Chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo mua bảo hiểm y tế của Đảng và Nhà nước ta được quốc tế đánh giá cao

08/06/2014 | 09:00 AM

 | 

Chúng tôi cơ bản nhất trí với Báo cáo kết quả giám sát của UBTVQH và những ý kiến của các ĐBQH.

 9-6-14 BT.png
GS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến 
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế


           Về chính sách xóa đói giảm nghèo và đầu tư cho y tế, đặc biệt là bảo hiểm y tế - một trong những chính sách rất ưu việt của Đảng và Nhà nước ta, thì các chỉ số về xóa đói giảm nghèo của y tế nước ta là những chỉ số và mục tiêu thiên niên kỷ được tổ chức quốc tế đánh giá là một điểm sáng. 

          Tuy nhiên, như nhiều ĐBQH đã phát biểu, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, đặc biệt là thể thấp còi, vấn đề tiếp cận dịch vụ y tế, tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng nghèo đều cao hơn hẳn so với vùng thành thị và những vùng tỷ lệ hộ nghèo giảm. Đặc biệt là sự công bằng trong tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao còn rất thấp ở các tỉnh vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Đối với người nghèo nếu bị ốm thì sẽ rất khó khăn trong thoát nghèo. Nếu người cận nghèo ốm một trận thì có thể thành người nghèo. Như vậy một vùng cộng đồng để nhiều bệnh tật và nghèo đói thì khó có thể phát triển được kinh tế - xã hội. Vì thế đề cập đến y tế, chúng tôi phát biểu mấy khía cạnh về cơ sở vật chất; nhân lực; và tài chính, đặc biệt là bảo hiểm y tế, những giải pháp đã và sẽ làm.

          Về cơ sở vật chất, Chính phủ đã có Quyết định 47 để đầu tư cho khoảng hơn 600 bệnh viện huyện trong cả nước. Đối với bệnh viện tuyến huyện, kể cả vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện khá rõ về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Đối với bệnh viện tỉnh, theo Quyết định 930, nhiều bệnh viện tỉnh ở vùng núi như Lào Cai, Lai Châu, Phú Yên và nhiều tỉnh nữa đã khánh thành những bệnh viện rất khang trang về cơ sở vật chất, thu hút được cán bộ. Tuy nhiên, đối với trạm y tế xã, như các đại biểu đã nói, Chính phủ đã có Quyết định 950 từ năm 2007 nhưng từ đó đến nay cũng chưa tìm được nguồn, kể cả ngân sách lẫn trái phiếu đầu tư, cho nên nhiều trạm y tế xuống cấp, nhiều trạm y tế gần như hư hỏng nặng. Cũng nhiều địa phương đã tự bỏ ngân sách ra xây dựng và nâng cấp nhiều trạm y tế, nhưng vấn đề là thu hút cơ sở vật chất, trang thiết bị, thu hút cán bộ thì thực chất số trạm y tế xuống cấp chỉ có ở một số tỉnh. Hiện nay chúng tôi đang tìm các nguồn, một là xã hội hóa từ các doanh nghiệp, hai là các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại như ở Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế thì tất cả 100% trạm y tế xã đều được xây 2 tầng và có trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia mới. Hiện nay chúng tôi đang đưa vào một nguồn ODA mới của Tây Nguyên giai đoạn 2 để xây dựng trạm y tế xã và một nguồn ODA nữa của Ngân hàng thế giới để phát triển trạm y tế xã cũng như nhân lực đối với tuyến huyện và trạm y tế xã của những vùng khó khăn. Đối với vùng biển đảo, Bộ Y tế đã được Chính phủ phê duyệt đề án y tế biển đảo vào tháng 1.2013, trong đó có việc nâng cấp hệ thống y tế cũng như nhân lực vào chính sách cho vùng biển đảo và hiện đang triển khai.

         Về nhân lực, đúng như các đại biểu nói, với những tỉnh vùng núi, vùng sâu, vùng xa, việc tuyển bác sỹ, đặc biệt là bác sỹ giỏi rất khó, nhiều trạm y tế xã không có bác sỹ về làm việc. Chúng tôi đã có những giải pháp như sau. Thứ nhất, tăng chỉ tiêu đào tạo từ năm 2007 về các loại hình cho miền núi là cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ và đào tạo chính quy, từ năm 2013-2014 trở đi, tỷ lệ bác sỹ ra trường và dược sỹ hàng năm sẽ tăng gần gấp đôi những năm trước. Hiện nay, tỷ lệ bác sỹ trên 10.000 dân đã vượt so với kế hoạch đề ra, nhiều tỉnh chúng tôi đi thăm hầu như bệnh viện tỉnh đã thu hút 1 năm khoảng 20 bác sỹ, nhưng đối với trạm y tế xã vẫn khó khăn. Giải pháp của chúng tôi là trong thông tư mới về tổ chức y tế của tuyến huyện sẽ nhập tất cả các trung tâm y tế huyện và bệnh viện huyện làm một, giảm bớt các đầu mối. Trạm y tế xã sẽ trực thuộc trung tâm y tế. Như vậy trung tâm y tế sẽ có thể điều hành lượng bác sỹ ở bệnh viện huyện xuống làm việc ở trạm y tế xã. Thứ hai,trong tháng này chúng tôi sẽ ban hành một thông tư để thực hiện Quyết định 14 của Thủ tướng Chính phủ là nghĩa vụ luân phiên, các bác sỹ tuyến trên từ Trung ương, tỉnh, huyện sẽ có nghĩa vụ mỗi năm một lần, đặc biệt là các bác sỹ giỏi, về công tác ở địa phương.Thứ ba, chúng tôi đã triển khai đề án thí điểm đưa bác sỹ giỏi, đào tạo chuyên khoa xung phong về 63 huyện nghèo cũng như biển đảo. Thứ tư, chính sách đối với bác sỹ, cán bộ y tế ở vùng 30a và 135 thì hệ số phụ cấp 64 về phụ cấp độc hại, vùng sâu, vùng xa các bác sỹ trạm trưởng và bác sỹ điều trị, cũng như điều dưỡng ở các trạm y tế xã đó, chúng tôi đi phỏng vấn thì lương từ 10 triệu đồng và trạm trưởng là 12 triệu đồng/tháng. Nếu là cán bộ tại chỗ thì họ rất yên tâm, nhưng nếu từ Trung ương về thì rất khó khăn. Cho nên chúng tôi đã ban hành nghĩa vụ xã hội cũng như đề án bác sỹ tình nguyện. Nhưng đối với bác sỹ tình nguyện thì có nghĩa vụ phải làm việc ở đó 3 năm đối với nam, 2 năm đối với nữ. Nhưng quyền lợi thì họ cũng hưởng rất tốt: được tuyển viên chức trước khi đi làm việc và có thể sớm được đào tạo các chuyên khoa hơn so với các bác sỹ bình thường. Ngoài ra, đối với chính sách về tài chính, tức là bảo hiểm y tế thì Chính phủ cũng như Quốc hội đã ban hành nhiều nghị quyết, lần này đặc biệt là sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, hiện nay mua thẻ bảo hiểm với mệnh giá 100% mua cho người nghèo, trước kia đồng chi trả là 5%, nhưng trong luật lần này đã thống nhất người nghèo không phải đồng chi trả. Đối với người cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 70%. Theo luật cũ, người bệnh là hộ cận nghèo phải đồng chi trả 20%, nhưng đối với luật sửa đổi lần này họ chỉ đồng chi trả 5%. Đối vớái người nghèo, người cận nghèo ở vùng khó khăn thì có thể được khám chữa bệnh vượt tuyến trong vi phạm tuyến tỉnh vẫn được thanh toán 100%. Đối với các hộ diêm sinh, học sinh, sinh viên thì Nhà nước hỗ trợ 30-50%. Với chính sách này chúng tôi đề nghị cần xã hội hóa, các doanh nghiệp đã giúp các vùng này, chúng tôi nghĩ thiết thực nhất là mua bảo hiểm y tế cho những hộ cận nghèo bổ sung 30%. Thực ra nhiều tỉnh đã rất quyết liệt thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị và Đề án bảo hiểm y tế toàn dân của Chính phủ đã bỏ kinh phí ngân sách địa phương, rất nhiều địa phương đã mua nốt 30% cho hộ cận nghèo để tăng tỷ lệ bao phủ y tế toàn dân. Chính sách này của Đảng và Nhà nước ta được quốc tế đánh giá rất cao, nhất là đối với một nước mới thoát nghèo như nước ta thì đây là những chính sách rất tốt, bảo đảm an sinh xã hội.

         Một điểm nữa, trong sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế lần này, chúng tôi đề nghị UBTVQH xem xét vấn đề phần kết dư, tức là phần Quỹ bảo hiểm y tế chưa dùng đến thì trích lại 20% cho các địa phương, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, những nơi mà điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế cao chưa nhiều, hộ nghèo nhiều. Cho nên trong trường hợp số kết dư còn nhiều thì trích lại 20% để các địa phương này tăng cường thêm dịch vụ chất lượng y tế, đặc biệt ở tuyến trạm y tế xã.

GS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến 
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế


Thăm dò ý kiến