Chất thải y tế tác động xấu đến môi trường và con người nếu không được xử lý đúng cách
21/07/2024 | 08:51 AM
|
Nếu không được xử lý đúng cách, chất thải y tế sẽ gây ra những hệ lụy cho môi trường và sức khỏe của con người cũng như các loài sinh vật khác.
Chất thải y tế là những chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bao gồm bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc và các cơ sở y tế khác. Đây là những chất thải đặc biệt và cần được xử lý đúng quy định để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.
Chất thải y tế được chia ra làm 3 loại chính, bao gồm: Chất thải lỏng, chất thải chất rắn và chất thải loại sắc nhọn.
Chất thải chất lỏng bao gồm các chất thải như máu, nước tiểu và chất lỏng nhiễm trùng. Chất thải chất rắn bao gồm băng gạc, nón bảo hộ và các loại vật liệu đã sử dụng trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Cuối cùng là chất thải loại sắc nhọn bao gồm kim tiêm, mũi tiêm và các vật dụng y tế sắc bén khác.
Chất thải y tế sẽ có tác động lớn đến môi trường và sức khỏe con người theo chiều hướng tiêu cực nếu quy trình quản lý, xử lý được thực hiện không đúng quy định.
Nếu tính đến những tác động về môi trường, chất thải y tế dạng lỏng có thể ảnh hưởng trực quan nhất, gây ô nhiễm nặng nề nhất nếu không được xử lý đúng cách.
Theo đó, những chất thải loại lỏng có thể chứa các chất gây ô nhiễm như hóa chất độc hại, vi khuẩn và vi rút. Khi rác thải y tế không được xử lý đúng, chúng có thể thâm nhập vào nguồn nước và đất, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên.
Còn đối với chất thải y tế loại sắc nhọn lại có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao do có thể cắt vào da thịt dễ dàng. Nếu không được xử lý đúng cách, chất thải y tế loại này có thể trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cho con người và gây nguy hiểm cho nhân viên vệ sinh và người tiếp xúc trực tiếp với chúng.
Trên thực tế, đa phần các loại chất thải y tế nếu không được xử lý đúng quy định đều có thể ảnh hưởng đến sinh thái và đa dạng hóa sinh học. Cụ thể, khi các chất thải từ các cơ sở y tế xâm nhập vào môi trường, chúng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái nước, đất và không khí.
Vì vậy, việc xử lý và tái chế rác thải y tế một cách hiệu quả là cần thiết để bảo vệ sự cân bằng sinh thái và duy trì sự đa dạng sinh học.
Quản lý rác thải y tế là một quá trình quan trọng để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Ngoài ra, 1 số loại chất thải y tế cũng có thể tái chế trong các trường hợp nhất định.
Các phương pháp xử lý chất thải y tế hiện nay:
Hiện nay các phương pháp phổ biến để xử lý chất thải y tế có thể kể đến bao gồm: Sử dụng lò vi sóng, sử dụng hóa chất hoặc các biện pháp sinh học.
Trong đó, việc sử dụng lò vi sóng công nghệ cao cũng là một cách khá tương đồng với việc đốt chất thải y tế trước kia (phương pháp đốt chất thải y tế đã không còn là phương pháp tối ưu do yêu cầu về khu vực xử lý phải tránh xa khu dân cư, nguồn nước,...). Nếu thực hiện theo cách này, chất thải sẽ được xử lý triệt để, không gây ra nguy cơ truyền nhiễm bệnh.
Bên cạnh việc sử dụng lò vi sóng, xử lý chất thải y tế cũng có thể dùng đến hóa chất. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đó là phải sử dụng hóa chất tự nhiên, nếu không, chúng có thể gây ô nhiễm môi trường thậm chí còn nặng nề hơn.
Ở thời điểm hiện tại, việc sử dụng các biện pháp sinh học để giải quyết chất thải y tế được coi là tối ưu, an toàn nhất cho môi trường. Chúng được áp dụng trên nguyên tắc dùng các enzim trung hòa vi khuẩn độc hại trong chất thải y tế. Tuy nhiên, trên thực tế thì phương pháp này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do vấn đề về chi phí.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Chuyên gia chỉ nguyên nhân khiến chiều cao của người Việt vẫn khiêm tốn
- Những thách thức trong quy định và thực thi chính sách về thuốc lá mới
- Lợi ích kép từ mô hình mẫu triển khai bệnh án điện tử
- Mời gửi báo giá điều hoà không khí
- Mời báo giá Thuê dịch vụ sửa chữa, thay thế phụ tùng xe ô tô
- Bộ Tư pháp: Công bố Bộ pháp điển Việt Nam-Công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học
- Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Thanh tra các Bộ, ngành Khối III