HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hội thảo góp ý dự thảo "Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khoẻ"

Thứ Sáu, ngày 17/05/2024 02:16

Công bố lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần 2

Thứ Tư, ngày 15/05/2024 07:57

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Giám đốc phụ trách kinh tế Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Tư, ngày 15/05/2024 07:49

Bộ Y tế họp về cán bộ Bệnh viện Mắt Trung ương

Thứ Tư, ngày 15/05/2024 01:30

Triển khai hiệu quả việc đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025

Thứ Ba, ngày 14/05/2024 09:22

Khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam

Thứ Ba, ngày 14/05/2024 09:13

Việt Nam mong muốn WHO giúp nâng cao năng lực y tế dự phòng, sản xuất vaccine, mua sắm thuốc

Thứ Hai, ngày 13/05/2024 07:40

Phát triển y tế cơ sở người dân đến khám chữa bệnh hài lòng hơn, cán bộ y tế làm việc trong điều kiện tốt hơn

Thứ Hai, ngày 13/05/2024 03:55

Khoảng 7 triệu người Việt sống trong vùng sốt rét lưu hành, phải nỗ lực để loại trừ bệnh này vào năm 2030

Thứ Hai, ngày 13/05/2024 02:32

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương

Thứ Hai, ngày 13/05/2024 01:30

Về đích đúng hạn để đổi mới y tế cơ sở

Chủ Nhật, ngày 12/05/2024 02:39

Đảm bảo người dân có được những liều vắc xin an toàn, hiệu quả

Thứ Sáu, ngày 10/05/2024 09:44

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Viện trưởng Viện Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường

Thứ Sáu, ngày 10/05/2024 09:39

Bộ Y tế trao tặng Kỷ niệm chương “Vì Sức khỏe nhân dân” cho Giám đốc dự án USAID/PATH STEPS, Giám đốc chương trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu, Tổ chức PATH Toàn cầu

Thứ Sáu, ngày 10/05/2024 06:47

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, động viên nữ bác sĩ nội trú bị tai nạn hy hữu

Thứ Năm, ngày 09/05/2024 07:41

Ngành Y tế phát động Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024

Thứ Năm, ngày 09/05/2024 04:09

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Công ty TNHH Boehringer Inglheim Việt Nam

Thứ Tư, ngày 08/05/2024 01:37

Bàn giao xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên

Thứ Tư, ngày 08/05/2024 01:33

Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

Thứ Tư, ngày 08/05/2024 01:30

Bộ Y tế họp triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính năm 2024

Thứ Tư, ngày 08/05/2024 01:00

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Ngộ độc, suy thận vì bổ sung vitamin D không đúng cách

02/05/2024 | 16:26 PM

 | 

Việc cha mẹ sử dụng vitamin D cho trẻ không đúng chỉ dẫn về liều lượng của các bác sĩ có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc nghiêm trọng.

Tiến sĩ, bác sĩ Thái Thiên Nam đang thăm khám cho bệnh nhi ngộ độc vitamin D.

Tiến sĩ, bác sĩ Thái Thiên Nam đang thăm khám cho bệnh nhi ngộ độc vitamin D.

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi N.V (6 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng quấy khóc, nôn, đi tiểu nhiều, có dấu hiệu mất nước nặng và giảm 0,7kg trong vòng 1 tháng do ngộ độc vitamin D.

Khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhi cho biết, trước khi nhập viện 3 tháng, gia đình được một người quen cho 2 lọ vitamin D3+K2 có hình thức bên ngoài giống nhau (1 lọ dành cho người lớn và 1 lọ dành cho trẻ em).

Tuy nhiên, do nghĩ cả 2 lọ vitamin D này đều dùng được cho trẻ em đã cho bé N.V uống nhầm lọ vitamin D3+K2 MK7 5000IE/ 200μg dành cho người lớn với liều lượng 3 giọt/ngày (5.000UI/giọt), có nghĩa là trẻ đã uống ~ 15.000 UI/ngày (cao gấp nhiều lần liều lượng tối đa vitamin D dùng cho trẻ 6 tháng tuổi), chỉ khi bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống thì gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Tiến sĩ, bác sĩ Thái Thiên Nam, Phó Trưởng khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương vì nôn, tiểu nhiều, sụt cân trong 1 tháng. Ngay sau khi trẻ nhập viện, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, kết quả cho thấy trẻ bị tăng canxi máu toàn phần: 5mmol/L (giới hạn bình thường: 2.1 – 2.4 mmol/L), tăng canxi ion hóa: 2.19mmol/L (giới hạn bình thường: 1.15 – 1.3 mmol/L), nồng độ vitamin D3 tăng rất cao: 1.320ng/ml (giới hạn bình thường:50 – 250 ng/ml).

Ngộ độc, suy thận vì bổ sung vitamin D không đúng cách ảnh 1

Lọ vitamin D 5000 IE +200 μg dành cho người lớn (bên trái) mà trẻ được cho uống nhầm (Ảnh gia đình cung cấp).

Tại khoa Thận và Lọc máu, trẻ được chỉ định ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D, truyền dịch và dùng thuốc lợi tiểu để bù lại lượng dịch mất do nôn, tiểu nhiều và đào thải canxi máu,…

Sau 5 ngày điều trị, trẻ đã hết nôn, không còn trình trạng mất nước, canxi toàn phần giảm từ 5mmol/L xuống còn 3 mmol/l. Tuy nhiên, trẻ vẫn còn đi tiểu nhiều.

Theo kế hoạch trẻ vẫn tiếp tục tạm ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D trong vòng ít nhất 6 tháng, truyền dịch để bù lại lượng dịch mất và tăng đào thải canxi máu. Sau khi trẻ ra viện sẽ được tái khám định kỳ 2 tuần/lần để kiểm tra biến chứng sỏi thận, lắng đọng canxi ở các cơ quan khác có thể xảy ra.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Thái Thiên Nam, ngộ độc vitamin D là tình trạng hiếm gặp và khó chẩn đoán vì triệu chứng không đặc hiệu. Tuy nhiên tại Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng năm vẫn tiếp nhận một số trường hợp trẻ ngộ độc vitamin D. Nguyên nhân thường do cha mẹ bổ sung vitamin D liều quá cao cho trẻ trong thời gian dài, không phải do chế độ ăn hay do tiếp xúc với ánh nắng.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nội tiết, liều dùng tối đa đối với vitamin D ở trẻ như sau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi là 1.000UI/ngày; trẻ 12 tháng tuổi, liều là 1.500UI/ngày; trẻ từ 1 tới 3 tuổi là 2.500UI/ngày; trẻ từ 4-8 tuổi là 3.000UI/ngày và trẻ trên 9 tuổi là 4.000UI/ngày. Ngoài ra, có những trường hợp liều ngộ độc vitamin D có thể cao hoặc thấp hơn các mức nêu trên tùy thuộc vào từng thể trạng của trẻ.

Việc cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng vitamin D quá liều có thể gây ngộ độc nhưng triệu chứng ngộ độc sẽ không xảy ra ngay mà khoảng một vài tháng hay thậm chí là một vài năm sau.

Khi bị ngộ độc vitamin D, trong máu của trẻ sẽ bị lắng đọng nhiều canxi, dẫn đến tình trạng chán ăn, giảm cân, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, vôi hóa ống thận, suy thận,…Nếu không sớm phát hiện ra tình trạng này thì trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Để bảo đảm an toàn cho trẻ, các bậc cha mẹ cần lưu ý không nên tự ý mua các thực phẩm chức năng, các loại vitamin thuốc cho trẻ uống khi chưa có chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ. Khi cần dùng thuốc cho trẻ phải được bác sĩ kê đơn, không lấy thuốc của người lớn hoặc thuốc của trẻ khác cho trẻ dùng.

Các loại thuốc, vitamin cần để xa tầm tay của trẻ nhỏ hoặc để vào tủ riêng và có khóa; Các loại thuốc, vitamin, cần được bảo quản ở nơi khô ráo, đựng trong hộp, lọ kín, có nhãn mác, hướng dẫn sử dụng đi kèm và hạn sử dụng.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tủ thuốc của gia đình, không được tiếp tục sử dụng thuốc bị hỏng hay thuốc đã quá hạn; Khi uống thuốc không nên để trẻ nhìn thấy vì trẻ sẽ bắt chước làm theo.

Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần phải nắm rõ công dụng, liều lượng, đối tượng sử dụng của từng loại thuốc, vitamin và dùng đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến