Điểm tin y tế ngày 19/6/2018

20/06/2018 | 00:22 AM

 | 

I. Thông tin y tế trong nước

 

1.    Nâng tầm hợp tác y tế Việt-Pháp

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Đại biểu của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm trưởng đoàn sang thăm song phương Cộng hòa Pháp từ ngày 13 – 17/6/2018.

Chuyến thăm nhằm cụ thể hóa những nội dung đã được thống nhất trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến CH Pháp vào tháng 3/2018, trong đó lĩnh vực y tế được coi là một trong những trụ cột hợp tác chính giữa hai nước. Đặc biệt chuyến thăm lần này diễn ra trong bối cảnh hai nước  kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp và 25 năm ngày ký Hiệp định giữa hai Chính phủ về hợp tác y tế.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có cuộc hội đàm song phương với bà Agnes Buzyn, Bộ trưởng Bộ Y tế và Đoàn kết CH Pháp.Hai Bộ trưởng đánh giá cao truyền thống hợp tác y tế giữa hai nước và ghi nhận những kết quả hợp tác đã đạt được trong lĩnh vực y tế. Trong thời gian qua, Pháp đã đào tạo cho Việt Nam hơn 3000 bác sỹ nội trú tại Pháp và 1500 bác sỹ sau đại học tại Việt Nam. Các bác sỹ được đào tạo đều trở thành những giáo sư, bác sỹ giỏi, các chuyên gia y tế đầu ngành và rất nhiều trong số đó là những lãnh đạo chủ chốt của ngành y tế Việt Nam. Bên cạnh đó, lĩnh vực y học dự phòng và y tế công cộng cũng là nội dung quan trọng trong hợp tác giữa hai bên, tiêu biểu là hợp tác giữa các Viện Pasteur của Việt Nam với mạng lưới các Viện Pasteur của Pháp trong việc phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm như SARS, H5N1, H1N1, và các bệnh dịch truyền nhiễm mới nổi như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Ngoài ra hai Bộ trưởng cũng thảo luận về những triển vọng hợp tác y tế thời gian tới trong bối cảnh mô hình bệnh tật và các yếu tố nguy cơ đang có nhiều thay đổi và tạo ra những thách thức mới cho ngành y tế hai nước.

Nhân dịp này, hai Bộ trưởng đã ký kết Ý định thư giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Đoàn kết và Y tế CH Pháp trong lĩnh vực y tế, trong đó hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong 4 lĩnh vực bao gồm: Đào tạo nguồn nhân lực y tế cho Việt Nam đặc biệt là đào tạo bác sỹ và nhân viên y tế, cán bộ quản lý và lãnh đạo y tế, thanh tra y tế, quản lý bệnh viện và chăm sóc người cao tuổi; Phòng chống các bệnh lây nhiễm, tập trung vào công tác phòng chống HIV/AIDS, phòng chống các bệnh lao, sốt rét, viêm gan virus và các bệnh truyền nhiễm mới nổi; Y tế công cộng, y học dự phòng đặc biệt là phòng ngừa các yếu tố nguy cơ chẳng hạn hút thuốc lá và các chất gây nghiện, sức khỏe tâm thần cho trẻ em và vị thành niên, vấn đề kháng kháng sinh và Xây dựng chính sách và khung pháp lý cho việc truyền máu và ghép tạng.

Đoàn công tác của Bộ Y tế đã tham dự Hội thảo Y tế Pháp Việt do Đại sứ quán Việt Nam tại CH Pháp và Liên hội Y tế Pháp – Việt đồng tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của 250 đại biểu là các giáo sư, bác sĩ, các nhà khoa học đầu ngành của CH Pháp và Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, những kết quả của hợp tác y tế giữa Việt Nam  và CH Pháp giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân Việt Nam và góp phần thặt chặt tình hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia trong suốt những năm qua. Đoàn đại biểu Việt Nam đã chia sẻ những ưu tiên của ngành y tế Việt Nam trong thời gian tới.

Nhân dịp này, Bộ Y tế Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân cho 30 giáo sư, bác sỹ, chuyên gia Pháp và chuyên gia Pháp gốc Việt đã có nhiều đóng góp cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Việt Nam trong thời gian qua.

Trong thời gian công tác tại CH Pháp, đoàn đại biểu Bộ Y tế Việt Nam đã thăm và làm việc tại Cơ quan Y tế Quốc gia Pháp (HAS), Trung tâm Máu quốc gia của CH Pháp. Bộ trưởng đã chứng kiến lễ ký Ý định thư hợp tác giữa Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thuộc Bộ Y tế Việt Nam và Trung tâm Máu quốc gia của Pháp trong lĩnh vực truyền máu. Ý định thư này sẽ tạo điều kiện để Việt Nam cải thiện việc tự cung cấp máu, hiến máu tình nguyện và các chế phẩm máu có hạn sử dụng ngắn, đảm bảo an toàn vềvi sinh học của các đơn vị máu hiến.

Bộ trưởng và đoàn công tác đã đến thăm và  làm việc tại Viện Pasteur Paris nhằm tăng cường hợp tác giữa Viện Pasteur Paris và hệ thống các Viện Pasteur Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh mới nổi, phòng chống HIV/AIDS, lao và viêm gan virus C cũng như các bệnh truyền nhiễm mới nổi, hợp tác tăng cường mạng lưới y học dự phòng giữa hai nước.

Đoàn cũng đã đến thăm Bệnh viện Pitié-Salpêtrière là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu của Pháp cả về quy mô và kĩ thuật chuyên môn. Bệnh viện có 90 tòa nhà trải rộng trên diện tích 33 héc ta với rất nhiều trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng nổi tiếng trên thế giới. Tại đây, đoàn công tác đã được tham quan và tìm hiểu mô hình Trung tâm khám chữa bệnh trong ngày của Bệnh viện.Bộ trưởng cũng đánh giá cao hiệu quả mô hình này và coi đây là một mô hình mà Việt Nam có thể học hỏi để giảm thời gian khám chữa bệnh của bệnh nhân và cải thiện chất lượng của dịch vụ khám chữa bệnh.

Trong quá trình làm việc tại Paris, Đoàn công tác của Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện K cũng đã có buổi hội đàm và ký kết Thỏa thuận hợp tác về giảng dạy và nghiên cứu học thuật  và trao đổi sinh viên giữa Đại học Y Hà Nội và Đại học Paris 13.

Tại buổi làm việc với Viện trường ISPED thuộc Đại học Bordeux 2, đoàn đã được nghe các giáo sư của Viện ISPED chia sẻ về các hướng nghiên cứu mới của Viện trong đó tập trung vào lĩnh vực y tế công cộng và y học dự phòng. Các đại biểu đã trao đổi về việc tăng cường y tế dự phòng trong tổ chức và triển khai hoạt động của Bệnh viện và sáng kiến thành lập “Đơn vị hỗ trợ các hoạt động dự phòng” trong bệnh viện.

Làm việc với BV trường Đại học Bordeux, một trong những bệnh viện thực hành lớn nhất của Pháp, đoàn đã được nghe các chuyên gia trình bày và tham quan mô hình tổ chức của Bệnh viện và các khoa phòng đặc biệt là tập trung vào các kinh nghiệm thành lập Hội đồng Bệnh viện cũng như cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính cho bệnh viện công.

Chuyến thăm của Đoàn Đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đã thành công tốt đẹp, góp phần nâng tầm hợp tác y tế giữa hai quốc gia lên một tầm cao mới.

2.    Việt-Pháp ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực y tế

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, nhận lời mời của Bộ trưởng Đoàn kết và Y tế Pháp Agnes Buzyn, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Bộ Y tế Việt Nam thăm và làm việc tại Cộng hòa Pháp từ ngày 13-17/6.

Chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt nhằm mục đích cụ thể hóa những thỏa thuận quan trọng đạt được trong chuyến thăm chính thức Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 3/2018 vừa qua, đưa hợp tác y tế trở thành một trong những trụ cột của Đối tác chiến lược giữa hai nước, đặc biệt trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 25 năm ký Hiệp định chính phủ về hợp tác y tế và 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp.

Tại cuộc hội đàm ngày 14/6, hai bộ trưởng đã hoan nghênh những kết quả to lớn đã đạt được 25 năm qua trong lĩnh vực y tế, nhất là Pháp đã hỗ trợ đào tạo hơn 3.000 bác sỹ nội trú Việt Nam tại Pháp, 1.500 bác sỹ sau đại học tại Việt Nam, hiện nay đang là những giáo sư, bác sỹ giỏi, các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và rất nhiều trong số đó là những lãnh đạo chủ chốt của ngành y tế Việt Nam.

Y học dự phòng và y tế công cộng cũng là các lĩnh vực hợp tác tiêu biểu của hai bên với các chương trình trao đổi của các Viện Pasteur của Việt Nam với mạng lưới các Viện Pasteur của Pháp trong phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm như SARS, H5N1, H1N1 và các bệnh dịch truyền nhiễm mới nổi như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng.

Hai bộ trưởng đã thảo luận về triển vọng hợp tác y tế song phương trong thời gian tới, trong bối cảnh mô hình bệnh tật và các yếu tố nguy cơ đang có nhiều thay đổi, đặt ra những thách thức mới cho ngành y tế của hai nước, đặc biệt là việc trao đổi kinh nghiệm khi ngành y tế Việt Nam đang đứng trước các yêu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải cách hệ thống bệnh viện theo hướng thực hiện tự chủ, và Bộ Y tế và Đoàn kết Pháp cũng đang thực hiện chương trình cải cách tăng cường quản lý chi tiêu công, cải tiến trợ cấp y tế cho những người có thu nhập thấp, góp phần tăng cường đồng thuận xã hội.

Nhân dịp này, hai Bộ trưởng đã ký kết Ý định thư hợp tác, trong đó hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong 4 lĩnh vực bao gồm đào tạo nguồn nhân lực y tế cho Việt Nam, phòng chống các bệnh lây nhiễm, y tế công cộng và y học dự phòng, xây dựng chính sách và khung pháp lý cho việc truyền máu và ghép tạng.

Trong thời gian làm việc Pháp, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã tham dự Hội thảo Y tế Pháp-Việt tại Đại học Sorbonne và trao kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho 30 giáo sư, bác sỹ, chuyên gia Pháp và Việt kiều đã có nhiều đóng góp cho phát triển ngành y tế Việt Nam trong thời gian qua.

Đoàn đại biểu Bộ Y tế đã làm việc tại Hội đồng cấp cao về Y tế của Pháp (HAS). Hai bên cũng đã nhất trí tăng cường hợp tác nâng cao năng lực và trao đổi chuyên môn giữa các đơn vị của hai bên.

Tại Paris, đoàn đã đến thăm Trung tâm Máu quốc gia, Viện Pasteur Paris, bệnh viện Pitié-Salpêtrière lớn nhất thủ đô và Viện nghiên cứu não và tủy sống. Tại Bordeaux, đoàn đã làm việc với Viện trường ISPED thuộc Đại học Bordeaux 2 và thăm Bệnh viện Đại học Bordeaux.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã chứng kiến lễ ký Ý định thư hợp tác giữa Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương Việt Nam và Trung tâm Máu quốc gia của Pháp trong lĩnh vực truyền máu.

Bên cạnh đó, thỏa thuận hợp tác về giảng dạy và nghiên cứu học thuật đã được ký kết giữa Đại học Y Hà Nội và Đại học Paris 13, nhằm trao đổi chuyên gia, xây dựng các nghiên cứu chung, đào tạo nghiên cứu sinh tiến sỹ, cấp bằng kép và trao đổi sinh viên./.

3.    Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến chúc mừng cơ quan báo chí nhân 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam(21/6/1925 – 21/6/2018), ngày 18/6/2018 tại Hà Nội, GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế cùng Lãnh đạo một số Vụ/Văn phòng Bộ/Cục thuộc Bộ Y tế đã đến thăm, chúc mừng cơ quan quản lý báo chí: Đài Truyền hình Việt Nam, Cục Báo chí, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Tạp chí Đảng Cộng sản, Báo Tiền phong, Báo Xây dựng và Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế

Tại các đơn vị đến thăm, thay mặt Lãnh đạo Bộ Y tế, GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế ghi nhận biểu dương sự chỉ đạo sát sao kịp thời của các cơ quan quản lý báo đối với các hoạt động báo chí nước nhà trong đó có công tác báo chí Ngành Y tế, đồng thời góp ý kiến xây dựng về những kết quả đạt được và cả những việc cần rút kinh nghiệm để Ngành Y tế kịp thời chấn chỉnh giúp cho công tác quản lý điều hành tốt hơn.

Thông qua các cơ quan báo đài, thông tin về hoạt động của Ngành Y tế đã được truyền tải đầy đủ, đa dạng trên các sản phẩm báo chí, truyền hình của các đơn vị. Các cơ quan báo chí đã giúp độc giả, người dân nắm rõ hơn các chính sách y tế cũng như giúp truyền tải tiếng nói người dân đến với các nhà quản lý ngành.

Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế mong muốn trong thời gian tới các báo tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, cùng phối hợp với hoạt động Ngành Y tế để thực hiện tốt việc tuyên truyền chủ trương, chính sách mới với kiến thức nâng cao sức khỏe nhân dân.

Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Thứ trưởng thường trực Nguyễn Viết Tiến chúc lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí không ngừng phát triển, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành cùng Ngành Y tế trong các hoạt động, là cầu nối để truyền tải những thông tin chính xác, góp phần cùng với Ngành Y tế trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí trân trọng cảm ơn sự ghi nhận và những lời chúc tốt đẹp của đồng chí Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, đồng thời nhấn mạnh sẽ tiếp tục đồng hành cùng Ngành Y tế trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.

4.    Thứ trưởng Bộ Y tế thăm và chúc mừng báo Gia đình Việt Nam nhân dịp 21/6

Thứ trưởng Bộ Y tế, Phạm Lê Tuấn cùng đại diện các Cục, vụ của Bộ Y tế đã đến thăm và chúc mừng báo Gia đình Việt Nam nhân dịp 21/6.

Sáng nay (18/6), Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng các đồng chí lãnh đạo các Cục, vụ của Bộ Y tế đã đến thăm và chúc mừng lãnh đạo, PV, BTV báo Gia đình Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2018).

Phát biểu chúc mừng báo Gia đình Việt Nam, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh vai trò của báo Gia đình Việt Nam trong việc tuyên truyền các vấn đề về dân số, gia đình, công tác chăm sóc sức khỏe gia đình, bà mẹ, trẻ em... những vấn đề cốt lõi trong công tác y tế nói chung và nhiệm vụ của Bộ Y tế nói riêng.

“Công tác dân số gia đình là vấn đề không thể tách rời của Bộ Y tế và trong những năm qua báo Gia đình Việt Nam đã làm rất tốt công tác tuyên truyền cho những vấn đề đó”, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh.

Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nhấn mạnh vai trò của báo Gia đình Việt Nam trong việc tuyên truyền các vấn đề về dân số, công tác chăm sóc sức khỏe...

Trao đổi với lãnh đạo, PV, BTV báo Gia đình Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh đến công tác y tế cộng đồng, một trong những vấn đề cần sự hưởng ứng của các cơ quan báo chí trong đó có báo Gia đình Việt Nam để tuyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng đến người dân.

Thay mặt lãnh đạo báo Gia đình Việt Nam, ông Hồ Minh Chiến – Tổng biên tập báo Gia đình Việt Nam đã cám ơn sự quan tâm của Bộ Y tế nói chung và sự quan tâm động viên của Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cùng các đồng chí lãnh đạo các Cục, vụ của Bộ Y tế nói riêng.

Ông Hồ Minh Chiến nhấn mạnh: “Trong nhiều năm qua báo Gia đình Việt Nam luôn bám sát tôn chỉ mục đích của mình, tuyên truyền các vấn đề về gia đình, chăm sóc sức khỏe đến người dân cũng như các vấn đề xã hội khác. Bên cạnh sự nỗ lực của mình, Báo Gia đình Việt Nam được sự quan tâm của Bộ Y tế, để báo tham gia sâu rộng các hoạt động tuyên truyền, phối hợp thực hiện các sản phẩm, ấn phẩm phục vụ công tác như xuất bản cuốn Sổ tay công tác Y tế, sách Chân dung thầy thuốc ưu tú, thầy thuốc nhân dân, anh hùng lao động ngành y tế thời kỳ đổi mới, cuốn niên giám trang vàng...Vì vậy, báo mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của Bộ Y tế để cùng làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng coogn tác chăm sóc sức khỏe nhân dân”.

Liên quan đến công tác tuyên truyền dân số, một trong những nội dung liên quan mật thiết đến các chương trình của Bộ Y tế, ông Hồ Minh Chiến cũng chia sẻ nhiều vấn đề mà báo Gia đình Việt Nam đã làm tốt trong thời gian qua đó là những định hướng thay đổi về công tác dân số theo chủ trương của Bộ Chính trị… đó là những vấn đề thiết thực và ý nghĩa góp phần vào sự phát triển xã hội.

Thay mặt Bộ Y tế, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cũng đã trao lẵng hoa chúc mừng báo Gia đình Việt Nam nhân dịp Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam.

5.    Lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Công an chúc mừng báo Pháp Luật TP.HCM

Sáng 18-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường dẫn đầu đoàn đến thăm, chúc mừng báo Pháp Luật TP.HCM nhân kỷ niệm 93 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.Thứ trưởng Trương Quốc Cường gửi lời chúc mừng tới tập thể đội ngũ những người làm báo của Pháp Luật TP.HCM.

Thứ trưởng Trương Quốc Cường chúc lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo Pháp Luật TP.HCM sức khỏe, không ngừng phát triển, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Ông mong báo Pháp Luật TP.HCM nói riêng và các cơ quan báo chí nói chung tiếp tục đồng hành cùng ngành y tế trong các hoạt động, là cầu nối để truyền tải tới bạn đọc những thông tin chính xác, hữu ích, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Nói về ngành của mình, Thứ trưởng cho hay ngành y tế là ngành nóng, thời gian qua Bộ Y tế luôn có nhiều nỗ lực. Lãnh đạo luôn đôn đốc các đơn vị trực thuộc trong công tác thăm khám, chữa bệnh cho người dân để ngày một tốt hơn.

Ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, cảm ơn Bộ Y tế có nhiều sự quan tâm đến hoạt động của báo chí, ông bày tỏ sự chia sẻ những khó khăn, đồng thời hoan nghênh nỗ lực của ngành y tế thời gian qua. Ông mong Bộ Y tế trong vai trò quản lý của mình sẽ dành thêm nhiều sự lắng nghe để tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin để nâng cao hơn nữa công tác chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.

Cũng trong sáng 18-6, Thiếu tướng Nguyễn Khắc Khanh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an), cũng đã đến thăm báo Pháp Luật TP.HCM nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Nói chuyện tại đây, Thiếu tướng Khanh cho rằng quá trình tác nghiệp của báo chí có nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng là khó khăn do nhận được nhiều thông tin khác nhau. Các bên có thể cùng chia sẻ, tìm hướng đi tốt nhất.Điều quan trọng là thông tin đưa ra phải công tâm và chính xác.

Tổng Biên tập Mai Ngọc Phước cảm ơn sự hỗ trợ của Bộ Công an trong thời gian qua và mong muốn sẽ có sự hỗ trợ tốt hơn về mặt thông tin thời gian tới. Ông cũng gửi tới tập thể cán bộ, chiến sĩ Tổng cục An ninh Bộ Công an nói riêng và toàn lực lượng nói chung lời chúc sức khỏe, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

6.    Từ ngày 15/7, giá của 88 dịch vụ y tế do BHYT chi trả sẽ giảm

Từ ngày 15/7/2018 có 6 giá khám bệnh theo hạng BV và trạm y tế xã, 42 giá ngày giường theo hạng BV và 40 dịch vụ kỹ thuật chủ yếu là các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm, X quang, MRI, CT scanner, PET-CT; Nội soi tai mũi họng, y học cổ truyền, phục hồi chức năng sẽ được điều chỉnh.

Theo Thông tư 15 (thay thế thông tư 37 trước đó) quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp, sẽ điều chỉnh 88 mức giá dịch vụ y tế, trong đó 6 giá khám bệnh theo 5 hạng bệnh viện (BV) và trạm y tế xã, 42 giá ngày giường theo hạng BV và trạm y tế, 40 giá dịch vụ kỹ thuật chủ yếu là các dịch vụ chẩn đoán như: Siêu âm, Xquang, MRI, CT scanner, PET-CT...

Theo đó, giá khám bệnh sẽ giảm 15-20% (tiền khám bệnh sẽ giảm từ 4.800 đến 5.900 đồng ở các hạng BV) giá khám tại BV hạng đặc biệt, hạng 1 giảm xuống chỉ còn 33.100 đồng; giá hiện nay là 39.000. Tương tự, giá tại BV hạng 2 còn 29.600 thay vì 35.000 đồng.Giá khám tại trạm y tế xã, BV hạng 4 cũng giảm từ 29.000 còn 23.300 đồng.

Giá giường bệnh được ban hành thấp hơn đề xuất ban đầu; tăng tại các BV hạng đặc biệt và giảm ở các hạng còn lại. Giá ngày giường điều trị giảm từ 2 - 10% theo từng hạng BV. Cụ thể, giá giường điều trị hồi sức tích cực, ghép tạng, ghép tế bào gốc... tại bệnh viện hạng đặc biệt sẽ tăng lên 687.100 đồng; thấp hơn đề xuất ban đầu gần 64.000 đồng; giá hiện áp dụng là 677.100 đồng. Tại BV hạng 1 sẽ giảm từ 632.200 xuống còn 615.600 đồng.Giá ngày giường hồi sức cấp cứu, chống độc tại BV hạng 4 cũng giảm từ 226.000 xuống 221.200 đồng. Trường hợp người bệnh nằm trên băng ca, giường gấp sẽ được áp dụng mức giá bằng 50% giá ngày giường theo từng loại chuyên khoa.

Ngoài ra, giá một số dịch vụ chụp X-quang, chụp CT scanner cũng giảm. Đặc biệt, chi phí phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày từ hơn 4 triệu xuống còn 2,8 triệu đồng.

Đáng chú ý là một số dịch vụ kỹ thuật giảm rất lớn như phẫu thuật cắt Amidan bằng dao điện giảm từ 3,6 triệu xuống còn 2 triệu đồng, phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch AVF giảm từ 7,2 triệu xuống còn 3,6 triệu đồng, xét nghiệm Mycobacterium tuberculosis định danh và kháng RMP Xpert giảm đến 6 lần, nội soi tai mũi họng giảm hơn 2 lần.

Giá khám bệnh BHYT cho người dân tại nhiều BV và trạm y tế giảm từ 15-20% theo quy định tại Thông tư 15. Thông tư này cũng quy định các bệnh viện phải bố trí nhân lực, số bàn khám theo yêu cầu để bảo đảm chất lượng; mỗi bàn khám không quá 65 lượt một ngày. Vượt quá con số này; cơ quan bảo hiểm xã hội chi thanh toán bằng 50% mức giá khám bệnh.Trong thời gian tối đa một quý, nếu vẫn còn tình trạng này thì bảo hiểm xã hội không thanh toán tiền khám bệnh từ lượt khám thứ 66 trở lên. Trường hợp người bệnh nằm trên băng ca, giường gấp sẽ được áp dụng mức giá bằng 50% giá ngày giường theo từng loại chuyên khoa quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, việc điều chính giá dịch vụ khám chữa bệnh hàng năm là cần thiết, vì giải quyết bất cập trong thực tế cũng như việc điều chỉnh giá Thông tư 37 lần này nhằm cân đối quỹ và chất lượng khám chữa bệnh. Trước mắt, do chưa thể điều chỉnh mức đóng BHYT nên để bảo đảm cân đối quỹ, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh giá của một số dịch vụ thông thường như khám bệnh, chiếu, chụp, chẩn đoán, siêu âm, giường...

Theo Bộ trưởng, tuy chỉ điều chỉnh một số dịch vụ (đa số là giảm giá) nhưng tác động lớn đến khả năng cân đối quỹ BHYT, vì đây là các dịch vụ sử dụng nhiều, điều chỉnh để giảm tần suất sử dụng.  Chủ yếu là điều chỉnh giảm số lượt khám/bàn khám, công suất sử dụng máy móc, thiết bị, giường bệnh, nhất là các BV tuyến tỉnh, tuyến huyện tăng, do được đầu tư, nâng cấp, thông tuyến, người bệnh sử dụng nhiều hơn nên giảm được chi phí, nhiều loại vật tư, hóa chất giá giảm so với trước đây do hiệu quả của công tác đấu thầu. “Việc điều chỉnh này không ảnh hưởng các đối tượng người nghèo, cận nghèo”- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tiến hành khảo sát tổng thể, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước để xây dựng giá dịch vụ y tế theo hướng phân loại để giảm bớt số lượng dịch vụ y tế hiện nay (trên 18.000 dịch vụ), sắp xếp lại theo nguyên tắc thuận lợi cho quản lý, dễ thực hiện cho các cơ sở y tế và bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT; làm căn cứ để ban hành định mức, xây dựng giá của các dịch vụ này (mức giá gồm chi phí trực tiếp, tiền lương (theo lương cơ sở 1.390.000 đ) và chi phí quản lý.

Đồng thời, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay Nghị định số 85/NĐ-CP, trong đó đặc biệt lưu ý tăng nhân lực cho các BV để nâng cao chất lượng; giao tự chủ cho các BV/Trung tâm y tế huyện phù hợp để giảm áp lực tự chủ tài chính.

7.    Bộ Y tế chốt phương án điều chỉnh, giá viện phí giảm mạnh từ 15/7

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư có hiệu lực từ ngày 15/7/2018, theo hướng giảm giá nhiều dịch vụ trong y tế.

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư số 15/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.

Theo thông tư này, giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc sẽ được thống nhất, áp dụng với các cơ sở y tế, đơn vị, tổ chức và cá nhân có tham gia vào quá trình khám, chữa bệnh và thanh, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế.

Đơn cử, giá khám bệnh ở bệnh viện (BV) hạng đặc biệt và BV hạng 1 giảm từ 39.000 đồng xuống 33.000 đồng/lượt khám, BV hạng 2 từ 35.000 đồng xuống 29.600 đồng/lượt, BV hạng 3 từ 31.000 đồng xuống 26.000 đồng/lượt, BV hạng 4 và trạm y tế xã từ 29.000 đồng xuống 23.300 đồng/lượt.

Cùng đó, giá giường bệnh hồi sức tích cực, ghép tạng, ghép tế bào gốc... tại bệnh viện hạng đặc biệt điều chỉnh tăng 677.100 đồng lên 687.000 đồng/ngày; tại BV hạng 1 có giá là 615.600 đồng/ngày; với giường bệnh hồi sức cấp cứu tại BV hạng đặc biệt là 401.300 đồng/ngày và BV hạng 4 sẽ giảm từ 226.000 đồng xuống 221.000 đồng/ngày.

Ngoài ra, thông tư cũng quy định mức giá chi tiết của các loại phẫu thuật tim, phẫu thuật tim kín, phẫu thuật tim, mạch có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể, phẫu thuật cắt phổi, phẫu thuật cắt u trung thất...; các phẫu thuật nội soi, phẫu thuật cắt lách..

Đồng thời các dịch vụ nội soi tai mũi họng cũng được giảm hơn 100 nghìn đồng, siêu âm giảm 8 nghìn đồng, chụp X-quang số hóa 1 phim giảm 5 nghìn đồng; chụp CT scanner đến 32 dãy không có thuốc cản quang từ 536 nghìn đồng xuống còn 512 nghìn đồng, chụp cộng hưởng từ (MRI) có thuốc cản quang từ 2,336 triệu đồng xuống 2,2 triệu đồng…

Thông tư điều chỉnh này áp dụng với những người điều trị nội trú hoặc ngoại trú từ thời điểm thông tư có hiệu lực.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, thông tư được ban hành sau khi đã được liên Bộ Y tế, Tài chính cùng với Bảo hiểm xã hội Việt Nam rà soát điều chỉnh và thống nhất trong hai tháng 4, tháng 5/2018. Giá dịch vụ y tế được tính đúng, tính đủ, phụ thuộc vào chi phí đầu vào như điện, nước, vật tư, hóa chất...

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/7/2018.Bộ Y tế cho biết tới đây sẽ tiếp tục sắp xếp lại 18.000 dịch vụ y tế thành nhóm từ 2.000 - 3.000 dịch vụ để xây dựng giá cho các dịch vụ này.

8.    Đình chỉ lưu hành toàn quốc lô thuốc tiêm kém chất lượng của Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn đình chỉ lưu hành toàn quốc đối với lô thuốc bột đông khô pha tiêm Vintrypsine của Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc sản xuất.

Sôi động cùng WORLD CUP 2018 với những tin tức nóng bỏngSôi động cùng WORLD CUP 2018 với những tin tức nóng bỏng XEM lịch Full tất cả các trận đấu tại World Cup 2018 Lịch World Cup 2018 theo giờ Việt Nam

Cụ thể, theo công văn số 1124/QLD - CL của Cục Quản lý Dược, lô thuốc bột đông khô pha tiêm Vintrypsine có số đăng ký: VD - 25833 - 16, số lô lọ bột đông khô: 030118; NSX: 04/01/2018; HD: 04/01/2021; số lô lọ dung môi: 010118; NSX: 02/01/2018, HD: 02/01/2022 do Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc sản xuất bị đình chỉ do không đạt chất lượng về chỉ tiêu nội độc tố vi khuẩn đối với lọ dung môi.

Theo nội dung công văn, ngoài việc ra quyết định đình chỉ lưu hành toàn quốc loại thuốc nói trên, Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc phối hợp với nhà phân phối thuốc phải gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc bột đông khô pha tiêm Vintrypsine trong vòng 48 giờ kể từ ngày ký công văn.

Gửi báo cáo thu hồi về Cục Quản lý Dược trong thời hạn 18 ngày kể từ ngày ký công văn, hồ sơ thu hồi bao gồm số lượng sản xuất, số lượng phân phối, ngày sản xuất, số lượng thu hồi, các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng đã mua thuốc theo quy định hiện hành.

Cục yêu cầu Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc không đạt chất lượng nêu trên, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện, xử lý những đơn vị vi phạm theo quy đinh, báo cáo về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan.

Sở Y tế TP. Hà Nội, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra và giám sát Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định.

9.    6 tỉnh có nguy cơ lây lan, bùng phát mạnh dịch sởi – rubella

Trong 5 tháng đầu năm 2018 đã ghi nhận 6 tỉnh có số ca mắc dịch sởi – rubella tăng cao, có nguy cơ lây lan, bùng phát mạnh. Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cùng 6 tỉnh về việc khắc phục tình hình tại một số địa phương có số mắc sởi cao trong 5 tháng đầu năm 2018 và nguy cơ dịch bùng phát mạnh.

Đồng thời, Cục Y tế Dự phòng cũng chấp thuận kiến nghị bổ sung vắc sin sởi – rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi tại các địa phương có số ca mắc cao ngay trong tháng 6/2018. Trước mắt, để kịp thời giải quyết tình hình trên và không để dịch sởi bùng phát mạnh, Cục Y tế Dự phòng đề nghị Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phối hợp với Sở Y tế của các tỉnh gồm: Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu và Thanh Hóa cần triển khai các nội dung sau:

- Thực hiện tốt việc giám sát nhằm phát hiện sớm ca bệnh, tiến hành cách ly triệt để nhằm hạn chế lây lan cũng như triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo đúng hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sở - rubella cho trẻ em từ 1-4 tuổi tại 33 huyện có nguy cơ cao trên địa bàn 6 tỉnh trên, đảm bảo đạt tỉ lệ 95% trên quy mô xã, phường và an toàn theo quy định.

- Cung ứng đủ, kịp thời vắc xin sởi – rubella và vật tư tiêm chủng. Kinh phí mua vắc xin và vật tư bố trí tiêm chủng từ nguồn ngân sách Trung ương do Bộ Y tế trực tiếp quan lý năm 2018.

- Hướng dẫn địa phương điều tra, quản lý chặt chẽ, hạn chế tối đa việc bỏ sót đối tượng nhằm đạt tỉ lệ tiêm chủng cao.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, đảm bảo việc triển khai tiêm chủng đúng tiến độ kỹ thuật, an toàn, hiệu quả.

10.  Cơ sở y tế tư nhân được tính bảo hiểm y tế như bệnh viện hạng 4

Các cơ sở khám, chữa bệnh chưa được phân hạng, phòng khám quân y, phòng khám quân dân y, bệnh xá quân y, bệnh xá; phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân cùng với nhiều cơ sở y tế khác vừa được Bộ Y tế quy định mức giá khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thống nhất trên toàn quốc.

Ngày 18.6, Bộ Y tế cho biết đã ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BYT quy định về việc thống nhất giá dịch vụ, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp.

Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã được Bộ Y tế ban hành đối với tất cả các bệnh viện được phân hạng, nhưng còn rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh, nhất là các phòng khám tư nhân chưa được phân hạng nên việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như thế nào vẫn chưa có sự thống nhất. Vì thế, Bộ Y tế phải ban hành thông tư này đã thống nhất giá thanh toán bảo hiểm y tế của tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.

Theo đó, các cơ sở khám, chữa bệnh chưa được phân hạng, phòng khám quân y, phòng khám quân dân y, bệnh xá quân y, bệnh xá; phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân được áp dụng mức giá của của bệnh viện hạng 4.

Trong khi đó, phòng khám ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố không trực thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố sẽ được áp mức giá khám bệnh của bệnh viện hạng 2.

Riêng các viện có giường bệnh, trung tâm y tế có chức năng khám chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức bệnh viện; trung tâm y tế huyện có chức năng khám chữa bệnh được xếp hạng bệnh viện sẽ áp dụng mức giá của bệnh viện hạng tương đương.

Đối với những phòng khám đa khoa khu vực thuộc trung tâm y tế hoặc bệnh viện tuyến huyện, Bộ Y tế cho biết đối với những trường hợp được cấp phép hoạt động bệnh viện hoặc phê duyệt chuyển đổi thành đơn vị nội trú của bệnh viện đa khoa khu vực của tỉnh, bệnh viện huyện, trung tâm y tế huyện được áp dụng giá của bệnh viện hạng 4.

Trong trường hợp chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, khám chữa bệnh ngoại trú nhưng được sở y tế quyết định có giường sẽ áp dụng mức giá của bệnh viện hạng 4; còn giường lưu áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng 4.

Các trạm y tế xã, phường, thị trấn, trạm y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường hợp, trạm y tế kết hợp quân dân y được áp dụng mức giá khám chữa bệnh của trạm y tế; còn các dịch vụ kỹ thuật ở đây sẽ tính bằng 70% bệnh viện hạng 4.

Đối với các trạm y tế được sở y tế quy định có giường lưu sẽ được áp dụng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng 4. Số ngày được thanh toán tối đa 3 ngày/người/đợt điều trị.Không thanh toán tiền khám bệnh trong trường hợp đã thanh toán tiền giường lưu tại trạm y tế xã.

Bên cạnh đó, trong thông tư này Bộ Y tế cũng quy định về cách xác định số lần, mức giá và thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp cụ thể; cách xác định số ngày giường, áp dụng mức giá và thanh toán ngày giường giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở y tế; áp dụng giá và điều kiện, mức thanh toán của một số dịch vụ kỹ thuật đặc thù...

11.  Học ngành Y Dược thời đại 4.0 – Cơ hội và thách thức

Xưa nay Y – Dược vẫn luôn là ngành học “hot” nhất, nhì trong hệ thống giáo dục Việt Nam.Được đánh giá là ngành học danh giá với nhiều tiềm năng về cơ hội việc làm trong tương lai.Vậy học Y Dược sẽ có cơ hội và thách thức như thế nào trong thời kỳ công nghiệp 4.0 đang bùng nổ như hiện nay.

“Ngành học hot” dường như là một khái niệm mang tính nhất thời.Bởi xã hội luôn phát triển và biến đổi không ngừng, từ đó mà các loại hình công việc cũng thay đổi để đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.Nếu kế toán, kiểm toán, tài chính – ngân hàng… từng là những ngành học có sức hút mạnh mẽ vào khoảng 7 – 8 năm về trước thì nay thật sự đã “hết thời”.

Tuy nhiên Y Dược thì vẫn luôn là ngành giữ được “phong độ”, bởi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người là mãi mãi, thậm chí ngày càng có xu hướng tăng cao.Hiện nay cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang bùng nổ trên toàn thế giới với sự tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.Và Y Dược cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vậy với những bạn theo học ngành này phải làm sao để làm chủ công nghệ và đón đầu xu thế việc làm trong tương lai?

Cơ hội cho những sinh viên theo học ngành Y Dược

Bản chất của cuộc cách mạng 4.0 chính là chuyển lao động từ hình thức thủ công, lao động chân tay sang lao động trí óc. Điều này đã mở ra cơ hội rất lớn cho các ngành nghề: công nghệ thông tin, y tế, công nghiệp chế biến, du lịch, điện tử… Áp dụng những cải tiến từ Cách mạng 4.0 nhiều doanh nghiệp cũng dần lấn sân sang ngành Y Dược, mở rộng cơ hội việc làm đông đảo sinh viên sau khi ra trường đến tận năm 2025.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia hiệp định AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN) và TPP (Hiệp hội đối tác xuyên Thái Bình Dương) dự kiến sẽ tạo ra 14 triệu việc làm ở khu vực ASEAN, trong đó Việt Nam chiếm 1/6 tổng nguồn nhân lực. Có một số ngành nghề mà người lao động được phép làm việc tại tất cả các quốc gia trong khu vực mà chỉ cần có tay nghề cao bao gồm: kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, điều dưỡng viên, dược sĩ và du lịch…

Có thể thể phân nửa trong số ngành nghề này thuộc nhóm ngành y tế. Vì vậy theo học Đại học Y Dược hay Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng là sự lựa chọn hợp lý tại thời điểm này để có cơ hội phát triển rất lớn trong tương lai.

Cơ hội nhiều thách thức cũng không ít

Bên cạnh những cơ hội mới, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt đặc biệt là đối với sinh viên trong lĩnh vực ngành Y Dược. Những kỹ thuật tiên tiến, những ứng dụng công nghệ thông minh sẽ được áp dụng vào trong việc điều trị và chăm sóc người bệnh. Điều này đòi hỏi sinh viên học tập trong lĩnh vực ngành Dược, Điều dưỡng hoặc Kỹ thuật Xét nghiệm… cần phải nâng cao kiến thức hội nhập với nền Y học hiện đại trên thế giới.

Hiện nay nguồn nhân lực ngành Y Dược vừa thiếu vừa yếu cả về số lượng cũng như chất lượng. Bởi vậy khi lựa chọn trường để theo học bạn cũng cần hết sức lưu ý tìm hiểu những trường Cao đẳng Y Dược có chương trình đào tạo tiến bộ, bám sát thực tế, có ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đặc biệt là những trường chú trọng đến việc phát triển kỹ năng thực tế công việc cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường.

Ngành Y Dược nói chung hay ngành Dược, ngành Điều dưỡng… đều là những ngành học liên quan trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe con người nên bạn cần được đào tạo ở những trường chuyên sâu để có được kiến thức chuyên môn cho đến kỹ năng hành nghề.

12.  Cuối năm 2018, sẽ tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi thay vì 9 tháng

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, dự kiến từ cuối năm 2018, ngành y tế sẽ điều chỉnh thời gian tiêm vaccine sởi cho trẻ, bắt đầu tiêm mũi 1 cho trẻ từ 6 tháng tuổi thay vì 9 tháng tuổi.

Hiện nay, trẻ được tiêm vaccine sởi mũi 1 vào lúc 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vào lúc 18 tháng tuổi. Việc quy định độ tuổi tiêm như vậy dựa theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Nếu trẻ được tiêm 1 mũi thì khả năng miễn dịch sẽ đạt 80%-85% và đủ mũi 2 sẽ đạt 90%-95%.

Thế nhưng trên thực tế, thời gian qua tại các bệnh viện đã ghi nhận hàng trăm ca mắc sởi ở trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi, thậm chí có những trẻ mới chỉ 6 tháng tuổi, tức là chưa đến tuổi tiêm vaccine đã mắc bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, thông thường trẻ dưới 9 tháng tuổi sẽ được bảo vệ bởi kháng thể của mẹ truyền sang con. Tuy nhiên, các khảo sát gần đây cho thấy nhiều người mẹ không có miễn dịch với sởi, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng đã mắc bệnh. Ngoài ra, có thể người mẹ có miễn dịch với sởi nhưng không cho con bú nên trẻ không được nhận đầy đủ miễn dịch từ mẹ.

Cũng vì vậy, vừa qua Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn nghiên cứu việc giảm độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi ở trẻ.Từ đó, các chuyên gia đánh giá việc tiêm chủng vaccine sởi khi trẻ ở tháng tuổi thứ 6 vẫn bảo đảm về hiệu quả miễn dịch.Hiện hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đang xem xét nghiên cứu này.

Dựa trên nhưng kết quả nghiên cứu và thử nghiệm ban đầu, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, ngay từ cuối năm nay, thay vì tiêm vaccine sởi từ thời điểm trẻ 9 tháng tuổi, tại 17 tỉnh, thành có nguy cơ dịch sởi bùng phát sẽ thực hiện tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng khuyến cáo những phụ nữ nên tiêm vaccine sởi - quai bị - Rubella ít nhất 3 tháng trước khi mang thai để phòng bệnh cho mẹ và con.  

13.  Khẩn trương tiêm vắc-xin phòng Sởi-rubella cho 6 tỉnh có nguy cơ cao

Trước tình hình một số địa phương ghi nhận ca mắc sởi cao trong thời gian qua, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã có công văn khẩn, đề nghị Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phối hợp tiêm vắc-xin Sởi-rubella cho vùng nguy cơ cao.

Theo đó, để kịp thời giải quyết tình hình, không để dịch sởi bùng phát mạnh, Cục Y tế dự phòng đề nghị Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Ban điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng phối hợp với Sở Y tế 6 tỉnh bao gồm: Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu và Thanh Hóa thực hiện tốt việc giám sát nhằm phát hiện sớm ca bệnh; tiến hành cách ly triệt để hạn chế lây lan cũng như triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo đúng hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi-Rubella cho trẻ từ 1-4 tuổi tại 33 huyện có nguy cơ cao trên địa bàn 6 tỉnh đảm bảo đạt tỷ lệ ít nhất là 95% trên quy mô xã, phường và an toàn theo quy định.

Cục Y tế Dự phòng yêu cầu Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung ứng đủ, kịp thời vắc-xin Sởi-Rubella và vật tư tiêm chủng. Kinh phí mua vắc-xin và vật tư tiêm chủng bố trí từ nguồn ngân sách trung ương do Bộ Y tế trực tiếp quản lý năm 2018 của Dự án 2-Tiêm chủng mở rộng thuộc Chương trình mục tiêu Y tế dân số.

Hướng dẫn địa phương điều tra, quản lý chặt chẽ, hạn chế tối đa việc bỏ sót đối tượng nhằm đạt tỷ lệ tiêm chủng cao; Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hỗ trợ về kỹ thuật, đảm bảo việc triển khai tiêm chủng đúng tiến độ, kỹ thuật, an toàn, hiệu quả.

14.  Tiêm bổ sung vaccine sởi rubella ở vùng lõm

Tỉ lệ tiêm chủng hiện đạt hơn 95% ở toàn quốc.Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, tiêm muộn, chủ yếu tại một số huyện miền núi, vùng sâu xa.Trong đó, 6 địa phương có tỉ lệ tiêm vaccine sởi rubella đạt tỉ lệ thấp.

Ngày 13.6, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Theo báo cáo tình hình của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tại một số địa phương có số ca mắc sởi cao trong 5 tháng đầu năm 2018. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đề xuất kế hoạch tiêm bổ sung vaccine sởi rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi tại các địa phương có số ca mắc sởi cao ngay trong tháng 6.2018.

Do đó, Sở Y tế 6 tỉnh thành là Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu và Thanh Hoá thực hiện việc giám sát nhằm phát hiện sớm ca bệnh, tiến hành cách ly triệt để hạn chế lây lan cũng như triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo đúng hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật.

Các địa phương trên có kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi rubella cho trẻ từ 1-4 tuổi tại 33 huyện có nguy cơ cao, đảm bảo tỉ lệ ít nhất 95% trên quy mô xã, phường và an toàn theo quy định.

Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, vaccine sởi rubella sẽ được cung ứng đầy đủ, kịp thời. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng sẽ được kiểm tra, giám sát, hỗ trợ về kỹ thuật, đảm bảo việc triển khai tiêm chủng an toàn, hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tỉ lệ tiêm chủng hiện đạt hơn 95% ở toàn quốc.Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, tiêm muộn, chủ yếu tại một số huyện miền núi, vùng sâu xa. Thứ trưởng mong muốn cha mẹ bảo vệ trẻ trước những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bằng cách đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

15.  Hà Nội: Đã có 148 trường hợp mắc sởi

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, nếu trong tháng 4 và đầu tháng 5/2018, trên địa bàn thành phố chỉ ghi nhận 2 - 6 ca bệnh sởi/tuần, thì nửa đầu tháng 6/2018, con số này là 20 ca/tuần.

Tính từ đâu năm đến nay, thành phố Hà Nội đã có 148 trường hợp mắc sởi. Đáng chú ý là trong số các trường hợp mắc sởi do chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh, có rất nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi, tức là những trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, số ca mắc sởi năm nay dự báo tăng cao, vì theo quy luật cứ 4 - 5 năm dịch sởi sẽ quay lại. Sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, do virus sởi gây ra. Bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người như trong trường học.

Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh thường là 12 - 14 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 21 ngày. Thời kỳ lây truyền là từ 1 ngày trước khi bắt đầu giai đoạn tiền triệu chứng (thông thường khoảng 4 ngày trước khi phát ban) đến 4 ngày sau khi xuất hiện ban, ít nhất là sau ngày thứ 2 phát ban.

Bệnh có những biểu hiện đặc trưng là sốt, phát ban, ho, mắt đỏ (viêm kết mạc mắt), sổ mũi (chảy nước mũi). Trẻ bị bệnh sởi tử vong chủ yếu là do biến chứng viêm phổi nặng và biến chứng viêm não. Vì vậy, khi trẻ chẳng may bị sởi, cha mẹ cần chú ý để phát hiện sớm biến chứng viêm phổi.

Trước tình hình bệnh sởi đang gia tăng tại Hà Nội, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội và các quận, huyện, thị xã giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh, kịp thời triển khai giải pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lan rộng.

Hiện, thành phố đã tổ chức tiêm chủng hàng tuần thay vì hàng tháng như trước đây để tạo điều kiện cho nhiều trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

Các trung tâm y tế của quận, huyện, thị xã có nhiệm vụ rà soát số trẻ nằm trong diện tiêm chủng mở rộng, bảo đảm trẻ được tiêm đầy đủ vắc-xin phòng bệnh sởi theo đúng quy định. Sở Y tế cũng khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai cần đi tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi - rubella (tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai) để phòng bệnh cho mẹ và con.

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh, Sở Y tế yêu cầu phân luồng bệnh nhân nghi mắc sởi ngay từ khu vực phòng khám, bố trí khu vực cách ly, điều trị bệnh sởi để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đồng thời tuyên truyền cho người nhà bệnh nhân khi chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế để tránh phát tán mầm bệnh.

16.  Vu khống bệnh viện qua mạng xã hội

BVĐK tỉnh Kon Tum vừa có phản ứng chính thức về một thông tin trên mạng xã hội "vu khống" bệnh viện. Khoảng 18 giờ ngày 12.6, tài khoản facebook "Sau Tran" đăng tải lên mạng xã hội về 1 bé trai khoảng chừng 1 tuổi bị gãy 5 ngón tay được đưa vào BVĐK tỉnh Kon Tum nhưng các y, bác sĩ bắt phải về nhà lấy giấy tờ mới cấp cứu. "Lâu nay tôi nghe người dân lên tiến (lên tiếng - PV) là bệnh viện xem mạng người không là thứ gì. Hôm nay bản thân tôi mới chứng kiến một bệnh nhân quá đau lòng...", dòng trạng thái của tài khoản facebook "Sau Tran" viết...

Sau khi nắm được thông tin trên mạng xã hội, BS Võ Văn Thanh, Giám đốc BVĐK tỉnh Kon Tum, đã yêu cầu ca trực Khoa cấp cứu là bác sĩ Bùi Thái Bình và đại diện khoa là Nguyễn Cảnh Son báo cáo lại vụ việc.

Theo báo cáo ban đầu, vào khoảng 17 giờ 15 ngày 12.6, Khoa cấp cứu BVĐK tỉnh Kon Tum tiếp nhận bệnh nhân A Kuưn (hơn 2 tuổi, ở làng Kon Hngo Ktu, xã Vinh Quang, TP.Kon Tum). Sau đó, các y, bác sĩ đã sơ cứu vết thương và qua chụp Xquang, xác định cháu vé bị thương phần mềm tay phải, không gãy ngón tay nên rửa vết thương, băng bó và cấp thuốc kháng sinh, sau đó cho cháu A Kuưu về nhà vì thương tích không nghiêm trọng.

Về thông tin các y, bác sỹ yêu cầu người nhà bệnh nhân về nhà lấy giấy tờ thì mới cho cháu A Kuưn vào cấp cứu, bác sĩ Thanh khẳng định không đúng như nội dung tài khoản facebook "Sau Tran" đã đăng. Bởi khi tiếp nhận bệnh nhân, các y, bác sĩ ca trực hôm đó sơ cứu ban đầu cho cháu A Kuưn xong thì điều dưỡng mới lấy thông tin bệnh nhân và hướng dẫn Y Dương (23 tuổi, mẹ cháu Kuưn) về nhà lấy chứng minh nhân dân, giấy tờ liên quan để bổ sung vào hồ sơ theo quy định đối với trẻ em dưới 72 tháng tuổi.

Bác sĩ Thanh cũng cho biết cháu bé bị thương tay phải, bị tổn thương ngón và bàn tay chứ không phải bị gãy 5 ngón tay bàn tay trái như facebook "Sau Tran" đã đăng.

BVĐK tỉnh Kon Tum đã mời người nhà cháu A Kuưn đến bệnh viện để làm rõ thái độ của các y, bác sỹ có đúng như facebook "Sau Tran" đã đăng không.Tại đây, gia đình bệnh nhân cũng xác nhận nội dung trên facebook đã đăng là sai sự thật.

Sau khi sự việc được đăng tải, BVĐK tỉnh Kon Tum đã báo cáo lên UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Y tế, Công an tỉnh và Sở TT-TT tỉnh Kon Tum về vụ việc tài khoản facebook "Sau Tran" đăng thông tin về bệnh viện không đúng sự thật, vu khống, lôi kéo người khác, làm ảnh hưởng đến uy tín bệnh viện; đề nghị UBND tỉnh Kon Tum cùng các sở, ngành chức năng kiểm tra, xác minh, làm rõ và xử lý nội dung của tài khoản facebook "Sau Tran".

Giám đốc BVĐK tỉnh Kon Tum, BS Võ Văn Thanh khẳng định: Việc chụp hình và đưa tin lên mạng xã hội mẹ và chị bệnh nhân hoàn toàn không biết và rất bức xúc khi sự việc bị người khác đưa lên mạng xã hội nhằm mục đích nói xấu bệnh viện và xúc phạm đến lãnh đạo, tập thể thầy thuốc của bệnh viện.

17.  Khắc phục hậu quả vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên đèo Lò Xo

2 giờ 15 ngày 16-6, xe khách BKS 34B-002.69 của nhà xe Đức Chính (thuộc Cty Việt Hưng, Hải Dương) do tài xế Vũ Văn Hồng (42 tuổi, trú Hải Dương) điều khiển chở 44 người, chạy hướng Hải Dương - Bình Phước, khi đến đèo Lò Xo trên QL14 (thuộc xã Đắc Pét, H. Đắc Glei, Kon Tum) thì lao xuống vực sâu 30m. Hậu quả vụ tai nạn làm 3 người chết, 34 người bị thương.

* Sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn xe khách ở Kon Tum vào rạng sáng 16-6, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân tử vong, thăm hỏi các nạn nhân bị thương. Phó Thủ tướng biểu dương lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND, Ban ATGT và các cơ quan chức năng của tỉnh Kon Tum đã kịp thời có mặt tại hiện trường để xử lý, khắc phục hậu quả vụ tai nạn. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã phân công Phó Chủ tịch chuyên trách UBATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng và đoàn công tác của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) trực tiếp đến hiện trường phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Kon Tum chỉ đạo xử lý, khắc phục hậu quả vụ tai nạn; thăm hỏi, hỗ trợ động viên gia đình các nạn nhân tử vong và nạn nhân bị thương.

Hiện trường vụ tai nạn khiến nhiều người rùng mình, lan can sắt bảo vệ phần ta-luy âm trên đèo Lò Xo bị chiếc xe khách cày nát, văng nhiều nơi. Hành lý, bánh xe nằm rải rác từ trên đường xuống vực sâu khoảng 30m, nơi chiếc xe khách nằm bẹp dúm sát mép sông Đắc Pô Kô. Anh A Nia - CA viên CAX Đắc Pét cho biết: theo điều động của lãnh đạo xã Đắc Pét, 4 giờ ngày 16-6 anh cùng mọi người đã có mặt tại hiện trường vụ TNGT nói trên. Tuy nhiên, chiếc xe khách cùng người bị nạn nằm sâu dưới vực, lực lượng chức năng phải đi vòng hàng trăm mét mới tiếp cận được hiện trường. Trong khi đó, trời tối và mưa khiến việc đưa nạn nhân lên QL gặp nhiều khó khăn.

Đồng thời, ngay sau khi nhận thông tin về vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên, Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã huy động 5 xe cấp cứu cùng hàng chục y, bác sĩ nhanh chóng có mặt tại hiện trường. UBND H. Đắc Glei cũng điều động lực lượng CA, bộ đội, đoàn viên thanh niên cùng lực lượng của xã Đắc Pét tiến hành ứng cứu với các lực lượng chức năng khác.Đến 6 giờ 45 cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã đưa được toàn bộ người bị thương về Trung tâm Y tế H. Đắc Glei cấp cứu ban đầu.Sau đó, Trung tâm Y tế H. Đắc Glei đã chuyển các nạn nhân bị thương nặng về BV Đa khoa tỉnh Kon Tum điều trị. Trung tá Nguyễn Xuân Hướng - Phó phòng CSGT CA tỉnh Kon Tum, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh cho biết: Vụ TNGT làm 3 người tử vong tại chỗ, gồm: bà Nguyễn Thị Nhạn (67 tuổi), cháu Vũ Trung Đức (12 tuổi, cùng trú Ninh Bình) và cháu Đào Minh Đức (10 tuổi, trú Bình Phước). Ngoài ra, có 23 người bị thương được đưa đến điều trị tại BV Đa khoa tỉnh Kon Tum.Thương tâm hơn, 2 cháu Vũ Trung Đức và Đào Minh Đức đang nghỉ hè, được bố mẹ cho đi chơi thì gặp nạn.

Anh Vũ Trung Thiện (bố cháu Vũ Trung Đức) đau xót kể lại, khi đó đang lơ mơ ngủ nhưng vẫn cảm giác xe chạy quá nhanh do xuống dốc. Lúc đó, lái xe hô lớn: xe không phanh được! Cả xe nhốn nháo. Khoảng 3-5 phút sau đó, chiếc xe khách lao thẳng xuống vực sâu. Vụ tai nạn đã cướp đi đứa con trai của anh. “Cháu chuẩn bị vào lớp 5.Hè này tôi cho cháu vào Bình Phước chơi thăm bà con. Ai ngờ xảy ra cơ sự thế này! Nếu biết thế, bố không đưa con đi đâu, con ơi!” - anh Thiện nức nghẹn.

Còn anh Nguyễn Đình Hướng (37 tuổi), đưa mẹ là bà Nguyễn Thị Nhạn (67 tuổi) và 2 con trai là cháu Nguyễn Đình Vũ (13 tuổi) và Nguyễn Đình Vĩ (12 tuổi) từ H. Nho Quan (Ninh Bình) vào Bình Phước thăm bà con. Anh Hướng bàng hoàng kể lại: đang lơ mơ ngủ thì nghe lái xe bảo xe mất thắng, chỉ 5 phút sau xe lao xuống vực. Sau cơn choáng váng, nháo nhác tìm người thân thì phát hiện mẹ mình đã tử vong khi thi thể không còn nguyên vẹn và một đứa con trai bị thương.

Bác sĩ Võ Văn Thiện - Phó Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết: sáng 16-6, đơn vị tiếp nhận 23 nạn nhân. Đến trưa cùng ngày, có 4 nạn nhân bị thương nhẹ xin xuất viện.“Trong các bệnh nhân có 2 bệnh nhân nặng đã được phẫu thuật, bệnh nhân đa chấn thương đầu, cột sống, gãy nhiều xương sườn và chấn thương bụng, gan.Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.Còn lại các bệnh nhân khác chấn thương ở chân, tay, chúng tôi đã cấp cứu hiện tại sức khỏe đã ổn định” - bác sĩ Võ Văn Thiện cho biết thêm.

Trong sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, đã đến hiện trường và thăm hỏi, hỗ trợ người thân nạn nhân tử vong 5 triệu đồng/trường hợp, 2 triệu đồng/trường hợp bị thương. Ban ATGT H. Đắc Glei cũng hỗ trợ thân nhân người tử vong 5 triệu đồng/trường hợp và 2 triệu đồng đối với người bị thương. 20 giờ cùng ngày, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ban ATGT Quốc gia đã đến giường bệnh thăm hỏi, động viên các nạn nhân trong vụ TNGT nói trên. Đồng thời, ông Khuất Việt Hùng đã có buổi làm việc với ngành Giao thông tỉnh Kon Tum nhằm xử lý, khắc phục hậu quả vụ tai nạn. Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ban ATGT Quốc gia đã yêu cầu cơ quan chức năng khẩn trương xác minh nguyên nhân vụ TNGT, xác định lỗi của lái xe hay do xe. “Tôi đề nghị tạm đình chỉ hoạt động của DN theo Nghị định 86, khi để xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng. Thông tin ban đầu, xe khách không có dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trong vòng 3 ngày, như vậy DN không có kiểm tra. Rõ ràng chủ phương tiện giao xe không đủ điều kiện kinh doanh cho lái xe… Còn lái xe nếu không bị thương nặng, sức khỏe đủ điều kiện thì phải tạm giữ để điều tra” - ông Hùng cương quyết. Về những giải pháp căn cơ nhằm hạn chế TNGT xảy ra trên cung đèo Lò Xo đoạn qua tỉnh Kon Tum, ông Khuất Việt Hùng cho biết: Chúng ta sẽ kiểm tra toàn tuyến của đèo Lò Xo, tất cả những vị trí chúng ta gọi là tiềm ẩn tai nạn giao thông, đều có đánh giá để có một phương án căn cơ cho vấn đề giải quyết điều kiện ATGT cho toàn tuyến đèo Lò Xo chứ không chỉ là tại các điểm xảy ra tai nạn. Những ý kiến như là phương án về hộ lan cứng, hay là phương án hộ lan bánh xoay chúng ta sẽ bàn và sẽ có ý kiến. Tôi thiên về hướng tổ chức hộ lan bánh xoay nhưng với điều kiện là cái móng phải chắc chắn - ông Hùng chỉ đạo.

Sáng 17-6, Bộ GTVT cùng các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum tiến hành thị sát toàn tuyến đường ở đèo Lò Xo. Kon Tum có trách nhiệm báo cáo tất cả các vị trí thường xuyên xảy ra tai nạn, còn Bộ GTVT lên phương án để đưa ra các giải pháp khắc phục để giảm thiểu.

Theo nhận định của CA tỉnh Kon Tum: nguyên nhân ban đầu được xác định do xe mất hơi dẫn đến hệ thống phanh và chuyển hướng không còn tác dụng. Lái xe không thể dừng phương tiện, dẫn đến lao xuống vực. Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

18.  Triển khai cấp mã số bảo hiểm xã hội: Đồng bộ và thống nhất

Tại Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) mới đây, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin BHXH Việt Nam Nguyễn Hoàng Phương khẳng định, việc cấp mã số BHXH đã góp phần mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho cơ quan BHXH, mà cả cho người tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm, lợi ích cho đơn vị sử dụng lao động.

Hiệu quả giao dịch đóng - hưởng

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin BHXH Việt Nam Nguyễn Hoàng Phương, đối với người tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN chỉ cần cung cấp mã số BHXH khi thực hiện các giao dịch, có thể tra cứu trực tuyến quá trình đóng - hưởng các chế độ thông qua mã số BHXH trên Cổng thông tin điện tử ngành.

Đối với đơn vị sử dụng lao động, việc cấp mã số sẽ giúp giảm thời gian trong việc kê khai, cập nhật thông tin của người lao động khi giải quyết các chế độ bảo hiểm cho người lao động.

Đại diện Trung tâm Công nghệ thông tin BHXH Việt Nam cũng nhấn mạnh, với cơ quan BHXH, việc cấp mã số BHXH sẽ giúp quản lý chặt chẽ quá trình đóng - hưởng chế độ bảo hiểm của người tham gia đồng thời giúp cắt giảm thủ tục hành chính, giảm giờ giao dịch của cá nhân, tổ chức với cơ quan BHXH, tạo điều kiện thuận tiện cho người tham gia khi giao dịch; rút ngắn thời gian, thủ tục thực hiện nhiệm vụ về thu, cấp sổ và đổi sổ BHXH, thẻ BHYT.

Cụ thể, về thời hạn giải quyết cấp thẻ BHYT từ 7 ngày được rút ngắn còn 5 ngày. Khi cấp lại, đổi thẻ BHYT, nếu không thay đổi thông tin, thời gian giải quyết không quá 2 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đặc biệt, từ ngày 1/1/2019, thời gian giải quyết sẽ gói gọn trong ngày. Còn trường hợp thay đổi thông tin thì không quá 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Với người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám bệnh,  chữa bệnh việc thực hiện sẽ diễn ra trong ngày.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, hiện tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT đã kết nối, liên thông dữ liệu đến hệ thống giám định BHYT của cơ quan BHXH để thực hiện giám định tự động trên phần mềm. Nếu thời điểm cuối năm 2017, số cơ sở gửi dữ liệu, cơ sở ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh là 9.686/12.703 cơ sở thì đến ngày 28/5/2018, đã tăng lên 12.210/12.528 cơ sở.

Tiếp tục rà soát đồng bộ

Nhiều chuyên gia khẳng định, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa trong quản lý khám chữa bệnh, thống nhất trong giám định, thanh toán BHYT là nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế và BHXH, góp phần minh bạch thông tin, bảo đảm quyền lợi của các bên có liên quan, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ BHYT.

Tuy nhiên, Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin, BHXH Việt Nam Nguyễn Hoàng Phương cho biết, quá trình triển khai cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc do người dân thay đổi địa bàn cư trú khi đi làm hoặc lập gia đình, chuyển sang hộ mới nên nhiều hộ gia đình kê khai với dữ liệu thẻ không khớp; việc rà soát, hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT còn chậm, chưa chính xác, phải rà soát nhiều lần.

Về quản lý khám chữa bệnh BHYT, việc phối hợp cơ sở khám chữa bệnh đôi khi còn chưa nhịp nhàng dẫn đến thắc mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, bảo đảm quyền lợi cho người có thẻ BHYT tham gia khám chữa bệnh.

Để triển khai tốt hơn việc cấp thẻ BHYT, cấp sổ BHXH theo mã số, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH tỉnh, thành phố tiếp tục tập trung rà soát đồng bộ mã số BHXH, bảo đảm mã số BHXH duy nhất cho mỗi người.

Đồng thời, duy trì tổ công tác, số điện thoại, đầu mối để giải đáp vấn đề liên quan đến cấp và quản lý thẻ BHYT; tăng cường phối hợp giữa BHXH Việt Nam và Bộ Y tế trong việc xây dựng văn bản hướng dẫn, bảo đảm tính thống nhất khi cơ sở khám chữa bệnh tra cứu thông tin thẻ BHYT của cơ quan BHXH.

Bên cạnh đó cũng yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh BHYT phải tăng cường hiện đại hóa thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ tốt trong việc đón tiếp, giải quyết thủ tục cho người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh.

 

19.  Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa: Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khỏe cho người bệnh

Nếu nghĩ rằng bệnh viện tâm thần là nơi hỗn loạn, u ám hay nguy hiểm, thì chắc hẳn nhiều người sẽ có cái nhìn tích cực hơn sau khi tìm hiểu về cách tiếp nhận, chăm sóc và điều trị thành công cho rất nhiều người bệnh tại BV Tâm thần Thanh Hóa.

Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa có địa chỉ tại 217 Hải Thượng Lãn Ông - P. Đông Vệ- TP.Thanh Hóa.Khuôn viên bệnh viện hoàn toàn yên tĩnh, sạch sẽ. Là một bệnh viện đặc thù có những khó khăn riêng trong quá trính giao tiếp và khám chữa bệnh, nhưng với phương pháp lấy sự hài lòng của người bệnh làm thước đo thành công, Bệnh viện tâm thành Thanh Hóa đã quan tâm đào tạo đội ngũ y bắc sĩ có chuyên môn cao và tận tụy hết lòng phục vụ bệnh nhân, Cùng với đó Bệnh viện cũng không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất, chủ động sắp xếp, bố trí lại hệ thống các khoa phòng, bổ sung thêm giường bệnh, mua sắm trang thiết bị, thuốc và vật tư y tế cần thiết. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi tiếp nhận và rút ngắn thời gian khám, chữa bệnh cho bệnh nhân và người nhà yên tâm ở lại điều trị.

Những năm gần đây, trước tình trạng bệnh nhân nhập viện có xu hướng gia tăng đột biến gây nên những hệ quả xấu cho người bệnh và xã hội nếu không được kịp thời điều trị, Bệnh viện tâm thành Thanh Hóa đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, với quy mô 220 giường kế hoạch, thực kê 350 giường, gồm 19 khoa phòng, bộ phận với tổng số 248 CBVC. Năm 2017, tổng số lượt đến khám tại bệnh viện là 40.834, đạt 163,91% kế hoạch, có 5199 lượt người với tổng số ngày điều trị nội trú là 119.1928 ngày, đạt 149,3% công suất sử dụng giường bệnh.

Với phương châm lấy sự hài lòng của người bệnh làm thước đo thành công, đội ngũ cán bộ y bác sĩ đã gần gũi với bệnh nhân, theo giỏi sát, kịp thời nắm bắt diễn biến của người bệnh trong quá trình điều trị và thực hiện tốt công tác chăm sóc người bệnh toàn diện, nhất là bệnh nhân nặng, bệnh nhân có ý chán sống, hành vi tự sát, kích động… được chăm sóc tận tình chu đáo và điều trị có kết quả tốt.

Không chỉ làm tốt công tác điều trị nội trú, phòng chỉ đạo tuyến đã chỉ đạo mạng lưới chuyên khoa cơ sở trong toàn huyện, thị và thành phố duy trì thường xuyên, phát hiện, quản lý điều trị bệnh nhân ngoại trú và phục hồi chức năng có hiệu quả cao.

Năm 2017 bệnh viện đã tổ chức khám mới 13 xã, 407 bệnh nhân( 245 bệnh nhân tâm thành và 162 bệnh nhân động kinh). Triển khai công tác kiểm tra giám sát tại 12/12 Trung tâm Y tế và 20 xã, phường, trị trấn. Qua công tác kiểm tra giám sát hồ sơ bệnh án được bảo quản tốt, ghi chép nhận xét cẩn thận, đúng quy định, đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Đồng thời, với mục tiêu góp phần cùng ngành Y tế tỉnh nhà nâng cao sự nghiệp và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, những năm qua ban lãnh đạo và toàn thể bác sỹ, CBCNV Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa đã luôn nỗ lực phấn đấu, không ngưng nâng cao về chuyên môn và y đức nhằm phục vụ người bệnh một cách tốt nhất.

Bước đầu Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa đã dần ổn định, hoạt động có hiệu quả, quản lý và điều trị bệnh nhân ngày càng tốt hơn, phát hiện và đưa vào quản lý thêm nhiều bệnh nhân mới, giảm tỷ lệ tái phát và tỷ lệ hành vi gây hại.

Trong thời gian tới cùng với tình yêu nghề và trách nhiệm của người thầy thuốc, Bệnh viện tâm thành Thanh hóa tiếp tục là địa chỉ tin cậy của người bệnh trên địa bàn toàn tỉnh.

20.  Kiểm tra an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể của Công ty TNHH Volex Việt Nam

Ngày 7/6, đoàn kiểm tra liên ngành số 2 của thành phố Hà Nội do ThS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) bếp ăn tập thể của Công ty TNHH Volex Việt Nam (địa chỉ tại Lô D5B, khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Theo ông Phạm Hải Châu, Giám đốc Công ty TNHH Volex Việt Nam cho biết, công ty tổ chức ăn cho công nhân dưới hình thức thuê nhà thầu nấu ăn tại bếp ăn tập thể của công ty với số lượng 250 suất ăn/ngày, trong đó 150 suất ăn buổi trưa và 100 suất ăn buổi chiều. Giá thành mỗi suất ăn là 22.000 đồng do công ty hỗ trợ cho người lao động.

Qua kiểm tra, công ty đã xuất trình được đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan đến ATTP của bếp ăn gồm: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, giấy xác nhận kiến thức về ATTP của nhân viên bếp, hồ sơ nguồn gốc xuất xứ thực phẩm, hóa đơn, sổ kiểm thực 3 bước theo quy định.

Theo đánh giá của đoàn kiểm tra, khu vực nấu bếp của công ty bố trí ngăn nắp, sạch sẽ, nhà ăn đảm bảo hợp vệ sinh, có tủ sấy bát đĩa, tủ lưu mẫu thực phẩm. Tuy nhiên, diện tích của bếp ăn nhỏ, chưa có kho chứa thực phẩm theo yêu cầu, trần nhà ăn đã xuống cấp.

Đoàn kiểm tra đã đề nghị phía công ty bố trí mở rộng khu vực bếp ăn và sửa chữa lại trần nhà ngay để đảm bảo cảnh quan khang trang, sạch sẽ. Đoàn cũng lưu ý bộ phận hành chính của công ty cần đề nghị nhà thầu kiểm tra xác suất đối với cơ sở cung cấp nguyên liệu phục vụ chế biến thực phẩm, nhất là rau xanh để cùng giám sát ATTP vì sức khỏe của người lao động.

Tại buổi kiểm tra, đoàn đã lấy 10 mẫu bát, 5 mẫu đĩa, 1 mẫu rau muống, 1 mẫu bầu, 1 mẫu thịt lợn tại khu vực bếp của công ty để xét nghiệm. Kết quả tất cả các mẫu đều đạt yêu cầu kiểm nghiệm về ATTP./.

