Điểm tin y tế ngày 11/10/2018

11/10/2018 | 06:13 AM

 | 

I.THÔNG TIN Y TẾ

 

  1. Nâng cao chất lượng trạm y tế xã, phường theo nguyên lý y học gia đình

Sáng 10/10, Bộ Y tế tổ chức hội nghị nâng cao chất lượng trạm y tế xã phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình dựa trên mô hình 26 trạm y tế điểm các tỉnh phía Nam. Hội nghị nâng cao chất lượng trạm y tế xã phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình diễn ra tại TP.HCM. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị, Bộ Y tế khẳng định, mô hình trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình là cần thiết, bởi có đến 70% dân số sống ở nông thôn, trong đó có 10% là người cao tuổi.

Trạm y tế sẽ là nơi gần nhất, tốt nhất để người dân tiếp cận. Do đó, mục tiêu trọng tâm là ưu tiên cho quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã.

Chính vì vậy, Bộ Y tế đã xây dựng chương trình hoạt động để nâng cao chất lượng trạm y tế xã phường, bước đầu tập trung tại 4 tỉnh thành phố:Lâm Đồng, Khánh Hòa, TP.HCM và Long An. Trong đó, TP.HCM sẽ đẩy mạnh xây dựng trạm y tế xã Thạch An, Cần Giờ về cơ sở vật chất, cũng như nguồn nhân lực như trang bị X-quang, mở rộng phòng khám, luân phiên bác sĩ, hoàn thiện nhà thuốc đáp ứng như cầu. (244)

 

  1. Nâng cao chất lượng trạm y tế xã phường tại 26 điểm trên cả nước

Ngày 10/10, bộ Y tế tổ chức hội nghị tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho y tế cơ sở các tỉnh phía Nam tại TP.HCM. Hội nghị nhằm triển khai hệ thống y tế từ xa tại 26 trạm y tế xã, phường trên cả nước.

Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo các địa phương cần làm ngay việc lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân của người dân. Đẩy mạnh việc theo dõi, điều trị các bệnh không lây nhiễm, mạn tính đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Về tiến độ, Bộ trưởng chỉ đạo, trong năm 2018, các địa phương phải hoàn thành mô hình 26 trạm y tế xã điểm, tiến tới triển khai rộng khắp tại các trạm y tế xã, phường còn lại mà không cần chờ kết quả các trạm y tế làm điểm.

Bộ trưởng Tiến cho biết: "Tới đây, sẽ không có phân loại bệnh viện hạng 1, hạng 2, hạng 3 như trước đây mà phân theo tuyến mặt trận, tuyến đầu là tuyến y tế cơ sở là trạm y tế xã, phường, đây là tuyến gần dân nhất. Đặc biệt, mỗi tỉnh phải chọn 1 - 2 huyện và một số trạm y tế xã để chỉ đạo điểm, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm trong triển khai rộng rãi. Đến năm 2023, các địa phương phải hoàn thành việc đồng bộ hóa, phát triển hệ thống trạm y tế xã, phường".

Thống kê của bộ Y tế cho thấy, 35,4% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến Trung ương có thể được điều trị ở tuyến tỉnh và 20% có thể điều trị được ở tuyến huyện; 41,5% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh có thể điều trị được ở tuyến huyện và 11% có thể được điều trị ở trạm y tế xã, phường. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng cục Quản lý khám chữa bệnh, bộ Y tế cho biết, hiện nay có 86,4% bệnh nhân tăng huyết áp, có hơn 71% bệnh nhân đái tháo đường chưa được điều trị. Đây là những bệnh không lây nhiễm, thời gian tới cần được quản lý, điều trị tại các trạm y tế xã.

Các trạm y tế xã phải triển khai được dịch vụ dự phòng, quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm, được bảo hiểm thanh toán, trong đó ưu tiên cho quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường... Phát biểu tại hội nghị, Ths. Trần Văn Tuyên, cục Công nghệ thông tin, bộ Y tế cho biết, bắt đầu từ đầu năm 2019, bộ Y tế sẽ triển khai lắp đặt hệ thống y tế từ xa tại 26 trạm y tế xã, phường điểm trong cả nước nhằm kết nối các trạm y tế với các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, bệnh viện tuyến tỉnh, sở y tế, các bệnh viện tuyến Trung ương và bộ Y tế.

Theo đó, chỉ cần một màn hình máy tính và thiết bị đầu cuối trên nền tảng mạng internet có sẵn, cán bộ y tế trạm y tế xã, phường có thể kết nối với tuyến trên để tiếp nhận kiến thức y tế một cách nhanh chóng, kịp thời, tiện lợi bất cứ lúc nào mà không cần phải di chuyển lên tuyến trên.

Bên cạnh đó, các bác sĩ bệnh viện tuyến trên có thể tham gia hội chẩn, chẩn đoán, hướng dẫn điều trị từ xa các ca bệnh tại trạm y tế, không cần phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. (613)

 

  1. Bộ trưởng Bộ Y tế: 26 trạm y tế xã mô hình điểm vẫn còn nhiều bất cập

Ngày 10/10 tại TPHCM, Bộ Y tế đã triển khai hội nghị nâng cao chất lượng trạm y tế xã, phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình tại các tỉnh phía Nam. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay việc quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã theo nguyên lý học học gia đình còn rất nhiều khoảng trống: 86,4% bệnh nhân tăng huyết áp, 71,1% bệnh nhân đái tháo đường chưa được điều trị, trong đó có đến 68,9% bệnh nhân đái tháo đường không được phát hiện bệnh.

Thực trạng quản lý bệnh không lây nhiễm trong hệ thống dự phòng, khám chữa bệnh hiện nay cho thấy, số người bệnh đến với trạm y tế còn rất hạn chế mặc dù chất lượng chuyên môn giữa các tuyến không chênh lệch nhiều do đã có hướng dẫn chuyên môn, quy trình kỹ thuật, phác đồ điều trị được chuẩn hóa, phổ biến rộng rãi. Người dân vẫn đổ xô về các bệnh viện tuyến cuối, chuyển tuyến, vượt tuyến gây quá tải bệnh viện, gia tăng chi phí, bội chi quỹ bảo hiểm y tế.

Không những thế, tại các bệnh viện tuyến cuối, người bệnh không được quản lý, theo dõi, tư vấn, điều trị liên tục theo nguyên lý y học gia đình mà chỉ nhận được các đơn thuốc khác nhau rất nhiều giữa bệnh viện các tuyến, giữa các bác sĩ trong cùng một bệnh viện.

Chính vì thế, Bộ Y tế đã liên tục tăng cường năng lực cho các trạm y tế cơ sở như trạm y tế xã triển khai được dịch vụ dự phòng, quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm, được bảo hiểm y tế thanh toán; ưu tiên cho quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã. Các hoạt động trọng tâm mà các địa phương cần triển khai là củng cố mạng lưới phòng chống bệnh không lây nhiễm; bảo đảm các cơ chế chính sách; tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở và tổ chức triển khai các dịch vụ bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở.

Về phạm vi hành nghề, tại các trạm y tế xã, bác sĩ tốt nghiệp đa khoa có chứng chỉ hành nghề được phép khám, kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với tăng huyết áp, đái tháo đường… Bộ Y tế đã đặt ra mục tiêu đến năm 2019, 100% trạm y tế được đào tạo về điều trị quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường.

Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 3756 về hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến, trong đó quy định cụ thể các công việc từ cấp y tế thôn đến trạm y tế xã, trung tâm y tế quận huyện và bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trong năm 2018 phải hoàn thành xây dựng mô hình điểm 26 trạm y tế xã tại 14 huyện thuộc 8 tỉnh thành phố theo nguyên lý y học gia đình nhằm tăng cường y tế cơ sở hướng tới bao phủ sức khỏe toàn dân (bao gồm tất cả dịch vụ nâng cao sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế…).

Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu như quản lý được 13,6% người bệnh tăng huyết áp, 28,9% người bệnh đái tháo đường; gần 80% người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại y tế cơ sở (huyện: 47%, xã: 33%); khoảng 70% số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở… nhưng vẫn bộc lộ rất nhiều hạn chế.

Đó là người dân chưa tin tưởng trạm y tế xã nên vượt tuyến không cần thiết, có đến 35,4% bệnh nhân khám ở tuyến trung ương có thể điều trị được ở tuyến tỉnh và 20% có thể điều trị ở tuyến huyện; 41,5% bệnh nhân tuyến tỉnh có thể điều trị được ở tuyến huyện và 11% có thể điều trị ở trạm y tế xã. Phần lớn trạm y tế chưa quản lý bệnh mạn tính, chỉ thực hiện được 50- 70% các dịch vụ kỹ thuật, khoảng 40% danh mục thuốc theo phân tuyến.

Việc xây dựng 26 mô hình điểm trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình tại 8 tỉnh, thành phố nhằm truyền thông giáo dục nâng cao sức khỏe, lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, theo dõi, quản lý, cấp thuốc điều trị bệnh không lây nhiễm, mạn tính, chăm sóc giảm nhẹ ung thư, phát hiện sớm bệnh tật…Tuy nhiên, thời gian qua cho thấy, mặc dù đã đưa vào hoạt động thí điểm nhưng các trạm y tế này vẫn chủ yếu tập trung vào dự phòng, tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số… Hầu hết các trạm y tế đều chưa quản lý bệnh không lây nhiễm; 8/26 trạm y tế chưa có bác sĩ làm việc; 11/26 trạm y tế chưa có y sĩ y học cổ truyền, 7/26 trạm chưa có dược sĩ trung học, cơ cấu chưa phù hợp, có vị trí thừa, vị trí thiếu.

Trong thời gian tới, các trạm y tế mô hình điểm này phải cải tạo cơ sở vật chất cho phù hợp, bổ sung thay thế trang thiết bị thiếu, cũ, chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện tuyến trên, luân chuyển bác sĩ về trạm y tế… Mục tiêu đến 2023 sẽ triển khai mô hình này trên tất cả các trạm y tế xã trong toàn quốc.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, TPHCM có 4 mô hình điểm trạm y tế, theo lộ trình sẽ hoàn thành 322 trạm y tế phường xã trên toàn thành phố trước năm 2025. (1045)

 

  1. Quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã theo nguyên lý y học gia đình

Sáng 10/10, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng trạm y tế xã phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình dựa trên mô hình 26 trạm y tế điểm các tỉnh phía Nam. Theo đó, Hội nghị đã diễn ra tại TP HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì hội nghị. Báo cáo tại hội nghị, Bộ Y tế khẳng định, mô hình trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình là cần thiết, bởi có đến 70% dân số sống ở nông thôn, trong đó có 10% là người cao tuổi.

Trạm y tế sẽ là nơi gần nhất, tốt nhất để người dân tiếp cận. Do đó, mục tiêu trọng tâm là ưu tiên cho quản lý các bệnh không lây nhiễm là tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã.

PGS. TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Y tế cơ sở (bao gồm y tế thôn, bản, xã phường, quận, huyện, thị xã) được coi là nền tảng, xương sống của hệ thống y tế; đồng thời là tuyến đầu, “người gác cổng” của hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu, trực tiếp gần dân nhất. Y tế cơ sở là nơi dễ tiếp cận với chi phí thấp, công bằng xã hội, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên. Chính vì thế việc triển khai Trạm y tế xã phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình với 6 nguyên tắc là: liên tục – toàn diện – lồng ghép – phối hợp – dự phòng – gia đình – cộng đồng sẽ giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân một cách hiệu quả.

Chính vì vậy, Bộ Y tế đã xây dựng chương trình hoạt động để nâng cao chất lượng trạm y tế xã phường, bước đầu tập trung tại 4 tỉnh, thành phố phía Nam bao gồm: Lâm Đồng, Khánh Hòa, TP HCM và Long An. Trong đó, TP HCM sẽ đẩy mạnh xây dựng trạm y tế xã Thạch An, Cần Giờ về cơ sở vật chất, cũng như nguồn nhân lực như trang bị X-quang, mở rộng phòng khám, luân phiên bác sĩ, hoàn thiện nhà thuốc đáp ứng như cầu. Hiện nay, chất lượng chuyên môn giữa các tuyến không chênh lệch nhiều do điều trị bệnh không lây nhiễm mạn tính đã có hướng dẫn chuyên môn, quy trình kỹ thuật, phác đồ điều trị được chuẩn hóa, phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều người bệnh khám, điều trị ở các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến cuối được sử dụng nhiều các dịch vụ cận lâm sàng gây gia tăng chi phí, bội chi quỹ (Bảo hiểm y tế) BHYT.

Cùng với đó, kinh phí chi trả chệnh lệch nhiều trên một bệnh giữa các tuyến làm mất công bằng đối với người bệnh khi khám, chữa bệnh không lây nhiễm. Hậu quả là bệnh nhân xin chuyển tuyến, vượt tuyến về bệnh viện tuyến cuối gây ra tình trạng quá tải bệnh viện.

Để tăng cường quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình, các trạm Y tế xã cần tích cực triển khai được dịch vụ dự phòng, quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm, được BHYT thanh toán. Ưu tiên cho quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại Trạm y tế xã (có tính khả thi, thuận lợi hơn khi triển khai ở xã hiện nay).

Từ đó, củng cố mạng lưới phòng chống bệnh không lây nhiễm; bảo đảm các cơ chế chính sách; tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở và tổ chức triển khai các dịch vụ (Bệnh không lây nhiễm) BKLN tại tuyến (Y tế cơ sở) YTCS.

Trung tâm Y tế dự phòng/CDC tỉnh, thành phố chỉ đạo,hướng dẫn trạm y tế xã lập kế hoạch, triển khai hoạt động phòng chống yếu tố nguy cơ, dự phòng, phát hiện và quản lý bệnh không lây nhiễm; thống kê báo cáo, quản lý thông tin; Phối hợp để kiểm tra, giám sát, tập huấn chuyên môn về dự phòng, quản lý bệnh cho trạm y tế xã.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ bằng các nguồn vốn để trạm y tế khang trang, sạch đẹp tạo niềm tin cho người bệnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để hẹn bệnh  nhân, liên thông quản lý giữa các tuyến trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh. Quản lý các hoạt động tại trạm y tế. (786)

 

  1. Bị bệnh nhẹ nhưng vẫn thích vượt tuyến khám bệnh, vì sao?

Khảo sát mới đây của Bộ Y tế tại các bệnh viện tuyến T.Ư và tuyến TP.HCM cho thấy rất nhiều bệnh nhân lặn lội từ các tỉnh xa về TP.HCM khám, chữa bệnh thông thường. Sáng 10.10, tại TP.HCM, Bộ Y tế tổ chức hội nghị nâng cao chất lượng trạm y tế (TYT) phường xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình dựa trên mô hình 26 TYT điểm của 8 tỉnh (phía nam 12 TYT của 4 tỉnh: TP.HCM, Long An, Lâm Đồng và Khánh Hòa).

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết thống kê của Bộ Y tế cho thấy có đến 70% người bệnh đến bệnh viện là khám, chữa bệnh (KCB) các bệnh không lây nhiễm. Hiện nay các bệnh KLN như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường…, ung thư... đang nổi lên.

Hiện tỉ lệ người bệnh tăng huyết áp không được phát hiện 56,9%; 43,1% người được phát hiện nhưng chỉ quản lý được 13,6%. Trong khi đó, hiện có 68,9% người được phát hiện bệnh đái tháo đường, chỉ có 31,1% người được phát hiện đái tháo đường nhưng có gần 29% người được quản lý điều trị.

Nguyên nhân làm các bệnh không lây nhiễm gia tăng là do con người dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động thệ lực, lạm dụng thuốc lá, rượu bia và ô nhiễm môi trường.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng khi đi khảo sát bà thấy nhiều bệnh nhân vượt tuyến KCB chỉ KCB thông thường…

Thống kê của Bộ cho thấy có đến 35,4% bệnh nhân đến KCB ở tuyến T.Ư có thể điều trị được ở tuyến tỉnh, huyện và 20% có thể điều trị được ở tuyến huyện. 41,5% bệnh nhân đến KCB ở tuyến tỉnh có thể điều trị được ở tuyến huyện và 11% có thể điều trị được ở TYT xã.

Những loại bệnh mạn tính, bệnh nhẹ thì hoàn toàn có thể theo dõi, điều trị tại tuyến dưới nhưng vì sao bệnh nhân vẫn vượt tuyến?

Lý giải việc này, PGS-TS Lương Ngọc Khuê cho rằng mặc dù điều trị các bệnh không lây nhiễm ở các tuyến là tương đối giống nhau nhưng người bệnh thích đi khám, điều trị ở các bệnh viện (BV) tuyến T.Ư, tuyến cuối được sử dụng nhiều các dịch vụ cận lâm sàng, điều mày gây gia tăng chi phí, bội chi quỹ bảo hiểm y tế. Mặt khác, kinh phí chi trả chệnh lệch nhiều trên một bệnh giữa các tuyến làm mất công bằng đối với người bệnh khi KCB các bệnh không lây nhiễm. Hậu quả là bệnh nhân xin chuyển tuyến, vượt tuyến về BV tuyến cuối gây nên tình trạng quá tải. Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng quan điểm của ngành y tế thì TYT là tuyến mặt trận, nơi làm công tác dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Do vậy, Bộ trưởng chỉ đạo các tỉnh thực hiện đào tạo, tập huấn đảm bảo chuyên môn cho y bác sĩ TYT điểm, tăng cường nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc, tài chính và công nghệ thông tin. Theo lãnh đạo Bộ Y tế, cần phải nâng uy tín, tay nghề của y bác sĩ TYT. Bên cạnh đó là kết nối hệ thống Telemedicine 26 TYT điểm với các BV tuyến trên, Bộ Y tế nhằm quản lý, đào tạo từ xa. Bác sĩ 26 TYT này có thể tham gia hệ thống bằng điện thoại thông minh.

Tại Hội nghị, BV tuyến T.Ư, BV tuyến trên của TP.HCM đã ký cam kết tăng cường chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực KCB cho Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm y tế cho các tỉnh có TYT phường xã điểm. (663)

 

  1. Không để bệnh nhân sởi ngồi khám bệnh cùng bệnh nhân tay chân miệng

Đây là yêu cầu của ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lí Khám chữa bệnh trước nguy cơ lây nhiễm chéo trước tình trạng dịch bệnh truyền nhiễm đang có nguy cơ bùng phát hiện nay. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết… chiều 10/10, tại Viện Pasteur TPHCM đã diễn ra hội nghị tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng và sởi khu vực phía Nam năm 2018.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lí Khám chữa bệnh, từ đầu năm, Bộ Y tế đã có kế hoạch triển khai phòng chống dịch và công tác khám chữa bệnh khi dịch xảy ra. Đứng trước tình hình này, Bộ cũng như Cục Quản lí khám chữa bệnh đã rất quyết liệt  thông qua việc ban hành các văn bản  hướng dẫn, yêu cầu các BV tập trung hết sức khẩn trương trong việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời theo mức độ bệnh, phân luồng không để quá tải lên tuyến trên, đặc biệt nhất định không để lây nhiễm chéo những  bệnh truyền nhiễm trong bệnh viện.

 “Tôi yêu cầu không để bệnh nhân sởi ngồi khám cạnh bệnh nhân tay chân miệng hoặc bệnh nhân sốt xuất huyết. Không phải bệnh nhân cứ nặng hay nhẹ cũng đều nhập viện vào BV tuyến cuối. Điều này không chỉ gây quá tải bệnh viện mà còn gia tăng tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Bệnh nhân sởi có thể lây lan sang các bệnh nhân mắc bệnh khác và ngược lại, những bệnh nhân nặng như mắc viêm phổi kháng thuốc…hoàn toàn có thể lây ngược lại. Lúc đó, nguy cơ bệnh nhân tử vong là rất cao”, TS Khuê nói.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, tính tới thời điểm hiện tại, cả nước ghi nhận hơn 61.800 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam.

Riêng tại các tỉnh thành, theo bác sỹ Trần Minh Hòa, phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến ngày 8/10, địa phương này ghi nhận 2.880 ca tay chân miệng nhập viện, 5.480 ca ngoại trú. Đặc biệt trong tháng 9, số ca bệnh liên tục tăng cao, lên đến 200 ca nội trú và 500 ca ngoại trú mỗi tuần. Cùng với bệnh tay chân miệng, bệnh sởi cũng có dấu hiệu gia tăng từ tháng 8 đến nay. Tính đến nay địa phương này ghi nhận 190 ca mắc sởi, trong đó xuất hiện các chùm ca bệnh với nhiều người cùng mắc.

Còn theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bình Dương, từ đầu năm 2018 đến nay, tỉnh này có 112 ca mắc sởi và hơn 3.000 ca bệnh tay chân miệng. Đây cũng là 1 trong 5 tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ có số ca bệnh tay chân miệng và sởi tăng cao trong thời gian gần đây. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong 9 tháng đầu năm 2018 ghi nhận 4.066 ca bệnh tay chân miệng nội trú và 21.322 ca điều trị ngoại trú. Bên cạnh đó Thành phố cũng ghi nhận 132 ca mắc bệnh sởi. (581)

 

  1. Bệnh sởi, tay chân miệng tăng cao tại các tỉnh miền Đông Nam bộ

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng và sởi 26 tỉnh, thành khu vực phía Nam diễn ra tại TP.HCM chiều 10/10. PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM nhận định, năm 2018,  bệnh tay chân miệng và sởi các tỉnh phía Nam tăng cao chủ yếu ở khu vực miền Đông Nam Bộ gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Điểm chung của các tỉnh miền Đông Nam bộ là có số lượng dân nhập cư và công nhân lao động. Đây là những đối tượng nguy cơ khiến dịch bệnh có xu hướng tăng cao và phức tạp trong năm 2018.

Cụ thể, bác sỹ Trần Minh Hòa, phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến ngày 8/10, toàn tỉnh ghi nhận 2.880 ca tay chân miệng nhập viện, 5.480 ca ngoại trú. Đặc biệt trong tháng 9, số ca bệnh liên tục tăng cao, lên đến 200 ca nội trú và  500 ca ngoại trú mỗi tuần. Cùng với bệnh tay chân miệng, bệnh sởi cũng có dấu hiệu gia tăng từ tháng 8 đến nay tại Đồng Nai. Tính đến nay địa phương này ghi nhận 190 ca mắc sởi, trong đó chỉ tính riêng từ tháng 9 đến nay đã có 161 ca. Tổng số10/11 huyện ghi nhận có ca bệnh, tập trung tại khu vực có nhiều khu công nghiệp, nhà trọ như Nhơn Trạch (87 ca), TP Biên Hòa (41 ca), Long Thành (31 ca).

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bình Dương, từ đầu năm 2018 đến nay, toàn tỉnh có 112 ca mắc sởi và hơn 3.000 ca bệnh tay chân miệng. Đây cũng là 1 trong 5 tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ có số ca bệnh tay chân miệng và sởi tăng cao trong thời gian gần đây.

Tại TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm 2018 ghi nhận 4.066 ca bệnh tay chân miệng nội trú và 21.322 ca điều trị ngoại trú. Bên cạnh đó, thành phố cũng ghi nhận 132 ca mắc bệnh sởi.

Nhận định về tình hình dịch bệnh, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, dịch bệnh năm nay tương đối ổn định, so với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc tay chân miệng thấp hơn 20%, sốt xuất huyết thấp hơn khoảng 55%, số ca sởi cũng thấp hơn. Tuy nhiên, trước diễn biến của dịch bệnh, đặc biệt là khu vực phía Nam, Cục Y tế dự phòng đã chủ động đi trước không để dịch bệnh không bùng phát. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết, qua điều tra dịch tễ cho thấy, dịch bệnh năm nay có chiều hướng phát sinh ở các khu vực các khu công nghiệp, nơi có số lượng công nhân lao động, người nhập cư, đối tượng vãng lai di biến động liên tục. Bên cạnh đó, điều kiện nhà ở, vệ sinh môi trường, nước thải, nước sạch vô cùng kém là điều kiện lý tưởng phát sinh dịch bệnh. Đặc biệt, có đến 90% đối tượng là người nhập cư, công nhân chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng. Do đó, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM khuyến cáo, các địa phương cần vận động sự tham gia vào cuộc của hệ thống chính quyền địa phương, các đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia vào việc phòng chống dịch bệnh.

Đồng tình với ý kiến này, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế  thừa nhận, năm 2018, dịch bệnh tay chân miệng và sởi chủ yếu tăng ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM – các địa phương có sự giao lưu đi lại thương xuyên. Bên cạnh đó điều kiện nhà ở chật chội, vệ sinh môi trường kém. Trong khi đó, khó nhất vẫn là việc không kiểm soát được lịch sử tiêm chủng của người dân. Điều này đặt ra cho chúng ta phải giải quyết vấn đề xã hội chứ không đơn thuần là vấn đề chuyên môn phòng chống dịch bệnh nữa. Vì vậy, ngành y tế đừng làm một cách âm thầm mà phải kêu gọi sự tham gia của chính quyền địa phương, xã hội, ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh./. (757)

 

  1. Tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng. Theo đó, Sở yêu cầu tất cả các trường hợp mắc tay chân miệng hoặc nghi ngờ mắc tay chân miệng phải nghỉ học, nghỉ làm việc và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước nhận được 53.529 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 06 trường hợp tử vong. Số ca mắc tay chân miệng chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo chiếm 79%. Dự báo dịch tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới.

Trước thực trạng đó,  Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai các nội dung sau: Tổ chức tuyên truyền phòng, chống bệnh tay chân miệng, cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, cha mẹ học sinh và người chăm sóc. Cơ sở giáo dục (đặc biệt là các trường mầm non, các nhóm trẻ gia đình) phải tuân thủ hướng dẫn phòng, chống bệnh tay chân miệng.

Tổ chức hướng dẫn quy trình rửa tay cho học sinh, giáo viên, người chăm sóc trẻ; đảm bảo nơi rửa tay phải thân thiện và có đủ nước sạch, xà phòng; Chỉ đạo các cô nuôi dạy trẻ, người chăm sóc trẻ phải thực hiện rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt khi chuẩn bị cho trẻ ăn và sau khi thay quần, áo, rửa cho trẻ sau khi đi vệ sinh, không cho trẻ dùng chung khăn mặt, gối, khử trùng, khăn mặt hàng ngày. Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện ăn, uống chín, không dùng chung cốc, thìa, bát, đũa khi ăn.

Thực hiện theo dõi, giám sát sĩ số và diễn biến tình hình sức khỏe học sinh, cán bộ, công chức, viên chức phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh. Khuyến cáo cha mẹ học sinh khi trẻ mắc bệnh phải thông báo với nhà trường.

Đặc biệt, tất cả các trường hợp mắc chân tay miệng hoặc nghi ngờ (sốt, xuất hiện ban, nốt phỏng ở tay chân miêng…) phải nghỉ học, nghỉ làm việc và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị thực hiện cách ly và chăm sóc y tế theo đúng hướng dẫn (trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước).

Khi có bệnh dịch xảy ra tại trường học, nhà trường phải phối hợp với cơ quan y tế địa phương giám sát và xử lý ổ dịch theo quy định; Thực hiện các biện pháp xử lý môi trường hàng ngày như: Vệ sinh lớp học, lau sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi, dụng cu học tập, nắm cửa… bằng xà phòng, chất tẩy rủa thông thường hoặc CloraminB. (531)

 

  1. Số bệnh nhân mắc sốt phát ban cao gấp hơn 10 lần năm 2017

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số bệnh nhân cả nước ghi nhận 2.942 trường hợp sốt phát ban (gấp 10,2 lần so với năm 2017), trong đó 1.093 trường hợp mắc sởi dương tính.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tích lũy 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 2.942 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố, trong đó 1.093 trường hợp mắc sởi dương tính tại 40 tỉnh, thành phố. Đáng chú ý, có 1 trường hợp tử vong tại Hưng Yên. Đây là bệnh nhân có bệnh lý nền viêm phổi kéo dài. Các tỉnh có số mắc sốt phát ban và sởi dương tính cao như: Hà Nội (531 trường hợp sốt phát ban, 307 dương tính), Lào Cai (481 trường hợp sốt phát ban, 162 dương tính), Điện Biên (468 trường hợp sốt phát ban, 33 dương tính), Thanh Hóa (236 trường hợp sốt phát ban, 129 dương tính), Sơn La (186 trường hợp sốt phát ban, 83 dương tính), Quảng Ninh (106 trường hợp sốt phát ban, 61 dương tính).

Độ tuổi mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi chiếm 21,4% và 1-4 tuổi chiếm 37,8%. Trường hợp đã được tiêm chủng (chiếm 13,6%), còn lại phần lớn là các trường hợp không được tiêm chủng (chiếm 44,5%) và không rõ tiền sử tiêm chủng (chiếm 41,9%).

Theo Cục Y tế dự phòng, trong kế hoạch tiêm vắc xin sởi - rubella (MR) cho 6 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La), hiện đã triển khai tại 33/33 huyện, có 261.331/264.462 trẻ từ 1-5 tuổi được tiêm vắc xin sởi - rubella, đạt tỷ lệ 96,15%. Hiện có 28/33 huyện đã kết thúc việc triển khai, còn 05 huyện đang tiến hành tiêm vét.Tổng số liều vắc xin các đơn vị đã được cấp sử dụng là 373.900 liều (theo kế hoạch là 377.100 liều).

Bộ Y tế cũng đã phê duyệt Kế hoạch tiêm xin sởi - rubella tại 13 tỉnh nguy cơ cao (Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước) trong năm 2018:

Hiện nay có 02 tỉnh/Thành phố đã phê duyệt kế hoạch triển khai là Quảng Trị và Kon Tum. Bộ Y tế đang tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018 -2019, dự kiến phạm vi triển khai: dự kiến tiêm cho khoảng 4,2 triệu trẻ từ 1-5 tuổi tại 418 huyện của 57 tỉnh, thành phố nguy cơ cao.

Cục Y tế dự  phòng nhận định, trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh rải rác tại các địa phương do tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt 95% quy mô xã, phường, đặc biệt tại khu vực di biến động dân cư lớn, vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng đồng bào dân tộc sinh sống. Hiện đã ghi nhận một số trường hợp mắc sởi tại các tỉnh khu vực miền Nam, nên nguy cơ lây lan, bùng phát dịch.

Bộ Y tế khuyến cáo, cha mẹ cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi  hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

Bệnh sởi rất dễ lây, do vậy không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, dịch sởi trên thế giới diễn ra hết sức phức tạp trên toàn cầu. Năm 2017, trên thế giới ghi nhận 281.488 trường hợp mắc sởi tại 184/194 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, trên thế giới tiếp tục ghi nhận 250.677 trường hợp mắc sởi tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu ghi nhận tại khu vực Đông Nam Á (71.127 trường hợp mắc), châu Phi (37.876 trường hợp mắc), phía Đông Địa Trung Hải (23.698 trường hợp mắc), châu Mỹ (5.323 trường hợp mắc), đặc biệt có sự gia tăng số mắc tại khu vực châu Âu (53.894 trường hợp mắc), trong đó có ít nhất 37 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc tại khu vực châu Âu tăng 2,6 lần. Các quốc gia có số mắc /100.000 dân cao nhất gồm: Pháp, Georgia, Hy Lạp, Ý, Liên bang Nga, Serbia và Ukraine. Trong đó Ucraina có số trường hợp mắc cao nhất với 23.000 trường hợp mắc, Serbia có số trường hợp tử vong cao nhất với 14 trường hợp tử vong.

Đặc biệt việc ghi nhận sự lây truyền bệnh sởi xảy ra liên tục ở cả một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi (Đức và Nga), điều này dấy lên mối lo ngại dịch bệnh sởi có thể quay trở lại thành dịch lưu hành ở những nước này.

Nguyên nhân dịch sởi gia tăng tại các nước châu Âu là do tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi không đạt tại nhiều nước. Năm 2017, tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi toàn châu Âu đạt trung bình là 90%. Trong khi một số nước đạt trên 95% thì còn nhiều nước mới đạt tỷ lệ dưới 70%. Tỷ lệ này đặc biệt thấp tại Ucraina với tỷ lệ tiêm vắc xin sởi 31% vào năm 2016.

Khu vực Tây Thái Bình Dương trong 9 tháng đầu năm 2018 ghi nhận 44.067 trường hợp mắc sởi, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017. Số mắc ghi nhận tại các quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc biệt ghi nhận số mắc tăng cao tại Philippines với 11.670 trường hợp mắc, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Các chủng vi rút sởi chính lưu hành tại khu vực tại khu vực Tây Thái Bình Dương chủng H1, B3 và D8, hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của vi rút sởi ở Việt Nam và trên thế giới.

Về lịch tiêm vắc xin sởi, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới đối với các nước sởi đang lưu hành cần tiêm vắc xin sởi cho trẻ lúc 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 15-18 tháng tuổi. Hiện có trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ tiêm vắc xin sởi mũi thứ nhất từ 9 tháng tuổi trở lên. (1220)

 

  1. Vụ 42 người 1 xã nhiễm HIV: Phát hiện thêm 8 người dương tính HIV

Cơ quan chức năng vừa phát hiện thêm 8 trường hợp dương tính với HIV ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Đình Cảnh- Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, sau khi xét nghiệm đã phát hiện thêm 8 người dương tính với HIV ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Theo ông Cảnh, đây là một điểm dịch tích lũy đã lâu, việc xét nghiệm HIV rộng rãi đã phát hiện thêm nhiều người mắc. Ông Cảnh cho hay, hiện vẫn chưa thể xác định nguyên nhân nhiễm HIV ở xã Kim Thượng do đâu, bởi vậy chưa thể đưa ra khẳng định chủ thể gây lây nhiễm cuối cùng. Hiện tại, người y sĩ kia vẫn tiếp tục được công tác bình thường. Cách đây 2 tháng, trên địa bàn xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ghi nhận có 42 trong tổng số 490 người được xét nghiệm cho kết quả dương tính với HIV. Trong số này người nhỏ nhất là bé gái 18 tháng tuổi và lớn nhất 80 tuổi. Sự việc khiến người dân xã Kim Thượng hoang mang, lo sợ.

Trước tính chất nghiêm trọng của dịch HIV tại Kim Thượng, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế Phú Thọ mở rộng xét nghiệm HIV miễn phí cho người dân trong vùng và các khu vực khác của tỉnh nếu có nhu cầu. Đồng thời, cán bộ y tế cần tuyên truyền cho người dân cách phòng tránh bằng các biện pháp như tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, sử dụng bơm kim tiêm sạch... Khi nhiễm HIV, người bệnh phải được điều trị ARV ngay để đảm bảo sức khỏe, giảm nguy cơ lây nhiễm cho người thân và cộng đồng. (315)

 

  1. Tầm soát ung thư vú miễn phí cho 1.200 phụ nữ

Nhân kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM phối hợp với Quỹ Ngày mai Tươi sáng triển khai chương trình tầm soát và phát hiện sớm bệnh ung thư vú miễn phí cho 1.200 phụ nữ.  Bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM khám tầm soát ung thư vú cho bệnh nhân.

Chương trình diễn ra từ 13h30 – 16h00 các thứ bảy (13/1, 20/10, 27/10 và 3/11/2018) tại Khu Khám, chẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao - Bệnh viện Ung Bướu (số 47 Nguyễn Huy Lượng, phường14, quận Bình Thạnh, TP.HCM). Đến với chương trình, người tham dự sẽ được các bác sĩ chuyên khoa ung bướu thăm khám, tư vấn và thực hiện miễn phí những kỹ thuật cận lâm sàng tầm soát bệnh như siêu âm, chụp nhũ ảnh với những trường hợp có nghi ngờ. Đăng ký tham gia bằng cách nhắn tin theo cú pháp: họ tên, năm sinh, địa chỉ, điện thoại di động, ngày khám, địa chỉ email qua hotline 0938.04.96.05 trước ngày 12/10/2018. Chương trình khuyến khích sự tham gia của đối tượng là phụ nữ từ 40 tuổi trở lên hoặc từ 35 tuổi trở lên nếu gia đình có người thân mắc bệnh ung thư vú. Theo các chuyên gia, ung thư vú là loại ung thư thường gặp hàng đầu ở phụ nữ tại nhiều nước. Với mức độ tăng như hiện nay, ước tính đến năm 2020 số ca mắc ung thư vú sẽ lên tới 22.612 ca.

Hơn 80% bệnh nhân ung thư vú có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Việc phát hiện sớm ung thư vú qua sự tầm soát ở phụ nữ đã làm thay đổi rõ rệt tiên lượng bệnh và kết quả điều trị vì hiện tại các biện pháp điều trị ung thư vú đã có rất nhiều cải tiến. (324)

 

  1. Dịch bệnh gia tăng, Bộ Y tế khẳng định vẫn trong tầm kiểm soát

Bộ Y tế nhận định, mùa đông xuân năm nay, bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết vẫn là 3 bệnh chủ đạo. Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về phòng, chống dịch bệnh đông xuân năm 2018, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định: Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2018, trong đó có 3 loại bệnh hay gặp nhất trong mùa đông xuân là tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát của Bộ Y tế. Bộ Y tế luôn minh bạch thông tin để công tác phòng, chống dịch được hiệu quả.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, tích lũy 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 61.821 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó, 29.324 trường hợp mắc nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam. Số mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam chiếm 77,6%, trong đó 99% đối tượng mắc ở nhóm trẻ từ 1-5 tuổi. Lý giải về việc tay chân miệng tăng ở miền Nam, ông Phu cho rằng, việc phòng bệnh trong người dân chưa thực sự hiệu quả. Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa. Cách phòng bệnh là rửa tay với xà phòng dưới vòi nước với trẻ nhỏ và cả người chăm sóc.

Về bệnh sởi, Bộ Y tế cho biết, cả nước đã phát hiện 2.942 trường hợp tại 51 tỉnh, thành phố. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc sốt phát ban tăng hơn 10 lần, song không thành ổ dịch lớn.

Các tỉnh có số mắc cao là Hà Nội, Lào Cai, Điện Biên, Thanh Hóa, Sơn La và Quảng Ninh. Hầu hết trẻ mắc là từ vài tháng đến 4 tuổi, hầu hết không được tiêm chủng, hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng, chiếm 86,4%. Bên cạnh đó, bệnh sốt xuất huyết trong các tuần gần đây có xu hướng tăng nhẹ, do miền Nam đã bắt đầu vào mùa mưa. Tích lũy 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 67.414 trường hợp mắc tại 62/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 11 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2017, số mắc giảm 53,6%, số tử vong giảm 22 trường hợp.

Kết quả xét nghiệm cho thấy xuất hiện cả 4 tuýp virus lưu hành với tỉ lệ 32,4% D1, 46,6% D2, 0,2% D3, 20,8% D4. Bộ Y tế nhận định dịch sốt xuất huyết có thể kéo dài đến hết tháng 11. Theo ông Trần Đắc Phu, các dịch bệnh đến thời điểm này không diễn biến bất thường mà đều được dự báo, như dịch tay chân miệng bắt đầu gia tăng vào thời điểm tựu trường. Sởi cũng không có như 2014 - 2015 vì chúng ta cũng đã có kinh nghiệm, bài học.

Đại diện Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, trước tình hình dịch trên, ngành Y tế đã tăng cường giám sát chủ động tại cộng đồng, cửa khẩu qua giám sát thường xuyên và giám sát trọng điểm để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly và xử lý triệt để ổ dịch; kiện toàn nâng cấp phòng xét nghiệm; thường xuyên cập nhật, ban hành các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh và các biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng. Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh như sau:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…).

- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

- Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.

- Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.

- Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời. (865)

 

  1. Dịch sốt xuất huyết có thể kéo dài đến hết tháng 11-2018

Chiều 9-10, thông tin đến báo giới về phòng, chống dịch bệnh đông - xuân, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, 9 tháng năm 2018, có 11 trường hợp đã tử vong do mắc sốt xuất huyết.

Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cũng thông tin, dịch sốt xuất huyết (SXH) đang lưu hành ở hầu hết các tỉnh thành phố, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. So với cùng kỳ 2017, số mắc cả nước giảm hơn 50%, số tử vong giảm 22 trường hợp.

Tuy nhiên, trong 9 tháng năm 2018, cả nước ghi nhận 67.414 trường hợp mắc tại 62/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 11 trường hợp tử vong tại Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Cà Mau, Khánh Hòa, An Giang, Bình Định, Trà Vinh và TP Hồ Chí Minh.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, xuất hiện cả 4 týp virus lưu hành với tỉ lệ 32,4% D1, 46,6% D2, 0,2% D3, 20,8% D4. Bộ Y tế nhận định dịch SXH có thể kéo dài đến hết tháng 11.

Trước tình hình dịch bệnh gia tăng, cùng ngày 9-10, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có công văn khẩn yêu cầu các đơn vị y tế tăng cường trong công tác tuyên truyền, khám, phân loại, điều trị bệnh sởi, tay chân miệng và SXH nhằm chống quá tải, giảm lây nhiễm chéo và giảm tử vong. Trong đó, riêng với SXH, người dân được khuyến cáo phải phòng, chống muỗi đốt tại gia đình và khi nằm viện. Loại muỗi truyền SXH thường đốt ban ngày đặc biệt là sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Các cơ sở khám, chữa bệnh phải bảo đảm việc tránh muỗi đốt người bệnh SXH để phòng ngừa muỗi đốt sang người bệnh khác. Đối với các ca bệnh nặng phải tổ chức hội chẩn khoa, liên khoa, bệnh viện theo quy định hoặc xin ý kiến hướng dẫn, trao đổi thông tin, hỗ trợ về chuyên môn với tuyến trên. (356)

 

  1. “Đỉnh dịch” tay chân miệng ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Tháng 9 năm nay, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận hơn 600 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng, tăng hơn 260 ca nhiễm so với tháng 8. Hiện đang là giai đoạn “đỉnh dịch” lần thứ hai trong năm của Bà Rịa - Vũng Tàu. Địa phương đã và đang khẩn trương triển khai các giải pháp nhằm khống chế và ngăn ngừa dịch bùng phát.

Theo tính toán, trung bình mỗi ngày các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp nhận tới hơn 20 ca bệnh. Tỉnh cũng được xem là một trong sáu địa phương khu vực phía nam có nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhất trong chín tháng vừa qua.

Trước những diễn biến nhanh và phức tạp của dịch bệnh, ngày 3-10, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công điện khẩn gửi Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, các bệnh viện, Phòng Y tế và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng. Đặc biệt, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phải khẩn trương phân tích dịch tễ bệnh, xác định yếu tố nguy cơ, vùng nguy cơ, dự báo dịch, hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị tuyến huyện giám sát, xử lý ca bệnh, ổ dịch kịp thời, không để dịch bùng phát, lan rộng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hiếu, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Thông thường một năm có hai đỉnh dịch tay chân miệng và hiện Bà Rịa - Vũng Tàu đang ở giai đoạn “đỉnh dịch” thứ hai. Theo đó, trong hai tháng 8 và 9 vừa qua, đã có gần một nghìn ca mắc trong tổng số hơn 1.800 ca từ đầu năm đến nay. Trong đó, TP Vũng Tàu là địa phương có số ca mắc tay chân miệng nhiều nhất, chiếm tới hơn 41% số ca mắc toàn tỉnh; tiếp theo là thị xã Phú Mỹ với 13,4%; các huyện và thành phố còn lại đều có tỷ lệ mắc dưới 10%.

Tuy chưa ghi nhận trường hợp tử vong do mắc bệnh chân tay miệng, nhưng qua phân tích tình hình dịch tễ tại địa phương cũng như trong khu vực, nguy cơ bùng phát dịch là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu người dân cũng như ngành y tế địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong việc phòng, tránh bệnh tay chân miệng. Đặc biệt, các cơ sở y tế cần chủ động phân loại bệnh nhân, chuẩn bị khu cách ly điều trị và phòng, chống nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế. (491)

 

  1. Dịch bệnh tại các tỉnh phía Nam: Vẫn nóng!

Theo ông  ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tình hình dịch đang diễn biến phức tạp và bất thường có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới...

“Số ca mắc bệnh tay chân miệng đang bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam với hơn 4.000 trường hợp từ đầu năm đến nay (chiếm 77% cả nước), chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%). Tình hình dịch đang diễn biến phức tạp và bất thường có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới” - Đó là nội dung được ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin tại Hội nghị tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng và sởi khu vực phía Nam được tổ chức vào chiều 10-10 tại TPHCM.

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, TP khu vực phía Nam. Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc bệnh tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Tây Ninh...

Thống kê từ Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, trong 9 tháng đầu năm, trên địa bàn TP có 4.066 ca bệnh tay chân miệng điều trị nội trú và 21.322 ca điều trị ngoại trú. Bên cạnh đó, TP cũng ghi nhận 132 ca mắc bệnh sởi.

PGS-TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, 9 tháng đầu năm, bệnh viện tiếp nhận 2.180 ca tay chân miệng, trong đó có 46 ca nặng (độ 3, 4) và 1 ca tử vong. Tính riêng trong tháng 9 đã có 814 ca nhập viện, tăng 182,5% so với cùng kỳ năm 2017. Bệnh viện đã có 83 ca sốt phát ban nghi sởi nhập viện. Riêng trong ngày 10-10, Khoa Nhiễm đang điều trị cho 19 ca sởi. Số ca sốt xuất huyết thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017 và có 2 ca tử vong.

Tại Đồng Nai, từ đầu tháng 8 đến nay, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng nhanh và liên tục. Trong tháng 9, số ca mắc lên tới trên 200 ca nội trú, khoảng 500 ca ngoại trú mỗi tuần. Các địa phương có số bệnh nhân mắc bệnh cao là Biên Hòa, Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch.

Tính đến ngày 8-10, số ca mắc sởi tại Đồng Nai là 190 ca, trong đó chỉ tính riêng từ tháng 9 đến nay đã có 161 ca. 10/11 huyện ghi nhận có ca bệnh, tập trung tại khu vực có nhiều khu công nghiệp, nhà trọ như Nhơn Trạch (87 ca), TP Biên Hòa (41 ca), Long Thành (31 ca).

Cùng với bệnh tay chân miệng, bệnh sởi cũng có dấu hiệu gia tăng từ tháng 8 đến nay tại địa phương này với hơn 190 ca mắc bệnh sởi, trong đó xuất hiện các chùm ca bệnh với nhiều người cùng mắc.

Bác sĩ Trần Minh Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, cho biết, qua giám sát và điều tra cộng đồng tại một số điểm có ca bệnh, chùm ca bệnh cho thấy, số mắc bệnh phần nhiều tập trung ở nhóm trẻ sống trong các khu nhà trọ của công nhân, trẻ chưa tiêm chủng sởi và trẻ không rõ tiền sử tiêm chủng.

Còn tại Bình Dương, từ tháng 9 đến nay số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh với 112 ca và trên 3.000 ca mắc bệnh tay chân miệng. Cũng giống như Đồng Nai, Bình Dương rất khó quản lý các đối tượng mắc bệnh là dân nhập cư. Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Dương, có đến 90% đối tượng nhập cư chưa được tiêm chủng hoặc không rõ lịch tiêm chủng. Đây cũng là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Đông Nam bộ có số ca bệnh tay chân miệng và sởi tăng cao trong thời gian gần đây.

PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho rằng, năm nay bệnh tay chân miệng và sởi ở các tỉnh phía Nam tăng cao, chủ yếu ở khu vực Đông Nam bộ. Bên cạnh đó, một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng có dấu hiệu gia tăng. Qua điều tra dịch tễ của Viện Pasteur TPHCM, dịch bệnh năm nay có chiều hướng phát sinh ở các khu vực các khu công nghiệp, nơi có số lượng công nhân lao động, người nhập cư, đối tượng vãng lai di biến động liên tục. Bên cạnh đó, điều kiện nhà ở, vệ sinh môi trường, nước thải, nước sạch vô cùng kém là điều kiện lý tưởng phát sinh dịch bệnh.

“Đặc biệt, có khoảng 90% đối tượng là người nhập cư, công nhân chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng. Các địa phương cần vận động sự tham gia vào cuộc của hệ thống chính quyền địa phương, các đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia vào việc phòng chống dịch bệnh”, PGS-TS Phan Trọng Lân khuyến cáo.

Trước thực trạng dịch bệnh tay chân miệng và sởi chủ yếu tăng ở các tỉnh Đông Nam bộ, ông Trần Đắc Phu cho rằng, đây là các địa phương có sự giao lưu đi lại thường xuyên, điều kiện nhà ở chật chội, vệ sinh môi trường kém, khó kiểm soát được lịch tiêm chủng của người dân. Vì vậy, để hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan ra ngoài cộng đồng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, đối với bệnh sởi, cần đẩy mạnh việc tiêm vét, nhất là các tỉnh có nguy cơ cao cần tiến hành tiêm vét trong tháng 12 và tháng 1-2019. Tại khu vực phía Nam, tình hình mắc sởi liên tục tăng cao, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM. Tại những khu vực nguy cơ cao này, tỷ lệ tiêm phòng sởi mũi 1 và mũi 2 chưa đạt như mong muốn, một số nơi trẻ mắc sởi không được cách ly.

Đối với bệnh tay chân miệng, biện pháp phòng tránh chủ yếu vẫn là tập trung vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Cùng với đó, một số nhóm đối tượng tạm trú không nằm trong danh sách tiêm vét, vì vậy rất cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương, chủ nhà trọ, khu công nghiệp.

Theo đó, UBND TP giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh tay chân miệng, tăng cường công tác giám sát, điều tra tình hình bệnh, thông tin báo cáo, chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp xử lý kịp thời, không để bệnh tay chân miệng lây lan trong cộng đồng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn TP thực hiện điều trị cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tăng cường tập huấn cán bộ y tế, phối hợp với Bộ Y tế cập nhật phác đồ điều trị, phát hiện sớm, điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa các trường hợp tử vong.

UBND TP giao Sở Thông tin - Truyền thông phối hợp Sở Y tế, Sở Giáo dục-Đào tạo TP tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng ngay tại hộ gia đình, cộng đồng, đặc biệt là tại các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo. (1376)

 

  1. Hậu Giang ra quân thực hiện Chiến dịch phòng, chống bệnh đợt 3

Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức Hội nghị triển khai Chiến dịch phòng, chống bệnh sốt xuất huyết (SXH), bệnh do vi-rút Zika và bệnh tay - chân - miệng (TCM) đợt 3 năm 2018.

Chiến dịch xác định mục tiêu cơ bản là tạo ra phong trào phòng, chống dịch bệnh rầm rộ tại địa phương; nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của công tác phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng; hướng dẫn người dân cách xử lý các dụng cụ chứa nước, chủ động diệt muỗi, diệt lăng quăng, vệ sinh cá nhân để phòng bệnh. Với các chỉ tiêu cụ thể như 100% hộ gia đình được các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ y tế, cộng tác viên đến vận động trong thời gian diễn ra chiến dịch; 100% các ấp, khu vực tổ chức chiến dịch được điều tra đánh giá sau chiến dịch; 100% ấp đang có dịch và có nguy cơ bùng phát dịch được tổ chức ra quân thực hiện chiến dịch, 100% trường mầm non, mẫu giáo, nhà máy, xí nghiệp thực hiện phòng, chống muỗi đốt, vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân,…

Tính đến giữa tháng 9/2018, toàn tỉnh Hậu Giang ghi nhận 136 ca SXH, giảm 181 ca so cùng kỳ; 213 ca TCM, giảm 198 ca so cùng kỳ. Bệnh xảy ra ở 8/8 huyện, thị xã, thành phố. Tuy số ca bệnh có giảm nhưng theo nhận định của ngành y tế, đây là thời điểm mùa mưa, thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ lây truyền và bùng phát dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch bệnh được đặt lên hàng đầu./. (296)

 

  1. Từ 14/10, Hà Tĩnh tổ chức tiêm vắc-xin bại liệt IPV cho trẻ đủ 5 tháng tuổi

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) tỉnh Hà Tĩnh, từ ngày 14/10 đến hết tháng 12/2018, sẽ triển khai tiêm vắc-xin bại liệt IPV cho trẻ 5 tháng tuổi trên toàn tỉnh

Hiện ngành Y tế Hà Tĩnh đã tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác tiêm chủng thuộc Trung tâm YTDP từ tỉnh đến cơ sở và cán bộ trạm y tế xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh về đảm bảo an toàn trong tiêm chủng. Đồng thời, trung tâm đã cấp 8.000 liều vắc-xin bại liệt IPV cho trung tâm YTDP các huyện, thị, thành phố. Từ 14/10, Hà Tĩnh tổ chức tiêm vắc-xin bại liệt IPV cho trẻ đủ 5 tháng tuổi Trung tâm YTDP tỉnh Hà Tĩnh đã cấp đầy đủ vắc-xin IPV cho các huyện, thị, thành phố

Đây là vắc-xin mới, lần đầu sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Vắc-xin bại liệt tiêm IPV do Công ty Sanofi Paster Pháp sản xuất, có tên thương mại là IMOVAX POLIO. Vắc-xin đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam và được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Bác sĩ Nguyễn Chí Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Thực hiện chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới và triển khai kế hoạch “Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020”, Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi sử dụng vắc-xin bại liệt uống BOPV cho trẻ dưới 1 tuổi trên toàn quốc từ tháng 6 năm 2016 và sẽ triển khai tiêm chủng một mũi vắc-xin bại liệt IPV cho trẻ 5 tháng tuổi từ tháng 10/2018.

Để thực hiện tốt công tác tiêm vắc-xin bại liệt, Trung tâm YTDP tỉnh đã cấp đủ vắc-xin cho các trung tâm YTDP huyện, thị, thành phố. Tuy nhiên, vì mỗi lọ vắc-xin chứa 10 liều nhưng số trẻ đủ 5 tháng tuổi tại mỗi xã, phường lại không nhiều nên trung tâm hướng dẫn một số xã lân cận tập trung trẻ tại một địa điểm để tiêm, đồng thời bố trí điểm nào đông cháu thì tiêm trước để tránh tình trạng hao phí vắc-xin.

Bác sĩ Thanh khuyến cáo: Hiện nay, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được khống chế tốt song vẫn có nguy cơ quay trở lại nếu tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp. Vì vậy, các bố mẹ nhớ tuân thủ tiêm chủng vắc-xin đầy đủ, đúng lịch cho con mình vì chính những trẻ chưa có miễn dịch phòng bệnh dễ mắc bệnh nhất. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý việc theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm, góp phần đảm bảo tiêm chủng an toàn. (478)

 

  1. 9 tháng xử phạt hơn 42,5 tỷ đồng về vi phạm an toàn thực phẩm

9 tháng đầu năm 2018, cả nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 401.653 cơ sở, phát hiện 77.105 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, phạt tiền hơn 42,5 tỉ đồng.

Các vi phạm chủ yếu được phát hiện là ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, điều kiện vệ sinh cơ sở, không thực hiện công bố sản phẩm theo quy định...

TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) - cho biết: Tình trạng cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận cố tình vi phạm như sản xuất mà không công bố sản phẩm, đưa thêm các chất không được phép sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe, quảng cáo quá mức… vẫn diễn ra thường xuyên. Hiện đã có Nghị định 115 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm với mức xử phạt khá mạnh.

Nghị định 115 sẽ giúp cơ quan quản lý bớt tiền kiểm, tăng hậu kiểm, tăng mức xử lý vi phạm, tuy nhiên khi áp dụng cần linh hoạt theo từng trường hợp cụ thể chứ không thể cứng nhắc.

Cũng theo TS Nguyễn Thanh Phong, các địa phương cần tăng cường công tác hậu kiểm. Nếu phát hiện doanh nghiệp tự công bố an toàn thực phẩm không đúng mức giới hạn thì phải buộc doanh nghiệp tự thu hồi toàn bộ sản phẩm và phạt tiền. Nghị định 115 tạo thông thoáng cho doanh nghiệp nhưng vẫn phải bảo đảm được sức khỏe của cộng đồng. Các địa phương cần tập trung vào các sản phẩm, lĩnh vực do ngành y tế quản lý, chú trọng đến các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, thức ăn đường phố… (304)

 

  1. Bảo hiểm y tế đang làm khó sự phát triển y tế cơ sở

Chủ trương của Bộ Y tế là đẩy mạnh phát triển y tế cơ sở, đồng thời gắn liền với mô hình y học gia đình nhằm thu hút bệnh nhân, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên thực tế hiện nay hoạt động của các trạm y tế đang tồn tại rất nhiều bất cập làm kìm hãm sự phát triển.

Hiện nay tình trạng bệnh nhân khám chữa bệnh vượt tuyến đang trở thành nỗi lo của ngành y tế. Nhiều bệnh nhân mắc những bệnh đơn giản mà lẽ ra chỉ cần điều trị ở địa phương lại “nhảy” lên tuyến trên. Có những bệnh chỉ cần điều trị ở tuyến tỉnh, huyện thì người bệnh lên tuyến trung ương; hoặc có những bệnh chỉ cần điều trị tuyến phường, xã hay quận - huyện thì người bệnh lại lên tuyến tỉnh. Việc làm này không chỉ khiến quá tải cho các bệnh viện tuyến trên mà còn gây ra một sự lãng phí khá lớn khi ngành y tế đang đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở. Tại hội nghị nâng cao chất lượng trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình hôm (10.10) Bộ Y tế cho biết có 35,4% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến trung ương có thể điều trị được ở tuyến tỉnh, huyện và 20% có thể điều trị được ở tuyến huyện. Đặc biệt có đến 41,5% bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh có thể điều trị được ở tuyến huyện và 11% có thể điều trị được ở trạm y tế.

Bên cạnh đó Bộ Y tế cũng chỉ ra những yếu kém khác của các trạm y tế hiện nay, nhất là chưa làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu; chưa quản lý được bệnh mạn tính của người dân; số lượng, chất lượng các dịch vụ y tế, danh mục thuốc còn quá ít .”Hiện nay các trạm y tế mới thực hiện được 50 đến 70% các dịch vụ kỹ thuật, khoảng 40% danh mục thuốc theo phân tuyến”, đại diện Bộ Y tế cho biết.

Những yếu kém trên tại các trạm y tế được Bộ Y tế nhìn nhận là do chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe chưa đạt yêu cầu; nhân lực thiếu và yếu; đầu tư thấp; chế độ, chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng; chính quyền địa phương chưa nhận thức và quan tâm đầy đủ; cơ chế tài chính còn nhiều bất cập...

Theo Bộ Y tế hiện nay ngân sách nhà nước chưa đảm bảo 30% chi cho y tế dự phòng, ngân sách của các trạm y tế hiện chỉ chi lương nên không có kinh phí hoạt động. Các trạm y tế chưa được hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện đa chức năng. Một trong những bất cập lớn nhất đang đẩy lùi sự phát triển của các trạm y tế được Bộ Y tế chỉ ra đó chính là chính sách bảo hiểm y tế. “Hiện bảo hiểm y tế chi rất thấp cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại trạm y tế, chỉ có 20% khi khám chữa bệnh tại đây và 50% khám chữa bệnh tại huyện”, đại diện Bộ Y tế cho biết.

Vai trò của y tế cơ sở cũng như trạm y tế được Bộ Y tế nhìn nhận là nền tảng, xương sống của hệ thống y tế và là tuyến đầu, “người gác cổng” của hệ thống y tế. Đây là nơi rất phù hợp để gắn với mô hình y học gia đình. Tuy nhiên những kỳ vọng của Bộ Y tế về trạm y tế theo mô hình nguyên lý y học gia đình là liên tục, toàn diện, lồng ghép, phối hợp, dự phòng, gia đình, cộng đồng vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn.

Sau một thời gian thực hiện thí điểm mô hình trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình tại 26 trạm y tế, đến nay các trạm này chỉ mới làm công tác dự phòng như: chăm sức sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số..., chưa lập được hồ sơ sức khỏe như mô hình y học gia đình. Các trạm y tế này vẫn chưa thực hiện hết các danh mục kỹ thuật, danh mục thuốc cho phép, có nơi chỉ mới thực hiện chưa tới 20% danh mục kỹ thuật cho phép. Cơ sở hạ tầng quá cũ kỹ, công năng chưa phù hợp; còn trang thiết bị thì vừa thiếu vừa cũ; đặc biệt chỉ mới có 10/26 trạm y tế sử dụng công nghệ thông tin để quản lý hồ sơ bệnh án

Trước tình hình trên, Bộ Y tế cho biết bắt đầu từ năm 2019, Bộ sẽ triển khai lắp đặt hệ thống y tế từ xa tại 26 trạm y tế xã, phường, điểm trong cả nước, nhằm kết nối các trạm y tế với các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, bệnh viện tuyến tỉnh, sở y tế, các bệnh viện tuyến Trung ương và Bộ Y tế.

Cùng với việc kết nối y tế từ xa, trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo các địa phương cần làm ngay việc lập và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân của người dân. Đẩy mạnh việc theo dõi, điều trị các bệnh không lây nhiễm, mạn tính đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng.

Về tiến độ, bà Tiến cho biết trong năm 2018, các địa phương phải hoàn thành mô hình 26 trạm y tế xã điểm, tiến tới triển khai rộng khắp tại các trạm y tế xã, phường còn lại mà không cần chờ kết quả các trạm y tế làm điểm. “Mỗi tỉnh phải chọn 1 đến 2 huyện và một số trạm y tế xã để chỉ đạo điểm, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm trong triển khai rộng rãi. Đến năm 2023 các địa phương phải hoàn thành việc đồng bộ hóa, phát triển hệ thống trạm y tế xã, phường”, Bộ trưởng Tiến yêu cầu. (1052)

 

  1. Hà Nội biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế năm 2018

8 chiến sĩ thi đua cấp thành phố, 8 cá nhân tiêu biểu “Người tốt, việc tốt” cấp thành phố và 15 cá nhân đại diện cho 438 cá nhân tiêu biểu trong tổng số gần 4.559 cá nhân đạt danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cấp cơ sở vừa được Sở Y tế Hà Nội biểu dương, khen thưởng tại hội nghị biểu dương “Người tốt, việc tốt” ngành Y tế Hà Nội năm 2018.

Ngoài ra, trong năm 2018, ngành Y tế Hà Nội còn có một cá nhân được tặng thưởng danh hiệu “Công dân thủ đô ưu tú” là PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Những gương sáng tiêu biểu thể hiện những việc làm tốt, tâm huyết của người thầy thuốc đối với bệnh nhân qua những việc làm bình dị, nhỏ bé phát sinh trong đời sống hàng ngày, trong công tác khám chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh và công tác từ thiện, nhân đạo.

Tiêu biểu như tập thể khoa sơ sinh, Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã nuôi dưỡng 2 trẻ sơ sinh bị mẹ bỏ rơi sau khi sinh; bác sĩ Trưởng Trạm Y tế xã Phú Nam An, Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ cứu kịp thời học sinh trên đường đi học về bị đuối nước do ngã xuống sông; gương các cán bộ y tế sẵn sàng hiến máu cho bệnh nhân cấp cứu đang cần truyền máu; gương giúp đỡ bệnh nhân gặp hoàn cảnh khó khăn tiền đóng tiền viện phí; tham gia ủng hộ kinh phí và chế biến suất ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại đơn vị; nhặt được của rơi trả lại người bị mất...  Theo TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, với hàng ngàn việc làm tốt dù rất nhỏ của mỗi cán bộ ngành Y tế Hà Nội đã góp phần viết tiếp truyền thống xây dựng và phát triển ngành Y tế thủ đô vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội cần tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” của ngành với các phong trào thi đua của thành phố, Bộ Y tế phát động. Triển khai mạnh mẽ và sâu rộng Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tiếp tục “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”...

Nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh, chú trọng công tác y tế dự phòng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và thực hiện tốt các chương trình y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. (495)

 

  1. Sóc Sơn: Nâng cao mô hình kiểm soát bệnh không lây nhiễm

Việc triển khai mô hình kiểm soát bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở, ở đây là trung tâm y tế (TTYT) huyện Sóc Sơn không chỉ góp phần mang lợi ích cho người dân mà giúp tiết kiệm chi phí cho quỹ bảo hiểm.

Từ tháng 7/2014, TTYT huyện Sóc Sơn đã phối hợp với BHXH huyện triển khai việc quản lý, KCB cấp thuốc điều trị bệnh lý tăng huyết áp tại hai trạm y tế xã Mai Đình và Bắc Sơn.

Sau một năm thực hiện có hiệu quả, đến năm 2015 tổ chức triển khai khám sàng lọc tại các thôn của toàn bộ các xã trong huyện, sau khám sàng lọc phát hiện các trường hợp có bệnh tiếp tục khám bước 2 tại Trạm Y tế có sự hỗ trợ chuyên môn của Bệnh viện tuyến trên để lập hồ sơ quản lý.

Đến nay số bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính được lập bệnh án quản lý là 39.468 người. Trong đó, quản lý 11.124 bệnh nhân tăng huyết áp, quản lý 4.616 bệnh nhân đái tháo đường, đang quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn 222 bệnh nhân, hen phế quản 246 bệnh nhân.

Việc triển khai quản lý, cấp thuốc điều trị ngoại trú cho nhóm bệnh không lây nhiễm ngay tại tuyến cơ sở đã có hiệu quả rõ rệt, người bệnh được điều trị sớm, kiểm soát được chỉ số xét nghiệm, cận lâm sàng, thuận lợi cho người dân, đồng thời giảm chi phí cho quỹ bảo hiểm y tế.

Trung tâm Y tế chỉ đạo sát sao các Phòng khám đa khoa, Trạm y tế trong việc duy trì điều trị cho bệnh nhân đang quản lý điều trị, lắng nghe các ý kiến đóng góp của người bệnh để nâng cao chất lượng điều trị và công tác quản lý.

Tổng số đối tượng đăng ký KCB BHYT tại Trung tâm Y tế Sóc Sơn với số lượng lớn, tăng từ 96.000 thẻ BHYT lên gần 200.000 thẻ BHYT (từ 2010-2018)

Trong giai đoạn tới, Trung tâm y tế tiếp tục chỉ đạo các xã khám sàng lọc tăng huyết áp, đái tháo đường, COPD, hen phế quản,… để bổ sung vào hồ sơ quản lý sức khỏe và điều trị cho bệnh nhân.

Cùng với đó, TTYT huyện sẽ đẩy mạnh mô hình chăm sóc tại nhà cho người bệnh nằm trong diện quản lý, tư vấn dinh dưỡng, tư vấn sức khỏe qua điện thoại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Đồng thời, cơ sở này sẽ hướng tới 100% trạm y tế xã và phòng khám đa khoa đã thực hiện liên thông kết nối dữ liệu chi phí KCB BHYT với Hệ thống thông tin Giám định BHYT hằng ngày theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, quy định Bộ Y tế và BHXH Việt Nam. (497)

 

  1. Hỗ trợ mổ và can thiệp tim cho 12 bệnh nhi mắc tim bẩm sinh

Ngày 10-10, Bệnh viện Tim Hà Nội và tổ chức phi lợi nhuận MD1WORLD đã ký kết "Hợp tác trao đổi y tế 5 năm- Tiếng vọng trái tim".

Vinamilk và Quỹ đạo Phật ngày nay đã quyết định đồng hành cùng chương trình thông qua việc hỗ trợ kinh phí. Cụ thể, Vinamilk sẽ hỗ trợ 7 ca mổ tim trong năm 2018, tương đương 700 triệu đồng và Quỹ đạo Phật ngày nay hỗ trợ gần 500 triệu đồng cho các chi phí y tế, thuốc men liên quan.

Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch và số bệnh nhân tim bạch tích lũy ngày một nhiều. Tại Việt Nam, bệnh tim là bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất, nhưng gây ra 30% số ca tử vong trên toàn quốc.

Bệnh tim mạch đã và đang trở thành một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao hàng đầu trong các loại bệnh. Trong khi đó, chi phí chăm sóc, điều trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng đáng kể với gia đình bệnh nhân và xã hội, lên tới hàng trăm tỷ USD mỗi năm.

Vì vậy, tổ chức MD1WORLD- tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ năm 2012 tại Hoa Kỳ với mục tiêu kết nối các tổ chức y tế về tim nhi- lần thứ 2 quay lại Việt Nam, phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội thành lập dự án 5 năm với mục tiêu đưa Bệnh viện Tim Hà Nội trở thành trung tâm vùng tại Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh tại bệnh viện này, thông qua chương trình trao đổi y tế giữa bệnh viện và MD1WORLD.

Hoạt động đầu tiên của chương trình là hoạt động hỗ trợ mổ tim và thông tim cho 12 trường hợp trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, diễn ra trong tháng 10-2018.(355)

 

  1. Công ty TNHH Oripharm sản xuất thuốc Unicet kém chất lượng bị thu hồi

Do sản xuất thuốc Unicet kém chất lượng nên Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Oripharm.

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 70 triệu đồng đối với Công ty TNHH Oripharm có địa chỉ tại Plot No 21&22, Bommasandra Industrial Area, Housur road, Banalore 560099, India.

Theo đó, bà Trần Thùy Miên làm đại diện theo giấy ủy quyền của Công ty Bal Pharma (India) Ltd cho Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Đông Phương (Công ty TNHH Oripharm) và giấy ủy quyền ngày 5/10/2018 của Công ty TNHH Oripharm.

Quyết định xử phạt của Cục Quản lý Dược đối với Công ty TNHH Oripharm do sản xuất thuốc không đạt chất lượng

Nguyên nhân quyết định xử phạt là do công ty này đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính sản xuất thuốc Unicet, SDDKVN-18786-15, số lô UUNE 1703, HD: 02/2020 không đạt tiêu chuẩn chất lượng mức độ 2 theo quy định của pháp luật (thuốc không đạt chất lượng trong quá trình lưu thông), quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 39 và Khoản 5 Điều 4 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu, Công ty TNHH Oripharm phải phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thu hồi và hủy toàn bộ lô thuốc kém chất lượng nêu trên theo quy định hiện hành. Sau đó cần báo cáo Cục Quản lý Dược kết quả hủy thuốc sau 10 ngày hoàn tất thủ tục hủy thuốc. Theo đó, công ty này phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trên theo quy định.

Liên quan tới việc thu hồi thuốc Unicet, trước đó, vào tháng 7/2018 Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cũng đã ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ lô thuốc viên nén bao phim Unicet (Cetirizin hydroclorid 10mg), SĐK VN-18786-15, số lô UUNE 1703, HD 02/2020 do Công ty Bal Pharma Ltd. (India) sản xuất, Công ty CP dược phẩm TW Codupha nhập khẩu bị buộc đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ lô thuốc này trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vì lý do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan.

Theo tìm hiểu được biết, thuốc Unicet chuyên điều trị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng như đỏ mắt, ngứa mắt, bệnh mề đay mãn tính...(447)

 

  1. TP HCM: Ngành Y tế kiểm tra, phát hiện hàng loạt sai phạm

Hành nghề không có chứng chỉ hành nghề, quảng cáo sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đặc biệt không đúng quy định, sai phạm tại các phòng khám đa khoa đã bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM kiểm tra, xử phạt các cá nhân, tổ chức hàng trăm triệu đồng.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện Công ty TNHH Phòng khám Đa khoa Bắc Sài Gòn có các hành vi vi phạm: Lập sổ khám bệnh, chữa bệnh, lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật. Không bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất trong quá trình hoạt động. Sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề.

Trong đợt kiểm tra này, các dấu hiệu vi phạm vẫn tái diễn như: Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định. Các đối tượng vi phạm phải thực hiện biện pháp khắc phục buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo.

Đặc biệt, một tổ chức kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã bị phát hiện, xử lý kịp thời và yêu cầu đối tượng vi phạm tiêu hủy hàng hoá không rõ nguồn gốc. Trước đó, Thanh tra Sở Y tế TP cũng phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm các hành vi tương tự trên địa bàn, thu về cho ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu đồng từ các tổ chức, cá nhân sai phạm. (281)

 

  1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận thành công kỹ thuật thăm dò điện sinh lý tim điều trị rối loạn nhịp tim

Sáng 10-10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã được các chuyên gia đầu ngành của Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai chuyển giao thành công kỹ thuật thăm dò điện sinh lý tim điều trị rối loạn nhịp tim cho một bệnh nhân có những cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.

Kíp bác sĩ Can thiệp tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận thành công kỹ thuật thăm dò điện sinh lý tim điều trị điều trị rối loạn nhịp tim cho bệnh nhân Nguyễn Thị Toan.

Bệnh nhân là bà Nguyễn Thị Toan (51 tuổi, trú tại TP Thanh Hóa) có tiền sử bệnh tim mạch, đã điều trị nhiều lần vào viện với các triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, chóng mặt, cảm giác đau thắt ở ngực, khó thở, nhịp đập có lúc lên 200 nhịp/phút… Sau thăm khám lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất và được quyết định can thiệp bằng phương pháp thăm dò điện sinh lý tim điều trị rối loạn nhịp bằng sóng cao tần để triệt đốt ổ gây rối loạn nhịp. Dưới sự chuyển giao kỹ thuật của các chuyên gia đầu ngành của Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, sau 45 phút, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, bình thường.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, rối loạn nhịp tim là một vấn đề khá thường gặp và rất phức tạp trong các bệnh lý tim mạch. Việc điều trị rối loạn nhịp tim bằng phương pháp triệt đốt các đường dẫn truyền gây nhịp tim nhanh trên thất bằng sóng cao tần có nhiều ưu điểm vượt trội. Đặc biệt, thăm dò điện sinh lý tim điều trị rối loạn nhịp tim là một phương pháp điều trị mang tính triệt để, an toàn và có lợi về tính chi phí, hiệu quả so với điều trị nội khoa kinh điển và các phương pháp khác. Phương pháp này cho phép loại bỏ hoàn toàn một số rối loạn nhịp tim với tỷ lệ thành công cao, tỷ lệ tái phát thấp. Hơn nữa, đối với một số rối loạn nhịp tim thì hiện nay phương pháp triệt đốt là phương pháp được lựa chọn hàng đầu. Kỹ thuật thăm dò điện sinh lý tim là một kỹ thuật khó trong lĩnh vực tim mạch, việc tiếp nhận thành công kỹ thuật này đã khẳng định chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nâng tầm dịch vụ kỹ thuật, mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển của chuyên ngành tim mạch tại Thanh Hóa, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người bệnh mắc các rối loạn nhịp tim. (478)

 

  1. 98,5% bệnh nhân và người nhà hài lòng với chất lượng phục vụ theo tuyến

Trong những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa huyện Hậu Lộc đã khắc phục nhiều khó khăn, vươn lên trở thành một trong những bệnh viện tuyến huyện triển khai hiệu quả nhiều kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngày càng cao của nhân dân.

Bệnh viện đã tích cực huy động nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, triển khai nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị; tạo điều kiện cho các bác sĩ trẻ đi đào tạo chuyên khoa sâu tại các trường đại học y dược, đào tạo theo phương pháp cầm tay chỉ việc ở các bệnh viện lớn tuyến Trung ương... vì thế đã thực hiện được nhiều kỹ thuật đang áp dụng ở tuyến trên, như: Phẫu thuật nội soi hệ tiết niệu, tán sỏi tiết niệu bằng laser, phẫu thuật thay khớp háng, xét nghiệm đông máu, siêu âm tim...

Trong 9 tháng năm 2018, bệnh viện điều trị nội trú cho hơn 9.000 lượt bệnh nhân, vượt chỉ tiêu được giao và tăng hơn 700 lượt so với cùng kỳ năm 2017. Kết quả khảo sát, đánh giá cho thấy, có tới 98,5% bệnh nhân và người nhà hài lòng với chất lượng phục vụ theo tuyến. (225)

 

  1. Khám mắt cho gần 100 người có công với cách mạng, người già neo đơn

Hưởng ứng ngày Thị giác thế giới năm 2018 (13/10), Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tổ chức khám, tư vấn các bệnh về mắt cho các cụ đang sống tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và bảo trợ xã hội tỉnh. Gần 100 cụ là người có công với cách mạng, người già neo đơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được các bác sỹ Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh khám, phát hiện các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể, mộng thịt, glocom, quặm, viêm kết mạc…

Các cụ còn được tư vấn kiến thức liên quan đến việc phòng chống các bệnh liên quan đến mắt, cách điều trị và cấp thuốc miễn phí các bệnh về mắt. Đối với một số trường hợp bị bệnh nặng, các bác sỹ tư vấn cho các cụ lựa chọn các biện pháp điều trị hoặc phẫu thuật. (152)

 

  1. Khởi công xây dựng bệnh viện đa khoa Xuyên Á - Tây Ninh

Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á – Tây Ninh được đầu tư hiện đại với trang thiết bị máy móc tối tân và đội ngũ nhân sự chất lượng.

Ngày 10/10, Công ty cổ phần đầu tư Bệnh Viện Xuyên Á tổ chức lễ khởi công Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á – Tây Ninh. Trong buổi lễ khởi công cơ sở thứ tư trong hệ thống, Bệnh viện Xuyên Á vinh dự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo từ Trung ương, lãnh đạo Bộ Y Tế, lãnh đạo Sở Y Tế tỉnh Tây Ninh, lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh, lãnh đạo UBND huyện Gò Dầu và tất cả quý đồng nghiệp, bạn bè thân hữu gần xa.

Ngay khi vào hoạt động vào năm 2020, Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á – Tây Ninh sẽ có đầy đủ các chuyên khoa điều trị, bao gồm cả các khoa chuyên sâu như can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim hở, mạch máu, thần kinh – sọ não, cột sống, ung thư...

Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á – Tây Ninh theo quy hoạch sẽ có tổng diện tích xây dựng 41.000m2, với quy mô hơn 1.000 giường bệnh. Khi đưa vào hoạt động, Bệnh viện có thể đáp ứng 2.000 – 3.000 lượt khám ngoại trú và 1.000 bệnh nội trú điều trị mỗi ngày. Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á – Tây Ninh sẽ có 25 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 18 phòng mổ đạt chuẩn quốc tế. Tập trung chuyên sâu vào kỹ thuật can thiệp học và hệ thống chần đoán cận lâm sàng, Bệnh viện Đa Khoa Xuyên Á – Tây Ninh sẽ được trang bị hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) đa lát cắt, máy chụp cộng hưởng từ (MRI), hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và hàng loạt các hệ thống chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm tiên tiến bậc nhất.

Với tôn chỉ “chăm chút từ những việc nhỏ nhất”, Bệnh Viện Xuyên Á là địa chỉ chăm sóc sức khoẻ tin cậy cho mọi người. Chúng tôi đã và đang quyết tâm xây dựng một môi trường y tế thân thiện, tận tâm và lấy khách hàng làm trung tâm. Hiểu rõ sứ mệnh ấy, Bệnh Viện Xuyên Á cam kết rằng sẽ đem lại sự hài lòng cho người dân.

Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á – Tây Ninh được đầu tư hiện đại với trang thiết bị máy móc tối tân và đội ngũ nhân sự chất lượng. Cùng với một bước đột phá về giá thu thấp, chắc chắn sự ra đời của Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á – Tây Ninh sẽ tạo điều kiện cho người dân thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế kỹ thuật cao và các phương pháp điều trị tiên tiến.

Được biết, Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á – Tây Ninh là bệnh viện thứ 4 trong hệ thống bệnh viện của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Bệnh Viện Xuyên Á. Đây là Bệnh viện hiện đại, được thiết kế hài hòa giữa thẩm mỹ và công năng. Bệnh viện được đầu tư với tổng số vốn 1.250 tỷ đồng, sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2020 (544)

 

  1. Bệnh nhân tố chiêu trò làm giá tại Phòng khám Đa khoa Thiên Hòa

Phòng khám Đa khoa Thiên Hòa (số 73 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) vừa bị xử phạt vì không niêm yết công khai giá dịch vụ. Chiều 10/9 trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Dương Trung, Phó chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định xử phạt 3 triệu đồng đối với Phòng khám Đa khoa Thiên Hòa không niêm yết công khai giá dịch vụ.

Trước đó, bệnh nhân V.T.T., (sinh năm 1994, quê huyện Ý Yên, Nam Định) đã có đơn khiếu nại về những bất thường trong quy trình khám chữa bệnh của Phòng khám Đa Khoa Thiên Hòa. Cụ thể, chiều 16/9, anh T. đến phòng khám này để khám nam khoa và được chẩn đoán bị yếu sinh lý. Anh được bác sĩ tại đây yêu cầu làm xét nghiệm máu và nước tiểu, làm tinh dịch đồ với số tiền phải nộp 3,7 triệu đồng. Sau đó, anh T. được đưa lên phòng làm thủ thuật. Trong lúc làm thủ thuật, nữ nhân viên y tế (không phải bác sĩ khám) cho biết anh bị nấm dương vật.

Liên quan tới vụ việc 2 nhà báo của báo Phụ nữ Việt Nam và Phụ nữ TP HCM tố bị ông Nguyễn Huy Khánh, chủ Phòng khám Đa Khoa Thiên Hòa hành hung khi đang tìm hiểu thông tin về bệnh nhân V.T.T., Công an phường Trung Hòa (Cầu Giấy - Hà Nội) đã vào cuộc, lập hồ sơ ban đầu và chuyển lên Công an quận Cầu Giấy để điều tra. Tuy nhiên tới nay vẫn chưa có kết quả. Cũng liên quan đến vụ việc này, Hội Nhà báo Việt Nam đã có công văn gửi Công an quận Cầu Giấy và các đơn vị chức năng đề nghị điều tra làm rõ việc.

“Người này nói, nếu không đốt nấm thì sau này quan hệ sẽ bị viêm nhiễm. Tôi sợ hãi và đồng ý đốt nấm với giá 2,8 triệu đồng. Chưa kịp đốt nấm, nhân viên lại nói bao quy đầu của tôi bị hẹp cần phải cắt. Nếu không cắt, khi dương vật cương lên sẽ bị phù nề và hoại tử. Tôi có nói, cách đây 1 năm đã đi khám ở BV Việt Đức và bác sĩ đã nói bao quy đầu không bị sao. Tuy nhiên, nhân viên phòng khám vẫn khẳng định bao quy đầu của tôi bị hẹp một chút, còn bác sĩ khám không nói gì. Tôi cũng sợ hãi quá và đồng ý cắt bao quy đầu với giá là 4,8 triệu đồng, sau đó thì đốt nấm”, anh T. cho hay.

Liên tiếp 2 ngày sau, 17-18/9, anh T. được bác sĩ kê đơn truyền dịch và chiếu tia hồng ngoại với số tiền 1,8 triệu đồng/ngày. “Ngày 19/9, tôi thấy vết thương không đỡ mà bị nặng ra và bắt đầu nghi ngờ. Tôi đến phòng khám và yêu cầu chỉ thay băng sát trùng bởi hết tiền. Bác sĩ nói hết tiền thì phòng khám cho nợ để chữa cho khỏi, nếu không vết thương sẽ bị nhiễm trùng. Tôi nhất quyết chỉ thay băng và sát trùng. Sau đó, bác sĩ cho thay băng và truyền dịch. Không đủ tiền, tôi phải nợ lại phòng khám 280 nghìn đồng. Như vậy, tổng số tiền tôi phải thanh toán khi điều trị tại phòng khám là hơn 16,3 triệu đồng”, anh T. nói.

Không còn tin tưởng vào phòng khám tư, ngày 20/9, anh T. đã đến BV Nam học hiếm muộn Hà Nội khám nam khoa. Tại đây, bác sĩ kết luận anh bị nhiễm trùng sau khi can thiệp. Bác sĩ cũng cho biết, anh T. không bị nấm như phòng khám Thiên Hòa chẩn đoán và điều trị. Từ đây, anh T. đặt hàng loạt vấn đề bất thường của Phòng khám Đa khoa Thiên Hòa: “Thứ nhất, người khám cho tôi là bác sĩ nữ, nhưng khi lên bàn làm thủ thuật thì nhân viên khác lại nói bệnh. Họ chưa khám sao biết bệnh của tôi mà yêu cầu? Thứ hai, tại sao phòng khám không làm rõ những bệnh mà đợi tôi lên bàn thủ thuật mới thông báo? Thứ ba, tại sao tôi không bị nấm, không hẹp bao quy đầu nhưng phòng khám lại khẳng định là hẹp bao quy đầu?”.

Liên quan đến nội dung khiếu nại trên, chiều 27/9 Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã làm việc với bệnh nhân và đại điện phòng khám. Trong biên bản làm việc, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu phòng khám trả lại một số khoản đã thu của bệnh nhân nhưng chưa có trong bảng giá dịch vụ. Theo đó, phòng khám phải trả lại hơn 6,3 triệu đồng gồm phí đốt (4 triệu đồng), đo độ nhạy cảm của dương vật (1 triệu đồng); hormone nội tiết tố 6 mục (hơn 1,3 triệu đồng).

Trước câu hỏi về quy trình khám chữa bệnh của Phòng khám Đa khoa Thiên Hòa có gì bất thường hay không, ông Nguyễn Dương Trung, Phó chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết: “Chúng tôi đã gửi hồ sơ vụ việc sang BV Việt Đức để xin ý kiến chuyên môn, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có phản hồi”.

Ngoài ra, PV cũng đặt câu hỏi, 2 kỹ thuật không được Phòng khám Đa khoa Thiên Hòa niêm yết giá (đốt nấm và đo độ nhạy cảm dương vật), có nằm trong danh mục dịch vụ kỹ thuật được Bộ Y tế ban hành, cho phép phòng khám tư thực hiện? Trả lời câu hỏi này, ông Trung cho hay, đây là vấn đề thuộc chuyên môn sâu nên phải hỏi lại chuyên gia và trả lời sau!

Liên quan tới phòng khám có yếu tố nước ngoài, ông Trung cho biết, hiện trong danh sách nhân viên của Phòng khám Đa khoa Thiên Hòa có một bác sĩ chuyên khoa tiết niệu là người Trung Quốc. (1027)

 

  1. Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư: Cơ hội nối dài sự sống cho người bệnh

Trong lĩnh vực điều trị ung thư, liệu pháp miễn dịch là thành tựu nổi bật nhất trong vài năm qua. Bệnh viện K hiện đang triển khai chương trình hỗ trợ thuốc miễn dịch Pembrolizumab cho bệnh nhân ung thư.

Khái niệm điều trị miễn dịch là dùng thuốc kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể để tấn công ung thư. Theo BS Phạm Tuấn Anh, Phó trưởng Khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K, liệu pháp này được dùng cho giai đoạn di căn và mức độ biểu hiện của thể PD-L1 trên khối u càng cao thì khả năng đạt đáp ứng với liệu pháp miễn dịch càng cao. Liệu pháp này có thể được tiến hành kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống khác như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích để tăng cường hơn nữa hiệu quả diệt tế bào ung thư. Ở Bệnh viện K, thuốc được xem có hiệu quả ưu việt đối với bệnh nhân ung thư phổi và đang được mở rộng nghiên cứu với các loại bệnh khác.

Đến nay, các thuốc ức chế chốt kiểm miễn dịch Nivolumab, Ipilimumab, Pembrolizumab, Atezolimumab, Durvalumab đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt trong điều trị một số bệnh ung thư như ung thư hắc tố, ung thư phổi, ung thư biểu mô đường niệu, ung thư dạ dày, u lympho, ung thư gan. Mỗi thuốc có chỉ định không hoàn toàn giống nhau về loại ung thư và giai đoạn bệnh có thể điều trị.

Ở nước ta, Pembrolizumab là thuốc miễn dịch mới được cấp phép sử dụng trong thực hành lâm sàng điều trị ung thư từ cuối năm 2017 và đang được sử dụng ở một số bệnh viện. Tuy nhiên, chi phí cho một chu kỳ điều trị lớn, khoảng 60 -120 triệu đồng và chưa được Bảo hiểm Y tế chi trả. Các thuốc Atezolizumab, Durvalumab, Tremelimumab đã được cấp phép trong nghiên cứu lâm sàng.

Một số bệnh viện lớn ở Việt Nam phối hợp với các công ty dược phẩm và trung tâm nghiên cứu lớn trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu các thuốc điều trị miễn dịch trên giai đoạn thử lâm sàng

Liên quan đến vấn đề điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch, theo BS Nguyễn Bá Tĩnh, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện K, hiện cơ sở đang triển khai chương trình hỗ trợ thuốc Pembrolizumab cho bệnh nhân ung thư.

Theo đó, khi bệnh nhân được chỉ định sử dụng hai lọ Pembrolizumab (hàm lượng 100mg) cho một đợt điều trị, sau khi mua và hoàn thành hai đợt điều trị liên tục (bốn lọ), bệnh nhân sẽ được nhận một đợt thuốc (hai lọ) miễn phí. Các chu kỳ tiếp theo được lặp lại như trên. Số đợt điều trị tối đa có thể áp dụng cho mỗi bệnh nhân là 35 đợt, bao gồm cả đợt/liệu trình miễn phí.

Còn với bệnh nhân được chỉ định một lọ Pembrolizumab (hàm lượng 100 mg) cho một đợt điều trị, sau khi mua và hoàn thành bốn đợt điều trị liên tục (bốn lọ), bệnh nhân sẽ được nhận hai đợt thuốc (hai lọ) miễn phí. Các chu kỳ tiếp theo được lặp lại như trên. Số đợt điều trị tối đa có thể áp dụng cho mỗi bệnh nhân là 35 đợt, bao gồm cả đợt/liệu trình miễn phí.

Tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, gánh nặng ung thư ngày càng trở nên nghiêm trọng, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Theo ghi nhận ung thư năm 2018, mỗi năm ở nước ta có khoảng 164.671 ca mới mắc, tỷ lệ mới mắc/100.000 dân là 151,4; đứng thứ 130/186 quốc gia có báo cáo số liệu ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém.

Ý tưởng triển khai liệu pháp miễn dịch đã được GS.BS Tạ Thành Văn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gen-Protein, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y, Hà Nội triển khai từ năm 2013. Sau đó, qua một thời gian khá dài hoàn thiện các thủ tục pháp lý, cơ sở vật chất, cuối năm 2017, Bộ Y tế mới chính thức đồng ý thử nghiệm lâm sàng trên người Việt Nam tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện K.

BS Thành Văn cho biết thêm, chỉ trừ ung thư máu, liệu pháp trên có thể được dùng điều trị cho những bệnh nhân bị ung thư mô đặc, gồm các bệnh như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng...

Các thuốc ức chế chốt kiểm đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới từ việc cố gắng mở rộng chỉ định điều trị đối với nhiều loại ung thư khác nhau, nhiều giai đoạn bệnh khác nhau từ giai đoạn khu trú tại chỗ đến giai đoạn di căn, từ sử dụng đơn độc đến kết hợp nhiều thuốc miễn dịch với nhau, hoặc kết hợp giữa điều trị miễn dịch với các phương pháp truyền thống như kết hợp với hóa trị, xạ trị. Tuy nhiên cần thêm thời gian để các nghiên cứu lâm sàng kết thúc và kết quả của các nghiên cứu được công bố.

Cũng theo GS Thành Văn, tại cơ sở chuyển giao công nghệ cho Việt Nam ở Nhật Bản, với hơn 10.000 lượt điều trị bằng phương pháp này cho thấy tỷ lệ đáp ứng và cải thiện là 55-60%, tức bệnh nhân ăn được, ngủ được, đi lại được, và không đau. Tỷ lệ khối u nhỏ đi hoặc biến mất là 3%. Hiện vẫn còn khoảng 40% đáp ứng chưa như mong muốn.

"Theo các đánh giá, đây là giải pháp mang tính chất đột phá của ngành ung thư và miễn dịch. Đánh giá chủ quan lẫn khách quan cho thấy đây là phương pháp điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư thông qua việc làm tăng cường “nội lực” của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân ở những giai đoạn sớm, chúng tôi vẫn khuyến cáo theo các phương pháp truyền thống, sau đó kết hợp với miễn dịch trị liệu, kết quả sẽ tăng lên rất nhiều", GS Thành Văn cho hay. (1101)

 

  1. Thuê người không có bằng cấp chuyên môn mở nhà thuốc kinh doanh ở Quảng Nam

Lực lượng chức năng phát hiện cơ sở kinh doanh ở Quảng Nam thuê người đứng tên quản lý nhà thuốc không hề có bằng cấp chuyên môn. Ngày 10/10, Đội kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Nam đã kiểm tra cơ sở kinh doanh dược liệu Hưng Phát (63 Nguyễn Gia Thiều, phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ) do ông Trần Quốc Công (SN 1976) làm chủ.

Ông Công thuê Nguyễn Cảnh Thu (SN 1990, trú TP Vinh, Nghệ An) quản lý cơ sở kinh doanh dược liệu. Nhưng khi lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ, Thu không xuất trình được bằng cấp chuyên môn theo quy định về đứng tên cho nhà thuốc Hưng Phát.

Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dược liệu này không đảm bảo các điều kiện kinh doanh, hóa đơn đầu vào không đầy đủ, không có hóa đơn giá trị gia tăng xuất cho khách hàng theo quy định. Bên cạnh đó, một số hàng hóa trong cơ sở này không có nhãn, không được niêm yết giá…

Cơ sở kinh doanh dược liệu Hưng Phát từng bị Sở Y tế Quảng Nam yêu cầu ngừng kinh doanh và bị xử phạt hành chính với số tiền 7,5 triệu đồng về hành vi không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuốc.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra. (232)

 

  1. Đà Nẵng: Kêu gọi cứu giúp em học sinh tiểu học bị ung thư máu

Ngày 10/10, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã có công văn kêu gọi sự chung tay giúp đỡ để cứu chữa cho học sinh Nguyễn Ngọc Ánh Nhi (lớp 2/4 trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Liên Chiểu) cùng em trai đang bị bệnh hiểm nghèo!

Ngày 10/10, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã có Công văn số 3142/SGDĐT-CTrTT kêu gọi sự chia sẻ, giúp đỡ cháu Nguyễn Ngọc Ánh Nhi (8 tuổi, trú tổ 68, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu), học lớp 2/4 trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Liên Chiểu), đang mắc phải căn bệnh ung thư máu (bạch cầu cấp dòng tủy), hiện điều trị tại phòng cách ly 1009, khoa Nhi tổng hợp, tầng 10, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.

Cha của hai cháu, anh Nguyễn Quốc Hải (37 tuổi) cho biết, lúc mới sinh, cháu Nhi khỏe mạnh. Đến 9 tháng tuổi, cháu mắc 3 bệnh cùng lúc: nhiễm trùng máu, viêm não và xuất huyết dạ dày. Khi đó, vợ chồng anh tưởng đã mất con, nhưng rồi cháu được các bác sĩ cứu sống.

Khi cháu Nhi 6 – 7 tuổi, cơ thể cháu cứ gầy gò, xanh xao dần. Rồi cháu bị tai nạn giao thông, khắp chân tay bầm tím. Đưa con đi xét nghiệm máu và xét nghiệm tủy, vợ chồng anh Nguyễn Quốc Khải thực sự suy sụp khi biết con gái bé bỏng của mình bị bạch cầu cấp dòng tủy, tức bệnh ung thư máu, phải đưa vào điều trị hóa chất tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.

Trực tiếp theo dõi và điều trị cho cháu Nhi, bác sĩ Trần Văn A, khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cho hay, bệnh ung thư máu dòng tủy mà cháu Nhi mắc phải là thể nặng, chỉ phương pháp ghép tủy mới có thể mang lại nhiều cơ hội sống, nhưng chi phí lên tới vài trăm triệu đồng. Con số này vượt quá khả năng của gia đình anh Khải.

Hiện nay, cháu Nhi được điều trị bằng truyền hóa chất đợt đầu tiên và phải thực hiện ít nhất 4 đợt, mỗi đợt kéo dài cả tháng. Mỗi đợt truyền thuốc, truyền máu, kháng sinh… như thế, chi phí khoảng 20-30 triệu đồng. Phía bảo hiểm y tế chi trả 80%; với các chi phí còn lại cho mỗi lần truyền hóa chất và mua thuốc đặc trị ngoài danh mục bảo hiểm, gia đình anh Khải phải tự lo.

Anh Khải phải tạm gác công việc của một nhân viên bảo vệ - cứu nạn bãi biển Đà Nẵng để túc trực ở bệnh viện, lo cho con gái. Trong khi đó, vợ là chị Võ Thị Ngọc Ánh, làm công nhân may nhưng cũng đã xin nghỉ việc 2 năm nay để ở nhà chăm sóc con trai là cháu Nguyễn Quốc Hưng (sinh năm 2017) bị viêm phổi bội nhiễm, suy hô hấp không cải thiện, tình trạng bội nhiễm ngày càng nặng, phải nằm một chỗ, thường xuyên nhập viện thở oxy.

Công văn số 3142/SGDĐT-CTrTT ngày 10/10 của Giám đốc Sở GD-ĐT Đà nẵng kêu gọi sự chung tay giúp đỡ để cứu chữa hai chị em học sinh Ánh Nhi đang bị bệnh hiểm nghèo!

Anh Hải cho biết, vợ chồng anh chỉ có căn nhà cấp 4 diện tích 50m2 đã xuống cấp, lại trong diện giải tỏa nên không thể sửa hay chuyển nhượng để có tiền điều trị bệnh cho các con. Với cả hai con đều đang lâm bệnh nặng, thật sự vợ chồng anh đang rất bế tắc, không biết phải xoay xở thế nào để có thể cứu chữa cho các con.

Trước tình cảnh đó, phát huy tinh thần tương thân tương ái, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh kêu gọi các đơn vị, trường học tổ chức vận động, quyên góp trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên để chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ gia đình anh Nguyễn Quốc Khải có kinh phí chữa bệnh hiểm nghèo cho hai con.

Ông cũng mong muốn các đơn vị, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm ngoài ngành giáo dục cùng chung tay cứu giúp cho hai chị em học sinh Ánh Nhi. Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ địa chỉ: Cháu Nguyễn Ngọc Ánh Nhi, Phòng 1009, khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.

Địa chỉ nhà: 119 Trần Đình Tri (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu). Mẹ: Võ Thị Ngọc Ánh (Số điện thoại: 0935.027058); Cha: Nguyễn Quốc Hải (Số điện thoại: 0905.084988). (804)

 

 

II.THÔNG TIN Y TẾ QUỐC TẾ

 

  1. Trung Quốc và mục tiêu tăng 15% bệnh nhân ung thư được kéo dài thời gian sống thêm 5 năm

Gia tăng nhanh cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm qua, ung thư đã trở thành nguyên nhân gây tử vong cao hàng đầu ở Trung Quốc khi mỗi năm có tới gần 4,3 triệu ca bệnh mới và hơn 2,8 triệu người tử vong.

ảnh 1Tỷ lệ nam giới hút thuốc lên tới 50% là một nguyên nhân quan trọng gây ra căn bệnh ung thư phổi cao tại Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc ngày 10-10 cho biết đã đưa 17 loại thuốc điều trị ung thư vào danh mục các loại thuốc mà bảo hiểm y tế quốc gia sẽ chi trả cho hàng chục triệu bệnh nhân ung thư của nước này. Đây được xem là kết quả tích cực cuộc đàm phán không dễ dàng của Cơ quan Bảo hiểm Y tế Quốc gia Trung Quốc với các hãng dược phẩm trong và ngoài nước để giảm giá thuốc và đưa thêm nhiều loại thuốc chữa ung thư vào danh mục bảo hiểm chi trả nhằm góp phần giảm gánh nặng chi phí cho các bệnh nhân ung thư đang gia tăng ở mức báo động tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Cuộc đàm phán giữa Cơ quan Quản lý bảo hiểm y tế quốc gia Trung Quốc (SMINA) với 10 công ty dược phẩm nội địa và nước ngoài lớn nhất tại nước này cũng nhằm thực hiện chiến lược của Chính phủ Trung Quốc đưa giá thuốc ung thư trở nên hợp lý đối với đa số người dân. Theo kết quả đạt được, 17 loại thuốc chữa ung thư, trong đó có cả azacitidine, sẽ được bảo hiểm chi trả cho người bệnh đến ngày 30-11-2020.

Ung thư hiện nay đã trở thành nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu tại Trung Quốc, quốc gia có gần 1,4 tỷ người. Số dân Trung Quốc chiếm khoảng 20% tổng số dân thế giới, nhưng chiếm 22% số trường hợp mắc ung thư mới và 27% tổng số người chết vì ung thư trên toàn cầu.

Nguyên nhân khiến ung thư gia tăng đáng báo động ở Trung Quốc được cho là tỷ lệ người già tăng nhanh và nhất là hệ lụy của tăng trưởng kinh tế cũng như lối sống của người dân nước này. Trung tâm Ung thư Quốc gia của Trung Quốc cho biết, có 3 nguyên nhân chính gây bệnh ung thư tại nước này, đó là: số người trên 60 tuổi tăng nhanh, ô nhiễm môi trường và thói quen hút thuốc lá.

Không phải ngẫu nhiên mà số người tử vong về ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh nhân ung thư ở Trung Quốc khi gắn liền với ô nhiễm môi trường và thói quen xấu hút thuốc lá. Kể từ năm 2010 tới nay, số người chết do ung thư phổi luôn chiếm nhiều nhất.

Tại một số tỉnh trọng điểm phát triển công nghiệp của Trung Quốc, đặc biệt là những địa phương sản xuất than và thép, tỷ lệ ung thư phổi được cho cao gấp 4 lần mức trung bình cả nước song chính quyền chưa chính thức thừa nhận điều này. Riêng tại Thủ đô Bắc Kinh, nơi phải đối mặt với vấn nạn khói mù nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường, số trường hợp ung thư phổi đã tăng 50% trong thập kỷ qua. Cùng với đó, việc có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá chiếm tới 50% cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới căn bệnh ung thư phổi tại Trung Quốc.

Ung thư gan cũng là một “sát thủ” nguy hiểm tại Trung Quốc khi có tới 130 triệu người nhiễm virus viêm gan B, trong đó 30 triệu trường hợp đã phát triển thành mãn tính. Do không được kiểm tra sức khỏe thường xuyên nên những người bị viêm gan B rất dễ tiến triển thành ung thư gan. Ngoài yếu tố bệnh tật, việc thiếu thuốc hay giá thuốc điều trị ung  thư đắt đỏ được xem là nguyên nhân quan trọng góp phần khiến căn bệnh này thêm nguy hiểm tại Trung Quốc. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư ở Trung Quốc sống sót được 5 năm chỉ khoảng 30%, bằng khoảng 1/2 so với Mỹ. Chính vì thế, trước khi đưa thêm 17 loại thuốc điều trị ung thư vào danh mục bảo hiểm y tế, Chính phủ Trung Quốc cũng đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan với tất cả loại thuốc điều trị ung thư nhập khẩu từ ngày 1-5 vừa qua.

Với nhiều biện pháp đồng bộ, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng thêm 15% tỷ lệ bệnh nhân ung thư kéo dài thời gian sống thêm 5 năm vào năm 2030​

Thăm dò ý kiến