Phòng chống bệnh tật học đường

19/01/2017 | 08:31 AM

 | 

Rối nhiễu tâm trí là một nhóm những triệu chứng bất thường về tâm lý (hoặc mẫu hành vi ứng xử bất thường) có ý nghĩa về mặt lâm sàng, chúng xảy ra ở một cá nhân và liên quan đến những stress tiêu cực hoặc liên quan đến việc làm mất năng lực của cá nhân, hoặc làm tăng đáng kể sự nguy hiểm cho cá nhân qua việc phải chịu đựng những cảm giác tiêu cực (như ám ảnh về cái chết, sự đau khổ, sự mất năng lực) hoặc sự mất mát đáng kể sự tự do của cá nhân.

 

                        Những yếu tố ảnh hưởng đến rối nhiễu tâm trí.

Rối nhiễu tâm trí ở trẻ em không phải do một căn nguyên gây nên, mà là hậu quả của sự phối hợp hàng loạt yếu tố nguy cơ về sinh học, tâm lý và xã hội.

                      Yếu tố sinh học

- Mẹ tiếp xúc độc chất trong thời gian mang thai (vd: hút thuốc lá, rượu, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc..)

-                    Yếu tố di truyền (ông, bà, hoặc bố, mẹ bị RNTT)

- Tổn thương ở đầu

- Ngạt khi sinh hoặc biến chứng khác trong khi sinh

- Nhiễm HIV; suy dinh dưỡng, các bệnh khác

       Yếu tố tâm lý

- Lệch lạc trong tâm lý “sợ học’ ’

- Nhân cách “khó gần”; khó thích ứng với bên ngoài, kiểu “đóng”

- Lạm dụng tình dục

       Yếu tố gia đình, trường học và xã hội.

Gia đình: - Quan tâm chăm sóc kém

- Mâu thuẫn gia đình (cãi cọ, ly dị)

- Kỷ luật không nghiêm

- Quản lý kém

- Gia đình có người thân mất

Trường học: Thi trượt; học kém, bị bạn bè bắt nạt, tẩy chay, cô lập.

Cộng đồng:

- Hàng xóm mẫu thuẫn  (trẻ không được chơi với bạn,  môi trường sống căng thẳng)

- Môi trường ganh đua, đố kỵ

        3. Những biểu hiện của rối nhiễu tâm trí ở trẻ.

- Không có khả năng tiếp xúc lâu dài với các trẻ khác

- Bỏ bê các hoạt động ở trường

- Miễn cưỡng đến trường hay tham gia các hoạt động bình thường khác

- Hiếu động, không ngồi yên một chỗ, đôi khi xung động, rối loạn khả năng tập trung chú ý.

- Không vâng lời, bướng bỉnh

- Thiếu năng lượng và động lực hoạt động

- Bất thường về ăn, ngủ

- Tăng cân hoặc sút cân

- S ợ hãi

- Thiếu năng lượng và động lực hoạt động

- Dễ nổi cáu

- Cách ly xã hội

- Khóc quá nhiều

- Cảm giác thất vọng, vô dụng

- Ý tưởng hoặc hành vi kỳ quặc.

Các rối nhiễu tâm trí thường gặp ở trẻ em. Các rối nhiễu tâm trí mà trẻ thường gặp phải bao gồm:

- Trầm cảm

- Rối loạn lo âu

- Rối loạn stress sau sang chấn

- Các rối loạn hành vi

- Rối loạn tăng động giảm chú ý

- Tự tử

- Chậm phát triển tâm thần./​