Điểm tin y tế ngày 01/5/2019

02/05/2019 | 14:24 PM

 | 

 

  1.  Không cấm bổ sung vi chất dinh dưỡng vào sữa học đường nhưng phải phù hợp

Theo Quyết định 1340/QĐ-TTg (ngày 8-7-2016 phê duyệt Chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020) thì không cấm việc bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng khác.

Trước việc dư luận đang xôn xao, lo ngại về việc sản phẩm sữa học đường của Vinamilk trong “Chương trình sữa học đường” thực hiện tại Hà Nội có đưa thêm 14 loại vi chất dinh dưỡng vào sản phẩm mà không có thông báo trước, ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế, cho biết, theo Quyết định 1340/QĐ-TTg (ngày 8-7-2016 phê duyệt Chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020) thì không cấm việc bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng khác. Việc bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng khác do doanh nghiệp thực hiện nhưng không được vượt quá so với bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế đưa ra và không vượt quá mức khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng. Việc Vinamilk bổ sung các loại vitamin (10 loại) và khoáng chất (4 loại) là không trái với quy định, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam ở từng độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, thời gian tới, Thanh tra Bộ Y tế sẽ tiếp tục triển khai và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường triển khai các cuộc thanh tra, bao gồm cả thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất

  1.  Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2019 từ ngày 15/4 - 15/5

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5 với chủ đề: "Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng".

Mục tiêu của "Tháng hành động" năm 2019 là tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, các địa phương có đường biên giới, cửa khẩu.

Bên cạnh đó, cần nêu cao vai trò của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đồng thời giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.

Nhiều hoạt động sẽ được triển khai trong Tháng hành động năm nay. Trong đó, chiến dịch tuyên truyền sẽ được tổ chức tập trung từ ngày 1/4 - 15/5; Lễ phát động, hội nghị, hội thảo sẽ diễn ra từ ngày 10-20/4; hoạt động thanh tra, kiểm tra bắt đầu từ ngày 15/4 - 15/5.

Đặc biệt, 6 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành sẽ được thành lập, thực hiện nhiệm vụ thanh, kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố, gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Nam, Đà Nẵng. Bên cạnh 6 đoàn liên ngành Trung ương, các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương cũng tổ chức thanh, kiểm tra đột xuất tại các tỉnh, thành phố nhằm triển khai hiệu quả Tháng hành động.

Ngoài các hoạt động thường xuyên bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, "Tháng hành động" năm 2019 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn.

Trong đó, gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương với các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong đảm bảo an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

Theo thống kê chưa đầy đủ năm 2018 cho thấy, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 14.264 vụ, xử lý 8.446 vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính hơn 19,5 tỷ đồng, số tang vật thu giữ có trị giá hơn 25,9 tỷ đồng. Lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện 6.176 vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, với 5.042 cá nhân, 809 tổ chức vi phạm.

  1.  Người bệnh được hưởng lợi

Thời gian qua, số lượng bệnh viện tư trên địa bàn Hà Nội ngày càng gia tăng nhanh chóng. Trong khi đó, các bệnh viện công đang bước đầu thực hiện tự chủ tài chính. Đây sẽ là thời điểm cạnh tranh quyết liệt về chất lượng, về nguồn nhân lực giữa bệnh viện công - tư để làm sao tạo được niềm tin, giữ được chân người bệnh và giúp người dân được hưởng lợi mỗi khi đi khám, chữa bệnh.

Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc đã tiếp nhận trung bình từ 1.000 đến 1.200 bệnh nhân/ngày. Từ tháng 3-2019, bệnh viện tiếp tục đưa vào hoạt động cơ sở 2 tại 216 Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) với quy mô 7.000m2 được thiết kế theo mô hình “bệnh viện - khách sạn”. Mới đây, qua kiểm tra tại bệnh viện này, bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đánh giá cao các dịch vụ y tế tại đây. Bệnh viện đã đạt 4,3 điểm/5 điểm theo 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 2-2019, trên địa bàn Hà Nội có thêm Bệnh viện Đa khoa Phương Đông (ở phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đi vào hoạt động với quy mô hơn 1.000 giường bệnh, diện tích gần 10ha cùng hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn cao. Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nội còn có rất nhiều bệnh viện tư chất lượng cao như: Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh…

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, sự đóng góp của các cơ sở y tế tư nhân không chỉ dừng lại ở việc giải quyết bài toán quá tải ở bệnh viện công lập, mà còn giúp đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mở ra thêm lựa chọn mới cho người dân trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu, toàn diện. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố có 2.956 cơ sở y tế tư nhân, trong đó có 35 bệnh viện tư. Lực lượng cơ sở y tế tư nhân lớn đang tạo áp lực không nhỏ cho khối bệnh viện công lập. Trong số 42 bệnh viện công lập đa khoa và chuyên khoa trực thuộc ngành Y tế Thủ đô có 18 bệnh viện bước đầu thực hiện tự chủ tài chính.

Ông Đỗ Khắc Huỳnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ, bệnh viện đã phải xây dựng một đội ngũ cán bộ, nhân viên có chuyên môn giỏi và nghiệp vụ tốt, không ngừng bồi dưỡng về y đức cũng như thái độ phục vụ người bệnh. Ngoài ra, để thu hút được người bệnh, bệnh viện còn triển khai đa dạng các loại hình dịch vụ, trong đó tập trung xây dựng những khu khám theo yêu cầu, những khoa, phòng chất lượng cao…

Tuy nhiên, so với bệnh viện tư đã có kinh nghiệm tự chủ tài chính, các bệnh viện công gặp khó khăn hơn. Một trong những khó khăn mà bệnh viện công phải đối mặt, đó là chính sách thu hút nguồn nhân lực. Hiện giám đốc các bệnh viện công đang đau đầu về vấn đề nguồn nhân lực do có không ít bác sĩ “nhảy việc” sang khối y tế tư nhân với các chính sách đãi ngộ tốt hơn.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, dù tự chủ tài chính, các bệnh viện vẫn phải tuân thủ quy định của Nhà nước trong tuyển dụng nhân lực. Đối với bệnh viện tư nhân, họ sẵn sàng sa thải nhân viên nếu làm việc không tốt hoặc tự tuyển chọn nhân viên phù hợp, song với bệnh viện công lập lại không thể.

Sau khi tại một bệnh viện chuyên khoa xảy ra tình trạng 20% y, bác sĩ xin thôi việc, Sở Y tế Hà Nội đã có buổi làm việc với bệnh viện này để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Một trong 3 nguyên nhân khiến các y, bác sĩ xin nghỉ là do mức lương không đủ sống. Tại bệnh viện này, có những bác sĩ có thâm niên, chuyên môn cao nhưng mức lương chưa được 10 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, có bệnh viện tư sẵn sàng mời họ về làm việc với mức lương khoảng 300 triệu đồng/tháng…

Theo bà Trần Thị Nhị Hà, tính cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường khiến không ít phòng khám, bệnh viện tư rơi vào cảnh thua lỗ vì không thu hút được người bệnh. Thế nhưng, nhiều bệnh viện tư, với hướng đi đúng đắn, luôn nêu cao y đức, nâng cao y thuật đã khẳng định được vị thế của mình, tạo được niềm tin đối với người bệnh.

“Trên thực tế, có những bệnh viện tư làm rất tốt nhưng cũng có những nơi thực hiện chưa đúng quy định, làm ảnh hưởng chung đến hệ thống y tế tư nhân. Vì vậy, với bất cứ trường hợp nào vi phạm, dù bệnh viện tư hay công cũng cần xử lý nghiêm. Cùng với đó, các chính sách cần có sự công bằng, bình đẳng giữa các cơ sở công lập và tư nhân, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình y tế”, bà Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh.

  1. Bảo đảm an toàn người bệnh và an toàn phẫu thuật là mục tiêu sống còn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, an toàn người bệnh là quan tâm hàng đầu của ngành Y tế bất kỳ quốc gia nào. Đối với ngành Y tế Việt Nam, an toàn người bệnh được coi là điều “cốt tử”, bởi bệnh viện là nơi các sai sót có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào từ khâu chẩn đoán cho đến điều trị. Ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình khám bệnh, chữa bệnh đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh.

Bảo đảm an toàn người bệnh và an toàn phẫu thuật là mục tiêu sống còn Đảm bảo an toàn người bệnh là một trong những nội dung rất quan trọng trong lĩnh vực khám, chữa bệnh. Ảnh: PA

Hơn thế nữa, bệnh viện là nơi các thầy thuốc thường xuyên bị áp lực công việc do tình trạng quá tải và áp lực về tâm lý, vì vậy, sự cố y khoa không mong muốn là điều khó tránh và trong nhiều trường hợp ngoài tầm kiểm soát. Khi sự cố không mong muốn xảy ra, cả người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân, đặc biệt đối với người bệnh phải gánh chịu thêm hậu quả của các sự cố không mong muốn làm ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc bị khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí chết người...

Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ mất an toàn trong y khoa chiếm từ 6 - 12% số lượt điều trị nội trú và chiếm tới 10% nguyên nhân tử vong bệnh viện. Điều đáng nói, khi sự cố y khoa không mong muốn xảy ra, cả người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân. Riêng với người bệnh, sự cố y khoa khiến họ phải chịu thêm ảnh hưởng tới sức khỏe, bị khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí tử vong… Do đó, việc bảo đảm an toàn người bệnh và an toàn phẫu thuật là mục tiêu sống còn của hệ thống y tế Việt Nam.

Còn theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vấn đề không an toàn trong gây mê, nhiễm trùng trong phẫu thuật và thông tin liên lạc chưa tốt giữa các thành viên trong nhóm phẫu thuật đang rất phổ biến, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Trong khi những yếu tố này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được tại tất cả các cơ sở y tế.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng, nguy cơ mất an toàn trong y khoa diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Ngoài ra, chúng ta đang đối mặt với thách thức nhiễm khuẩn bệnh viện - mất an toàn người bệnh. Do đó, tất cả những thách thức đó cần khắc phục để đảm bảo an toàn người bệnh. Cần cùng nhau phòng chống sự cố y khoa, chúng ta phải cảnh báo được thay đổi để an toàn hơn thông qua các hình thức khuyến khích bác sĩ, nhân viên y tế thông qua việc thông báo, cảnh báo về những sự cố y khoa, từ đó có phương pháp xử lý sự cố có văn hóa, khoa học, thông minh và minh bạch, có như vậy mới đảm bảo tốt an toàn phẫu thuật, an toàn người bệnh.

Ngoài ra, an toàn người bệnh còn là vấn để sử dụng thuốc phù hợp, cần hợp lý và hiệu quả, không chỉ kê đơn nội trú mà còn là kê đơn ngoại trú. Việc này đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi kháng kháng sinh đang gia tăng.

Để khắc phục những thách thức hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện an toàn người bệnh và phẫu thuật an toàn như thông tư hướng dẫn hoạt động xét nghiệm trong khám, chữa bệnh; thông tư hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám, chữa bệnh và Bộ tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng an toàn phẫu thuật.

Bộ Tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng phẫu thuật nhằm cải thiện an toàn trong phẫu thuật và giảm những ca tử vong không đáng có do phẫu thuật và các biến chứng liên quan. Bộ tiêu chí có 8 tiêu chuẩn về chất lượng, sẽ được triển khai ở 1.450 bệnh viện tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc phẫu thuật an toàn, đồng thời xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn về chất lượng phẫu thuật. Điều này sẽ tác động tích cực tới khoảng 3 triệu ca phẫu thuật mỗi năm.

