Điểm tin y tế ngày 10/11/2018

11/11/2018 | 11:11 AM

 | 

I. THÔNG TIN Y TẾ TRONG NƯỚC

 

1. Công bố quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Y tế

Chiều ngày 9/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Trường Sơn giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.

Trước đó ngày 2/11/2018 tại Quyết định số 1476/QĐ-TTg, Thủ tướng điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Y Tế.

Phát biểu tại Lễ công bố, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thi Kim Tiến chúc mừng đồng chí Nguyễn Trường Sơn được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Y tế. Bộ trưởng mong muốn, với cương vị công tác mới, đồng chí Nguyễn Trường Sơn sẽ cùng tập thể lãnh đạo Bộ Y tế, Ban cán sự Đảng Bộ Y tế tạo thành một khối đại đoàn kết, thống nhất, phát huy sáng kiến cùng với ngành Y tế đưa hoạt động của Ngành ngày càng phát triển và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ giao.

Nhận nhiệm vụ mới, Tân Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn bày tỏ quyết tâm, cố gắng trên tinh thần cao nhất, sát cánh đoàn kết với các thành viên trong ban lãnh đạo để những công việc chung của Bộ sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.  

Đồng chí Nguyễn Trường Sơn cảm ơn sự tín nhiệm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ… các cơ quan liên quan và Tân Thứ trưởng hứa sẽ kế thừa, phấn đấu tiếp bước những thế hệ đi trước, đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân (280)

.

2. QUỐC HỘI NGHE TỜ TRÌNH VỀ DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA

Sáng ngày 09/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (PCTHRB) trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh nên cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ. Những ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng và là thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Việt Nam đã cam kết.

Bằng chứng khoa học quốc tế cho thấy: rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 (một số tên bệnh đã có từ rượu như loạn thần do rượu, xơ gan do rượu, hội chứng rượu bào thai…), là một trong 4 yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh không lây nhiễm. Sử dụng rượu, bia gây tổn thương đến nhiều cơ quan, chức năng của cơ thể như: gây ung thư (gan, khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, tụy, thận, đại - trực tràng, vú); gây rối loạn tâm thần kinh (loạn thần, trầm cảm, rối loạn lo âu, giảm khả năng tư duy, giảm khả năng điều khiển hành vi); bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ); bệnh tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính); ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi và phát triển của bào thai; suy giảm miễn dịch.

Theo thống kêm mỗi năm trên thế giới, rượu, bia là nguyên nhân gây tử vong cho 3,3 triệu người, chiếm 5,9% tổng số tử vong, làm mất đi 5,1% số năm sống khỏe mạnh của con người, tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá. Tại Việt Nam, rượu, bia xếp thứ 05 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy năm 2012 có 8,3% số trường hợp tử vong liên quan đến sử dụng rượu, bia, 71,7% trường hợp tử vong do xơ gan ở nam do sử dụng rượu, bia. 15% số giường bệnh tại các bệnh viện tâm thần là dành cho điều trị người bệnh loạn thần do rượu, bia. Bên cạnh đó, tổn hại sức khoẻ do ngộ độc rượu, bia trong đó có rượu, bia không bảo đảm chất lượng, không kiểm soát được nguồn gốc, rượu pha từ cồn công nghiệp cũng là vấn đề đáng lưu tâm.

Không chỉ vậy, ử dụng rượu, bia còn có thể gây ra tai nạn giao thông, mất trật tự xã hội và gia đình. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, nếu so với hút thuốc lá thì các hệ lụy về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gây ra nghiêm trọng hơn nhiều, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong 03 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới. Thống kê hằng năm có khoảng 800 ca tử vong do bạo lực có liên quan đến sử dụng rượu, bia; Khoảng gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội có liên quan đến sử dụng rượu, bia; Phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia trong độ tuổi trước 30 chiếm tới 70%. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình Việt Nam (HGĐ) đang đối mặt với các vấn đề liên quan đến rượu, bia. 11% HGĐ xảy ra bạo lực gia đình mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em. Tỷ lệ trẻ em Việt Nam chịu tác hại từ việc sử dụng rượu, bia của người khác thuộc nhóm 2 nước cao nhất. Tác hại từ việc sử dụng rượu, bia của người lớn đối với trẻ em phổ biến hơn ở các hộ gia đình nông thôn, thu nhập thấp và có người sử dụng nhiều rượu, bia. Phụ nữ và trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số đang là đối tượng gánh chịu tác hại từ việc sử dụng rượu, bia. Sử dụng rượu, bia còn gây ra gánh nặng kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội do các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác. Tại Việt Nam, nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65 nghìn tỷ đồng.

Với những ảnh hưởng trên cả ba khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế, rượu, bia thực sự là trở ngại lớn đối với 13/17 mục tiêu và 52/169 chỉ tiêu phát triển bền vững.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, việc ban hành Luật PCTHRB là cần thiết để thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành mới chủ yếu quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu, bia, chưa điều chỉnh đầy đủ đối với PCTHRB nên cần phải được điều chỉnh kịp thời để phù hợp với yêu cầu PCTHRB. Kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy nhiều quốc gia đã ban hành chính sách, pháp luật về PCTHRB và thực hiện hiệu quả .

Việc xây dựng Luật PCTHRB nhằm đảm bảo ưu tiên bảo vệ sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân, gia đình và xã hội, là nguồn lực quý giá trong phát triển bền vững đất nước; Giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong do sử dụng rượu, bia gây ra. Phòng ngừa và giảm bớt các hậu quả về xã hội (tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, tội phạm, thương tích, an ninh trật tự, bất bình đẳng giới, đói nghèo) và gánh nặng kinh tế để khắc phục hậu quả do sử dụng rượu, bia gây ra. Thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; góp phần quan trọng để đạt các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết (mục tiêu phát triển bền vững số 3.5 là giảm 10% tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại vào năm 2030). Khắc phục những hạn chế, bất cập, khoảng trống của pháp luật về PCTHRB hiện nay. Tăng tính khả thi, đồng bộ của các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nhất là quản lý sản xuất rượu thủ công, cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm hài hòa với các lợi ích sức khỏe cộng đồng. Huy động nguồn lực tài chính và sự tham gia tích cực của toàn xã hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong PCTHRB để bảo đảm thực hiện luật hiệu quả.Đồng thời, bảo đảm phù hợp, hài hòa với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong xu thế hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật có liên quan đến PCTHRB tại Việt Nam và các quy định pháp luật quốc tế có liên quan; khảo sát thực tế tại địa phương đối với công tác PCTHRB, tình hình quản lý sản xuất và kinh doanh rượu, bia; đánh giá tác động chính sách, đánh giá tác động thủ tục hành chính trong dự án Luật và đã được Quốc hội đồng ý đưa dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018 với 05 chính sách cơ bản; tổ chức học tập kinh nghiệm tại một số nước về PCTHRB, mời các chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới và các chuyên gia hàng đầu thế giới về PCTHRB tham gia xây dựng, tư vấn cho dự án luật; lấy ý kiến các cơ quan quản lý tại địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trong quá trình xây dựng dự án luật.

Bố cục dự thảo Luật gồm 7 chương và 38 điều. Luật chỉ điều chỉnh đối với rượu và bia vì đây là 02 sản phẩm phổ biến nhất có chứa cồn, chiếm khoảng 99,7% thị phần tại Việt Nam, các tác hại chủ yếu từ 02 loại sản phẩm này, phù hợp với thực tiễn và khả năng quản lý hiện nay.

Để phù hợp với mục tiêu của Luật là bảo vệ sức khỏe người dân khỏi tác hại của rượu, bia, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, dự thảo Luật tập trung quy định các biện pháp, cách thức cụ thể để phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu các tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe và các hệ lụy xã hội khác trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng rượu, bia như quy định các hành vi bị nghiêm cấm, kiểm soát điều kiện kinh doanh, bảo đảm chất lượng, an toàn; đối tượng, địa điểm, phương thức không được bán rượu, bia kiểm soát quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức....

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện dự thảo Luật còn một vấn đề có ý kiến khác nhau về tên gọi của dự thảo Luật. Chính phủ trình 2 phương án để Quốc hội thảo luận, quyết định: Phương án 1 với tên gọi Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Phương án 2 với tên gọi Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia. (1808)

 

3. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Xử lý nghiêm cán bộ tiếp tay “cò” mua hoặc bán máu

Liên quan đến hiện tượng “cò" máu lộng hành tại bệnh viện mà nhóm PV báo Người Đưa Tin phản ánh, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã lên tiếng trên quan điểm của "Tư lệnh" ngành.

Bên hành lang Quốc hội sáng 9/11, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi nhanh với Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến xoay quanh việc “cò" máu ngang nhiên hoạt động tại các cổng bệnh viện mà báo Người Đưa Tin đã có loạt bài điều tra: “Ai chống lưng cho cò bán - mua máu ở bệnh viện?".

Theo đó, Bộ trưởng bộ Y tế cho rằng: “Quan điểm của Bộ là sẽ xử lý nghiêm những cán bộ, viên chức nào liên quan đến việc tiếp tay, hay thông qua "cò" để cho hoặc bán máu. Điều này là nghiêm cấm”.

Nêu câu hỏi khi PV làm việc với bệnh viện Việt Đức, phía bệnh viện Việt Đức có nói rằng không nắm được tình trạng “cò" máu.Vậy, ý kiến của Bộ ra sao?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng bộ Y tế cho biết: “Về chủ trương của Bộ là nghiêm cấm và xử lý nghiêm chứ không để như thế được. Còn sự việc cụ thể, PV có thể trực tiếp làm việc với cục Quản lý khám chữa bệnh và những nơi phát hiện sự việc”.

Trước đó, vào những ngày giữa tháng 10/2018, nhóm PV báo Người Đưa Tin đăng tải loạt bài điều tra độc quyền “Ai chống lưng cho cò máu lộng hành ở bệnh viện?”.Trong loạt bài này, nhóm PV báo Người Đưa Tin đã tìm hiểu về quy trình hiến máu vào kho máu từ người nhà của bệnh nhân. Tại đây, PV cũng được một số người nhà bệnh nhân tại bệnh viện Việt Đức thông tin khi bệnh nhân chờ mổ thì hầu hết người nhà phải hiến máu cho bệnh viện…

Nắm bắt được tâm lý này, những “cò" máu ngang nhiên hoạt động như một quy luật tất yếu của cung – cầu.Buộc người dân phải bỏ tiền ra mua máu với giá “cắt cổ”.

Trong một diễn biến khác, khi làm việc với phía bệnh viện Việt Đức, bác sĩ Vi Quỳnh Hoa, Giám đốc trung tâm Truyền máu bệnh viện Việt Đức cho biết: “Tôi chưa gặp trường hợp nào bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến phản ánh chính thức về hiện tượng “cò” máu. Còn ở ngoài người ta đồn đại thế nào thì tôi không biết và cũng chưa gặp bao giờ”.

Cùng với đó, Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng cục Quản lý Khám chữa bệnh, bộ Y tế cũng thông tin thêm với PV: “Chúng tôi đã biết thông tin báo phản ánh, chúng tôi đề nghị bệnh viện Việt Đức báo cáo cụ thể về những vấn đề mà báo chí nêu. Sau đó, có thông tin từ phía bệnh viện chúng tôi sẽ báo cáo đến lãnh đạo bộ Y tế để có hướng xử lý kịp thời.

Với trách nhiệm của mình, cục Quản lý khám chữa bệnh luôn phối hợp với các ngành thành viên trong ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện để tăng lượng người hiến máu và hiến máu nhắc lại, đối với các thông tin về tình trạng lạm dụng việc huy động người nhà hiến máu, tình trạng "cò' máu,... xảy ra ở nơi nào đó, cục Quản lý khám chữa bệnh mong nhận được thông tin phản hồi từ người dân, các phương tiện truyền thông để kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh các bệnh viện, địa phương, theo nguyên tắc xử lý nghiêm các sai phạm nếu có”. (631)

 

4. Cần kiểm soát tình hình sử dụng bia rượu ở Việt Nam

 “Tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh nên cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết sáng 9-11 khi trình bày Tờ trình về dự án Luật Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (PCTHRB) trước Quốc hội.

Tác hại của bia rượu

“Những ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng và là thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Việt Nam đã cam kết”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh. Theo Bộ trưởng, với những ảnh hưởng trên cả ba khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế, rượu, bia thực sự là trở ngại lớn đối với 13/17 mục tiêu và 52/169 chỉ tiêu phát triển bền vững.

Tờ trình về dự án Luật Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, dẫn bằng chứng khoa học quốc tế cho thấy: rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 (một số tên bệnh đã có từ rượu như loạn thần do rượu, xơ gan do rượu, hội chứng rượu bào thai…), là một trong bốn yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh không lây nhiễm.

Sử dụng rượu, bia gây tổn thương đến nhiều cơ quan, chức năng của cơ thể như: gây ung thư (gan, khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, tụy, thận, đại - trực tràng, vú); gây rối loạn tâm thần kinh (loạn thần, trầm cảm, rối loạn lo âu, giảm khả năng tư duy, giảm khả năng điều khiển hành vi); bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ); bệnh tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính); ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi và phát triển của bào thai; suy giảm miễn dịch.

Theo thống kêm mỗi năm trên thế giới, rượu, bia là nguyên nhân gây tử vong cho 3,3 triệu người, chiếm 5,9% tổng số tử vong, làm mất đi 5,1% số năm sống khỏe mạnh của con người, tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá. Tại Việt Nam, rượu, bia xếp thứ 05 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu.

Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy năm 2012 có 8,3% số trường hợp tử vong liên quan đến sử dụng rượu, bia, 71,7% trường hợp tử vong do xơ gan ở nam do sử dụng rượu, bia. 15% số giường bệnh tại các bệnh viện tâm thần là dành cho điều trị người bệnh loạn thần do rượu, bia. Bên cạnh đó, tổn hại sức khoẻ do ngộ độc rượu, bia trong đó có rượu, bia không bảo đảm chất lượng, không kiểm soát được nguồn gốc, rượu pha từ cồn công nghiệp cũng là vấn đề đáng lưu tâm.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, nếu so với hút thuốc lá thì các hệ lụy về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gây ra nghiêm trọng hơn nhiều, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Cần thiết phải ban hành luật

Trước những số liệu được trích dẫn, Chính phủ cho rằng việc ban hành Luật PCTHRB là cần thiết để thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Theo Bộ trưởng Y tế, pháp luật hiện hành mới chủ yếu quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu, bia, chưa điều chỉnh đầy đủ đối với PCTHRB nên cần phải được điều chỉnh kịp thời để phù hợp với yêu cầu PCTHRB. Kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy, nhiều quốc gia đã ban hành chính sách, pháp luật về PCTHRB và thực hiện hiệu quả.

“Việc xây dựng Luật PCTHRB nhằm bảo đảm ưu tiên bảo vệ sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân, gia đình và xã hội, là nguồn lực quý giá trong phát triển bền vững đất nước”, Bộ trưởng Y tế nêu rõ.

Trình bày báo cáo thẩm tra về dự án Luật trên, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật và nhấn mạnh sự cần thiết thể chế hóa quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng về “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trực tiếp thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; kịp thời, chủ động ứng phó với thực trạng sử dụng rượu, bia đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh, ở mức có hại đáng báo động, trong bối cảnh thị trường đồ uống, đặc biệt là rượu, bia được dự báo tăng trưởng mạnh theo lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu khi Việt Nam tham gia sâu hơn vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Ủy ban cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự án Luật cần bao gồm cả những quy định liên quan đến việc kiểm soát kinh doanh, quảng cáo, tài trợ rượu, bia nhằm hạn chế tính sẵn có và dễ tiếp cận của rượu, bia.

“Nếu chỉ đưa ra những quy định liên quan đến dự phòng và nâng cao sức khỏe thì các chính sách, giải pháp trong dự án Luật sẽ không toàn diện, công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn”, báo cáo thẩm tra nêu rõ.

Để giảm tác hại của rượu, bia, Ủy ban cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục rà soát các quy định tại Điều 22 dự thảo Luật về phòng, ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia để tránh trùng lắp với quy định của các luật khác có liên quan và phát huy đầy đủ trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong phòng, chống tác hại rượu, bia, xây dựng văn hóa khi tham gia giao thông, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. (1119)

 

5. Sẽ "Luật hóa" việc cấm công chức, viên chức uống rượu buổi trưa

Sáng 9/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Theo Tờ trình này, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia có 7 chương 38 điều.

Luật sẽ quy định những biện pháp phòng, chống rượu bia, cụ thể như: biện pháp giảm mức tiêu thụ; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu bia; giảm tác hại của rượu bia; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng chống rượu bia…

Những hành vi bị cấm trong Luật gồm: sử dụng cồn công nghiệp, nguyên liệu, phụ gia không đảm bảo; không dùng thực phẩm để sản xuất, pha chế rượu bia; cấm ép buộc người dưới 18 tuổi uống rượu bia; cung cấp thông tin không chính xác về tác dụng của rượu bia; kinh doanh rượu bia không có giấy phép; quảng cáo rượu bia từ 15 độ trở lên dưới mọi hình thức.

Luật quy định những trường hợp không được uống rượu bia gồm: cán bộ, CCVC và người lao động có hợp đồng trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang trong thời gian làm việc, thời gian nghỉ giữa các ca làm việc; sử dụng rượu bia tại cơ sở y tế, giáo dục, trại giam, trại tạm giam…

Đối với điều kiện kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, Luật cũng quy định phải có cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.Việc sản xuất rượu thủ công để bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu nhằm chế biến, sản xuất lại phải đăng ký với UBND cấp xã. Đặc biệt, người dưới 18 tuổi sẽ không được tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu bia.

Luật yêu cầu sản phẩm rượu bia khi mua bán phải phù hợp với quy định an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhấn kinh doanh và tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Luật cũng đề cập tới việc thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống tác hại rượu bia; quản lý chặt nguồn cung rượu bia; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình và đảm bảo nguồn tài chính cho công tác phòng chống rượu bia.

Theo dự kiến, Luật Phòng chống tác hại rượu bia sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.(416)

 

6. 800 ca tử vong do bạo lực có liên quan đến sử dụng rượu, bia

Sáng ngày 9/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trình bày về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh nên cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ. Những ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng và là thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Việt Nam đã cam kết.

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới, rượu, bia là nguyên nhân gây tử vong cho 3,3 triệu người, chiếm 5,9% tổng số tử vong, làm mất đi 5,1% số năm sống khỏe mạnh của con người, tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá. Tại Việt Nam, rượu, bia xếp thứ 5 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu. 

Không chỉ vậy, sử dụng rượu, bia còn có thể gây ra tai nạn giao thông, mất trật tự xã hội và gia đình. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, nếu so với hút thuốc lá thì các hệ lụy về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gây ra nghiêm trọng hơn nhiều, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới.

Thống kê hằng năm có khoảng 800 ca tử vong do bạo lực có liên quan đến sử dụng rượu, bia; Khoảng gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội có liên quan đến sử dụng rượu, bia; Phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia trong độ tuổi trước 30 chiếm tới 70%.

Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình Việt Nam (HGĐ) đang đối mặt với các vấn đề liên quan đến rượu, bia. 11% HGĐ xảy ra bạo lực gia đình mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em. Tỷ lệ trẻ em Việt Nam chịu tác hại từ việc sử dụng rượu, bia của người khác thuộc nhóm 2 nước cao nhất. Tác hại từ việc sử dụng rượu, bia của người lớn đối với trẻ em phổ biến hơn ở các hộ gia đình nông thôn, thu nhập thấp và có người sử dụng nhiều rượu, bia. Phụ nữ và trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số đang là đối tượng gánh chịu tác hại từ việc sử dụng rượu, bia.

Sử dụng rượu, bia còn gây ra gánh nặng kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội do các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác. Tại Việt Nam, nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65 nghìn tỷ đồng.

Với những ảnh hưởng trên cả ba khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế, rượu, bia thực sự là trở ngại lớn đối với 13/17 mục tiêu và 52/169 chỉ tiêu phát triển bền vững.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, việc ban hành Luật PCTHRB là cần thiết để thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành mới chủ yếu quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu, bia, chưa điều chỉnh đầy đủ đối với PCTHRB nên cần phải được điều chỉnh kịp thời để phù hợp với yêu cầu PCTHRB. Kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy nhiều quốc gia đã ban hành chính sách, pháp luật về PCTHRB và thực hiện hiệu quả

Thay mặt Ủy ban Về các vấn đề xã hội trình bày ý kiến thẩm tra về dự án Luật này trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật và nhấn mạnh sự cần thiết thể chế hóa quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng về “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trực tiếp thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; kịp thời, chủ động ứng phó với thực trạng sử dụng rượu, bia đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh, ở mức có hại đáng báo động, trong bối cảnh thị trường đồ uống, đặc biệt là rượu, bia được dự báo tăng trưởng mạnh theo lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu khi Việt Nam tham gia sâu hơn vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Về kiểm soát việc quảng cáo rượu, bia, Ủy ban nhất trí với quy định kiểm soát chặt chẽ việc quảng cáo như dự thảo Luật để hạn chế khả năng tiếp cận và tính sẵn có của rượu, bia, đồng thời, đánh giá cao việc Chính phủ đã quy định linh hoạt mức độ kiểm soát quảng cáo khác nhau đối với những sản phẩm rượu, bia có nồng độ cồn khác nhau. Có ý kiến cho rằng, hầu hết các sản phẩm bia trên thị trường có độ cồn phổ biến từ 4-5 độ, do vậy, Chính phủ cần cân nhắc khi chỉ quy định không được quảng cáo bia trong các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh và phương tiện quảng cáo ngoài trời với sản phẩm bia từ 5,5 độ đến dưới 15 độ cồn để không tạo ra khoảng trống pháp lý đối với kiểm soát quảng cáo bia.

Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, tham khảo thêm kinh nghiệm quốc tế để quy định phù hợp nhằm đảm bảo mọi hoạt động quảng cáo không được khuyến khích giới trẻ sử dụng rượu, bia dưới mọi hình thức; nghiên cứu bổ sung quy định về không thực hiện hoạt động quảng cáo rượu, bia trước, trong và sau các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên tại điểm b khoản 1 Điều 11 bởi giới trẻ thường vẫn đến và lưu lại địa điểm tổ chức sự kiện trong thời gian trước và sau các chương trình này. (1168)

 

7. Việt Nam là nước uống bia lớn nhất Đông Nam Á, thứ ba Châu Á và hàng đầu thế giới

Việt Nam là nước tiêu thụ bia lớn nhất Đông Nam Á và xếp vào hàng đầu thế giới. Đó là đánh giá nêu trong tờ trình dự Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đọc trước Quốc hội sáng 9.11.

Theo đó, về mức tiêu thụ, nếu quy đổi rượu, bia ra lít cồn nguyên chất thì mức tiêu thụ bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hằng năm theo số liệu ước tính năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới là 8,3 lít, lên vị trí 64/194 nước, trong khi mức tiêu thụ trên toàn cầu tăng không đáng kể.

Nếu tính riêng nam giới trên 15 tuổi vào năm 2010, thì trung bình một nam giới Việt Nam tiêu thụ 27,4 lít cồn nguyên/năm, xếp thứ 2 trong các nước Đông Nam Á và thứ 29 trên thế giới. Tỷ trọng tiêu thụ cồn nguyên chất từ bia đang tăng nhanh và cao hơn từ rượu (Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 Châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc. Bình quân mỗi người dân đã tiêu thụ khoảng 42 lít bia).

Về mức độ phổ biến của việc uống rượu, bia, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đang gia tăng. Năm 2015 có 80,3% nam và 11,6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu, bia.

Xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu, bia là một vấn đề nghiêm trọng. Tỷ lệ uống rượu, bia ở vị thành niên và thanh niên là 79,9% đối với nam và 36,5% đối với nữ.

Năm 2013 có 43,8% học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 đã uống cốc rượu/bia đầu tiên trước 14 tuổi và 22,5% đã uống đến mức say ít nhất l lần.

Tình trạng uống rượu, bia ở mức nguy hại rất đáng lưu tâm: Năm 2015 có tới 44,2% nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại (tăng gần gấp đôi so với năm 2010 là 25,1%). Tình trạng này phổ biến hơn ở các hộ gia đình người dân tộc thiểu số, miền núi và nông thôn.

Tình trạng uống rượu, bia ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng và là thách thức trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Việt Nam đã cam kết Về tác hại của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe. (442)

 

8. Vụ trưởng Bộ Y tế nhắc về tai nạn Hàng Xanh, lùi xe cao tốc

Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế nhắc đến các vụ tai nạn giao thông tại ngã tư Hàng Xanh hay lùi xe trên cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên như là minh chứng rõ nhất cho tác hại của rượu bia.

Ngày 8-11, Bộ Y tế tổ chức hội thảo về cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu bia và khuyến nghị của các tổ chức phi chính phủ đối với dự án luật phòng, chống tác hại của rượu bia.

Tại hội thảo, TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, đã đề cập tới tác hại của rượu bia ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống, nhất là sức khỏe.

Để minh chứng cho điều này, ông Quang dẫn lại hai vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng được dư luận hết sức quan tâm thời gian qua, đó là vụ ô tô tông hàng hoạt xe máy ở ngã tư Hàng Xanh (TP.HCM) hay như vụ xe Innova lùi trên cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên… Trong các vụ tai nạn này, tài xế đều có nồng độ cồn vượt mức cho phép khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Cũng theo tài liệu từ hội thảo, mức độ tiêu thụ rượu bia tại Việt Nam đang ở mức báo động với mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người. Đặc biệt là tỉ lệ uống rượu bia ở mức nguy hại đang ở mức cao (44,2% nam giới và 112% nữ giới sử dụng rượu bia ở mức có hại). Đây là trở ngại lớn trong việc đạt được 13/17 mục tiêu và 52 chỉ tiêu phát triển bền vững.

Từ những cơ sở trên, việc ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia là một công cụ pháp lý mạnh mẽ nhất để thực hiện các cam kết của Việt Nam về phát triển bền vững.

Trong vòng ba tháng qua kể từ khi dự thảo Luật Phòng, chống tác hai của rượu bia được lấy ý kiến rộng rãi, đã có tổng cộng 10 thư kiến nghị, góp ý của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế gửi tới lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ như: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Liên minh chính sách đồ uống có cồn toàn cầu (GAPA), Tổ chức Nhịp cầu sức khỏe (HealthBridge Canada)…(417)

9. Rượu, bia tràn lan ảnh hưởng cam kết của Việt Nam với thế giới

Sử dụng rượu, bia đang là trở ngại lớn trong việc đạt được 13 trong tổng số 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết với thế giới.

Trong kỳ họp lần thứ 70 của Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc về Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030, lãnh đạo Việt Nam cùng với lãnh đạo 153 quốc gia thành viên đã thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có cam kết đặt mục tiêu giảm 20% - 25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm và mục tiêu giảm 10% tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại vào năm 2030.

Tuy nhiên việc thực hiện các mục tiêu trên đang gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại khi tình trạng uống rượu, bia tràn lan ở nước ta ngày càng gia tăng. Trong khi đó, việc xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh để ngăn chặn những tác hại của rượu, bia lại đang gặp nhiều ý kiến phản ứng...

Đây là những vấn đề được Bộ Y tế chỉ ra tại hội thảo về cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia và khuyến nghị của các tổ chức phi chính phủ đối với dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia diễn ra tại Hà Nội - ngay trước thời điểm Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Theo Bộ Y tế, mức độ tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam đang ở mức báo động với mức tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người (trên 15 tuổi cả hai giới) quy đổi theo cồn nguyên chất là 8,3 lít năm 2016. Đặc biệt là tỷ lệ uống rượu, bia ở mức nguy hại đang ở mức cao, cụ thể: 44,2% nam giới và 1,2% nữ giới sử dụng rượu, bia ở mức có hại (tức là trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 60g cồn trở lên). Do đó, sử dụng rượu, bia đang là trở ngại lớn trong việc đạt được 13 trong tổng số 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết với thế giới.

Hơn nữa, việc sử dụng rượu, bia đã và đang là trở ngại cho sự phát triển vì rượu, bia hủy hoại nguồn nhân lực và cản trở sự phát triển bền vững của con người, bao gồm các mục tiêu, như: xóa đói, giảm nghèo; đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi; bảm bảo giáo dục có chất lượng; bình đẳng giới; tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững; giảm bất bình đẳng; tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm; xã hội hòa bình...

Trong đó, việc đạt được mục tiêu giảm các bệnh không lây nhiễm là hết sức khó khăn nếu không có một hành làng pháp lý đủ mạnh để can thiệp nhằm phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, việc ban hành Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia là một công cụ pháp lý mạnh mẽ nhất để thực hiện các cam kết của Việt Nam về phát triển bền vững. Tuy nhiên trong suốt thời gian qua, dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đang chịu rất nhiều tác động.

Thậm chí, không ít doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu bia không muốn luật ra đời vì lo ngại ảnh hưởng tới doanh thu mà không hề quan tâm đến tình trạng tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, nguy hại sức khỏe... gia tăng và phức tạp có nguyên nhân từ rượu bia.  

Trong vòng 3 tháng qua kể từ khi dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi đã có 10 thư kiến nghị, góp ý của 6 tổ chức trong nước và quốc tế (như Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ nhi đồng Liên Hiệp quốc, Liên minh chính sách đồ uống có cồn toàn cầu...) gửi tới lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ nhằm khuyến nghị kêu gọi thực thi các chính sách phòng chống tác hại rượu, bia hiệu quả.

Trong đó, WHO đã khuyến cáo và đề nghị giữ tên luật như đề xuất của Chính phủ: “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”. Bởi theo WHO không có ngưỡng an toàn cho sử dụng rượu, bia. Việc thay đổi sang các tên gọi khác như: Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia sẽ làm chệch mục tiêu và đối tượng tiếp cận, phá vỡ kết cấu khoa học của các chiến lược cần có trong nội dung dự thảo luật.(831)

10. Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, những tuần vừa qua, số ca nhập viện điều trị sốt xuất huyết tại nhiều bệnh viện trên địa bàn TP.HCM không giảm.

Dịch sốt xuất huyết vẫn đang bùng phát mạnh vào mùa mưa...

Nhiều bệnh nhân trên 18 tuổi

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, số ca nhập viện sốt xuất huyết trong tháng 10 vừa qua gấp 1,4 lần so với tháng trước. Cụ thể, tháng 9 là 1.134 ca, trong khi tháng 10 lên đến 1.581 ca.

Tình hình này cũng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức. Theo số liệu thống kê của bệnh viện này, từ ngày 15-10 đến nay, bệnh viện tiếp nhận và điều trị 351 ca sốt xuất huyết, gấp 2,3 lần so với nửa đầu tháng 10. Trong đó, phần lớn bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue, với khoảng 70% số ca nhập viện điều trị trên 18 tuổi.

Theo Trung tâm Y tế quận Thủ Đức, quận Thủ Đức là 1 trong 8 quận trọng điểm về sốt xuất huyết trong địa bàn TP.HCM. Tính đến thời điểm hiện tại, quận Thủ Đức đã có 1.006 ca, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Các ổ dịch bệnh tập trung nhiều tại các phường có mật độ dân cư cao, gần khu công nghiệp, khu đại học, khu nhà trọ, các công trình dự án treo như phường Linh Trung, Bình Chiểu, Hiệp Bình Phước...

Không chỉ trẻ em mới gặp nguy hiểm

Khi nói đến sốt xuất huyết, chúng ta thường nghĩ ngay bệnh thường xảy ra ở trẻ em, còn đối với người lớn sẽ không dễ mắc bệnh và bệnh không nguy hiểm ở người lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm không ngoại trừ người nào, bất kể thanh niên, người già hay trẻ em khi mắc phải.

11h trưa 7-11, tại khoa nhiễm D Bệnh viện Bệnh nhiệt đới vẫn còn rất đông bệnh nhân ở mọi độ tuổi đến khám, tái khám sốt xuất huyết. Đa số bệnh nhân này được các bác sĩ cho điều trị tại nhà.

Còn ở phòng bệnh nặng, khoa nhiễm Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, bệnh nhân Đào Thị Vân (60 tuổi, ngụ phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức) đang điều trị sốt xuất huyết vào ngày thứ 7 thều thào chia sẻ: "Đợt sốt xuất huyết này không chừa ai cả. Thanh niên, người già, trẻ em gì cũng "ngã".Khuya hôm qua, ngày 6-11, tại phòng này có thêm 2 ca sốt xuất huyết nặng, nghe đâu đều là người trong gia đình.Sáng nay, ngày 7-11, các bác sĩ đã chuyển 2 bệnh nhân đó lên tầng trên".

Giường bên cạnh, sinh viên Phạm Viết Luật (24 tuổi, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM) chia sẻ mình nhập viện trong tình trạng nhức đầu dữ dội, sốt cao, toàn thân uể oải, nổi ban đỏ... "Khi mới bị bệnh, tôi cảm thấy thân nhiệt cao, người rệu rã, uể oải, ăn uống không ngon. Cảm nhận cơ thể bất thường, tôi đến một bệnh viện khám bệnh. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán bị sốt siêu vi và cấp thuốc về nhà uống. Tuy nhiên, bệnh chuyển biến ngày càng nặng nên bạn bè trong phòng trọ đưa tôi nhập viện cách đây 2 ngày" - Luật kể lại.

Một bác sĩ chuyên khoa nhiễm cho rằng nhiều người lớn ỷ sức đề kháng bản thân tốt nên thường rất chủ quan, lơ là khi có những dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết.Khi người lớn nhiễm bệnh cũng có những biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách.

Coi chừng biểu hiện không rõ ràng

Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn diễn biến bất thường và triệu chứng rầm rộ hơn trẻ em, thời gian sốt kéo dài 11-12 ngày. Sốt xuất huyết người lớn nguy hiểm nhất là tụt huyết áp và sinh ra các biến chứng xuất huyết tiêu hóa, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu...

Dạng sốt xuất huyết biểu hiện bên trong, gây xuất huyết nội tạng thường gặp xuất huyết đường tiêu hóa và xuất huyết não với biểu hiện ban đầu rất bình thường, chỉ sốt, không nổi ban. Sau 1-2 ngày, bệnh nhân đi tiêu ra máu, phân màu đen hoặc máu tươi số lượng không nhiều, trên da xuất hiện các chấm xuất huyết, da xanh, người mệt mỏi...

"Sốt xuất huyết gây xuất huyết não cũng rất khó nhận biết vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng. Thông thường người bệnh bị sốt, đau đầu, bị liệt - có thể liệt tay, chân hoặc liệt nửa người và sau đó bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong" - vị bác sĩ này nói.

Trước tình trạng sốt xuất huyết đang có diễn tiến phức tạp, các bác sĩ cảnh báo người dân nên có các biện pháp bảo vệ cá nhân và gia đình mình như làm sạch nơi ở, ngủ bằng mùng, tránh để nước tù đọng…(881)

 

11. Sốt xuất huyết bùng phát mạnh tại Quảng Nam

Tình hình sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Chỉ riêng trong tháng 10 đã có đến 1.041 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, chiếm 43% cả năm, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Giữa tháng 9, tại thôn Thuận An (xã Tam An, huyện Phú Ninh) đã xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết với 12 trường hợp nhiễm bệnh.Mặc dù chính quyền địa phương đã nỗ lực phòng chống dịch, nhưng số ca mắc sốt xuất huyết không giảm mà tiếp tục tăng. Dịch sốt xuất huyết tiếp tục lan rộng ra các thôn lân cận An Thiện, An Thọ...Đến nay trên địa bàn xã Tam An đã có 8 ổ với 68 ca mắc sốt xuất huyết.

Ông Trần Văn Bản, Trưởng thôn Thuận An cho biết thôn Thuận An là vùng trũng thấp, dân cư đông đúc, thời tiết đêm mưa ngày nắng nên muỗi phát sinh ngày càng nhiều. Mặc dù chính quyền địa phương có đến phun thuốc diệt muỗi phòng chống dịch, vận động nhân dân diệt bọ gậy, phát quang cây cối, khuyến cáo người dân ngủ mùng, cách ly với người bệnh… nhưng số ca mắc bệnh vẫn không giảm. Cuộc sống xáo trộn vì người thân phải nhập viện điều trị trong thời gian dài.

Trưởng Khoa Y tế dự phòng (Trung tâm y tế huyện Phú Ninh) Lê văn Sơn cho biết, đến nay trên địa bàn huyện Phú Ninh có 97 ca mắc sốt xuất huyết. Hiện nay còn 2 trường hợp điều trị tại trung tâm theo phát đồ của Bộ y tế. Còn nhiều bệnh nhân đang sốt nhẹ đang trong quá trình kiểm tra. 

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 5-11, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có 2.466 ca mắc sốt xuất huyết ở 17/18 huyện/thị/thành phố. Trong đó, Điện Bàn là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất với 1.286 ca ở cả 20/20 xã, phường (phức tạp nhất là các xã Điện Hòa, Điện Thọ, Điện Ngọc, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Nam, Điện An), huyện Thăng Bình 244 ca, TP. Hội An 222 ca, huyện Phú Ninh 97 ca... 

Đặc biệt huyện Tây Giang là địa bàn lâu nay không có dịch sốt xuất huyết cũng xuất hiện 80 ca. Tuy may mắn chưa có trường hợp nào tử vong nhưng đã có nhiều ca bệnh nặng phải chuyển lên tuyến trên. Sở Y tế đã chỉ đạo cho các địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nhưng do nhiều nguyên nhân mà bệnh sốt xuất huyết vẫn hoành hành. (466)

 

12. Thông tin chính thức về ổ dịch bệnh sán dây lợn ở tỉnh Bình Phước

Chiều 9/11, các cơ quan Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Nhân dân huyện biên giới Bù Gia Mập cùng phối hợp tổ chức họp báo chính thức cung cấp thông tin cho báo chí về ổ dịch bệnh sán dây lợn xảy ra ở huyện Bù Gia Mập, gây hoang mang dư luận thời gian qua.
Theo thông tin tại buổi họp báo, từ tháng 2/2018, Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn trùng Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế, khảo sát và phát hiện tại xã Phú Nghĩa có mẫu lợn nhiễm bệnh lợn gạo và phát hiện nguyên nhân nhiễm sán dây lợn. 

Từ tháng 4/2018, Sở đã phối hợp lấy 904 mẫu kiểm tra cho người tại xã Phú Nghĩa, Đăk Ơ, Bù Gia Mập của huyện Bù Gia Mập. 

Kết quả, 904 mẫu xét nghiệm có 108 mẫu dương tính với ấu trùng sán dây lợn, chiếm 11,95%, 330 mẫu dương tính với ấu trùng giun đũa chó, mèo, chiếm 36,5%.
Sở Y tế Bình Phước khẳng định hiện nay, bệnh sán dây lợn này phổ biến ở 55 tỉnh thành phố cả nước, tỷ lệ mắc thông thường ở các tỉnh, thành phố này là từ 2-6 %. 

Tại Bình Phước, qua điều tra thực tế 904 mẫu có 11,95% mẫu dương tính với bệnh sán dây lợn. 

Tỷ lệ bệnh sán dây lợn ở Bình Phước cao hơn những tỉnh khác vì Bình Phước là tỉnh nằm trong vùng lưu hành, tập quán chăn nuôi thả rông gia súc và nhiều gia đình tự làm thịt lợn không thông qua các cơ sở giết mổ đạt chuẩn. 
Bên cạnh đó, vùng lấy mẫu xét nghiệm nằm ngay địa điểm đang có nguy cơ về bệnh nên tỷ lệ sẽ cao hơn.

Trước vấn đề này, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước đã triển khai một số biện pháp, trong đó tăng cường công tác thông tin, truyền thông đến người dân, có công văn gửi trung tâm y tế các huyện, thị trên địa bàn tỉnh đề nghị xét nghiệm và điều trị cho các trường hợp lấy mẫu dương tính với bệnh sán dây lợn. 

Trạm Thú y các địa phương đã có khảo sát và tuyên truyền vệ sinh dịch tễ đến các trang trại chăn nuôi…

Theo Sở Y tế tỉnh, bệnh sán dây lợn trên người chữa được nếu phát hiện sớm, tích cực điều trị triệt để. Ngoài ra, bệnh này không lây từ người sang người và chỉ lây khi người ăn thịt lợn chưa chín hoặc chưa được chế biến kỹ, hạn chế hoặc không ăn rau sống để phòng trung gian lây trứng bệnh sán dây lợn vào cơ thể người./. (482)

 

13. Phát hiện thuốc kháng sinh Pan-Amoclav giả

Cục Quản lý Dược vừa có thông báo phát hiện kháng sinh Pan-Amoclav (thuốc kháng sinh kết hợp, được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường mật, bệnh lậu… ) giả.

Theo Cục Quản lý Dược, thuốc giả Pan-Amoclav 1g có thông tin trên nhãn thuốc là Pan-Amoclav 1g (Amoxicllin & Acid Clavulanic), số lô: 0390618, hạn dùng: 180621, SĐK: VN-23986-17, nhà sản xuất: Panpharma S.A (Z1 Du Clairay-Lutre, 35 133 Forgeres-France), nhà nhập khẩu: Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các sở Y tế chỉ đạo bệnh viện công lập trực thuộc ngành, cơ sở y tế ngoài công lập, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tuân thủ việc kinh doanh, mua bán thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; rà soát hoạt động của cơ sở, nếu phát hiện thấy thuốc có thông tin như đã nêu, khẩn trương thông báo và phối hợp với cơ quan quản lý để có biện pháp xử lý.

Cục Quản lý dược cũng đề nghị các địa phương tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về thông tin thuốc giả nói trên, nâng cao cảnh giác của người kinh doanh dược phẩm cũng như người dân.

Pan-Amoclav 1g là kháng sinh kết hợp, được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường mật, bệnh lậu…

Trong năm 2018, Cục Quản lý dược cho biết đã phát hiện một số kháng sinh, trong đó có cả thuốc nổi tiếng, đắt tiền bị làm giả. (285)

 

14. Thuốc làm từ thịt người không được cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Ngày 9/11, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, loại thuốc "Trung quốc làm từ thịt người" được quảng cáo có tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng, điều trị ung thư, tiểu đường và một số bệnh ở giai đoạn cuối không được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Cục Quản lý Dược cho biết, thời gian qua, báo chí thông tin về việc Nigeria báo động gấp hàng trăm ngàn viên thuốc Trung Quốc làm từ thịt người lưu hành tại nước này. Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria cũng xác nhận, có dược phẩm của Trung Quốc trên thị trường Nigeria chứa thành phần thịt người.

Theo mô tả, các thuốc này ở dạng viên con nhộng được quảng cáo có tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng, điều trị ung thư, tiểu đường và một số bệnh ở giai đoạn cuối.

Trước thông tin này, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn số 21204/QLD gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về thông tin thuốc “Trung Quốc làm từ thịt người” được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cục Quản lý Dược khẳng định đến nay, Việt Nam không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành các thuốc “Trung Quốc làm từ thịt người” đề cập trên tại Việt Nam.

Cục Quản lý Dược cũng đề nghị các Sở Y tế tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu phát hiện các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ người dân cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý.

Liên quan vấn đề này, Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh phải phối hợp với các cơ quan như: Hải quan, quản lý thị trường, công an, Ban chỉ đạo 389 địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện các sản phẩm nêu trên, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành. (363)

 

15. Về vụ 2 người tử vong do dùng thuốc “Tiểu đường hoàn”, Nhà phân phối lên tiếng

Anh Lê Anh Khoa, Giám Đốc của công ty TNHH Siêu Thị Sống Khoẻ (sieuthisongkhoe.com) có chia sẻ trên Fanpage của công ty về vụ việc Tiểu đường hoàn khiến cho 2 người tử vong, để đính chính thông tin và trấn an khách hàng đang sử dụng sản phẩm Tiểu Đường Hoàn Difoco do công ty mình phân phối.

Trong thời gian gần đây, vụ việc về 03 người dùng thuốc tể Tiểu đường hoàn phải nhập viện, trong đó có 2 trường hợp tử vong được đài truyền hình VTV1 và nhiều tờ báo liên tục đưa tin gây bàng hoàng cho dư luận.

Theo chia sẻ của Bác sĩ Phạm Thế Thạch (Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) “Cả 3 bệnh nhân đều có chung các triệu chứng bệnh và bị nhiễm độc a xít nặng, cùng dùng tiểu đường hoàn là những viên tròn không có nhãn mác, hạn sử dụng”.

Những thông tin trên đây là dùng để nói về một loại thuốc tể được bán cho người dùng trị điểu đường với tên gọi chung là “Tiểu đường hoàn”. Những sản phẩm này được bán không rõ nguồn gốc ngay tại Hà Nội, nhiều bệnh nhân tiểu đường đều "truyền tai" mua về dùng với chi phí chỉ 50 nghìn đồng đủ dùng cả tháng.

Đây hoàn toàn không phải là sản phẩm “Tiểu Đường Hoàn của công ty Difoco” mà website thuơng mại điện tử Sieuthisongkhoe.com đang phân phối.

Cách gọi tên trùng hợp khiến nhiều bệnh nhân hiểu lầm

Theo chia sẻ của anh Khoa, chỉ trong 2 ngày sau khi đài truyền hình VTV 1 đưa tin về một loại thuốc tể có tên gọi tiểu đường hoàn gây tử vong cho 2 người bệnh đáng thuơng, thì bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty Siêu Thị Sống Khoẻ liên tục nhận được cuộc gọi từ phía nhiều khách hàng, những người đang quan tâm và tin dùng sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường “Tiểu Đường Hoàn Difoco” do công ty anh phân phối trên webisite thương mại điện tử sieuthisongkhoe.com.

Một số bệnh nhân gọi lên hỏi thăm và tin tưởng sản phẩm.Tuy nhiên, vẫn có một số người cảm thấy hoang mang, muốn huỷ đơn hàng và muốn được hoàn tiền cho các sản phẩm đã mua.Vụ việc này đã gây thiệt hại không nhỏ đến thuơng hiệu sản phẩm cũng như uy tín của trang thuơng mại điện tử sieuthisongkhoe.com.

Thảo dược đông y Tiểu Đường Hoàn Difoco là thực phẩm chức năng có tác dụng giúp giảm đường huyết, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp giảm Cholesterol trong máu, được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc cùng đầy đủ giấy tờ pháp lý.

Viên bên trong hộp thuốc Tiểu Đường Hoàn Difoco cũng là dạng viên hoàn, có màu đỏ đậm, hoàn toàn không giống với dạng viên thuốc có màu xanh, màu vàng được đưa tin.

Vì vậy anh Khoa muốn chia sẻ thông tin để người dùng được rõ và an tâm sử dụng các sản phẩm Tiểu Đường Hoàn Difoco đã mua trên sieuthisongkhoe.com

Anh Khoa cũng nói rõ, Sieuthisongkhoe.com là website thương mại điện tử chuyên phân phối online thực phẩm chức năng, thảo dược đông y và các thiết bị chăm sóc sức khoẻ uy tín tại thị trường Việt Nam.Không phải chỉ vì mang tiếng “bán trên mạng” mà không chú trọng đến chất lượng sản phẩm và sức khoẻ của khách hàng.

Sieuthisongkhoe.com chỉ phân phối sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cùng với việc có đầy đủ giấy tờ chứng nhận của Bộ y tế.

Tuy cách gọi tên giống nhau nhưng viên tể tiểu đường hoàn và sản phẩm thực phẩm chức năng Tiểu Đường Hoàn của công ty Difoco chịu trách nhiệm sản xuất là 2 loại hoàn toàn khác nhau.

Lời khuyên từ Giám Đốc Công Ty Siêu Thị Sống Khoẻ: Người dùng cần cẩn trọng và tìm hiểu kỹ khi tìm mua và sử dụng thực phẩm chức năng mua trên mạng.

Thứ nhất, Cần lựa chọn nhà phân phối, địa chỉ bán hàng uy tín để mua sản phẩm.

Thứ hai, nếu thực phẩm chức năng không được kiểm định chất lượng qua Bộ Y tế thì tuyệt đối không nên mua, bởi mua phải hàng trôi nổi thì không đảm bảo chất lượng và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Thứ ba, khi mua thực phẩm chức năng nên mua ở những nơi có cam kết hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm.Bởi nếu người mua gặp vấn đề về sức khỏe từ việc sử dụng sản phẩm sẽ được doanh nghiệp bồi thường, và cũng được pháp luật bảo vệ. (817)

 

16. Hợp tác cải thiện đái tháo đường thai kỳ ở Việt Nam

Chương trình “Phòng ngừa và Quản lý Đái tháo đường thai kỳ” do Bộ Y tế và công ty Abbott hợp tác triển khai nhằm phổ biến sâu rộng kiến thức về đái tháo đường thai kỳ, góp phần phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam. 

Giúp thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh

Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa thế giới năm 2015, tỷ lệ mắc ĐTĐ TK đã chiếm khoảng 16% trên tổng số thai phụ.PGS.TS.BS. Nguyễn Huỳnh Khánh Trang - Trưởng Bộ môn sản Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Trưởng khoa sản bệnh viện Hùng Vương cho biết, trong vòng 10 năm gần đây, tỷ lệ mắc ĐTĐ trong dân số chung tại Việt Nam đã tăng 211% (so với mức tăng của thế giới là 70%).

Tại bệnh viện phụ sản Hùng Vương, khảo sát thực hiện trong 4 năm từ 2014 đến 2017 cho thấy, tỷ lệ thai phụ mắc ĐTĐ TK luôn ở vào khoảng 18-25%, tức trung bình cứ 5 thai phụ sẽ có 1 người mắc ĐTĐTK. Con số này cũng tương ứng với các kết quả khảo sát khác của Bộ Y tế, tại những bệnh viện phụ sản khác.

ĐTĐTK có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không được kiểm soát tốt. Cụ thể như ĐTĐTK khiến mẹ bầu phải đối mặt với những nguy cơ như đa ối, sảy thai, sinh non, tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, sinh khó, sang chấn và băng huyết sau sinh, rối loạn đường huyết dẫn tới hôn mê…Tuy nhiên, điều đáng nói là thai phụ thường xem nhẹ bệnh này, chưa quan quan tâm đúng mức. Hoặc một số người lại lo lắng quá mức nhưng lại chưa biết cách điều chỉnh và xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp để kiểm soát đường huyết, đề phòng các biến chứng cho mẹ và em bé.

Bên cạnh đó, việc sàng lọc và chẩn đoán ĐTĐ TK cũng còn nhiều khó khăn, do chưa có các hướng dẫn thống nhất trên toàn quốc và các tài liệu tập huấn chưa được chuẩn hóa. Trước thực trạng này, Bộ Y tế và Abbott đã ký kết hợp tác chiến lược và triển khai các dự án cụ thể, nhằm dự phòng và kiểm soát ĐTĐTK. Một trong số đó, chính là việc xây dựng và phổ biến Hướng dẫn Quốc gia đầu tiên về “Phòng ngừa và Kiểm soát ĐTĐTK”.

Tài liệu Hướng dẫn Quốc gia này đã được hoàn thành và chính thức được ra mắt trong tháng 10 vừa qua. Ông Nguyễn Đức Vinh - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, các bước tiếp theo của chương trình sẽ là triển khai sâu rộng Hướng dẫn Quốc gia đến từng địa phương, giúp nâng cao kiến thức và hiệu quả của đội ngũ nhân viên y tế địa phương, từ đó phát triển chương trình sàng lọc và chẩn đoán được chuẩn hóa, giáo dục bệnh nhân và cộng đồng về cách thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống cho những người mắc ĐTĐTK…

 Hợp tác chiến lược lâu dài giữa Abbott và Bộ Y tế

Có thể nói, việc hoàn thành và chính thức triển khai Hướng dẫn Quốc gia về Phòng ngừa và Kiểm soát ĐTĐTK là thành quả bước đầu của chương trình hợp tác giữa Abbott và Bộ Y tế. Với hướng dẫn này, tỷ lệ khoảng 20% thai phụ mắc ĐTĐTK tại Việt Nam có hi vọng sẽ kiểm soát tốt tình trạng của mình, tránh được những biến chứng cho bản thân và cho em bé. Đội ngũ nhân viên y tế tại các tỉnh thành, địa phương cũng sẽ có được những hướng dẫn chuẩn xác để hỗ trợ tốt nhất cho thai phụ nhằm phòng ngừa và kiểm soát ĐTĐ TK.

Cùng với Hướng dẫn Quốc gia vừa cho ra mắt và các hoạt động tiếp theo, dự án quan trọng này đánh dấu bước tiến mới trong quan hợp tác chiến lược giữa Bộ Y tế và Abbott, hướng tới việc cải thiện vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân, xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh, với chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.

Chia sẻ tại Hội thảo phổ biến Hướng dẫn Quốc gia về Dự phòng và Kiểm soát ĐTĐTK được tổ chức tháng 10 vừa qua, đại diện Bộ Y tế cho biết tài liệu đã được thực hiện trong khoảng thời gian rất nhanh chóng, cho thấy sự hợp tác hiệu quả giữa Bộ Y tế và Abbott. Khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế và các đơn vị tâm huyết với việc chăm sóc sức khỏe người Việt Nam như Abbott, người dân Việt Nam sẽ được hưởng những lợi ích thiết thực, bắt đầu từ cam kết xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh hơn, sống trọn vẹn hơn với nền tảng sức khỏe tối ưu.

Được biết, trước Hướng dẫn Quốc gia về “Phòng ngừa và kiểm soát ĐTĐ TK”, Abbott và Bộ Y tế cũng đã có một số dự án hợp tác mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân Việt Nam, cụ thể là nhóm đối tượng phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ. Nổi bật trong số đó là dự án Cải thiện dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú, với việc Abbott hợp tác với Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế biên soạn Hướng dẫn Quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú. (976)

17. Trạm y tế phường ở TPHCM: Thiếu bác sĩ, thuốc và...niềm tin

Hiện nay trạm y tế xã phường ở TPHCM vẫn chưa thu hút nhiều người dân khám chữa bệnh do còn thiếu thuốc, thiếu bác sĩ, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đặc biệt là bệnh viện quận/huyện rất muốn giữ bệnh nhân, chưa muốn cho bệnh nhân về tuyến xã phường.

Tại hội nghị khoa học kinh tế y tế về y học gia đình lần thứ hai diễn ra sáng 9-11 tại TPHCM, PGS.BS. Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện nay TPHCM có 50 trạm y tế có 2 bác sĩ, còn rất nhiều trạm y tế chỉ có 1 bác sĩ nhưng các bác sĩ của trạm  còn phải đi học, đi họp thường xuyên nên khi bệnh nhân đến khám bệnh không thấy bác sĩ ở đâu. Do đó, quá trình chăm sóc sức khỏe cho người dân còn đứt đoạn chưa mang tính liên tục.

Tình trạng thiếu bác sĩ, thiếu thuốc, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị không đáp ứng nhu cầu của người bệnh, trách nhiệm phối hợp giữa bệnh viện quận/huyện và hoạt động khám chữa bệnh ở trạm y tế chưa tốt… dẫn đến việc người dân chưa tin tưởng vào tuyến y tế cơ sở.

Đặc biệt, theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, các bệnh viện quận/huyện rất muốn giữ bệnh nhân để điều trị, chưa muốn cho bệnh nhân về tuyến xã. Hiện tại việc hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) để tổ chức khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã được giao cho bệnh viện huyện, dẫn đến khó khăn trong quản lý, cung ứng và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Quỹ khám chữa bệnh BHYT giao cho trạm y tế thấp (không quá 20% quỹ khám chữa bệnh BHYT ngoại trú, quy định tại Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC) không đủ để chi cho khám chữa bệnh BHYT, dẫn đến một số loại bệnh trạm y tế xã có khả năng điều trị, cấp thuốc nhưng phải chuyển lên tuyến trên, gây nên tình trạng quá tải ở tuyến trên, tốn kém chi phí và không thuận lợi cho người bệnh.

Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (quận 10), được xem là mô hình chuẩn và được trang bị khá đầy đủ vật chất, trang thiết bị y tế như máy nội soi, máy đo khúc xạ, chụp X-quang, siêu âm, điện tâm đồ, đo chức năng hô hấp… Phòng khám có 14 chuyên khoa và 26 dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vậy nhưng, tình cảnh người dân ít tìm đến vẫn diễn ra hơn một năm nay. Trung bình mỗi ngày phòng khám chỉ có hơn 40 bệnh nhân đến khám, chữa bệnh.

Tại quận Tân Bình, toàn quận chỉ có 10 trạm y tế có bác sĩ cơ hữu, năm trạm y tế không có bác sĩ do đã nghỉ việc hết, chỉ có hai trạm được ký hợp đồng BHYT với cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố. Người dân thì không muốn đến khám, bác sĩ lại nản vì máy móc thiết bị thì có mà không có bệnh nhân.

PGS, TS, BS Nguyễn Thanh Hiệp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trưởng Phòng khám bác sĩ gia đình cho rằng các trạm y tế, phòng khám bác sĩ gia đình cần bảo đảm danh mục thuốc đầy đủ tại các phòng khám, trang thiết bị y tế, tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao và xã hội hóa trong quá trình kêu gọi đầu tư. Đồng thời, tạo cơ chế cho cán bộ công nhân viên đầu tư vào phòng khám, vừa giảm tiền ngân sách vừa tăng trách nhiệm của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Để nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân lực bác sĩ gia đình, cần luân phiên khám, chữa bệnh giữa bệnh tuyến trên với tuyến dưới, nhằm trau dồi và nâng cao tay nghề.

Theo BS. Thượng, để nâng cao niềm tin của người dân đến với trạm y tế xã phường, trong thời gian tới cơ quan BHXH TPHCM đã đồng ý ký hợp đồng khám chữa bệnh trực tiếp với trạm y tế bằng nguồn kinh phí kết dư hàng năm của TPHCM, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị; xã hội hóa một số hoạt động cung ứng dịch vụ ở trạm y tế , trạm y tế sẽ là phòng khám đa khoa vệ tinh của bệnh viện quận/huyện. (795)

 

18. Bệnh đái tháo đường tại Hà Nội ở mức báo động

Theo kết quả điều tra về bệnh không lây nhiễm ở người dân từ 40 tuổi trở lên ở huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho thấy: Tỷ lệ người dân tiền đái tháo đường chiếm 6,6%; đái tháo đường chiếm 10,1%. Qua đó, cho thấy tình hình bệnh đái tháo đường tại Hà Nội đang ở mức báo động.

Chia sẻ tại lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày đái tháo đường thế giới (14-11) diễn ra tại UBND xã Đồng Trúc ngày 9-11 do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất, bà Bùi Thị Minh Thái, Trưởng khoa Phòng chống bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết: Bệnh đái tháo đường đã và đang gia tăng trên toàn cầu, trở thành một trong những thách thức lớn đối với ngành y tế và sự phát triển của các quốc gia trong thế kỷ 21.

Tại Việt Nam theo ước tính của Bộ Y tế, đối tượng từ 20-79 tuổi, bệnh đái tháo đường sẽ tăng khoảng 78,5% trong giai đoạn 2017 - 2045 (từ 3,53 triệu người mắc bệnh đái tháo đường năm 2017 tăng lên 6,3 triệu người mắc bệnh đái tháo đường năm 2045).

Theo kết quả điều tra về bệnh không lây nhiễm ở người dân từ 40 tuổi trở lên ở huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai cho thấy, tỷ lệ người dân tiền đái tháo đường chiếm 6,6%; đái tháo đường chiếm 10,1%. Qua đó, cho thấy tình hình bệnh đái tháo đường tại Hà Nội đang ở mức báo động.

Phát biểu tại lễ mít tinh, ông Trịnh Duy Ưng, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Thạch Thất cho biết, bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, tiến triển với nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc bệnh. Trong đó, đường huyết cao và kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm như tổn thương mắt có thể gây mù lòa, suy thận, nhiễm trùng bàn chân, cắt cụt chi, biến chứng tim mạch... làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và dẫn đến tử vong.

Các biểu hiện ban đầu của tiền đái tháo đường hoặc yếu tố nguy cơ khác của bệnh đái tháo đường như thừa cân - béo phì, tăng huyết áp, rồi loạn chuyển hóa lipide...

Mọi người cần biết về bệnh đái tháo đường và bệnh chỉ có thể được quản lý một cách thích hợp nếu chính người bệnh hiểu được họ cần phải làm gì. Do đó, việc tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho mọi người là nền tảng quan trọng của hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường.

Để chủ động các biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường, bà Bùi Thị Minh Thái khuyến cáo mỗi người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc lá và không lạm dụng rượu bia.

Đồng thời, thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường máu là cách duy nhất phát hiện bệnh đái tháo đường; người mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện bệnh sớm và tuân thủ việc sử dụng thuốc, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc...(600)

 

19. 15 người chết do ngộ độc thực phẩm trong 10 tháng

Tính đến ngày 31/10, cả nước có 2.710 người bị ngộ độc thực phẩm, 15 trường hợp tử vong.

Ngày 9/11, Cục trưởng An toàn Thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết 10 tháng đầu năm cả nước xảy ra 91 vụ ngộ độc thực phẩm, giảm 30% so với cùng kỳ 2017. Số người chết do ngộ độc là 15, giảm 9 so năm trước. 71 cơ sở vi phạm bị phạt tổng cộng hơn 4,3 tỷ đồng. Các vi phạm chủ yếu về chất lượng thực phẩm, điều kiện sản xuất, quảng cáo, không thực hiện công bố sản phẩm theo quy định, sai nhãn mác...

"Phần lớn người tử vong do ngộ độc rượu, nấm độc", ông Phong nói. 

Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Lê Phương.

Cục trưởng An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần lựa chọn, chế biến và tiêu dùng thực phẩm an toàn, đặc biệt trong dịp Tết sắp đến. Không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng. Hạn chế chế biến quá nhiều thức ăn ngày Tết để tránh sử dụng thực phẩm không tươi, mất dinh dưỡng. Không dùng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép.

Không nên uống cồn công nghiệp vì nguy cơ ngộ độc, mù mắt, tử vong. Không lạm dụng rượu bia, không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân, rượu không rõ nguồn gốc. Không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị bệnh. Trẻ em dưới 18 tuổi không được uống rượu bia.

Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại. Không ăn thử nấm, không hái nấm non chưa xòe mũ vì khó nhận dạng nấm độc. Không ăn nấm bị dập nát, ôi thiu. (328)

 

20. 8 tháng, cả nước mổ trên 200.000 người bị đục thủy tinh thể

8 tháng đầu năm 2018, cả nước mổ trên 200.000 người bị đục thủy tinh thể; trong đó riêng TP.HCM mổ với trên 53.000 ca.

Tại hội thảo khoa học kỹ thuật kỷ niệm 40 năm thành lập Bệnh viện (BV) Mắt TP.HCM vào ngày 8.11, bác sĩ Nguyễn Xuân Hiệp, Giám đốc BV Mắt T.Ư, cho biết đục thủy tinh thể là nguyên nhân chính trong các bệnh gây mù, tiếp theo là bệnh võng mạc đái tháo đường, tật khúc xạ, glôcôm, mù lòa trẻ em, bệnh quặm do mắt hột còn tồn đọng.

8 tháng đầu năm 2018, cả nước mổ trên 200.000 người bị đục thủy tinh thể; trong đó riêng TP.HCM mổ với trên 53.000 ca. Kết quả phẫu thuật tốt đạt 60% (Tổ chức Y tế thế giới yêu cầu cần đạt 80%).

Bác sĩ Hiệp đề nghị đẩy mạnh công tác mổ và kiểm soát đục thủy tinh thể, chuyển từ phẫu thuật giải phóng mù lòa sang chăm sóc, theo dõi bệnh nhân sau mổ, đào tạo nhân lực...

Mục tiêu của chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa, đến năm 2020 VN giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,5%, tăng tỷ lệ mổ đục thủy tinh thể lên 2.500 người/triệu dân, tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt lên trên 45%, tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và chỉnh kính trên 70%...(256)

 

21. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Trên 9.000 ca sàng lọc trước sinh

Trong 9 tháng qua, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã thực hiện hiệu quả các hoạt động mũi nhọn như hoạt động hỗ trợ sinh sản và nam học, thực hiện khám trên 9.000 ca sàng lọc trước sinh, sàng lọc bệnh lý nặng tim bẩm sinh 17.675 ca...

Theo Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2018, tổng số lượt khám toàn bệnh viện là 580.881 lượt, chiếm 96,3% so với kế hoạch năm và tăng so với cả năm 2017.

Số lượt chữa bệnh nội trú là 67.396 lượt chiếm 94,9% so với kế hoạch năm. Tổng số ca phẫu thuật là 21.461 ca, trong đó có hơn 2.100 ca phẫu thuật phụ khoa, trên 16.700 ca phẫu thuật sản khoa, gần 3.700 ca phẫu thuật nội soi.

Bên cạnh đó, bệnh viện đã thực hiện hiệu quả các hoạt động mũi nhọn như hoạt động hỗ trợ sinh sản và nam học, bệnh viện đã thực hiện khám 15.157 ca. Trong hoạt động chẩn đoán, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, bệnh viện đã thực hiện khám trên 9.000 ca sàng lọc trước sinh, thực hiện trên 4.500 ca tripple test, trên 5.400 ca double test, chọc ối 583 ca, sàng lọc thính lực sơ sinh trên 24.000 ca, sàng lọc bệnh lý nặng tim bẩm sinh 17.675 ca; trên 23.600 ca sàng lọc bệnh rối loạn chuyển hóa.

Bên cạnh công tác chỉ đạo tuyến cho các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã triển khai đề án chỉ đạo tuyến theo phân công của Bộ Y tế với 5 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Các chương trình đào tạo trong bệnh viện và đào tạo cho các cơ sở khác về làm mẹ an toàn hay phá thai an toàn được thực hiện thường xuyên…. ...

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho biết, trong thời gian tới, Bệnh viện tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan nâng cao nguồn nhân lực, phát triển các mũi nhọn chuyên sâu; Quản lý bệnh viện theo các quy trình chuẩn gắn với ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở số 2 Cảm Hội trở thành Trung tâm khám và điều trị nội trú theo Đề án nâng cáp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện mũi nhọn chuyên khoa đầu ngành của Tp.Hà Nội và các tỉnh lân cận; Xây dựng Trung tâm tế bào gốc máu cuống rốn tại bệnh viện; Xây dựng Quản trị Lab Hỗ trợ sinh sản theo tiêu chuẩn quốc gia…/. (454)

 

22. Gần 17.000 trẻ em bị khiếm thị

Ngày 8/11, tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Bệnh viện Mắt – Ngành mắt TPHCM, PGS. TS Nguyễn Xuân Hiệp- Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhãn khoa Việt Nam cho biết, hiện có 17.000 trẻ em bị mù.

Điều tra tại các trường mù cho thấy 24.6% nguyên nhân gây mù do tổn thương võng mạc; 24% do tổn thương giác mạc; 15,1% do thể thủy tinh (đục thủy tinh thể, không có thể thủy tinh). Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Hiệp, cả nước có 3 trung tâm lớn tại Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng tổ chức đào tạo, khám, điều trị bệnh mắt trẻ em nặng, phức tạp lớn nhất trên toàn quốc.  Tuy nhiên, nhìn chung các cơ sở khám và điều trị mắt trẻ em hiện còn ít, chưa kể cơ sở vật chất lại chưa đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh. Ngoài ra, năng lực khám và chữa mắt cho trẻ em của các  tỉnh còn yếu và thiếu.    (177) 

 

23. Sản xuất thành công vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng ở gia súc

Ngày 26-10-2018, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cấp giấy chứng nhận cho phép lưu hành vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM) AVAC-V6 FMD Emulsion type O do Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam (Công ty AVAC Việt Nam) - công ty thành viên của Công ty cổ phần Phát triển công nghệ nông thôn (Công ty RTD) sản xuất. Ðây là sản phẩm vắc-xin LMLM thương mại đầu tiên được sản xuất trong nước, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định để tiêm phòng cho gia súc.

Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), LMLM là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia súc và được OIE xếp thứ nhất trong gần 120 bệnh ở động vật cần cảnh báo toàn cầu, bởi vì bệnh lây lan rất nhanh, ở phạm vi rộng, thường phát thành dịch lớn và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia súc, ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, xã hội và môi trường. Ðáng chú ý, bệnh đã tồn tại hàng thế kỷ tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

Ðể phòng bệnh, tiêm phòng vắc-xin LMLM cho gia súc là một trong những giải pháp được thực hiện. Tuy nhiên, do chưa sản xuất được vắc-xin phòng bệnh, cho nên hằng năm Việt Nam phải bỏ ra nhiều triệu USD để nhập khẩu vắc-xin từ nước ngoài. Chỉ tính riêng từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã bỏ ra hơn 110 triệu USD để nhập khẩu hơn 200 triệu liều vắc-xin LMLM. Do không chủ động được nguồn cung cấp vắc-xin, thiếu tương đồng về kháng nguyên giữa chủng vi-rút LMLM gây bệnh tại Việt Nam so với vắc-xin đang sử dụng, lại phải nhập khẩu cho nên không chủ động về khoa học, công nghệ, trong khi thường xuyên có các chủng vi-rút LMLM mới xuất hiện gây dịch bệnh; giá thành vắc-xin nhập ngoại thường rất cao… Ðây chính là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiêm phòng chưa đạt được như mong muốn.

Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của bệnh LMLM và để chủ động vắc-xin phòng bệnh, từ năm 1997 Cục Thú y đã phân công Chi cục Thú y vùng VI là phòng thí nghiệm chủ lực về xét nghiệm bệnh LMLM tại Việt Nam thực hiện quá trình thu thập, đánh giá và tuyển chọn giống vi-rút LMLM. Ðồng thời, khuyến khích, kêu gọi sự hỗ trợ cao nhất về kỹ thuật cho các doanh nghiệp có quyết tâm và đủ các nguồn lực cần thiết trong việc nghiên cứu, sản xuất vắc-xin LMLM.

Ðáp ứng lòng mong đợi của hàng triệu hộ chăn nuôi và sự tin cậy của Cục Thú y, từ năm 1997 - 2015, Chi cục Thú y vùng VI (thuộc Cục Thú y) đã thu thập được hàng nghìn mẫu vi-rút LMLM từ các ổ dịch LMLM hoặc từ các chương trình giám sát chủ động tại các địa phương trong cả nước. Căn cứ các tiêu chí đối với chủng giống vi-rút LMLM có thể sử dụng để sản xuất vắc-xin, Chi cục Thú y vùng VI đã đánh giá, tuyển chọn, sàng lọc được 154 mẫu vi-rút LMLM tuýp O. Các mẫu vi-rút này đã được gửi đến Phòng thí nghiệm tham chiếu của OIE về bệnh LMLM tại Pribright (Vương quốc Anh) để xác định tuýp huyết thanh, giải trình tự gien VP1 và mức tương đồng kháng nguyên với các loại vắc-xin đã và đang được phép lưu hành tại Việt Nam (vắc-xin LMLM tuýp O, chứa kháng nguyên O-3039 và O-Manisa). Chi cục Thú y vùng VI tiếp tục tổ chức nghiên cứu, tuyển chọn giống gốc để sản xuất vắc-xin.

Qua đánh giá của Hội đồng khoa học cấp Cục, bao gồm các thành viên là các chuyên gia có kiến thức chuyên môn sâu và có nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu, sản xuất vắc-xin LMLM của Cục Thú y cho thấy, giống vi-rút LMLM RAHO6/FMD/O-135 đáp ứng các tiêu chí để sản xuất vắc-xin. Vì vậy, Cục Thú y đã báo cáo và đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) thành lập Hội đồng khoa học cấp Bộ (bao gồm các thành viên là các chuyên gia đến từ nhiều bộ, cơ quan khác nhau) để đánh giá công nhận giống vi-rút LMLM RAHO6/FMD/O-135. Kết quả, ngày 22-11-2017, Bộ NN và PTNT đã ban hành Quyết định số 4808/QÐ-BNN-TY về việc công nhận giống vi-rút LMLM tuýp O với tên gọi "RAHO6/FMD/O-135" thuộc bản quyền của Chi cục Thú y vùng VI dùng để sản xuất vắc-xin. Tiếp đến, ngày 11-12-2017, Bộ NN và PTNT đã tổ chức Lễ công bố và chuyển giao giống vi-rút LMLM RAHO6/FMD/O-135 dòng PanAsia của Chi cục Thú y vùng VI cho các doanh nghiệp (bao gồm: Công ty RTD; Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương NAVETCO (gọi tắt là Công ty Navetco) và Công ty cổ phần Thuốc thú y Ðức Hạnh Marphavet (gọi tắt là Công ty Marphavet) để có cơ sở tổ chức nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm vắc-xin LMLM.

Theo ông Vũ Tiến Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty RTD, ngay sau khi nhận được giống vi-rút LMLM RAHO6/FMD/O-135, Công ty AVAC Việt Nam đã khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị của nhà máy sản xuất vắc-xin đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc GMP theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Công ty đã tổ chức nghiên cứu, sản xuất, trong đó thử nghiệm ở nhiều quy mô sản xuất khác nhau để bảo đảm ở bất kỳ điều kiện và quy mô sản xuất nào cũng có sản phẩm vắc-xin LMLM đạt chất lượng. Kết quả, sau gần một năm, Công ty RTD đã nghiên cứu, sản xuất thành công vắc-xin LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion từ giống vi-rút LMLM RAHO6/FMD/O-135 của Chi cục Thú y vùng VI chuyển giao. Sản phẩm của Công ty RTD đã được Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I kiểm nghiệm, khảo nghiệm theo quy định, đã đáp ứng các tiêu chí theo quy định và có tác dụng bảo hộ trâu, bò sau khi được tiêm vắc-xin LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion. Hội đồng chuyên ngành của Cục Thú y đánh giá vắc-xin AVAC-V6 FMD Emulsion đạt yêu cầu theo đúng quy định, và ngày 26-10 vừa qua, Cục Thú y đã cấp giấy chứng nhận cho phép lưu hành vắc-xin phòng bệnh LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion tuýp O của Công ty AVAC Việt Nam.

Việc chủ động sản xuất được vắc-xin LMLM tại Việt Nam sẽ tạo thuận lợi chủ động trong phòng bệnh và giảm giá vắc-xin, ngân sách nhà nước tiết kiệm hàng chục triệu USD và quan trọng hơn là góp phần giúp chúng ta khống chế, tiến tới loại trừ bệnh LMLM ở Việt Nam. (1190)

24. Nhiều người nhiễm HIV vẫn chưa biết tình trạng của mình

Với chủ đề “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”, Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 sẽ diễn ra trên phạm vi cả nước từ ngày 10/11- 10/12/2018.

Mục tiêu 90-90-90 nhằm 90% số người nhiễm sẽ biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV (kháng vi-rút); 90% số người nhiễm HIV đã được điều trị ARV kiểm soát được số lượng vi-rút ở mức thấp nhất.

Tuy nhiên, theo đánh giá, các chỉ tiêu hiện tại của Việt Nam còn khá xa so với các mục tiêu 90-90-90 mà Liên Hợp quốc đề ra. Nguyên nhân do dịch HIV vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát vì vẫn còn nhiều người nhiễm HIV trong cộng đồng chưa được phát hiện, đặc biệt khu vực miền núi, vùng sâu, trong khi tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện ma túy có xu hướng tăng trở lại.

Bên cạnh đó, tình trạng lây truyền HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt trong nhóm MSM trẻ tuổi. Sự gia tăng số người sử dụng ma túy tổng hợp, sự thay đổi về tổ chức và sự cắt giảm các nguồn lực viện trợ quốc tế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Theo ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV hiện còn sống, tuy nhiên chỉ có khoảng gần 200.000 người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình.

Như vậy, vẫn còn hơn 50.000 người nhiễm HIV chưa biết tình trạng nhiễm HIV. Họ sẽ có thể “vô tình” là nguồn lây nhiễm HIV cho cộng đồng do không được tư vấn và tiếp cận các dịch vụ dự phòng, họ cũng không được tiếp cận các dịch vụ điều trị ARV sớm để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân họ và làm giảm lây truyền HIV ra cộng đồng.

Mặc dù việc điều trị ARV hiện nay đã được mở rộng trên toàn quốc, với 470 cơ sở điều trị ARV ở tất cả các tỉnh, thành phố và hầu hết các huyện, có tới 652 cơ sở cấp phát thuốc ARV tại trạm y tế xã, nhưng hiện nay mới chỉ có khoảng gần 130.000 người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV, đạt khoảng 65% số người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV. Như vậy, vẫn có khoảng 60.000 người được chẩn đoán nhiễm HIV chưa tham gia điều trị ARV.

Trong bối cảnh dịch HIV mang tính toàn cầu và tác động toàn cầu, nếu Việt Nam làm tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung và thực hiện thắng lợi các mục tiêu 90-90-90, thì nó không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với người dân Việt Nam mà cả với cộng đồng quốc tế, và điều quan trọng đó là tiền đề để tiến tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030. (522)

 

25. 10 bác sĩ cùng phẫu thuật cứu bệnh nhân bị đâm hơn 10 nhát

Ngày 9.11, bác sĩ Hồ Hải Trường Giang, Giám đốc Bệnh viện (BV) huyện Củ Chi TP.HCM, cho biết BV đã cứu sống thành công bệnh nhân Bùi Văn P. (23 tuổi, ngụ H.Củ Chi) sau khi bị anh rể đâm hơn 10 nhát.

Trước đó, vào ngày 5.11, trạm cấp cứu vệ tinh 115 BV huyện Củ Chi tiếp nhận cuộc gọi của người dân về một vụ đả thương nghiêm trọng xảy ra tại ấp Gò Nổi, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi.

Khi xe cấp cứu đến hiện trường thì Bùi Văn P. bị trọng thương nguy kịch với nhiều vết dao dâm nên đã được tiến hành sơ cứu, cầm máu và đưa ngay về BV.

“Khi về đến BV, bệnh nhân được tiếp tục hồi sức tích cực và hội chẩn toàn viện với chẩn đoán vết thương hở ở thành bụng lồi ruột, vết thương hở ngực rách cơ hoành, thủng thùy gan trái, vết thương hở cổ phức tạp, vết thương hở tay chân có tổn thương mạch máu thần kinh, sốc mất máu”, bác sĩ Giang nói.

Lần đầu tiên BV đã đã huy động cùng lúc 3 ê kíp phẫu thuật cùng lúc với hơn 10 bác sĩ mổ cấp cứu cho bệnh nhân.

Sau 3 giờ tích cực, các bác sĩ cắt đoạn ruột non có nhiều lỗ thủng, khâu các lỗ thủng ở ruột non; khâu lại thùy gan trái bị rách; lập lại lưu thông cho ổ bụng; khâu rất nhiều vết thương ở hông lưng phải; phẫu thuật vết thương giữa cổ dài 5 cm gây đứt một phần cân cơ ức đòn chũm; vết thương bên phải cổ dài 15 cm gây đứt cơ ức đòn chũm và bán phần cơ thang; vết thương mặt lòng vùng cơ mô cái dài 5 cm nham nhở; rách phức tạp cơ dạng khép ngón 1 tay phải, tổn thương động mạch mô cái; phẫu thuật khâu nối thần kinh cho vết thương cẳng tay trái do đứt động mạch trụ, đứt thần kinh trụ, đứt gân gấp cổ tay trụ.

Như Thanh Niên đã thông tin, do mâu thuẫn gia đình nên Huỳnh Văn R. đánh và đâm vợ là chị Bùi Thanh T. gục tại chỗ và tử vong sau đó. Em ruột chị T. là P. vào căn ngăn cũng đâm trọng thương.

Gây án xong R. tự dùng dao đâm vào cổ tự tử gây bị rách cơ, đòn 2 bên và tổn thương một số mạch máu nhỏ.

R. và P. sau đó được đưa đi cấp cứu tại BV huyện Củ Chi.

Hôm nay, R. xuất viện và đã được BV bàn giao cho công an xử lý. (456)

 

26. Đoàn chuyên gia Hội Phổi Pháp chuyển giao kỹ thuật cho Việt Nam

Ngày 9/11, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức buổi trao đổi, học tập kinh nghiệm với Hội Phổi Pháp-Việt.

Từ ngày 5-9/11, Đoàn chuyên gia của Hội Phổi Pháp Việt gồm 10 chuyên gia là bác sỹ, kỹ thuật viên chuyên ngành phẫu thuật, gây mê hồi sức, phục hồi chức năng, giải phẫu bệnh đã tới thăm và làm việc tại Bệnh viện Phổi Trung ương. 
Tại đây, các chuyên gia của Hội Phổi Pháp Việt đã chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật những kiến thức mới nhất cho các đồng nghiệp Việt Nam. 

Đây cũng là cơ hội để các cán bộ chuyên môn của Bệnh viện Phổi Trung ương và các bệnh viện khác nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, cập nhật thông tin về các lĩnh vực: Phẫu thuật lồng ngực, gây mê hồi sức, phục hồi chức năng, giảm đau sau phẫu thuật, giải phẫu bệnh lý. 

Các chuyên gia của Hội Phổi Pháp Việt cùng với các y bác sỹ Bệnh viện Phổi Trung ương đã tiến hành hội chẩn trước phẫu thuật; phẫu thuật phổi và trao đổi về phẫu thuật (truyền hình trực tiếp từ phòng mổ ra hội trường lớn); Trao đổi kinh nghiệm, giảng bài về phẫu thuật phổi và tổng kết rút kinh nghiệm…
Thạc sỹ Nguyễn Sỹ Khánh - Phó Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực (Bệnh viện Phổi Trung ương) cho biết, trong gần một tuần làm việc, Đoàn chuyên gia Hội Phổi Pháp Việt đã phối hợp với cán bộ Bệnh viện Phổi Trung ương hội chẩn 20 ca, tiến hành rất thành công 12 ca mổ.

Các bác sỹ đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại trên thế giới như phẫu thuật nội soi một lỗ cắt phân thùy phổi theo giải phẫu, tạo hình mạch máu và tạo hình phế quản; phẫu thuật những bệnh lý phức tạp về dị dạng đường thở. Đây đều là những kỹ thuật khó được triển khai tiên phong tại Việt Nam nói chung và Bệnh viện Phổi Trung ương nói riêng.

Tại buổi tổng kết, phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung đánh giá quá trình hợp tác của Hội Phổi Pháp Việt hơn 10 năm qua mang lại rất nhiều hiệu quả với sự góp sức của những chuyên gia hàng đầu của nước Pháp. 

“Có thể nói sau 10 năm, Bệnh viện đã gặt hái được những phát triển vượt bậc. Nếu như trước kia một năm, Bệnh viện thực hiện phẫu thuật vài trăm ca thì hiện nay, một tuần, Bệnh viện phẫu thuật đến 60 ca phẫu thuật lồng ngực và đặc biệt cải thiện chất lượng phẫu thuật hồi phục, sau phẫu thuật rất nhanh ra viện,” phó giáo sư Nhung nhấn mạnh.

Bệnh viện sẽ hợp tác sâu hơn với Hội Phổi Pháp Việt bao gồm nghiên cứu, đào tạo phối hợp hai chiều. 

Được biết, Hội Phổi Pháp Việt được thành lập từ năm 1992 với mục đích thúc đẩy thúc đẩy các trao đổi về y khoa, cận y khoa và hành chính trong giảng dạy giữa các cơ quan y tế của Pháp và Việt Nam./. (531)

 

27. Thêm một trường hợp vỡ ngoài tử cung được cấp cứu kịp thời

Thai phụ Trần Thị Thanh được đưa vào BV cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội, da xanh, niêm mạc nhợt, bất tỉnh. Tại BV, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị vỡ thai ngoài tử cung.

Ngày 9/11, bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Thương (BV Đa khoa Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, BV vừa cứu sống bệnh nhân Trần Thị Thanh (37 tuổi, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) bị chửa ngoài tử cung vỡ.

Trước đó, bệnh nhân được đưa vào BV cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội, da xanh, niêm mạc nhợt, bất tỉnh.

Tiếp nhận bệnh nhân, BV nhanh chóng tiến hành cấp cứu.Sau khi thăm khám và xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán chửa ngoài tử cung vỡ. Ngoài ra, bệnh nhân đang trong tình trạng sốc mất máu, trụy tim mạch nên chỉ định phẫu thuật.

Kíp mổ đã tiến hành mở ổ bụng và xác định, bệnh nhân chửa ngoài tử cung vỡ. Khối chửa bên vòi trứng trái, máu chảy ồ ạt, trong ổ bụng có khoảng 2 lít máu.

Ngay lập tức, kíp phẫu thuật đã cầm máu, lấy cục máu đông, lau rửa ổ bụng, phục hồi thành bụng. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân được truyền 2 đơn vị máu tại nguồn máu dự trữ của BV.

Sau hơn 1 tiếng thực hiện, ca phẫu thuật đã thành công.Sau phẫu thuật 2 ngày, bệnh nhân đã tỉnh táo, vết mổ tốt, đi lại nhẹ nhàng. Hiện tại, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi tại BV.

Bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2 (BV Phụ sản Hà Nội) cho biết, thai ngoài tử cung là trường hợp thai không nằm trong buồng tử cung mà nằm ở các vị trí bên ngoài tử cung như ở vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng. Nguyên nhân khiến thai phụ chửa ngoài tử cung thường là do viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu hoặc do nạo phá thai.

Khi bị chửa ngoài tử cung vỡ, thai phụ có các biểu hiện như đột ngột đau bụng, chóng mặt hoặc ngất; đau ở lưng dưới; đau ở vai. Các biến chứng có thể xảy ra khi thai ngoài tử cung vỡ như chảy máu ồ ạt, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong. Ngoài ra, nguy cơ tái phát cho lần mang thai sau là khá cao.

Bác sĩ Khải cũng cho biết, khi thai phụ có những dấu hiệu như đau bụng dữ dội, chóng mặt,… thì nên đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Đồng thời, trong quá trình mang thai, chị em cần đi khám định kỳ để bác sĩ phát hiện sớm những bất thường có thể xảy ra để kịp thời xử lý. (488)

 

28. Bệnh viện đa khoa Đông Anh thành lập Đơn nguyên Ung bướu

Bệnh viện đa khoa Đông Anh vừa công bố thành lập Đơn nguyên Ung bướu trực thuộc khoa Ngoại tổng hợp.

Được biết, Khoa Ngoại tổng hợp có 23 cán bộ nhân viên, Đơn nguyên Ung bướu có 1 bác sĩ chuyên khoa cấp 1 đã đào tạo chuyên về ung thư, 2 bác sĩ được đào tạo về chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân ung thư.

Đơn nguyên Ung bướu được thành lập bao gồm một phòng khám tư vấn và điều trị ngoại trú, sàng lọc ung thư, tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị tại khu vực phòng khám. Một khu điều trị nội trú có thể thu dung 25-30 bệnh nhân.

Bên cạnh đó, bệnh viện đầu tư trang thiết bị hiện đại để sàng lọc và phát hiện sớm các khối u, ung thư. Đó là 2 dàn máy siêu âm màu 4D có các đầu dò có chức năng riêng; một máy chụp CTscan 16 lát cắt; một hệ thống làm giải phẫu bệnh, tế bào học; máy miễn dịch làm các macker phát hiện ung thư sớm. Trong thời gian tới bệnh viện đầu tư một hệ thống chụp vú (mammography) và xã hội hoá 1 hệ thống chụp MRI 1.5 Tesla.

Song song đầu tư trang thiết bị hiện đại, bệnh viện phối hợp với các chuyên gia đầu ngành phẫu thuật các khối ung thư lớn về nội tiết, đường tiêu hoá, gan mật, tiết niệu, sinh dục…

Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Đông Anh, Đơn nguyên Ung bướu được thành lập sẽ giúp cho chất lượng khám phát hiện và điều trị bệnh nhân ung thư  được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của nhân dân địa phương và các vùng lân cận./. (304)

 

29. Thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí cho người khó khăn kinh tế

Bệnh viện Mỹ Đức (số 4 Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TPHCM) sẽ tiếp tục thực hiện Chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” lần 5 trong năm 2018-2019. Đây là chương trình làm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) miễn phí dành cho các trường hợp có chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm nhưng chưa thực hiện được do điều kiện kinh tế khó khăn.

Điều kiện để các cặp vợ chồng được thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí trong chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” gồm: kinh tế khó khăn; cặp vợ chồng chưa có con chung; cả hai vợ chồng không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục; tuổi vợ từ 37 tuổi trở lên; dự trữ buồng trứng bình thường; người vợ có kết quả siêu âm nhũ bình thường, vòi trứng không ứ dịch, nếu có thì đã được xử trí bằng kẹp hoặc cắt. Ngoài ra, tiêu chuẩn tinh trùng của chồng phải từ một triệu tinh trùng di động trong tinh dịch trở lên( tính theo công thức tổng số tinh trùng nhân với tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới, không bất thường nặng về hình dạng tinh trùng như tinh trùng đầu kim, đầu tròn…).

Thời gian nộp hồ sơ từ ngày 03/12 đến 10/12/2018. Trong các hồ sơ gửi về, chương trình sẽ chọn ra 44 hồ sơ đủ điều kiện và chính thức tham gia quá trình điều trị từ giữa tháng 12/2018 tại các cơ sở thuộc hệ thống IVFMD – Bệnh viện Mỹ Đức. Các cặp vợ chồng tham gia chương trình này được miễn phí toàn bộ chi phí liên quan đến TTTON như thuốc kích thích buồng trứng, thuốc chuẩn bị niêm mạc tử cung, thuốc hỗ trợ hoàng thể, chi phí chọc hút trứng, tạo phôi-nuôi cấy phôi, trữ lạnh phôi, chuyển phôi đông lạnh. (315)

 

II. THÔNG TIN Y TẾ NƯỚC NGOÀI

 

30. 33.000 người tử vong mỗi năm do vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh

Một nghiên cứu của Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu (ECDC) tiến hành ước tính gánh nặng của 5 loại nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đối với sức khỏe cộng đồng tại Liên minh châu Âu và trong Khu vực kinh tế châu Âu (EU/ EEA). Những ước tính này dựa trên dữ liệu từ Mạng lưới giám sát kháng thuốc châu Âu (EARS-Net) từ năm 2015.

Nghiên cứu ước tính có khoảng 33.000 người tử vong mỗi năm do hậu quả trực tiếp của nhiễm trùng do kháng thuốc kháng sinh và gánh nặng bệnh tật này tương đương với bệnh cúm, lao và HIV/AIDS.

Các nhà nghiên cứu cũng giải thích 75% gánh nặng bệnh tật là do nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe (HAIs) hay nhiễm trùng tại các cơ sở y tế. Con số này có thể được giảm thông qua biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng, cũng như quản lý kháng sinh, đó là mục tiêu cần đạt được trong các cơ sở y tế.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: "Gánh nặng do các bệnh liên quan tới kháng thuốc kháng sinh ở EU/EEA là đáng kể so với các bệnh truyền nhiễm khác, bắt đầu tăng từ năm 2007. Các chiến lược ngăn ngừa và kiểm soát vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đòi hỏi sự phối hợp ở EU/EEA và trên toàn cầu. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số trường hợp liên quan đến các loại vi khuẩn ở mỗi quốc gia là khác nhau, do đó cần có chiến lược phòng ngừa và kiểm soát phù hợp với nhu cầu của mỗi quốc gia".

Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy 39% số trường hợp là do nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh dòng cuối như carbapenems và colistin. Xu hướng này bắt đầu tăng từ năm 2007. Điều đáng lo ngại ở đây là do những thuốc kháng sinh này là lựa chọn điều trị cuối cùng. Khi những loại thuốc này không còn hiệu quả, các bác sĩ và bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn, hoặc trong nhiều trường hợp, không thể tiếp tục điều trị nhiễm trùng. (377)

 

31. Phát triển thành công mô tim đập như thật

Bằng cách sử dụng tế bào gốc, các nhà khoa học Đức vừa phát triển thành công mô tim người, hứa hẹn mở ra những phương pháp mới trong điều trị những bệnh liên quan đến tim.

Kết quả nghiên cứu này được các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y tế Đại học Hamburg-Eppendorf (Đức) công bố trên tạp chí Stem Cell Reports. Theo đó, nhóm đã phát triển các tế bào cơ tim dựa trên gà, chuột. Từ năm 2011, nhóm thực hành thí nghiệm trên tế bào gốc của con người để tạo ra các tế bào cơ tim.

Tế bào cơ tim mới này có thể đập, biểu hiện gen và có phản ứng với thuốc giống như cơ tim con người thực sự.

Giáo sư Thomas Eschenhagen, thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết rằng cơ tim mới được tạo ra này có thể được coi như một tâm nhĩ của con người, cho phép các nhà nghiên cứu thử nghiệm các loại thuốc mới như một phần của sàng lọc tiền lâm sàng. Điều này cũng sẽ mang đến những phương pháp điều trị bệnh tim mới nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Để tạo ra cơ tim, nhóm nghiên cứu điều trị tế bào gốc bằng chất chuyển hóa vitamin A (một chất liên quan đến quá trình trao đổi chất). "Cơ tim mới mà chúng tôi tạo ra có cấu trúc và chức năng rất gần với cơ tim của con người thực sự. Điều này không giống với các thí nghiệm trên tim động vật trước đó", Eschenhagen nói.

Theo Eschenhagen, một lợi ích đặc biệt là là cơ tim mới này có thể được sử dụng trong vài tuần, hơn bất kỳ một phương pháp nào khác nên tăng dài thời gian thí nghiệm hơn cho các nhà khoa học.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không có ý định phát triển toàn bộ trái tim con người mà chỉ dừng lại ở cơ tim. "Cá nhân tôi nghĩ rằng mục tiêu phát triển cả một trái tim là quá tham vọng", Eschenhagen giải thích. Nhưng nhóm tin rằng kết quả này có thể được áp dụng để phát triển những bộ phận thay thế cho những người bị bệnh tim từ tế bào gốc. Hiện nhóm nghiên cứu đang thực hiện thí nghiệm trên tim lợn và hy vọng sẽ nhanh chóng chuyển sang con người.

"Một câu hỏi lớn khác mà chúng tôi sẽ sớm tìm ra là liệu các tế bào cơ tim được phát triển từ tế bào gốc này có hữu ích trong việc dự đoán chức năng cơ tim ở những bệnh nhân bị bệnh tim di truyền hay không," Eschenhagen nói. (457)

 

32. Bệnh nhân đau chân phải, bác sĩ cưa cả 2 chân

Một cụ già 89 tuổi tại Nga lâm vào tình huống dở khóc dở cười khi bị các bác sĩ cưa cả hai chân cụ dù người con trai nói cụ chỉ đau nhức bên chân phải.

Theo Đài RT ngày 9.11, cụ Maria Dronova nhập viện ở thành phố Voronezh với chân phải bị hoại tử.Tình trạng nghiêm trọng đến mức bác sĩ nói rằng cưa chân phải là cách duy nhất giúp cứu tính mạng cụ.

Ca cưa chân diễn ra thành công, đại diện Bệnh viện Số 3 thông báo.Tuy nhiên, khi con trai cụ là ông Andrey Dronov vào thăm mẹ mới tá hỏa khi phát hiện chân trái khỏe mạnh của mẹ đã bị cưa, trong khi chân phải bị hoại tử vẫn còn.

Ngoài ra, thay vì chỉ cưa bàn chân như thông báo ban đầu, các bác sĩ cưa lên tới nửa vùng đùi chân trái của cụ Maria.

Vài ngày sau ca mổ đầu tiên, cụ Dronova lại được đưa đi cưa tiếp chân phải còn lại.

Ông Andrey kể các bác sĩ ban đầu thừa nhận đã cưa nhầm nhưng sau đó tìm cách lấp liếm vụ việc. Hồ sơ y tế của cụ Maria với thông tin ghi mổ chân phải đã không còn được lưu ở bệnh viện.

Trong khi đó, các bác sĩ liên quan nói việc cưa cả hai chân cụ Maria là cần thiết do tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Ông Sergey Shamsutdinov, Giám đốc Bệnh viện Số 3, giải thích cụ Maria nhập viện với các thương tổn không thể chữa lành ở cả hai chân. Quyết định cưa khẩn cấp chân trái được đưa ra trong phút cuối các bác sĩ họp hội chẩn.

“Đối với người nghiệp dư, chân trái có vẻ thương tổn không nặng song đối với giới chuyên gia, đó là thương tổn đe dọa tính mạng”, hãng Sputnik dẫn lời ông Shamsutdinov cho hay.

Theo vị giám đốc này, chân của cụ Maria bị cưa trong hai ca mổ riêng rẽ là do cụ tuổi già sức yếu, song lại không giải thích vì sao chân trái, trông có vẻ không tổn thương nặng bằng chân phải, lại bị cưa trước. (374)

 

33. Phòng, chống tác hại của rượu, bia ở Đức - Bài 1: Một nét văn hóa

Giống như các quốc gia ở châu Âu, uống bia gần như là văn hóa kéo dài qua nhiều thế kỷ của Đức.

Văn hóa đến từ các quán bar này đã tồn tại lâu đời và có những luật lệ riêng mà tất các khách hàng đến đây phải tôn trọng.Điều này tạo nên phong cách riêng ở các nước châu Âu. Tại Đức, một lon bia còn rẻ hơn cả một ly nước lọc trong nhà hàng và tại các siêu thị.  

Dù các nhà khoa học đã cảnh báo các đồ uống có cồn còn nguy hiểm hơn các loại chất như cần sa, việc uống bia sau một ngày làm việc vẫn là một phần văn hóa ở Đức. Nhưng nhờ có hệ thống quy định pháp luật chặt chẽ, các chiến dịch quảng cáo, tuyên truyền cộng đồng, ngày càng nhiều người, nhất là giới trẻ ý thức được nguy cơ về sức khỏe và có khuynh hướng giới hạn mức độ uống.

Luật pháp Đức quy định chặt chẽ độ tuổi hợp pháp để được uống rượu bia và người sử dụng rượu bia quá mức quy định sẽ bị xử phạt rất nặng khi lái xe. Luật cũng có những quy định chặt chẽ trong quảng báo buôn bán bia rượu và mức thuế áp dụng…

Tuy nhiên, cũng có một số đánh giá cho rằng những quy định ở Đức chưa thực sự nghiêm khắc như các nước khác trong châu Âu. Tại Đức, người ta vẫn có thể uống bất cứ khi nào và bất cứ chỗ nào ở nơi cộng cộng - một thói quen uống bia rượu khá giống Việt Nam, nhưng ngược với Ba Lan, nơi người dân vốn không thể uống bia mà đi ngoài đường. 

Theo số liệu thống kê được công bố vào tháng 1/2018 do một công ty phân tích hàng đầu trên mạng (có trụ sở ở Đức) thực hiện, Đức hiện đứng thứ 3 trong 10 quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới (trung bình 95,95 lít/người/năm).

Số liệu thống kê từ các tờ báo, phương tiện truyền thống khác chỉ ra rằng thanh thiếu niên ở Đức sử dụng rượu lần đầu tiên khi bắt đầu qua tuổi 16, trung bình là 16,4 tuổi và đã tăng đều đặn trong 10 năm qua. Rượu là thức uống rất phổ biến ở Đức và được tiêu thụ ở mức phù hợp. Thống kê cho thấy năm 2015, trung bình mỗi người Đức tiêu thụ 9,6 lít rượu; trong khi mức sử dụng trung bình toàn bộ các loại đồ uống có cồn là 135,5 lít/người. 

Tuy nhiên, mức tiêu thụ bình quân đầu người này tính bao gồm cả trẻ em. Chỉ tính riêng số người có độ tuổi từ 15 - 65 tuổi, mỗi người Đức thậm chí còn uống tới 14,6 lít rượu nguyên chất. Về tỷ lệ các loại đồ uống có cồn được tiêu thụ, trung bình mỗi người dân Đức uống 105,9 lít bia, 20,5 lít rượu vang, 5,4 lít rượu mạnh và 3,7 lít rượu vang sủi. 

Trong khi đó, 70% số người trong độ tuổi từ 16-21 chỉ thỉnh thoảng sử dụng rượu hoặc không bao giờ uống. Ước tính khoảng 2,6 triệu trẻ em và thanh thiếu niên lớn lên trong các gia đình có ít nhất một phụ huynh sử dụng đồ uống có cồn. 

Ước tính mỗi ngày có khảng 202 người tử vong do tiêu thụ rượu nguy hiểm - thường kết hợp với nguy cơ từ việc hút thuốc. Do đó, mỗi năm có khoảng 74.000 ca tử vong có liên quan đến sử dụng rượu bia, không tính số người chết do tai nạn do sử dụng rượu bia quá nhiều​

Thăm dò ý kiến