện vệ tinh giảm tỷ lệ chuyển tuyến

Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện đề án Bệnh viện (BV) vệ tinh giai đoạn 2013 - 2018 đã được Bộ Y tế tổ chức sáng 15.11 tại Hà Nội.

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đã có 23 BV hạt nhân, chủ yếu là BV tuyến T.Ư chuyển giao các kỹ thuật y tế cho 138 BV vệ tinh tuyến tỉnh và tuyến huyện, nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới và từng bước giảm tình trạng quá tải cho các BV tuyến trên.

5 năm qua, các BV hạt nhân đã chuyển giao gần 2.000 kỹ thuật y tế cho các BV vệ tinh, trong đó có nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu của các chuyên ngành ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản khoa và nhi khoa… Việc chuyển giao kỹ thuật thông qua đề án BV vệ tinh đã đáp ứng 80% nhu cầu của BV tuyến dưới.

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho biết 85% số BV vệ tinh có xu hướng giảm chuyển tuyến. Đặc biệt, với chuyên khoa tim mạch trước đây BV tim mạch tuyến T.Ư và tuyến cuối của Hà Nội rất đông, 3 - 5 người bệnh/giường nhưng nay đã giảm tải. Chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, ung thư, sản nhi, tỷ lệ chuyển tuyến dưới lên trên cũng giảm.

Tình trạng quá tải, nằm ghép trước đây diễn ra tại hầu hết các BV tuyến T.Ư hiện chỉ còn diễn ra tại một số khoa của BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV Ung bướu TP.HCM.

Từ nay đến năm 2020, Bộ Y tế sẽ triển khai đề án BV vệ tinh mở rộng chuyển giao kỹ thuật thêm các chuyên khoa khác như: nội tiết, thần kinh, huyết học lâm sàng, hồi sức cấp cứu và chống độc; đồng thời thiết lập hệ thống hội chẩn trực tuyến từ xa tại tất cả các BV hạt nhân và vệ tinh để chẩn đoán, điều trị kịp thời cho bệnh nhân, tiếp tục giảm tỷ lệ người bệnh phải chuyển lên tuyến trên. (361)

 

19. Đà Nẵng tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch về việc triển khai đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch về việc triển khai đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.

Theo đó, kế hoạch đề ra mục tiêu tuân thủ đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đến năm 2020 đạt tỷ lệ kê đơn thuốc đủ nội dung theo quy định của Bộ Y tế là 100% đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân; 80% với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác.

Kế hoạch cũng đề cập tỷ lệ kê đơn thuốc tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý và sử dụng kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng: 90% đối với cơ sở khám chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân; 70% với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác. Đến năm 2020, 100% thuốc kháng sinh được bán tại nhà thuốc, quầy thuốc phải có đơn thuốc. (217)

 

20. Nói thuốc làm từ 'thịt người' là không chính xác

Đó là khẳng định của Thầy thuốc Nhân dân Trần Văn Bản, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam. Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về việc Nigeria báo động gấp tin hàng trăm nghìn viên thuốc Trung Quốc làm từ “thịt người” lưu hành tại nước này.Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria xác nhận có dược phẩm của Trung Quốc trên thị trường Nigeria chứa thành phần thịt người. Các thuốc này ở dạng viên con nhộng được quảng cáo có tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng, điều trị ung thư, tiểu đường và một số bệnh ở giai đoạn cuối.

Theo Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam Trần Văn Bản cho rằng: Tất cả cơ quan tổ chức trong cơ thể con người đều có ADN ví dụ trong xương, tóc, móng… và trong cả cơ. ADN có ở mọi thành phần trong cơ thể. Khi trong thuốc có ADN (từ nhau thai) thì xét nghiệm sẽ có ADN, nhưng thấy ADN trong thuốc thì không thể khẳng định đó là “thịt người”.

“ADN có trong tất cả các cơ quan tổ chức của cơ thể, cụ thể đến bài thuốc có nhau thai là có ADN thì anh chỉ có thể nói là “có nhau thai” chứ không thể nói đấy là thịt người được”- Thầy thuốc nhân dân Trần Văn Bản khẳng định.

Trong nhau thai cũng có ADN, khi phát hiện trong thuốc đó có ADN thì không thể nói đó là thịt người. Vì xương cũng là có ADN, tóc cũng có AND, móng chân móng tay cũng có AND… Thấy có AND trong thuốc bảo có “thịt người” là hết sức mơ hồ, gây hoang mang dư luận.

Theo Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, từ trước đến giờ, cả Tây y và Đông y đều sử dụng nhau thai làm nguyên liệu, thành phần của thuốc và bài thuốc. Ở Tây y trước đây nhau thai được sử dụng để sản xuất Philatop nhưng do nguồn không đáp ứng được nên sau này các nhà khoa học đã dùng phủ tạng, cụ thể là dùng gan động vật, để sản xuất philatop; còn Đông y, nhau thai được sử dụng trong bài thuốc Hà sa đại tẩu hoàn-bài thuốc rất bổ khí huyết, dùng cho những người bị suy nhược cơ thể. Riêng vị hà sa (rau thai nhi) khoa học đã xác định có rất nhiều hooc-mon đặc biệt ở trong đó mà những cái khác không có… “Đây cũng chỉ là một vị thuốc thôi chứ không phải là thịt người, nói thịt người là không chính xác” - ông Bàn khẳng định.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, Cục Quản lý Dược đề nghị các Sở Y tế tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; nếu phát hiện các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng như Hải quan, Quản lý thị trường, Công an, Ban chỉ đạo 389 địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện các sản phẩm nêu trên, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành. Đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện về Cục Quản lý Dược trước ngày 15/12/2018. (593)

 

21. Bệnh nhân được chi trả trên 4,7 tỉ mắc 'căn bệnh hoàng gia'

Có tổng số 50 bệnh nhân được quỹ bảo hiểm chi trả từ 810 triệu trở lên cho chi phí khám chữa bệnh trong 10 tháng vừa qua, trong đó người cao nhất được trả tới 4,7 tỉ đồng.

Liên quan đến số tiền 'khủng' được quỹ bảo hiểm chi trả, nhiều người tò mò về bệnh lý, quá trình điều trị và cơ sở thanh toán? 

Ngày 16-11, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết bệnh nhân này 34 tuổi, nam giới, quê tỉnh Vĩnh Long.Số tiền được bảo hiểm chi trả cho đến thời điểm hiện tại là 4.729.959.159 đồng (thuộc đối tượng được bảo hiểm chi trả 100%).

Trao đổi với Tuổi Trẻ OnlineBệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM (nơi tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân) cho biết bệnh nhân bị bệnh hemophilia A, hay còn gọi là bệnh ưa chảy máu hoặc máu khó đông, được y văn thế giới gọi là 'căn bệnh hoàng gia' xuất hiện nhiều trong các hoàng tộc châu Âu từ thế kỷ 18-19. 

Khoảng 4 năm nay bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện không thể về nhà.

Về quy trình điều trị, bệnh nhân mỗi ngày phải dùng từ 4 đến 6 lọ yếu tố VIII rất đắt tiền.Bệnh rất nguy hiểm bởi chỉ cần ngưng dùng thuốc là chảy máu đe dọa đến tính mạng.

"Do quá trình điều trị dài ngày nên cứ khi nào hồ sơ dày quá bệnh viện lại kết thúc chuyển qua hồ sơ mới chứ trên thực tế bệnh nhân vẫn còn nằm điều trị ở khoa truyền máu và huyết học" - bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Thanh Việt, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết.

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, mới đây Bảo hiểm xã hội VN cho biết trong 10 tháng đầu năm 2018 có 50 bệnh nhân được quỹ bảo hiểm chi trả từ 810 triệu đồng chi phí khám chữa bệnh trở lên.

Đặc biệt, trong số này có một bệnh nhân được trả trên 4,7 tỉ đồng chi phí khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ba bệnh nhân được trả từ trên 2,3 đến 2,8 tỉ đồng.

Theo Bảo hiểm xã hội VN, mức chi trả 4,7 tỉ đồng là mức chi trả cao thứ hai cho một bệnh nhân từ trước đến nay. Trước đó từng có một bệnh nhân được chi trả khoảng 5 tỉ đồng phí khám chữa bệnh, nhưng là cho ba đợt điều trị trong vòng hai năm.

Theo tài liệu trên cổng thông tin của Tổng hội Y học Việt Nam thì Hemophilia là bệnh rối loạn đông máu.Bệnh tương đối hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh khi sinh là 1/10.000.Người bệnh không chảy máu nhanh hơn bình thường mà là chảy máu lâu hơn bình thường. Nguyên nhân là do thiếu yếu tố đông máu.

Bệnh được chia làm 2 loại là Hemophilia A (thiếu yếu tố đông máu số 8) và Hemophilia B (thiếu yếu tố đông máu số 9).

Người bệnh Hemophilia mắc bệnh từ khi sinh ra do nhận gen của ba mẹ. Tuy nhiên khoảng 30% bệnh nhân không có tiền sử gia đình. Những trường hợp này được cho là đột biến gen bình thường chuyển thành gen bệnh và gen bệnh này lại di truyền cho thế hệ sau. (571)

 

22. Nữ bác sĩ từ chối điều trị ung thư để sinh con đã qua đời

Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh, khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, đã qua đời ngày 16-11, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư vỏ tuyến thượng thận. Điều đặc biệt, bác sĩ Hạnh từng từ chối điều trị để sinh con.

Ông Mai Trọng Khoa - nguyên phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nguyên giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và điều trị ung bướu Bệnh viện Bạch Mai - cho hay ông từng chủ trì ba cuộc hội chẩn chuyên môn để tìm phương pháp điều trị cho bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh, sinh năm 1985, bác sĩ của khoa cơ xương khớp. 

Bác sĩ Hạnh mắc một loại ung thư khá hiếm gặp là ung thư vỏ tuyến thượng thận. Khi phát hiện mắc bệnh, bác sĩ Hạnh mới nhận bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú được một năm và mới có một con nhỏ.

"Có thể bác sĩ Hạnh đã lựa chọn hi sinh, khi phát hiện bệnh thì Hạnh mới có một con, nhưng cô ấy nghĩ mình sẽ ra đi sớm nên đã từ chối điều trị ngay thời điểm ấy để sinh thêm một đứa con, cho con có chị có em đỡ đần nhau khi mẹ không còn". 

"Chúng tôi cũng đã cảnh báo các nguy cơ nhưng Hạnh vẫn chọn con thay vì chọn cách điều trị ngay cho mình. Sau khi Hạnh sinh con thứ hai, bệnh lại tái phát và đầu năm 2018 bác sĩ Hạnh đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức" - ông Khoa chia sẻ.

Trang cá nhân của nhiều đồng nghiệp Bệnh viện Bạch Mai hôm nay đã dành những lời chia sẻ tới bác sĩ Hạnh và gia đình, người đã ra đi rất trẻ ở tuổi 33. 

Khác với các nghề nghiệp khác, nghề bác sĩ cần thời gian học rất dài, mất rất nhiều công sức mới có thể làm việc độc lập.Bác sĩ Hạnh đã dành sáu năm học y khoa, ba năm học bác sĩ nội trú và đã vững vàng ở vị trí một bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai. 

Các đồng nghiệp sẽ nhớ mãi nụ cười của bác sĩ Hạnh hôm 28 tết Mậu Tuất, đúng một ngày sau ca mổ kéo dài 7 giờ.Khi ấy bác sĩ Hạnh nói "các anh chị yên tâm, em sẽ vượt qua". Nhưng rồi điều kỳ diệu đã không đến... (413)

 

23. Bệnh viện tuyến quận liên tiếp cứu sống 2 ca suy tim nặng

Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy tim nặng, nguy cơ tử vong cao được bác sĩ can thiệp khẩn đã qua nguy kịch. Kỹ thuật cao được thực hiện ở tuyến quận huyện đang mang lại hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân.

Thông tin từ Bệnh viện Quận 11, TPHCM (ngày 16/11) cho hay tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp kịp thời cho 2 trường hợp bị suy tim nặng. Trường hợp thư nhất là cụ bà N.T.M. (81 tuổi, ngụ tại Quận 11) nhập viện với hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (viêm phổi diễn tiến nhanh và nặng), suy tim, rối loạn nhịp.

Sau khi thăm khám, các định bệnh nhân đang trong cơn nguy kịch, bác sĩ đã đặt ống nội khí quản, chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực cho thở máy. Tuy nhiên, tình trạng suy tim diễn tiến xấu dần, nhịp tim ngày càng chậm. Trước diễn tiến bệnh nặng, đang thở máy, không thể chuyển tuyến trên, các bác sĩ khoa Hồi sức Tích cực đã hội chẩn nhanh và xác định, nhịp tim bệnh nhân rất chậm, làm huyết áp tụt, không đủ tưới máu các cơ quan, nguy cơ suy đa cơ quan khiến bệnh nhân tử vong.

Ê kíp bác sĩ đã quyết định tiến hành đặt máy tạo nhịp tạm thời qua lòng mạch cho người bệnh. Sau 1 ngày máy tạo nhịp có điện cực được đặt vào buồng tim, tạo xung điện qua điện cực kích thích xung điện lên tim, tạo nhịp, chức năng tưới máu của bệnh nhân trở lại bình thường. Bệnh nhân được phối hợp điều trị tích cực hội chứng nguy kịch hô hấp.Sau 1 tuần điều trị, bệnh nhân được rút máy thở, sức khỏe dần ổn định. Sau trường hợp trên, ngày 15/11 bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nữ K.E. (49 tuổi) khác trong tình trạng “thập tử nhất sinh” bị nhồi máu cơ tim cấp, diễn tiến suy tim rất nặng do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Tình trạng bệnh diễn tiến nặng khiến chị K.E. bị sốc tim.

Trước tình trạng khẩn cấp người bệnh phải đối mặt, các bác sĩ đã tiến hành sử dụng thuốc tiêu sợi huyết làm tan cục máu đông, giúp lưu thông mạch máu nuôi tim. Sau 3 giờ dùng thuốc, chức năng tim của bệnh nhân ổn định dần. Hiện bệnh nhân đã tự ăn uống sức khỏe bình phục tốt.

Được biết, đây là 2 ca bệnh đầu tiên bệnh viện Quận 11 tiến hành đặt máy tạo nhịp và sử dụng thuốc tiêu sợi huyết. Phía bệnh viện kỳ vọng với sự thành công trên, trong thời gian tới những ca bệnh nặng sẽ được điều trị tại bệnh viện, không cần phải chuyển lên tuyến trên, góp phần giảm áp lực quá tải cho bệnh viện quyến cuối.(492)

 

24. Nối cánh tay đứt lìa cho người thợ làm gạch

Anh Lê Văn Sơn được đưa vào Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) trong tình trạng đứt rời cẳng tay.

Toàn bộ phần dưới cẳng tay của anh Sơn bị dập nát, mất nhiều máu, gãy xương, đứt động mạch, đứt gân cơ. Anh Sơn là công nhân nhà máy gạch, bị xe goòng chèn phải trong lúc làm việc.

Các bác sĩ cố định xương cẳng tay, khâu nối mạch máu, nối cơ, gân gấp, gân duỗi cẳng tay trái. Ca mổ kéo dài 3 giờ, bệnh nhân sau đó được chuyển về phòng hồi sức để theo dõi.

Vài ngày sau mổ, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, cánh tay được nối đã hồng hào, các ngón tay cử động được, cảm giác tốt.

Anh Sơn được các bác sĩ hướng dẫn tập bài tập vật lý trị liệu giúp hồi phục gân gấp duỗi để cẳng tay có thể hoạt động bình thường.

Bác sĩ Nguyễn Đức Hoành, Trưởng khoa Phẫu thuật Can thiệp tim mạch và lồng ngực, khuyến cáo trong trường hợp gặp nạn đứt lìa chi, nạn nhân cần được sơ cứu rồi nhanh chóng chuyển đến bệnh viện gần nhất cùng với phần đứt lìa để được khâu nối kịp thời. (214)

 

25. Thanh Hóa: Phẫu thuật nội soi thành công cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày

Ngày 16/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị đã phẫu thuật nội soi thành công cho một bệnh nhân bị ung thư dạ dày.

Đó là bệnh nhân nữ 68 tuổi, quê xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, được chẩn đoán bị ung thư dạ dày vùng thân vị, kèm thiếu máu….

Phẫu thuật nội soi dạ dày cho bệnh nhân mắc ung thư là gói chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 1816 được ký kết giữa BVĐK Thanh Hóa và Bệnh viện Việt Đức. Sau khi hội chẩn, các bác sỹ quyết định phẫu thuật cắt 3/4 dạ dày và nạo vét hạch qua nội soi, khâu nối máy tự động. Ca phẫu thuật diễn ra khá thành công, sau một tuần phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt. Thành công của ca phẫu thuật không chỉ khẳng định về chuyên môn chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ chuyên ngành ngoại khoa tỉnh nhà, còn góp phần mở ra cơ hội cho các bệnh nhân được điều trị ngay tại địa phương, giảm chi phí, giảm tỷ lệ tử vong, góp phần giảm tình trạng quá tải cho bệnh viện tuyến trên.

Thời gian qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật cao trong điều trị, phẫu thuật được chuyển giao từ các bác sỹ, chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. (246)

 

26. Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn phẫu thuật thành công cho 4 ca bệnh phù bạch mạch ở trẻ em

Từ tháng 4 đến tháng 11/2018, Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn phối hợp với Giáo sư, Tiến sỹ Corinne Becker đã phẫu thuật thành công cho 4 ca bệnh phù bạch mạch ở trẻ em tại Hà Nội.

Ngày 16/11, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Phù bạch mạch sau mổ ung thư vú". Hội thảo nhằm chia sẻ và cập nhật các kiến thức, kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đối với các trường hợp mắc căn bệnh này với sự tham gia của Giáo sư, Tiến sỹ Corinne Becker (Cộng hòa Pháp) - chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình, người đi tiên phong trong việc nghiên cứu và tìm ra phương pháp điều trị phù bạch huyết.

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Nguyễn Đình Hưng cho biết, bệnh phù bạch mạch còn được gọi là phù mạch bạch huyết, có biểu hiện phù hai tay, chân hoặc cả tay và chân. Đây là hậu quả của việc bạch huyết kém lưu thông do bị tắc nghẽn, bị tổn thương hoặc do các mạch bạch huyết phát triển không bình thường, từ đó gây ra hạn chế vận động, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Bệnh phù bạch mạch là một căn bệnh hiếm gặp và phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà đối với tất cả các nước có nền y học phát triển trên thế giới.

Phù bạch mạch được xem như một tình trạng không thể tránh khỏi trong điều trị ung thư và thường gặp sau điều trị ung thư (ví dụ như điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, âm hộ, đầu cổ, ung thư tuyến tiền liệt cũng như sarcoma và melanoma).

Vì vậy, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tổ chức hội thảo này nhằm chia sẻ và cập nhật kiến thức cho các thầy thuốc của các đơn vị y tế trong ngành y tế Hà Nội về chẩn đoán và điều trị các trường hợp phù bạch mạch sau mổ ung thư vú.

Từ tháng 4 đến tháng 11/2018, Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn phối hợp với Giáo sư, Tiến sỹ Corinne Becker đã phẫu thuật thành công cho 4 ca bệnh phù bạch mạch ở trẻ em tại Hà Nội.

Riêng Giáo sư, Tiến sỹ Corinne Becker trong hơn 20 năm qua đã trực tiếp thực hiện trên 4000 ca phẫu thuật cũng như đào tạo cho phẫu thuật viên nhiều nước về phương pháp điều trị này. (468)

 

 

27. Quảng Nam: Sử dụng máy ‘siêu lọc máu’ cho người suy thận

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vừa triển khai kỹ thuật lọc máu công nghệ cao sử dụng máy HDF- online 5008S cho một bệnh nhân ở xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành (Quảng Nam).

Theo đó, HDF-online 5008S là dòng máy tiên tiến, hiện đại nhất cho đến hiện nay được áp dụng để siêu lọc máu cho bệnh nhân. Loại máy này có khả năng đào thải những chất độc có trọng lượng phân tử trung bình và lớn do đó giảm được các triệu chứng do kỹ thuật chạy thận thông thường gây ra. Vì vậy chất lượng sống của bệnh nhân chạy thận được cải thiện, và thời gian sống của bệnh nhân được kéo dài. 

Bên cạnh đó, HDF-online được áp dụng hiệu quả cho những bệnh nhân có các biến chứng như tim mạch, huyết áp không ổn định, tăng huyết áp không đáp ứng điều trị, hội chứng Amyloidosis, bệnh lý đa dây thần kinh…

Được biết, 2 bác sĩ và 2 điều dưỡng đơn vị Thận nhân tạo của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã được cử tham gia khóa đào tạo về HDF online tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Đến nay đội ngũ tham gia đào tạo đã sử dụng thành thạo và nắm vững quy trình vận hành của máy.(225)

 

28. Bệnh viện K tặng tóc giả cho bệnh nhân ung thư

​Với mong muốn tiếp thêm sức mạnh, giúp người bệnh lạc quan chiến đấu với bệnh ung thư, bệnh viện K đã kêu gọi các nguồn lực của xã hội tặng tóc giả cho bệnh nhân. Ngày 14/11, thông qua phòng Công tác xã hội, Bệnh viện K, Câu lạc bộ thể dục Curves Trung Hòa (Hà Nội) đến khoa Nội 1, cơ sở Tân Triều tặng 5 bộ tóc giả và quà cho 5 bệnh nhân ung thư vú.

