CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU VỀ GIẢM TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG RƯỢU BIA

23/08/2012 | 05:00 AM

 | 

Tác hại của rượu bia gây ra khoảng 2,5 triệu người tử vong mỗi năm, trong đó phần lớn xảy ra ở nhóm dân số trẻ. Sử dụng rượu bia là nguyên nhân thứ 3 tác động đến sức khỏe trên toàn cầu.

CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU VỀ GIẢM TÁC HẠI
CỦA VIỆC SỬ DỤNG RƯỢU BIA

 

Tác hại của rượu bia gây ra khoảng 2,5 triệu người tử vong mỗi năm, trong đó phần lớn xảy ra ở nhóm dân số trẻ. Sử dụng rượu bia là nguyên nhân thứ 3 tác động đến sức khỏe trên toàn cầu. Một loạt các vấn đề liên quan đến rượu bia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các cá nhân, gia đình họ và có thể tác động lớn đến cuộc sống cộng đồng. Giảm tác hại của việc sử dụng rượu bia là một trong bốn yếu tố phổ biến nhất có thể thay đổi và ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, có bằng chứng mới nhất cho rằng tác hại của rượu bia góp phần dẫn đến gánh nặng sức khỏe do các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao và HIV/AIDS gây ra.

Giảm tác hại của việc sử dụng rượu bia bằng các giải pháp chính sách hiệu quả và cung cấp một cơ sở hạ tầng phù hợp nhằm thực hiện thành công các giải pháp này nhiều hơn vấn đề y tế công cộng. Thật vậy, do mức độ rủi ro liên quan đến tác hại của rượu bia ở các nước đang phát triển cao hơn nhiều so với trong các nước có thu nhập cao nơi mà người dân đang ngày càng được bảo vệ bởi luật pháp và can thiệp toàn diện nên cơ chế nhằm đảm bảo các biện pháp này đều được thực hiện.

Chiến lược toàn cầu vể giảm việc tác hại của rượu bia được xác nhận bởi Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 63 vào tháng 5 năm 2010, công nhận mối liên quan chặt chẽ giữa việc sử dụng rượu bia và phát triển kinh tế - xã hội. Việc này thể hiện cam kết của các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới nhằm đạt hành động bền vững ở tất cả các cấp. Chiến lược cũng xây dựng trên một số sang kiến ​​toàn cầu và khu vực của WHO, bao gồm cả kế hoạch hành động cho chiến lược toàn cầu về dự phòng và kiểm soát các bệnh không truyền nhiễm được chứng nhận bởi Hội đồng Y tế thế giới trong năm 2008.

Thật vậy, WHO đang ghi nhận cách mà ​​các nhà hoạch định chính sách y tế cộng đồng ở các nước đang phát triển và việc chuyển giao kinh tế là thách thức ngày càng tăng xây dựng các chiến lược hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề y tế công cộng do tác hại của rượu. Giải pháp khả thi hiện có và một chiến lược toàn cầu đưa ra hồ sơ các lựa chọn chính sách và can thiệp để xem xét thực hiện ở mỗi quốc gia như một phần không thể tách rời của chính sách quốc gia, cũng như trong khuôn khổ phát triển rộng hơn. Chiến lược toàn cầu cũng đặt ra những lĩnh vực ưu tiên cho các hành động trên toàn cầu để thúc đẩy, hỗ trợ và bổ sung các hoạt động có liên quan ở các cấp địa phương, quốc gia và khu vực.

Chiến lược toàn cầu đã nhận được sự tán đồng của Hội đồng Y tế thế giới và là kết quả của hợp tác chặt chẽ giữa thành viên WHO và WHO toàn cầu. Quá trình xây dựng chiến lược toàn cầu bao gồm tham vấn với các bên liên quan khác, chẳng hạn như các tổ chức xã hội dân sự và các nhà điều hành kinh tế.

Tương tự như vậy, việc thực hiện chiến lược toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác tích cực giữa các thành viên của Liên hợp quốc cùng với việc tham gia tích cực của các đối tác phát triển quốc tế, xã hội, khu vực tư nhân, cũng như y tế công cộng và các viện nghiên cứu. Khi chúng tôi di chuyển về phía trước, WHO sẽ phối hợp với các bên liên quan trong các nỗ lực để đạt được các mục tiêu và mục đích của chiến lược.

Tham gia quá trình làm việc cùng nhau hướng tới các mục đích của chiến lược toàn cầu, chúng ta có thể làm giảm hậu quả tiêu cực của việc sử dụng rượu bia và làm cho cộng đồng của chúng ta khỏe mạnh hơn, an toàn hơn và thoải mái  hơn và có nhiều nơi phù hợp để sống, làm việc và vui chơi giải trí.

Nguồn: www.who.int