HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho Giám đốc Quốc gia, CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 14/11/2024 13:30

UNDP-WHO hỗ trợ giải quyết ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 14/11/2024 10:18

Tăng cường sàng lọc, chẩn đoán và điều trị viêm gan B,C tại tuyến y tế cơ sở

Thứ Năm, ngày 14/11/2024 09:06

Ký kết ghi nhớ giữa Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam và Cục Giám sát Dược phẩm Quốc gia nước CHND Trung Hoa

Thứ Ba, ngày 12/11/2024 11:11

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Quản lý bệnh viện Châu Á năm 2025

Thứ Ba, ngày 12/11/2024 04:16

Tổng thuật chiều 11/11: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế

Thứ Hai, ngày 11/11/2024 13:00

Đảng ủy Bộ Y tế triển khai, quán triệt công tác tổ chức đại hội các cấp thuộc Đảng bộ Bộ Y tế

Thứ Hai, ngày 11/11/2024 12:38

Bộ Y tế chuẩn bị “Hội chợ dược liệu Y Dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai, năm 2024”

Thứ Hai, ngày 11/11/2024 12:35

Đồng bộ các biểu mẫu và đưa vào sử dụng phù hợp với mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe ngành Y tế

Thứ Hai, ngày 11/11/2024 12:27

Bệnh ung thư gia tăng mạnh mẽ và trở thành một trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu hiện nay

Chủ Nhật, ngày 10/11/2024 11:37

Cập nhật và triển khai các chiến lược phòng ngừa, cấp cứu và điều trị đột quỵ một cách toàn diện

Chủ Nhật, ngày 10/11/2024 11:32

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường và ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt

Thứ Bẩy, ngày 09/11/2024 02:57

Ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mang tính cách mạng trong y học

Thứ Bẩy, ngày 09/11/2024 02:53

Tiếp tục nỗ lực thực hiện đấu thầu, mua thuốc và thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 07:32

Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 10:20

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan gửi thư chúc mừng Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động thuộc các cơ sở đào tạo và các cơ sở thực hành đào tạo nhân lực lĩnh vực y tế

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 05:06

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với đoàn công tác Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 03:05

Bộ Y tế công bố các Quyết định công tác nhân sự thuộc Đảng Bộ Văn phòng Bộ Y tế

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 02:59

Chia sẻ kinh nghiệm của các nước khu vực ASEAN về kiểm soát thuốc lá

Thứ Hai, ngày 04/11/2024 11:37

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Liên minh Phòng, chống tác hại thuốc lá Đông Nam Á

Thứ Hai, ngày 04/11/2024 11:24

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Chủ động giám sát, phát hiện và kiểm soát bệnh do virus Marburg

16/10/2024 | 08:34 AM

 | 

 

Để chủ động giám sát, phát hiện, kiểm soát bệnh Marburg xâm nhập vào Việt Nam, Cục Y tế dự phòng có văn bản khẩn đề nghị tập trung triển khai các hoạt động phát hiện, kiểm soát dịch bệnh.

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus Marburg. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus Marburg. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 10/10, tại Rwanda (một quốc gia ở Đông Phi) đã có 58 ca mắc bệnh do virus Marburg, trong đó có 13 trường hợp tử vong, đáng nói có đến 70% số ca mắc là nhân viên y tế.

Bệnh do virus Marburg gây ra được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm với khả năng lây truyền cũng như tỷ lệ tử vong cao có thể lên tới 88%.

Đến nay, bệnh chưa có vaccine, thuốc điều trị đặc hiệu, hiện bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm của Việt Nam. Một số quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc đã tăng cường các biện pháp y tế tại cửa khẩu nhằm kiểm soát dịch bệnh Marburg xâm nhập.

Chủ động giám sát, tăng năng lực xét nghiệm, chẩn đoán

Để chủ động giám sát, phát hiện, kiểm soát dịch bệnh Marburg xâm nhập vào Việt Nam, Cục Y tế dự phòng có văn bản khẩn số 1006/DP-DT gửi Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế đề nghị tập trung triển khai các hoạt động phát hiện, kiểm soát dịch bệnh.

Theo đó, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế cần: cập nhật thông tin về các quốc gia/vùng lãnh thổ đang ghi nhận trường hợp bệnh Marburg để tăng cường, chủ động giám sát chặt chẽ các đối tượng phải kiểm dịch y tế từ các khu vực này nhập cảnh, quá cảnh, nhập khẩu qua các cửa khẩu tại nước ta; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với cán bộ, nhân viên và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế, lây lan ra cộng đồng.

Bên cạnh đó các đơn vị cũng cần chuẩn bị sẵn sàng phòng, khu vực cách ly tạm thời sử dụng cho các trường hợp nghi ngờ,mắc bệnh ở cửa khẩu (nếu cần); các trang thiết bị, hóa chất, thuốc đảm bảo có thể sử dụng ngay khi có dịch; Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác kiểm dịch y tế về giám sát, kiểm soát bệnh Marburg. Đặc biệt lưu ý về công tác phòng, chống nhiễm khuẩn.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh phát biểu tại cuộc họp Hội đồng chuyên môn nghiệm thu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Marburg.

Tiếp tục tổ chức truyền thông tại cửa khẩu cho hành khách, người dân về các biện pháp phòng, chống, đặc biệt cần thông báo ngay cho cơ sở y tế khi họ phát hiện các triệu chứng và yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh Marburg trong vòng 21 ngày kể từ ngày họ nhập cảnh Việt Nam; rà soát, cập nhật kế hoạch dự phòng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh Marburg tại từng cửa khẩu với sự tham gia, phối hợp của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu, cơ quan y tế tại địa phương, trong đó lưu ý về nhân viên y tế đi cùng, phương tiện vận chuyển người nghi ngờ, mắc bệnh và cơ sở y tế có thể tiếp nhận chăm sóc, điều trị.

Đối với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Bộ Y tế yêu cầu hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ địa phương về giám sát và các biện pháp phòng chống, lấy mẫu, vận chuyển mẫu bệnh phẩm an toàn; tiếp nhận mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán xác định bệnh Marburg từ các địa phương; tiếp tục tăng cường năng lực xét nghiệm, chẩn đoán xác định bệnh Marburg; rà soát, củng cố đội phản ứng nhanh tại đơn vị, sẵn sàng đáp ứng khi ghi nhận trường hợp nghi ngờ, mắc tại các địa phương.

Người mắc bệnh thường được tiên lượng nặng

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai, virus Marburg cùng họ với virus Ebola. Đây là loại virus thông qua động vật trung gian là loài dơi ăn quả để gây bệnh. Khi con người tiếp xúc hoặc hút phải chất tiết, nước tiểu của loài dơi này sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Chủ động giám sát, phát hiện và kiểm soát bệnh do virus Marburg ảnh 2

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường khám cho bệnh nhân mắc Whitmore đang điều trị. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Virus Marburg có thể lây từ người sang người thông qua dịch cơ thể, đường máu, nước tiểu, nước bọt, chất tiết khi nôn, sữa, tinh dịch, dịch ối và khi tiếp xúc gần. Khả năng lây nhiễm của virus Marburg cũng có thể xảy ra khi trong phòng thí nghiệm hoặc lúc nhân viên y tế chăm sóc cho người bệnh.

Virus Marburg cũng không phải quá dễ lây, chủ yếu lây qua đường tiếp xúc. Với trường hợp tiếp xúc rất gần mới có thể lây qua giọt bắn.

Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh do virus Marburg gây ra khó có thể để chẩn đoán vì có thể nhầm lẫn với những bệnh lưu hành tại vùng/khu vực đó. Ví dụ như ở các nước Châu Phi có thể nhầm lẫn với các bệnh lý như thương hàn, sốt vàng, Ebola…

Thông thường, bệnh do virus Marburg gây ra sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2-21 ngày. Ban đầu người bệnh sẽ có những triệu chứng như sốt đột ngột, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau người

Đến ngày thứ 5 trong thời gian ủ bệnh có thể xuất hiện phát ban hoặc thấy rát. Bên cạnh đó còn có một số biểu hiện khác kèm theo như: đau ngực, đau bụng, buồn nôn, đau họng, tiêu chảy, vàng mắt…

Bệnh nhân cũng có thể có triệu chứng xuất huyết, mê sảng sau đó sốc dẫn đến tình trạng suy gan, suy đa tạng và gây tử vong. Hiện nay chưa có loại vaccine hay thuốc kháng virus đặc hiệu để điều trị bệnh do virus Marburg gây ra. Người bệnh sẽ cần phải cách ly nghiêm ngặt.

Phương pháp chủ yếu để điều trị bệnh là điều trị hỗ trợ bằng các biện pháp như chống xuất huyết, bù nước điện giải… Trong trường hợp người bệnh có biểu hiện suy đa tạng cần được thở oxy, hồi sức. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao do đó người mắc bệnh thường được tiên lượng nặng.

Do hiện tại vẫn chưa có vaccine đặc hiệu để phòng bệnh, mọi người cần thực hiện bằng các biện pháp không đặc hiệu như tránh tiếp xúc với dịch tiết từ các loại dơi ăn quả; Không tiếp xúc với người bệnh hoặc người có nghi ngờ mắc bệnh; Hạn chế đến những khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc đang có dịch.

Trong trường hợp nếu tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh cần thực hiện bảo hộ đúng cách như sử dụng khẩu trang, găng tay, khử khuẩn hoặc dùng dung dịch sát trùng…

Với nhân viên y tế hoặc nhân viên trong phòng thí nghiệm cần thực hiện nghiêm quy trình để hạn chế lây nhiễm.

 

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến