HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Ký kết ghi nhớ giữa Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam và Cục Giám sát Dược phẩm Quốc gia nước CHND Trung Hoa

Thứ Ba, ngày 12/11/2024 11:11

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Quản lý bệnh viện Châu Á năm 2025

Thứ Ba, ngày 12/11/2024 04:16

Tổng thuật chiều 11/11: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế

Thứ Hai, ngày 11/11/2024 13:00

Đảng ủy Bộ Y tế triển khai, quán triệt công tác tổ chức đại hội các cấp thuộc Đảng bộ Bộ Y tế

Thứ Hai, ngày 11/11/2024 12:38

Bộ Y tế chuẩn bị “Hội chợ dược liệu Y Dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai, năm 2024”

Thứ Hai, ngày 11/11/2024 12:35

Đồng bộ các biểu mẫu và đưa vào sử dụng phù hợp với mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe ngành Y tế

Thứ Hai, ngày 11/11/2024 12:27

Bệnh ung thư gia tăng mạnh mẽ và trở thành một trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu hiện nay

Chủ Nhật, ngày 10/11/2024 11:37

Cập nhật và triển khai các chiến lược phòng ngừa, cấp cứu và điều trị đột quỵ một cách toàn diện

Chủ Nhật, ngày 10/11/2024 11:32

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường và ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt

Thứ Bẩy, ngày 09/11/2024 02:57

Ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mang tính cách mạng trong y học

Thứ Bẩy, ngày 09/11/2024 02:53

Tiếp tục nỗ lực thực hiện đấu thầu, mua thuốc và thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 07:32

Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 10:20

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan gửi thư chúc mừng Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động thuộc các cơ sở đào tạo và các cơ sở thực hành đào tạo nhân lực lĩnh vực y tế

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 05:06

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với đoàn công tác Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 03:05

Bộ Y tế công bố các Quyết định công tác nhân sự thuộc Đảng Bộ Văn phòng Bộ Y tế

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 02:59

Chia sẻ kinh nghiệm của các nước khu vực ASEAN về kiểm soát thuốc lá

Thứ Hai, ngày 04/11/2024 11:37

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Liên minh Phòng, chống tác hại thuốc lá Đông Nam Á

Thứ Hai, ngày 04/11/2024 11:24

Thành lập Trung tâm đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm

Chủ Nhật, ngày 03/11/2024 01:34

Chính thức triển khai bệnh án điện tử tại bệnh viện hạng đặc biệt thuộc Bộ Y tế

Thứ Bẩy, ngày 02/11/2024 00:38

'Em bé Làng Nủ' xuất viện: 50 ngày hồi sinh thần kỳ ở Bạch Mai

Thứ Bẩy, ngày 02/11/2024 00:34

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Xây dựng quy trình vận động hiến tặng và ghép mô, tạng minh bạch, công khai

17/07/2024 | 15:16 PM

 | 

Việc thành lập 9 hội đồng, trong đó có 5 hội đồng chuyên môn về điều phối ghép mô, tạng và 4 hội đồng chuyên môn về mạng lưới hiến sẽ giúp cho việc vận động và triển khai ghép tạng hiến hiệu quả, minh bạch, không lãng phí nguồn tạng hiến.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam chia sẻ thông tin tại hội thảo.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam chia sẻ thông tin tại hội thảo.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam chia sẻ thông tin tại hội thảo.

Ngày 16/7, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người và Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 tổ chức hội thảo về hiến, lấy, ghép và điều phối mô, tạng tại Việt Nam.

Xây dựng quy trình vận động hiến tặng và ghép mô, tạng

Hơn 10 nghìn trường hợp đăng ký hiến tặng mô, tạng chỉ trong vòng 2 tuần kể từ sau lời phát động kêu gọi mọi người dân Việt Nam tình nguyện đăng ký hiến tạng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tỷ lệ hiến mô, tạng sau khi qua đời cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Đây là những tín hiệu tích cực để tăng hơn nữa nguồn tạng hiến từ người cho chết não.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, tính đến ngày 1/6/2024, Việt Nam có 12 chết não hiến mô tạng, trong đó có 6 ca tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; 2 ca tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các ca còn lại tại Bệnh viện E, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ.

Số ca đăng ký hiến tặng mô, tạng và số ca gia đình đồng ý hiến tặng mô, tạng cũng đã tăng rất nhanh so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa thể đáp ứng với thực tiễn có hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đang chờ ghép tạng.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, hiện chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể về việc ghép tặng mô, tạng, trong khi đó, một số vấn đề chuyên môn sâu, phức tạp thì trong luật ghi tương đối ngắn gọn, không cụ thể.

Vì thế, tháng 6 vừa qua, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đã thành lập 9 hội đồng và xây dựng quy trình điều phối, ưu tiên, tiêu chí ghép, tiêu chí cấp cứu.

Xây dựng quy trình vận động hiến tặng và ghép mô, tạng minh bạch, công khai ảnh 1

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chia sẻ về công tác vận động hiến tặng mô, tạng.

Việc thành lập này, sẽ giúp các cơ sở y tế tham gia mạng lưới hiến tặng mô, tạng và mạng lưới ghép có quy trình phân phối tạng minh bạch, công khai, hiệu quả và nhanh chóng, không lãng phí nguồn tạng hiến.

“Chúng tôi thành lập 5 hội đồng chuyên môn về điều phối ghép mô, tạng và 4 hội đồng chuyên môn về mạng lưới hiến. Thông qua việc thành lập này, các bệnh viện trong mạng lưới hiến và ghép trên toàn quốc sẽ ngồi với nhau, cùng tham gia các hội đồng như hội đồng điều phối ghép thận, ghép tim…

Hội đồng sẽ họp thường kỳ 3-4 tháng/lần, đưa ra quy trình thống nhất toàn quốc. Bộ Y tế cũng rất ủng hộ việc này vì mô hình này được thực hiện thành công ở Trung Quốc. Chúng tôi tin là Việt Nam cũng sẽ triển khai thành công mô hình này”, ông Hệ nói.

Việc thành lập các hội đồng có sự tham gia của đại diện của các bệnh viện trong mạng lưới sẽ góp thêm tiếng nói để Trung tâm đưa ra quy trình chuẩn hơn. Cũng từ đó, lan tỏa được các thông điệp về hiến, tặng mô tạng đến từng bệnh viện và trong giới y khoa.

Đồng thời, điều này sẽ giúp quy trình vận động hiến tặng mô, tạng công khai, minh bạch hơn.

“Trước đây, khi có người chết não tiềm năng nhưng chúng ta không có văn bản quy định trách nhiệm ai là người gặp người nhà bệnh nhân, giải thích như thế nào với gia đình thì giờ chúng ta đào tạo, thành lập các đơn vị. Khi đó các đơn vị có trách nhiệm rõ ràng trong báo cáo mỗi ngày ở bệnh viện có bao nhiêu trường hợp chết não tiềm năng, đã tiếp cận chưa, vì sao thất bại để giúp hệ thống chúng ta phát triển toàn diện, bền vững, tìm nguyên nhân không hiến tặng của gia đình người chết não, để tác động ngược trở lại xã hội, giải thích, cung cấp thông tin cho người dân hiểu hơn”, ông Hệ cho hay.

Phải thay đổi nhận thức từ 500 nghìn nhân viên y tế

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, tỷ lệ thực tế người hiến tạng sau chết não năm 2023 tại Việt Nam chỉ chiếm 0,15%, đứng thứ 38 trên thế giới.

Chỉ ra những thách thức trong việc vận động người dân đăng ký hiến tặng mô, tạng, theo Phó Giáo sư Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, người dân cần phải thay đổi quan niệm, nhận thức về chết phải toàn thây. Bên cạnh đó, trong các hoạt động truyền thông, lan tỏa thông điệp về việc cho đi là còn mãi, các cơ quan cần phải xác định các đối tượng đích để có cách truyền thông khác nhau. “Truyền thông không nên chỉ tập trung vào đưa tin về các ca ghép tạng thành công”, bà Tiến chia sẻ.

Xây dựng quy trình vận động hiến tặng và ghép mô, tạng minh bạch, công khai ảnh 2

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, một trong những mục tiêu lớn của việc giúp nhiều người dân hiểu về hiến tặng mô, tạng là phải đào tạo giới y khoa hiểu đúng, từ đó, các nhân viên y tế tự tin có đủ năng lực để lan tỏa nghĩa cử, hành vi đúng đó tới công chúng.

“Chúng ta có 500 nghìn cán bộ nhân viên y tế, chúng ta phải bắt đầu từ nhân viên y khoa. Chúng tôi sẽ đưa nội dung đào tạo khái niệm ghép tạng, hiến mô tạng, Luật Hiến mô tạng, chết não, phát hiện và quản lý chết não tiềm năng vào chương trình đào tạo thường quy của Đại học Y Hà Nội từ tháng 8/2024, sau đó mở rộng giảng dạy ở các trường đại học y khác”, ông Hệ cho hay.

Tại các bệnh viện, theo ông Hệ cần phải xây dựng mạng lưới bệnh viện hiến, đào tạo nhân viên y tế về khả năng phát hiện người chết não tiềm năng hiến mô tạng; khả năng đánh giá chức năng mô tạng hiến; hồi sức giữ chức năng mô tạng; tiếp cận và thuyết phục gia đình hiến…

“Việc xây dựng mạng lưới bệnh viện hiến sẽ giúp không phải chuyển người bệnh chết não tiềm năng tới bệnh viện khác lấy mô tạng vì có thể làm nặng thêm tình trạng người bệnh, tăng nguy cơ ngừng tim”, ông Hệ nói.

Để thay đổi cách thức tiếp cận đăng ký hiến mô tạng, trước đây, người dân sẽ đăng ký trực tiếp tại Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia hoặc gửi email. Nhưng từ tháng 5/2024, người dân có thể đăng ký online và tháng 7/2024, việc đăng ký hiến tặng mô, tạng thuận lợi hơn khi được mở rộng đăng ký qua mạng xã hội.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến