Điểm tin y tế ngày 20/6/2018

21/06/2018 | 01:27 AM

 | 

 

I.THÔNG TIN Y TẾ

 

1.Nâng tầm hợp tác y tế Việt-Pháp

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Đại biểu của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm trưởng đoàn sang thăm song phương Cộng hòa Pháp từ ngày 13 – 17/6/2018.

Chuyến thăm nhằm cụ thể hóa những nội dung đã được thống nhất trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến CH Pháp vào tháng 3/2018, trong đó lĩnh vực y tế được coi là một trong những trụ cột hợp tác chính giữa hai nước. Đặc biệt chuyến thăm lần này diễn ra trong bối cảnh hai nước  kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp và 25 năm ngày ký Hiệp định giữa hai Chính phủ về hợp tác y tế.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có cuộc hội đàm song phương với bà Agnes Buzyn, Bộ trưởng Bộ Y tế và Đoàn kết CH Pháp. Hai Bộ trưởng đánh giá cao truyền thống hợp tác y tế giữa hai nước và ghi nhận những kết quả hợp tác đã đạt được trong lĩnh vực y tế. Trong thời gian qua, Pháp đã đào tạo cho Việt Nam hơn 3000 bác sỹ nội trú tại Pháp và 1500 bác sỹ sau đại học tại Việt Nam. Các bác sỹ được đào tạo đều trở thành những giáo sư, bác sỹ giỏi, các chuyên gia y tế đầu ngành và rất nhiều trong số đó là những lãnh đạo chủ chốt của ngành y tế Việt Nam. Bên cạnh đó, lĩnh vực y học dự phòng và y tế công cộng cũng là nội dung quan trọng trong hợp tác giữa hai bên, tiêu biểu là hợp tác giữa các Viện Pasteur của Việt Nam với mạng lưới các Viện Pasteur của Pháp trong việc phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm như SARS, H5N1, H1N1, và các bệnh dịch truyền nhiễm mới nổi như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Ngoài ra hai Bộ trưởng cũng thảo luận về những triển vọng hợp tác y tế thời gian tới trong bối cảnh mô hình bệnh tật và các yếu tố nguy cơ đang có nhiều thay đổi và tạo ra những thách thức mới cho ngành y tế hai nước.

Nhân dịp này, hai Bộ trưởng đã ký kết Ý định thư giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Đoàn kết và Y tế CH Pháp trong lĩnh vực y tế, trong đó hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong 4 lĩnh vực bao gồm: Đào tạo nguồn nhân lực y tế cho Việt Nam đặc biệt là đào tạo bác sỹ và nhân viên y tế, cán bộ quản lý và lãnh đạo y tế, thanh tra y tế, quản lý bệnh viện và chăm sóc người cao tuổi; Phòng chống các bệnh lây nhiễm, tập trung vào công tác phòng chống HIV/AIDS, phòng chống các bệnh lao, sốt rét, viêm gan virus và các bệnh truyền nhiễm mới nổi; Y tế công cộng, y học dự phòng đặc biệt là phòng ngừa các yếu tố nguy cơ chẳng hạn hút thuốc lá và các chất gây nghiện, sức khỏe tâm thần cho trẻ em và vị thành niên, vấn đề kháng kháng sinh và Xây dựng chính sách và khung pháp lý cho việc truyền máu và ghép tạng.

Đoàn công tác của Bộ Y tế đã tham dự Hội thảo Y tế Pháp Việt do Đại sứ quán Việt Nam tại CH Pháp và Liên hội Y tế Pháp – Việt đồng tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của 250 đại biểu là các giáo sư, bác sĩ, các nhà khoa học đầu ngành của CH Pháp và Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, những kết quả của hợp tác y tế giữa Việt Nam  và CH Pháp giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân Việt Nam và góp phần thặt chặt tình hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia trong suốt những năm qua. Đoàn đại biểu Việt Nam đã chia sẻ những ưu tiên của ngành y tế Việt Nam trong thời gian tới.

Nhân dịp này, Bộ Y tế Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân cho 30 giáo sư, bác sỹ, chuyên gia Pháp và chuyên gia Pháp gốc Việt đã có nhiều đóng góp cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Việt Nam trong thời gian qua.

Trong thời gian công tác tại CH Pháp, đoàn đại biểu Bộ Y tế Việt Nam đã thăm và làm việc tại Cơ quan Y tế Quốc gia Pháp (HAS), Trung tâm Máu quốc gia của CH Pháp. Bộ trưởng đã chứng kiến lễ ký Ý định thư hợp tác giữa Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thuộc Bộ Y tế Việt Nam và Trung tâm Máu quốc gia của Pháp trong lĩnh vực truyền máu. Ý định thư này sẽ tạo điều kiện để Việt Nam cải thiện việc tự cung cấp máu, hiến máu tình nguyện và các chế phẩm máu có hạn sử dụng ngắn, đảm bảo an toàn vềvi sinh học của các đơn vị máu hiến.

Bộ trưởng và đoàn công tác đã đến thăm và  làm việc tại Viện Pasteur Paris nhằm tăng cường hợp tác giữa Viện Pasteur Paris và hệ thống các Viện Pasteur Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh mới nổi, phòng chống HIV/AIDS, lao và viêm gan virus C cũng như các bệnh truyền nhiễm mới nổi, hợp tác tăng cường mạng lưới y học dự phòng giữa hai nước.

Đoàn cũng đã đến thăm Bệnh viện Pitié-Salpêtrière là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu của Pháp cả về quy mô và kĩ thuật chuyên môn. Bệnh viện có 90 tòa nhà trải rộng trên diện tích 33 héc ta với rất nhiều trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng nổi tiếng trên thế giới. Tại đây, đoàn công tác đã được tham quan và tìm hiểu mô hình Trung tâm khám chữa bệnh trong ngày của Bệnh viện. Bộ trưởng cũng đánh giá cao hiệu quả mô hình này và coi đây là một mô hình mà Việt Nam có thể học hỏi để giảm thời gian khám chữa bệnh của bệnh nhân và cải thiện chất lượng của dịch vụ khám chữa bệnh.

Trong quá trình làm việc tại Paris, Đoàn công tác của Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện K cũng đã có buổi hội đàm và ký kết Thỏa thuận hợp tác về giảng dạy và nghiên cứu học thuật  và trao đổi sinh viên giữa Đại học Y Hà Nội và Đại học Paris 13.

Tại buổi làm việc với Viện trường ISPED thuộc Đại học Bordeux 2, đoàn đã được nghe các giáo sư của Viện ISPED chia sẻ về các hướng nghiên cứu mới của Viện trong đó tập trung vào lĩnh vực y tế công cộng và y học dự phòng. Các đại biểu đã trao đổi về việc tăng cường y tế dự phòng trong tổ chức và triển khai hoạt động của Bệnh viện và sáng kiến thành lập “Đơn vị hỗ trợ các hoạt động dự phòng” trong bệnh viện.

Làm việc với BV trường Đại học Bordeux, một trong những bệnh viện thực hành lớn nhất của Pháp, đoàn đã được nghe các chuyên gia trình bày và tham quan mô hình tổ chức của Bệnh viện và các khoa phòng đặc biệt là tập trung vào các kinh nghiệm thành lập Hội đồng Bệnh viện cũng như cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính cho bệnh viện công.

Chuyến thăm của Đoàn Đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đã thành công tốt đẹp, góp phần nâng tầm hợp tác y tế giữa hai quốc gia lên một tầm cao mới.

2.Đoàn Bộ trưởng Bộ Y tế thăm song phương Pháp

            Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Đại biểu của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng Đoàn sang thăm song phương Cộng hòa Pháp từ ngày 13 – 17/6/2018.

            Mục đích chuyến thăm nhằm cụ thể hóa những nội dung đã được thống nhất trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Cộng hòa Pháp vào tháng 03/2018, trong đó lĩnh vực y tế được coi là một trong những trụ cột hợp tác chính giữa hai nước. Đặc biệt chuyến thăm lần này diễn ra trong bối cảnh hai nước  kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp và 25 năm ngày ký Hiệp định giữa hai chính phủ về hợp tác y tế.

            Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có hội đàm song phương với bà Agnes Buzyn vào ngày 14/6/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế và Đoàn kết Cộng hòa Pháp. Hai Bộ trưởng đánh giá cao lịch sử truyền thống về hợp tác y tế giữa hai nước và ghi nhận những kết quả hợp tác đã đạt được trong lĩnh vực y tế trong thời gian qua đặc biệt là sự hỗ trợ của Cộng hòa Pháp trong việc đào tạo cho Việt Nam hơn 3000 bác sỹ nội trú Việt Nam tại Pháp và 1500 bác sỹ sau đại học tại Việt Nam. Các bác sỹ được đào tạo đều đã trở thành những giáo sư, bác sỹ giỏi, các chuyên gia y tế đầu ngành và rất nhiều trong số đó là những lãnh đạo chủ chốt của Ngành Y tế Việt Nam. Bên cạnh đó, lĩnh vực y học dự phòng và y tế công cộng cũng là nội dung quan trọng trong hợp tác giữa hai bên, tiêu biểu là sự hợp tác giữa các Viện Pasteur của Việt Nam với mạng lưới các Viện Pasteur của Pháp trong việc phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm như SARS, H5N1, H1N1, và các bệnh dịch truyền nhiễm mới nổi như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Ngoài ra, hai Bộ trưởng cũng thảo luận về những triển vọng hợp tác y tế thời gian tới trong bối cảnh mô hình bệnh tật và các yếu tố nguy cơ đang có nhiều thay đổi và tạo ra những thách thức mới cho ngành y tế của hai nước.

            Nhân dịp này, hai Bộ trưởng  đã ký kết Ý định thư giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Đoàn kết và Y tế Cộng hòa Pháp trong lĩnh vực y tế, trong đó hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong 4 lĩnh vực bao gồm:

1. Đào tạo nguồn nhân lưc y tế cho Việt Nam đặc biệt là đào tạo bác sỹ và nhân viên y tế, cán bộ quản lý và lãnh đạo y tế, thanh tra y tế, quản lý bệnh viện và chăm sóc người cao tuổi;

2. Phòng chống các bệnh lây nhiễm, tập trung vào công tác phòng chống HIV/AIDS, phòng chống các bệnh lao, sốt rét, viêm gan virus và các bệnh truyền nhiễm mới nổi;

3. Y tế công cộng, y học dự phòng đặc biệt là phòng ngừa các yếu tố nguy cơ chẳng hạn hút thuốc lá và các chất gây nghiện, sức khỏe tâm thần cho trẻ em và vị thành niên, vấn đề kháng kháng sinh;

4. Xây dựng chính sách và khung pháp lý cho việc truyền máu và ghép tạng.

Đặc biệt Đoàn công tác của Bộ Y tế đã tham dự Hội thảo Y tế Pháp Việt vào ngày 15/6/2018 do Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Pháp và Liên hội Y tế Pháp – Việt đồng tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của 250 đại biểu là các giáo sư, bác sĩ, các nhà khoa học đầu ngành của Cộng hòa Pháp và Việt Nam. Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến  đã nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của hợp tác về y tế giữa hai nước và khẳng định những kết quả của hợp tác này đã hỗ trợ rất lớn cho hệ thống y tế Việt Nam nói riêng và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Việt Nam nói chung  và góp phần vào thặt chặt tình hữu nghị và hợp tác giưa hai quốc gia trong suốt những năm qua. Hội thảo đã nghe các báo cáo của chuyên gia Pháp về Lịch sử hợp tác Pháp - Việt Nam giai đoạn1819-1945; Sự khởi đầu và phát triển của hợp tác y học hiện đại Pháp - Việt Nam; Cuộc chiến chống các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam nhấn mạnh vào việc phòng chống HIV/AIDS và Viêm gan virus.

Tại phiên thảo luận buổi chiều, Đoàn đại biểu Việt Nam đã có bài trình bày về những thành tựu Ngành Y tế Việt Nam cùng những ưu tiên của Ngành Y tế Việt Nam trong thời gian tới và được toàn thể hội thảo đánh giá cao. Bên cạnh đó, những kết quả đạt được từ mối quan hệ hợp tác y tế giữa Pháp – Việt Nam trong các lĩnh vực đào tạo bác sỹ và dược sỹ, nghiên cứu khoa học, dược phẩm đã được các chuyên gia y tế, các nhà khoa học và các nhà quản lý y tế của Pháp cũng như của Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo.

Đặc biệt nhân dịp này, Bộ Y tế Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp trao Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân cho 30 giáo sư, bác sỹ, chuyên gia Pháp và chuyên gia Pháp gốc Việt đã có nhiều đóng góp cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Việt Nam trong thời gian qua tổ chức Buổi lễ trao tặng Kỷ niệm chương tại Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Pháp trong không khí ấm cúng và trang trọng. Phát biểu tại Buổi lễ, Đại sứ Nguyễn Thiệp và Bộ trưởng Y tế Việt Nam đều nhận định rằng hợp tác y tế giữa Việt Nam và Pháp là lĩnh vực hợp tác lâu đời, hiệu quả và toàn diện nhất giữa hai quốc gia và đây là dịp để Ngành Y tế tri ân những đóng góp và cống hiến của bạn bè, cán bộ y tế Pháp cho sự phát triển Ngành Y tế Việt Nam nói riêng và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Việt Nam nói chung.

Trong thời gian công tác tại Cộng hòa Pháp, đoàn đại biểu Bộ Y tế Việt Nam đã thăm và làm việc tại Cơ quan Y tế Quốc gia Pháp (HAS). Đây là một tổ chức độc lập do Tổng thống Pháp phê chuẩn với 3 nhiệm vụ trọng tâm là: 

1.  Đánh giá các kỹ thuật y tế;

2.  Xác định những quy trình kỹ thuật đúng quy trình chuẩn;

3.  Đánh giá công nhận những cơ sở y tế và cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề y và cho các cơ sở khám chữa bệnh.

Hai bên cũng đã nhất trí tăng cường hợp tác nâng cao năng lực và trao đổi chuyên môn giữa các đơn vị của hai bên.

Đoàn cũng đã đến thăm và làm việc tại Trung tâm Máu quốc gia của Cộng hòa Pháp. Tại đây Bộ trưởng và Đoàn công tác đã chứng kiến lễ ký Ý định thư hợp tác giữa Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thuộc Bộ Y tế Việt Nam và Trung tâm Máu quốc gia của Pháp trong lĩnh vực truyền máu. Ý định thư này sẽ tạo điều kiện để Việt Nam cải thiện việc tự cung cấp máu, hiến máu tình nguyện và các chế phẩm máu có hạn sử dụng ngắn, đảm bảo an toàn về vi sinh học của các đơn vị máu hiến.

Bộ trưởng và Đoàn công tác đã đến thăm và  làm việc với tại Viện Pasteur Paris nhằm tăng cường hợp tác giữa Viện Pasteur Paris và hệ thống các Viện Pasteur Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh mới nổi, phòng chống HIV/AIDS, lao và viêm gan Virus C cũng như các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Tại đây, Đoàn công tác đã đến thăm khu nhà tưởng niệm của Louis Pasteur và được nghe tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của ông. Hai bên cũng đã hội đàm để thảo luận các nội dung hợp tác sâu hơn giúp tăng cường mạng lưới y học dự phòng giữa hai nước.

Đoàn cũng đã đến thăm Bệnh viện Pitié-Salpêtrière là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu của Pháp cả về quy mô và kĩ thuật chuyên môn. Bệnh viện có 90 tòa nhà trải rộng trên diện tích 33 héc ta với rất nhiều trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng nổi tiếng trên thế giới trong đó đoàn đã đến thăm Viện Nghiên cứu Não và tủy sống (ICM) là cơ sở hàng đầu thế giới về lĩnh vực này. Tại đây, Đoàn công tác đã được tham quan và tìm hiểu mô hình Trung tâm khám chữa bệnh trong ngày của Bệnh viện. Bộ trưởng cũng đánh giá cao hiệu quả mô hình này và coi đây là một mô hình mà Việt Nam có thể học hỏi để giảm thời gian khám chữa bệnh của bệnh nhân và cải thiện chất lượng của dịch vụ khám chữa bệnh.

Trong quá trình làm việc tại Paris, Đoàn công tác của Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện K cũng đã có buổi hội đàm và ký kết Thỏa thuận hợp tác về giảng dạy và nghiên cứu học thuật giữa Đại học Y Hà Nội và Đại học Paris 13 với các hoạt động hợp tác về trao đổi chuyên gia, xây dựng các nghiên cứu chung, đào tạo nghiên cứu sinh tiến sỹ, cấp bằng kép và trao đổi sinh viên.

Sau khi rời Paris, Đoàn đã đến Bordeux và làm việc với Viện trường ISPED thuộc Đại học Bordeux 2 và thăm Viện Trường Bordeux trong khuôn viên của Đại học. Tại đây, đoàn đã được nghe các giáo sư của Viện ISPED chia sẻ về các hướng nghiên cứu mới của Viện trong đó tập trung vào lĩnh vực y tế công cộng và y học dự phòng. Các đại biểu đã lắng nghe và trao đổi với các chuyên gia về việc tăng cường y tế dự phòng trong tổ chức và triển khai hoạt động của Bệnh viện và sáng kiến thành lập “Đơn vị hỗ trợ các hoạt động dự phòng” trong bệnh viện.

Tại Bệnh viện trường Đại học Bordeux, một trong những bệnh viện thực hành lớn nhất của Pháp, Đoàn đã được nghe trình bày và tham quan mô hình tổ chức của Bệnh viện và các khoa phòng đặc biệt là tập trung vào các kinh nghiệm thành lập Hội đồng Bệnh viện cũng như cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính cho bệnh viện công.

Trong thời gian Đoàn Đại biểu Bộ Y tế công tác tại Cộng hòa Pháp, Đoàn đã nhận được sự hỗ trợ và phối hợp tích cực của Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Pháp, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Bộ Đoàn kết và Y tế Pháp. Chuyến thăm của Đoàn Đại biểu Bộ trưởng Bộ Y tế đã thành công tốt đẹp, góp phần thiết thực vào việc kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước và nâng tầm hợp tác y tế giữa hai quốc gia lên một tầm cao mới./.

3.TP.HCM kiến nghị đấu thầu thuốc tập trung trở lại

Sau 2 mùa đấu thầu thuốc tập trung (2014-2015, 2015-2016) cấp địa phương, TP.HCM đã hủy bỏ và trả về cho các bệnh viện đấu thầu riêng lẻ, nay TP.HCM lại kiến nghị quay lại đấu thầu tập trung nhằm thống nhất giá thuốc.

Ngày 19.6, ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM, cho biết tính đến ngày 15.6, toàn TP.HCM có hơn 6,76 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), chiếm 81,2% dân số, thấp hơn trung bình chung cả nước (86,5%). Tuy nhiên, theo ông Mến, đối tượng tham gia BHYT ở TP vững chắc, đa số là diện bắt buộc và hộ gia đình. Đến cuối năm 2018 TP sẽ có thêm khoảng 520.000 người tham gia BHYT.

Về giám định chi phí khám, chữa bệnh BHYT, trong 6 tháng đầu năm 2018, BHXH TP ký hợp đồng với 173 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT; giám định và chi trả cho khoảng 7,3 triệu lượt khám, chữa bệnh, với số tiền hơn 6.200 tỉ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2017 (6.300 tỉ đồng).

Theo ông Mến, BHXH TP đã tham mưu cho UBND TP để giao chi tiết, cụ thể, quỹ khám, chữa bệnh cho từng cơ sở khám, chữa bệnh. Mục đích là để tạo cho cơ sở khám, chữa bệnh quyền tự chủ trong nguồn kinh phí; công khai mình bạch trong quản lý tài chính khám, chữa bệnh BHYT.

Ông Mến cho rằng, hiện mức chi BHYT còn cao, cố gắng tới đây làm tốt hơn để chi thấp hơn. Chắc chắn thực hiện các biện pháp kiểm soát như thế này thì năm 2018 quỹ BHTY sẽ có kết dư.

Trả lời PV Thanh Niên về việc sắp tới BHYT sẽ chi thấp hơn cho cho phí khám, chữa bệnh như vậy có phải siết chi không, ông Mến cho rằng BHXH TP đã đi trực tiếp xuống các cơ sở khám, chữa bệnh, phối hợp với Sở Y tế đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện đúng, đầy đủ quyền lợi cho người bênh có thẻ BHYT, chi đúng BHXH sẽ chi hết, không được siết chi.

Theo ông Mến, còn giảm là giảm về chi phí dịch vụ kỹ thuật. Nếu như trước đây chưa có hệ thống công nghệ thông tin kiểm soát thì không biết được một ngày người nào đó đi khám chữa bệnh bao nhiêu nơi, nay kiểm soát được. Bên cạnh đó là giảm chi phí về thuốc theo chỉ đạo của Chính phủ, không chi quá mức cần thiết. Năm 2017 giảm tiền thuốc từ 10-13%, đến nay tiền thuốc vẫn giảm mức đó. Đối với bác sĩ kê toa, BHXH không dám đánh giá là lạm dụng thuốc nhưng với một số bệnh thì cần sử dụng thuốc phù hợp. Ví dụ thay vì dùng kháng sinh đắt tiền nước ngoài thì dùng kháng sinh trong nước rẻ hơn, nhưng có hiệu quả.

Mặc khác, BHXH TP cũng đã đề nghị Sở Y tế báo cáo với thường trực UBND TP xem xét đấu thầu thuốc tập trung ở Sở Y tế, tránh việc cùng một loại thuốc mà giá chênh lệch cao.

Như vậy, sau 2 mùa đấu thầu thuốc tập trung cấp địa phương, TP.HCM đã hủy và trả về cho các bệnh viện đấu thầu riêng lẻ, nay TP.HCM lại kiến nghị nghị quy lại đấu thầu tập trung nhằm thống nhất giá thuốc.

4.Tận thu phí giường bệnh (?)

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 15/2018 quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện (BV) cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp. 

Thông tư 15/2018 sẽ thay thế Thông tư liên tịch số 37/2015 của liên bộ Y tế - Tài chính về điều chỉnh mức giá viện phí. Mặc dù mới ban hành, nhưng theo phân tích của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, Thông tư 15/2018 cần sớm điều chỉnh một số nội dung để việc triển khai thực hiện được hiệu quả.

Thông tư 15/2018 tập trung điều chỉnh giá tiền khám bệnh, tiền giường và 42 dịch vụ kỹ thuật, còn hơn 1.600 dịch vụ vẫn được giữ nguyên theo Thông tư 37/2015. Nhìn về cơ bản, Thông tư 15/2018 đã thực hiện việc giảm giá khá nhiều dịch vụ y tế, nhưng thực tế, việc điều chỉnh giá lần này chưa giải quyết được những bất cập của việc tăng giá dịch vụ y tế, nhất là chưa giải quyết được vấn đề tiền giường bệnh cao hơn tiền thuốc, gây ảnh hưởng tới Quỹ BHYT.

Theo đánh giá của BHXH Việt Nam, qua thực hiện Thông tư 37/2015, tổng chi tiền giường bệnh cho bệnh nhân năm 2017 gấp gần 2 lần so với năm 2016 và gấp gần 4 lần so với năm 2015. Số bệnh nhân vào nội trú năm 2017 tăng gần 4 triệu lượt so với năm 2015, tương ứng với 23 triệu ngày nằm viện, tiền giường tăng 13.360 tỷ đồng. Tổng chi tiền giường năm 2017 chiếm đến 27,3% tổng chi nội trú, trong khi năm 2015 chỉ bằng 11,8%. Thậm chí, tại nhiều BV, tiền giường chiếm đến 70% tổng chi, cao gấp 2 - 3 lần so với tiền thuốc. 

Khảo sát của BHXH Việt Nam cho thấy, có tình trạng rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh nhẹ thông thường như cảm cúm, viêm họng, đau răng... nhưng lại được chỉ định nằm viện. Không chỉ có vậy, nhiều bệnh nhân chỉ thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật đơn giản cũng được giữ lại nằm viện với thời gian từ 7 - 10 ngày, thậm chí lâu hơn, để thu thêm tiền giường. Nhiều BV kê thêm gấp 2 - 3 lần số giường kế hoạch, có nơi tận dụng hành lang, gầm cầu thang làm phòng bệnh... chỉ để nhằm tận thu tiền giường bệnh từ quỹ BHYT.

Trước những bất cập trên, BHXH Việt Nam đề nghị bổ sung nội dung, giá khám bệnh đối với các trường hợp đăng ký ban đầu tại BV hạng 1 được thanh toán theo mức giá khám bệnh của BV hạng 2 vì mức độ, cơ cấu bệnh tật của các đối tượng đăng ký ban đầu là tương đương, đồng thời giải pháp này sẽ không khuyến khích các BV hạng 1 nhận đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. BHXH cũng đề nghị giá ngày giường bệnh được áp dụng theo từng hạng BV theo quy định của Luật BHYT và giữ nguyên kết cấu như Thông tư 37/2015.

5.Từ 15-7, giá khám bệnh sẽ giảm 15% - 20%

Đáng chú ý là một số dịch vụ kỹ thuật giảm giá nhiều như: phẫu thuật cắt amidan bằng dao điện giảm từ 3,6 triệu xuống còn 2 triệu đồng, phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch AVF giảm từ 7,2 triệu xuống còn 3,6 triệu đồng… 

Ngày 18-6, Bộ Y tế cho biết đã ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15-7.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, quy định đáng chú ý của trong Thông tư 15 chính là giá khám bệnh sẽ giảm 15% - 20% (tiền khám bệnh sẽ giảm từ 4.800 đến 5.900 đồng ở các hạng bệnh viện); giá khám tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 giảm xuống còn 33.100 đồng (hiện nay là 39.000 đồng). Tương tự, giá tại bệnh viện hạng 2 còn 29.600 thay vì 35.000 đồng. Giá khám tại trạm y tế xã, bệnh viện hạng 4 cũng giảm từ 29.000 còn 23.300 đồng.

Cùng với đó, giá ngày giường bệnh nội khoa và ngoại khoa đều giảm so với trước. Cụ thể tại bệnh viện hạng 1, giá giường bệnh sẽ giảm từ 632.200 xuống còn 615.600 đồng/ngày. Giá ngày giường hồi sức cấp cứu, chống độc tại bệnh viện hạng 4 cũng giảm từ 226.000 xuống 221.200 đồng… 

Đáng chú ý là một số dịch vụ kỹ thuật giảm giá nhiều như: phẫu thuật cắt amidan bằng dao điện giảm từ 3,6 triệu xuống còn 2 triệu đồng, phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch AVF giảm từ 7,2 triệu xuống còn 3,6 triệu đồng… 

6.Từ quý 4-2018 sẽ tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, nhằm tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ trước bệnh sởi, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành nghiên cứu về việc hạ tuổi tiêm vaccine sởi cho trẻ em từ 6 tháng tuổi, thay vì 9 tháng tuổi như hiện nay. 

Hiện nghiên cứu đã được giao cho Hội đồng nghiên cứu của Bộ Y tế thực hiện và kiểm duyệt để tiến tới triển khai tiêm sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên vào quý 4-2018.

Thực tế trong những năm qua đã ghi nhận nhiều trẻ dưới 9 tuổi bị mắc sởi vì miễn dịch của mẹ thấp, hoặc không có, nên không có khả năng truyền cho con. Do đó, cần phải đẩy sớm tuổi tiêm vaccine sởi, khuyến khích các bà mẹ trong tuổi sinh nở tiêm vaccine sởi, cũng như triển khai tiêm vét vaccine sởi cho các đối tượng có nguy cơ cao, nhằm mục tiêu tiến tới loại trừ bệnh sởi sau năm 2020. 

Cùng với đó, Bộ Y tế tiếp tục tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi - rubella cho trẻ 1 - 4 tuổi tại 17 tỉnh có nguy cơ cao. Đại diện Bộ Y tế  cho biết, mặc dù tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em đã hơn 95% trên phạm vi toàn quốc nhưng vẫn còn tình trạng trẻ em không được tiêm chủng đầy đủ, tiêm chủng muộn, chủ yếu xảy ra tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, dẫn tới nguy cơ nhiều dịch bệnh hiểm dễ lây nhiễm và bùng phát.

7.Nhiều thách thức trong công tác tiêm chủng

Bắt đầu từ năm 2017, dự án Tiêm chủng mở rộng được giao chỉ tiêu tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi trên quy mô toàn quốc tăng từ 90% lên 95%.Tuy nhiên, việc đạt tỷ lệ tiêm chủng cao tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa tiếp tục là thách thức lớn đối với công tác tiêm chủng.

Hầu hết tỷ lệ tiêm các loại vắc xin đều đạt tiến độ 

Và theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế), trong 3 tháng đầu năm 2018, hầu hết tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin đều đạt tiến độ. Cụ thể: Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh đạt 16,9%, cao hơn với cùng kỳ năm 2017 (16,2%). 

Tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh lao (BCG), vắc xin phòng bại liệt (OPV) mũi 3, vắc xin phối hợp DPT-VGB-Hib mũi 3 (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib) và sởi đều cao hơn so với cùng kỳ năm 2017.

Việt Nam vẫn duy trì được thành quả thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh. Cả nước không ghi nhận ca bại liệt hoang dại. Số ca mắc/chết do uốn ván sơ sinh giảm so với cùng kỳ năm 2017. Số ca mắc ho gà giảm so với cùng kỳ năm 2017 và không ghi nhận trường hợp mắc bạch hầu (quý I/2017 có 5 trường hợp). 

Đặc biệt, trong tháng 2/2018, vắc xin phối hợp sởi - rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất đã được triển khai tại 4 tỉnh: Nam Định, Khánh Hòa, Đắk Nông và Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả cho thấy, tổng số 7.787 trẻ 18-24 tháng tuổi đã được tiêm chủng, không ghi nhận trường hợp phản ứng nặng sau tiêm. 

Tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin như: Sưng, đau tại chỗ tiêm... rất thấp. Với kết quả đó, vắc xin MRVAC đã được Bộ Y tế đồng ý cho sử dụng trên toàn quốc từ tháng 4/2018. Đây là thành công của ngành y tế Việt Nam trong năm 2018 khi có thêm vắc xin an toàn, hiệu quả được sản xuất trong nước, tạo sự chủ động trong cung ứng vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết: Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia đã được vận hành trên toàn quốc với hơn 11.000 điểm chủng tại trạm y tế xã/phường; hầu hết các điểm tiêm chủng dịch vụ, bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có phòng tiêm trên cả nước. 

Sau một thời gian triển khai, hệ thống đã mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho cán bộ y tế tại tuyến cơ sở, các cấp quản lý; điều phối sử dụng hiệu quả vắc xin, vật tư trong tiêm chủng. Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 10 triệu đối tượng tiêm chủng là trẻ em và phụ nữ được quản lý trên hệ thống.

Đồng thời, ngay từ đầu năm 2018, dự án Tiêm chủng mở rộng đã tăng cường việc điều phối, sử dụng hiệu quả vắc xin, vật tư trong tiêm chủng mở rộng, đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ vắc xin cho các tuyến. Bên cạnh đó, dự án cũng phối hợp với dự án “Tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở một số tỉnh trọng điểm” tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác tiêm chủng các khu vực và các tỉnh về lập kế hoạch tiêm chủng mở rộng, điều phối vắc xin và thống kê báo cáo sử dụng vắc xin, vật tư tiêm chủng nhằm quản lý sử dụng vắc xin có hiệu quả. 

Nhiều khó khăn Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) Dương Thị Hồng cho biết: Độ bao phủ của tiêm chủng hiện đạt tỷ lệ cao hơn 95% trên quy mô toàn quốc. Tuy nhiên, việc đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, tăng cường chất lượng tiêm chủng tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn tiếp tục là thách thức lớn đối với công tác tiêm chủng. 

Nguyên nhân là do điều kiện đi lại không thuận lợi, đồng bào dân tộc với nhiều ngôn ngữ khác nhau, tập quán ở nương rẫy, ngủ rừng... nên cũng khó tiếp cận với tiêm chủng, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ đã được cải thiện nhưng cần được tiếp tục tăng cường tại một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ đẻ tại nhà cao. Thời gian qua, cùng với khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000. Tuy nhiên hiện nay, vi rút bại liệt hoang dại hiện vẫn còn lưu hành ở một số quốc gia vùng Nam Á, châu Phi (Afghanistan, Pakistan, Nigeria) nên nguy cơ xâm nhập và bùng phát dịch tại một số nước đã từng thanh toán bại liệt vẫn còn hiện hữu.  Đặc biệt, một số tỉnh, thành phố đã ghi nhận trường hợp trẻ nhỏ mắc sởi, ho gà trước độ tuổi tiêm chủng. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy 92,4% trẻ 6-8 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm chủng) không được bảo vệ phòng bệnh sởi. Tuy nhiên, sau khi tiêm vắc xin sởi cho trẻ 6-8 tháng tuổi, tỷ lệ trẻ được bảo vệ đã tăng lên. 

Theo bà Dương Thị Hồng, hiện nay việc huy động vốn hỗ trợ từ các nguồn lực khác còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác tiêm chủng mở rộng. Trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia có thu nhập trung bình, sự hỗ trợ của quốc tế cho tiêm chủng mở rộng đang giảm dần.  Vì vậy, Việt Nam phải đối mặt với thách thức để đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn lực đầu tư cho tiêm chủng mở rộng bao gồm: Củng cố và bổ sung trang thiết bị hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin, đào tạo, tập huấn, đặc biệt là triển khai thêm vắc xin mới trong tương lai.

Theo Quyết định số 1125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngân sách Trung ương sẽ bố trí để đảm bảo có đủ nhu cầu vắc xin, bơm kim tiêm và hộp an toàn. Kinh phí triển khai hoạt động tiêm chủng bao gồm: Tập huấn, in tài liệu chuyên môn, chi trả công tiêm, đầu tư cho quản lý thông tin tiêm chủng, kiểm tra, giám sát... sẽ do các địa phương chủ động bố trí. Tuy nhiên, một số địa phương chưa được bố trí kinh phí này nên việc triển khai công tác tiêm chủng mở rộng còn gặp nhiều khó khăn. 

Thúc đẩy việc tiêm vắc xin viêm gan B. Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương Đặng Đức Anh nêu rõ: Từ nay đến cuối năm 2018, dự án Tiêm chủng mở rộng tiếp tục phối hợp với Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương thúc đẩy việc tiêm vắc xin viêm gan B tại các cơ sở khám chữa bệnh có phòng sinh. Trong năm 2018, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dự án sẽ triển khai thí điểm tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh tại nhà ở tỉnh Lào Cai, đảm bảo tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sớm trong vòng 24 giờ sau sinh. Đặc biệt trong năm nay, hoạt động triển khai tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh tại trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực có trẻ sinh cũng được chú trọng. Dự án Tiêm chủng mở rộng tiếp tục phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ triển khai tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh tại các trạm y tế xã miền núi, vùng sâu có ca sinh và các phòng khám đa khoa khu vực thuộc các tỉnh: Yên Bái, Nghệ An, Sơn La, Quảng Bình, Bắc Kạn, Bắc Giang và Khánh Hòa.  Đồng thời, dự án sẽ triển khai các lớp tập huấn về an toàn tiêm chủng, khám sàng lọc cho trẻ sơ sinh trước khi tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh cho cán bộ tiêm chủng tại các bệnh viện thuộc 7 tỉnh: Nghệ An, Sơn La, Quảng Bình, Bắc Kạn, Bắc Giang, Khánh Hòa và Hải Phòng. Ngoài ra, thời gian tới, dự án tiếp tục phối hợp rà soát lại hệ thống sổ sách, báo cáo và cập nhật vào hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia để thuận lợi hơn cho cán bộ trong quá trình sử dụng, quản lý hoạt động tiêm chủng…

8.Thu hồi 1 loại thuốc điều trị phù nề sau chấn thương

Sau khi lấy mẫu kiểm nghiệm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu đình chỉ lưu hành trên toàn quốc 1 loại thuốc điều trị phù nề sau chấn thương và mổ do Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc sản xuất.

Cụ thể, loại thuốc bột đông khô pha tiêm Vintrypsine (Alpha chymotrypsin 5000 đơn vị USP) bị thu hồi có số đăng ký VD-25833-16, số lô 030118, NSX: 4.1.2018: HD 4.1.2021 và số lô lọ dung môi: 010118, NSX: 2.1.2018, HD: 2.1.2022 do Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc sản xuất.

Nguyên nhân là do vì thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu nội độc tố vi khuẩn đối với lọ dung môi. Mẫu được viện kiểm nghiệm lấy tại công ty CP Dược phẩm Vĩnh phúc – chi nhánh Hà Nội.

Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc phối hợp với nhà phân phối thuốc phải gửi thông báo thu hồi tới cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng loại thuốc nói trên và tiến hành thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng này và gửi báo cáo trong vòng 18 ngày.

Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, y tế có trách nhiệm kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; Xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành; báo cáo về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan.

9.Xử phạt hàng loạt công ty dược phẩm vi phạm trong sản xuất, kinh doanh

Ngày 19-6, Thanh tra Sở Y tế TPHCM thông tin, từ ngày 28-5 đến 15-6, đơn vị này đã tiến hành xử phạt hàng loạt các công ty dược phẩm vi phạm quy định trong việc sản xuất, kinh doanh, bảo quản các mặt hàng thuốc, dược phẩm với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Cụ thể, Thanh tra Sở Y tế TPHCM xử phạt Công ty TNHH Dược phẩm Việt Thái (lô K: 15, 16, 17, 18, 19, 20, Trung tâm thương mại và trang thiết bị y tế 134/1 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TPHCM) số tiền 30 triệu đồng với lý do không thực hiện đúng quy định về điều kiện bảo quản thuốc trong quá trình bảo quản thuốc, để lẫn các sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc; xử phạt 10 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Dược và Trang thiết y tế Sơn Hà (471/9/6 Phạm Văn Bạch, phường 15, quận Tân Bình) vì bán buôn thuốc có giấy chứng nhận thực hành tốt đã hết thời hạn có hiệu lực; phạt Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức (lô số 58 đường số 3 KP2, Khu công nghiệp Tân Tạo, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TPHCM) 30 triệu đồng vì bán buôn sinh phẩm y tế cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc.

Bên cạnh đó, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cũng tiến hành xử phạt 140 triệu đồng theo quyết định của UBND TPHCM đối với bà Đinh Thị Ánh Hồng (địa chỉ 88/39 Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, quận 7, TPHCM) do vi phạm hành nghề không có chứng chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động, bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ và thuốc không được phép lưu hành. Xử phạt Công ty Cổ phần GSH Việt Nam (trụ sở chính tại tòa nhà Udic complex, N04 đường Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) 35 triệu đồng vì quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định; xử phạt Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Thế Giới (646-648, Võ văn Kiệt, phường 1, quận 5, TPHCM) và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Hoàn Cầu (80-82 Châu Văn Liêm, phường 11, quận 5, TPHCM) mỗi đơn vị 25 triệu đồng vì quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết; xử phạt 45 triệu đồng với Công ty TNHH TM DV và Dạy nghề Phú Cường (212 Nguyễn Thiện Thuật, phường 3, quận 3, TPHCM) với lý do nhãn ghi tính năng, công dụng sai với bản chất vốn có của sản phẩm (kem giảm nám, sữa rửa mặt, Face whitening 5 in 1, Body lotion whitening, kem giảm mụn, xịt khoáng, sữa tắm thuộc nhãn hàng Minh Lady Beauty).

Ngoài ra, Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã tiến hành kiểm tra đột xuất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc với mức xử phạt 3 triệu đồng đến 35 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm như: Hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép; không thực hiện đúng quy định về điều kiện bảo quản thuốc trong quá trình bảo quản; bán buôn sinh phẩm y tế cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định; bán lẻ, bán buôn thuốc có giấy chứng nhận thực hành tốt đã hết thời hạn có hiệu lực...

10.Ngăn chặn lây truyền HIV từ mẹ sang con

Mục tiêu đến năm 2020 ngăn chặn thành công lây truyền HIV từ mẹ sang con của Việt Nam vẫn còn khá gập ghềnh.

Nhờ sự phát triển của công tác dự phòng và điều trị, đã có những người mẹ bị nhiễm HIV sinh con hoàn toàn bình thường. Song hiện nay, vẫn còn rất nhiều bà mẹ đã từ chối cơ hội này để đem đến cho con mình một sức khỏe, cuộc sống tốt hơn. Mục tiêu đến năm 2020 ngăn chặn thành công lây truyền HIV từ mẹ sang con của Việt Nam vẫn còn khá gập ghềnh.

Giảm dần những “đứa trẻ bất hạnh”

Đều đặn theo định kỳ, chị N.T.L. lại đưa bé T.H. từ An Giang lên Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TPHCM) khám bệnh. Bé H. bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang con nhưng mãi đến năm 4 tuổi mới được phát hiện bệnh, sau khi bị chảy máu mũi kéo dài. Nói về lý do hàng tháng phải đưa con lên BV Nhi đồng 1 điều trị, chị L. cho hay: “Tôi không dám cho cháu điều trị ở quê vì lo sợ cháu bị những người xung quanh, bạn bè biết nhiễm HIV mà kỳ thị, xa lánh khiến cháu không có được một tuổi thơ bình thường”.

Từ khi ra đời (2005) đến nay, Phòng khám ngoại trú Khoa Nhiễm - Thần kinh (BV Nhi đồng 1) đã tiếp nhận theo dõi, điều trị cho hàng ngàn trẻ nhiễm HIV ở TPHCM và các tỉnh, thành phía Nam. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, hầu hết trẻ nhiễm HIV đang điều trị tại khoa đều do lây truyền từ mẹ. Trước đây, khi chưa có chương trình dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con thì số lượng trẻ nhiễm HIV có những thời điểm hơn 1.000 trẻ. Đáng chú ý, sau khi phòng khám ngoại trú này ra đời, số lượng trẻ tử vong do nhiễm HIV đã giảm dần. Nếu như giai đoạn 2005-2011 có 85 trẻ tử vong (chiếm tỷ lệ 1,8%/năm) thì giai đoạn 2012-2014 giảm còn 34 trường hợp (1,4%/năm); từ năm 2015 đến nay chỉ còn 16 trường hợp (0,2%/năm). 

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, Trưởng phòng Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS (Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế), trong năm 2017, cả nước có hơn 2,7 triệu phụ nữ mang thai, trong đó có gần 1,4 triệu trường hợp được xét nghiệm HIV (chiếm 50%), phát hiện 1.108 người nhiễm HIV; tỷ lệ HIV dương tính trong nhóm chẩn đoán sớm trong vòng 2 tháng sau sinh là 1,8%; gần 2.000 bà mẹ được điều trị ARV; 99% số trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được dự phòng lây truyền mẹ con bằng thuốc ARV. Tuy nhiên, vẫn còn 50% trong tổng số các bà mẹ mang thai ở nước ta không biết mình có mắc bệnh hay không. Họ cũng không được tầm soát bệnh trong suốt thời gian mang thai và khi sinh.

“Chính điều đó khiến mỗi năm cả nước vẫn ghi nhận xấp xỉ 200 trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ khi chào đời. Với những trẻ này, sức khỏe, cuộc sống và tương lai của các em chắc chắn sẽ gập ghềnh, chông chênh hơn những trẻ khác”, bà Hương lo ngại. 

Nâng cao ý thức của thai phụ

Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều phòng khám tư nhân trên địa bàn TPHCM đã bỏ qua bước tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, nhất là những khu vực tập trung nhiều công nhân. Đa phần các nữ công nhân làm ở công ty từ sáng đến tối mịt mới về nhà, không có điều kiện đến các BV lớn khám thai, họ đành tìm đến các phòng khám sản tư nhân nhỏ. Chính vì thế, số lượng thai phụ không được tư vấn, tầm soát, xét nghiệm HIV vẫn còn khá lớn. Bên cạnh đó, nhiều thai phụ nhiễm HIV chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác điều trị dự phòng khi mang thai. 

Bác sĩ Tiêu Thị Thu Vân, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TPHCM, cho biết để tiếp tục kéo giảm số lượng trẻ nhiễm HIV từ mẹ sang con, ngoài việc vận động các phòng khám tư nhân tham gia tư vấn, xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, Ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM cũng thực hiện truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, băng rôn kêu gọi tất cả phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm HIV khi mang thai. Đơn vị này cũng cho biết, hiện hệ thống BV, các trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng tuyến quận, huyện và tất cả trạm y tế phường, xã trên địa bàn TP đã và đang thực hiện xét nghiệm HIV miễn phí cho tất cả mọi người dân khi có nhu cầu. Ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM cũng sẽ phối hợp với hệ thống mạng lưới chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV - mà cụ thể là các đồng đẳng viên - tích cực vận động những người đang điều trị ARV thực hiện tránh thai an toàn, sinh đẻ có kế hoạch.

Cục Phòng chống HIV/AIDS nhấn mạnh, dự phòng sớm việc chẩn đoán tình hình sức khỏe cũng như khả năng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai rất quan trọng đối với công tác bảo vệ thế hệ tương lai. Do đó, phụ nữ bị nhiễm HIV khi có dấu hiệu mang thai nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám và quản lý thai kịp thời. Ngay cả những phụ nữ chưa xác định tình trạng nhiễm HIV của mình, khi mang thai cũng cần đến các cơ sở y tế xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, để được tư vấn cách phòng tránh lây nhiễm.

UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2018 (diễn ra đến hết ngày 30-6), với mục tiêu thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân nhằm giảm tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2% vào năm 2020. Trong tháng hành động, đơn vị chức năng sẽ tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đẩy mạnh các can thiệp, chất lượng dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

11.Cứu sống một bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cả hai bên

Theo Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai), đến ngày 19/6, bà Cám A Dến, 51 tuổi, xã Phú Túc, Định Quán, bị tắc hoàn toàn động mạch phổi cả hai bên, đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần hồi phục và sẽ xuất viện trong 2 ngày tới. 

Trước đó, ngày 11/6, bà Cám A Dến nhập viện trong tình trạng tức ngực, da tái, vã mồ hôi, tay chân lạnh toát, huyết áp tụt sâu, mạch nhanh và gãy chân bên phải.  Ban đầu khi mới tiếp nhận các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị choáng nhiễm trùng do vết thương ở chân trước đó.  Tuy nhiên, các bác sỹ lại phát hiện bệnh nhân bị nổi tĩnh mạch và xác định tĩnh mạch đang bị chèn ép, máu không lưu thông được.  Ngay lập tức, bệnh nhân được đưa vào hồi sức, đặt nội khí quản, thở máy, dùng thuốc vận mạch liều cao. Lúc này bệnh nhân lên cơn loạn nhịp nhanh, các bác sĩ đã tiến hành chụp CT và xác định bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cả hai bên do huyết khối.  Bà Cám A Dến được chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết bơm vào tĩnh mạch để làm tan các cục huyết khối gây chèn ép trong tĩnh mạch.  Theo bác sỹ Phạm Quang Huy, Trưởng khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, trường hợp bà Cám A Dến bị tắc hoàn toàn động mạch phổi cả hai bên, đây là mức độ nặng nhất của bệnh lý huyết khối tĩnh mạch. Nếu không được kịp thời phát hiện và giải quyết triệt để, bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào. Đặc biệt hơn, bệnh nhân ăn uống, sinh hoạt bình thường, không hề có dấu hiệu biểu hiện bệnh trước đó.  Bác sỹ Phạm Quang Huy cho biết do bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên không thể sử dụng thuốc chống đông để ngăn ngừa sự hình thành các cục huyết khối trong tĩnh mạch. Tuy nhiên, bệnh viện đã tiến hành đặt lưới lọc tĩnh mạch nhằm hạn chế việc hình thành huyết khối gây tắc nghẽn máu không lưu thông được.  Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Thống Nhất khuyến cáo người dân nguyên nhân dẫn đến tình trạng hình thành huyết khối có thể do di truyền và do mắc phải.  Để hạn chế, người dân nên an uống lành mạnh, hạn chế đồ dầu mỡ và đặc biệt thường xuyên đi khám tầm soát, để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời./. 

12.Cứu sống một bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cả hai bên

Theo Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai), đến ngày 19/6, bà Cám A Dến, 51 tuổi, xã Phú Túc, Định Quán, bị tắc hoàn toàn động mạch phổi cả hai bên, đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần hồi phục và sẽ xuất viện trong 2 ngày tới.  Trước đó, ngày 11/6, bà Cám A Dến nhập viện trong tình trạng tức ngực, da tái, vã mồ hôi, tay chân lạnh toát, huyết áp tụt sâu, mạch nhanh và gãy chân bên phải.  Ban đầu khi mới tiếp nhận các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị choáng nhiễm trùng do vết thương ở chân trước đó.  Tuy nhiên, các bác sỹ lại phát hiện bệnh nhân bị nổi tĩnh mạch và xác định tĩnh mạch đang bị chèn ép, máu không lưu thông được.  Ngay lập tức, bệnh nhân được đưa vào hồi sức, đặt nội khí quản, thở máy, dùng thuốc vận mạch liều cao. Lúc này bệnh nhân lên cơn loạn nhịp nhanh, các bác sĩ đã tiến hành chụp CT và xác định bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cả hai bên do huyết khối.  Bà Cám A Dến được chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết bơm vào tĩnh mạch để làm tan các cục huyết khối gây chèn ép trong tĩnh mạch.  Theo bác sỹ Phạm Quang Huy, Trưởng khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, trường hợp bà Cám A Dến bị tắc hoàn toàn động mạch phổi cả hai bên, đây là mức độ nặng nhất của bệnh lý huyết khối tĩnh mạch. Nếu không được kịp thời phát hiện và giải quyết triệt để, bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào. Đặc biệt hơn, bệnh nhân ăn uống, sinh hoạt bình thường, không hề có dấu hiệu biểu hiện bệnh trước đó.  Bác sỹ Phạm Quang Huy cho biết do bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên không thể sử dụng thuốc chống đông để ngăn ngừa sự hình thành các cục huyết khối trong tĩnh mạch. Tuy nhiên, bệnh viện đã tiến hành đặt lưới lọc tĩnh mạch nhằm hạn chế việc hình thành huyết khối gây tắc nghẽn máu không lưu thông được.  Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Thống Nhất khuyến cáo người dân nguyên nhân dẫn đến tình trạng hình thành huyết khối có thể do di truyền và do mắc phải.  Để hạn chế, người dân nên an uống lành mạnh, hạn chế đồ dầu mỡ và đặc biệt thường xuyên đi khám tầm soát, để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời./ 

13.TP Hồ Chí Minh: Yêu cầu cơ sở Minisa Beauty Queen dừng hoạt động

Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa yêu cầu cơ sở Minisa Beauty Queen dừng thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ, các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực y tế khi chưa có hồ sơ pháp lý theo quy định.

Qua cung cấp thông tin của người dân về cơ sở điều trị da, dịch vụ thẩm mỹ không phép, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở Minisa Beauty Queen tại địa chỉ số 68 đường 37, phường Tân Kiểng, quận 7.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở Minisa Beauty Queen không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động.

Đoàn kiểm tra ghi nhận trên biển hiệu cơ sở có nội dung quảng cáo thực hiện các dịch vụ điều trị chuyên sâu công nghệ Nhật Bản, Hàn Quốc căng bóng lão hóa, nâng cơ chảy xệ da mặt, giảm mỡ toàn thân; trong phiếu thu tại cơ sở có ghi có dịch vụ tiêm filler, lăn kim cho khách hàng.

Đoàn kiểm tra còn phát hiện có một số thuốc, mỹ phẩm chưa xuất trình hóa đơn và chưa cung cấp được nguồn gốc các loại thuốc nên đã niêm phong tạm giữ để làm căn cứ xử lý sau kiểm tra.

Thanh tra Sở Y tế đã yêu cầu cơ sở ngưng ngay việc thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ, các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực y tế khi chưa có hồ sơ pháp lý theo quy định và đề nghị Phòng Y tế quận 7 giám sát việc ngưng hoạt động tại địa chỉ trên.

Thanh tra Sở Y tế cho biết, sẽ làm rõ thêm các căn cứ về các cá nhân thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ và xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.

14.Mẹ bị vỡ ối - nhiễm trùng, nhau cài răng lược: Con vẫn được cứu sống

Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc  vừa  mổ cứu con thành công cho trường hợp một sản phụ 37 tuổi, ngụ Quận 7, TPHCM bị nhau thai cài răng lược.

Trước đây chị Thùy Linh đã 3 lần mang thai, nhưng đều không giữ được: Bé đầu tiên mới được 29 tuần tuổi thì mất, khi mang thai bé thứ hai thì bị nhau tiền đạo, nhau cài răng lược,  đứa con thứ ba đã vuột mất  khi chưa đầy ba ngày tuổi vì bị suy hô hấp. 

Đến khi mang thai đứa con thứ tư chị Linh nhập viện được bác sĩ chẩn đoán “sanh mổ vết mổ cũ lần hai, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược." Mặc dù là tình trạng không phổ biến lắm nhưng rất nghiêm trọng cho bệnh nhân, bởi càng nhiều vết mổ khi sanh chừng nào (2 - 3 lần), nguy cơ nhau cài răng lược càng cao (trên 60%). Tuy nhiên nhờ phát hiện, xử lý kịp thời, đúng cách nên các bác sĩ cứu được cả mẹ và con đều khỏe mạnh.

