Điểm tin y tế ngày 04/5/2019

05/05/2019 | 14:54 PM

 | 

 

  1. Ngày 19.4, dự báo tia UV ở TP.HCM đạt cực đại, đặc biệt nguy hiểm cho da và mắt

Chỉ số tia UV ở TP.HCM ngày 19.4 dự báo đạt đỉnh cực đại; báo động đặc biệt gây nguy hiểm cho da và mắt.

Bảng đo chỉ số tia UV của trang thời tiết quốc tế Weather Online cho thấy chỉ số tia UV ở TP.HCM ngày 18.4 là 10, dự báo ngày 19.4 đạt đỉnh cực đại với chỉ số 12 và hai ngày tiếp theo (20 và 21.4) là 11. Đây là những chỉ số tia UV báo động, đặc biệt gây nguy hiểm cho da và mắt.

Theo bảng đánh giá về mức độ tổn hại của tia UV lên da, mắt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đối với người sống ở vùng nhiệt đới thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (da vàng, nâu) thì tia UV ở mức 6 có nguy cơ gây hại cho da ở mức trung bình; tia UV ở mức 10 đã có nguy cơ gây tổn hại cao cho da.

Khi chỉ số tia UV ở mức 6, ánh nắng mặt trời không nguy hiểm, nhưng bạn nên tránh ở dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trong hơn 1 - 2 giờ, WHO khuyến cáo. Nếu phơi da trực tiếp ra nắng lúc này sau 1 - 2 giờ, da sẽ đỏ rát. Trong trường hợp ra ngoài trời, theo WHO người dân nên thoa kem chống nắng SPF 15. Tất cả mọi người nên đeo kính râm UV-A + B

Khi tia UV ở mức 10 (nguy cơ cao gây tổn hại da, mắt), bạn có thể bị bỏng sau 30 - 60 phút nếu để da trực tiếp dưới nắng mặt trời. Trong trường hợp này, mọi người nên cố gắng tránh ánh nắng trực tiếp, che hoặc thoa kem chống nắng SPF 15+. Sử dụng quần áo chống nắng khi ra ngoài trời và đeo kính râm bảo vệ mắt.

Tia UV ở mức 11, 12 có “nguy cơ rất cao” gây tổn thương da, mắt, theo WHO.

Ở mức UV 11, 12, WHO đánh giá, bạn có thể bị bỏng nặng sau 20 - 30 phút khi da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt này. Vì vậy, người dân cần tránh ánh nắng trực tiếp, che chắn và sử dụng kem dưỡng da chống nắng SPF 15+.

Đặc biệt, da trẻ em, trẻ sơ sinh lại càng dễ tổn thương dưới nắng có tia UV cao như thế này.

Theo thạc sĩ - bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Phòng khám Chăm sóc da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM: Tiếp xúc với tia UV là yếu tố quan trọng gây ra các vấn đề trên da, đặc biệt là rối loạn tăng sắc tố da và lão hóa da, sốc nhiệt, bỏng da.

“Việc bảo vệ da, chống nắng đúng cách rất quan trọng. Nên bôi kem chống nắng phổ rộng (SPF trên 30).

Ngoài ra, khi ra ngoài trời, cần mặc quần áo dài che tay, chân, đội nón, đeo khẩu trang che da mặt và đeo kính râm bảo vệ mắt. Quần áo sậm màu sẽ giúp chống lại tia UV tốt hơn sáng màu.

Nên hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều - là thời điểm chỉ số tia UV đạt mức cao nhất trong ngày”, bác sĩ Vân khuyên.

  1. Mạo danh bệnh viện tư vấn bán thuốc, phẫu thuật để móc túi người bệnh

Một số tổ chức, cá nhân đã dùng thương hiệu bệnh viện trung ương để quảng cáo cho các cơ sở khám chữa bệnh tư, tư vấn sức khoẻ, bán thực phẩm chức năng, tổ chức chương trình du lịch khám chữa bệnh...

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phải ra thông báo tình trạng các đoàn thể mạo danh bệnh viện đi quảng cáo dược phẩm, thực phẩm chức năng, tổ chức chương trình du lịch khám chữa bệnh tại một số địa phương.

Theo đó, bệnh viện nhận được phản ánh về việc một số đoàn mạo danh bệnh viện thực hiện các hoạt động trên tại Hải Dương, Hải Phòng, Lào Cai và một số tỉnh, thành phố khác.

Thậm chí, trên nhiều trang fanpage, tài khoản facebook, phòng khám tư, cơ sở thẩm mỹ đã sử dụng những từ khóa “Bác sĩ viện 108”, “viện 108”… để quảng cáo và thu hút bệnh nhân.

Đây là một hình thức giả mạo có thể gây ra những rủi ro đáng tiếc và thiệt hại về kinh tế cho người sử dụng dịch vụ cũng như ảnh hưởng đến uy tín của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khẳng định: Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh ghi “Viện 108” ngoài khuôn viên bệnh viện ở Hà Nội và các tỉnh thành khác đều là các cơ sở giả mạo. 

Bệnh viện chưa triển khai kiểm nghiệm các loại dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vì vậy thông tin quảng cáo của các nhà sản xuất, các cá nhân quảng cáo dược phẩm điều trị bệnh, hay mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp (làm đẹp da, thẩm mỹ nhũ hoa, thuốc trị nám…) được kiểm nghiệm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đều là những thông tin không chính xác.

  Đoàn công tác của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cùng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng làm việc với nhóm mạo danh ở Hải Dương.

Cũng theo lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hàng năm, bệnh viện tổ chức các đoàn dã ngoại, khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí, tặng quà tại một số địa phương.

Khi thực hiện ở địa phương nào, bệnh viện phối hợp tổ chức chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan, đoàn thể địa phương. Đây hoàn toàn là hoạt động dân vận, từ thiện, bệnh viện không thu bất kỳ một khoản tiền nào khi tổ chức các hoạt động trên.

TS.BS Phạm Thị Việt Dung - Khoa Phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ (Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn, Hà Nội) cho biết, bác sĩ chỉ dùng 1 trang cá nhân nhưng hiện trên mạng có rất nhiều trang sử dụng hình ảnh, thậm chí cả tên của bác sĩ để quảng bá các dịch vụ làm đẹp hoặc yêu cầu khách hàng gửi ảnh (chụp cả bụng ngực và mặt...) với mục đích không rõ ràng.

  1. 'Chăm sóc kỹ' phòng khám để phiên dịch trị bệnh và moi tiền

(PLO)- Liên tục mấy ngày nay Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Phòng Y tế quận 10 và chính quyền địa phương đã phối hợp giám sát chặt phòng khám đa khoa (PKĐK) Khang Thái (87-89 Thành Thái, quận 10, TP.HCM).

Sáng 18-4, ông Nguyễn Mạnh Cường, Quyền Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, cho biết thông tin trên. Cũng theo ông Cường, do được cơ quan chức năng “quan tâm đặt biệt” mỗi ngày nên PKĐK Khang Thái không còn mở cửa hoạt động.

“PKĐK Khang Thái làm đơn xin giảm nhẹ tình tiết sai phạm, giảm thời gian đình chỉ hoạt động nhưng thanh tra Sở Y tế TP.HCM không xem xét” – ông Cường cho hay.

Trước đó, PLO có đăng bài “Phòng khám Trung Quốc: Cho phiên dịch khám bệnh, moi tiền”. Bài báo nêu rõ PKĐK Khang Thái hiện có BS người Trung Quốc hành nghề. Trong thời gian hoạt động, PK đã để  bà Lưu Quí Chi (phiên dịch) trực tiếp khám và điều trị bệnh nhân.

Bà Chi đã “vẽ” ra những căn bệnh hiểm nghèo khiến bệnh nhân hoang hoang. Cạnh đó còn đưa ra giá tiền điều trị ngay thời điểm người bệnh nằm trên bàn khám và có lời lẽ hù dọa bệnh nhân.

Sau khi báo đăng, thanh tra Sở Y tế TP.HCM đề nghị Sở Y tế tham mưu UBND TP.HCM phạt PKĐK Khang Thái hơn 240 triệu đồng, đình chỉ hoạt động sáu tháng. (PLO)- Khi PV tác nghiệp tại phòng khám, có hai thanh niên luôn đeo bám PV đến khi ra về.

  1. Bác sĩ sốc khi phát hiện bé gái 14 tuổi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Bé gái mới 14 tuổi đã bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Theo các bác sĩ đây là trường hợp đầu tiên “xô đổ” mọi kỷ lục.

Trước đó, bé T.T.B.T. (14 tuổi, ngụ Bình Dương) được ba mẹ đưa đến bệnh viện tuyến tỉnh khám khi có kỳ kinh nguyệt đầu tiên kéo dài 2 tuần bất thường khiến da xanh xao và đau quặn bụng.

Tại đây, bé được các bác sĩ nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung nên chuyển đến Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thăm khám. Tại Bệnh viện Từ Dũ, bé được xác định bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối nên được đưa đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - Trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết, kết quả xét nghiệm và hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI cho thấy bệnh nhi có khối u lớn ở tử cung, khối u xâm lấn gần như toàn bộ cơ tử cung và lan ra 2 bên, làm thận ứ nước và gian niệu quản.

Tiên lượng đây là một ca bệnh nặng, khẩn, các bác sĩ đã phẫu thuật ngay cho bệnh nhi. Nhưng do kích thước khối u lớn, lại xâm lấn sâu, lan ra toàn bộ bàng quang, tử cung, vách hạch chậu và hạch cạnh động mạch chủ bụng nên phẫu thuật đã thất bại.

 “Đây là trường hợp rất hiếm gặp, bệnh nhi còn quá nhỏ tuổi nhưng khối u to gây chèn ép, di căn và bám chặt vào nhiều cơ quan, bệnh không đáp ứng điều trị. Em còn quá nhỏ nên chúng tôi cảm thấy rất xót xa”, bác sĩ Tiến chia sẻ.

Theo bác sĩ Tiến, ung thư cổ tử cung trên 95% thường có nguyên nhân là lây nhiễm HPV do quan hệ tình dục. Do đó câu hỏi vì sao bé gái mới có kinh nguyệt lần đầu, chưa từng quan hệ mà lại bị ung thư tử cung giai đoạn cuối, liệu bệnh có do di truyền hay một nguyên nhân nào khác thực sự rất hóc búa.

Theo y văn, tại Mỹ ung thư cổ tử cung trong khoảng 15-19 tuổi là 14 trường hợp/năm (tỷ lệ 0,15/100.000 phụ nữ) và trong độ tuổi 20-24 tuổi là 125 trường hợp/năm (xuất độ 1,4/100.000 phụ nữ).

Nguyên nhân chính vẫn được cho là nhiễm HPV có thể là nhiễm từ mẹ lúc chưa sinh. Còn yếu tố di truyền rất hiếm, đến nay vẫn chưa xác định được. Người ta chỉ thấy một số người trong gia đình có vấn đề liên quan đào thải HPV. Những người không đào thải được HPV sẽ bị nhiễm mạn tính và tăng nguy cơ cung thư tử cung.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân, nhất là phụ huynh nếu thấy con em có những dấu hiệu như kinh nguyệt bất thường, rong kinh hoặc rong huyết, đau bụng, tiêu tiểu khó khăn, mệt mỏi, sụt cân, bụng to dần... thì phải đi khám để tìm ra ngay nguyên nhân nhằm xử lý và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ cũng cần trang bị kiến thức cho mình về việc phòng ngừa, chẩn đoán phát hiện sớm căn bệnh ung thư phụ khoa. Đi khám tầm soát ung thư định kỳ, tiêm ngừa HPV, đi khám ngay khi có các triệu chứng báo động… để tự bảo vệ mình khỏi căn bệnh quái ác này.

  1. Sơn La tăng cường phòng, chống bệnh dại đầu mùa

Từ năm 2011, Sơn La ghi nhận 66 trường hợp tử vong do bệnh dại. Do vậy, việc nâng cao ý thức trong việc phòng, chống bệnh dại là rất cần thiết. Tỉnh Sơn La chú trọng triển khai công tác phòng, chống bệnh dại, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa. Theo đó, nâng cao ý thức của người dân trong việc đưa vật nuôi trong nhà, chủ yếu là chó, mèo đi tiêm phòng. 

Cứ vào dịp tháng 3, tháng 4 hằng năm, cán bộ thú ý lại đến tận nhà anh Hà Duy Thành ở bản Cọ, phường Chiềng An, thành phố Sơn La, để tiêm vaccine phòng dại cho đàn chó 5 con của gia đình.

Anh Thành cho biết, nhờ được cán bộ thú y thường xuyên tuyên truyền và qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, anh đã hiểu rõ tác hại của bệnh dại, nguy hiểm nhất là gây chết người. Hơn nữa gia đình anh còn có trẻ nhỏ, nên việc tiêm phòng dại cho đàn chó là một trong những việc được gia đình ưu tiên.

“Trước đây, gia đình tôi từng có chó mắc bệnh dại nên tôi cũng hiểu rằng bệnh dại là một bệnh lý nguy hiểm, chó mắc bệnh dại không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nguy cơ tử vong cao mà còn có thể tấn công, lây nhiễm bệnh cho con người hoặc những con vật khác trong môi trường sống. Đặc biệt là gia đình tôi còn có trẻ nhỏ, do đó tôi hiểu rằng, tiêm phòng dại cho chó là việc cần phải làm để bảo vệ sức khỏe cho thú cưng, cũng như bản thân các thành viên trong gia đình mình”, anh Thành chia sẻ.

Tỉnh Sơn La hiện có khoảng 200.000 con chó, trong đó gần 160.000 con trong diện tiêm phòng. Thực hiện đợt cao điểm tiêm phòng dại cho đàn chó vào tháng 3, tháng 4 hằng năm, năm nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sơn La đã cung ứng 130.000 liều vaccine tiêm phòng dại cho chó tới 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, đồng thời tăng cường tuyên truyền tới người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa tác hại và cách phòng, chống bệnh dại.

cơ bản người dân đã ủng hộ chương trình tiêm phòng dại cho đàn chó nuôi, tuy nhiên, tại vùng sâu, vùng xa việc tiêm phòng mặc dù được Nhà nước hỗ trợ nhưng đạt tỷ lệ rất thấp. Với góc độ là cơ quan chuyên ngành thý y, chúng tôi khuyến cáo người nuôi chó phải tiêm phòng đầy đủ, khi bị chó dại cắn hoặc bị chó cắn phải đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị”.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Sơn La, từ năm 2011 tới nay, tỉnh đã có 66 trường hợp tử vong do bệnh dại. Chính vì vậy, việc nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng, chống bệnh dại là rất cần thiết, nhất là trong mùa Hè, khi thời tiết nắng nóng rất dễ khiến vật nuôi phát bệnh.

Tuy nhiên, do thói quen của người dân nơi vùng sâu, vùng xa là chăn nuôi thả rông, không tập trung và không tiêm phòng, nên việc thay đổi nhận thức của người dân nơi đây trong việc phòng, chống bệnh dại.

  1. TP HCM: Bệnh viện 1.500 tỉ đồng nhận khám BHYT mọi nơi

Ngày 18-4, Bệnh viện (BV) Gia An 115 TP HCM (BV mới xây hơn 1.500 tỉ) cho biết BV đã chính thức tiếp nhận khám, chữa bệnh tất cả BHYT không phân biệt nơi đăng ký ban đầu.

Theo đó, tất cả thẻ BHYT đã đăng ký khám chữa bệnh khám chữa bệnh ban đầu ở bất cứ nơi đâu, cửa ngõ phía Tây TP HCM, đặc biệt các tỉnh miền Tây như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng,... khi đến khám chữa bệnh tại BV Gia An 115 đều được hưởng quyền lợi theo quy định BHYT của BV loại 3. Tất cả thẻ BHYT đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú.

Theo BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh, Tổng giám đốc BV Gia An 115, hiện nay BV được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên khoa sâu, đặc biệt có sự tham gia khám chữa bệnh của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đến từ BV Nhân dân 115. Việc thông tuyến BHYT này mở ra cơ hội cho người dân, đặc biệt các tỉnh miền Tây được chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với giá cả hợp lý.

  1. 30.000 người Việt mang gen bệnh di truyền không có thuốc chữa, ít người biết

Những đứa trẻ sinh ra với hình dáng hoàn toàn bình thường nhưng lớn lên thường xuyên chảy máu, đau đớn vật vã, cuộc đời gắn chặt với bệnh viện.

Nhiều năm nay, hành trình điều trị bệnh máu khó đông (hemophilia) của 2 anh em Tẩn Láo Tả (13 tuổi) và Tẩn Láo Lở (12 tuổi), ở Nậm Pung, Bát Xát, Lào Cai khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Nhà ở trên núi cao, mỗi khi con bị chảy máu khắp trong cơ, khớp, đau đớn vật vã, bố mẹ lại lóc cóc cõng con hơn 1 giờ mới xuống chân núi rồi lại tiếp tục bắt xe thêm hơn 7 tiếng mới đến Viện Huyết học – Truyền máu TƯ để điều trị. Hành trình ở nhà – bệnh viện cứ thế tiếp diễn hơn 10 năm nay, hết anh lớn rồi đến em út. 

Chị Chẻo Chiều Mây, mẹ 2 bé cho biết, khi Tẩn Láo Tả được 9 tháng, chị phát hiện con có nhiều điểm bất thường, tay chân hay thâm tím, lâu lành. Sau đó bé không may bị ngã đập mặt xuống nền, chảy máu 2 ngày không dứt. Gia đình sợ quá đưa con ra BV tỉnh điều trị, sau được chuyển xuống BV Huyết học – Truyền máu TƯ với chẩn đoán mắc bệnh máu khó đông. Đến nay, dù 13 tuổi nhưng Tẩn Láo Tả chỉ nặn vẻn vẹn 28kg.

Biết con trai lớn mắc bệnh chưa bao lâu, chị Mây lại tiếp tục sinh bé Lở. Bé sinh ra kháu khỉnh nhưng cũng chỉ được vài tháng lại mắc triệu chứng hệt như anh trai. Gia đình chị một lần nữa nhận tin sét đánh ngang tai.

Từ đó đến nay, năm nào gia đình nhà chị Mây cũng đưa con xuống Hà Nội điều trị 3-4 lần, nhiều thì 5-6 lần. Mỗi quệt đi lại mất 2-3 triệu nhưng may mắn được BV hỗ trợ.

Do nhà chỉ có đôi ba sào ruộng, làm quanh năm không đủ ăn nên năm 2017, vợ chồng chị ngừng cho con xuống viện điều trị hơn 1 năm. Cán bộ Viện Huyết học – Truyền máu TƯ phải tìm mọi cách liên hệ với gia đình để vận động, đồng thời xin hỗ trợ từ thiện để 2 bé được tiếp tục đến viện điều trị.

Theo TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng viện Huyết học – Truyền máu TƯ, hiện cả nước chỉ có 7 cơ sở điều trị và quản lý bệnh nhân mắc bệnh hemophilia, nên các gia đình ở xa vừa vất vả đi lại, vừa tốn kém, vừa lỡ thời gian khiến bệnh nhân nhập viện muộn khi đã chảy máu nặng, đồng nghĩa phải nằm viện lâu hơn, tốn kém hơn.

Từ những khó khăn trên, mới đây, Viện Huyết học – Truyền máu TƯ thực hiện thí điểm điều trị bệnh hemophilia tại nhà. Nghiên cứu được thực hiện trên 30 bệnh nhân ở các tỉnh, so sánh với nhóm đối chứng gồm 30 bệnh nhân điều trị tại BV.

Kết quả cho thấy, 90% bệnh nhân bệnh nhân điều trị tại nhà có thể kiểm soát tốt các đợt chảy máu. Kể từ khi chảy máu, nhóm tại nhà chỉ mất 1 giờ đã được dùng thuốc, trong khi nhóm đưa đến viện phải mất trung bình 6 giờ. Do được dùng thuốc sớm, thời gian điều trị ngắn hơn, chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều, song đến nay, BHYT chưa cho phép dùng thuốc điều trị hemophilia tại nhà.

Chưa có thuốc chữa

Hemophilia là một bệnh chảy máu di truyền gây ra do giảm hoặc bất thường chức năng yếu tố đông máu số 8 (hemophilia A) hoặc số 9 (hemophilia B).

Đặc điểm nổi bật của bệnh là chảy máu khó cầm ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là chảy máu khớp, cơ. Chảy máu cơ khớp tái phát nhiều lần dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ. Một số ít trường hợp chảy máu trong não. 

Bệnh mang tính di truyền lặn, có trên nhiễm sắc thể X, do đó tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn ở nam giới (hễ mang gen bệnh là biểu hiện ra ngoài), còn phụ nữ thường xuất hiện dưới dạng mang gen bệnh (không có triệu chứng ra bên ngoài).

Theo đó, nếu bố bị bệnh, mẹ bình thường, khi sinh con trai thì con hoàn toàn bình thường, con gái mang gen bệnh.

Nếu mẹ mang gen bệnh, bố bình thường, 50% con gái bình thường, 50% con gái mang gen bệnh; 50% con trai bình thường, 50% con trai bị bệnh. Nếu bố bị bệnh, mẹ mang gen thì 50% con gái bị bệnh, 50% con gái mang gen, 50% con trai bình thường, 50% conn trai bị bệnh.

Đến nay, bệnh máu khó đông vẫn chưa có thuốc chữa. Chảy máu ở người bệnh hemophilia cần được điều trị bằng cách bổ sung các yếu tố đông máu bị thiếu hụt càng sớm càng tốt để giảm thiểu các biến chứng lâu dài như biến dạng khớp, teo cơ…

Tuy nhiên, hầu hết trường hợp mắc bệnh được chẩn đoán và điều trị muộn, khi bệnh nhân đến viện đã ở trong tình trạng quá nặng, đã trở thành tàn tật, thậm chí phải chấp nhận vĩnh viễn mất đi một phần cơ thể. Mới đây, nam bệnh nhân 30 tuổi ở Hà Tĩnh đang điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu TƯ đã buộc phải tháo 2 khớp chân.

  1. nhóm máu khó đông không được phát hiện, sẽ nguy hiểm như thế nào?

Tại Việt Nam, ước tính có trên 6.200 người mắc hemophilia (máu khó đông). Trong đó, chỉ có khoảng 50% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị.

Theo thống kê, trên thế giới cứ 1.000 người lại có 1 người mắc các rối loạn chảy máu. Rối loạn chảy máu là một nhóm bệnh có biểu hiện chảy máu kéo dài, lâu cầm mà nguyên nhân do cơ thể người bệnh có khó khăn trong việc tạo ra cục máu đông.

Việc chẩn đoán và điều trị rối loạn chảy máu có những khoảng cách khác biệt rất lớn giữa các vùng lãnh thổ trên thế giới. Một số ít người bệnh được chẩn đoán từ khi còn rất trẻ và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế suốt cuộc đời, trong khi đó, phần lớn người bệnh vẫn chưa được phát hiện, chẩn đoán và điều trị đúng cách. Điều này dẫn tới những hệ quả không mong muốn đối với người bệnh như suy nhược, đau đớn, những biến chứng và tổn thương khớp vĩnh viễn, hoặc nặng hơn là tử vong do chảy máu ở những vị trí nghiêm trọng.

Tại Việt Nam, ước tính có trên 6.200 người mắc hemophilia (máu khó đông) trong đó mới chỉ có khoảng 50% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị. Hiện cả nước có 7 cơ sở chính điều trị và quản lý bệnh hemophilia, trong đó Trung tâm Hemophilia viện Huyết học – Truyền máu Trung ương có thể cung cấp được dịch vụ chăm sóc toàn diện cho người bệnh một cách thường xuyên.

Thông qua lễ kỷ niệm Ngày Hemophilia Thế giới năm nay 17/4, Liên đoàn Hemophilia Thế giới mong muốn làm nổi bật tầm quan trọng của việc chủ động phát hiện và chẩn đoán cho người bệnh rối loạn chảy máu trên thế giới.

Các chuyên gia y tế cho rằng, nếu được phát hiện sớm và quản lí tốt người bệnh hoàn toàn có thể sống như người bình thường.

Được triển khai thực hiện từ năm 2003 tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, chương trình “Lần theo dấu vết” đã trở thành công cụ tích cực trong phát hiện, chẩn đoán bệnh nhân mới và người mang gen hemophilia trong cộng đồng. Từ việc phân tích phả hệ của người bệnh đã được chẩn đoán, dựa trên cơ chế di truyền bệnh, các cán bộ y tế có thể xác định được thành viên nào trong gia đình có khả năng bị bệnh và có khả năng mang gen để chủ động làm các xét nghiệm chẩn đoán. Đến nay, đã có gần 300 người bệnh hemophilia và hàng trăm phụ nữ mang gen đã được phát hiện thông qua chương trình này.

Theo TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Chủ tịch Hội Rối loạn đông máu Việt Nam cho biết, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh rối loạn chảy máu có sức khỏe tốt, góp phần hạn chế tối đa những biến chứng không đáng có cho người bệnh.

  1. Phát triển y tế viễn thông cho thành phố thông minh

GS VÕ VĂN TỚI, Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM)

TPHCM cần có một hệ thống y tế viễn thông (còn gọi là viễn y - Telemedicine) để bác sĩ có thể chăm sóc, chữa trị bệnh nhân từ xa. 

 Với kinh nghiệm sẵn có, chúng tôi đề xuất cộng tác với TPHCM thiết lập một Trung tâm Viễn y để đào tạo đội ngũ trẻ, từ đó kết nối với các bệnh viện để thực hiện những sáng kiến giải quyết những vấn đề thực tế, góp phần thực hiện đề án xây dựng TPHCM thành thành phố thông minh.

Đưa dịch vụ y tế tới người bệnh ở xa

Dựa trên công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) và mạng lưới kết nối vạn vật (Internet of Things), nền y tế viễn thông hiện là lĩnh vực phát triển nhanh nhất của y tế thế giới. Đây là việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đưa các dịch vụ y tế, y học tới người sử dụng ở xa một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.

Thị trường viễn y toàn cầu năm 2016 vào khoảng 27 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Viễn y trở thành điểm nóng của ngành y về mô hình phục vụ và khả năng cải thiện tỷ số hiệu quả/chi phí. Trên thế giới, các tổ chức, bệnh viện, công ty, trường đại học, viện nghiên cứu quan tâm, nghiên cứu và tham gia vào lĩnh vực viễn y ngày càng nhiều.

Các đơn vị này liên kết tạo thành các mạng lưới trong hiệp hội về y tế viễn thông. Các nước có thu nhập thấp và trung bình cũng triển khai hệ thống viễn y để thu thập dữ liệu và theo dõi từ xa các hoạt động của y tế cộng đồng (Peru), giám sát và theo dõi bệnh sốt rét, suy dinh dưỡng (Uganda, Ấn Độ), theo dõi bệnh nhân và lưu trữ dữ liệu quản lý bệnh tật (Nam Phi), xây dựng hình ảnh học quốc tế cho bệnh lao, sản khoa, nhi khoa  (Liberia)...

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện Việt Nam có hơn 13 triệu người có bệnh liên quan đến cao huyết áp và bệnh tim mạch. Những bệnh nhân này chưa được giám sát các thông số về điện tim, huyết áp đầy đủ.

Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chiếm khoảng 5% số dân (hơn 4 triệu người). Bệnh tiểu đường cũng phát triển đáng báo động với tỷ lệ người bệnh của cả nước là 4% dân số, tại TPHCM là 11%. Dự báo, năm 2025, tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ tăng 170%.

Nhìn vào cơ cấu dân số của Việt Nam, chúng ta thấy xuất hiện nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trong thời gian tới là rất lớn. Đồng thời, nhóm phụ nữ bước vào tuổi sinh con, có nhu cầu sử dụng dịch vụ sức khỏe sinh sản và nhi khoa cũng lớn. Trong khi đó, nhóm lực lượng lao động của Việt Nam (từ 15 đến 59 tuổi) đang là chủ lực, chiếm trên 50%. Đây cũng là cơ hội vàng để làm cho đất nước giàu hơn trước khi già, nếu chúng ta biết sử dụng đúng cách lực lượng này.

Hiện nay, Việt Nam có: 1- Lực lượng trí thức có khả năng hấp thu được các tiến bộ khoa học, kỹ thuật; 2- Nguồn nhân lực lao động có tay nghề tốt và rẻ; 3- Hệ thống phục vụ hiệu quả; 4- Tình trạng xã hội, sinh thái rất thuận lợi với đa số dân chúng ở vùng sâu vùng xa và hiểu giá trị của sức khỏe; 5- Hạ tầng cơ sở viễn thông khá hoàn chỉnh.

Như vậy, Việt Nam có điều kiện rất tốt so với nhiều nước trên thế giới, cũng như nhu cầu và khả năng triển khai công nghệ viễn y. Viễn y giúp tăng hiệu quả việc chẩn đoán và điều trị của bệnh nhân, giúp giảm tải các bệnh viện, cũng như tạo sự liên thông dễ dàng giữa các bệnh viện tuyến trên với bệnh viện tuyến dưới để nâng cao chất lượng điều trị bệnh của nhóm sau.

  1. Cung cấp dịch vụ dự phòng cho người có nguy cơ nhiễm HIV

Ngày 17-4, bà Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, dự án cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) vừa được khởi động tại Phòng Khám đa khoa số 3, Trung tâm Y tế Đống Đa, Hà Nội.

Đây là dịch vụ giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên thuốc Truvada mỗi ngày như một phần của chiến lược dự phòng HIV kết hợp. Đối tượng sử dụng PrEP là nam có quan hệ đồng giới, nam nữ quan hệ tình dục hay những người tiêm chích ma túy.

Việc mở rộng PrEP là cơ hội và điều kiện thuận lợi để nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ dự phòng với chi phí thấp và hiệu quả cao. Tuân thủ tốt PrEP có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục hơn 90% và tiêm chích ma túy 70%. PrEP an toàn cho người dùng, cả phụ nữ mang thai và cho con bú.

Năm 2016, PrEP được thí điểm đầu tiên tại TPHCM và Hà Nội. Năm 2018, Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch triển khai dự phòng trước phơi nhiễm HIV giai đoạn 2018-2020 với thuốc kháng HIV được cung cấp miễn phí. Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các dự án/tổ chức hiện đã triển khai dịch vụ PrEP tại 11 tỉnh, thành phố với 43 cơ sở y tế tư nhân và nhà nước với hơn 2.000 người sử dụng dịch vụ PrEP.

  1. Hiệu quả mô hình cấp cứu bằng xe hai bánh

Mô hình cấp cứu bằng xe hai bánh đang được triển khai thí điểm tại một số bệnh viện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Tuy mới đưa vào hoạt động nhưng cách làm này phần nào đã phát huy hiệu quả khi việc tiếp cận hiện trường được nhanh chóng hơn, từ đó cấp cứu người bệnh kịp thời.

Trung tâm cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện quận Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) vừa chính thức triển khai thí điểm mô hình xe cấp cứu hai bánh. Đây là đơn vị thứ ba triển khai thực hiện thí điểm mô hình xe cấp cứu hai bánh trên địa bàn thành phố sau Bệnh viện đa khoa Sài Gòn, Bệnh viện quận 2. Bác sĩ Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết, Thủ Đức là một quận cửa ngõ đông dân, có nhiều biến động về dân số dẫn đến gia tăng số tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thương tích, bệnh truyền nhiễm…

Không chỉ đông dân, Thủ Đức còn nhiều khu vực có nhiều hẻm sâu, nhỏ, xe cấp cứu bốn bánh không thể vào được. Thực tế thời gian qua, nhiều trường hợp xe cấp cứu không đến kịp do kẹt xe, đường nhỏ nên đã không tận dụng được thời gian vàng để cứu sống người bị nạn. Có người vì thấy xe cấp cứu đến lâu, cho nên đã sử dụng những phương tiện khác để đưa nạn nhân tới bệnh viện…

Từ thực tế đó, việc ra mắt mô hình xe cấp cứu hai bánh tại Bệnh viện quận Thủ Đức đã góp phần đa dạng phương tiện cấp cứu, giúp rút ngắn thời gian vàng nhằm nâng cao hiệu quả chữa trị cho người bệnh khi cấp cứu.

Nhằm triển khai mô hình hiệu quả, Bệnh viện quận Thủ Đức đã đầu tư 10 xe máy với các thiết bị, vật tư cấp cứu cơ bản để thực hiện cấp cứu ban đầu. Ngoài ra, xe cấp cứu hai bánh còn được trang bị thêm các thiết bị chuyên dụng như: bộ đàm, điện thoại, in-tơ-nét, hệ thống màn hình có hiển thị bản đồ khu vực- có xác định vị trí cần cấp cứu và định hướng được cho các phương tiện hoạt động. Với ba trạm cấp cứu 115 trên địa bàn quận, xe cấp cứu hai bánh được bố trí đều tại các trạm cấp cứu vệ tinh để tạo thuận lợi cho hoạt động. Bà Nguyễn Thị Hoa (phường Linh Trung, quận Thủ Đức) tỏ ra phấn khởi khi biết mô hình xe cấp cứu hai bánh được đưa vào hoạt động trên địa bàn. Vì nơi bà ở dân cư đông, thường hay kẹt xe, cộng với việc nhiều hẻm nhỏ chỉ xe hai bánh vào được, cho nên khi có người bệnh cần cấp cứu, xe cứu thương bốn bánh thường đến chậm hoặc không thể tiếp cận người bệnh tại nhà. Giờ có xe cấp cứu hai bánh, người bệnh sẽ được sơ cấp cứu trước một bước trước khi xe cứu thương đến hoặc vận chuyển đến bệnh viện. Vì thế, người bệnh sẽ có nhiều cơ hội được cứu chữa hơn.

PGS, TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố cho biết, TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung đều mắc nhiều rào cản trong cấp cứu ngoài bệnh viện như: thói quen không gọi cấp cứu của người dân, hạ tầng giao thông kém, điều phối cấp cứu chưa hiệu quả, phương tiện vận chuyển cấp cứu chưa đa dạng, trang thiết bị cấp cứu chuyên dụng còn thiếu và chất lượng đội ngũ nhân viên chuyên trách cấp cứu ngoài bệnh viện chưa cao. Để nâng cao chất lượng cấp cứu ngoài bệnh viện, việc triển khai mô hình xe cấp cứu hai bánh chính là nỗ lực của thành phố để phục vụ người dân được tốt hơn. Theo Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố, số người dân gọi cấp cứu trên địa bàn hiện nay tăng gấp ba lần so với ba năm trước đây.

Đây không phải do người bệnh tăng mà vì người dân đã tin tưởng việc cấp cứu ngoài bệnh viện. Với phương tiện xe cấp cứu hai bánh, đội ngũ y sĩ, bác sĩ Trung tâm cấp cứu 115 thành phố đã can thiệp kịp thời, giành lại sự sống cho hàng trăm người bệnh trong thời gian qua. Điều này cho thấy xe cấp cứu hai bánh đang phát huy hiệu quả, rút ngắn thời gian đến hiện trường, nâng cao tỷ lệ sống cho người bệnh, nạn nhân.

  1. Đô đốc Hoa Kỳ Philip Davidson thăm bệnh viện Quân y 175

Ngày 18-4, tại TP.HCM, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) đã tiếp Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đến thăm, chào xã giao. 

Cùng đi với đoàn có bà Mary Tarnowka, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM. Tại buổi làm việc, Thiếu tướng, PGS-TS, thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 đã thông tin tổng quát chức năng, nhiệm vụ, một số hoạt động nổi bật của BV Quân y 175 cũng như các chương trình, hoạt động hợp tác y tế của BV và quân y Quân đội Hoa Kỳ thời gian qua. 

Trong đó, BV luôn chú trọng nâng cao các hoạt động hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Tham gia các hoạt động quốc tế như tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam đã triển khai tại phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan cũng có sự hỗ trợ tích cực từ các chuyên gia y tế của Hoa Kỳ trong huấn luyện, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm.

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn đề nghị phía Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm hỗ trợ triển khai một bệnh viện dã chiến sắp tới tại bệnh viện. Tăng cường hơn nữa các hoạt động giao lưu giữa Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Bệnh viện Quân y 175 như trao đổi chuyên gia, huấn luyện chuyên môn, bồi dưỡng tiếng Anh, xây dựng một bộ phận làm việc chung để xử lý các tình huống…

Ads by AdAsia

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn mong muốn hai bên sẽ làm tốt hơn nữa mối quan hệ hợp tác y tế có chiều sâu, đạt nhiều kết quả tích cực. Từ đó giúp làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai nước. Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn cũng chúc Đô đốc Philip Davidson và đoàn Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có chuyến thăm tốt đẹp tại Việt Nam.

Đáp từ Bệnh viện Quân y 175, Đô đốc Philip Davidson gửi lời chúc mừng đến bệnh viện và Việt Nam đã có bệnh viện dã chiến đến làm việc tại Nam Sudan. Cùng với đó, Việt Nam cũng đã cử nhiều lượt sĩ quan quân đội tham gia phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Đặc biệt là Việt Nam đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, nghiêm túc cho nhiệm vụ này.

Đô đốc Philip Davidson bày tỏ sự phấn khởi với kết quả hợp tác giữa Bệnh viện Quân y 175 và quân y Hoa Kỳ, đồng thời bày tỏ sự trân trọng với tinh thần đón tiếp, hỗ trợ chuyên gia quốc tế khi đến làm việc tại bệnh viện. Phía Hoa Kỳ luôn đánh giá cao tầm nhìn chiến lược và năng lực chuyên môn của bệnh viện, luôn cam kết hỗ trợ phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung, với bệnh viện nói riêng. Trong đó, chú trọng phát triển các hoạt động phối hợp về huấn luyện cứu trợ nhân đạo, ứng phó thảm họa…

Đô đốc Philip Davidson tin tưởng hợp tác giữa bệnh viện và quân y Hoa Kỳ sẽ có nhiều bước tiến mới trong thời gian tới.

(PLO)- Tời cáp bị đứt dây khiến quả tời rơi, đập vào đầu ba ngư dân, trong đó một người bị đa chấn thương, rơi vào hôn mê.

  1. Mổ thành công ca sinh 3 cho một phụ nữ Giẻ Triêng ở Quảng Nam

Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam vừa thực hiện thành công ca mổ đẻ sinh 3 cho một phụ nữ người đồng bào Giẻ Triêng.

Ngày 18/4, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam xác nhận thông tin trên.

Trước đó, vào ngày 15/4, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam tiếp nhận thai phụ Hồ Thị Bọc (22 tuổi, trú xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn).

Qua siêu âm, các bác sĩ khoa Phụ sản của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam xác định, chị Bọc mang thai 3 và phải mổ để đảm bảo an toàn.

Ngày 16/4, các bác sĩ bắt tay vào thực hiện ca mổ và sau 30 phút, chị Hồ Thị Bọc sinh được 2 cháu trai, 1 cháu gái với cân nặng 1,6 kg, 1,7 kg và 1,8 kg.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kiều Trinh (Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam) cho biết: “Đây là lần thứ 2, Bệnh viện thực hiện thành công ca mổ sinh 3. Hiện tại, do ba bé cân nặng nhẹ nên bệnh viện đang sử dụng phương pháp chăm sóc Kangaroo, tức là cho trẻ tiếp xúc với da mẹ và bú sữa mẹ hoàn toàn”.

Được biết, gia cảnh chị Hồ Thị Bọc thuộc diện khó khăn, do đó, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đang kêu gọi sự chung tay giúp đỡ từ các nhà hảo tâm để gia đình có điều kiện chăm sóc cho các cháu tốt hơn.

  1. Gắp xương gà lớn chưa từng thấy trong thực quản bệnh nhân

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa tiến hành nội soi gắp thành công dị vật xương gà có kích thước lớn chưa từng thấy trong thực quản bệnh nhân.

Sáng ngày 18/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn D. (55 tuổi xã Kỳ Lợi, Thị xã Kỳ Anh) nghi bị hóc xương gà với các triệu chứng nghẹn và đau rát vùng cổ.

Tiến hành nội soi, các bác sỹ phát hiện cách cung răng trên khoảng 15cm có dị vật là mảnh xương lớn cắm sâu vào thành thực quản.

BSCKI. Hoàng Văn Thành, Phó Trưởng khoa Nội Tổng hợp đã thông báo với người nhà và tiến hành mổ nội soi gắp ra một mảnh xương gà hình tam giác, có ba đầu nhọn kích thước mỗi cạnh khoảng (5x4x3cm).

Sau khi gắp dị vật ra, bệnh nhân D.. đã thấy thoải mái hơn, còn đau nhẹ vùng cổ.

Theo người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó một ngày (17/4) trong lúc ăn cơm cùng thịt gà, ông D. bị sặc, sau đó xuất hiện nghẹn và đau vùng cổ. Ngay lập tức, ông D được người nhà đưa đến khám tại Bệnh viện Thị xã Kỳ Anh.

Tuy nhiên, khi nội soi Tai Mũi Họng lại không phát hiện điều gì bất thường. Đến tối, ông vẫn cảm thấy đau vùng cổ, đau tăng lên khi nuốt, không ho, không khó thở nên sáng nay người nhà đã đưa bệnh nhân ra thăm khám tại bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh.

Được biết, hiện tượng hóc xương khá phổ biến và thủ thuật soi gắp dị vật được tiến hành thường xuyên, tuy nhiên đây là lần đầu tiên, bệnh viện soi và gắp một dị vật lớn như thế trong lòng thực quản bệnh nhân.

Qua đây, bác sĩ cũng khuyến cáo người dân không nên vừa ăn vừa đùa giỡn, khi ăn nên nhai kỹ, ngồi ăn và không nên vừa nằm vừa ăn để tránh bị dị vật đường ăn, đường thở. Trong trường hợp nghi bị hóc xương, nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí đúng cách, tránh xẩy ra các biến chứng không đáng có.

  1. 15 giờ phẫu thuật cứu nữ bệnh nhân bị u não hiểm nghèo

Bệnh viện Quốc tế City (TPHCM) vừa can thiệp mạch máu não và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân bị u não khổng lồ hố sau. Bệnh nhân này đã bị nhiều bệnh viện lớn từ chối điều trị phẫu thuật vì tiên lượng xấu.

Bệnh nhân N.T.K.T (57 tuổi, ngụ TPHCM) nhập viện vào Bệnh viện Quốc tế City trong tình trạng liệt vận động nửa người bên phải, sụp mi mắt trái, liệt thần kinh sọ thấp, mất ngôn ngữ, giảm nhận thức, tiêu tiểu không tự chủ. Bệnh nhân suy kiệt nhiều do nuốt khó, ăn uống rất kém từ nhiều tháng qua.

 Từ 3 năm trước, bệnh nhân đã có chẩn đoán u nguyên bào mạch máu cuống tiểu não trái, đã được can thiệp nút mạch máu vào tháng 7/2016 tại một bệnh viện ở TPHCM. Bệnh nhân cũng đã được đặt VP-shunt do u to chèn ép các não thất từ tháng 3/2018. 

Trải qua hơn 3 năm đi khắp các khoa Ngoại thần kinh của các bệnh viện lớn, bệnh nhân chỉ được điều trị triệu chứng giảm đau, chống phù não vì u quá to, lại nằm ở vị trí khó can thiệp, tỷ lệ xảy ra biến chứng rất cao nếu phẫu thuật lấy u.  

  Ths.BS Đào Thị Mỹ Vân - Phó Giám đốc Y Khoa Bệnh viện Quốc tế City - cho biết, sau khi tổng hợp các dữ kiện lâm sàng, thực hiện đủ các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, bệnh nhân được đưa vào chương trình City Plus của bệnh viện. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã tìm ra giải pháp tích cực nhất cho bệnh nhân. Theo đó, để hạn chế lượng máu mất trong phẫu thuật, các bác sĩ sẽ chụp mạch máu não gây tắc mạch máu nuôi trước khi tiến hành phẫu thuật lấy u não.

 TS.BS Trần Chí Cường - Cố vấn chuyên môn Trung tâm Đột quỵ CIH-SIS - tiến hành thủ thuật chụp và can thiệp mạch gây tắc các nhánh nuôi u từ động mạch não giữa trái, PICA trái, kèm theo dị dạng động tĩnh mạch tiểu não bên trái cạnh khối u, có động mạch nuôi là nhánh PICA bên trái kèm giả phình xoang NIDUS, khả năng là nguyên nhân gây xuất huyết não trước đây.

 Sau đó, TS.BS Huỳnh Hồng Châu - Trưởng Khoa Ngoại Thần Kinh của bệnh viện - đã tiến hành phẫu thuật lấy khối u khổng lồ hố sau với hỗ trợ của thiết bị định vị hướng dẫn hình ảnh (Navigation). Ca phẫu thuật thành công sau 15 giờ thực hiện. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và đang được các bác sĩ tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

  1. Tiến bộ mới trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ

Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, kết quả nghiên cứu cho thấy, dùng thuốc ức chế TKI thế hệ thứ 3 đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giúp người bệnh kéo dài thời gian sống, bệnh không tiến triển một cách rõ rệt.

Bệnh viện K Trung ương và Bệnh viện Ung bướu TP.HCM vừa phối hợp cùng Văn phòng Đại diện Công ty AstraZeneca tổ chức các hội thảo khoa học nhằm chia sẻ các tiến bộ mới nhất trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn có đột biến hoạt hóa thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR).

Cũng theo TS Trần Văn Thuấn, ung thư phổi là bệnh ung thư đứng hàng thứ 2 tại Việt Nam về số ca mắc mới mỗi năm. Tại Việt Nam, mỗi năm có trên 23.000 ca mới mắc và khoảng 20.000 người tử vong do ung thư phổi; tỉ lệ tử vong của ung thư phổi lên đến gần 90% số bệnh nhân mắc mới, đa phần người mắc ung thư này được phát hiện muộn nên hiệu quả điều trị không cao.

 “Đáng mừng là điều trị ung thư phổi đã có nhiều tiến bộ theo hướng cá thể hóa cho từng bệnh nhân dựa trên các xét nghiệm có giá trị tiên lượng đáp ứng điều trị cao và góp phần đưa ra quyết định hướng điều trị phù hợp như xét nghiệm tìm đột biết gene EGFR”, TS Thuấn cho biết.

Trong các trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ, tỉ lệ khối u có đột biến gene EGFR lên đến gần 50% và các bệnh nhân này có tỷ lệ đáp ứng điều trị khác biệt rõ rệt với các thuốc nhóm TKI so với hóa trị liệu thường quy hiện nay.

Nghiên cứu lâm sàng FLAURA so sánh hoạt chất mới là thuốc thuộc nhóm ức chế TKI thế hệ thứ 3 so với các thuốc ức chế TKI thế hệ 1 cho thấy, dùng thuốc thế hệ thứ 3 giúp kéo dài thời gian sống, bệnh không tiến triển cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn có đột biến gene EGFR lên đến 18,9 tháng, gần gấp đôi so với cách điều trị bằng các thuốc ức chế TKI thế hệ 1 hiện hành là 10,2 tháng. TS Trần Văn Thuấn cho rằng, liệu pháp này mở ra hy vọng mới cho các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Việt Nam.

Theo TS Trần Văn Thuấn, ung thư phổi thường có các dấu hiệu như: Thở khó khăn, nặng nhọc, ho nhiều và ho ra đờm có lẫn máu, đau tức ngực, sút cân một cách bất thường, không rõ nguyên nhân, thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp… Mọi người đều có thể mắc ung thư này nhưng người hút thuốc lá, thuốc lào trong thời gian dài, có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn. Khi có các dấu hiệu trên, người trong cuộc nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời.

  1. Lần đầu tiên nối gân Asin bằng đường mổ hiện đại

Chỉ với đường mổ nhỏ chừng 3cm, giảm thời gian nằm viện xuống còn 3-5 ngày, ít nhiễm trùng… là phương pháp điều trị mới trong nối gân Asin, được các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài vừa triển khai thành công tại Việt Nam.

Theo TS Đỗ Văn Minh, Phó Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phương pháp mới mang đến nhiều ưu thế so với mổ kinh điển.

BS Minh cho hay, nếu mổ theo phương pháp truyền thống sẽ phải rạch đường da rộng, đồng thời phải bộc lộ vào gân vết hở rộng tương đương và khâu nối bằng chỉ không tiêu.

“Mổ theo phương pháp kinh điển thì tỷ lệ nhiễm trùng cao do vết mổ dài (có thể tới 30cm), đặc biệt là có thể làm tổn thương dây thần kinh cảm giác, khiến bệnh nhân bị biến chứng tê chân; mép da dễ bị hoại tử, không liền được. Bệnh nhân phải nằm viện 1-2 tuần và phải bó bột tới 3 tháng”, BS Minh nói.

Bằng phương pháp hiện đại lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, các bác sĩ chỉ rạch đường mổ nhỏ chừng 3cm, theo chiều ngang, giảm tối đa nguy cơ tổn thương dây thần kinh cảm giác, ít nhiễm trùng và thời gian nằm viện giảm chỉ còn 3-5 ngày. Đặc biệt, kỹ thuật này có cấu trúc gia cố bên trong miệng nối, nên bảo vệ cho miệng nối gân Asin bền vững để người bệnh có thể vận động sớm hơn. Thời gian bất động bằng bó bột ngắn và có thể vận động được sau 10 ngày bó bột.

Trung bình mỗi ngày, tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao tiếp nhận vài chục bệnh nhân đến khám và điều trị tổn thương ở gân Asin do chấn thương thể thao. Việc đưa kỹ thuật mới này vào sử dụng ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, nhất là trong bối cảnh bệnh nhân bị đứt gân Asin và viêm điểm bám gân Asin ngày càng tăng.

Theo TS Đỗ Văn Minh, bệnh nhân bị đứt gân Asin do chấn thương thể thao và hầu hết ở người trẻ; còn viêm điểm bám gân Asin do hoạt động nhiều, có ở mọi lứa tuổi. Khi thấy có các dấu hiệu tổn thương gân Asin như đau đớn ở gót chân, đi lại khó khăn, không kiễng bằng chân bị đau được, cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn, để không bị phát hiện và điều trị khi quá muộn.

  1. Việt Nam tự tin với các kỹ thuật hiện đại trong điều trị ung thư phổi

Với việc làm chủ các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới như phẫu thuật nội soi can thiệp u phổi, đốt u vi sóng cho ung thư phổi, sử dụng hệ thống tim phổi nhân tạo để can thiệp khối u trung thất lớn… Việt Nam hiện nay có thể tự tin và chủ động trong các phương pháp điều trị u phổi, ung thư phổi.

TS Đinh Văn Lượng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầy gây tử vong liên quan đến ung thư trên toàn thế giới do chẩn đoán muộn và can thiệp điều trị hạn chế. Tuy nhiên, với những tiến bộ của khoa học hiện đại ngày nay, Việt Nam đã tiếp cận và đưa vào thường quy nhiều kỹ thuật can thiệp ít xâm lấn để giúp người mắc u phổi, k phổi giai đoạn sớm ít chịu đau đớn, hồi phục nhanh sau phẫu thuật.

U phổi giai đoạn sớm sẽ được loại bỏ triệt để bằng phẫu thuật nội soi. TS Đinh Văn Lượng cho biết, trước đây, các can thiệp điều trị u phổi phải tiến hành mổ mở với đường mổ lớn, xâm lấn nhiều, khiến bệnh nhân lâu hồi phục. Tuy nhiên, với kỹ thuật phẫu thuật nội soi u phổi ít xâm lấn, người bệnh chịu đau đớn ít hơn, hồi phục nhanh hơn.

“Bệnh viện Phổi Trung ương cập nhật phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị ung thư phổi giai đoạn sớm với kỹ thuật hiện đại nhất trên thế giới, sánh ngang với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore… Nếu trước đây vì lo sợ, nhiều người đi nước ngoài mổ, nhưng giờ hiện tại có thể mổ tại Việt Nam”, BS Lượng cho hay.

Chia sẻ về ca mổ gần đây nhất, TS Lượng cho biết, bệnh viện mới đây tiếp nhận một bệnh nhân cao tuổi - 85 tuổi, là giáo viên về hưu, có tiền xử mổ u xơ tiền liệt tuyến cách đây 12 năm. Bệnh nhân phát hiện bệnh u phổi từ tháng 4-2018 với biểu hiện ho khan, gầy sút cân không rõ tại hai bệnh viện lớn tuyến Trung ương. Tuy nhiên vì tuổi cao, sức khỏe yếu nên bệnh viện này đã từ chối phẫu thuật cho cụ.

Cuối năm 2018, bệnh nhân nhập Bệnh viện Phổi Trung ương vì ho khan nhiều. Tại đây các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị k phế quản loại tế bào biểu mô tuyến. Nếu tiến hành mổ theo phương pháp cũ, sức khỏe bệnh nhân không thể đáp ứng.

Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, quyết định phẫu thuật nội soi cắt phân thùy II phổi phải do K phế quản, dù ca phẫu thuật khiến cả ê-kíp phải rất cân não trước áp lực về độ tuổi và sức khỏe của bệnh nhân. Ca phẫu thuật thành công sau 60 phút. Đến nay sau ba tháng, bệnh nhân được kiểm tra sức khỏe đều đặn, bình phục rất tốt.

TS Đinh Văn Lượng cho biết, phẫu thuật nội soi lồng ngực đã được đưa vào thường quy tại viện từ lâu nhưng ở thời điểm trước tháng 7-2018, các thiết bị stabler – cáp nối tự động trong kỹ thuật nội soi không được bảo hiểm thanh toán. Vì thế, với chi phí hàng chục triệu đồng, chỉ những bệnh nhân có điều kiện mới có điều kiện thực hiện kỹ thuật này.

“Từ tháng 7-2018, thiết bị này được BHYT thanh toán. Như vậy, những bệnh nhân nghèo, khó khăn, có BHYT đều có thể được thực hiện mổ nội soi hoàn toàn với kỹ thuật hiện đại. Vì vậy, gần đây phẫu thuật nội soi lồng ngực tăng lên rất nhiều, đặc biệt là các ca mổ ung thư phổi giai đoạn sớm”, TS Lượng nói.

Theo đó, những bệnh nhân chưa triệu chứng, nếu phát hiện sớm được mổ nội soi với kỹ thuật cao thì cơ hội sống trên 5 năm đạt tới 70-90%. Như vậy, với việc phát hiện sớm ung thư phổi, với phương pháp phẫu thuật hiện đại, tỷ lệ sống tăng lên, ngày nằm viện rút ngắn lại, thời gian sống sau mổ tăng lên rõ rệt.

Làm chủ kỹ thuật cắt khối u trung thất phức tạp sử dụng máy tim phổi nhân tạo

Nếu như trước đây, việc sử dụng máy tim phổi nhân tạo chỉ được sử dụng trong các ca mổ tim mở, thì hiện nay Bệnh viện Phổi Trung ương đang dần tiến tới làm chủ kỹ thuật này trong phẫu thuật lồng ngực. Hiện, bệnh viện đã tiến hành hai ca phẫu thuật thành công cắt khối u trung thất phức tạp sử dụng máy tim phổi nhân tạo, mở ra cơ hội cho người bệnh.

Ca phẫu thuật thứ hai vừa diễn ra thành công cho một bệnh nhân 61 tuổi, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, được chẩn đoán có một khối u ở trung thất, trên nền bệnh nhân bị tăng huyết áp, suy tim, nhịp tim chậm, có lúc chỉ đo được 49 lần/phút. Bệnh nhân này có khối u nằm phía trên lồng ngực, xung quanh toàn mạch máu lớn, bên phải khối u đẩy tĩnh mạnh phổi, phía sau đẩy động mạch phổi, bao quanh khối u là các mạch máu. Khối u này còn đặc biệt ở chỗ, ngoài nằm ở vị trí trạc ba khí phế quản nó còn bị kẹp giữa khí quản và thực quản. Vì khối u nằm ở chính giữa hơi lệch phải, nên các bác sĩ bắt buộc phải mở xương ức để tiếp cận bộc lộ khối u.

II. TIN QUỐC TẾ

  1. Báo động tỷ lệ mắc bệnh sởi trên toàn cầu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 3 tháng đầu năm 2019, số ca mắc bệnh sởi trên toàn cầu đã tăng 300% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2019, có 112.163 ca mắc sởi được ghi nhận tại 170 quốc gia. Trong khi con số cùng kỳ năm ngoái là 28.124 ca tại 163 quốc gia. WHO nhận định, xu hướng mắc sởi gia tăng đang diễn ra ở cấp độ toàn cầu. Dịch bệnh lây lan nhanh chóng giữa những người không được tiêm chủng.

Tính trung bình trên toàn cầu, số ca mắc bệnh sởi trong 3 tháng đầu năm đã tăng 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khu vực châu Phi tăng tới 700%, khu vực châu Mỹ tăng 60%, châu Âu tăng 300%, Trung Đông tăng 100%, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương tăng 40%.

Số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2018, có khoảng 230.000 người bị mắc bệnh sởi và khoảng 136.000 đã tử vong vì căn bệnh này.

Các số liệu trên được WHO đưa ra trong bối cảnh bệnh sởi bùng phát với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại và ngày càng gia tăng những mối quan ngại về ảnh hưởng của các chiến dịch chống lại việc tiêm chủng, đặc biệt thông qua mạng xã hội.

Bệnh sởi là một bệnh rất dễ lây lan, có thể được phòng ngừa hoàn toàn bằng hai liều vắc-xin. Tuy nhiên, WHO đã cảnh báo về sự suy giảm tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu.

Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính đặc trưng ở giai đoạn cuối với dạng phát ban xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao. Bệnh dễ lây nhiễm qua tiếp xúc với nước mũi, nước bọt người bệnh. Bệnh sởi có thể gây mất thính lực, rối loạn chức năng não ở trẻ em và thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh.

  1. UNICEF phát động chiến dịch khuyến khích tiêm phòng vaccine

Trong bối cảnh bùng phát các bệnh có thể phòng tránh được nhờ vaccine, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phát động một chiến dịch toàn cầu mới vào ngày 24-4 tới, nhằm truyền tải thông điệp về sự đoàn kết của cộng đồng, trong đó có các bậc cha mẹ, có thể bảo vệ sức khỏe cho mọi người nhờ vaccine.

Với từ khóa #VaccinesWork từ lâu đã được sử dụng trên mạng để tập hợp những người vận động cho tiêm chủng. Với mỗi lượt “thích” hay “chia sẻ” nội dung trên mạng xã hội sử dụng hashtag #VaccinesWork trong tháng tư này, Quỹ Bill & Melinda Gates sẽ đóng góp 1 USD cho UNICEF, lên tới tối đa là một triệu USD, để bảo đảm rằng tất cả trẻ em đều được dùng vaccine cần thiết cho sự sống còn và sức khỏe của mình. Chiến dịch được triển khai cùng Tuần lễ Tiêm chủng thế giới, từ ngày 24 đến 30-4; và là một hoạt động quan trọng trong Tuần lễ kỷ niệm trên toàn thế giới với chủ đề Cùng được bảo vệ: vaccine hiệu quả và an toàn, tôn vinh những anh hùng vaccine - từ cha mẹ, cộng đồng đến cán bộ y tế và những nhà đổi mới sáng tạo.

Trưởng ban Tiêm chủng của UNICEF, ông Robin Nandy,cho biết, chiến dịch này là cơ hội để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng mạng xã hội có thể là một công cụ cực kỳ hữu hiệu để tạo ra thay đổi và cung cấp cho cha mẹ những thông tin đáng tin cậy về vaccine.

  1. Khi virus HIV cứu được mạng người

Các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong việc dùng virus HIV để tạo ra liệu pháp gen chữa căn bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID) cho 8 trẻ sơ sinh.

Theo đài BBC, thành quả trên được thực hiện bởi các y bác sĩ Mỹ thuộc Bệnh viện nhi St. Jude (TP Memphis, bang Tennessee) và bệnh viện UCSF Benioff (TP San Francisco, bang California). Công trình công bố trên Tạp chí y khoa New England Journal of Medicine.

Hội chứng suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng (SCID) - hay còn gọi là căn bệnh "cậu bé bong bóng" - khiến em bé sinh ra không có hệ miễn dịch hoặc khả năng miễn dịch rất yếu. 

Những em bé bị chứng rối loạn này phải sống trong môi trường tuyệt đối vô trùng ngay khi rời bụng mẹ và thường qua đời rất sớm. 

Trước nay, cách tốt nhất để trị SCID-XI (dạng phổ biến nhất của SCID) là ghép tủy của người thân cho bệnh nhân. Tuy nhiên, có đến 80% trường hợp không đáp ứng được điều kiện. Nếu dựa vào tế bào máu gốc của người hiến khác thì khả năng thành công thấp và nguy cơ biến chứng cao. Đây là lúc virus HIV "ra tay".  Theo liệu pháp gen mới, các bác sĩ thu thập tủy xương của em bé và "chỉnh sửa" phần gen lỗi ngay sau khi bé chào đời. Đoạn gen "đúng" sau đó được gắn vào một phiên bản đã được thay đổi của virus HIV - vốn ở trạng thái bình thường sẽ gây ra AIDS.

Các nhà nghiên cứu cho biết hầu hết trong 8 em bé được xuất viện chỉ trong vòng 1 tháng. Chúng hiện đang phát triển bình thường với hệ miễn dịch hoạt động đầy đủ.

"Các bệnh nhân đã bắt đầu đi chập chững. Cơ thể chúng đã phản ứng trước vắcxin và hệ miễn dịch tạo ra được các tế bào tự bảo vệ, giúp chúng sống một cuộc sống bình thường" - TS. Ewelina Mamcarz, một tác giả của công trình nghiên cứu, cho biết.


Thăm dò ý kiến