Bộ Tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng an toàn phẫu thuật là kết quả hợp tác giữa Cục Quản lý khám, chữa bệnh và Operation Smile. Năm 2014, một thoả thuận khung với Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh, Bộ Y tế và Operation Smile đã được ghi nhớ cùng mục tiêu đề ra là tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc phẫu thuật an toàn hiệu quả và kịp thời tại Việt Nam bằng việc xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn về chất lượng phẫu thuật.

Dự án được bắt đầu với các hoạt động đánh giá hiện trạng chất lượng chăm sóc phẫu thuật tại các bệnh viện đại diện cho các vùng kinh tế xã hội khác nhau trong cả nước. Kết quả đánh giá này là cơ sở để các chuyên gia của Bộ Y tế và Operation Smile cùng nhau xây dựng bộ tiêu chí khả thi và phù hợp cho Việt Nam. Ban soạn thảo đã sử dụng tài liệu “Phẫu thuật an toàn cứu sống người bệnh” (Safe Surgeries Saves Lives) của WHO và tham khảo Quy định chăm sóc an toàn của Operation Smile làm cơ sở để xây dựng Bộ tiêu chí này. Tại Việt Nam, áp dụng bộ tiêu chí chất lượng Phẫu thuật an toàn sẽ tác động tích cực tới 3 triệu ca phẫu thuật mỗi năm.

“Việc triển khai các thông tư hướng dẫn và Bộ tiêu chí sẽ góp phần bảo đảm sự an toàn cho người bệnh khi đến các cơ sở y tế và khi tham gia phẫu thuật. Đây là những nội dung quan trọng đòi hỏi các cán bộ y tế phải quan tâm hàng đầu để đáp ứng sự an toàn cho người bệnh”, ông Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

  1.  Điều tra vụ cô gái tử vong do hút mỡ bụng

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện tại, Cơ quan điều tra Công an quận Thanh Xuân đang tiến hành điều tra vụ tử vong của chị Đ.N.A. và tất cả hồ sơ bệnh án đã được cơ quan điều tra niêm phong.

Ngày 14-4, liên quan tới trường hợp tử vong của chị Đ.N.A. (25 tuổi, ở Phú Thọ) do gây mê để phẫu thuật hút mỡ bụng ở Bệnh viện An Việt (Hà Nội), bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết, sở đã đình chỉ hoạt động phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ của Bệnh viện An Việt và sẽ xem xét thu hồi giấy phép của khoa tạo hình thẩm mỹ. Sở Y tế cũng yêu cầu bệnh viện phải có giải trình và họp hội đồng chuyên môn để làm rõ về trường hợp tử vong này và đánh giá lại toàn bộ quá trình, diễn biến của vụ việc.

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, hiện tại, Cơ quan điều tra Công an quận Thanh Xuân đang tiến hành điều tra vụ tử vong của chị Đ.N.A. và tất cả hồ sơ bệnh án đã được cơ quan điều tra niêm phong.

“Kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây tử vong của nạn nhân thì phải do cơ quan công an cung cấp. Tuy nhiên, bước đầu Sở Y tế cho rằng, bệnh nhân tử vong nghi do sốc phản vệ...”, bà Hà chia sẻ.

Trước đó, chị Đ.N.A. tới Bệnh viện An Việt để thực hiện phẫu thuật tạo hình thành bụng. Tuy nhiên, sau khi bác sĩ thực hiện gây tê tủy sống thì bệnh nhân có biểu hiện bất thường. Ngay sau đó, Bệnh viện An Việt đã cấp cứu và chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Tuy nhiên, bệnh nhân Đ.N.A. đã tử vong ngày 10-4.

  1.  Bác sĩ cúi đầu tri ân trước cái chết của người đàn ông 36 tuổi ở Sài Gòn

Người dân trong con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo ở quận 8 bàng hoàng trước sự ra đi của người đàn ông hiền từ mới 36. Nhưng trước khi về với vĩnh hằng, anh đã kịp hồi sinh 2 cuộc đời đang chới với vì bệnh tật.

Chúng tôi ghé thăm căn nhà anh T.K.K (36 tuổi) vào một chiều tối tháng 4/2019, nó lọt sâu ở một con hẻm thuộc phường 1, quận 8, TP.HCM. Ở đó, người mẹ già đang thẩn thờ khi không nghĩ đứa con trai út đã rời xa mình, còn cô bé 4 tuổi, con gái anh K. vẫn hồn nhiên không hiểu sao hôm nay nhà mình lại nhiều khách. Hôm nay, ba mình sao không nói năng chỉ mỉm cười qua một một bức di ảnh.

TS.BS Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị Điều Phối ghép bộ phận cơ thể người BV Chợ Rẫy, đã đại diện bệnh viện đến viếng thăm, thay mặt hai bệnh nhân được anh K. hiến thận thắp nén nhang tri ân.

Bác sĩ Thu đã nắm tay mẹ anh K. an ủi sự mất mát to lớn của gia đình, song cái nắm tay ấy chặt hơn khi bác sĩ cảm kích trước nghĩa cử của gia đình đã nén nỗi đau riêng để hiến tặng sự sống cho 2 bệnh nhân đang chờ ghép thận. “Thằng K. số nó lận đận cô ơi, tình duyên cho đến công việc. Nó là con út, ở với tôi theo nghiệp mẹ buôn bán cá cảnh, hôm trước nó đi nhậu sao té xe người ta đưa vô viện mà “vô danh” nên 3 ngày sau mới tìm thấy thì quá muộn.

Coi như định mệnh mất rồi, nó mất rồi nhưng để lại cho đời hai quả thận giúp người bệnh tiếp nối sự sống. Coi như đó phước đức của nó để lại cho con, chứ chêt đi thì cũng hóa cát bụi mà thôi”, người mẹ run run nói với bác sĩ.

Trước đó, anh T.K.K không may trên đường đi làm về bị tai nạn giao thông, người dân đưa anh vào Bệnh viện Nhân dân 115 cấp cứu. Lúc xảy ra vụ việc, anh K. được đưa vào viện với diện “vô danh” do trước đó anh đã mất giấy tờ. Cả gia đình sau 3 ngày tìm kiếm đã tìm thấy anh và để nghị chuyển sang BV Chợ Rẫy tiếp tục cứu chữa. Tại đây, do bệnh cảnh diễn tiến nhanh, bệnh nhân có thể bị ngưng tim bất cứ lúc nào, khi tim ngưng đập mọi thứ đổ sông đổ biển, bác sĩ đã vận động gia đình hiến tạng cứu người càng sớm càng tốt.

Sau cái gật đầu của người mẹ, anh K. được đẩy thẳng vào phòng mổ lấy thận, bên cạnh là 2 phòng mổ ghép cũng sẵn sàng chờ tiếp nhận món quà sự sống. Ê-kíp mổ lấy tạng đã kịp làm nghi lễ cúi đầu tri ân anh K., đúng 20 giờ ngày 13/4 hai quả thận được lấy ra khỏi cơ thể anh K. và chuyển sang cho 2 phòng mổ ghép. Hai người đàn ông chới với vì căn bệnh suy thận mạn gần 10 năm ròng đã may mắn có chỉ số hòa hợp với người hiến thận. Ca mổ ghép hoàn thành khi đồng hồ bước sang ngày mới. Hiện, sau ca ghép, thận bắt đầu tương thích, bệnh nhân đã có nước tiểu sau 24 giờ.

Theo bác sĩ Dư Thi Ngọc Thu, trường hợp hiến tạng ở người ngưng tim phức tạp hơn ở người chết não. Chất lượng thận sẽ không tốt nếu tim ngưng đập lâu, chính vì vậy mọi thứ phải chạy đua với thời gian. Đồng thời, vấn đề chăm sóc người bệnh sau ghép rất quan trọng, phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch với liều lượng cao, vấn đề chống thải ghép phải theo dõi sát sao. Trường hợp của anh K. là nhờ sự đồng thuận của gia đình và sự thấu hiểu yếu tố thời gian là quan trọng nhất đã giúp cho ê-kíp lấy và ghép tạng hoàn thành nhiệm vụ.

  1.  Bệnh viện ở Hà Nội tiếp nhận gần 5.000 ca cấp cứu trong 3 ngày nghỉ

Trong 3 ngày nghỉ, các bệnh viện ở Hà Nội tiếp nhận gần 5.000 ca cấp cứu, có 5 trường hợp tử vong.

Chiều 15/4, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Văn Dung cho biết từ ngày 13-15/4, các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã tiếp nhận 4.829 ca khám cấp cứu. Trong số 764 ca khám cấp cứu do tai nạn, 292 trường hợp liên quan tai nạn giao thông, 378 tai nạn trong sinh hoạt. Cũng trong 3 ngày nghỉ lễ, các bệnh viện tiến hành phẫu thuật cho 476 ca, đỡ đẻ 821 ca.

Có 5 ca tử vong được ghi nhận, đều do bệnh lý. Trong đó, 3 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viên Đa khoa Xanh Pôn do suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa/xơ gan, nhồi máu cơ tim. Hai bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, do ung thư giai đoạn cuối. Trung tâm cấp cứu 115 đáp ứng 334/334 lượt yêu cầu cấp cứu với 227 bệnh nhân. Số bệnh nhân chuyển đến bệnh viện là 177 trường hợp. Trong 3 ngày nghỉ lễ, không có trường hợp ngộ độc thực phẩm nào xảy ra trên địa bàn. Theo ông Dung, các đơn vị trong ngành y tế đã chủ động phổ biến, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh dịch như tiêu chảy cấp nguy hiểm; cúm A (H5N1, H7N9, H5N6), các dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập; tay chân miệng, sởi, ho gà, sốt xuất huyết... tại các tuyến điều trị trong và ngoài công lập.

Các bệnh viện tổ chức khám sàng lọc, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân đúng quy định, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho thu dung điều trị các bệnh truyền nhiễm gây dịch...

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội tiếp tục duy trì chặt chẽ công tác kiểm dịch y tế tại sân bay quốc tế Nội Bài, liên hệ với tỉnh, thành phố liên quan, tăng cường các biện pháp phối hợp kiểm dịch đối với khách du lịch, nhất là khách nhập cảnh từ nước có bệnh do vi rút Ebola, MERS CoV, cúm A (H7N9), cúm A (H5N6).

  1. Cả nước đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do bệnh sởi

Ngày 15-4, theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 8 đến 14-4), trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 89 trường hợp mắc sởi. Như vậy, từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 805 trường hợp mắc sởi, chưa có trường hợp nào tử vong.

Các quận, huyện có số ca mắc sởi cao là Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Đống Đa. Không riêng Hà Nội, trong thời gian qua, dịch bệnh sởi tiếp tục có xu hướng gia tăng trong cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Cụ thể, tuần qua, thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện cả nước đã ghi nhận gần 15.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có khoảng 2.000 trường hợp dương tính với sởi và 2 trường hợp tử vong. Theo nhận định, dịch bệnh sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do còn nhiều phụ huynh chưa cho con em đi tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi. Ngoài ra, lịch tiêm vắc xin sởi là khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, vì vậy, những trẻ chưa đến 9 tháng tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh này.

  1.  Nhiều bệnh nhân thích kháng sinh mạnh, chê kháng sinh rẻ tiền

Theo PGS.TS Đoàn Mai Phương, Nguyên trưởng khoa Vi sinh (Bệnh viện Bạch Mai), nhiều bệnh nhân có tâm lý bác sĩ kê đơn kháng sinh mạnh mới là điều trị tốt. Thực tế, bệnh nhân nên sử dụng kháng sinh phổ hẹp, rẻ tiền, điều trị vài ba ngày mới mang lại hiệu quả thay vì sử dụng kháng sinh mạnh 1 liều đã ngăn chặn vi khuẩn. Theo PGS.TS Đoàn Mai Phương, vi khuẩn kháng kháng sinh là mối quan tâm cả thế giới. Ở Việt Nam, mức độ kháng kháng sinh tăng lên nhanh chóng. Việt Nam đều đã ghi nhận vi khuẩn đa kháng (kháng 2 nhóm kháng sinh trở lên), kháng mở rộng (kháng với toàn bộ kháng sinh thông dụng mà bác sĩ hay sử dụng trong phác đồ), toàn kháng (là kháng nốt cả loại kháng sinh cuối cùng để điều trị con vi khuẩn này).

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh, từ trong bệnh viện, trong nuôi trồng thuỷ sản, và kháng thuốc từ cộng đồng. Trong đó, PGS Mai Phương cảnh báo mạnh mẽ nhiều thói quen sử dụng kháng sinh trong cộng đồng rất nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc. Dưới đây là lời khuyên sử dụng kháng sinh hợp lý của các chuyên gia.

Theo đó, chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua kháng sinh rộng rãi mà không có đơn. Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh theo kiểu truyền khẩu, kiểu thấy người kia dùng tốt, tôi cũng có thể dùng.

"Rất nhiều người chỉ ho, cảm sốt, cảm lạnh là tự ý ra hiệu thuốc "kể bệnh" để mua kháng sinh. Trong đó, các bệnh lý này do vi rút không cần dùng kháng sinh. Vì tự ý mua uống, có người 2 - 3 ngày thấy đỡ liền dừng thuốc rất nguy hiểm", PGS Phương cho biết.

“Bác sĩ kê kháng sinh là 5 ngày, có trường hợp là 7 ngày. Thế nhưng không ít bà mẹ, sau khi con dùng được 3 ngày, hết sốt, hết triệu chứng thì dừng lại luôn, không uống tiếp kẻo “hại người”. Điều này là vô cùng nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây kháng kháng sinh”, PGS Dũng nói. PGS Dũng giải thích, nguyên tắc là chỉ dùng kháng sinh khi xác định nhiễm khuẩn. Khi đã xác định nhiễm khuẩn thì phải dùng ngay kháng sinh và phải diệt sạch vi khuẩn.

“Nếu một bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, điều trị thích hợp là làm sạch vi khuẩn (khỏi lâm sàng tối đa, giảm tối thiểu nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc). Còn nếu điều trị không thích hợp, thất bại khiến bệnh nhân có thể nhiễm tái phát, có thể gây kháng thuốc. Vì vậy, liệu trình dùng kháng sinh là phải đảm bảo, dùng đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn. Chứ không thể uống nửa chừng, thấy đỡ triệu chứng thì dừng lại. Chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt thì bệnh mới khỏi, đỡ kháng thuốc”, TS Dũng khuyến cáo.

Cũng theo chuyên gia này, việc dùng kháng sinh tiêu diệt sạch vi khuẩn càng cao thì tỉ lệ thất bại lâm sàng càng ít. Nếu thất bại lâm sàng càng nhiều, thất bại vi khuẩn cũng càng nhiều.

PGS Phương cũng cho rằng nhiều người có tâm lý, bác sĩ sử dụng kháng sinh mạnh mới là điều trị tốt. Trong khi thực tế nên sử dụng kháng sinh phổ hẹp, rẻ tiền, điều trị có thể vài ba ngày mới khỏi. Người dân không nên  sử dụng kháng sinh mạnh 1 liều đã ngăn chặn vi sinh vật, vì sau này nếu không may mắc các vi sinh vật mạnh hơn sẽ không có kháng sinh để điều trị.

Kháng sinh nhẹ, kháng sinh mạnh không phải là mục tiêu sử dụng, bác sĩ là người khám, chỉ định kháng sinh phù hợp với từng loại bệnh, trên quan điểm phải nhiễm khuẩn mới dùng kháng sinh.

Theo PGS Dũng, cũng chính vì thói quen tùy tiện dùng thuốc, tự mua thuốc uống mà không ít người đang uống kháng sinh A được 2 – 3 ngày không đỡ liền đi mua kháng sinh khác về uống.

Với thuốc kháng sinh, không chỉ cứ thích là uống. Bởi khi đi vào cơ thể, kháng sinh tồn tại trong huyết thanh, đi đến vị trí nhiễm khuẩn như vào phổi, vào não… Chính nồng độ kháng sinh tại vị trí nhiễm khuẩn này sẽ cho chúng ta hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, kháng sinh không chỉ đi như vậy, nó còn vào các cơ quan khác. Như chỉ viêm phổi, kháng sinh không chỉ vào phổi mà vẫn đi vào các cơ quan khác như thận, gan… và gây độc.

“Vì thế, mục đích là làm thế nào để kháng sinh vào cơ quan đích nhiều hơn, vào các cơ quan khác ít hơn. Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta chọn liều lượng thích hợp, đặc biệt là chế độ liều, để trả lời khi nào dùng liều cao, khi nào rút ngắn khoảng liều, khi nào đổi kháng sinh khác, khi nào phối hợp kháng sinh. Và để làm được điều này, chỉ có thể là bác sĩ để ra chỉ định hợp lý, vì thế, người dân không nên tùy tiện dùng thuốc”, PGS Dũng cảnh báo

  1.   Cụ bà nguy kịch vì người nhà tự ý tiêm thuốc gấp 50 lần bác sĩ kê đơn

Mặc dù đã được bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân và người nhà nên đến nơi hướng dẫn tiêm insulin tại bệnh viện nhưng gia đình đã từ chối vì không có thời gian chờ đợi. Ngày 15/4, thông tin từ Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 cho biết BV này vừa tiếp nhận cấp cứu và điều trị thành công cho bệnh nhân nguy kịch vì người nhà tự tiêm insulin trong điều trị tiểu đường.

Theo đó, nữ bệnh nhân H.T.V (81 tuổi ngụ Long An) đã được điều trị mắc đái tháo đường kèm tăng huyết áp và nhồi máu não 10 năm nay tại địa phương.   Cách nhập viện 1 ngày, bệnh nhân đi khám bệnh định kỳ và bác sĩ phát hiện bệnh nhân có suy giảm chức năng thận nên tạm ngưng các thuốc hạ đường huyết uống và chỉ định tiêm insulin theo toa (lọ insulin có hàm lượng 100 đơn vị/1ml và tiêm dưới da ngày một lần vào buổi chiều liều 15 đơn vị). Đây là lần đầu tiên bệnh nhân được tiêm insulin nên bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân và người nhà đến nơi hướng dẫn tiêm insulin tại bệnh viện nhưng người nhà từ chối vì không có thời gian chờ đợi. Chiều ngày nhập viện, người nhà tự ý mua bơm tiêm 10 ml (loại thông thường) tại nhà thuốc và tiêm cho bệnh nhân 8 ml insulin trong lọ. Sau đó, cụ V bắt đầu cảm giác mệt mỏi và lơ mơ, được đưa nhập viện bệnh viện Nhân Dân 115 trong tình trạng tri giác lơ mơ, không có dấu hiệu yếu liệt chi.

Tại đây, nữ bệnh nhân được chẩn đoán hạ đường huyết nặng do dùng quá liều insulin cực lớn vì dùng sai bơm tiêm trên bệnh cảnh đái tháo đường - tăng huyết áp - bệnh thận mạn từ trước. Người bệnh được được tiêm tĩnh mạch dung dịch Glucose 30% và tiếp tục duy trì Glucose 10% qua vài ngày sau.  Hiện tại cụ bà đã hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng sau 5 ngày điều trị.

Theo ThS.BS Võ Tuấn Khoa - Khoa Nội tiết Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết đây là trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng ở người bệnh đái tháo đường mới sử dụng insulin. Các yếu tố thúc đẩy bệnh nhân này bị hạ đường huyết nặng bao gồm việc tiêm quá liều insulin cực lớn (800 đơn vị insulin/một lần tiêm, trong khi liều thông thường cao nhất 40 đơn vị/một lần tiêm) do dùng kim tiêm insulin sai bên cạnh tình trạng suy giảm chức năng thận có thể góp phần. “Ví dụ lọ insulin hàm lượng 100 đơn vị/1ml thì nên mua kim insulin loại 100 đơn vị/1ml; còn lọ insulin hàm lượng 40 đơn vị/1ml thì nên mua kim insulin loại 40 đơn vị/1ml. Như vậy bệnh nhân này đã tiêm quá liều theo toa hơn 50 lần do dùng kim tiêm sai”, BS Khoa nhận định. Thay vì dùng kim tiêm loại 100 đơn vị/1ml thì bệnh nhân lại mua kim tiêm thông thường. Để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc do dùng kim tiêm sai khi tiêm insulin cho bệnh nhân, BS Khoa khuyến cáo tất cả bệnh nhân đái tháo đường khi được chỉ định dùng insulin thì bác sĩ hay nhân viên y tế nên dành thời gian hướng dẫn cho bệnh nhân hay người nhà cách thức tự tiêm insulin. “Nếu điều kiện cho phép, nên dùng insulin dưới dạng bút chích insulin với ưu điểm dễ sử dụng, ít đau, định liều chính xác cho bệnh nhân.Trong trường hợp phải dùng insulin trong lọ, bệnh viện hay phòng khám nên cung cấp luôn kim insulin phù hợp thay vì bệnh nhân phải mua kim insulin có thể tiềm ẩn rủi ro không đúng loại kim.”, chuyên gia này nhấn mạnh

  1.   Lãnh đạo Sở Y tế nói gì về trường hợp bệnh viện thu phí nuôi bệnh?

Sự việc xảy ra ngày 9/4 trên mạng xã hội xuất hiện một video ghi lại cảnh đối thoại giữa người nuôi bệnh và lãnh đạo Bệnh viện (BV) đa khoa khu vực (ÐKKV) Thủ Ðức về việc BV này thu 30.000 đồng/ngày đối với người nuôi bệnh tại khoa hồi sức. Theo tìm hiểu của PV, chủ trương thu 30.000 đồng/ ngày của BV để thanh toán cho các dịch vụ gồm máy nước nóng lạnh, chỗ sạc điện thoại, ghế ngủ qua đêm, chỗ giặt và phơi quần áo. BS Cao Tấn Phước, Giám đốc BV ĐKKV Thủ Đức xác nhận chủ trương thu 30.000 đồng/ngày cho một người nuôi bệnh đã được Đảng ủy, Ban giám đốc BV thông qua và bắt đầu thực hiện từ ngày 8/4. Tuy nhiên, BV vẫn chưa thu bất kì khoản tiền nào vì vấp phải sự phản đối của thân nhân. “Hiện chúng tôi đã tạm dừng chủ trương này và đang làm báo cáo lên Sở Y tế để xin ý kiến”, BS Phước nói.

Phát biểu về vấn đề này, PGS- BS Tăng Chí Thượng Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết: Sở đã yêu cầu BV báo cáo về vụ việc. Qua đây, lãnh đạo Sở đã hiểu được tinh thần của BV là muốn nâng cao chất lượng phục vụ cho thân nhân  người bệnh ngoài việc cải tiến chất lượng phục vụ người bệnh. Theo BS Thượng, việc cung ứng những dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết thực của thân nhân người bệnh ví dụ như thức ăn, vật dụng cần thiết thay vì thân nhân phải ra ngoài mua cũng hoàn toàn chấp nhận được. Tuy nhiên, nên triển khai theo nhu cầu. Người bệnh nào có nhu cầu gì thì bệnh viện cung ứng dịch vụ đó, đương nhiên người bệnh và thân nhân phải trả tiền cho những yêu cầu này. “Còn cách làm thu trọn gói tất cả theo nguyên tắc là không đúng. Do đó phòng tài chính Sở Y tế cũng đã yêu cầu BV tạm ngưng hoạt động thu tiền và sẽ hướng dẫn lại BV cách làm theo đúng quy định của pháp luật.”, Phó Giám đốc Sở phân tích.

Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn TPHCM, nhiều BV từ lâu đã đưa vào hoạt động mô hình “nhà lưu trú”để phục vụ bệnh nhân có nhu cầu. Tại BV Quận 2, theo BS CK II Trần Văn Khanh, mô hình này được đưa vào hoạt động từ năm 2017 nhằm phục vụ thân nhân bệnh nhân có yêu cầu chứ không thu đại trà. Cụ thể mỗi bệnh nhân sẽ có một thân nhân được ở cùng phòng bệnh để chăm sóc. Từ người thứ 2 trở đi, nếu có nhu cầu có thể lựa chọn nhà lưu trú của bệnh viện để nghỉ ngơi với mức thu “tượng trưng” chỉ khoảng 50.000 đồng/ ngày đêm. “Thân nhân sẽ được bố trí không gian nghỉ riêng, có tủ bảo quản tài sản, máy lạnh, giường nằm, bàn ăn. Chi phí bệnh viện thu vào chỉ nhằm bù lại các khoản tiền điện nước…”, BS Khanh nói

  1.   Bệnh nhân phản ứng vì bệnh viện đổi thuốc

Một số bệnh nhân, thân nhân có con em mắc bệnh tan máu bẩm sinh phản ứng vì bệnh viện đổi thuốc biệt dược gốc của Thụy Sĩ sang thuốc sản xuất theo công thức. Tuần qua, một số bệnh nhân (BN) và thân nhân có con em đang mắc căn bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia, hay còn gọi là bệnh thiếu máu) đã họp nhau và gặp lãnh đạo Bệnh viện (BV) Truyền máu huyết học TP.HCM phản ánh việc không đồng ý BV thay thế từ thuốc biệt dược gốc của Thụy Sĩ sang thuốc generic (thuốc sản xuất theo công thức) do VN sản xuất. Lý do, BN và thân nhân cho rằng thuốc VN sản xuất có quá nhiều tác dụng phụ nên không yên tâm.

Người bệnh bất an

Ông N.V.H (ngụ Q.Gò Vấp) phản ánh con ông bị căn bệnh trên đã 20 năm, đã truyền máu và uống thuốc thải sắt ngần ấy thời gian. 3 năm qua BV cấp cho con ông thuốc Exjade 250 mg (do Hãng Novartis, Thụy Sĩ sản xuất); bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả 100%; con ông uống cơ thể rất tốt. Hai tuần qua, BV Truyền máu huyết học TP.HCM thông báo thuốc Exjade đã hết và được thay thế bằng thuốc Duritex 500 mg do một công ty đăng ký và sản xuất tại VN.

“Tôi đọc thấy thuốc VN có tác dụng phụ. Nếu uống không hợp thì có thể bị ói ra máu phải đi cấp cứu, nếu không xử lý được sẽ tử vong. Thuốc chống chỉ định cho người tim, gan có sắt nhưng những BN truyền máu thì BN nào tim gan không có sắt? Như vậy làm sao tôi dám cho con uống”, ông H. đặt vấn đề.

Anh Đ.Q.Đ (ngụ Q.10) có con bị bệnh thiếu máu 10 năm cũng bày tỏ sự nghi ngờ thuốc mới nên chưa dám nhận cho con uống.

Còn chị T. (ngụ Đồng Nai) có 2 con bị bệnh, cho biết hiện chị còn gần 200 viên thuốc Exjade nên chưa vội nhận thuốc khác cho con uống. Khi nào con uống hết thuốc Exjade thì chị tính tiếp.

Cũng theo người nhà của những bệnh nhân nói trên, thuốc Exjade được BHYT thanh toán 80% hoặc 100% theo quy định. Có trường hợp 3 năm qua BHYT thanh toán riêng tiền thuốc Exjade là gần 1,5 tỉ đồng.

Một số bệnh nhân cho rằng thuốc Duritex (VN) quá nhiều tác dụng phụ nhưng bệnh viện khẳng định thuốc Duritex và thuốc ngoại nhập Exjade tác dụng phụ như nhau

Bác sĩ (BS) CKII Phù Chí Dũng, Giám đốc BV Truyền máu huyết học TP.HCM, giải thích 2 loại thuốc Exjade và Duritex đều là thuốc thải sắt có cùng hoạt chất là Deferasirox thường được chỉ định cho BN bị quá tải sắt do truyền máu thường xuyên. Cả hai loại thuốc trên đều được Cục Quản lý dược cấp phép lưu hành tại VN. Vì là thuốc ngoại nhập nên Exjade có giá thành cao hơn Duritex. Ngoài hiệu quả thải sắt thì các thuốc thải sắt nói chung (không phải riêng nhóm Deferasirox) đều có thể có các tác dụng không mong muốn kèm theo. Tuy nhiên không phải BN nào cũng bị tác dụng không mong muốn và một số BN có thể dung nạp với các tác dụng phụ này sau khi dùng thuốc một thời gian ngắn.

Đại diện BHXH TP.HCM cho hay, theo quy định đấu thầu, các BV chỉ được sử dụng 30% thuốc biệt dược, còn lại là generic nhưng phải đảm bảo chuyên môn. Trong những trường hợp nặng cần sử dụng biệt dược gốc thì phải dùng biệt dược. “Riêng với hai loại thuốc này thì tác dụng phụ là gần như nhau. Về phương diện điều trị, khi BN xuất hiện phản ứng bất lợi từ thuốc nào thì nên báo với BS điều trị để điều chỉnh liều cũng như chuyển đổi phương hướng điều trị nếu cần thiết”, BS Dũng nói. Về vấn đề vì sao đang cho BN sử dụng biệt dược gốc lại bất ngờ chuyển sang thuốc generic, theo BS Dũng, năm 2018, BV thực hiện đấu thầu cả hai thuốc trên theo kế hoạch thầu được Sở Y tế TP phê duyệt với số lượng 99.250 viên Exjade và 21.000 viên Duritex. Vì Exjade trúng thầu vào tháng 5.2018, nên được đưa vào sử dụng trước. Hiện tại, số lượng thuốc Exjade BV mua sắm theo thầu đã hết và chỉ còn lại Duritex (Duritex trúng thầu tháng 9.2018). BS Dũng cho rằng, vì thuốc Duritex xuất hiện trên thị trường sau Exjade nên BN vẫn còn chưa quen thuộc với loại thuốc này.

  1. Lần đầu tiên phẫu thuật cắt gan bằng kỹ thuật bảo tồn phần gan cắt bỏ

Bệnh viện Trung ương Huế vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân bị khối u ác tính ở gan với kỹ thuật lấy gan từ người cho sống bằng dao siêu âm tích hợp (SonaStar). Theo đó, bệnh nhân là ông Huỳnh Trọng T. (SN 1965; trú tại huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế)  bị ung thư gan phải, đã được phẫu thuật vào ngày 12/4 do GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp làm kíp trưởng.

Ca phẫu thuật kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ được thực hiện thành công khi khối gan phải có kích thước 10x10cm kèm u được đưa ra ngoài cơ thể bệnh; số lượng máu mất của bệnh nhân trong mổ dưới 100ml, diện cắt gan gọn, phần nhu mô gan lành còn lại và phần cắt bỏ (khoảng 50% thể tích) được bảo vệ tối đa, các thành phần trong cuống Glisson (đường mật, tĩnh mạch và động mạch) được bảo toàn.  Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. Bệnh nhân có thể nói chuyện, được cho ăn trở lại, có thể vận động, tự ngồi dậy.

Theo GS.TS Phạm Như Hiệp Hiệp, dao mổ SonaStar là phương tiện hiện đại với tính năng chọn lọc mô được sử dụng trong kỹ thuật lấy gan ghép trên người sống, bảo tồn được cả gan còn lại lẫn phần gan lấy ra. Thực hiện kế hoạch chuẩn bị ghép gan vào năm 2018 và đầu năm 2019, bệnh viện Trung ương Huế cũng đã không ngừng hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất như: hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá, huyết học (Rotem) hiện đại để chẩn đoán sàng lọc điều trị trước, trong và sau ghép, hệ thống chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, siêu âm trong mổ, chuẩn bị dao mổ CUSA (SonaStar)... để đáp ứng yêu cầu lấy gan ghép từ người cho sống. Dự kiến trong năm 2019 bệnh viện Trung ương Huế sẽ thực hiện trường hợp ghép gan đầu tiên của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Được biết trung bình mỗi năm có khoảng 150 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan tại bệnh viện Trung ương Huế.

  1.  Bệnh viện đa khoa Quảng Nam: Đầu tư trang thiết bị hiện đại cứu chữa bệnh nhân

Cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Quảng Nam chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị ngày càng đầy đủ, hiện đại đáp ứng nhu cầu khám và điều trị cho bệnh nhân đạt hiệu quả tốt nhất. Đảm bảo máu sạch truyền cho bệnh nhân là yêu cầu cấp thiết của các bệnh viện. Hiện nay, BVĐK Quảng Nam đang vận hành một hệ thống sàng lọc máu hiện đại với kinh phí đầu tư hơn 10 tỷ đồng. Nguồn máu tập trung về sẽ được sàng lọc bước đầu để loại các đơn vị máu lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu, sau đó đưa vào công nghệ lọc máu NAT hiện đại để lọc máu sạch trước khi truyền cho bệnh nhân. Chị Huỳnh Thị Lệ Minh - kỹ thuật viên xét nghiệm Khoa Huyết học, BVĐK Quảng Nam cho biết, theo quy trình lọc máu này thì thời gian phát hiện các đơn vị máu dương tính với các bệnh lây truyền qua đường máu chỉ còn khoảng 45 phút thay vì 3-4 giờ như trước đây. Các trường hợp cấp cứu trước đây cần máu gấp thì test nhanh 30-45 phút nhưng phải có cam kết của người nhà bệnh nhân vì truyền máu vẫn có những rủi ro. “Với công nghệ lọc máu hiện đại sẽ rút ngắn thời gian cửa sổ trong lọc máu, đảm bảo máu sạch khi truyền cho người bệnh. Hệ thống sàng lọc NAT là xét nghiệm sau cùng trong quá trình sàng lọc máu, có thể xem là hiện đại nhất hiện nay”, chị Minh nói.

Với sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Y tế và các ban ngành, BVĐK Quảng Nam đã đầu tư cơ sở vật chất và nhiều trang thiết bị hiện đại để triển khai các kỹ thuật cao phục vụ công tác khám chữa bệnh. Thời gian qua, BVĐK Quảng Nam đã thực hiện các kỹ thuật công nghệ cao trong điều trị tại các khoa: nội tim mạch, hồi sức tích cực - chống độc, ung bướu, cấp cứu, ngoại chấn thương, ngoại thần kinh, nội tổng hợp, thận - tiết niệu - lồng ngực... Trong năm 2018, BVĐK Quảng Nam được UBND tỉnh, các ban ngành, Sở Y tế đầu tư 19 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị hiện đại; bệnh viện trang bị thêm 6,5 tỷ đồng để trang bị máy lọc máu NAT, máy siêu âm 4D, máy thở, máy gây mê, máy chụp võng mạc đáy mắt, cắt đốt sinh lý rối loạn nhịp tim... Trong đó, máy hệ thống chụp cắt lớp quang học OCT (Optical Coherence Tomography), một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại của nhãn khoa được đầu tư 2,5 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm của đơn vị. OCT là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không tiếp xúc trực tiếp, không xâm lấn, cho kết quả nhanh, cho hình ảnh tế bào học mà không cần sinh thiết, độ phân giải hình ảnh cao, thực hiện được nhiều lần trên một bệnh nhân mà không gây bất kỳ biến chứng nào cũng như sự khó chịu cho người bệnh. OCT cho phép phân tích, đo đạc, dựng bản đồ, lưu trữ ảnh và số liệu, dữ liệu... của các lần thăm khám trước đó và có chương trình so sánh kết quả giữa các lần thăm khám nhằm đánh giá tiến triển của bệnh.

Cuối năm 2018, bệnh viện còn đưa vào sử dụng thiết bị Teleradiology chẩn đoán thông qua hình ảnh từ xa (Chính phủ Nhật Bản tài trợ trọn gói cho BVĐK Quảng Nam và Bệnh viện Chợ Rẫy - TP Hồ Chí Minh). Với thiết bị này, BVĐK Quảng Nam có thể hội chẩn thông qua hình ảnh (X-quang, MRI, CT, siêu âm...) trực tuyến với Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Nhật Bản để thảo luận, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh; nâng cao trình độ chuyên môn cho bác sĩ; tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại cho bác sĩ và người bệnh.

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Lâm - Trưởng khoa Nội tim mạch BVĐK Quảng Nam cho biết, khoa đã được đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, nhất là trang bị hệ thống DSA (kỹ thuật chụp mạch máu số hóa xóa nền - Digital Subtraction Angiography) để làm rõ hệ thống mạch máu, giúp các bác sĩ nhận diện, can thiệp điều trị tim mạch. Nhờ đó đã can thiệp thành công nhiều ca bệnh khó và từng bước nâng cấp các kỹ thuật như: chụp can thiệp động mạch vành, mạch máu ngoại biên, can thiệp mạch não, can thiệp điều trị các bệnh lý tim bẩm sinh, các rối loạn nhịp tim, nội mạch cùng các dị tật bẩm sinh, nội lý mạch phải, đặt stent graft điều trị cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng...

  1.  Nhiều địa phương khan hiếm vaccine dịch vụ, Cục Quản lý dược vào cuộc điều phối

Theo phản ánh, những ngày gần đây, nhiều tỉnh/ thành phố, nhất là khu vực miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế đang xảy ra tình trạng thiếu cục bộ vaccine dịch vụ “5 trong 1”, “6 trong 1”, ảnh hưởng đến việc tiêm chủng cho trẻ.

Trên thực tế, tình trạng khan hiếm vaccine dịch vụ đã xảy ra cục bộ ở một số địa phương từ vài tháng gần đây, song đến nay vẫn chưa được khắc phục. Tại Đà Nẵng, theo nguồn tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố này đã thông báo trong tháng 4-2019 tạm thời hết vaccine “6 trong 1” và “5 trong 1”…. Trước thực trạng trên, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương; các cơ sở sản xuất, đăng ký, nhập khẩu vaccine… cần thông tin chi tiết về việc đặt hàng mua vaccine (loại vaccine đặt hàng, cơ sở cung ứng vaccine, số lượng vaccine đặt hàng, thời điểm đặt - hàng, số lượng vaccine được cung ứng, thời điểm cung ứng…), báo cáo về Bộ Y tế để có giải pháp chỉ đạo tiếp theo. Cục Quản lý dược cũng yêu cầu các địa phương, các đơn vị liên quan báo cáo tình hình kiểm định vaccine trước khi lưu hành (số lượng và thời điểm gửi vaccine tới Viện Kiểm định Quốc gia Vaccine và sinh phẩm, thời gian có kết quả kiểm định...) cũng như các giải pháp đã thực hiện khi nhu cầu tiêm chủng tăng đột biến.

Trước mắt, để đảm bảo cung ứng kịp thời vaccine “5 in 1” và vaccine “6 in 1” tại một số địa phương, Cục Quản lý Dược đề nghị các đơn vị cung ứng (công ty nhập khâu, công ty phân phối, chương trình Tiêm chủng mở rộng) ưu tiên cung ứng ngay lượng vaccine còn tồn kho và lượng vaccine sắp nhập kho cho các cơ sở tiêm chủng đang thiếu vaccine đột biến (như Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng…), hoặc theo sự điều phối của Cục Quản lý Dược hay Cục Y tế Dự phòng để tránh hiện tượng thừa, thiếu cục bộ vaccine.

Đối với vaccine đã nhập khẩu về và chờ Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế (NICVB) kiểm định, Cục Quản lý Dược yêu cầu NICVB tập trung nguồn lực để khẩn trương kiểm định vaccine nhằm sớm cung cấp cho các đơn vị tiêm chủng.

  1.  Đã có lệnh ngưng, phòng khám Khang Thái vẫn hoạt động

Khi PV tác nghiệp tại phòng khám, có hai thanh niên luôn đeo bám PV đến khi ra về.  Sáng 15-4, thông tin từ bạn đọc cho biết mặc dù phòng khám đa khoa (PKĐK) Khang Thái (87-89 Thành Thái, quận 10, TP.HCM) bị thanh tra Sở Y tế TP.HCM yêu cầu ngưng hoạt động nhưng vẫn mở cửa tiếp bệnh nhân.

Để xác định thông tin, PV gọi cho PKĐK Khang Thái qua số điện thoại 02838688900 đăng ký khám bệnh. Một phụ nữ cho biết phòng khám làm việc từ 8 giờ sáng tới 8 giờ tối và hỏi PV muốn khám mấy giờ để sắp xếp gặp bác sĩ (BS) đúng chuyên khoa.

“Đầu giờ chiều anh khám phải không? Anh họ tên gì? Tôi sẽ gửi anh địa chỉ phòng khám qua tin nhắn và mã đăng ký khám nhanh qua điện thoại di động. Chiều trước khi tới anh nhắn tôi một tiếng để sắp xếp BS cho anh” – bà này nói.

Sau đó, PV nhận được tin nhắn từ số máy 0902825192 với nội dung: “Phóng khám Khang Thái. Mã số ưu tiên là 100. Nhận được tin nhắn vui lòng xác nhận OK”.

Đến 14 giờ 40 cùng ngày, người phụ nữ lúc sáng gọi lại cho PV cũng qua số điện thoại 02838688900 và nhắc PV đi khám bệnh.

PV tới PKĐK Khang Khái và ghi nhận dàn cửa sắt kéo xuống lưng lửng, trên dán tờ giấy nhỏ ghi “cửa hư”. Kế đó có cây thang dài dựa vào dàn cửa sắt.

Bước vào trong phòng khám, PV thấy có bệnh nhân ngồi chờ. Tại quầy tiếp tân, một cô gái hỏi xin mã số đặt hẹn. PV mở điện thoại và đọc mã số 100. Xem xong, cô gái đưa PV tờ giấy yêu cầu điền họ tên, địa chỉ và hỏi PV khám bệnh gì. Sau khi nghe PV nói khám… trĩ, cô này bảo PV ngồi đợi.

Trong lúc ngồi chờ, PV thấy có hai thanh niên bước vào phòng khám và nhìn PV bằng thái độ dò xét. Ngồi chờ khá lâu, PV tới quầy tiếp tân hỏi và được một cô nói phòng khám chỉ nhận bệnh nhân tái khám, không nhận bệnh nhân mới.

Lúc này, PV thấy hai thanh niên lúc nãy đứng trước cửa phòng khám. Sau khi PV đẩy xe ra lề đường Thành Thái trước cổng PKĐK Khang Thái, hai thanh niên cũng đứng sẵn đó hút thuốc và quan sát PV. Chạy một đoạn ngắn, PV nhìn qua kính chiếu hậu và phát hiện hai thanh niên lúc nãy bám theo. PV cố tình chạy vào các hẻm nhỏ để cắt đuôi.

Trao đổi với PV chiều cùng ngày, ông Nguyễn Mạnh Cường, Quyền Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, cho biết Thanh tra đã lập biên bản và yêu cầu PKĐK Khang Thái ngưng khám chữa bệnh. “Tuy nhiên phòng khám này vẫn hoạt động, cho dù chỉ tiếp nhận bệnh nhân tái khám cũng là sai.  Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cũng đã nắm được thông tin PKĐK Khang Thái vẫn hoạt động qua đường dây nóng. Thanh tra sẽ mời đại diện phòng khám này lên làm việc. Sau đó tham mưu Sở Y tế TP.HCM xin ý kiến Bộ Y tế xử lý rốt ráo” – ông Cường nói thêm.

Bài báo nêu rõ PKĐK Khang Thái hiện có BS người Trung Quốc hành nghề. Phòng khám này đã để phiên dịch là bà Lưu Quí Chi trực tiếp khám và điều trị bệnh nhân. Trong quá trình khám bệnh và điều trị, bà Chi đã “vẽ” ra những căn bệnh hiểm nghèo khiến bệnh nhân hoang hoang. Chưa hết, bà Chi còn đưa ra giá tiền điều trị ngay thời điểm người bệnh nằm trên bàn khám và có lời lẽ hù bệnh nhân. Sau khi báo đăng, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM làm việc với phòng khám nói trên. Thanh tra cũng đã đề nghị Sở Y tế tham mưu UBND TP.HCM phạt phòng khám này trên 240 triệu đồng và đình chỉ hoạt động sáu tháng.

  1. Báo điện tử Sài Gòn giải phóng online ngày 16/04/2019 07:22: Kiểm tra hoạt động bảo quản và sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế

Từ ngày 15-4 đến 10-7, Sở Y tế TPHCM sẽ kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, bảo quản và sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị trên địa bàn TP.

Việc kiểm tra tập trung vào các tổ chức kinh doanh vaccine, sinh phẩm y tế đang hoạt động trên địa bàn TP; các bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, ngoài công lập, trung tâm y tế quận/huyện, trạm y tế xã/phường hoặc các đơn vị khác có liên quan đến việc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị. Đoàn công tác sẽ kiểm tra về hồ sơ pháp lý; nhân sự; sổ sách quản lý; điều kiện cơ sở vật chất bảo quản và sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế; giá, quảng cáo vaccine, sinh phẩm y tế; việc triển khai phần mềm tiêm chủng quốc gia.

  1. Báo điện tử Hà Nội mới ngày 16/04/201907:05: Cả nước đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do bệnh sởi

Ngày 15-4, theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 8 đến 14-4), trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 89 trường hợp mắc sởi. Như vậy, từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 805 trường hợp mắc sởi, chưa có trường hợp nào tử vong. 

Các quận, huyện có số ca mắc sởi cao là Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Đống Đa. Không riêng Hà Nội, trong thời gian qua, dịch bệnh sởi tiếp tục có xu hướng gia tăng trong cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Cụ thể, tuần qua, thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi. 

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện cả nước đã ghi nhận gần 15.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có khoảng 2.000 trường hợp dương tính với sởi và 2 trường hợp tử vong. Theo nhận định, dịch bệnh sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do còn nhiều phụ huynh chưa cho con em đi tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi. Ngoài ra, lịch tiêm vắc xin sởi là khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, vì vậy, những trẻ chưa đến 9 tháng tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh này. 

  1.  Báo điện tử Hà Nội mới ngày 15/04/2019 15:05 : Hà Nội: Khám cấp cứu hơn 4.800 trường hợp trong 3 ngày nghỉ lễ

Chiều 15-4, Sở Y tế có báo cáo về công tác đảm bảo y tế đợt nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2019. Theo đó, từ ngày 13-4 đến ngày 15-4, các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô đã tiếp nhận 4.829 ca khám cấp cứu. 

Trong số 764 ca khám cấp cứu do tai nạn, có 292 ca khám do tai nạn giao thông, 378 ca tai nạn trong sinh hoạt, còn lại là tai nạn do nguyên nhân khác.

Cũng trong 3 ngày qua, bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật cho 476 ca, đỡ đẻ 821 ca; 5 ca tử vong được ghi nhận, đều do bệnh lý. Trong số ca tử vong, có 3 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viên Đa khoa Xanh Pôn do suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa/xơ gan, nhồi máu cơ tim; 2 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội do ung thư giai đoạn cuối.

Trung tâm cấp cứu 115 đáp ứng 334/334 lượt yêu cầu cấp cứu với 227 bệnh nhân, số bệnh nhân chuyển đến bệnh viện là 177 trường hợp.

Đánh giá về công tác y tế trong đợt nghỉ lễ này, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Văn Dung cho biết, công tác phòng chống dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, cấp cứu khám chữa bệnh được triển khai nghiêm túc, bảo đảm theo quy định. Công tác trực từ Sở Y tế đến các đơn vị được triển khai nghiêm túc.

Trong trong 3 ngày nghỉ lễ, không có trường hợp ngộ độc thực phẩm nào xảy ra trên địa bàn.

Về phòng chống dịch bệnh, các đơn vị trong ngành Y tế đã chủ động phổ biến, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh dịch như: Tiêu chảy cấp nguy hiểm; cúm A (H5N1, H7N9, H5N6), các dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập; tay chân miệng, sởi, ho gà, sốt xuất huyết... tại tất cả các tuyến điều trị trong và ngoài công lập. Các bệnh viện tổ chức khám sàng lọc, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân đúng quy định, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho thu dung điều trị các bệnh truyền nhiễm gây dịch...

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tiếp tục duy trì chặt chẽ công tác kiểm dịch y tế tại sân bay quốc tế Nội Bài, liên hệ với các tỉnh, thành phố liên quan tăng cường các biện pháp phối hợp kiểm dịch đối với khách du lịch, nhất là khách nhập cảnh từ nước có bệnh do vi rút Ebola, MERS CoV, cúm A (H7N9), cúm A (H5N6)..

  1.  Báo điện tử Người Lao động ngày 16/04/2019 06:20: Người bị ung thư khỏe lên nhờ trí tuệ nhân tạo

Phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo nên cuộc cách mạng trong việc chẩn đoán sớm nhiều căn bệnh như ung thư nhưng dù thế nào nó vẫn là máy móc vô cảm, cần sự giám sát của con người.

Bệnh nhân C.T.H, 48 tuổi ở Vĩnh Phúc, bị ung thư phổi cách đây 3 năm. Hơn 2 năm được truyền hóa chất và sử dụng các loại thuốc tốt nhưng bệnh tình không cải thiện. Năm 2018, nghe nói có ứng dụng AI trong hỗ trợ điều trị ung thư tại Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Phú Thọ - cơ sở đầu tiên trên cả nước triển khai ứng dụng này - nên tìm đến.

Khỏe lên nhờ phác đồ từ AI

Tại đây, các bác sĩ đã nhập kết quả chẩn đoán bệnh của chị H. vào hệ thống, từ đó AI sẽ đưa ra phác đồ điều trị mới nhất bao gồm sử dụng thuốc điều trị trúng đích sinh học thế hệ 3 kết hợp với xạ trị giảm đau xương. Dùng thuốc theo phác đồ mới, từ tình trạng khó thở, không đi được, đau nhức xương, sau hơn 1 tháng, chị H. đã sinh hoạt bình thường, không phải dùng thuốc giảm đau.

Bác sĩ Trần Xuân Vĩnh, Trung tâm Ung bướu (BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ), cho biết đánh giá kết quả điều trị với trên 100 bệnh nhân sau 7 tháng triển khai cho thấy sự tương đồng giữa phác đồ mà hệ thống AI đưa ra và phác đồ của bác sĩ là hơn 90%.

Phần mềm trí tuệ nhân tạo AI hay còn gọi là "IBM Watson for Oncology" do Tập đoàn IBM của Mỹ xây dựng dựa trên nền tảng dữ liệu lớn về y khoa tiên tiến. Hiện nay, phần mềm đã được áp dụng ở 230 BV của 13 quốc gia. Tại Việt Nam, ứng dụng được thí điểm áp dụng ở 3 BV: K Trung ương, Ung bướu TP HCM và Đa khoa Phú Thọ. Riêng ở BV Ung bướu TP HCM, thời gian bắt đầu thử nghiệm AI là từ ngày 14-3.

Theo bác sĩ Phan Tấn Thuận, Phó trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến BV Ung bướu TP HCM, BV đã thử nghiệm phần mềm AI trên 103 bệnh nhân ung thư vú và 126 bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Kết quả cho thấy tỉ lệ tương đồng giữa phác đồ của BV và phác đồ của phần mềm đưa ra là 80,3%.

Phần mềm AI hỗ trợ hầu hết các giai đoạn của ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Sau giai đoạn thử nghiệm, BV sẽ tiếp tục ứng dụng phần mềm AI này trên 200 bệnh nhân với các bệnh lý khác như phổi, gan, dạ dày, tuyến giáp, cổ tử cung…

Không phải là phương pháp chữa ung thư

PGS-TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc BV K Trung ương, cho biết thuận lợi lớn nhất mà AI đem đến là giúp họ cập nhật nhanh chóng các phác đồ, thuốc mới trong điều trị ung thư để đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả và phù hợp cho từng bệnh nhân. Để sử dụng được công nghệ này, các bác sĩ phải có trình độ tiếng Anh và kiến thức về bệnh học mới có thể truyền tải thông tin đúng để nhập vào máy. Điều đó có nghĩa là các bác sĩ muốn AI đưa ra được gợi ý đúng thì chính bác sĩ phải chẩn đoán đúng bệnh và cho bệnh nhân làm các xét nghiệm đầy đủ. Ngược lại, nếu chẩn đoán sai về bệnh, sai về giai đoạn, không nắm được các bệnh kèm theo thì sẽ không thể điều trị tốt cho bệnh nhân.

Chỉ ra những hạn chế của phần mềm AI, bác sĩ Phan Tấn Thuận cho biết việc chỉ định thuốc với liều lượng còn chưa phù hợp với thể trạng người Việt hoặc phác đồ với nhiều thuốc mới chưa sẵn có tại Việt Nam mà phải theo thị trường Mỹ… Ngoài ra, do chi phí lớn lại chưa được BHYT chi trả nên không phải ai cũng có điều kiện áp dụng AI.

Đồng quan điểm, TS-BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc BV Ung bướu TP HCM, nhận định dù AI có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng đây không phải là một thiết bị y tế điều trị ung thư, không phải công cụ chẩn đoán và cũng không được thiết kế thay thế bác sĩ. "AI dù nhanh nhạy nhưng không thể bằng con người ở một số lĩnh vực, đó là chưa kể đến một số yếu tố như sự vô cảm, máy móc và thiếu sáng tạo" - bác sĩ Dũng phân tích. 

Điều trị ung thư là sự kết hợp giữa trình độ và kinh nghiệm. AI chỉ như một cuốn y bạ điện tử, là công cụ hỗ trợ bác sĩ lựa chọn phác đồ điều trị nhanh chóng, tiên tiến, phù hợp cho người bệnh.

  1.  Báo điện tử Người Lao động ngày 15/04/2019 19:30 : Người nhà tự ý làm bác sĩ, cụ bà suýt chết

Một phụ nữ bị tiểu đường được người nhà tự mua insulin chích vào người dẫn đến hạ đường huyết, phải nhập viện cấp cứu.

Ngày 15-4, Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP HCM) cho hay vừa kịp cứu nữ bệnh nhân H.T.V (81 tuổi, ngụ Long An) do tiêm insulin trị tiểu đường sai cách. 

Bà V. bị đái tháo đường kèm tăng huyết áp và nhồi máu não 10 năm nay, điều trị tại địa phương. Do bà suy giảm chức năng thận nên bác sĩ tạm ngưng các thuốc hạ đường huyết uống và chích insulin theo toa. Đây là lần đầu tiên bệnh nhân được chích insulin nên bác sĩ khuyến cáo đến bệnh viện để thực hiện. Tuy nhiên, người nhà từ chối vì không có thời gian chờ đợi.

Vào ngày bà V. nhập viện, người nhà tự ý mua bơm tiêm 10 ml (loại thông thường) tại nhà thuốc và chích cho bà 8 ml insulin trong lọ. Sau đó, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Nhân Dân 115 cấp cứu trong tình trạng tri giác lơ mơ. Qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện bà V. bị hạ đường huyết nặng do dùng sai bơm tiêm dẫn đến quá liều insulin.

Theo ThS-BS Võ Tuấn Khoa, Khoa Nội tiết - Bệnh viện Nhân dân 115, đây là trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng ở người bệnh đái tháo đường mới sử dụng và chích quá liều insulin.

Tất cả bệnh nhân đái tháo đường khi được chỉ định dùng insulin thì bác sĩ hay nhân viên y tế nên dành thời gian hướng dẫn cách thức tự chích insulin. Nếu điều kiện cho phép, nên dùng insulin dưới dạng bút chích insulin với ưu điểm dễ sử dụng, ít đau, định liều chính xác cho bệnh nhân. Trong trường hợp phải dùng insulin trong lọ, bệnh viện hay phòng khám nên cung cấp luôn kim insulin phù hợp thay vì bệnh nhân phải mua vì có thể tiềm ẩn rủi ro không đúng loại kim.

  1. Báo điện tử Sài Gòn giải phóng online ngày 16/04/2019 07:00: Thu hút cán bộ y tế giỏi cho địa bàn xa trung tâm

UBND TPHCM vừa có quyết định về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế của TPHCM năm 2019.

Theo kế hoạch, TPHCM sẽ xây dựng cơ chế phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực y tế; xây dựng các mô hình đào tạo mới và nâng cao chất lượng đào tạo; đẩy mạnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế. Trong đó, đào tạo định hướng chuyên khoa sau đại học, thời gian học 10 tháng và đào tạo chuyên khoa cấp I, thời gian học 2 năm, cho bác sĩ mới tốt nghiệp ra trường được phân công về công tác tuyến y tế cơ sở.

Ngoài ra, TPHCM cũng đào tạo các chuyên ngành như: nội, ngoại, nhi, nhiễm, chỉnh hình, sản phụ khoa, pháp y, da liễu, mắt, tai mũi họng, gây mê hồi sức, bác sĩ gia đình, giải phẫu bệnh, phục hồi chức năng, ung thư… TPHCM cũng tập trung đào tạo đạt chuẩn trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên cho đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dược sĩ trung cấp theo quy định mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

Năm 2019, TPHCM tiếp tục cử cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc ngành y tế tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về lãnh đạo quản lý bệnh viện; quản lý chăm sóc tại Australia, Nhật, Hàn Quốc…

Bên cạnh đó, UBND TPHCM cũng xây dựng quy định về tuyển dụng, phân công sinh viên tốt nghiệp đại học y khoa hệ chính quy và cán bộ y tế đến nhận công tác tại các cơ sở y tế công lập; thực hiện chính sách thu hút, hỗ trợ cán bộ y tế có trình độ cao đến công tác tại các địa bàn xa trung tâm TP (các huyện: Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh), các cơ sở khám chữa bệnh đặc biệt: Bệnh viện Nhân Ái, Khu điều trị phong Bến Sắn, các lĩnh vực khó tuyển dụng (pháp y, lao, tâm thần) và đơn vị y tế cơ sở phường - xã - thị trấn để bổ sung đội ngũ cán bộ y tế chất lượng cao cho các cơ sở y tế trọng điểm của TP và tuyến y tế cơ sở, y tế dự phòng, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

  1. Báo điện tử Người Lao động ngày 15/04/2019 14:48 : Cắt bỏ tử cung để bảo toàn tính mạng một phụ nữ

Các bác sĩ buộc phải sử dụng đến phương pháp cuối cùng đó là cắt bỏ tử cung hoàn toàn để cứu tính mạng một phụ nữ bị xuất huyết kéo dài, nguy kịch.

Ngày 15-4, Bệnh viện Quốc tế City cho biết vừa quyết định cắt bỏ tử cung hoàn toàn để cứu sống nữ bệnh nhân N.V.A (49 tuổi, ngụ TP HCM) bị xuất huyết kéo dài, tính mạng nguy kịch. Chị A. bị rối loạn kinh nguyệt, đa nhân xơ tử cung, polyp buồng tử cung, đã được điều trị nội tiết trên 6 tháng nhưng tình trạng rong kinh, rong huyết không dứt, dẫn đến mất máu nghiêm trọng, sức khỏe bị đe dọa.

Trước tình trạng này, các bác sĩ buộc phải sử dụng đến phương pháp cuối cùng đó là cắt bỏ tử cung hoàn toàn để cứu tính mạng bệnh nhân. Đây cũng chính là phương pháp tốt nhất vì sẽ giúp hạn chế tình trạng mất máu, nhiễm trùng, khả năng hồi phục nhanh và đảm bảo về mặt thẩm mỹ vết mổ.

Theo TS-BS Bùi Thị Phương Nga, Khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc tế City, với những trường hợp ra huyết bất thường trên đa nhân xơ tử cung và lạc tuyến cơ tử cung, điều trị nội tiết là ưu tiên hàng đầu. Đa số bệnh nhân vẫn có thể "sống hòa bình" với căn bệnh này nếu không có biến chứng. Thế nhưng, có những trường hợp mất máu trầm trọng kéo dài không đáp ứng điều trị nội khoa thì phẫu thuật là chọn lựa cuối cùng.

Thống kê cho thấy có khoảng 30 - 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ mắc nhân xơ tử cung. Chính vì sự phổ biến và xem nhẹ vì "bệnh thường gặp ở phụ nữ" này, nhiều người đã chủ quan không tầm soát bệnh định kỳ đến khi phát hiện thì phần lớn bệnh đã tiến triển nặng.

"Vì vậy, khi có những triệu chứng cụ thể như rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, ra huyết tử cung bất thường, đau hạ vị hoặc vùng hố chậu, đau tức bụng thường xuyên… hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời", BS Nga khuyến cáo.

  1.  Thu phí người nuôi bệnh: Trăm cái lý không bằng tý cái tình

Mới đây, đứng trước thông tin các bệnh viện sẽ thu phí người nuôi bệnh. Khi nghe được thông tin này rất nhiều người dân có ý kiến trái chiều và bức xúc. Trong khi người dân vào viện với trăm khoản lo đóng phí, thì họ phải lo thêm cả khoản phí cho người đi chăm người thân bệnh tật của mình.

Theo thông tin này thì trên cả nước đã có một số bệnh viện (BV) áp dụng thu chi phí điện, nước, bảo vệ... đối với người chăm bệnh,. Ví dụ như BV đa khoa Thủ Đức nhưng khi vừa áp dụng thu phí 30.000 đồng/ngày thì BV đã gặp phản ứng gay gắt của bệnh nhân nên BV buộc phải ngưng hoạt động này lại.

Tuy nhiên đó không phải là một ví dụ điển hình, mặt khác còn có nhiều bệnh viện thu mức phí cao gấp 3 - 7 lần mức phí trên, tuy cũng gặp sự phản đối của người dân, nhưng các bệnh viện này vẫn giữ quan điểm "nhằm hạn chế thân nhân lưu trú, đảm bảo trật tự an ninh, chứ không phải mục đích tăng nguồn thu cho bệnh viện... "vẫn thu phí thu người bệnh ở mức giá 100.000 - 200.000 đồng/ ngày. Hầu hết các bệnh viện đều thực hiện, người nuôi bệnh thứ nhất không phải đóng phí và bắt đầu thu phí nuôi bệnh từ người thứ hai. Đối với người nuôi bệnh thứ 2 tại BV Từ Dũ  phải đóng phí 100.000 đồng/ngày. BS Lê Quang Thanh, Giám đốc BV Từ Dũ, cho hay hiện nay việc thu phí thân nhân ở các BV không nhằm mục đích tăng nguồn thu mà góp phần quản lý an ninh trật tự, giúp bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh hơn. Nếu như BV càng đông sẽ càng tăng thêm sự phức tạp, đối tượng không tốt trà trộn, gây trộm cắp và BV phải tăng lực lượng bảo vệ. Hay như tại bệnh viện 108, cũng đang áp dụng thu phí người nuôi bệnh 200.000 đồng/ ngày. Tuy nhiên bệnh viện này vẫn triển khai bởi bên cạnh một số phản ứng của bệnh nhân thì nhiều bệnh nhân khác vẫn nghĩ đó là khoản thu trong danh sách của bệnh viện nên họ vẫn nộp một cách bình thường.

Về vấn đề này, Bộ y tế thể hiện rõ quan điểm của mình, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng hiện nay các BV đã thực hiện tự chủ tài chính, chủ trương của Bộ Y tế cố gắng tạo điều kiện cho các cơ sở y tế làm chủ về kinh phí để có nguồn trả lương cho nhân viên và thực hiện nhiều công tác khác. Do đó theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, những khoản thu hợp pháp, không sai luật thì BV vẫn được quyền tự chủ thu.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng, nhiều người không phải là bệnh nhân vào BV nhưng sử dụng điện, nước, vệ sinh, ảnh hưởng môi trường. “BV phải cử nhân viên hoặc thuê người dọn dẹp vệ sinh và trả tiền cho các khoản điện, nước này. Về nguyên tắc, BV là đơn vị tự chủ kinh phí nên người vào sử dụng dịch vụ phải trả tiền là hợp lý”. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, thu như thế nào phải hợp lý và phải thông qua phê duyệt theo quy định hiện hành hợp pháp.

Hiện nay, việc thu và không thu phí người nuôi bệnh vẫn gây nhiều tranh cãi lớn trong dư luận xã hội, với quan điểm "trăm cái lý, không bằng tý cái tình", khi người bệnh đã phải rất khó khăn trong các khoản viện phí, mà họ lại phải gồng lên lo thêm khoản phí cho người chăm bệnh nhân thì những người không có điều kiện kinh tế, họ sẽ không dám đến bệnh viện.

Và nếu khi chưa ban hành chính xác việc BV có được thu phí người nuôi bệnh hay không thì các BV mỗi nơi có mức giá thu phí khác nhau, mức thu có thể cao hay thấp là do mỗi BV quyết định và không ai khác người dân là người chịu khoản thu bất hợp lý đó mà không có bất cứ sự giám sát nào của các cơ quan liên quan.

  1.  THIẾU DỊCH VỤ Y TẾ CHO NGƯỜI CHUYỂN GIỚI

Dịch vụ mua bán hooc – môn “chui” đang hoạt động khá mạnh, người chuyển giới có thể lên mạng tìm kiếm địa chỉ rồi đến mua, thậm chí ngồi nhà sẽ có người chuyển đến

Theo quy định, các loại hooc – môn này chỉ được sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ, nếu tự ý sử dụng người dùng rất dễ phải lĩnh hậu quả khôn lường.

Trong khi dịch vụ y tế phục vụ cho người chuyển giới chưa được chú trọng thì hiện tại người đồng tính (cả nam và nữ) cực chẳng đã phải lén lút sử dụng hooc - môn bán “chui” trên thị trường. Không chỉ TP. Hồ Chí Minh dịch vụ bán hooc – môn mới rầm rộ, mà tại Hà Nội cũng không kém. Những người có nhu cầu chỉ cần lên mạng gõ từ hooc – môn cho người chuyển giới là hoàn toàn có thể mua được.

Thậm chí trên các trang mạng xã hội, các trang web còn đăng tải cả địa chỉ cụ thể để người mua đến tận nơi giao dịch. Tuấn Anh (một người chuyển giới tại Hà Nội) chia sẻ: “Thực ra ở TP. Hồ Chí Minh thì mua hooc – môn dễ hơn ngoài Bắc. Đơn giản vì ở đó người chuyển giới họ công khai việc mua bán các loại thuốc, hooc – môn cũng đơn giản. Sở dĩ phải đi mua thuốc này vì đến bệnh viện họ không bán, mình phải tự mua về rồi tự tiêm cho mình thôi. Các loại thuốc này quản rất chặt, nếu muốn mua công khai thì phải theo đơn của bác sĩ. Nếu anh thích em giới thiệu cho một vài địa chỉ tin cậy ở Hà Nội mà mua”.

Để kiểm chứng thông tin của Tuấn Anh, chúng tôi lên một trang mạng của nhóm người đồng tính tại Hà Nội để nhờ tư vấn mua hooc – môn. Chỉ cần vào Facebook và vài thao tác đơn giản, chúng tôi có thể tìm được hàng chục  điạ điểm mua hooc –môn ở Hà Nội. Ở các trang Facebook cá nhân ấy họ đăng tải khá kỹ về địa chỉ mua hàng, số điện thoại đầy đủ.

Trên các trang mạng đó họ không quên quảng cáo đó là một đại lý dược khá hoành tráng, có đủ các loại thuốc nhập ngoại và được cấp phép để cung cấp. Lần theo một địa chỉ bán hooc – môn tại khu vực Linh Đàm (quận Hoàng Mai), PV nhận thấy đây chỉ là một căn hộ của chung cư. Khi bốc máy liên lạc với số điện thoại đã ghi trên trang Facebook cá nhân và có thắc mắc về điều này, đầu dây bên kia chỉ trả lời ngắn gọn: “Mua thì mua, không mua thì thôi”.

Tiếp tục theo một địa chỉ khác tại khu vực quận Đống Đa, hiệu thuốc mà họ giới thiệu thực tế chỉ là một cửa hàng tạp hoá, thắc mắc về điều này người bán hàng cho hay: “Tôi nghe nói loại hooc –môn này ở các hiệu thuốc không bán, nếu có thì chỉ có trong các bệnh viện lớn, họ bán theo đơn.

Tôi được đứa cháu gửi từ trong Nam ra, nói là bán cho mấy đứa đồng tính rất đắt hàng”. Dứt lời, người bán hàng tên Thắng tiếp: “Chỗ tôi có hai loại thuốc chuyển giới chon nam có xuất xứ Thái lan và Đức. Giá cho mỗi ống tiêm của Thái là 140.000 đồng, còn của Đức thì đắt hơn 10.000 đồng. Loại của Thái sẽ hỗ trợ nhanh lên ngực và đẹp da…cứ dùng thử đi, nếu tốt lại đến mua tiếp.

Nếu có nhu cầu mua nhiều để cung cấp cho những người khác, tôi có thể giảm giá, mỗi hộp giảm 50.000 đồng”. Người đàn ông này đưa cho chúng tôi hai ống tiêm có tến Prolutin Depot và Estradiol. Hỏi về cách sử dụng, ông này khá mơ hồ: “Cứ vài ba ngày tiêm 1 mũi, đừng có tiêm liên tục chết đó”.

Không những như vậy, các loại hooc –môn này còn được người bán công khai giao tận nhà nếu có nhu cầu. Một số loại phổ biến được bán trên mạng như: Sustanon, Estradion, Andrio Testocaps…hầu hết các loại hooc –môn này đều được quảng cáo là hàng xách tay từ nước ngoài.

Qua tìm hiểu của Pv, hiện nay những người đồng tính chuyển giới thường dùng hai loại hooc – môn là Sustanon (đối với nữ) và Estradiol (đối với nam). Trong y học, Sustanon thường dùng để trị các bệnh như: bất lực do thiếu hormone, triệu chứng tắc dục ở nam giới như giảm khoái cảm sinh dục và các hoạt động tâm sinh lý, một vài dạng vô sinh do các rối loạn tạo tinh trùng. Tuy nhiên, những người đồng tính nữ vẫn thường sử dụng loại hormone này để chuyển đổi giới tính thành nam.

Còn Estradiol thực chất là một dạng của hormone estrogen, trong y học loại hormone này thường dùng để chữa một số bệnh ở nữ như: phát triển và duy trì bộ máy sinh sản và tính dục của nữ, đề phòng loãng xương, điều trị viêm âm đạo… Nhưng trên thực tế nhiều người đồng tính nam thường dùng thuốc này để chuyển giới thành nữ.

  1.  Người nhà tự ý làm bác sĩ, cụ bà suýt chết

Một phụ nữ bị tiểu đường được người nhà tự mua insulin chích vào người dẫn đến hạ đường huyết, phải nhập viện cấp cứu.

Ngày 15-4, Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP HCM) cho hay vừa kịp cứu nữ bệnh nhân H.T.V (81 tuổi, ngụ Long An) do tiêm insulin trị tiểu đường sai cách.

Bà V. bị đái tháo đường kèm tăng huyết áp và nhồi máu não 10 năm nay, điều trị tại địa phương. Do bà suy giảm chức năng thận nên bác sĩ tạm ngưng các thuốc hạ đường huyết uống và chích insulin theo toa. Đây là lần đầu tiên bệnh nhân được chích insulin nên bác sĩ khuyến cáo đến bệnh viện để thực hiện. Tuy nhiên, người nhà từ chối vì không có thời gian chờ đợi.

Vào ngày bà V. nhập viện, người nhà tự ý mua bơm tiêm 10 ml (loại thông thường) tại nhà thuốc và chích cho bà 8 ml insulin trong lọ. Sau đó, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Nhân Dân 115 cấp cứu trong tình trạng tri giác lơ mơ. Qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện bà V. bị hạ đường huyết nặng do dùng sai bơm tiêm dẫn đến quá liều insulin.

Theo ThS-BS Võ Tuấn Khoa, Khoa Nội tiết - Bệnh viện Nhân dân 115, đây là trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng ở người bệnh đái tháo đường mới sử dụng và chích quá liều insulin.

Tất cả bệnh nhân đái tháo đường khi được chỉ định dùng insulin thì bác sĩ hay nhân viên y tế nên dành thời gian hướng dẫn cách thức tự chích insulin. Nếu điều kiện cho phép, nên dùng insulin dưới dạng bút chích insulin với ưu điểm dễ sử dụng, ít đau, định liều chính xác cho bệnh nhân. Trong trường hợp phải dùng insulin trong lọ, bệnh viện hay phòng khám nên cung cấp luôn kim insulin phù hợp thay vì bệnh nhân phải mua vì có thể tiềm ẩn rủi ro không đúng loại kim.

  1.  Cứu sống bệnh nhân vỡ u gan đa ổ bằng kỹ thuật mới không cần mổ

Ông Bùi Văn Ằn, 58 tuổi (ở Cao Phong, Hòa Bình) vừa mới lên Hà Nội làm bảo vệ được 3-4 ngày thì bị đau dữ dội nên đến Bệnh viện Thanh Nhàn khám. Tại đây, bệnh nhân được phát hiện bị vỡ u gan đa ổ, mất máu…

Theo bác sĩ Trịnh Văn Sơn, khoa Hồi sức tích cực ngoại - Bệnh viện Thanh Nhàn, các bác sĩ tại bệnh viện vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân nam bị vỡ u gan đa ổ bằng kỹ thuật mới mà không cần phải mổ như trước.

Bệnh nhân là ông Bùi Văn Ằn, nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội, quằn quại. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán, ông Ằn bị vỡ u gan đa ổ, mất máu. Ngay lập tức, bệnh nhân được hồi sức tích cực, truyền máu, dịch. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định áp dụng phương pháp can thiệp nút mạch gan cấp cứu tại phòng Can thiệp. Theo đó, các bác sĩ đưa 1 ống siêu nhỏ từ mạch máu đùi lên mạch máu gan bệnh nhân, rồi bơm chất keo để bịt chỗ đang chảy máu.  Theo bác sĩ Trịnh Văn Sơn, trước đây khi chưa thể áp dụng được phương pháp mới này, những bệnh nhân bị vỡ u gan đa ổ sẽ phải mổ mở để cầm máu hoặc cắt một phần gan, sau đó thường phải nằm viện 1-2 tháng mới có thể hồi phục. Còn với kỹ thuật can thiệp nút mạch gan, do đây là can thiệp tối thiểu nên có ưu điểm cầm máu tốt, ít biến chứng, bệnh nhân đau ít và đỡ phải nằm viện dài ngày. Sau khi được can thiệp, bệnh nhân Bùi Văn Ằn đã dần ổn định và có thể được ra viện trong 3-4 ngày tới.

  1.  Nhiều quốc gia xử phạt phụ huynh không cho con tiêm phòng

Trong khi trào lưu anti vắc-xin đang rộ lên trên quy mô toàn cầu, thì quan điểm số đông trong xã hội lại cho rằng việc không cho trẻ em đi tiêm chủng cũng tương đương với một dạng bạo hành, và những phụ huynh anti vắc-xin cần phải bị xử phạt.

Bởi lẽ, việc không cho trẻ em tiêm phòng đầy đủ có thể dẫn đến việc trẻ em và các bạn cùng trang lứa cũng như người thân xung quanh có thể mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khiến cộng đồng đối diện với nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Vắc-xin là thành tựu y học quan trọng. Nó giúp kiểm soát dịch bệnh, phòng bệnh cho con người. Vắc-xin là phương pháp tương đối an toàn và hiệu quả để phòng tránh nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như viêm gan, ho gà, uốn ván, sởi, thủy đậu, Rubella, bại liệt, quai bị... Thấy rõ được tầm quan trọng của vắc-xin, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra quy định về việc tiêm vắc-xin nhằm bảo vệ sức khỏe của từng người dân và cả cộng đồng. Để có được các loại vắc-xin tiêm chủng phòng bệnh như các nước trên thế giới đang sử dụng hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phải đổ rất nhiều công sức suốt nhiều năm trời. Hiệu quả của vắc-xin trong phòng bệnh cũng đã được cả thế giới ghi nhận.

Có điều tồn tại như lẽ tất nhiên không có thứ gì là tuyệt đối an toàn cả, vậy nên việc tiêm vắc-xin vẫn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Đó là những phản ứng khi trẻ vừa tiêm chủng xong như: sốt nhẹ, quấy khóc, tấy nhẹ chỗ tiêm...với tỷ lệ xác suất xảy ra phản ứng sau tiêm chủng rất nhỏ, trong khi những nguy hại đến từ việc không tiêm phòng thì lớn hơn nhiều lần. Thế nhưng rất nhiều người đã lấy cớ tiêm vắc-xin thì trẻ sẽ gặp những phản ứng này, để tạo nên một làn sóng anti vắc-xin, tẩy chay việc tiêm phòng cho trẻ nhỏ. Vậy nhưng, họ đâu có hiểu rằng điều đó đang tước đoạt đi cơ hội phòng bệnh cho con và khi trẻ mắc bệnh thì đứa con của họ sẽ là người lãnh hậu quả đầu tiên.

Làn sóng anti vắc-xin lan rộng đã là một trong các nguyên nhân khiến dịch bệnh truyền nhiễm quay trở lại trên toàn cầu. Vấn đề anti vắc-xin tại châu Âu đang khiến các nhà chức trách hết sức đau đầu, nhất là trong bối cảnh dịch sởi đang bùng phát một cách mạnh mẽ trên diện rộng. Úc cũng đang phải đương đầu với vấn đề này. Các ca sởi ở Mỹ cũng gia tăng nhanh chóng. Vì vậy,  mới đây Úc, Mỹ cùng với một số quốc gia châu Âu đã bắt đầu áp dụng các hình thức xử phạt đối với những phụ huynh không cho con mình đi tiêm phòng. Bên cạnh đó, tại Úc, những ngôi trường cho phép những đứa trẻ không tiêm phòng đi học cũng sẽ bị xử phạt. Đây là một động thái có phần mạnh tay đối với những người thuộc nhóm anti vắc- xin, nhưng có lẽ đó là nỗ lực đối phó cần thiết trong bối cảnh các dịch bệnh nguy hiểm như sởi đang có nguy cơ bùng phát cao. Hiện tại, Úc đang cố gắng đưa tỉ lệ trẻ em được tiêm phòng trở lại con số 95%.

Cơ chế xử phạt cho hành vi không đưa trẻ đi tiêm chủng tại một số quốc gia như sau:

Mới đây nhất, Italia đã ban hành đạo luật có tên là Lorenzin. Theo đó, những trẻ em dưới 6 tuổi không tiêm vắc-xin sẽ không được đến trường. Phán quyết này được đưa ra sau khi quốc gia này kết thúc nhiều tháng tranh luận trên bình diện quốc gia về vấn đề tiêm chủng bắt buộc. Đạo luật này đưa ra sau khi số bệnh nhân mắc sởi tăng đột biến ở Italia.Phụ huynh có thể bị phạt 500 euro nếu họ cho con từ 6-16 tuổi đi học mà không tiêm vắc-xin đầy đủ cho con, còn trẻ dưới 6 tuổi sẽ không được đi học mầm non khi cha mẹ không tuân thủ điều này. Đồng thời phụ huynh phải chứng minh con của mình đã được tiêm phòng trước khi cho chúng nhập học tại trường

Úc cũng đang xem xét việc cấm những đứa trẻ không được tiêm phòng tới trường, cũng như tới các trung tâm trông trẻ, đồng thời phạt những ngôi trường để trẻ không tiêm phòng đi học với mức phạt khoảng 24.000 USD. Bên cạnh đó, những gia đình không cho trẻ em tiêm phòng cũng sẽ không được hưởng một số phúc lợi y tế khác.

  1.   Congo: Dịch Ebola bùng phát, 803 người chết

Hãng Sputnik cho biết, tính đến ngày 14-4-2019, có tổng cộng 1.251 trường hợp nhiễm và nghi bị nhiễm virus Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo, trong đó có 803 ca đã tử vong.

Trước đó, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đã đưa ra cảnh báo rằng tình hình ở Congo đang xấu đi khi mọi người ngừng tìm kiếm sự hỗ trợ do mất niềm tin vào những người đang chống lại dịch Ebola. Sự bùng phát của dịch Ebola xảy ra ở Congo kể từ tháng 8 năm ngoái.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại, các trung tâm điều trị Ebola đã được thành lập. Các bệnh nhân chuyển đến đây sẽ được các nhân viên y tế của Đơn vị Chăm sóc Cấp cứu Sinh học (CUBE) thuộc ALIMA (Liên minh Hành động Y tế quốc tế) chăm sóc. Virus Ebola là một căn bệnh chết người lây lan qua máu và dịch cơ thể. Các triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu, đau khớp và cơ, đau họng, tiêu chảy


Thăm dò ý kiến