HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Tập đoàn VINGROUP tài trợ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine COVIVAC
Thứ Bẩy, ngày 27/02/2021 04:51Ngày 27/02/2021, tại Bộ Y tế đã diễn ra Lễ tiếp nhận 20 tỷ đồng để nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng ngừa COVID-19 “Made in Vietnam” COVIVAC do Tập đoàn Vingroup tài trợ cho...
Bộ Y tế ký thỏa thuận hợp tác tài trợ đào tạo bác sĩ chuyên khoa I, II thuộc lý Dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn
Thứ Sáu, ngày 26/02/2021 08:42Ngày 26/02/2021, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Lễ ký thỏa thuận hợp tác tài trợ đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, II giữa Ban Quản lý Dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn –...
Vắc xin COVID-19: Bộ Y tế chuẩn bị kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất tại Việt Nam
Thứ Năm, ngày 25/02/2021 02:42Tại cuộc họp về tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 chiều ngày 24/02/2021, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam với hơn...
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế nhân kỷ niệm 66 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2021)
Thứ Tư, ngày 24/02/2021 09:19Ngày 23/02/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế nhân kỷ niệm 66 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2021) ...
Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng tiêm chủng, gỡ ngay ách tắc lưu thông hàng hóa
Thứ Tư, ngày 24/02/2021 06:48Nêu rõ tinh thần là bao phủ vaccine cho người dân Việt Nam nhưng không thể ngay một lúc tiêm vaccine cho tất cả 100 triệu người nên phải có thứ tự ưu tiên, Thủ tướng nhấn mạnh việc thực hiện chiến...
Ban Chỉ đạo quốc gia bàn về tiêm vaccine ngừa COVID-19
Thứ Ba, ngày 23/02/2021 13:31Về cơ bản việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ tiến tới Nhà nước đảm bảo người dân được tiêm miễn phí giống như tiêm chủng các vaccine phòng chống dịch bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng, bên...
Không thể tuyệt đối không có mầm bệnh trong cộng đồng
Thứ Ba, ngày 23/02/2021 13:23Trong bối cảnh dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không được chủ quan lơ là, chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để ứng phó với mọi tình...
Trưởng Ban Tuyên giáo TW: Cán bộ y tế không ngại hiểm nguy đến tuyến đầu chống dịch COVID-19 là hành động đẹp, đầy tính nhân văn
Thứ Ba, ngày 23/02/2021 09:40Nhiều tấm gương là bác sĩ, y tá ,điều dưỡng, nhân viên y tế đã làm việc tận tụy, trách nhiệm, không ngại hiểm nguy, vất vả, xung phong đến tuyến đầu chống dịch COVID-19 là hành động đẹp, đầy tính...
Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc công tác phòng, chống dịch COVID-19
Thứ Sáu, ngày 19/02/2021 08:33Sáng 19/02/2021, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc công tác phòng, chống dịch COVID-19. GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị
Sớm có vaccine bảo vệ người dân
Thứ Sáu, ngày 19/02/2021 03:50Chúng ta đã có những “vũ khí mạnh” trong cuộc chiến chống COVID-19 và giành chiến thắng qua các “trận đánh” mỗi khi dịch quay trở lại. Nhưng, để có chiến thắng toàn cục trước “sát nhân vô hình”...
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Thứ trưởng Bộ Y tế thăm, chúc mừng cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhân kỷ niệm 66 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
Thứ Sáu, ngày 19/02/2021 02:00Chiều ngày 19/02/2021 đồng chí Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế đã đến thăm và chúc mừng cán bộ,...
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: "Bộ Y tế luôn sát cánh và hỗ trợ Hải Dương trong công tác phòng chống dịch"
Thứ Sáu, ngày 19/02/2021 01:32Chiều 18/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã có buổi làm việc trực tuyến với các huyện, thị, thành phố của Hải Dương để lắng nghe...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp giao ban về tình hình Tết, phòng chống COVID-19
Thứ Tư, ngày 17/02/2021 09:17Chiều nay (17/02), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ bàn về tình hình Tết, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết và công tác phòng chống dịch COVID-19 với...
Bộ trưởng Bộ Y tế: "Chúng tôi đang cho giải trình tự gene ca bệnh chuyên gia Nhật để xác định chủng virus"
Thứ Hai, ngày 15/02/2021 10:29Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Kết quả của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trong sáng 15/2 cho thấy, nồng độ virus của bệnh nhân chuyên gia người Nhật ở mức độ khá cao. Bộ đang cho giải...
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Tình hình diễn biến dịch ở Hải Dương còn phức tạp khó lường và có thể kéo dài
Chủ Nhật, ngày 14/02/2021 14:46Chiều ngày 14/02/2021, GS.TS Nguyễn Thanh Long – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế và đồng chí Phạm Xuân Thăng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư...
‘Chúng ta đã giữ được cái Tết an lành trong điều kiện bình thường mới’
Thứ Bẩy, ngày 13/02/2021 13:04Chiều 13/02/2021 (mùng 2 Tết) Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đón Giao thừa trực tuyến với 18 cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19
Thứ Sáu, ngày 12/02/2021 12:41Giao thừa Tết Tân Sửu, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Uỷ viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đến BV Bệnh Nhiệt đới TW đón Giao thừa trực tuyến cùng tất cả các y bác sĩ đang làm công tác điều...
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thăm, chúc tết, động viện y bác sĩ trực tết và người bệnh tại hai bệnh viện lớn
Thứ Năm, ngày 11/02/2021 13:52Ngày 11/02/2021 ( 30 Tết), GS.TS Nguyễn Thanh Long - Uỷ viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến thăm, chúc Tết và động viên các y bác sĩ trực Tết, các...
Bệnh viện Quân y 175: Sẵn sàng thu, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh
Thứ Tư, ngày 10/02/2021 16:15Sáng ngày 10/02/2021, PGS.TS Nguyễn Trường SơnThứ trưởng Bộ Y tế, Tổ trưởng Tổ thường trực đặc biệt chống COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM đến thăm và làm việc với bệnh viện Quân y 175 về công tác...
Xuất bản thông tin
Cảnh báo: Những biến chứng nguy hiểm hay gặp ở người bệnh đái tháo đường
13/01/2020 | 09:13 AM



Hiện nay tỷ lệ mắc mới đái tháo đường đang tăng rất nhanh trên thế giới. Trong số các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây nên, biến chứng thận và tim mạch là nguy hiểm.
Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể tàn tật và thậm chí là tử vong do đột quỵ hoặc phải điều trị bệnh thận giai đoạn cuối rất tốn kém. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm có thể ngăn ngừa là vô cùng quan trọng.
Đối với biến chứng bệnh thận, theo BS.CK2 Tạ Phương Dung - Trưởng khoa Thận Nội - Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường là do tăng đường máu kéo dài gây tổn thương các mạch máu nhỏ của thận do: mất protein qua nước tiểu, tăng huyết áp, phù và các triệu chứng tổn thương thận tiến triển, cuối cùng, tổn thương tiến triển dẫn đến suy thận nặng.
Trong những bệnh nhân đái tháo đường nguy cơ chuyển sang bệnh thận bao gồm: Đái tháo đường týp 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): Xuất hiện ở người trẻ tuổi, cần insulin để kiểm soát bệnh. Sẽ bị bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường khoảng 30 - 35%. Đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): Thường xuất hiện ở người trưởng thành, Hầu hết các trường hợp có thể kiểm soát được mà không cần insulin. Sẽ bị bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường khoảng 10 - 40%.
Một số yếu tố nguy cơ chính gây ra tình trạng bệnh nhân đái tháo đường sẽ bị bệnh thận bao gồm: Đái tháo đường týp 1 khởi phát từ trước tuổi 20. Kiểm soát đái tháo đường kém (nồng độ HbA1c cao). Kiểm soát tăng huyết áp kém. Tiền sử gia đình bị đái tháo đường và bệnh thận mạn tính. Có vấn đề về thị lực (bệnh võng mạc đái tháo đường) hoặc tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh đái tháo đường) do đái tháo đường. Có protein trong nước tiểu, béo phì, hút thuốc vàtăng lipid huyết thanh. Đái tháo đường là nguyên nhân gây bệnh thận giai đoạn cuối ở 1/3 bệnh nhân điều trị lọc máu.
Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát đường huyết tốt.
Chia sẻ về những phương pháp phòng ngừa, BS.CK1 Lê Thị Bích Huyên - Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, bệnh nhân cần đo huyết áp và làm tổng phân tích nước tiểu bằng que nhúng 3 tháng một lần. Xét nghiệm creatinine máu (và MLCT ước tính) hàng năm với tất cả bệnh nhân đái tháo đường. Điều quan trọng nữa là cần tái khám bác sĩ định kỳ. Cố gắng kiểm soát tốt nhất đường máu. Giữ nồng độ HbA1C < 7%. Giữ huyết áp < 130/80 mmHg (UCMC/ UCTT). Ăn hạn chế đường và muối, và ăn chế độ giảm protein, cholesterol và mỡ. Kiểm tra thận ít nhất một lần mỗi năm bằng cách tiến hành xét nghiệm albumin niệu và creatinine máu (và MLCT ước tính).
Ngoài ra, bệnh nhân phải tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng lý tưởng. Tránh uống rượu, hút thuốc, các sản phẩm thuốc lá và lạm dụng thuốc giảm đau.
Đối với biến chứng tim mạch, có tỉ lệ tử vong gần 70% nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể tàn tật, mất ngón, đoạn chi, suy tim, nhồi máu cơ tim .
BS Trần Minh Triết, khoa Nội Tim mạch Bệnh viện ĐH Y dược TP Hồ Chi MInh cho biết, “Đường huyết tăng cao và tình trạng tăng đề kháng insulin được xem là con đường chính dẫn đến các biến cố tim mạch ở người bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên đó chỉ là phần nổi của tảng băng. Các biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường type 2 là cả một quá trình phức tạp, không chỉ do đường huyết cao mà còn do nhiều yếu tố nguy cơ khác như: lớn tuổi, hút thuốc lá, béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp… Người bệnh đái tháo đường có càng nhiều yếu tố nguy cơ, thì tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh lý tim mạch càng cao.”
Hầu hết những biểu hiện tim mạch do đái tháo đường thường rất âm thầm trong giai đoạn đầu. Vì vậy, đa số người bệnh chủ quan và làm cho các biến chứng này thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, gây khó khăn cho việc điều trị.
Các biến chứng trên tim mạch có thể được phát hiện sớm thông qua việc thăm khám và thực hiện các xét nghiệm máu cũng như đo điện tim, siêu âm tim, hoặc các nghiệm pháp đánh giá chuyên sâu khác.
Việc phát hiện sớm các biến chứng giúp cho người bệnh đái tháo đường được điều trị một cách toàn diện, ngăn ngừa các biến chứng cấp tính như nhồi máu cơ tim cấp.
Trong trường hợp không được chẩn đoán và điều trị phòng ngừa sớm, người bệnh thường nhập viện ở giai đoạn muộn, gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị, gia tăng tỉ lệ tử vong và chi phí điều trị, cũng như tỉ lệ phục hồi thấp.
Bệnh thần kinh do đái tháo đườngBệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác.Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân do cấu tạo giải phẫu thần kinh mạch máu và tư thế của con người khác biệt hơn các cơ quan khác. Tổn thương thần kinh ở vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng vì nó khiến bạn mất chú ý với các chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Những người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường. |