MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2022 VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2023 CỦA CỤC QUẢN LÝ DƯỢC, BỘ Y TẾ

30/12/2022 | 10:05 AM

 | 

 

Ngay từ đầu năm, công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, nhất là việc giải quyết thủ tục hành chính được lãnh đạo Cục quản lý Dược đặc biệt quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế, năm 2022, Cục đã ban hành các kế hoạch, văn bản triển khai công tác cải cách hành chính năm 2022, trong đó tập trung các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế được chỉ ra trong qua kết quả đánh giá, xếp loại Chỉ số CCHC năm 2021 của Cục và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí có trách nhiệm liên quan. Qua thực hiện, công tác CCHC năm 2022 của Cục đã đạt được một số kết quả như sau:

Công tác rà soát được thực hiện thường xuyên, ổn định, đạt kết quả tốt, góp phần hoàn thiện việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Số văn bản được giao xây dựng đến thời điểm báo cáo: Chương trình chính thức gồm 03 văn bản; chương trình chuẩn bị gồm 04 văn bản; các văn bản không có trong Kế hoạch xây dựng văn bản của Bộ Y tế năm 2022 nhưng có trong Kế hoạch xây dựng văn bản của Cục Quản lý Dược năm 2022 theo Quyết định số 48/QĐ-QLD ngày 28/01/2022 gồm 03 văn bản; số văn bản đã được ban hành đến thời điểm báo cáo: 5; số văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra theo quy định: phối hợp với Vụ Pháp chế kiểm tra 03 văn bản; số văn bản quy phạm pháp luật được xử lý sau kiểm tra theo quy định: 03; số văn bản quy phạm pháp luật được rà soát: 14.

Về Cải cách thủ tục hành chính, số TTHC được ban hành mới trong năm: 09 TTHC; số TTHC được công bố, cập nhật trong năm: 03 TTHC; số TTHC được công bố bãi bỏ trong năm: 09 TTHC; số TTHC đơn vị đang triển khai thực hiện: 99 TTHC.

Về cải cách tổ chức bộ máy, số lượng các tổ chức thuộc đơn vị: Văn phòng Cục, 06 phòng chuyên môn và 01 đơn vị sự nghiệp; số biên chế hành chính được giao của đơn vị: 96 biên chế; số cán bộ công chức hiện tại của đơn vị: 91 biên chế; số cán bộ hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP: 6 cán bộ; số các nội dung chuyên môn thuộc thẩm quyền của đơn vị được phân cấp cho các đơn vị, địa phương thực hiện: 35 TTHC được phân cấp cho địa phương thực hiện, 04 TTHC cấp trung ương được phân cấp cho các đơn vị khác thực hiện.

Về cải cách chế độ công vụ, việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung Đề án vị trí việc làm của đơn vị: Đề án vị trí việc làm theo chức năng nhiệm vụ mới của Cục Quản lý Dược đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt; số lượng cán bộ, công chức được bố trí theo đúng đề án vị trí việc làm: 100%; việc tổ chức tuyển dụng theo quy định và số lượng cán bộ, công chức được tuyển dụng mới trong năm: 10; số cán bộ lãnh đạo quản lý của đơn vị được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại: 06; việc đánh giá, kết quả đánh giá phân loại công chức của đơn vị: được tổ chức thường xuyên, đúng quy định; số cán bộ, công chức bị kỷ luật trong năm, hình thức kỷ luật: 02

 

 

 

 

 

Về cải cách tài chính công, Cục Quản lý Dược sử dụng có hiệu quả ngân sách và nguồn kinh phí được trích lại để sử dụng trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra; thực hiện cơ chế khoán biên chế, kinh phí hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ tạo điều kiện phát huy tính tự chủ trong quản lý đồng thời tạo sự năng động, chủ động trong điều hành các hoạt động của Cục: Cục đã chủ động phân bổ, sử dụng các khoản kinh phí thường xuyên trong tổng mức kinh phí được giao một cách hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.

Trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, việc quản lý văn bản đi, đến: Đã triển khai 100% gửi và nhận các văn bản đến/từ các đơn vị thuộc Bộ trên hệ thống V. Office (trừ các văn bản mật). Về triển khai thực hiện các thủ tục hành chính, Cục đã hoàn thành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp được tích hợp lên cổng dịch vụ công của Bộ Y tế đối với tất cả các TTHC lĩnh vực dược, mỹ phẩm được thực hiện tại Cục. Đồng thời, Cục Quản lý Dược đã thực hiện tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia đối với 06 TTHC; đã hoàn thành kết nối, tham gia Cơ chế một cửa quốc gia đối với 26 thủ tục hành chính; đã phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin xây dựng và triển khai các phần mềm phục vụ công tác giải quyết TTHC và công tác tác nghiệp chung của Cục, cụ thể: (1) Phần mềm Quản lý đăng ký thuốc; (2) Phần mềm Kê khai giá thuốc; (3) Phần mềm thông tin, quảng cáo thuốc; (4) Phần mềm Thanh tra Dược và Mỹ phẩm; (5) Phần mềm Quản lý kinh doanh dược; (6) Phần mềm Quản lý chất lượng thuốc và (7) Phần mềm quản lý dữ liệu dùng chung và đăng nhập tập trung. Đồng thời, đã hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong đăng ký thuốc, quản lý giá thuốc và chuẩn bị tiến hành triển khai chính thức trên hệ thống trực tuyến; kết quả giải quyết của nhiều TTHC đã được Cục Quản lý Dược thực hiện công khai trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược hoặc trên Hệ thống phần mềm trực tuyến kết nối cơ chế Một cửa Quốc gia, cụ thể: Các THHC liên quan đến quản lý giá thuốc, quản lý chất lượng thuốc, đăng ký thuốc, quản lý kinh doanh dược và quản lý mỹ phẩm để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Về thực hiện số hóa, chuyển đổi số trong lĩnh vực dược, Cục Quản lý Dược đã thực hiện số hóa ngành dược với các kết quả: (1) Hoàn thành kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc 63/63 tỉnh/thành phố; xây dựng Ngân hàng dữ liệu ngành dược cung cấp thông tin, dữ liệu của 15.230 thuốc đang được cấp phép lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam tại địa chỉ ttps://drugbank.vn; (3) Xây dựng Cơ sở dữ liệu về chứng chỉ hành nghề dược và cơ sở kinh doanh dược với thông tin về toàn bộ các cơ sở kinh doanh dược (421 cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu, 5.051 cơ sở bán buôn, 63.722 cơ sở bán lẻ thuốc) và 127.603 chứng chỉ hành nghề đã được cấp trên toàn quốc (địa chỉ: http://kdhnduoc.dav.gov.vn); (4) Xây dựng phần mềm báo cáo tồn thuốc, nguyên liệu làm thuốc để có cơ sở dữ liệu theo dõi nguồn cung của các thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam; (5) Xây dựng Cơ sở dữ liệu về mã định danh thuốc, hiện có khoảng 23.500 thuốc được cấp phép lưu hành còn hiệu lực và trong số đó 60% là thuốc kê đơn đã được cấp mã định danh; duy trì tốt việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015, góp phần nâng cao năng lực quản lý trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý Dược đã xây dựng/sửa đổi 13 quy trình thao tác chuẩn phục vụ cho công tác tác nghiệp (xây dựng mới 06 quy trình và sửa đổi/bổ sung 07 quy trình).

Trong công tác chỉ đạo, điều hành, Cục đã ban hành 48 văn bản chỉ đạo, điều hành của đơn vị có liên quan đến CCHC; số báo cáo liên quan đến CCHC, báo cáo hoạt động được ban hành trong năm: 07; việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện CCHC: 02 văn bản đôn đốc; số nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng CP được giao trong năm: 14; số nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng CP được hoàn thành năm: 14.

 

 

 

 

 

Cục cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 là:

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, đề án theo đúng kế hoạch được Lãnh đạo Bộ phê duyệt, trong đó Cục Quản lý Dược đặt trọng tâm vào việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược 2016, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 93/2016/NĐ-CP; phối hợp với Vụ Pháp chế và các Vụ/Cục có liên quan xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế trình Thủ tướng xin ý kiến và dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tăng cường thực hiện phân cấp, phân quyền, cắt giảm/đơn giản hóa TTHC theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1661/QĐ-TTg ngày 04/10/2021, Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, tăng cường công khai minh bạch trong mọi lĩnh vực của Cục; rà soát các quy định, quy chế, các quy trình thao tác chuẩn cho phù hợp với các văn bản QPPL hiện hành; triển khai kết nối liên thông cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc lên Hệ thống Cơ sở dữ liệu dược Quốc gia; triển khai xây dựng và sửa đổi các quy trình tác nghiệp phù hợp với thực tiễn quản lý và thực hiện duy trì tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; tiếp tục hoàn thiện việc kết nối thêm các dịch vụ công trực tuyến với Cơ chế một cửa quốc gia trên nền tảng các dịch vụ công trực tuyến đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công của Bộ Y tế theo đúng lộ trình của Chính phủ.

Nâng cao hiệu quả chất lượng giải quyết thủ tục hành chính:

 

 

 

 

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và công khai, minh bạch các quy trình giải quyết theo từng TTHC hoặc nhóm TTHC; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải tiến cơ chế đăng ký thuốc và tập trung cao độ thực hiện giải quyết các hồ sơ đăng ký thuốc còn tồn đọng; song song xây dựng Đề án đổi mới công tác đăng ký thuốc; tăng cường đào tạo, tập huấn cho các chuyên gia thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc và cho các doanh nghiệp để không ngừng nâng cao chất lượng công tác đăng ký và thẩm định thuốc; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác tác nghiệp, minh bạch hóa ngành dược, triển khai kế hoạch chuyển đổi số ngành dược, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thẩm định hồ sơ đăng ký thuốc, quản lý giá thuốc; tăng cường công tác truyền thông các hoạt động của Cục; cung cấp thông tin liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính, các quy định mới kịp thời cho các đối tượng thực hiện trên website của Cục.

 

 

 

Phòng Kiểm soát TTHC, Văn phòng Bộ

 

 



Tin liên quan