Một trường hợp khác là chị M.N (33 tuổi, ngụ TP.HCM) mang thai 24 tuần tuổi nhập viện trong tình trạng thai kỳ vỡ ối, mẹ bị nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao. Và cũng nhờ sự can thịp kịp thời của các bác sĩ nên đã  cứu sống cả mẹ lẫn con. Mặc dù sinh non chỉ hơn 1 kg nhưng nhờ chăm sóc tận tình của các bác sĩ phòng hồi sức sơ sinh, hiện bé đã được 1,4 kg và khỏe mạnh.

15.Can thiệp nội mạch giúp giải quyết nguy cơ cắt thận trong điều trị bướu mỡ cơ mạch thận

Theo các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân TPHCM (BVBD), bệnh viện vừa can thiệp trong lòng mạch một trường hợp bướu mỡ cơ mạch thận đang chảy máu nhờ khống chế tình trạng chảy máu bằng thuyên tắc các mạch máu nuôi bướu. Các bác sĩ đã kiểm soát được tình trạng chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng người bệnh mà không cần mổ mở để cắt thận. Đây là phương pháp can thiệp nội mạch trong việc điều trị bướu mỡ cơ mạch thận.

Người bệnh L.B.H (55 tuổi, Quận 8, TP.HCM) đã phát hiện bướu mỡ cơ mạch thận từ hơn một năm trước nhưng quyết định không điều trị vì bà sợ phải cắt thận. Trong một đợt đau cấp vùng hông lưng và tiểu máu ồ ạt, bà H. được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân. Người bệnh mau chóng được tiến hành thăm khám và thực hiện xét nghiệm máu, chụp CT bụng chậu có cản quang (dựng hình hệ niệu và mạch máu thận). Kết quả chẩn đoán cho thấy người bệnh có bướu mỡ cơ mạch thận phải kích thước rất to (87x121x100mm) đang chảy máu.

Các bác sĩ BVBD đã tiến hành hội chẩn với Đơn vị Can thiệp mạch Tiết niệu- Sinh dục và được chỉ định can thiệp nội mạch cầm máu cấp cứu, thay vì mổ mở cắt thận như trước đây khi kỹ thuật can thiệp nội mạch chưa phổ biến. Ê-kíp can thiệp phát hiện bướu đang chảy máu vào vùng quanh thận, các mạch máu nuôi bướu khó tiếp cận do tình trạng tân sinh mạch máu và đường đi khá ngoằn ngoèo, gập góc. Các bác sĩ BV này đã khống chế tình trạng chảy máu và ngăn chặn hiệu quả nguồn máu nuôi bướu. Người bệnh xuất viện chỉ 24 giờ sau khi can thiệp với các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận bình thường. Kết quả chẩn đoán hình ảnh đánh giá sau 3 tháng cho thấy khối bướu dần tiêu nhỏ (giảm 25% thể tích) vì không còn nhận được máu nuôi, trong khi phần thận còn lại được bảo tồn.

ThS.BS. Đỗ Anh Toàn- trưởng đơn vị Can thiệp mạch Tiết niệu - Sinh dục BVBD cho biết: Bướu mỡ cơ mạch thận là một dạng bướu thận lành tính, ít gây triệu chứng nên thường chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu bướu phát triển to (> 40mm), nguy cơ biến chứng như chèn ép các cơ quan lân cận, vỡ gây chảy máu đột ngột có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Hiện nay, các khảo sát hình ảnh học như siêu âm, CT scans và MRI có khả năng chẩn đoán bướu mỡ cơ mạch thận với độ chính xác rất cao.

ThS.BS. Đỗ Anh Toàn cho biết, trước đây, phẫu thuật bảo tồn thận hoặc cắt thận toàn phần đối với bướu to thường áp dụng với các trường hợp bướu cơ mỡ mạch thận khi có chỉ định can thiệp. Thực tế, ngay cả trong cắt thận bảo tồn thận người bệnh cũng phải đối diện với nguy cơ cao phải cắt toàn bộ thận do sự phân bố mạch máu rất phức tạp. Hiện nay, can thiệp nội mạch là lựa chọn hàng đầu trong điều trị bướu cơ mỡ mạch thận có biến chứng hoặc dự phòng cho những trường hợp bướu lớn (>40mm), với ưu điểm vượt trội là người người bệnh không cần gây mê, vị trí can thiệp chỉ là một mũi tiêm thuốc nhỏ (không sẹo mổ), quá trình hồi phục nhanh chóng (nằm viện 1-2 ngày). Hiện nay, phương pháp này cũng đã được đưa vào hướng dẫn điều trị tiêu chuẩn của các hội niệu khoa trên thế giới cho những trường hợp bị bướu mỡ cơ mạch thận.

Phương pháp can thiệp nội mạch là một kỹ thuật chuyên biệt đòi hỏi các bác sĩ phải được đào tạo, có kỹ năng thật khéo léo để thực hiện các thao tác trong lòng mạch máu có đường kính rất nhỏ. Đối với những bướu kích thước lớn, có nhiều mạch máu nuôi, và đường đi gập khúc thì việc tiếp cận chọn lọc được mạch máu nuôi bướu và bảo tồn nhu mô thận còn lại tối đa đòi hỏi người sự kiên nhẫn và tay nghề tinh tế của bác sĩ.

Về bướu mỡ cơ mạch thận, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nếu phát hiện có bướu mỡ cơ mạch thận có kích thước lớn, hoặc đã có biến chứng (đau lưng, tiểu máu, thận ứ nước...) nên đến các bệnh viện chuyên khoa về phẫu thuật tiết niệu để được thăm khám, tư vấn và chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời với kỹ thuật thuyên tắc chọn lọc mạch máu nuôi bướu.

16.Rùng mình hình ảnh bàn chân "mục ruỗng" của bệnh nhân đái tháo đường

 Ban đầu chỉ là một vài mụn nước ở ngón chân cái, mụn nước vỡ nhanh chóng và biến chứng sung lan rộng. Chỉ sau 20 ngày, cả bàn chân bệnh nhân lở loét như bị vi khuẩn "ăn" gây "mục ruỗng" cả bàn chân.

Ths.BS Nguyễn Ngọc Thiện, Phó trưởng khoa Chăm sóc bàn chân (BV Nội tiết Trung ương) cho biết, vốn là chuyên khoa tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị biến chứng bàn chân do đái tháo đường, nhưng các bác sĩ khi vừa nhìn thấy bàn chân của bệnh nhân cũng không khỏi "rùng mình" vì tổn thương quá trầm trọng trên bàn chân của bệnh nhân.

Bệnh nhân Nguyễn Hữu C. (41 tuổi, nhà ở Đống Đa – Hà Nội) được gia đình đưa vào BV nội tiết Trung ương trong tình trạng cả bàn chân phải tấy đỏ, lở loét nghiêm trọng.

Bệnh nhân đã có tiền sử mắc đái tháo đường đã 17 năm nay. Tuy nhiên, bệnh nhân không điều trị đều đặn, mà thường bỏ thuốc, tự điều trị.

Theo lời kể của bệnh nhân, khoảng giữa tháng 5/2018, trên chân bệnh nhân mọc một vài mụn nước ở ngón chân cái. Lúc đầu, anh cũng chỉ nghĩ là mụn nước, bệnh ngoài da thông thường. Tuy nhiên sau 2 - 3 ngày, những mụn nước vỡ ra, bệnh nhân vẫn chủ quan nghĩ không vấn đề gì.

Việc đi lại gây cọ sát khiến tổn thương tưởng như nhỏ này ngày càng lan rộng. Ngón chân cái của anh sưng nề, chuyển sang màu đen bầm như tụ máu rồi bệnh nhân bị sốt mê man. Ngày 20/5 bệnh nhân được đi khám trong tình trạng sốt cao, tấy đỏ toàn bộ bàn chân phải, loét hoại tử nghiêm trọng.

ThS.BS Thiện cho biết, bệnh nhân bị loét hoại tử bàn chân do đái tháo đường type 1, biến chứng thần kinh ngoại vi, thần kinh tự động. Anh C. được cắt lọc phần thịt hoại tử và áp dụng các biện pháp điều trị cần thiết. Sau nhiều nỗ lực của các bác sĩ, điều dưỡng khoa Chăm sóc bàn chân – Bệnh viện Nội tiết Trung ương, sức khỏe anh C. đã ổn định.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng đã phải tháo bỏ ngón cái bàn chân phải của anh C. ThS. Thiện nhận định, nếu anh đến viện chậm trễ hơn một vài ngày hoặc lớn hơn hiện tại 10 tuổi thì chân anh có nhiều nguy cơ phải tháo bỏ đến khớp gối.

Ngoài các vết loét ở chân, anh C cũng gặp nhiều biến chứng khác do căn bệnh đái tháo đường gây nên: sụt cân nghiêm trọng từ 75kg xuống còn 49kg, người gầy yếu, mệt mỏi. Thị lực của anh cũng giảm sút nghiêm trọng: mắt phải 2/10, mắt trái 6/10. Anh cũng gặp những biến chứng về thận và các bộ phận khác trên cơ thể.

Ths Thiện khuyến cáo, biến chứng loét bàn chân rất hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, vì thế, chỉ cần bệnh nhân có một cái mụn nhỏ, hay đơn giản là giẫm phải một cái dằm cũng nên được đi khám, cẩn trọng để phòng nguy cơ biến chứng loét bàn chân, thậm chí dẫn đến phải tháo khớp, bỏ chân.

Để phòng tránh mắc bệnh đái tháo đường, ThS. Thiện tư vấn người dân cần tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện thể lực đều đặn. Bên cạnh đó, việc đi khám sức khỏe thường xuyên và xét nghiệm đường huyết định kỳ để phát hiện sớm bệnh, từ đó can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự tiến triển thành bệnh là hết sức cần thiết.

17.Bé gái bị tai biến sẹo xấu sau tiêm xoá sẹo tại thẩm mỹ viện

 Sau 6 tháng tiêm thuốc điều trị sẹo lồi tại một thẩm mỹ viện, tình trạng sẹo lồi của bệnh nhi càng trở nên trầm trọng, bị teo các tổ chức mô mềm dưới da, sẹo sâu.

Ngày 19/6, BV Da liễu Trung ương Trung ương cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân là bé gái Đ.T.A (11 tuổi, quê Ninh Bình) đến khám do tình trạng sẹo xấu sau tiêm thuốc điều trị sẹo lồi tại một thẩm mỹ viện tại Hà Nội.

Trước đó, tháng 1/2017 bệnh nhân bị mắc thủy đậu và để lại sẹo lồi tại các vùng tổn thương. Lo cho con gái nhỏ bị sẹo lồi xấu, gia đình đã đưa bé đi khám, tư vấn chữa sẹo lồi tại một thẩm mỹ viện ở Hà Nội.

Bệnh nhi được tiêm thuốc để điều trị sẹo lồi vào đầu tháng 11/2017. Gia đình cũng không rõ loại thuốc tiêm, không rõ liều lượng tiêm vào cơ thể là bao nhiêu.

Sau khi tiêm 2 tháng, sẹo lồi không biến mất mà tại các vùng tiêm có hiện lượng lõm sâu xuống. Theo dõi một thời gian, thấy vết lõm sâu có nhiều mạch máu, tạo thành sẹo xấu, gia đình đưa con đến bệnh viện Da liễu Trung ương khám.

BS Vũ Hồng Luyến, Khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, BV Da liễu Trung ương cho biết, bệnh nhân có 4 tổn thương lõm sâu, teo tổ chức mô mềm dưới da, kích thước lớn, do bị biến chứng teo tổ chức dưới da do tiêm sẹo lồi tại chỗ.

ThS.BS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc cho biết, thông thường để điều trị tổn thương sẹo lồi thường dùng triamcinolon - đây là một loại corticoid. Thuốc có tính chất tác dụng chậm, kéo dài và khi tiêm thuốc có thể gây ra ra teo tổ chức tại chỗ tiêm (teo da, cơ) nếu không dùng đúng chỉ định hoặc tiêm không đúng kỹ thuật.

Tình trạng teo tổ chức mô mềm dưới da của bệnh nhi nhiều khả năng cũng do tác động của việc dùng thuốc không đúng kĩ thuật, gây lõm vùng sẹo.

Ths Hà cũng khuyến cáo, điều trị thẩm mỹ các loại sẹo, sẹo lồi bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn, điều trị tránh nguy cơ các biến chứng điều trị sẹo lại bị sẹo xấu hơn.

Với thuốc tiêm điều trị sẹo lồi với bản chất là corticoid ngoài nguy cơ gây teo tổ chức mô mềm, với tính chất tác dụng chậm còn có thể gây ra các tác dụng phụ tại chỗ khác như giãn mạch; mọc nhiều lông; xuất hiện trứng cá, yếu cơ... và tác dụng toàn thân như hội chứng Cushing, teo tuyến thượng thận, tăng nguy cơ đái tháo đường, loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa...

18.Hạ thân nhiệt, cứu Việt kiều ngưng tim nhiều lần

Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) vừa khởi động quy trình báo động đỏ cứu sống một Việt kiều bị ngưng tim nhiều lần.

Ngày 19-6, Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định cho biết vừa khởi động quy trình báo động đỏ cứu sống một Việt kiều là ông T. (54 tuổi). 

Trước đó, rạng sáng 12-6, đang tập thể dục, ông T. bỗng đau ngực dữ dội, khó thở, ngã quỵ ra đường. Ông được đưa vào BV Đa khoa khu vực Thủ Đức cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở.

Các bác sĩ đã sốc điện, hồi sức tim phổi tích cực song phải mất 30 phút sau, người bệnh mới được phục hồi tuần hoàn và ngay lập tức được chuyển lên BV Nhân dân Gia Định.

Tại đây, ông T. lại tiếp tục rơi vào tình trạng 3 lần ngưng tim, ngưng thở dù các bác sĩ can thiệp tái thông mạch vành khẩn cấp. BV đã sử dụng kỹ thuật cao hạ thân nhiệt chỉ huy trong vòng 24 giờ để cứu não người bệnh tránh tình trạng sống thực vật về sau. Thân nhiệt người bệnh từ 37 độ C xuống còn 33 độ C, sau đó điều chỉnh tăng dần.

Do ngưng tim, ngưng thở nhiều lần nên bệnh nhân bị suy đa cơ quan, suy hô hấp nhưng trước mắt đã qua cơn nguy kịch, sinh hiệu ổn dần.

Theo TS-BS Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc BV Nhân dân Gia Định, trường hợp nhiều lần ngưng tim nhưng đã qua được nguy kịch như ca bệnh này là rất hy hữu. Việc dùng máy hạ thân nhiệt chỉ huy tuy rất tốn kém nhưng cứu được người thoát chết trong gang tấc.  

19.Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi tại Bệnh viện Quân y 4

Ngày 17-6, Bệnh viện Quân y 4 (Cục Hậu cần, Quân khu 4) đã tiến hành phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi 1/3 trên niệu quản trái thành công cho bệnh nhân Trần Văn Thình (69 tuổi, trú tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An).

Trong thời gian 90 phút, các y, bác sĩ đã áp dụng các phương pháp khoa học hiện đại, thực hiện thành công ca phẫu thuật. Hiện tại bệnh nhân đang phục hồi tốt.

Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi được áp dụng ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2002, sau đó được phổ biến ra các bệnh viện lớn trong toàn quốc. Tại Bệnh viện Quân y 4, phương pháp này được áp dụng trong điều trị từ năm 2015, đã đi vào thường quy, mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân và bộ đội đóng quân trên địa bàn. 

Ngoài phương pháp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi, Bệnh viện Quân y 4 cũng áp dụng thành công nội soi niệu quản tán sỏi laser-một trong những phương pháp hiện đại nhất trong điều trị sỏi niệu quản, mang lại lợi ích thiết thực cho người bệnh. Bệnh viện Quân y 4 đã trở thành địa chỉ điều trị sỏi đường tiết niệu uy tín trên địa bàn tỉnh Nghệ An và khu vực. (230 từ)

20.Thủ tướng yêu cầu tập trung điều tra thực phẩm, dược - mỹ phẩm giả

Thủ tướng vừa có chỉ thị tăng cường đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Theo chỉ thị này, Thủ tướng chỉ rõ tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền vẫn diễn ra rất phức tạp. Trong khi tỉ lệ phát hiện, xử lý còn thấp nhưng vi phạm nhiều và ngày càng đa dạng về hình thức.

"Các đối tượng vi phạm đã lợi dụng những bất cập về cơ chế chính sách, những sơ hở trong quản lý và hạn chế của người tiêu dùng để sản xuất, tiêu thụ, hình thành các băng nhóm làm giàu bằng các mặt hàng nói trên, gây tổn hại sức khỏe người tiêu dùng và nhiễu loạn thị trường, tổn hại sản xuất kinh doanh" - chỉ thị của Thủ tướng cho biết.

Trong chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, sửa đổi quy định, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật, quy trình kiểm tra dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp phép, quảng cáo, giám định chứng nhận chất lượng, chứng nhận hợp quy hợp chuẩn...

Thủ tướng giao Bộ Công an tăng cường phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, tập trung điều tra, triệt phá đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. 

Giao Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng biên phòng tăng cường kiểm soát các tuyến biên giới, đường mòn lối mở, khu vực cửa khẩu, kho bãi, điểm tập kết hàng hóa khu vực biên giới, chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới các loại hàng hóa, trong đó có dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm...

Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện các vụ buôn lậu, sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm giả, điển hình là các vụ sản xuất thuốc trị ung thư từ than tre ở Hải Phòng, bắt giữ lô dược phẩm, thực phẩm chức năng trị giá trên 10 tỉ đồng không rõ nguồn gốc... Tình hình buôn lậu, mua bán thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả ngày càng nghiêm trọng và đang gây nhiều lo lắng cho người tiêu dùng.   

21.Đến bệnh viện chờ sinh, nào ngờ đau bụng do viêm ruột thừa

Khi đang mang thai tuần 38 thì thai phụ có biểu hiện đau bụng. Nghĩ sắp đến ngày sinh, thai phụ đến bệnh viện (BV) để chờ sinh. Tuy nhiên, bác sĩ phát hiện thai phụ bị đau bụng do viêm ruột thừa chứ không phải trở dạ.

Chiều tối 19/6, bác sĩ Vũ Đức Thụ, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp (BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh), cho biết, BV vừa cứu sống thai phụ Nguyễn Thị Thủy (huyện Kinh Môn, Hải Dương) bị viêm ruột thừa khi sắp đến ngày sinh.

Trước đó, khi đang mang thai tuần 38, chị Thủy bất ngờ bị đau bụng. Thai phụ này tưởng là chuyển dạ nên đến BV để chờ sinh. Tuy nhiên, tại BV, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị đau bụng do viêm ruột thừa nên chỉ định phẫu thuật cắt ruột thừa cho bệnh nhân.

Theo bác sĩ Thụ, ca phẫu thuật gặp rất nhiều khó khăn bởi thai phụ Thủy đang mang thai ở tuần 38. Vì vậy, thai và tử cung của thai phụ lớn khiến ruột thừa và manh tràng bị đẩy lên cao, làm cho khoảng không để các bác sĩ tiến hành phẫu thuật rất chật hẹp. Hơn nữa, việc xác định, tính toán lượng dùng và theo dõi việc gây mê cho sản phụ cần rất cẩn trọng tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của kíp mổ, ca phẫu thuật diễn ra thành công. Sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi ổn định.

22.Hà Nội: Phạt cơ sở sản xuất nước đá vi phạm 750.000 đồng

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội vừa có thông báo xử phạt 16 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đá viên có vi phạm chất lượng, tổng tiền phạt 16 cơ sở là trên 33 triệu đồng, trong đó cơ sở sản xuất nước đá vi phạm bị phạt 750.000 đồng.

Trong số các công ty bị xử phạt có Công ty TNHH thương mại và phát triển Chiến Thắng ở Thanh Trì, Hà Nội sản xuất, bán ra thị trường nước đóng chai Lucky và Công ty TNHH đầu tư, thương mại và dịch vụ Tâm Đức sản xuất nước uống đóng chai Rainbow không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, bị phạt 1,5 triệu đồng/cơ sở; cơ sở đá viên Hải Vân và hộ kinh doanh Sơn Hải sản xuất, bán ra thị trường đá viên không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật bị phạt 750.000 đồng/cơ sở... 

Cũng theo các quyết định vừa được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thông báo, có tổng số 16 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đá viên bị xử phạt đợt này. 

Các vi phạm thường gặp nhất là sản xuất không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật, không đảm bảo khoảng cách an toàn với nguồn ô nhiễm, nguồn gây độc hại, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. 

Đây là kết quả phát hiện sau đợt kiểm tra hồi tháng 4 và 5. Trao đổi với báo giới về lý do mức phạt thấp, một chuyên gia về chính sách y tế cho hay giá trị lô hàng phát hiện thấp (có lô hàng chỉ có giá trị 200.000 đồng) nên mức phạt thấp!

23.4 giờ phẫu thuật cứu cụ bà 72 tuổi mang khối u tủy sống hiếm gặp

Khối u tủy sống hiếm gặp kèm thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến bà cụ 72 tuổi có nguy cơ liệt chân.

Ngày 19/6, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP.HCM) cho biết vừa phẫu thuật điều trị thành công một trường hợp bệnh nhân lớn tuổi mang khối u ở tủy sống hiếm gặp.

Bà V.T.H. (72 tuổi, ngụ tại huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng đau cột sống thắt lưng dữ dội, hai tay tê, hai chân yếu liệt và không thể đi lại được.

Qua thăm khám và chụp MRI, các bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh chẩn đoán bệnh nhân có khối u trong ống sống ngoài tủy, lệch trái kèm thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng, hẹp ống sống. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u nhằm giải phóng chèn ép tủy.

Tuy nhiên theo ekip điều trị, khối u tủy sống trên bệnh nhân lớn tuổi là rất hiếm gặp. Tổn thương thường phức tạp nặng nề, gây ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân một thời gian dài. Thậm chí bệnh nhân có thể liệt hai chi do khối u chèn ép tủy. Vì vậy, việc phẫu thuật nhằm đảm bảo lấy toàn bộ khối u và an toàn cho người bệnh là điều phải thực hiện kỹ lưỡng.

Ca phẫu thuật cho bệnh nhân được các bác sĩ hội chẩn và lên kế hoạch phẫu thuật kỹ lưỡng. Sau 4 giờ phẫu thuật, ca mổ đã thành công, khối u được lấy ra toàn bộ. Hiện tại sau 7 ngày phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, sức cơ hai chân và hai tay được cải thiện. Dự kiến bệnh nhân có thể tập vật lý trị liệu vận động và xuất viện trong vài ngày tới.

Bác sĩ Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Bệnh viện Xuyên Á cho biết phẫu thuật lấy u tủy sống là phẫu thuật khó, khi bóc tách khối u phải cẩn thận, tránh làm tổn thương thêm các tổ chức thần kinh lân cận.

Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân đau vùng cột sống, đau ngày càng tăng nhưng điều trị nội khoa không đỡ, đi lại hạn chế nên đến các bệnh viện có chuyên khoa Ngoại thần kinh cột sống, sọ não để khám và điều trị kịp thời.

24.Người đàn ông nhập viện sau khi thức khuya xem 3 trận bóng đá

 Mắc bệnh lý tim mạch, người đàn ông 62 tuổi vẫn thức xem ba trận bóng đá liên tiếp dẫn tới phải nhập viện.

Theo ThS.BS Phan Thảo Nguyên, Trưởng khoa Nội Tim mạch, Trưởng đơn vị can thiệp Tim mạch (Bệnh viện E), khoa Nội tim mạch, tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân 62 tuổi tại Hà Nội có sẵn bệnh lý tim mạch sau khi xem bóng đá 3 trận đấu liên tục. Lúc đầu, người đàn ông này chỉ nghĩ do vui mừng, cười nhiều nên bị đau thắt ngực. Vì vậy, bệnh nhân có nằm nghỉ ngơi nhưng vẫn bị đau ngực nhiều. Sau khi thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ phát hiện có mảng xơ vữa bị bong ra rất may mắn dòng chảy vẫn còn. 

Bác sĩ Nguyên khuyến cáo thức khuya triền miên để xem bóng đá có thể ảnh hưởng tới tim mạch đặc biệt là những người có bệnh lý trước đó hoặc tiềm ẩn bệnh lý tim mạch mà chưa được phát hiện.

Người có bệnh lý mạch vành, khi gắng sức cổ vũ đội bóng mình yêu thích với hành động ăn mừng quá kích có thể gây nên co thắt mạch đột ngột và gây ra nhồi máu cơ tim. Với những bệnh nhân rung nhĩ, yếu tố môi trường, cảm xúc hay quá gắng sức là tác nhân gây nên tăng huyết áp, đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, bệnh nhân huyết áp tăng nếu cổ vũ bóng đá quá mức có thể gây nên nhồi máu não hoặc xuất huyết não ngay lập tức. 

“Người có bệnh lý tim mạch không nên cố gắng xem bóng đá vào khung 1h đêm, tốt nhất nên đi ngủ và xem lại vào sáng hôm sau. Bên cạnh đó, người bệnh không nên dùng rượu bia, thuốc lá và cần uống thuốc đầy đủ để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe”, bác sĩ Nguyên chia sẻ.

25.Hàng triệu người Việt Nam đang bị đầu độc hàng ngày vì dùng khẩu trang hoạt tính bán rẻ tràn lan

Nhiều người đã tin rằng khẩu trang có lớp than hoạt tính giúp tăng tính năng lọc bụi với giá chỉ dưới 50.000 đồng một hộp dùng tiện lợi, không cần giặt đã khiến nhiều người đổ xô đi mua về dùng dần.

Khẩu trang y tế dường như đã trở thành vật dụng không thể thiếu của nhiều người mỗi khi ra khỏi đường. Có thể dùng để che bụi, che nắng hoặc ngăn những mùi khó chịu. Nhất là những chiếc khẩu trang y tế dùng 1 lần thì càng được ưa thích vì chúng có thể dùng 1 lần 1 vứt đi mà không cần phải giặt.

Hiện nay những chiếc khẩu trang này được bán trôi nổi trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau từ 25-15.000 đồng/ 1 hộp 50 chiếc. Nhiều hàng rong ven đường cũng dã chuyển ra kinh doanh mặt hàng này. Theo điều ghi trên hộp thì hầu hết các khẩu trang đều ghi xuất xứ là Made in Vietnam hoặc Malaysia...

Với nhiều mức giá như vậy thì chủ cũng đã bật mí rằng hàng 40.000 dùng tốt hơn, còn những hàng 15-25 .000 thì là hàng sản xuất tại Trung Quốc và không đảm bảo về chất lượng, đầu mối nhập về chỉ biết mua lại và bán. Qua thông tin phát hiện khẩu trang 3 lớp lọc 90% chất bẩn và độc hại, nhưng không có ngày sản xuất cũng như số lô hay cơ sở sản xuất. Nhiều người đã tin rằng có thêm lớp tham hoạt tính giúp tăng tính năng lọc bụi với giá 50.000 đồng nhiều người đã không ngần ngại bỏ ra hàng trăm nghìn để mua vài hộp về bán và dùng dần.

Một trình dược viên cho biết, khẩu trang được nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản về thật sẽ được dệt bằng ba lớp vải và được tiệt trùng kĩ càng. Nhưng khẩu trang giá rẻ trên thị trường hiện nay dù ghi nhãn mác nước ngoài, nhưng đều là xuất xứ từ các xưởng gia công không qua kiểm định chất lượng trà trộn vào thị trường.

Chị Hà (31 tuổi, nhân viên sale tại một công ty ở Hà Nội) chia sẻ: “Từ khi “sốt” loại khẩu trang dùng 1 lần giống các sao Hàn Quốc đang dùng, mình cũng mang hộp khẩu trang y tế mua ở Phạm Văn Đồng về dùng thử. Ban đầu cũng tự tin lắm vì chị bán hàng nói là hàng Nhật nên an toàn về chất lượng. Nhưng khi kiểm tra thì thật sự rất sốc, bên trong là một lớp giấy vệ sinh mỏng”.

Điều chị Hà bức xúc hơn là trong thời gian dùng mặt chị xuất hiện nốt ngứa và mụn. Không chỉ bán trôi nổi ở các ven đường, vỉa hè, những loại sản phẩm giá rẻ này còn được bán online tràn lan trên các trang mạng điện tử.

Thông tin về loại khẩu trang này càng trở nên rầm rộ hơn khi 1 bạn trẻ đăng lên trang cá nhân của mình tấm ảnh ảnh gương mặt bị nổi mụn rất nhiều, có chỗ còn lở loét khi sử dụng 'khẩu trang y tế' đen. Hình ảnh này ngay lập tức được cư dân mạng quan tâm, chia sẻ và bày tỏ sự e ngại đáng kể.

Bác sỹ Lê Huỳnh Mai, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cảnh báo: “Hầu hết các loại khẩu trang bán ở vỉa hè được may từ chất liệu trôi nổi, chưa qua khâu xử lý vô trùng, có thể chứa cả ổ vi khuẩn trên đó. Nặng hơn có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Bác sĩ Mai lưu ý: “Khẩu trang than hoạt tính có mùi hôi là do cơ sở sản xuất sử dụng keo để phun cố định các hạt than hoạt tính. Chính những hạt keo khi bao quanh các hạt than sẽ làm lớp than mất tác dụng”. Còn khẩu trang diệt khuẩn có nhiều kích cỡ khác nhau, ôm gọn được vùng mũi miệng, ngăn được các tác nhân gây bệnh có kích cỡ 1-10µm. Loại này được nhân viên y tế và người chăm sóc bệnh nhân sử dụng; chỉ dùng một lần và tiêu hủy theo chế độ rác thải y tế độc hại. Để tránh loại khẩu trang kém chất lượng, gây dị ứng da, các trình dược viên tại một số nhà thuốc (Hà Nội) khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng khi mua hàng vì sự an toàn cho chính mình, đừng vì ham rẻ mua khẩu trang tiền nghìn rồi mất tiền triệu cũng không chữa hết bệnh. Nên mua khẩu trang y tế ở các cơ sở y tế chất lượng, không nên mua trên các shop online không có chất lượng đảm bảo. Cách nhận biết khẩu trang thật là phần giấy than sẽ dai và không thấm nước, vò mạnh không rách.

Cách chọn khẩu trang y tế

Nhìn bằng mắt thường sẽ rất khó phân biệt bởi thực chất chúng ta cũng không phải là dân trong nghề. Thế nhưng, chỉ cần ngâm vào nước thì thật - giả sẽ hiện rõ ngay trước mắt.

Cụ thể là: khẩu trang thật sẽ không bị thấm nước; khẩu trang giả sẽ bị ngấm nước và ướt ngay.

Để chắc chắn hơn, bạn hãy xé chiếc khẩu trang đã ngâm nước đó ra và sẽ thấy lớp giấy lót bên trong khẩu trang thật vẫn còn nguyên vẹn, còn nếu là khẩu trang giả sẽ bị rã hết.

Cách phân biệt khẩu trang y tế thật, giả tiếp theo đó là, rạch lớp ngoài cùng của khẩu trang. Sau đó, lấy tay cầm lớp ở giữa của khẩu trang kéo thật mạnh nếu là khẩu trang tốt lớp ở giữa sẽ không bị rách và dai vì được làm bằng vải kháng khuẩn hoặc giấy kháng khuẩn, còn khẩu trang nhái, kém chất lượng lớp ở giữa bị rách ngay khi kéo thì lớp đó là giấy vệ sinh hay lớp giấy rẻ tiền không có tác dụng diệt khuẩn.

- Với khẩu trang than hoạt tính: Để phân biệt, bạn chỉ cần xé lớp khẩu trang ra. Khẩu trang giả chỉ có một lớp vải màu đen bên trong chứ không hề có lớp than hoạt tính bên trong.

Người tiêu dùng cũng có thể kiểm tra thông bên ngoài bao bì, hộp khẩu trang giả không có số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng như khẩu trang được bán trong nhà thuốc.Nên mua khẩu trang ghi rõ nguồn gốc, tốt nhất là mua trong nhà thuốc.​ 


Thăm dò ý kiến