Hội thảo "Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Cơ sở lý luận, thực tiễn thể chế hóa và sử dụng quỹ ở Việt Nam"
24/10/2022 | 14:38 PM
|
Ngày 21/10/2022, Viện KH An toàn và Vệ sinh lao động đã tổ chức Hội thảo: "Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Cơ sở lý luận, thực tiễn thể chế hóa và sử dụng quỹ ở Việt Nam" nằm trong khuôn khổ Nhiệm vụ KH&CN "Nghiên cứu cơ sở Khoa học để hoàn thiện cơ chế chính sách Bảo hiểm bắt buộc TNLĐ và BNN trong điều kiện Việt Nam đến năm 2035".
Ban chủ trì hội thảo gồm có: TS. Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐTB&XH; TS.Đỗ Trần Hải, Nguyên Viện trưởng Viện KH An toàn và Vệ sinh lao động, Chủ nhiệm nhiệm vụ.
TS. Đỗ Trần Hải phát biểu khai mạc Hội thảo
Đến dự Hội thảo có các cán bộ nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực Chính sách Lao động, Tiền lương và An toàn Vệ sinh lao động từ nhiều cơ quan như: Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động VN, Bảo hiểm Xã hội VN, Hội KHKT An toàn và Vệ sinh lao động VN, Viện KH An toàn và Vệ sinh lao động…
TS. Hà Tất Thắng phát biểu tại Hội thảo
Theo Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020 về Quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ Bảo hiểm TNLĐ&BNN thì ở nước ta hiện nay có 2 mức đóng là 0,5% và 0,3%, (mức 0,3% dành cho Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ&BNN có đủ điều kiện quy định, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc đóng và chi trả Bảo hiểm TNLĐ&BNN còn nhiều hạn chế và cần tiếp tục hoàn thiện. Trong khuôn khổ chương trình phối hợp hoạt động giữa Tổng Liên đoàn và Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn giao Viện KH An toàn và Vệ sinh lao động thực hiện nhiệm vụ "Nghiên cứu cơ sở khoa học để hoàn thiện cơ chế chính sách Bảo hiểm bắt buộc TNLĐ và BNN trong điều kiện Việt Nam đến năm 2035", Viện KH An toàn và Vệ sinh lao động và ban chủ nhiệm nhiệm vụ tổ chức hội thảo Khoa học với mục đích thu thập, tổng hợp ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của nhiệm vụ.
Trong khuôn khổ của buổi Hội thảo đã có 05 tham luận và nhiều ý kiến đóng góp được trình bày. Các tham luận bao gồm:
Một số nét tổng quan về tình hình Bảo hiểm TNLĐ và BNN trên thế giới, khu vực và ở Việt Nam
Xây dựng hệ số gia tăng thiệt hại do TNLĐ gây tử vong - mất vốn con người.
Tình hình và một số vấn đề liên quan đến sử dụng quỹ Bảo hiểm TNLĐ và BNN.
Tình hình TNLĐ và BNN trong hoạt động sản xuất, dịch vụ ở VN và nhu cầu khách quan Bảo hiểm TNLĐ và BNN.
Một số trọng tâm nghiên cứu hoàn thiện chính sách bảo hiểm TNLĐ và BNN ở nước ta tầm nhìn đến năm 2035.
Nhìn chung các tham luận và ý kiến đều đề cập đến vấn đề đang tồn tại trong việc thu và sử dụng quỹ bảo hiểm TNLĐ và BNN ở nước ta hiện nay như: Việc khó khăn trong công tác xác định mức độ TNLĐ và BNN để làm căn cứ chi trả bảo hiểm; Phạm vi đóng bảo hiểm TNLĐ và BNN còn hạn hẹp và cần được mở rộng; Trong việc sử dụng quỹ bảo hiểm TNLĐ và BNN cần cân nhắc, cân đối về mức chi cho các hoạt động phòng ngừa TNLĐ&BNN, chi trả cho NLĐ bị TNLĐ và trợ cấp cho NLĐ bị mắc BNN; Những kinh nghiệm của nước ngoài cần được tham khảo và chọn lọc để phù hợp với tình hình lao động của Việt Nam…
Kết thúc buổi hội thảo, TS.Đỗ Trần Hải đã thay mặt Ban tổ chức Hội thảo tóm lược, cám ơn và tiếp thu những báo cáo thực trạng và ý kiến đề xuất của các chuyên gia, các nhà khoa học, đồng thời cũng mong tiếp tục nhận được những tham luận, ý kiến đóng góp hơn nữa để hoàn thiện mục tiêu lớn của nhiệm vụ.
Nguồn : Vnniosh.vn
Tin liên quan
- Ngộ độc nhôm do dùng phèn chua liên tục chữa hôi nách nhiều năm
- Làm nghề nào dễ mắc bệnh bụi phổi?
- Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024
- Quảng Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp bụi phổi silic nghề nghiệp
- Sở Y tế Quảng Bình: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
- Bộ Quốc phòng tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp
- Cao Bằng: Phòng, tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp