Kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

10/08/2016 | 09:31 AM

 | 

Ngày 25-6-1983, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 28-7-1929, ngày họp Đại hội thành lập Công hội đỏ đầu tiên ở Bắc Kỳ, làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Đại hội đại biểu Công đoàn toàn quốc lần thứ V họp tháng 11-1983 tại thủ đô Hà Nội đã nhất trí thông qua nghị quyết lấy ngày 28-7-1929 làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

                      
​​​10.8 Anh 1.png
Hai mẫu tem về ngôi nhà 15 Hàng Nón - Hà Nội và chân dung đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

 


Từ đó, qua các thời kỳ cách mạng, Công hội đỏ có nhiều tên gọi khác nhau: Công hội đỏ (1929 -1935), Nghiệp đoàn Ái hữu (1936 -1939), Công nhân phản đế (1939-1941), Công nhân cứu quốc (1941-1945), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946-1961), Tổng Công đoàn Việt Nam (1961-1988) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 17-10-1988).
 

 10.8. Anh 1.png
Bộ tem chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V (1983)​

                                                                   

Công hội đỏ Bắc kỳ là tiền thân tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày nay, được thành lập ngày 28-7-1929 tại số nhà 15 Hàng Nón, Hà Nội. Trải qua 85 năm hoạt động, Công đoàn Việt Nam luôn là tổ chức cách mạng, luôn trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Ðảng, lợi ích dân tộc; tổ chức vận động người lao động đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì sự giàu mạnh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân và người lao động. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng quang vinh, Công đoàn Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò là tổ chức duy nhất, có đủ bản lĩnh và năng lực đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của giai cấp công nhân và người lao động. Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH, HÐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Sự ra đời của tổ chức công đoàn Việt Nam

Ngày 28-7-1929 tại số nhà 15 Hàng Nón - Hà Nội, Hội nghị đại biểu Công hội đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất đã khai mạc. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, thay mặt Ban Trị sự lâm thời Bắc Kỳ Lao động Liên hiệp Tổng Công hội báo cáo về tình hình phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam. Hội nghị quyết định thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, thảo luận và thông qua Điều lệ và chương trình hoạt động của Hội, quyết định xuất bản tờ báo "Lao động" làm cơ quan tuyên truyền, và tạp chí "Tổng Công hội đỏ" làm cơ quan lý luận của Hội. Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh phụ trách. Tiếp sau đó, các Tổng Công hội đỏ ở Trung Kỳ và Nam Kỳ được thành lập. Từ năm 1930, Tổng Công hội đỏ đã có cơ sở hoạt động ở khắp trong nước.

 

Nhân dịp  Bưu chính Việt Nam đã phát hành tem chào mừng các Đại hội Công đoàn Việt Nam, liên tục từ Đại hội II (1961) đến Đại hội IX (2003). Đặc biệt, ngày 20-7-1984, Bưu chính Việt Nam đã phát hành bộ tem “Kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam”, mã số 444,  gồm 06 mẫu và 01 bloc, với 02 mẫu đầu thể hiện ngôi nhà 15 Hàng Nón - Hà Nội và chân dung đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1908-1932)./.

 

 
Ngày 25-6-1983, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 28-7-1929, ngày họp Đại hội thành lập Công hội đỏ đầu tiên ở Bắc Kỳ, làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Đại hội đại biểu Công đoàn toàn quốc lần thứ V họp tháng 11-1983 tại thủ đô Hà Nội đã nhất trí thông qua nghị quyết lấy ngày 28-7-1929 làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

 
 
​​

 

Không tìm thấy banner