Các rối loạn bệnh lý trong điều kiện lao động nóng

27/09/2018 | 07:19 AM

 | 


Cơ thể con người có những phương thức đáp ứng khác nhau tuỳ thuộc vào môi trường và khả năng thích nghỉ của cơ thể với môi trường do vậy hoạt động của một số bộ phận trong cơ thể con người cũng thay đổi. Hầu hết các cơ quan trong cơ thể con người đều nhậy cảm với vi khí hậu nóng.


Say nóng 
(Hội chứng quá nhiệt cấp diễn).

Thường xảy ra khi nhiệt độ không khí và độ ẩm cao, ít gió, lao động nặng. Quá trình thải nhiệt bị cản trở gây tích nhiệt, làm cho thân nhiệt cao trên 38,50C có khi lên tới 390C - 400C.

-  Trường hợp nhẹ: cảm thấy bải hoải toàn thân, nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khát tăng, buồn nôn, tức ngực, khó thở, da mặt và toàn thân nóng,đỏ, mạch, nhịp thở tăng.

-  Xử trí: kịp thời đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát, nằm nghỉ các triệu chứng sẽ giảm dần. tuy nhiên cấu tạo điều kiện cho thân nhiệt giảm.

- Trường hợp nặng: có biểu hiện:

Có rối loạn hô hấp: tím tái, thở nhanh nông, nhịp thở 50 - 60 lần/phút.

Mạch nhanh yếu, tần số trên 100 lần/phút.

Thân nhiệt tăng cao trên 400C.

Rối loạn tinh thần, nói mê sảng.

Bệnh nhân có thể chết trong tình trạng hôn mê do liệt trung tâm tuần hoàn, hô hấp.

Xét nghiệm:

-  Cl huyết, Cl  niệu bình thường.

-  Tính chất vật lý của máu bình thường.

Xử trí:

-  Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát.

-  Hạ nhiệt độ từ từ, có thể cho tắm nước ấm 260 - 290C trong 5 - 6  phút rồi đắp chăn mỏng. Hoặc bọc bệnh nhân vào chăn tẩm nước 200 –  250C trong 5 - 10 phút, lau khô người rồi đắp chăn mỏng. Đắp khăn mỏng ẩm ở trán, cứ vài phút lại thay.

-  Cho thuốc trợ tim, trợ hô hấp.

Say nắng (Bệnh nhật xạ)

Thường gặp ở nông dân, công nhân lao động ngoài trời, bộ đội hành quân dưới trời nắng hoặc làm việc trong điều kiện bức xạ mạnh. Trong điều kiện này tuy có tới 99% lượng tia bức xạ giữ ở ngoài hộp sọ mà chỉ có 1% vào hành não đã làm tăng nhiệt độ của màng não dẫn đến kích thích gây xuất tiết, xung huyết, phù nề, nhiệt độ ở vùng này có thể lên đến 40 - 410C. Vì vậy gây rối loạn hoạt động của tế bào, đặc biệt là trung khu tuần hoàn, hô hấp.

-  Triệu chứng:

Trường hợp nhẹ: Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng mặt hoa mắt, ù tai; Có thể có nôn hoặc buồn nôn; Da mặt và da đầu đỏ; Thân nhiệt bình thường hoặc tăng ít.

+ Trường hợp nặng: có rối loạn phản xạ, nói mê sảng, ảo ảnh ghê rợn, co giật, hôn mê và tử vong do liệt trung tâm hô hấp, tuần hoàn.

xử trí: Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, chườm lạnh vùng đầu; Cho thở ôxy, thuốc trợ tim, trợ hô hấp; Truyền dịch, chống phù não, phục hồi tế bào thần kinh...

Châm cứu hoặc bấm huyệt: ấn đường, bách hội, nhân trung, đại trùy, thần môn.

Hội chứng co giật

-  Nguyên nhân: chủ yếu do mất nhiều nước, muối hoặc mất nhiều vitamin B, C, đặc biệt là mất nhiều Ca++.

Triệu chứng:

+ Nạn nhân cảm thấy: mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, đau nhiều cơ.

+ Triệu chứng chính là co cứng các cơ:

Cơ cẳng chân: 31%

  Cơ cẳng tay: 18-5%.

Bàn ngón tay: 18,2%.

Bàn chân: 14,5%.

Đôi khi co cứng cơ bụng, cơ hoành.

Thân nhiệt không tăng hoặc tăng ít trước khi co cơ.

Trường hợp nặng: nạn nhân khó thở, da khô lạnh, xanh xao, tím môi, tiếng tim nhỏ yếu. Xét nghiệm máu: hồng cầu tăng do máu bị cô đặc; Na+ giảm, Ca++ giảm...; Xét nghiệm nước tiểu: Na+, Cl trong nước tiểu giảm.

Xử trí:                   

Truyền dịch bù nước, điện giải.

Cho thuốc trợ tim, mạch.

Cho các vitamin : B, C.

Cho uống nước chè đường nóng.

Hội chứng mệt lả do nhiệt

-  Có thể gặp trong lao động nặng, môi trường lao động quá nóng hoặc vừa.

-  Mệt lả là do mất nhiều nước, muối kết hợp với tiêu hao năng lượng nhiều.

Triệu chứng:

+ Nạn nhân cảm thấy khát nước, mệt nổi, buồn nôn, sức lực yếu đi rất nhiều.

Rối loạn thần kinh trung ương, có khi co cứng cơ.

Trường hợp nặng có thể kèm theo sốt cao, mê sảng, hôn mê; Mệt mỏi do mất nhiều muối khoáng thường gặp ở người bị mất  nhiều nước nhưng khi bổ sung nước lại thiếu muối làm cho lượng muối khoáng sụt nhanh, dẫn đến cơ thể không thích nghi kịp, ở đây vai trò chính là của calci và kali.

Triệu chứng:

+ Nạn nhân cảm thấy mệt, đau đầu, chán ăn, nôn mửa, hoặc ỉa chảy.

Có thể có co giật các cơ, đặc biệt khi uống càng nhiều nước càng co giật mạnh.

Nét mặt đau khổ, da xanh, tái tím.

Huyết áp giảm, nhịp tim nhanh.

Xử trí: truyền dịch: muối đường đẳng trương.

 

Những bệnh đặc hiệu do bức xạ nhiệt

-  Đục nhân mắt nghề nghiệp do tia hồng ngoại.

-  Hồng ban da nghề nghiệp do tia tử ngoại.

-  Viêm mắt do tia lửa hàn.

-  Viêm giác mạc kết mạc cấp tính do kế quang.

-  Sạm da do tia tử ngoại.

Nhiều bệnh tiêu hóa, tiết niệu cũng tăng trong lao động nóng.​