HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế phát động tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023 với chủ đề "Làm mẹ an toàn - Sức khoẻ cho mẹ, tương lai cho bé"

Chủ Nhật, ngày 01/10/2023 05:09

Hội thảo các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 05:03

Bộ Y tế công bố quyết định công tác cán bộ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 00:54

Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức ký kết phối hợp hoạt động với Công đoàn Y tế Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 30/09/2023 00:47

Hợp tác y tế là điểm sáng trong mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 29/09/2023 13:08

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm và tặng quà bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện Nhi Trung ương nhân dịp Tết Trung thu

Thứ Sáu, ngày 29/09/2023 09:14

Thủ tướng động viên, chung vui Tết Trung thu với các bệnh nhi tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Thứ Sáu, ngày 29/09/2023 02:32

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc với tỉnh Sóc Trăng về công tác phát triển y dược cổ truyền

Thứ Sáu, ngày 29/09/2023 02:28

Kiểm tra phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Thứ Năm, ngày 28/09/2023 08:56

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri xã Nhân Thắng

Thứ Tư, ngày 27/09/2023 02:41

Lễ ký kết Quy chế phối hợp chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số liên quan đến đăng ký thống kê hộ tịch giữa Bộ Tư pháp với Bộ Y tế, Tổng cục thống kê

Thứ Ba, ngày 26/09/2023 09:33

Xúc động lễ khai giảng của sinh viên Trường ĐH Y dược Hải Phòng

Thứ Ba, ngày 26/09/2023 08:53

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri Gia Bình, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 26/09/2023 07:52

Bộ trưởng Đào Hồng Lan tham dự nhiều sự kiện y tế quan trọng tại Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78

Chủ Nhật, ngày 24/09/2023 07:46

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự Hội nghị cấp cao về chấm dứt AIDS của Liên hợp quốc

Thứ Năm, ngày 21/09/2023 01:22

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam

Thứ Ba, ngày 19/09/2023 01:08

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An kỷ niệm 105 năm hình thành và phát triển

Thứ Hai, ngày 18/09/2023 01:13

Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Giám đốc Phụ trách chuyên môn BV Tai Mũi Họng Trung ương

Thứ Bẩy, ngày 16/09/2023 14:59

Quan tâm chế độ chính sách cho cán bộ truyền thông - giáo dục sức khoẻ

Thứ Bẩy, ngày 16/09/2023 14:21

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi thư thăm hỏi tới Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Hà Nội

Thứ Bẩy, ngày 16/09/2023 01:40

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình “Đầu tư phát triển mạng lưới YTCS vùng khó khăn” sử dụng vốn ADB

23/09/2022 | 11:52 AM

 | 

 

Trong 02 ngày 22 và 23/9/2022, tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Ban quản lý Trung ương Chương trình “Đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn” tổ chức Hội nghị “Triển khai kế hoạch năm 2022 và xây dựng kế hoạch năm 2023” – Hợp phần 2 sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). PGS.TS Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Giám đốc Chương trình chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có đại diện ADB; đại biểu các Vụ - Bộ Y tế: Vụ Bảo hiểm Y tế, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Vụ Kế hoạch - Tài chính; Lãnh đạo, chuyên gia và cán bộ của Ban QLCT Trung ương, Ban Quản lý chương trình (QLCT) của 8 tỉnh, cùng một số đơn vị thụ hưởng chương trình.

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo “Tổng quan tình hình thực hiện Chương trình”, “Kế hoạch triển khai Chương trình trong 3 tháng cuối năm 2022 và phương hướng triển khai kế hoạch năm 2023 đối với Hợp phần II sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại”, “Kế hoạch đào tạo tổng thể và định hướng kế hoạch đào tạo năm 2023” của Ban QLCT Trung ương; Tham luận của Ban QLCT tỉnh Đắk Nông và Gia Lai về “Xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động khám chữa bệnh cộng đồng tại tỉnh, chia sẻ kinh nghiệm”; Tham luận chia sẻ kinh nghiệm của các y bác sĩ/đại biểu khách mời của tỉnh Gia Lai khi thực hiện hoạt động khám chữa bệnh tại cộng đồng; Tham luận, chia sẻ về kinh nghiệm của một trạm y tế xã điểm của Hà Tĩnh đã thực hiện mô hình y học gia đình.

.PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Giám đốc Chương trình phát biểu tại hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS Phan Lê Thu Hằng  cho hay: “Ưu tiên đầu tư cho hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) luôn được coi là một lựa chọn thông minh với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình do những ưu thế vượt trội của các dịch vụ CSSKBĐ về diện bao phủ, tính công bằng cũng như hiệu quả chi phí. Tại Việt Nam, Đảng, Chính phủ cũng coi việc đầu tư phát triển hệ thống y tế cơ sở (YTCS) đặc biệt là ở những vùng khó khăn là một trong những ưu tiên hàng đầu”.

Qua hai năm xảy ra đại dịch COVID-19 chúng ta một lần nữa càng thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của hệ thống YTCS trong việc nâng cao sức chống chọi của hệ thống y tế quốc gia trước tác động của đại dịch COVID-19. Chương trình “Đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn” sử dụng vốn vay ODA và viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng Phát triển châu Á đã ra đời với mong muốn cải thiện tình trạng sức khỏe của người dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm đối tượng thiệt thòi khác tại 16 tỉnh trong cả nước.

Quang cảnh hội nghị

Kể từ ngày 04/02/2020, Hiệp định vay và viện trợ chính thức được tuyên bố có hiệu lực đến nay, trải qua gần 3 năm thực hiện, hầu hết các hoạt động chính của Chương trình như mua sắm trang thiết bị y tế, xây dựng cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực, truyền thông... đều chưa được triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chính là do 88,6 triệu USD vốn vay ODA vẫn chưa đủ điều kiện để Bộ Tài chính rút về và giao cho 16 tỉnh triển khai thực hiện; ngoài ra 12 triệu USD vốn viện trợ giao cho Bộ Y tế thực hiện cũng gặp phải các trở ngại lớn như dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kế hoạch thực hiện năm 2022 được phê duyệt muộn.

“Hội nghị này đánh dấu sự hồi sinh của Chương trình sau một thời gian dài chậm tiến độ. Điều này cho chúng ta niềm tin về triển vọng triển khai đồng loạt các can thiệp của Chương trình trên toàn bộ địa bàn chương trình, nhưng đồng thời cũng cho chúng ta thấy trước những thách thức gặp phải khi chúng ta phải hoàn thành toàn bộ các can thiệp của chương trình với chất lượng cao trong khung thời gian còn lại rất hạn chế. Chính vì vậy, rất mong sự đồng hành tích cực của các đơn vị tham gia chương trình” – PGS.TS Phan Lê Thu Hằng nhấn mạnh.

Qua 2 ngày làm việc tích cực, thảo luận sôi nổi, với đầy đủ ý kiến phát biểu của đại diện nhà tài trợ ADB, Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Ban QLCT Trung ương và địa phương, Hội nghị đã thống nhất một số nội dung như sau:

Đại diện ADB: ông Ngô Quang Vịnh, Chủ nhiệm Chương trìn phát biểu tại hội nghị.

Đại diện tỉnh Phú Yên: Ông Phạm Minh Hữu, Phó Giám đốc Sở Y tế Phú Yên, Phó Giám đốc Ban quản lý chương trình tỉnh Phú Yên phát biểu tại hội nghị

Trước mắt, Chương trình đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc như thời gian còn lại của Chương trình không còn nhiều, thay đổi cơ chế chính sách dẫn đến phải điều chỉnh Chương trình, bổ sung vốn đối ứng, vv… nên rất cần sự phối hợp, đồng lòng từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự hỗ trợ của Nhà tài trợ ADB, các Vụ/Cục của Bộ Y tế và các Sở ngành liên quan tại địa phương.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Ban QLCT Trung ương luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ kỹ thuật cho các Ban QLCT tuyến tỉnh để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Sau Hội nghị, Ban QLCT Trung ương sẽ tổng hợp các vấn đề vướng mắc mà các Ban QLCT tuyến tỉnh đang gặp phải, từ đó phân loại, rà soát để báo cáo, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Y tế, cũng như nhà tài trợ và các cơ quan liên quan tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Thống nhất Kế hoạch thực hiện trong 3 tháng cuối năm 2022 và định hướng các hoạt động dự kiến triển khai trong năm 2023.

“Dự án, với tổng số vốn tương đối lớn, được xem là nguồn đầu tư quan trọng cho mạng lưới y tế cơ sở tại 16 tỉnh dự án, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn rất hạn chế. Điểm đặc biệt của dự án không hề là tính phức tạp về kỹ thuật mà là những thay đổi trong mô thức quản trị. Thứ nhất, đây là dự án áp dụng phương thức phân quyền ở mức độ cao nhất cho các địa phương, theo đó các tỉnh dự án đóng vai trò chủ đầu tư (thay vì đơn thuần là đơn vị hưởng lợi như trước đây) và chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai hầu hết các hoạt động đầu tư lớn. Thứ hai, dự án được thiết kế nằm trong khung tổng thể của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Điều này đồng nghĩa với việc dự án chỉ có thể triển khai khi tổng thể chương trình mục tiêu quốc gia được phê duyệt, bao gồm cả nguồn vốn thực hiện. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng dự án không thể triển khai trong gần 3 năm qua, bất chấp những nỗ lực của Ban QLCT Trung ương và Bộ Y tế” – PGS.TS Phan Lê Thu Hằng./.


Thăm dò ý kiến