Trước đó, nhóm Doanh nhân 9295 Hà Nội cũng đã trao tặng 150 bộ tóc giả và 200 chiếc khăn với tổng trị giá 150 triệu dành tặng bệnh nhân ung thư. Cũng nhằm trao thêm nhiềm tin giúp những bệnh nhân ung thư khác vượt qua rào cản mặc cảm khi bị rụng tóc, Bệnh viện K cũng xây dựng mô hình từ thiện Tủ tóc giả và sách thí điểm thực hiện tại khoa Nội Quán sứ.

Trước và trong quá trình điều trị hóa chất, bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế tư vấn về nguy cơ, mức độ rụng tóc, cách sử dụng và bảo quản tóc giả. Những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn sẽ được cấp miễn phí tóc giả, mũ vải được thiết kế riêng cho người bệnh ung thư.

Ngay trong ngày đầu triển khai, tủ tóc giả đã có 50 bộ, phát 26 bộ cho các bệnh nhân. Về lâu dài những bệnh nhân nghèo, khó khăn sau khi các bác sĩ tư vấn dùng phác đồ rụng tóc sẽ được tặng một bộ tóc giả, gồm cả mũ và khăn quấn đầu.

Ngoài ra, nhằm tránh lãng phí, đồng thời để cổ vũ tinh thần vì cộng đồng trong nhóm bệnh nhân ung thư, những bệnh nhân đã hoàn thành điều trị có thể tặng lại những bộ tác giả đã qua sử dụng còn tốt. Chúng sẽ được các chuyên gia về tóc đánh giá để đảm bảo chất chất lượng và vệ sinh trước khi được tặng lại cho bệnh nhân khác.

Với bệnh ung thư, điều trị bằng hóa chất là một trong những phương pháp kinh điển, ưu tiên lựa chọn với nhiều bác sĩ. Song tác dụng phụ thường gặp của nó với người bệnh là rụng tóc. Đối với các chị em điều trị ung thư, việc rụng tóc có lẽ chính là điều khủng khiếp nhất, tác động nặng nề về tâm lý, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Người bệnh không chỉ chiến đấu chống lại bệnh tật mà còn còn phải đấu tranh với chính những suy nghĩ tiêu cực, sự mặc cảm của chính bản thân.Không những thế, rụng tóc đôi khi cũng là một rào cản đối với điều trị.Nhiều bệnh nhân quyết định chọn một phác đồ ít hiệu quả hơn so với phác đồ hóa chất tối ưu chỉ vì không muốn bị rụng tóc.

Điều an ủi là tóc có thể mọc lại sau khi bệnh nhân kết thúc đợt điều trị. Vì thế, sử dụng tóc giả là biện pháp tiện lợi và phổ biến nhất để khắc phục tạm thời tình trạng rụng tóc trong quá trình điều trị hóa chất.

Trong thời gian tới, Bệnh viện K sẽ tiếp tục phối hợp với các cá nhân, tổ chức từ thiện trao những điều tốt đẹp nhất đến bệnh nhân ung thư. (570)

 

 

II. THÔNG TIN Y TẾ NƯỚC NGOÀI

 

29. Cô gái ung thư trở thành điều dưỡng chăm sóc bệnh nhi ung thư

Katy Payne (20 tuổi, ở Colchester, Essex, Anh) được chẩn đoán bị ung thư máu khi chỉ 2 tuổi. Tuy nhiên, căn bệnh ung thư quái ác trên đã không đánh gục cô.

Mười tám năm sau, Payne lại trở thành một người giúp đỡ các bệnh nhi bị ung thư đang chịu đựng những đau khổ như cô đã trải qua.

Hiện tại, cô chỉ làm việc bán thời gian ở Bệnh viện Đa khoa Colchester (Anh).Trong tháng 8 năm sau, cô sẽ tốt nghiệp và làm việc toàn thời gian ở đó.

Payne, đang là sinh viên năm cuối của Đại học Anglia Ruskin, nói với Fox News rằng mục tiêu của cô là chăm sóc những bệnh nhân bị ung thư nhỏ tuổi, giúp các em chiến đấu và vượt qua thời gian điều trị đau đớn để được tiếp tục sống như cô.

Cô được chẩn đoán bị ung thư bạch cầu lympho ác tính khi 2 tuổi và mất hết tóc trong khi hóa trị. Lúc đó, sức khỏe cô rất yếu.Đau đớn và chịu đựng cũng như phải kiên trì cố gắng điều trị trong suốt 2 năm, cô đã bắt đầu có dấu hiệu khỏe hơn.Từ đó, sức khỏe cô dần hồi phục và điều trị hết bệnh.

“Trong suốt thời gian điều trị, tôi có ước mơ trở thành một điều dưỡng để giúp bệnh nhân khỏe hơn.Tôi đã bước đến gần thần chết nhưng tôi đã được các bác sĩ mang trở lại.Trở thành một điều dưỡng là điều tôi muốn đền đáp lại những người cao quý này”, Payne nói với Fox News.

Chính điều đó đã thôi thúc cô tập trung học những gì liên quan đến nghề điều dưỡng ngay từ khi còn học tiểu học.

Cô đã quyết định vào đại học để trở thành điều dưỡng và cô không để bất kỳ thứ gì cản trở ước mơ của cô. Trong những năm học đại học, Payne cũng dành thời gian để xin làm tình nguyện viên chăm sóc bệnh nhi bị ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Colchester - nơi cô điều trị lúc nhỏ.

“Khi các bác sĩ và cô điều dưỡng gặp lại tôi, họ rất ngạc nhiên và không tin đó là tôi”, Payne nói.