21.  Sức khỏe đại ngàn

Trong lần đến Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) tôi nhớ câu ca dân gian thuở trước: “Những người lử khử, lừ khừ/ Không ở Đại Từ, cũng ở Võ Nhai” để nhắc lại nỗi ám ảnh sốt rét ở những địa danh ngày xưa được coi là “rừng thiêng, nước độc”. Còn ở Quảng Trị, thời bao cấp thấy ai da tái, môi thâm thì đoán chắc hộ khẩu ở vùng cao Hướng Hóa.

Nhưng đó là chuyện của thì quá khứ. Để thêm một lần kiểm chứng điều này, tôi lại xách ba lô lên miền tây Quảng Trị. Nơi tôi vào đầu tiên của vùng Lìa là xã Hướng Lộc, một vùng đất mà bao đời nay bà con dân tộc Vân Kiều, Pa Cô sinh sống, sau này có thêm đồng bào người Kinh chung tay góp sức xây dựng vùng quê mới. Đập vào mắt chúng tôi là trạm y tế khang trang, sạch đẹp khiến người xem dẫu quen thuộc với vùng cao cũng không khỏi ngỡ ngàng. Lại càng ngạc nhiên khi biết trạm được trang cấp nhiều phương tiện quan trọng với y tế tuyến cơ sở như máy đo điện tim, máy siêu âm cầm tay, kính hiển vi...

Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Thương, phụ trách trạm dù hơi bất ngờ trước một cuộc viếng thăm khá đột ngột vì không hẹn trước nhưng vẫn vui vẻ tiếp và giới thiệu các đồng nghiệp của đơn vị như dược sĩ trung học Hà Thị Tâm, điều dưỡng Nguyễn Thị Hải Yến, chuyên trách công tác dân số, y sĩ YHCT Nguyễn Văn Bình, y sĩ đa khoa Hồ Văn Thiệt.

Chị Thương tâm sự  mình công tác ở đây đã được 10 năm, gắn bó với bà con địa phương từ những ngày đầu khi trạm chưa xây trụ sở, phải ăn nhờ ở đậu để hoàn thành công việc của mình. Câu chuyện dẫn dắt về những kỷ niệm nghề nghiệp, cả những chuyện buồn.Kỷ niệm ư, nhiều lắm.Chị kể rằng hồi mới nhận công tác, có hôm một sản phụ người Vân Kiều sinh đôi nhưng đến cơ sở y tế muộn nên cả hai đứa con đều đã qua đời dù bác sĩ và các nữ hộ sinh đã làm hết sức mình.

Nhắc lại chuyện cũ, chị vẫn thấy đau lòng và nói thêm câu chuyện đến giờ vẫn hằn sâu trong tâm trí mình. Chị nói: “Anh biết đó, bà con dân tộc ít người vùng cao, nhất là trước đây thường chỉ chú trọng đến làm ăn kinh tế, việc mang thai sinh nở coi như giao Giàng (trời), người chồng thường phó mặc cho phụ nữ. Mà việc thay đổi nhận thức, đặc biệt là quan niệm, phong tục tập quán đã ăn sâu vào cách nghĩ cả ngàn đời nào phải chuyện giản đơn”.

Hỏi chuyện vui, chị cười, nhiều lắm rồi hào hứng kể: ”Năm 2012, một hôm người trong bản Của ra báo tin có người nhà sắp đẻ. Vậy là tôi và thêm một nữ đồng nghiệp tức tốc đem dụng cụ vào tận nơi. Từ trạm vào đó cũng khoảng 8 cây số, hồi ấy đường rất khó đi, nhất là khi vào sâu trong bản, ngay cả muốn đi xe máy khi lên dốc một người chạy, một người đẩy, còn có những đoạn đường trơn, lốp xe phải quấn xích mới đi được.

Khi hai chị em vào trời cũng chiều tối. Qua thăm khám, biết sản phụ thai to sinh không dễ nhưng vẫn quyết tâm bằng mọi cách để mẹ tròn con vuông. Cuối cùng mọi chuyện đã như ý, sản phụ Pì La Vươi đã sinh được một cháu bé bụ bẫm 4,3 kilogram. Cả nhà mừng rỡ, chúng tôi cũng vui lắm.Tối hôm đó hai chị em ngủ lại nhà dân.Sáng ra nhà sản phụ làm cơm rượu mừng và cảm ơn cán bộ y tế. Bà con mời rượu hai chị em nhưng chúng tôi làm gì biết uống nên cảm ơn và từ chối. Người nhà khẩn khoản bảo rằng nếu cán bộ không uống rượu mừng, sau này cháu bé không ăn nhiều chóng lớn thì hai chị em nữ hộ sinh phải chịu trách nhiệm đó nghe.

Tôi biết bà con thường quý mình nên mới nói khó cho vui và phấn khởi nhấp môi chung vui với mọi người. Khi chia tay, người nhà còn biếu một con gà cho hai chị em với lời cảm ơn chân tình. Chúng tôi cảm động nhưng không nhận vì anh biết đó, đời sống bà con vẫn còn nhiều khó khăn, mình chỉ nhận cái tình”.

Tôi ngồi nghe chuyện, khó lòng hình dung người phụ nữ mảnh khảnh, nhỏ nhắn ngồi trước mặt mình đã băng rừng, lội suối, ở lại đêm hôm khuya khoắt làm hết thiên chức của mình dù lúc ấy còn chưa lập gia đình. Công tác ở vùng sâu, vùng xa nam giới cũng đã phải chế ngự  nhiều gian khổ, huống chi phụ nữ thì khó khăn gấp bội.

Đang trò chuyện thì một ông lão Vân Kiều đến trạm. Hỏi ra mới biết ông tên là Hồ A Cui, đau bệnh tê chân tay, đến trạm y tế điều trị mấy ngày qua. Y sĩ Nguyễn Văn Bình đưa ông vào phòng và bắt đầu châm cứu. Không biết đồng nghiệp cùng đi thế nào chứ riêng tôi chứng kiến cảnh châm cứu giữa một  địa bàn vùng cao, ngay giữa trạm y tế xã bỗng dội lên một cảm giác tin cậy và yên lòng về một điều gì như là mới mẻ, tinh khôi. Khi người dân ở nơi xa xôi, hẻo lánh đã tin cậy thầy giáo, thầy thuốc thì sự nghiệp tạo dựng diện mạo cho vùng cao Hướng Hóa có nhiều hứa hẹn.

Thảo nào mà ông Pả Mì đã vui vẻ hiến đất của mình để nhà nước xây trạm xá. Lý lẽ của ông thật giản dị: “Mình hiến đất xây trạm y tế gần nhà thì gia đình mình có đau ốm gì cũng tiện mà bà con khắp mười bản ở xã này này cũng được hưởng lợi chung nên không tính toán lợi hại làm gì”. Cái tình, cái lý của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao như vậy thật đơn giản mà minh triết khiến ai nghe cũng phải gật đầu.

Chia tay xã Hướng Lộc, chúng tôi đến với xã Thanh cũng thuộc huyện Hướng Hóa để tìm gặp một nữ bác sĩ khá đặc biệt. Nói vậy vì đây là nữ bác sĩ đa khoa người dân tộc Vân Kiều Hồ Thị Hữu, một người có “thâm niên” 22 năm gắn bó với y tế cơ sở vùng cao.

Nghe tôi hỏi chuyện, chị cười hiền lành: "Anh hỏi tôi chuyện nghề à, nhưng biết bắt đầu từ chuyện gì, vì từ khi vào nghề đến nay, thật quá nhiều chuyện để nhớ và để nói". Nhưng rồi chị vẫn kể một câu chuyện khá ấn tượng. Hôm ấy cách đây đã nhiều năm, chị đến đỡ đẻ cho một phụ nữ cũng là đồng bào Vân Kiều vào đúng hôm người chồng đi rẫy, nói theo cách nói miền xuôi là phải vượt cạn một mình. Khi đến nơi, một cảnh tượng bày ra trước mắt mà người yêu bóng vía khó lòng chịu nổi. Sản phụ đang chuyển bụng ngoài vườn, hai tay níu hai sợi dây cột ngang trên đầu, tư thế nửa đứng nửa ngồi, miệng méo xệch vì đau đớn. Đứa con vẫn chưa ra đời khi mà người mẹ gần như kiệt sức.

Chị Hồ Thị Hữu vội làm phận sự của mình. Lát sau là tiếng oa oa chào đời của đứa bé sơ sinh. Nếu chậm chân chút nữa hoặc không đủ bình tĩnh và kinh nghiệm thì chắc rằng một tai họa sẽ phải xảy ra.

Khi nghe tôi hỏi tình hình bệnh sốt rét, chị đáp tự tin: “Đúng là giai đoạn 1996-2000 bệnh sốt rét khá phổ biến, có tháng cao điểm trạm tiếp nhận đến 70 bệnh nhân. Nhưng nay thì khác rồi, chúng tôi cơ bản đã đẩy lùi bệnh sốt rét.Vào mùa này bệnh sốt rét vẫn còn xuất hiện nhưng đáng mừng cả tháng nay trạm chưa tiếp nhận ca nào.Nhưng chúng tôi cũng không chủ quan, hễ có dịp là nhắc nhở bà con phải thường xuyên nằm màn để phòng chống bệnh sốt rét.Thay đổi thói quen lâu đời là việc rất khó nhưng không thể không làm”.

Chuyện thành tích của bác sĩ Hồ Thị Hữu được Bộ trưởng Y tế khen thưởng, được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị khen thưởng... thì nhiều người đã biết nhưng chuyện chị từ chối ra công tác ở huyện thì không mấy ai hay. Đúng như thế, chị đã từ chối một cơ hội làm việc mà nhiều người mong muốn và hơn thế chị đã xin đất làm nhà ngay tại xã Thanh để gắn bó trọn đời với nghề nghiệp của mình: Chăm sóc sức khỏe đồng bào ở địa phương.

Tôi lại nhớ đến một thông tin của lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa, bác sĩ Lâm Chí Đức cho hay: Toàn huyện có 22 trạm y tế cấp xã thì đã có đến 21 trạm đạt chuẩn quốc gia, đơn vị cuối cùng đang tiến hành thủ tục nói trên.

Vậy há chẳng phải là thêm một tin vui cho sức khỏe đại ngàn!​ 


Thăm dò ý kiến