Cử tri tiếp tục đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân có liên quan đến việc mua bán, sản xuất các loại thực phẩm bẩn, độc hại để bảo vệ sức khỏe nhân dân (TP. Hồ Chí Minh).

28/05/2020 | 07:55 AM

 | 

Cử tri tiếp tục đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân có liên quan đến việc mua bán, sản xuất các loại thực phẩm bẩn, độc hại để bảo vệ sức khỏe nhân dân (TP. Hồ Chí Minh).

Bộ Y tế xin trả lời như sau:

Điều 61 Luật an toàn thực phẩm đã quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: “(i) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; (ii) Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; (iii) Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; (iv) Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương”.

Về nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm tại Khoản 4,5 Điều 3 Luật an toàn thực phẩm quy định: “Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành”. Như vậy, thực phẩm phải được quản lý tất cả quá trình từ nuôi trồng, sơ chế, chế biến, vận chuyển, bảo quản, sản xuất, kinh doanh… phân công ngành chịu trách nhiệm quản lý, ngành phối hợp. Luật an toàn thực phẩm có 04 Điều: 62, 63, 64, 65 phân công trách nhiệm rõ ràng cho 03 Bộ (Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương) và Ủy ban nhân dân các cấp; Chính phủ đã phân công cho 03 Bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, quy định rõ các ngành hàng từng Bộ quản lý (tại Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 02/02/2018); Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm trong đó nghị định thay đổi cơ bản về phương thức quản lý và trách nhiệm phân công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (Bộ Y tế quản lý thực phẩm tại Phụ lục II; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônquản lý thực phẩm tại Phụ lục III; Bộ Công Thương quản lý thực phẩm tại Phụ lục IV) và trách nhiện của Ủy ban nhân cấp tỉnh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Thực hiện Chỉ đạo của Chính phủ Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra kiểm tra theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan quản lý an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương; Bộ Y tế cũng tham mưu cho Chính phủ từng bước nâng cao năng lực cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, thời gian tới Bộ Y tế cùng với các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ có những giải về mô hình quản lý an toàn thực phẩm, trước mắt sẽ thí điểm và mở rộng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận huyện xã phường của 09 tỉnh/thành phố, thực hiện và chỉ đạo các địa phương thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền;  tuyên truyền Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, tại Nghị định quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm răn đe hơn, chỉ quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không quy định hình thức cảnh cáo, tăng mức phạt tiền ở các hành vi, mức phạt tiền tối đa đến 07 lần giá trị hàng hóa vi phạm; quy định nhiều hành vi bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm; xử phạt bổ sung như buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm, buộc tiêu hủy thực phẩm, buộc thu hồi thực phẩm, buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn và các cơ sở vi phạm sẽ được công bố công khai về việc xử phạt theo quy định.

Đặc biệt tại Điều 317 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực từ 01/01/2018 đối với những hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm như: nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng…gây hậu quả làm chết người; gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, Gây tổn hại cho sức khỏe... tùy tính chất mức độ vi phạm có thể sẽ bị phạt tù đến 20 năm. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, thực hiện Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020; Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhân dân, gồm cả giải pháp về mô hình quản lý an toàn thực phẩm, trước mắt sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm đột xuất theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 về tăng cường đấu tranh chống huôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước theo Chỉ thị số 13/CT-TTg và thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại các quận huyện xã phường của 09 tỉnh/thành phố, kết quả thí điểm sẽ là cơ sở để xem xét đề nghị Quốc hội sửa đổi các luật liên quan để áp dụng cho cả nước.


Thăm dò ý kiến