Để có được thành quả hôm nay, Payne cám ơn rất nhiều cha mẹ cô: “Tôi được cha mẹ ủng hộ rất nhiều và không bao giờ bỏ tôi. Họ luôn đẩy tôi đi đến phía trước”. (421)

 

30. Phát hiện ‘hệ thống phòng thủ’ vi khuẩn trong mũi người

Các nhà khoa học Mỹ khám phá ra một "hệ thống phòng thủ" chưa từng được biết đến ở mũi người có khả năng chống lại các mầm bệnh xâm nhập qua đường hô hấp.

"Hệ thống phòng thủ" này thực chất là các tế bào nằm bên trong khoang mũi có thể giải phóng vào chất dịch nhầy hàng tỷ "chiếc túi" siêu nhỏ, được gọi là exosome, để tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập.

Không những đóng vai trò tương tự như một loại thuốc kháng sinh mạnh mẽ, các exosome này còn "kiêm" luôn cả nhiệm vụ cảnh báo tới các tế bào chung quanh nhằm chống lại các mầm bệnh xâm nhập qua đường hô hấp.

Phát hiện này được các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện chuyên khoa Massachusetts Eye & Ear (Mỹ) đưa ra sau một loạt nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thực tế trên bệnh nhân.

Để xác định vai trò chính xác của exosome, các nhà nghiên cứu phân tích các mẫu mô được lấy từ mũi bệnh nhân. Kết quả cho thấy, chỉ trong vòng năm phút sau khi các tế bào bên trong khoang mũi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh, số lượng các exosome được phát tán vào chất dịch nhầy đã tăng lên gấp đôi.

Nói về exosome, chuyên gia về xoang mũi đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Benjamin Bleier cho biết: "Chúng (exosome) tỏ ra mạnh mẽ trong việc tiêu diệt vi khuẩn như một loại thuốc kháng sinh".

Tuy nhiên, không phải tất cả các exosome chỉ biết tiêu diệt vi khuẩn. Đa phần trong số đó sẽ di chuyển sâu vào bên trong khoang mũi.Tại đây chúng "giao tiếp" với các tế bào khác để cảnh báo về các mầm bệnh xâm nhập. Kế đó, exosome trao đổi các protein và một số vật liệu di truyền tới các tế bào này để chúng cũng được trang bị khả năng chống lại vi khuẩn nguy hiểm.

Điều này có thể giải thích một phát hiện khác, các nhà khoa học từng khám phá ra rằng những sợi lông nhỏ xíu bên trong lỗ mũi thường có xu hướng đẩy các tác nhân gây bệnh vào sâu mũi hơn là "quét" chúng ra ngoài.

Một khi các tế bào "tuyến sau" có được thông tin về vi khuẩn gây bệnh, các mầm bệnh này sẽ được nuốt xuống theo đường tiêu hóa và bị tiêu diệt ở ruột, theo tiến sĩ Bleier. Ông chia sẻ thêm rằng đây là bằng chứng cho thấy hệ thống miễn dịch của chúng ta có khả năng truy tìm và tấn công các tác nhân gây bệnh trước khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đang lên kế hoạch nhằm tìm hiểu cách thức liên kết giữa exosome và các tế bào để đưa ra các phương án điều trị bệnh hiệu quả hơn trong tương lai.

Exosome, được phát hiện lần đầu vào năm 1983, có nguồn gốc từ tế bào và xuất hiện trong dịch sinh học (máu, nước tiểu,…). Exosome có kích thước khoảng 30-100 nm và đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, cơ chế truyền tin tế bào và kiểm soát chất thải.

Hiện nay, exosome đang được các nhà khoa học xem xét trở thành một công cụ và một dấu sinh học trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. (586)

 

31. Anh: 39 muỗng đường trong thức uống đường phố

Nhóm chiến dịch Hành động trên đường (Anh) đang yêu cầu một lệnh cấm đối với tất cả các loại milkshakes (sữa lắc) và freakshakes (các loại milkshakes có chứa sôcôla, kẹo, bánh, kem và nước sốt) với hơn 300 calo.

Khảo sát được thực hiện trong các nhà hàng và cửa hàng thức ăn nhanh ở Anh và thấy rằng chúng chứa lượng đường và lượng calo "kỳ cục". Đứng đầu cuộc khảo sát là món thức uống chứa tới 39 muỗng cà phê đường, tương đương 1.280 calo - hơn một nửa lượng calo được đề nghị hàng ngày cho người lớn và hơn sáu lần lượng đường được khuyến cáo cho trẻ từ 7 đến 10 tuổi.

Về đường, nó tương đương với việc uống nhiều hơn năm lon cocacola.

Tổ chức Tim mạch Anh tính toán trung bình 25 tuổi sẽ cần phải chạy bộ trong gần ba giờ hoặc hút bụi nhà trong năm giờ để đốt cháy lượng calo này.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiều loại "lắc" khác chứa hơn một nửa lượng calo được đề nghị hàng ngày cho người lớn.

Nhóm "Hành động trên đường" được thành lập từ các chuyên gia liên quan đến đường và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe, đang kêu gọi bắt buộc ghi nhãn dinh dưỡng màu sáng trên tất cả các thực đơn. Chính phủ hiện đang tư vấn về việc ghi nhãn lượng calo trong thực đơn.

Y tế công cộng Anh (PHE) cũng có một chương trình giảm lượng đường như là một phần của kế hoạch phòng tránh trẻ em béo phì của chính phủ. Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi cắt giảm 20% đường vào năm 2020 và bao gồm cả sữa lắc trong đó.

