Thủ tướng đề nghị: Tạo sự chuyển biến mới từ Tổng liên đoàn đến các Công đoàn cơ sở

20/08/2016 | 09:14 AM

 | 

Tại buổi làm việc giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa qua, Thủ tướng nhấn mạnh: Công đoàn các cấp phải nỗ lực vươn lên trong tình hình mới, đổi mới phương thức hoạt động, nhận thức rõ mọi vấn đề để không bị động; chủ động hơn trong nghiên cứu những vấn đề đặt ra về công đoàn, công nhân; dân chủ, công khai minh bạch trong cơ quan hành chính; tạo sự chuyển biến mới từ Tổng Liên đoàn đến các Công đoàn cơ sở. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn lắng nghe tiếng nói, nguyện vọng từ công đoàn, người lao động; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin thường xuyên để giải quyết kịp thời mọi vấn đề.​

                                   20.8.2016 anh 1.jpg

         Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường  cho biết, tình hình việc làm, thu nhập của người lao động đến nay đã có bước cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm như mức lương tối thiểu vùng vẫn chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động; số lượng DN gặp khó khăn phải giải thể, phá sản, ngừng hoạt động vẫn ở mức cao; tình trạng DN nợ đọng, trốn đóng, chiếm dụng tiền BHXH, BHYT hầu như không giảm; đa số công nhân, lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) vẫn phải sống trong các khu nhà trọ với điều kiện sinh hoạt, an ninh trật tự, nhà trẻ, mẫu giáo chưa được quan tâm đúng mức… Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường đề nghị Chính phủ có quy định ưu tiên cho người lao động tại công ty cổ phần có vốn Nhà nước được mua cổ phần khi Nhà nước thoái vốn tại công ty đó; hỗ trợ Tổng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường triển khai đề án xây dựng các thiết chế phục vụ nhu cầu của công nhân lao động tại các KCN, KCX…

                                     20.8.2016 anh 2.jpg

        Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, chúng ta phải nâng cao trình độ nghề nghiệp cho công nhân, nâng cao năng suất lao động, từ đó giải quyết vấn đề tiền lương, thiết thực đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Thủ tướng lưu ý, chính sách của chúng ta phải là xuất phát từ thực tiễn để phục người dân. Điều đó là rất quan trọng đối với Chính phủ kiến tạo, liêm chính, tạo dựng thể chế, vì nhân dân để phát triển. Thủ tướng đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung theo quy chế phối hợp; đặc biệt quan tâm phối hợp chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc đặt ra; các tổ chức công đoàn tiếp tục phát huy vai trò tích cực, động viên phong trào trong công chức, viên chức, người lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất, hoàn thành mọi mục tiêu, nhiệm vụ.

                       20.8.2016 anh 3.jpg

         Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh về xây dựng thiết chế văn hóa cho công nhân như nhà ở, nhà trẻ, công trình thể thao…, coi đây là vấn đề trọng tâm, trong đó phải cấp bách bảo đảm nhà ở ổn định, siêu thị cung cấp hàng hóa, thực phẩm bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý cho người lao động ở các khu công nghiệp tập trung. Các địa phương trong khi chờ thực hiện xây dựng thiết chế đồng bộ thì trước hết, việc cần làm ngay là phải bình ổn giá thuê nhà trọ cho công nhân. Chính phủ đồng ý chủ trương làm thiết chế văn hóa, thể thao tại 15 địa phương có nhiều khu công nghiệp tập trung. Chính quyền địa phương các cấp phải hỗ trợ đất đai, về thuế cho các nhà thầu để giảm giá thành xây dựng. Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì, hoàn thiện đề án liên quan vấn đề này báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Công đoàn, chính quyền các cấp phải coi đây là nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên trong tình hình hiện nay. Khuyến khích xã hội hóa mạnh mẽ, huy động các nguồn lực xã hội xây dựng các thiết chế văn hóa cho công nhân.

           Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn lắng nghe tiếng nói, nguyện vọng từ công đoàn, người lao động; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin thường xuyên để giải quyết kịp thời mọi vấn đề. Chúng ta phải giải quyết hài hòa mọi vấn đề để bảo đảm cho công nhân có quyền lợi lâu dài cũng như cho cả chủ doanh nghiệp. Tổng LĐLĐ Việt Nam phải tích cực vận động, tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho công nhân, người lao động, góp phần tạo môi trường kinh doanh Việt Nam hài hòa, tốt hơn, thuận lợi hơn.

Thủ tướng cũng giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình dự thảo Luật tiền lương tối thiểu để Chính phủ trình Quốc hội đề nghị sớm đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa 14 tại kỳ họp gần nhất. Đối với xác định lộ trình tiền lương tối thiểu, theo quy định tại Điều 91-Bộ Luật lao động, thì việc điều chỉnh tiền lương hàng năm phụ thuộc vào GDP, CPI và tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, hiện nay việc xác định lộ trình tiền lương tối thiểu vẫn đang tích cực nghiên cứu triển khai.

                 20.8.2016 anh 9.jpg

              Các ứng viên điều dưỡng nhận chứng chỉ đi làm việc tại Đức 

            Cho rằng Tổng LĐLĐVN cần chủ động đề xuất kịp thời các nguyện vọng chính đáng của người lao động để Chính phủ có biện pháp giải quyết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý các tổ chức công đoàn cần quan tâm đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân để có năng suất lao động tốt hơn, từ đó, có thu nhập cao hơn; tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và động viên công nhân, viên chức, người lao động thi đua lao động, sản xuất, tạo ra một khí thế lao động mới, góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng đổi mới phương thức quản lý, điều hành tổ chức công đoàn...

 

20.8.2016 anh 8.jpg

                         20.8.2016 anh 8.jpg

                  Ứng viên điều dưỡng Việt Nam nhận visa trước giờ xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài

Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, trước cuộc làm việc này, được sự chỉ đạo của Thủ tướng, ông đã đi khảo sát đời sống công nhân tại một số khu công nghiệp ở các địa phương. Theo Phó Thủ tướng, ở không ít doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì nhiều công nhân phản ánh không thấy rõ sự hiện diện hàng ngày của công đoàn bên cạnh họ. Với việc Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 trao quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH cho tổ chức công đoàn (trước đó là Tổ chức Bảo hiểm Xã hội) thì vai trò của công đoàn đã khác trước. Phó Thủ tướng cho rằng, phải củng cố kiện toàn bộ máy theo dõi tình hình doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

 Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là khi nước ta tham gia TPP, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt vấn đề tổ chức công đoàn phải đổi mới bộ máy tổ chức, hiệu quả hoạt động để có thể “gắn bó máu thịt với công nhân”. “Phải giải quyết hài hòa bài toán giữa tiền lương tối thiểu và năng suất lao động, đây là căn nguyên cho sự phát triển”, Phó Thủ tướng nói.           

Về góc độ đối ngoại, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết còn có “khoảng trống” trong hoạt động công đoàn là việc bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam ở nước ngoài khi hiện nay, chủ yếu vẫn do các cơ quan của Chính phủ như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán thực hiện trong trường hợp người lao động gặp vấn đề nào đó; mong muốn Tổng Liên đoàn LĐVN phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, chỉnh sửa các chính sách, thể chế phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam gia nhập, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động./.


Không tìm thấy banner