Bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp: Triệu chứng, hướng dẫn giám định
14/10/2022 | 15:31 PM
|
Đục thủy tinh thể nghề nghiệp là bệnh lý thường gặp ở những người làm việc trong môi trường đặc thù, tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím, tia X, tia hàn… gây hại cho mắt. Năm 2016 đục thủy tinh thể nghề nghiệp chính thức được bổ sung vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm ở Việt Nam.
Đục thủy tinh thể nghề nghiệp là gì?
Đục thủy tinh thể nghề nghiệp là bệnh lý phát sinh do làm việc trong môi trường độc hại. Hàng ngày phải tiếp xúc với bức xạ ion hóa hoặc bức xạ không ion hóa, lâu dần khiến thủy tinh thể bị vẩn đục, không còn trong suốt như bản chất vốn có của nó.
Đục thủy tinh thể nghề nghiệp là gì?
Đục thủy tinh thể nghề nghiệp do làm việc trong môi trường độc hại tạo nên
Khoảng thời gian tiếp xúc có thể cấu thành bệnh
Với bức xạ nhiệt, bức xạ tử ngoại thời gian tối thiểu là 12 tháng.
Với bức xạ ion hóa và vi sóng không có quy định về thời gian, có thể ngay khi tiếp xúc đã bị ủ bệnh rồi.
Thời gian khởi phát bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp
Thời gian kể từ khi người lao động ngừng tiếp xúc với các bức xạ đến khi phát hiện bệnh lý có thể là:
15 năm đối với bức xạ tử ngoại, vi sóng, bức xạ nhiệt.
5 năm đối với bức xạ ion hóa.
Giới hạn tiếp xúc
Người bệnh được chẩn đoán đục thủy tinh thể nghề nghiệp khi vượt quá giới hạn cường độ tiếp xúc tối đa cho phép đối với mắt theo quy chuẩn hiện hành với các bức xạ ion hóa, bức xạ nhiệt, vi sóng, bức xạ tử ngoại…
4 loại công việc có nguy cơ bị đục thủy tinh thể
Dưới đây là một số nghề nghiệp thường tiếp xúc với nguồn bức xạ gây đục thủy tinh thể ở mắt:
1. Công việc xúc thường xuyên với bức xạ ion hóa
Các công việc phải tiếp xúc với bức xạ ion hóa như:
Nhân viên y tế: Làm việc tại các bộ phận như chụp X- quang, PEP-CT, CT-Scanner, xạ trị trong chữa trị bệnh ung thư…
Nhân viên an ninh, hàng không: Trực tiếp sử dụng thiết bị giám sát hành lý…
Công nhân khai thác dầu khí, mỏ: Sử dụng các thiết bị đo đạc, thăm dò. Sử dụng đến các tia phóng xạ. Hoặc nguồn phóng xạ có trong các sản phẩm của quá trình khai thác.
Công nhân xây dựng: Sử dụng các thiết bị đo đạc, kiểm tra có bức xạ ion hóa.
đục thủy tinh thể nghề nghiệp gặp ở nhân viên y tế
Nhân viên y tế chụp X- quang có nguy cơ cao mắc đục thủy tinh thể
2. Công việc tiếp xúc thường xuyên với bức xạ nhiệt
Công nhân làm việc ở lò luyện thép, thổi thủy ngân
Lò nướng, lò sưởi cũng có bức xạ nhiệt cao.
Đèn Laser, hồng ngoại hay các máy móc, thiết bị khác có nguồn nhiệt cao.
3. Công việc tiếp xúc thường xuyên với các bức xạ tử ngoại
Các bức xạ tử ngoại thường có nhiều trong: Lò luyện hồ quang, đèn tử ngoại, diệt khuẩn, hàn hồ quang…
4. Công việc tiếp xúc thường xuyên với vi sóng
Nhân viên trạm radar, trạm thu phát sóng phát thanh, truyền hình
Nhân viên hệ thống thông tin liên lạc
Nhân viên lò đốt sóng cao tần, lò vi sóng…
Nhân viên trạm radar dễ bị đục thủy tinh thể nghề nghiệp
Nhân viên trạm radar có nguy cơ bị đục thủy tinh thể nghề nghiệp
Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp
Đục thủy tinh thể nghề nghiệp thường diễn biến chậm, không có dấu hiệu đặc thù riêng. Người bệnh thường sẽ bị đục ở cả 2 mắt nhưng có thể bị ở những thời điểm khác nhau và giai đoạn tiến triển cũng không giống nhau. Diễn biến bệnh thường theo 3 mức độ từ nhẹ đến nặng:
các giai đoạn đục thủy tinh thể nghề nghiệp
Diễn biến đục thủy tinh thể nghề nghiệp theo 3 mức độ từ nhẹ đến nặng
Đục thủy tinh thể nhẹ giai đoạn sớm
Thị lực lúc này chưa bị ảnh hưởng.
Có thể xuất hiện những vẩn đục nhỏ xung quanh thủy tinh thể, chúng có thể kết tạo thành những đám nhỏ có chu vi ít hơn ¼ chu vi của thủy tinh thể.
Vẩn đục nhỏ thường nằm dưới bao sau, cực sau của thể thủy tinh.
Đục thủy tinh thể giai đoạn tiến triển
Những thương tổn ở thủy tinh thể bắt đầu tiến triển nhiều hơn, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng:
Thị lực suy giảm nhẹ
Vẩn đục xung quanh thể thủy tinh phát triển với chu vi to hơn, kích thước có thể lên đến ½ chu vi của thủy tinh tinh thể.
Đục thủy tinh thể dưới bao sau phát triển lớn hơn, đan xen vào phần vỏ. Xuất hiện thêm những chấm đục vùng dưới bao trước.
Khu vực nhân phôi, nhân trưởng thành bị vẩn đục không hoàn toàn hoặc hoàn toàn.
Đục giai đoạn gần hoàn toàn, đục hoàn toàn
Thị lực suy giảm nghiêm trọng.
Phạm vi vẩn đục lớn hơn ½ chu vi của thủy tinh thể, nếu không can thiệp sẽ tiến triển thành đục hoàn toàn.
Những vẩn đục lúc này có thể kết thành hình đĩa hoặc cánh hoa bên trong nhân phôi hay nhân trưởng thành.
Những vần đục ở bao sau có thể phát triển lớn hơn và mỏng dần về phía xích đạo của thủy tinh thể.
Trong giai đoạn tiến triển và giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
Lóa mắt, sợ tiếp xúc với ánh sáng.
Song thị, nhìn một vật thành 2 hoặc nhiều vật.
Nhìn thấy chấm đen hoặc vùng đen trước mắt, di động theo nhãn cầu.
Ngoài đục thủy tinh thể nghề nghiệp, bệnh lý này còn có thể được chẩn đoán, phân biệt với nhiều nguyên nhân khác gây ra như: Đục thủy tinh thể bẩm sinh, do tuổi già, do các bệnh về mắt, do dùng thuốc, do các bệnh lý toàn thân…
Nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp
Bệnh lý đục thủy tinh thể được xác định từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn là do quá quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, những nguyên nhân khác cũng được nhấn mạnh như mắc các bệnh lý về mắt, biến chứng của bệnh lý toàn thân… và nguyên nhân từ môi trường lao động cũng được đề cập rất nhiều.
nguyên nhân đục thủy tinh thể nghề nghiệp
Đục thủy tinh thể có thể do nhiều nguyên nhân khác tạo thành
Hiện nay, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp đề cập đến 2 nguyên nhân chính là:
Do tiếp xúc với bức xạ ion hóa: Tia gamma, tia X, hạt neutron, hạt anpha…
Do tiếp xúc với bức xạ không ion hóa: Vi sóng, bức xạ nhiệt, bức xạ tử ngoại nhân tạo…
Ngoài ra, đục thủy tinh thể nghề nghiệp còn có thể do biến chứng của các tai nạn lao động khác như: Điện giật, bỏng hóa chất, chấn thương khác về mắt… Cảm nhiễm độc toàn thân như nhiễm độc Trinitrotoluen… cũng có thể gây ra các biến chứng ở mắt trong đó có đục thủy tinh thể.
Bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp có nguy hiểm không
Một số biến chứng nguy hiểm khác có thể gặp ở đục thủy tinh thể nghề nghiệp:
Viêm màng bồ đào: Tình trạng mắt sưng và kích ứng, viêm nhiễm bên trong cũng có thể là biến chứng của đục thủy tinh thể nghề nghiệp. Bệnh lý này rất phức tạp, hay tái phát và dễ dẫn đến mù lòa.
Tăng nhãn áp: Đục thủy tinh thể nghề nghiệp có thể gây ra tình trạng tăng áp lực chất lỏng trong mắt, dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác. Người bệnh không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới khả năng mất thị lực hoàn toàn.
Đục thủy tinh thể nghề nghiệp có nguy hiểm không?
Đục thủy tinh thể nghề nghiệp có thể gây ra biến chứng viêm màng bồ đào
Đục thủy tinh thể nghề nghiệp cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giúp thị lực được khôi phục tốt nhất. Đục thủy tinh thể nếu để lâu, không có phương pháp điều trị thích hợp, bệnh lý tiến triển nặng có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Người bệnh không được chủ quan, khi thấy các dấu hiệu bất thường về mắt nên đến ngay cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để khám mắt.
Hướng dẫn cách giám định bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp
Việc chẩn đoán đục thủy tinh thể nghề nghiệp cần có sự phối hợp của bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ bệnh nghề nghiệp. Khi chẩn đoán sẽ khai thác kĩ tiền sử bệnh mắt, bệnh lý toàn thân trước đó. Việc chẩn đoán đục thủy tinh thể nghề nghiệp phải dựa trên cơ sở loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác, kết hợp lâm sàng. Quan trọng nhất là tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp của bệnh nhân. Cụ thể:
Bước 1: Khám mắt
Khi thấy các dấu hiệu bất thường về mắt, bệnh nhân sẽ tới các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để thăm khám. Ở đây bác sĩ sẽ:
Hỏi tiền sử của bệnh nhân: Những chấn thương về mắt trước đó, các bệnh lý khác và có đang sử dụng thuốc không.
Kiểm tra thị lực xa, gần, thử kính nếu bị tật khúc xạ.
Khám mắt chi tiết bằng sinh hiển vi hoặc bằng đèn soi đáy mắt cầm tay.
Tiến hành siêu âm mắt, đo nhãn áp mắt.
Kết luận người bệnh bị đục thủy tinh thể.
Bước 2: Xác định nguyên nhân bệnh đục thủy tinh tinh thể
Xác định vị trí đục, đục đang tiến triển ở giai đoạn nào.
Xác định nguyên nhân gây ra bệnh lý: Phân biệt với các nguyên nhân khác không phải do nghề nghiệp,
Xác định đục thủy tinh thể nghề nghiệp khi bệnh nhân có yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc đã có tiền sử tiếp xúc với bức xạ ion hóa, vi sóng Xác định thời gian tiếp xúc với bức xạ nhiệt, bức xạ tử ngoại tối thiểu là 12 tháng mới cấu thành bệnh lý.
Bước 3: Kết luận đục thủy tinh thể nghề nghiệp
Sau khi xác định rõ nguyên nhân cấu thành bệnh lý đục thủy tinh thể nghề nghiệp, bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị, điều dưỡng thích hợp cho bệnh nhân ở từng giai đoạn bệnh lý.
Gửi giám định thương tổn để bệnh nhân được công nhận bệnh nghề nghiệp và được hưởng bảo hiểm.
Chú ý: Thời gian bảo đảm: Sau tiếp xúc bức xạ nhiệt, bức xạ tử ngoại là 15 năm, bức xạ ion hóa là 5 năm.
Quy trình giám định bệnh lý đục thủy tinh thể nghề nghiệp
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về bệnh lý đục thủy tinh thể nghề nghiệp cùng những hướng dẫn giám định cụ thể. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều nhiều thông tin hữu ích. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp nhé./.
Nguồn: Bệnh viện Mắt Hà Nội
Tin liên quan
- Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024
- Ngộ độc nhôm do dùng phèn chua liên tục chữa hôi nách nhiều năm
- Làm nghề nào dễ mắc bệnh bụi phổi?
- Quảng Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp bụi phổi silic nghề nghiệp
- Danh sách 35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2023
- Bổ sung COVID-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH
- Từ ngày 1/3 tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện độc hại