Bệnh nấm - mối đe dọa sức khoẻ toàn cầu
25/10/2022 | 08:37 AM
|
Ngày 25/10/2022 là Ngày hành động nhiễm Nấm toàn cầu. Nhân dịp này, Tổ chức y tế thế giới đã công bố danh sách các loại nấm đe dọa sức khỏe toàn cầu và đề ra kế hoạch hành động để giải quyết căn bệnh gây ra hàng triệu cái chết mỗi năm.
Tổ chức Y tế Thế giới đã ban hành 'Danh sách các loài nấm hay gây bệnh trên người' với 19 loài nấm khác nhau được nhắc đến, mục đích của danh sách này nhằm tập trung, thúc đẩy nghiên cứu và đề ra các biện pháp can thiệp, đồng thời tăng cường nhận thức toàn cầu đối với các bệnh nghiêm trọng do nhiễm nấm và nấm kháng thuốc gây ra.
Nấm phổi do Aspergillus là bệnh thường gặp ở bệnh nhân sau mắc lao, HIV hoặc các hội chứng suy giảm miễn dịch
Nấm gây bệnh là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng vì chúng ngày càng trở nên phổ biến và có khả năng kháng thuốc điều trị. Bệnh nấm thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị bệnh nặng và những người có các tình trạng suy giảm hệ miễn dịch tiềm ẩn. Những quần thể có nguy cơ nhiễm nấm xâm lấn cao nhất bao gồm những người bị ung thư, HIV / AIDS, cấy ghép nội tạng, người mắc bệnh hô hấp mãn tính và sau mắc lao ...
Các bệnh do nấm khiến hơn 1,6 triệu người tử vong mỗi năm và gây bệnh lâu dài cho hàng trăm triệu người khác. Các loại nấm đứng đầu danh sách của WHO bao gồm Candida albicans, Aspergillus fumigatus, Cryptococcus neoformans gây viêm màng não và Candida auris đa kháng thuốc. Kháng nấm đang ngày càng gia tăng ở những loại nấm 'nguy hiểm' này, tuy nhiện hiện nay tình trạng này cũng có thể gặp nhiều loại nấm khác.
Các bằng chứng mới chỉ ra rằng tỷ lệ mắc và phạm vi địa lý của các bệnh nấm đang mở rộng trên toàn thế giới do sự nóng lên toàn cầu và sự gia tăng của du lịch và thương mại quốc tế. Trong đại dịch COVID-19, tỷ lệ nhiễm nấm xâm lấn phải nhập viện được báo cáo gia tăng. Khi các loại nấm gây nhiễm trùng thông thường (như nấm candida ở miệng và âm đạo) ngày càng trở nên kháng thuốc điều trị, nguy cơ phát triển các dạng nhiễm trùng xâm lấn hơn trong dân số nói chung cũng ngày càng tăng.
Tiến sĩ Hanan Balkhy, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO, Tổ chức Kháng thuốc (AMR) cho biết: “ Về dịch kháng thuốc kháng sinh, các bệnh nhiễm trùng do nấm đang gia tăng và ngày càng có khả năng kháng lại các phương pháp điều trị, trở thành mối quan tâm sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới” .
Hiện nay, nhiễm nấm nhận được rất ít sự quan tâm và nguồn lực, dẫn đến khan hiếm dữ liệu về phân bố bệnh nấm và các mô hình kháng thuốc kháng nấm. Hệ quả là ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Nấm da đầu
Phạm vi hành động của WHO là: "Tập trung vào các mầm bệnh gây ra nhiễm nấm toàn thân cấp và bán cấp kèm theo tình trạng kháng thuốc hoặc tập trung vào các thách thức về khả năng điều trị và chẩn đoán. Các tác nhân gây bệnh được đưa vào đều có liên quan đến nguy cơ tử vong và bệnh tật nghiêm trọng."
WHO khuyến nghị 3 lĩnh vực hành động chính:
● Cải thiện khả năng chẩn đoán bệnh nấm.
● Nghiên cứu ra thuốc chống nấm mới và các phương pháp chẩn đoán mới.
● Nâng cao sức khỏe cộng đồng (đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận chẩn đoán và điều trị được nấm và nấm kháng thuốc, nâng cao chất lượng đào tạo của nhân viên y tế về nấm).
Báo cáo kêu gọi tiếp cận một cách tổng quát các xét nghiệm và biện pháp điều trị.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024
- Ngộ độc nhôm do dùng phèn chua liên tục chữa hôi nách nhiều năm
- Làm nghề nào dễ mắc bệnh bụi phổi?
- Quảng Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp bụi phổi silic nghề nghiệp
- Danh sách 35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2023
- Bổ sung COVID-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH
- Từ ngày 1/3 tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện độc hại