HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Dinh dưỡng

Thứ Ba, ngày 18/03/2025 08:49

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin phòng bệnh Sởi do Công ty Cổ phần vắc xin Việt Nam tài trợ

Thứ Hai, ngày 17/03/2025 09:20

Không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận của Đảng

Thứ Hai, ngày 17/03/2025 07:22

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn: Lai Châu tiếp tục quan tâm nâng chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh chuyển đổi số y tế

Thứ Hai, ngày 17/03/2025 01:34

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh sởi

Chủ Nhật, ngày 16/03/2025 01:24

Kỷ niệm 110 năm thành lập Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2

Thứ Bẩy, ngày 15/03/2025 09:25

Tiếp tục mở chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi

Thứ Sáu, ngày 14/03/2025 01:24

Tăng cường hợp tác y tế Việt Nam – Thái Lan

Thứ Năm, ngày 13/03/2025 14:12

Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường

Thứ Năm, ngày 13/03/2025 01:27

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Hiệp hội xúc tiến ngoại giao nhân dân Nhật – Việt

Thứ Năm, ngày 13/03/2025 01:17

Quyết tâm tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số y tế

Thứ Tư, ngày 12/03/2025 03:19

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương

Thứ Ba, ngày 11/03/2025 01:51

Tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ dự án Bệnh viện Chợ Rẫy cơ sở 2

Thứ Hai, ngày 10/03/2025 01:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 08/03/2025 14:45

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Y tế lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020-2025

Thứ Năm, ngày 06/03/2025 13:43

WHO cam kết tiếp tục đồng hành cùng Bộ Y tế trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Thứ Năm, ngày 06/03/2025 08:41

Bộ Y tế tổ chức hội nghị công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ.

Thứ Tư, ngày 05/03/2025 00:37

Họp triển khai thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của Bộ Y tế

Thứ Hai, ngày 03/03/2025 10:31

Phát động cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành Y tế Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 28/02/2025 01:39

Bệnh viện Da liễu Trung ương có thêm 3 Thầy thuốc ưu tú

Thứ Sáu, ngày 28/02/2025 01:26

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Tăng ca mắc cúm, bác sĩ cảnh báo những người có bệnh nền

10/02/2025 | 08:45 AM

 | 

 

Những người có bệnh nền, người có hệ miễn dịch yếu và phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần đặc biệt chú ý đề phòng mắc cúm vì nguy cơ gặp nhiều biến chứng.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai khám cho người bệnh.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai khám cho người bệnh.

Những đối tượng cần lưu ý khi mắc cúm

Cúm mùa thường xảy ra vào thời tiết lạnh, đặc biệt giai đoạn chuyển mùa đông xuân. Trong năm 2024 và tính đến thời điểm hiện nay, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới- Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho hàng ngàn ca bệnh cúm mùa, trong đó có nhiều trường hợp nặng và phải thở máy.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, trong những ngày thời tiết liên tục trở lạnh, mưa, gió mùa, bệnh cúm có chiều hướng gia tăng.

Bệnh nhân nam T.V.L, 78 tuổi (Từ Liêm, Hà Nội), được chuyển từ bệnh viện gần nhà đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, khó thở mỗi lúc một tăng. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, bệnh Alzheimer, test dương tính cúm A.

Trước tình trạng bệnh nhân bị suy hô hấp, các y bác sĩ đã phải mở nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và điều trị tích cực. Bên cạnh đó, Trung tâm hiện đang điều trị cho nhiều bệnh nhân cúm có dấu hiệu trở nặng, trong đó đa phần là người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu và một số trường hợp là phụ nữ mang thai.

Trên thực tế ở nước ta vừa qua đã ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc cúm mùa phải thở máy và đã có trường hợp tử vong. Những bệnh nhân nặng thường là những đối tượng người già, có bệnh nền.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho biết, bệnh cúm mùa (seasonal flu) đã có từ rất lâu ở hầu hết các nơi trên thế giới, thường gây ra bởi virus cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp.

Thế giới đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm với hàng trăm triệu người mắc và có thể tử vong cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Ngoài ra, cúm gia cầm A/H5N1 được ghi nhận với tỷ lệ tử vong rất cao, tuy nhiên cúm gia cầm ít lây truyền từ người sang người.

"Thời gian gần đây, chúng tôi tiếp nhận nhiều bệnh nhân cúm mùa nhập viện với các biến chứng nặng, hay xảy ra trên các bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp, nội tiết, người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch...", bác sĩ Cường cho hay.

Tăng ca mắc cúm, bác sĩ cảnh báo những người có bệnh nền ảnh 1

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai khám cho người cao tuổi đang nằm viện.

Ở trên người khỏe mạnh có hệ miễn dịch tốt thì các biểu hiện cúm thường nhẹ như là sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho, đau người, sốt và nếu được nghỉ ngơi, giữ ấm, ăn uống đầy đủ và uống thuốc cảm cúm thông thường thì thường tự khỏi và không phải nhập viện.

Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch yếu mang bệnh nền, bệnh mạn tính hoặc người cao tuổi thì virus sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp và gây ra những biến chứng như viêm phổi, bội nhiễm các vi khuẩn, viêm cơ tim, suy hô hấp nặng, suy đa tạng có thể phải thở máy, lọc máu, nguy cơ tử vong cao.

Bác sĩ Cường phân tích, chúng ta cũng cần phân biệt rõ triệu chứng cảm lạnh và bệnh cúm. Cảm lạnh (cold) là cơ thể bị nhiễm gió lạnh, mưa lạnh thường gây mệt mỏi qua loa vài ngày tự khỏi, còn cúm (flu) thì là một bệnh do tác nhân là virus cúm gây ra các triệu chứng đường hô hấp như ho, sốt, ngạt mũi, hắt hơi, khó thở,... và có thể gây biến chứng nguy hiểm cần phải điều trị. Thuốc kháng virus điều trị cúm là Oseltamivir (Tamiflu) giúp điều trị giảm nhanh triệu chứng, tuy nhiên cần phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả phòng chống cúm mùa

Tổ chức Y tế thế giới và các Hiệp hội về bệnh hô hấp, tim mạch... đưa ra khuyến cáo những đối tượng như người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, người mắc các bệnh nền, bệnh mạn tính, bệnh ung thư, phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi... nên chủ động tiêm phòng cúm hàng năm để phòng bệnh.

Vaccine cúm mùa sẽ giúp hệ miễn dịch của chúng ta chống đỡ được virus khi có dịch cúm và nếu mắc bệnh thì sẽ giảm nguy cơ tiến triển nặng. Cần lưu ý, việc tiêm phòng vaccine cúm cần nhắc lại hàng năm chứ không phải tiêm 1 lần mà miễn dịch lâu dài.

Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nếu mắc cúm mùa cần phải được theo dõi chặt chẽ, vì virus cúm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai có thể gây dị dạng thai. Vì vậy, phụ nữ trước khi mang thai cần chủ động tiêm vaccine phòng cúm, kể cả khi đã có thai vẫn có thể tiêm được vaccine cúm.

Bệnh cúm mùa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng ngừa nhờ tiêm vaccine. Các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu như: Tăng cường vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, vệ sinh tay, giữ ấm, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vệ sinh môi trường như tránh không khí ẩm thấp, thiếu ánh nắng, vệ sinh bề mặt, hạn chế tiếp xúc nơi đông người.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến