Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ hai về phòng chống tai nạn thương tích ngày 26/10/2011

26/10/2011 | 05:00 AM

 | 

Tham dự và chủ trì Hội nghị có PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Jean Dupraz, Phó Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Huy Nga Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh Hải Dương, Hà Nam, Hà Tĩnh, Thái Nguyên cùng sự có mặt của hơn 300 đại biểu đến từ các Bộ,ngành liên quan, các cơ quan y tế TW thuộc Bộ Y tế, trên 50 tỉnh/thành phố trong cả nước, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế và các cơ quan thông tấn báo chí tại Hà Nội

 

Tham dự và chủ trì Hội nghị có PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Jean Dupraz, Phó Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Huy Nga Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh Hải Dương, Hà Nam, Hà Tĩnh, Thái Nguyên cùng sự có mặt của hơn 300 đại biểu đến từ các Bộ,ngành liên quan, các cơ quan y tế TW thuộc Bộ Y tế, trên 50 tỉnh/thành phố trong cả nước, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế và các cơ quan thông tấn báo chí tại Hà Nội


 

Toàn cảnh Hội nghị


Phát biểu và chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đã nhấn mạnh mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song công tác PCTNTT, xây dựng cộng đồng ở Việt Nam cũng còn gặp nhiều khó khăn và thách thức.Tai nạn giao thông, đuối nước, tai nạn lao động còn cao... Hiện chưa có cơ quan điều phối công tác PCTNTT nên hoạt động chỉ đạo và phối kết hợp giữa các Bộ/ngành còn yếu. Nhận thức của người dân về PCTNTT dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa cao. Mỗi năm ngành y tế thống kê được trên 900.000 người bị tai nạn thương tích (TNTT), trong đó có đến 34.000 người tử vong, chiếm 11-12% tổng số tử vong toàn quốc.


Các báo cáo viên trình bày tại Hội nghị
Cùng chung quan điểm với Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Jean Dupraz, Phó Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng cho rằng h
ội nghị là cách tốt nhất để đảm bảo việc chia sẻ rộng rãi những phát hiện chính sách và khuyến nghị liên quan đến nhiều hoạt động PCTNTT đã được thực hiện tại Việt Nam. Việc phổ biến những kết quả đã đạt được tới những nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách quốc gia có vai trò hết sức quan trọng trong công tác PCTNTT nói chung ở Việt Nam.

Hội nghị đã ghi nhận 69 báo cáo, trong đó có 04 báo cáo tại phiên khai mạc, 09 báo cáo tại 03 phiên toàn thể và 48 báo cáo tại các phiên chuyên đề khác nhau bao gồm tai nạn giao thông, tai nạn thương tích trẻ em, tai nạn lao động, giám sát tai nạn thương tích, tăng cường chăm sóc chấn thương thiết yếu và kinh nghiệm triển khai, đánh giá các chính sách, chương trình can thiệp PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn. Các báo cáo của Hội nghị đã cho thấy TNTT tại Việt Nam đã có dấu hiệu giảm nhưng chưa rõ rệt. Các nguyên nhân TNTT hàng đầu vẫn là tai nạn giao thông, đuối nước và tai nạn lao động. Trẻ em vẫn là đối tượng dễ bị tổn thương do TNTT. Các nội dung nghiên cứu đa dạng phong phú và bắt đầu phân tích được một số yếu tố liên quan đến TNTT như rượu bia với lái xe, đuối nước, bỏng cũng như hiệu quả của chăm sóc chấn thương trước viện. Các mô hình can thiệp đã bước đầu được đánh giá là có hiệu quả. Hiện tại, Việt Nam có nhiều hệ thống cung cấp số liệu TNTT nhưng chưa phản ánh đầy đủ tình hình TNTT trên toàn quốc, và chưa có sự thống nhất giữa các nguồn số liệu giữa các Bộ/ngành. Thêm vào đó, vấn đề cưỡng chế thi hành luật được đề cập trong nhiều báo cáo và được đề xuất cần tăng cường trong thời gian tới.


 
Bên lề Hội nghị, các hoạt động triển lãm và truyền thông được tổ chức hết sức đa dạng và phong phú với các tranh ảnh, poster, tờ rơi, băng đĩa và panô về các hoạt động và kinh nghiệm trong PCTNTT của Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và một số địa phương tích cực trong công tác này bao gồm Ninh Bình, Cần Thơ, Hà Nội và Hải Dương.

 


Trả lời phỏng vấn của báo chí tại Hội nghị
Hội nghị đã đưa ra một số đề xuất về định hướng nghiên cứu trong thời gian tới như tiếp tục tập trung vào một số loại hình TNTT có nguy cơ tử vong cao. Đối với tai nạn giao thông, cần tập trung và đánh giá hiệu quả và chất lượng mũ bảo hiểm, hậu quả của uống rượu với lái xe, xây dựng công đồng an toàn phòng chống tai nạn giao thông, đánh giá hiệu quả thực thi các văn bản về an toàn giao thông để kịp thời chỉnh sửa và bổ sung. Đối với tai nạn thương tích trẻ em, cần tiếp tục chú ý đến các nguy cơ và nguyên nhân gây tai nạn. Thêm vào đó, vấn đề chăm sóc chấn thương cần được tiếp tục tập trung nghiên cứu về chất lượng điều trị tại viện và đánh giá hiệu quả của sơ cấp cứu ban đầu cũng như chăm sóc chấn thương trước viện. Các hình thức phổ biến, chia sẻ kết quả nghiên cứu cho công tác xây dựng chính sách và triển khai các mô hình can thiệp tại cộng đồng cần được tăng cường.

Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ ba về PCTNTT dự kiến sẽ được tổ chức vào năm 2013.