HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Dinh dưỡng

Thứ Ba, ngày 18/03/2025 08:49

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin phòng bệnh Sởi do Công ty Cổ phần vắc xin Việt Nam tài trợ

Thứ Hai, ngày 17/03/2025 09:20

Không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận của Đảng

Thứ Hai, ngày 17/03/2025 07:22

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn: Lai Châu tiếp tục quan tâm nâng chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh chuyển đổi số y tế

Thứ Hai, ngày 17/03/2025 01:34

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh sởi

Chủ Nhật, ngày 16/03/2025 01:24

Kỷ niệm 110 năm thành lập Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2

Thứ Bẩy, ngày 15/03/2025 09:25

Tiếp tục mở chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi

Thứ Sáu, ngày 14/03/2025 01:24

Tăng cường hợp tác y tế Việt Nam – Thái Lan

Thứ Năm, ngày 13/03/2025 14:12

Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường

Thứ Năm, ngày 13/03/2025 01:27

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Hiệp hội xúc tiến ngoại giao nhân dân Nhật – Việt

Thứ Năm, ngày 13/03/2025 01:17

Quyết tâm tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số y tế

Thứ Tư, ngày 12/03/2025 03:19

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương

Thứ Ba, ngày 11/03/2025 01:51

Tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ dự án Bệnh viện Chợ Rẫy cơ sở 2

Thứ Hai, ngày 10/03/2025 01:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 08/03/2025 14:45

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Y tế lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020-2025

Thứ Năm, ngày 06/03/2025 13:43

WHO cam kết tiếp tục đồng hành cùng Bộ Y tế trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Thứ Năm, ngày 06/03/2025 08:41

Bộ Y tế tổ chức hội nghị công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ.

Thứ Tư, ngày 05/03/2025 00:37

Họp triển khai thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của Bộ Y tế

Thứ Hai, ngày 03/03/2025 10:31

Phát động cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành Y tế Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 28/02/2025 01:39

Bệnh viện Da liễu Trung ương có thêm 3 Thầy thuốc ưu tú

Thứ Sáu, ngày 28/02/2025 01:26

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Hướng tới chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS

17/02/2025 | 09:01 AM

 | 

 

Năm 2025 sẽ là năm bản lề cho giai đoạn 5 năm tiếp theo hướng tới chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS vào năm 2030 như Mục tiêu chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đông đảo công nhân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia mô hình can thiệp phòng chống HIV cho công nhân.

Đông đảo công nhân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia mô hình can thiệp phòng chống HIV cho công nhân.

PGS, TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, theo mục tiêu của Chiến lược quốc gia đến năm 2030 hướng tới tầm nhìn “ba không” của Liên hợp quốc: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS.

Để đạt mục tiêu đề ra, những năm qua, Bộ Y tế triển khai hàng loạt biện pháp dự phòng phơi nhiễm, phối hợp linh hoạt phác đồ điều trị bằng thuốc ARV (thuốc kháng vi-rút) đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV và giảm đáng kể nguy cơ lây truyền. Theo thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, ước tính hiện nay có hơn 267.000 người nhiễm HIV trên cả nước. Năm 2024 giảm cả về số người nhiễm mới và số người tử vong so với năm 2023.

Đáng chú ý, đến nay, xét nghiệm nhiễm mới HIV được triển khai tại 50/63 tỉnh, thành phố, toàn quốc có hơn 1.300 phòng xét nghiệm sàng lọc và 251 phòng xét nghiệm khẳng định HIV (tuyến Trung ương có 31 phòng; tuyến tỉnh 80 phòng, tuyến huyện 136 phòng và các đơn vị tư nhân có 4 phòng).

Tính đến giữa năm 2024, trên toàn quốc có 181.558 người nhiễm HIV đang được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (ARV), trong đó có 2.466 trẻ em dưới 15 tuổi, tại hơn 500 cơ sở y tế ở 63 tỉnh, thành phố.

Mặc dù Việt Nam đang là một trong những nước điều trị dự phòng lây nhiễm và điều trị HIV/AIDS được đánh giá cao trong khu vực và trên thế giới, nhưng số nhiễm mới hằng năm vẫn ở mức hơn 10.000 người/năm. Số điều trị ARV, hiện nay mới đạt 83%, trong khi đó vẫn còn khoảng 40.000 người nhiễm HIV biết được tình trạng mà chưa tham gia điều trị ARV, và khoảng 30.000 người chưa biết tình trạng HIV. Với những lý do nêu trên, hiện có khoảng 70.000 người nhiễm HIV chưa được điều trị ARV. Đây là một thách thức, khó khăn lớn và là nguyên nhân làm lây nhiễm HIV ra cộng đồng.

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam đang trong giai đoạn dịch tập trung ở các nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm cao như: nhóm nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới, phụ nữ bán dâm… Người nhiễm HIV trong nhóm tuổi (15-29) và (30-39) vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và nguyên nhân lây nhiễm qua quan hệ tình dục và đường máu vẫn chiếm tỷ trọng cao.

Bên cạnh đó, người nhiễm HIV thường khó tiếp cận các dịch vụ y tế và cơ hội việc làm do sự kỳ thị từ xã hội. Về địa bàn, dịch HIV đang tập trung chủ yếu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ (chiếm tới gần 70% số ca phát hiện nhiễm mới). Tuy nhiên trong những năm gần đây, các số liệu cảnh báo dịch cho thấy các khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên đang tiềm ẩn các nguy cơ làm gia tăng lây nhiễm HIV.

Để ứng phó với HIV/AIDS, Việt Nam đã và đang triển khai đa dạng mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế, cộng đồng, tự xét nghiệm HIV, cung cấp sinh phẩm qua website được mở rộng về số lượng và đa dạng dịch vụ bảo đảm trong tiếp cận dịch vụ; mở rộng tại cộng đồng và trong trại giam, bảo đảm K=K (không phát hiện = không lây truyền); bảo đảm điều trị ARV kết hợp đồng nhiễm viêm gan C, các bệnh không lây nhiễm… theo hướng tiếp cận điều trị lấy con người làm trung tâm.

Theo Thạc sĩ Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Phòng chống HIV/AIDS, trước tiên, sở y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố cần đóng vai trò là sứ mệnh thực hiện, Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ tư vấn kỹ thuật, tư vấn chính sách, cùng với nhà tài trợ… Trước nguy cơ dịch không chỉ còn nằm trong các tỉnh trọng điểm, chúng ta cần triển khai tốt công tác xét nghiệm, kết nối với chăm sóc điều trị, dự phòng.

Trong công tác dự phòng, đối với người xét nghiệm HIV âm tính phải chuyển ngay sang dự phòng bằng thuốc, với người xét nghiệm HIV dương tính cần chuyển điều trị ARV. Đây cũng là một biện pháp dự phòng hiệu quả, vì khi điều trị, tải lượng vi-rút dưới ngưỡng ức chế không phát hiện sẽ không làm lây truyền HIV qua đường tình dục. Để đạt được điều này bắt buộc chúng ta phải điều trị sớm, điều trị liên tục và suốt đời, đúng phác đồ…

Lộ trình từ năm 2025 trở đi, Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng việc cơ cấu lại hệ thống, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương, từ nguồn bảo hiểm y tế cũng như tài trợ của quốc tế. Đặc biệt cần đầu tư mạnh mẽ và hiệu quả cho công tác dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao và cộng đồng; truyền thông nhằm thay đổi sự kỳ thị phân biệt với người có HIV/AIDS và nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến