Mô hình mạng lưới thông tin tư vấn về vận chuyển cấp cứu và chăm sóc chấn thương tại Việt Nam
17/06/2008 | 05:00 AM
Với mong muốn gúp phần giảm tỷ lệ mắc và tử vong do thương tích trước khi đến viện,
MÔ HÌNH MẠNG LƯỚI THÔNG TIN TƯ VẤN
VỀ VẬN CHUYỂN CẤP CỨU VÀ CHĂM SÓC
CHẤN THƯƠNG TẠI VIỆT NAM
Với mong muốn gúp phần giảm tỷ lệ mắc và tử vong do thương tích trước khi đến viện, Dự án Nâng cao năng lực điều phối thông tin cho cộng đồng về vận chuyển cấp cứu và chăm sóc chấn thương sau gần 2 năm hoạt động đó thiết lập được mạng lưới thông tin tư vấn phục vụ cho cộng đồng về vận chuyển cấp cứu và chăm sóc chấn thương từ thỏng 9/2007. Mạng lưới thông tin tư vấn được thống nhất và phối kết hợp giữa các đơn vị tham gia dự án, được cam kết thông qua văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị cụ thể. Hiện nay, mạng lưới gồm 4 bệnh viện trung ương: Việt Đức, Bạch Mai, Viện Bỏng và Bệnh viện Trung ương Huế; 7 đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội: Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 và các bệnh viện: Đống Đa, Thanh Nhàn, Đức Giang, Y học cổ truyền, Saint Paul, huyện Đông Anh; 05 đơn vị thuộc Sở Y tế Thừa Thiên Huế: Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 và các bệnh viện: huyện Phù Lộc, huyện Phong Điền, huyện Phù Vang, thành phố Huế. Mỗi đơn vị đều có cán bộ đầu mối do lãnh đạo bệnh viện cử. Cán bộ đầu mối thuộc các bệnh viện trung ương và văn phòng dự án gồm 16 cán bộ, 25 cán bộ của các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội và 17 cán bộ của các đơn vị thuộc Sở Y tế Thừa Thiên Huế. Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 là đơn vị chịu trách nhiệm tư vấn cho cộng đồng và vận chuyển cấp cứu cuả các bệnh viện là đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận bệnh nhân từ trung tâm vận chuyển cấp cứu 115. Số liệu báo cáo về tình hình tai nạn thương tích và tiếp nhận bệnh nhân sẽ được báo cáo và thống kê hàng tháng.
Để hỗ trợ cho mạng lưới thông tin tư vấn đi vào hoạt động một cách thuận lợi và hiệu quả, Ban quản lý đó cung cấp trang thiết bị gồm: máy tính, máy in, bộ đàm, tổng đài bộ đàm cho các đơn vị để có thể liên lạc và cập nhật thông tin thường xuyên vào máy tính theo mẫu báo cáo và gửi về Ban quản lý tổng hợp. Tài liệu hướng dẫn tư vấn cho cộng đồng về chăm sóc chấn thương và vận chuyển cấp cứu đó được Ban quản lý tập huấn và phân phối cho các đơn vị. Bên cạnh đó, Ban quản lý còn tuyên truyền và quảng cáo về dịch vụ thông qua tờ rơi, áp phích cũng đó được phân phối và sử dụng tuyên truyền. Phần mềm tra cứu bản đồ, địa điểm người bị nạn, số giường bệnh, số điện thoại, bỏo cỏo tổng hợp cũng đó được xây dựng và tập huấn.
Trong quá trình xây dựng thí điểm mạng lưới tư vấn, Ban quản lý cũng giám sát hoạt động hàng tháng và đánh giá những khó khăn, rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra những kế hoạch triển khai sắp tới để giúp cho dự án hoàn thiện hơn. Sau khi mạng lưới đi vào hoạt động, Ban quản lý dự kiến sẽ thường xuyên đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị, thu thập biểu mẫu báo cáo và tổng hợp số liệu, đánh giá tỷ lệ tử vong trước bệnh viện so với điều tra ban đầu của dự án, khả năng đáp ứng vận chuyển cấp cứu của 115 và khả năng tiếp nhận bệnh nhân của các bệnh viện, đánh giá tác động của dự án đối với người được hưởng lợi. Trong tương lai, Ban quản lý cũng mong muốn giữa các đơn vị tham gia dự án có thể biết được thông tin về khả năng đáp ứng giường bệnh, khả năng tiếp nhận bệnh nhân giữa các bệnh viện thụng qua mạng được nối với máy chủ và đăng ký với Công ty điện toán và truyền dữ liệu VDC.
Tin liên quan
- Sơ, cấp cứu kịp thời: hạn chế những biến chứng, chấn thương cho nạn nhân tai nạn giao thông
- Cách sơ cứu khi bị điện giật
- Kỹ năng sơ cứu nạn nhân tai nạn giao thông ngay tại hiện trường
- TÌNH HÌNH SƠ CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN TẠI HÀ NỘI, HƯNG YÊN, THỪA THIÊN HUẾ, TP HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỒNG NAI NĂM 2011
- HỆ THỐNG CHĂM SÓC CHẤN THƯƠNG TRƯỚC VIỆN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2011
- Tập huấn cấp cứu y tế và chăm sóc chấn thương do tai nạn giao thông
- Đánh giá kết quả sau một năm thực hiện chương trình