Graham MacGregor, chủ tịch Hành động trên đường và là giáo sư y học tim mạch tại Đại học Queen Mary ở Luân Đôn, nói: "Những thức uống có hàm lượng calo rất cao, nếu được tiêu thụ hàng ngày, sẽ khiến trẻ bị béo phì và bị sâu răng - điều đó không thể chấp nhận được. Những loại milkshakes calo cao này cần phải giảm ngay dưới 300kcal cho mỗi khẩu phần".

Chuyên gia dinh dưỡng Kawther Hashem, một nhà nghiên cứu tại Hành động trên đường có trụ sở tại Queen Mary, cho biết "thông tin gây sốc này được giấu kín người tiêu dùng.Chính phủ cần đưa ra luật buộc các công ty phải minh bạch hơn về những gì họ có trong sản phẩm của mình".

Tiến sĩ Alison Tedstone, chuyên gia dinh dưỡng tại PHE, nói: "Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống - bao gồm nhà hàng, nhà sản xuất và bán lẻ - có vai trò quan trọng trong việc giúp giải quyết vấn đề này, bằng cách giảm lượng đường tiêu thụ, và chúng tôi hy vọng thấy họ bước lên thử thách".

Freakshakes được phát minh tại Úc, nhưng đã trở nên ngày càng phổ biến ở Anh trong những năm gần đây và với hình ảnh bắt mắt trên các phương tiện truyền thông khiến chúng ngày càng thu hút giới trẻ. (536)

 

32. Phát hiện 'vũ khí' mới trong cuộc chiến chống bệnh Parkinson

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm được cách loại bỏ phân tử USP13 giúp ngăn chặn được các mảng lắng đọng protein độc hại hình thành trong não và cuối cùng, sẽ ngăn ngừa tổn thương thần kinh gây ra các triệu chứng của bệnh Parkinson.

Theo The Daily Mail, các nhà khoa học ở Đại học Georgetown, Mỹ, đã được cách loại bỏ cái gọi là các thể lewy - lớp lắng đọng protein độc hại trong não. Những lớp lắng đọng này làm tổn thương, gây ra cái chết của các tế bào thần kinh, khiến suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng vận động, khả năng tư duy, tâm trạng và hành vi của người bị Parkinson.

Trọng tâm chú ý của các nhà khoa học là phân tử USP13.Phân tử này không cho phép cơ thể nhận ra lớp lắng đọng protein độc hại như là một yếu tố gây bệnh.Thành thử, nếu loại bỏ phân tử này, cơ thể sẽ kích hoạt quá trình tự làm sạch tự nhiên và những mảng lắng đọng độc hại sẽ được loại bỏ.

Hiện các nhà khoa học vẫn không chắc rằng có thể khắc phục hoàn toàn được thiệt hại do lớp lắng đọng protein độc hại gây ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học đảm bảo rằng có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Như được chứng minh qua các thử nghiệm trên chuột thí nghiệm, việc khống chế phân tử USP13 ngăn chặn được các mảng lắng đọng protein độc hại hình thành và như vậy, các tế bào thần kinh không bị chết và chức năng vận động của các con chuột thí nghiệm được cải thiện.

Công bố phát hiện trên tạp chí Human Molecular Genetics, các nhà khoa học cho rằng thành tựu này mở ra hy vọng cho bệnh nhân Parkinson khi tìm được cách phá hủy và ngăn chặn sự tích tụ các khối protein độc hại trong não của họ. (336)

 

33. Thiếu nhà vệ sinh trường học đe dọa an toàn của 620 triệu trẻ em

Tình trạng thiếu nhà vệ sinh ở trường học đang đe dọa sức khỏe, việc học và an toàn của ít nhất 620 triệu trẻ em trên thế giới.

Đó là cảnh báo từ một cuộc nghiên cứu do tổ chức từ thiện Anh WaterAid công bố hôm nay 16.11. Reuters trích nội dung nghiên cứu cho hay các trẻ em ở một trong 3 trường không tiếp cận được các nhà vệ sinh thích hợp, khiến các bé có nguy cơ bị tiêu chảy, nhiễm bệnh và buộc không ít bé bỏ lỡ một số bài học ở trường.

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên dữ liệu từ 101 quốc gia.Trong đó, Guinea-Bissau ở Tây Phi có tình trạng nhà vệ sinh trường học tồi tệ nhất.

“Thông điệp ở đây là nước và hệ thống vệ sinh ảnh hưởng mọi thứ”, phát ngôn viên WaterAid Anna France-Williams nhận định với Reuters.

“Nếu không có nhà vệ sinh trong trường học, trẻ em sẽ bỏ bài và tình trạng này sẽ tác động tới sự phát triển của các bé. Trình trạng thiếu hệ thống vệ sinh hợp lý đẩy hàng triệu trẻ em trên thế giới lâm vào cảnh có nguy cơ bị tiêu chảy, căn bệnh giết chết 289.000 trẻ dưới 5 tuổi/năm”, WaterAid cảnh báo trong nghiên cứu. (223)

 

 

34. Nhiều nước dùng xe phân phối lớn 2 bánh để cấp cứu bệnh nhân

Xe cứu thương xuất hiện từ những năm 1900. Gần 30 nước như Anh, Hồng Kông đã dùng loại hình xe cấp cứu 2 bánh.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã triển khai xe cấp cứu 2 bánh như: Mỹ, Anh, Úc, Brasil, Nam Phi, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nam Phi, Đài Loan - Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ… do mật độ giao thông đô thị ngày càng tăng, phải mất thời gian tương đối dài cho xe cứu thương truyền thống mới có thể tiếp cận được bệnh nhân.

Tại Úc, thời gian tiếp cận hiện trường của xe mô tô cấp cứu chỉ mất trung bình 3,5 phút so với 8 phút của xe cứu thương truyền thống.

Ngày nay, nhiều nước trên thế giới vẫn áp dụng loại hình xe cấp cứu 2 bánh giúp nhân viên y tế tiếp cận nhanh hiện trường để kịp thời sơ cứu người bệnh trước khi xe cứu thương đến để vận chuyển người bệnh đến bệnh viện, hoặc không cần xe cứu thương nếu đánh giá tình trạng người bệnh không cần nằm viện.

Trong các tình huống người bệnh bị đe doạ tính mạng như ngừng tim, nhồi máu cơ tim, bệnh hô hấp nặng và đa chấn thương,… thì việc tiếp cận dịch vụ cấp cứu ngoài bệnh viện là rất quan trọng và phương tiện vận chuyển nhanh nhất để tiếp cận bệnh nhân phải được chọn lựa phù hợp với tình hình giao thông và địa hình.

Tại Na Uy, một nghiên cứu về hiệu quả của dịch vụ xe cứu thương tại thành phố Oslo và Akershus, nhằm đánh giá xe cấp cứu 2 bánh có tiếp cận được những bệnh nhân trong tình trạng nguy hiểm tiềm ẩn nhanh hơn so với xe hơi cứu thương truyền thống hay không. Tổng cộng có 703 lần xe cấp cứu 2 bánh thực hiện nhiệm vụ, các tác giả ghi nhận thời gian lái xe khẩn cấp trung bình ngắn hơn đáng kể so với xe cứu thương truyền thống.

Ngoài yêu cầu về thời gian, xe cấp cứu 2 bánh còn giúp nhân viên y tế đánh giá những bệnh nhân khi yêu cầu hỗ trợ y tế khẩn cấp nhưng không rõ và không chắc chắn, hoạt động này đã giúp làm giảm số lần xuất xe hơi cấp cứu không cần thiết. Không có tai nạn liên quan đến xe cấp cứu 2 bánh trong thời gian nghiên cứu. Chi phí chạy xe cấp cứu 2 bánh mỗi giờ là 29 bảng so với 75 bảng đối với xe hơi cứu thương.

Tại Hà Lan, trong khoảng cách bán kính 7 km, xe cấp cứu 2 bánh đáp ứng yêu cầu cấp cứu nhanh hơn 2 phút so với xe cứu thương 4 bánh.

Tại Bồ Đào Nha, việc sử dụng xe cấp cứu 2 bánh đã chứng minh tính hiệu quả của nó trong việc rút ngắn thời gian tiếp cận bệnh nhân khi không cần sự trợ giúp của xe cứu thương 4 bánh ngay lập tức. Trong số 3.626 lần thực hiện nhiệm vụ đã có một chấn thương nghiêm trọng và hai thương tích nhỏ đối với các nhân viên y tế khi lái xe mô tô phân khối lớn đi cấp cứu người bị nạn.

Tại Hong Kong, với hiệu quả thiết thực của “Paramedic Motocycle”, số lượng xe cấp cứu 2 bánh đã tăng từ 15 (năm 2000) chiếc lên 30 chiếc vào năm 2008. (592)

 

35. Chó phát hiện sốt rét chính xác tới 70%

Ngoài các phương pháp tầm soát sốt rét hiện có, con người còn dùng chó để phát hiện căn bệnh này, đó là nghiên cứu mới vừa được công bố tại Anh.

Viện Đại học Durham, Anh (DU) hiện đang phát triển và thử nghiệm một phương pháp mới để chẩn đoán bệnh sốt rét, căn bệnh chỉ tính riêng năm 2016 đã có trên 216 triệu trường hợp mắc bệnh. Đây là phương pháp thử nghiệm không xâm lấn, với độ chính xác tới 70%.

Trong nghiên cứu này, DU đã huấn luyện chó để đánh hơi mùi phát ra từ tất (vớ) đã qua sử dụng.Những con chó có khả năng phát hiện sốt rét tốt nhất có chó Cheryl Cole và Spaniel Freya, chúng có thể phát hiện nhanh những đứa trẻ mắc bệnh sốt rét ở Tanzania.

Trong nghiên cứu, nhóm đề tài đã thu thập 175 mẫu mùi chân có trong tất nylon của trẻ tuổi từ 5- 14 ở vùng Sông Thượng, Gambia. Cùng với chó, người ta tiến hành xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum.Các mẫu tất được gửi đến tổ chức Chó phát hiện bệnh (MDD) ở Milton Keynes để phân tích.

Hai con chó tên là Lexi và Sally đã được huấn luyện để nhận biết mùi ở trẻ sốt rét và mùi ở nhóm không có ký sinh trùng. Các xét nghiệm máu cho thấy, 30 trẻ em bị sốt rét, trong khi 145 trẻ còn lại không bị bệnh. Hai con chó đã xác định chính xác 70% số mẫu bị nhiễm sốt rét, và chính xác 90% ở nhóm trẻ không bị nhiễm ký sinh trùng.

Các nhà khoa học hy vọng dùng chó phát hiện nhanh sốt rét sẽ hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị căn bệnh này trong tương lai được tốt hơn. Nó đặc biệt hữu ích ở những quốc gia được coi là ‘cái rốn sốt rét’​

Thăm dò ý kiến