Điểm a khoản 7 Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi: “Sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.” Tuy nhiên, quy định này không cụ thể còn chung chung gây khó khăn trong việc xác định lỗi vi phạm. Đề nghị Chính phủ quy định cụ thể hơn (Tây Ninh).

28/05/2020 | 07:58 AM

 | 

Điểm a khoản 7 Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi: “Sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.” Tuy nhiên, quy định này không cụ thể còn chung chung gây khó khăn trong việc xác định lỗi vi phạm. Đề nghị Chính phủ quy định cụ thể hơn (Tây Ninh).

Bộ Y tế xin trả lời như sau:

Các bệnh người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không được mắc khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ, cụ thể “Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiểu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.

Như vậy, trong trường hợp người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được phát hiện mắc các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp gây hậu quả truyền bệnh cho người tiêu dùng thì chủ cơ sở/cơ sở sẽ bị xử lý theo quy định tại Điểm a, Khoản 7, Điều 9 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ.


Thăm dò ý kiến