HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Dinh dưỡng

Thứ Ba, ngày 18/03/2025 08:49

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin phòng bệnh Sởi do Công ty Cổ phần vắc xin Việt Nam tài trợ

Thứ Hai, ngày 17/03/2025 09:20

Không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận của Đảng

Thứ Hai, ngày 17/03/2025 07:22

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn: Lai Châu tiếp tục quan tâm nâng chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh chuyển đổi số y tế

Thứ Hai, ngày 17/03/2025 01:34

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh sởi

Chủ Nhật, ngày 16/03/2025 01:24

Kỷ niệm 110 năm thành lập Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2

Thứ Bẩy, ngày 15/03/2025 09:25

Tiếp tục mở chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi

Thứ Sáu, ngày 14/03/2025 01:24

Tăng cường hợp tác y tế Việt Nam – Thái Lan

Thứ Năm, ngày 13/03/2025 14:12

Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường

Thứ Năm, ngày 13/03/2025 01:27

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Hiệp hội xúc tiến ngoại giao nhân dân Nhật – Việt

Thứ Năm, ngày 13/03/2025 01:17

Quyết tâm tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số y tế

Thứ Tư, ngày 12/03/2025 03:19

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương

Thứ Ba, ngày 11/03/2025 01:51

Tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ dự án Bệnh viện Chợ Rẫy cơ sở 2

Thứ Hai, ngày 10/03/2025 01:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 08/03/2025 14:45

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Y tế lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020-2025

Thứ Năm, ngày 06/03/2025 13:43

WHO cam kết tiếp tục đồng hành cùng Bộ Y tế trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Thứ Năm, ngày 06/03/2025 08:41

Bộ Y tế tổ chức hội nghị công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ.

Thứ Tư, ngày 05/03/2025 00:37

Họp triển khai thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của Bộ Y tế

Thứ Hai, ngày 03/03/2025 10:31

Phát động cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành Y tế Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 28/02/2025 01:39

Bệnh viện Da liễu Trung ương có thêm 3 Thầy thuốc ưu tú

Thứ Sáu, ngày 28/02/2025 01:26

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi

07/02/2025 | 15:55 PM

 | 

 

Hệ thống Y tế Medlatec ghi nhận 3 trường hợp nhiễm cúm A là 3 chị em trong một gia đình ở Hà Nội với các triệu chứng: sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, ho khan nhiều, đau tức ngực trái, nhiều dịch mũi. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính tăng dần.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc khám cho bệnh nhi. (Ảnh: minh họa)

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc khám cho bệnh nhi. (Ảnh: minh họa)

Ba trẻ trong một gia đình cùng mắc cúm A

Xét nghiệm test nhanh cúm cho kết quả dương tính với cúm A ở cả 3 trẻ. Trong đó, 2 bé gái có tình trạng nặng hơn, được chỉ định nhập viện do biến chứng viêm phổi, với các bilan viêm tăng cao, bao gồm bạch cầu (BC) tăng và CRP cao. Chụp CT phổi có hình ảnh tổn thương viêm phổi.

Riêng bé trai do triệu chứng nhẹ hơn, được kê đơn thuốc điều trị và theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hai bệnh nhi nhập viện được điều trị tích cực theo phác đồ, bao gồm kháng sinh, thuốc hạ sốt, chăm sóc hỗ trợ hô hấp và theo dõi sát tình trạng viêm phổi. Sau 7 ngày điều trị nội trú tình trạng sức khỏe của các bé đã ổn định. Hình ảnh chụp CT phổi sau điều trị không còn tổn thương, chức năng hô hấp cải thiện tốt, sức khỏe gần như hồi phục hoàn toàn.

Virus cúm có thể sống sót trên các bề mặt tiếp xúc đến 48 giờ

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc, chuyên khoa Nhi, Phòng khám đa khoa Medlatec số 2, cúm A là loại cúm mùa phổ biến nhất, chiếm tới 75% các trường hợp nhiễm cúm ở người. Các chủng virus cúm A thường gặp bao gồm: H1N1, H3N2, H5N1, H7N9, trong đó, H5N1 và H7N9 xuất hiện ở gia cầm nhưng có khả năng lây sang người, dẫn đến nguy cơ bùng phát thành đại dịch.

Virus cúm A có thể lây từ gia cầm mắc bệnh sang người khi có tiếp xúc gần, tuy nhiên, phổ biến hơn cả là lây lan từ người sang người qua đường hô hấp. Khi nói chuyện, hắt hơi hoặc ho, virus trong cơ thể sẽ phát tán ra ngoài theo tuyến nước bọt với phạm vi lên tới 2m. Người khỏe mạnh khi tiếp xúc gần, hoặc trò chuyện trực tiếp với người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.

Ngoài ra, virus cúm A còn tồn tại trên các bề mặt như tay nắm cửa, quần áo, điện thoại, bát đũa và các vật dụng hằng ngày. Thói quen dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Virus cúm có thể sống sót trên các bề mặt này đến 48 giờ, tạo điều kiện cho sự lây lan trong cộng đồng.

Người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, sốt kéo dài, đau họng, viêm họng, ho nhiều và kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp tình trạng nôn mửa, hoặc tiêu chảy.

Bác sĩ Ngọc cảnh báo, phần lớn bệnh nhân mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm nguy cơ cao (trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh lý nền) có nguy cơ gặp phải các biến chứng như: viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan, thậm chí là sảy thai.

Nếu mẹ bầu nhiễm cúm ở 3 tháng đầu trong thai kỳ có thể gây ra những dị tật thai nhi như sứt môi, hay bệnh lý van tim. Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể tiến triển nặng với các triệu chứng sốt cao, khó thở, suy đa tạng và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Một trong những điều quan trọng nhất khi đối phó với bệnh dịch do virus cúm là chẩn đoán nhanh chóng và kịp thời. Khi xuất hiện các triệu chứng cấp tính nghi ngờ nhiễm cúm, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định bệnh và can thiệp điều trị phù hợp. Đồng thời, cần theo dõi sát diễn biến lâm sàng nhằm phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng nguy hiểm do cúm gây ra.

Năm điều nhất định phải nhớ để phòng ngừa bệnh cúm A

Theo Bộ Y tế, năm 2024 ghi nhận 289.876 ca cúm mùa, 8 ca tử vong. Số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), nhưng số ca tử vong tăng 5 trường hợp.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nhiều quốc gia Bắc bán cầu đang gia tăng ca bệnh hô hấp cấp do cúm mùa, RSV, hMPV, mycoplasma pneumoniae vào cuối năm.

Hệ thống giám sát của Bộ Y tế ghi nhận cúm mùa bùng phát mạnh tại Nhật Bản. Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản cho biết, từ 2/9/2024-26/1/2025, nước này có khoảng 9,5 triệu ca cúm, riêng tuần cuối năm 2024 hơn 317.000 ca. Tokyo, Hokkaido, Osaka, Fukuoka bị ảnh hưởng nặng nhất. Chủ yếu do cúm A gây ra nhưng nguy cơ bùng phát cúm B vẫn tồn tại.

Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, trẻ nhỏ, người có bệnh nền, cao tuổi, suy giảm miễn dịch cần đặc biệt cẩn trọng trước nguy cơ nhiễm cúm.

Để phòng bệnh hiệu quả, người dân nên tuân thủ 5 biện pháp quan trọng sau đây:

1. Tiêm phòng: Tiêm vaccine cúm hằng năm là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và gia đình. Vaccine giúp cơ thể xây dựng hệ miễn dịch chống lại các chủng virus cúm phổ biến trong năm đó.

2. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, hoặc dung dịch rửa tay có cồn. Tránh chạm vào mặt, đặc biệt là mắt, mũi và miệng.

3. Tránh tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc gần với người đang bị cúm. Nếu bạn bị cúm, hãy ở nhà để tránh lây lan sang người khác.

4. Vệ sinh môi trường sống: Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc nhiều như tay nắm cửa, bàn làm việc, điện thoại. Virus cúm có thể sống trên các bề mặt này trong một thời gian dài, do đó việc vệ sinh kỹ càng là rất cần thiết.

5. Tăng cường sức đề kháng: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và giảm stress để tăng cường hệ miễn dịch. Một cơ thể khỏe mạnh là cách tốt nhất để chống lại bệnh tật.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến