Điểm tin y tế ngày 08/6/2019

09/06/2019 | 10:21 AM

 | 

1.Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Tất cả cơ sở y tế phải kiểm tra chất ma túy, nồng độ cồn với toàn bộ nạn nhân cấp cứu do tai nạn giao thông

GiadinhNet - Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn quốc thực hiện kiểm tra chất ma tuý và nồng độ cồn đối với toàn bộ nạn nhân cấp cứu do TNGT.

Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương kịp thời thông báo danh sách lái xe ô tô bị thu giữ giấy phép lái xe cho các cơ quan, đơn vị của ngành Giao thông vận tải để phục vụ công tác cấp lại giấy phép lái xe; Lập chuyên án điều tra và xử lý các tổ chức, cá nhân làm giả giấy khám sức khoẻ cho người học lái xe, làm giả giấy phép lái xe hoặc có hành vi gian lận, tiêu cực trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe và khám sức khoẻ cho người học lái xe.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị của Bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với lực lượng của ngành Công an và Thanh tra giao thông vận tải địa phương thực hiện công tác xét nghiệm ma tuý, chất kích thích thần kinh và nồng độ cồn đối với lái xe kinh doanh vận tải;

Tổ chức tổng kiểm tra công tác khám và cấp giấy khám sức khoẻ cho người lái xe và người học lái xe trên toàn quốc, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm;

Phối hợp với ngành Giao thông vận tải tổ chức thực hiện nghiêm công tác khám sức khoẻ định kỳ đối với lái xe kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh, xét nghiệm ma tuý đối với toàn bộ lái xe được khám sức khoẻ.

Yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn quốc thực hiện kiểm tra chất ma tuý và nồng độ cồn đối với toàn bộ nạn nhân cấp cứu do tai nạn giao thông

, hàng tháng báo cáo số lượng và danh sách nạn nhân vào cấp cứu do TNGT và tình hình vi phạm quy định nồng độ cồn, ma tuý của nạn nhân về Sở Y tế tỉnh, thành phố để tổng hợp, báo cáo Ban ATGT cùng cấp.

2. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp Chủ tịch tập đoàn Parkway Pantai

Ngày 07/5/2019, tại Bộ Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã tiếp ông Tan Sang Lee, Chủ tịch – Giám đốc điều hành tập đoàn Parkway Pantai, Singapore. Tham dự buổi tiếp còn có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore; đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Trang thiết bị công trình y tế, các đơn vị liên quan của Bộ Y tế.

Trao đổi cùng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Ông Tan Sang Lee đã giới thiệu về tập đoàn Parway (thuộc tập đoàn IHH Healthcare) là tập đoàn y tế tư nhân lớn vận hành hơn 10.000 giường bệnh với 49 bệnh viện tại 9 quốc gia trên thế giới. Tập đoàn mong muốn được tìm hiểu và đầu tư tổ hợp y tế tại Việt Nam bao gồm bệnh viện (quy mô 250 giường), khu nội trú, trường đào tạo y tế, trung tâm nghiên cứu…Những năm qua, tập đoàn cũng đã có những hợp tác với một số bệnh viện tại Việt Nam về trao đổi thông tin, đào tạo nhân lực tuy nhiện còn hạn chế.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết rất hoan nghênh các doanh nghiệp quốc tế đến tìm hiểu và đầu tư trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam. Đồng chí Bộ trưởng cũng cho biết cơ hội đầu tư trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam là rất lớn và hi vọng tập đoàn Parkway sẽ tham gia tích cực và có hiệu quả tại Việt Nam./.

3.Vì sao Bộ Y tế kiên quyết đề nghị kiểm soát quảng cáo và giờ bán rượu bia?

Sau khi đề xuất về kiểm soát quảng cáo và giờ bán rượu bia trong Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia bị phản đối và phải đưa ra khỏi Dự thảo, mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Bộ Y tế đã có văn bản báo cáo với cơ quan chức năng, Quốc hội đề nghị giữ lại 2 nội dung này trong Dự thảo cuối cùng.

Cụ thể, theo dự thảo, Bộ Y tế đưa ra 3 phương án quy định về thời gian bán rượu, bia. Phương án 1 chỉ được bán từ 11-14 giờ và từ 17-22 giờ hàng ngày. Phương án 2 chỉ được bán từ 6-22 giờ (trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực sân bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch). Phương án 3, thời gian bán rượu, bia thực hiện theo lộ trình quy định của Chính phủ căn cứ yêu cầu thực tiễn công tác phòng chống tác hại của rượu, bia.

Đối với đề xuất kiểm soát quảng cáo rượu bia, Bộ Y tế đề xuất cấm quảng cáo rượu, bia từ 15 độ trở lên dưới mọi hình thức. Các tổ chức, cá nhân không được thực hiện nội dung quảng cáo có thông tin, hình ảnh uống, thúc đẩy uống rượu, bia; thông tin không chính xác, không có cơ sở khoa học về tác dụng của rượu, bia đối với sức khỏe; thể hiện rượu, bia có tác dụng tạo sự thân thiện, thành đạt, trưởng thành, quyến rũ, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.

Dự thảo cũng quy định không quảng cáo rượu, bia trong các chương trình thể thao, văn hóa… dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; trên các phương tiện, sản phẩm quảng cáo dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên, phụ nữ mang thai; trên các phương tiện giao thông; trên báo hình, báo nói trong thời gian từ 18h đến 21h hàng ngày; không quảng cáo trong khoảng cách 200m so với các cơ sở giáo dục; cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho trẻ em.

Theo bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, lý giải, tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng rượu bia đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là bia.

Cụ thể, mỗi người Việt bình quân hiện nay tiêu thụ 6,6 lít cồn một năm (5 năm trước chỉ 3,8 lít). Tỷ lệ nam giới uống rượu bia cũng cao nhất thế giới và ngày càng tăng với cả hai giới. Đến năm 2025, dự báo mỗi người tiêu thụ 7 lít cồn mỗi năm. Trên thế giới, mức tiêu thụ này chỉ tăng từ 6,1 lít lên 6,2 lít và ổn định trong 15 năm qua. Hiện, Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới về tiêu thụ rượu bia.

Đặc biệt, người trẻ tuổi uống rượu bia đang gia tăng, trong đó tuổi vị thành niên, thanh niên tăng gần 10% sau 5 năm.

Cũng theo đại diện Vụ Pháp chế, nghiên cứu về tình trạng sử dụng đồ uống có cồn tại 195 quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 1990 – 2016 cho thấy, mỗi ngày, nam giới “nạp” vào người hơn 5 ly tiêu chuẩn (mỗi ly tiêu chuẩn chứa 10 gram cồn). Trên thế giới, chỉ Việt Nam, Bồ Đào Nha và các nước bán đảo Balkan có mức tiêu thụ này.Nguyên nhân được chỉ ra là do việc mua rượu bia ở Việt Nam quá dễ dàng. Dù bất kỳ thời điểm hay số lượng như thế nào, người có nhu cầu đều được đáp ứng. Trong khi nhiều nước trên thế giới để được phép uống rượu, bia rất khó khăn.

Đại diện Vụ Pháp chế Bộ Y tế cũng cho rằng, xét trên góc độ lợi ích của cộng đồng, việc quy định thời gian bán và kiểm soát quảng cáo rượu bia là cần thiết do rượu bia chứa cồn gây nghiện, và đã được tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) xếp vào nhóm chất gây ung thư, có tác động lên hầu hết cơ quan của cơ thể.

Trong cuộc họp báo Chính phủ tháng 5/2019, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật cũng cho biết, hiện nay, chúng ta đang thực hiện xử phạt các vi phạm giao thông sau khi sử dụng rượu bia theo Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ và đường sắt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, có nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải xem xét và sửa đổi lại Nghị định 46 theo hướng tăng mức xử phạt. Hiện Bộ đang thực hiện nhiệm vụ này và sẽ sớm trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định 46 trong tháng 6/2019.

4.Luật rượu bia ngày càng yếu, Bộ Y tế muốn cấm uống theo giờ 

Thái Lan chỉ cho phép bán rượu bia theo 2 khung giờ, nếu cố tình bán ngoài giờ, sẽ bị phạt tù hoặc phạt tiền hơn 7 triệu đồng hoặc cả 2.

Dự thảo luật càng ngày càng yếu

Tại hội thảo tập huấn dự án luật Phòng, chống tác hại của rượu bia ngày 6/5, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, các quy định về kiểm soát đồ uống có cồn tại Việt Nam còn nhiều khoảng trống.

Mới đây, tại phiên toàn thể của UB các vấn đề xã hội của QH họp tại TP.HCM lại tiếp tục để xuất sửa tên gọi dự án luật thành luật Phòng, chống tác động có hại và kiểm soát rượu, bia vì sức khoẻ con người, đồng thời có một số ý kiến cho rằng không nên hạn chế quảng cáo, khuyến mại đối với rượu, bia dưới 15 độ cồn do chưa tương thích với luật Quảng cáo và luật Thương mại.

Theo ông Quang, nếu tiếp tục bỏ các quy định đối với quảng cáo, khuyến mại rượu, bia như trên thì “dự thảo luật không còn gì”.Trước đó trong nhiều năm, Bộ Y tế cũng từng đưa vào dự thảo luật quy định cấm bán rượu bia theo giờ dựa theo kinh nghiệm của các nước với 3 phương án:

Phương án 1 là chỉ được bán rượu bia từ 11h-14h và 17h-22h, ngoại trừ khu vực bay quốc tế, tuyến phố chuyên doanh ẩm thực, giải trí, du lịch. Phương án 2, chỉ được bán rượu bia từ 6h-22h ngoại trừ tại các khu vực kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch như kể trên. Phương án 3 là tùy tỉnh thành quyết định giờ bán rượu bia.

Tuy nhiên, khi trình QH ở kỳ họp cuối năm ngoái, quy định về giờ bán rượu bia đã không còn bóng dáng trong dự thảo do vấp phải nhiều ý kiến gây tranh cãi.

Gần đây, trước tình trạng xảy ra hàng loạt vụ tai nạn thương tâm do tài xế sử dụng rượu bia quá mức, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Thủ tướng, giải trình, tiếp thu một số nội dung của dự thảo luật này, trong đó đề nghị được giữ nguyên tên luật do rượu bia không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, an ninh trật tự, xã hội và môi trường.

Đồng thời Bộ cũng kiến nghị giữ nguyên các quy định quản lý đối với quảng cáo, khuyến mại rượu, bia do đây là nhóm đồ uống chứa cồn, được Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư, tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Bộ cho rằng các luật cũ có liên quan hiện chưa thống nhất và quy định còn yếu nên cần sửa đổi, bổ sung.

Ông Quang cho biết, Bộ Y tế cũng mong muốn dự thảo luật tăng cường hoặc đưa trở lại các quy định hạn chế tính sẵn có của rượu bia như quy định địa điểm cấm bán, giờ bán, tăng thuế đối với các loại đồ uống này.

“Theo thống kê của UBATGT Quốc gia, tỉ lệ bị tai nạn giao thông cao nhất trong khung giờ từ 20h-0h. Trong khu vực Thái Lan, Singapore đều có quy định cấm giờ uống rượu bia, vậy tại sao Việt Nam không áp dụng được?”, ông Quang đặt vấn đề.

Hơn 80 quốc gia quy định giờ bán rượu, bia

Theo ông Quang, đây có lẽ là dự luật mất nhiều thời gian chuẩn bị nhất với 8 năm vận động, chuẩn bị và xây dựng. Nếu tính cả thời gian lên ý tưởng là hơn 10 năm.

Thời điểm xây dựng luật, tổng lượng bia tiêu thụ mỗi năm của người Việt chỉ có 2,7 tỉ lít, nhưng con số này hiện nay đã lên 4,67 tỉ lít. Hiện tại, tốc độ tiêu thụ bia của Việt Nam đang đứng thứ 10 thế giới, thứ 3 trong châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản), trong khi cách đây 10 năm, Việt Nam vẫn xếp thứ 8 châu Á.

Con số này đã khiến Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ bia bình quân hàng năm cao nhất thế giới, trong khi các nước trên thế giới đang giảm dần.

Ngoài ra, Việt Nam còn có ít nhất 350 triệu lít rượu thủ công, là một trong 12 nước hiếm hoi trên thế giới vẫn còn cho phép dân tự nấu rượu. 

Xác định rượu bia là nguyên nhân gây ra 230 bệnh, trong đó có 8 loại ung thư phổ biến, đồng thời là căn nguyên gây ra trên 32% các vụ tai nạn giao thông, gây thiệt hại 1,3 – 3,3% GDP cho các quốc gia nên hiện tại đã có 141 quốc gia áp dụng hế thống cấp phép, trong đó có khoảng 70 quốc gia yêu cầu có giấy phép với các khâu nhập khẩu, sản xuất, phân phối, bán lẻ và xuất khẩu; 52 quốc gia cấm quảng cáo hoàng toàn bia trên sóng truyền hình, phát thanh.

Đặc biệt, hiện nay đã có trên 80 quốc gia, có quy định giờ bán đối với bia, rượu vang và rượu mạnh. Gần 30 quốc gia thậm chí đã quy định cả ngày bán tại các cửa hạng bán rượu bia sử dụng tại chỗ và mang về.

Ngay trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đã có luật kiểm soát đồ uống có cồn từ năm 2008, sau đó tiếp tục được sửa đổi 2015, Singapore có luật về tiêu thụ và cung cấp bia rượu từ 2015.

5.10 năm tranh cãi về giờ bán và quảng cáo rượu bia

Khi bắt đầu xây dựng luật phòng chống tác hại rượu bia, lượng bia tiêu thụ mỗi năm của người Việt 2,7 tỷ lít, hiện nay đến gần 4,7 tỷ lít. 

Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế, cho rằng Luật phòng chống tác hại của rượu bia "có lẽ là dự luật mất nhiều thời gian chuẩn bị nhất với 8 năm vận động, chuẩn bị và xây dựng. Nếu tính cả thời gian lên ý tưởng là hơn 10 năm". 

Khi bắt đầu xây dựng luật, tổng lượng bia tiêu thụ mỗi năm của người Việt tăng gần gấp đôi, nhưng quá trình xây dựng luật chưa hoàn thành. 

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ bia bình quân hàng năm cao nhất thế giới, trong khi các nước đang giảm dần. Chưa kể, thị trường còn lưu hành ít nhất 350 triệu lít rượu thủ công. Việt Nam là một trong 12 nước vẫn còn cho phép dân tự nấu rượu.

Nếu tính riêng trong số nam giới trên 15 tuổi có sử dụng rượu bia thì một người Việt tiêu thụ trung bình tới 27,4 lít cồn nguyên chất. Đây là mức rất cao, xếp thứ hai trong các nước Đông Nam Á/Tây Thái Bình Dương, thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới", đại diện vụ Pháp chế Bộ Y tế cho biết tại một cuộc họp trước đây bàn về dự thảo luật.

Hiện có ý kiến đề nghị đổi tên Luật phòng chống tác hại của rượu bia thành Luật phòng chống tác động có hại và kiểm soát rượu bia vì sức khỏe con người; không hạn chế quảng cáo và khuyến mãi đối với rượu bia dưới 15 độ cồn. 

Ông Quang không ủng hộ các ý kiến trên. "Nếu bỏ các đề xuất kiểm soát đối với hoạt động quảng cáo, khuyến mãi rượu bia thì nội dung dự luật sẽ không còn gì", ông Quang nói.

Ban đầu khi xây dựng dự thảo, Bộ Y tế đề xuất ba phương án bán rượu bia theo giờ.

Phương án 1: Chỉ được bán rượu, bia vào 11-14h và 17-22h hằng ngày; trừ trường hợp bán tại khu vực bay quốc tế và khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch.

Phương án 2: Chỉ được bán rượu, bia 6-22h hằng ngày, trừ khu vực bay quốc tế và tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch..

Phương án 3: Thời gian không được bán rượu, bia thực hiện theo lộ trình quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên, cả ba phương án này không còn hiện diện trong dự thảo do vấp phải nhiều ý kiến gây tranh cãi.

Trước tình trạng xảy ra hàng loạt tai nạn thảm khốc do tài xế sử dụng rượu bia, ngày 3/5 Bộ Y tế gửi văn bản tới Thủ tướng, đề nghị giữ nguyên tên Luật phòng chống tác hại của rượu bia. Bộ cũng kiến nghị giữ nguyên các đề xuất quy định quản lý đối với quảng cáo, khuyến mãi rượu, bia "do đây là nhóm đồ uống chứa cồn, được Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư, tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể".

"Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tai nạn giao thông xảy ra nhiều nhất từ 20h đến 0h. Thái Lan, Singapore đều quy định giờ cấm uống rượu bia, vậy tại sao Việt Nam không áp dụng?", ông Quang đặt câu hỏi. 

6.Biện pháp nào để hạn chế sự sẵn có của rượu, bia?

NDĐT - Trước thực trạng nhiều vụ việc tai nạn liên hoàn do rượu bia, Bộ Y tế một lần nữa lên tiếng, cần hạn chế sự sẵn có của rượu, bia bằng đề nghị giữ nguyên quy định giờ bán, cũng như việc quy định quản lý đối với quảng cáo, khuyến mại với cả rượu và bia trong Luật Phòng chống tác hại rượu, bia.

Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia gồm 7 chương, 32 điều, quy định các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia: Giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý việc cung cấp rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho việc phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia đã được trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Tại cuộc họp với Ủy ban về các vấn đề xã hội ở TP HCM, vấn đề quản lý quảng cáo và giờ bán, điểm bán rượu bia đã được đưa ra khỏi Dự thảo.

Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia từng đưa ra đề xuất giờ bán rượu bia là từ 11-14 giờ và 17- 22 giờ hằng ngày, trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch. Tuy nhiên, đề xuất này bị phản đối và buộc Bộ phải đưa ra khỏi Dự thảo.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho rằng, để hạn chế sự sẵn có của rượu, bia, một trong những biện pháp hữu hiệu là quy định về số lượng, địa điểm các cửa hàng bán bia, rượu cho những người uống tại chỗ hoặc mua về. Bên cạnh đó, có quy định về ngày và giờ bán rượu, bia ở các cửa hàng bán lẻ; hay quy định cấm bán lẻ rượu, bia tại một số điểm hoặc trong các sự kiện đặc biệt…

Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ lợi ích của cộng đồng thì việc quy định thời gian bán rượu bia là cần thiết trong Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia để hạn chế tác hại do lạm dụng rượu, bia gây ra.

Ông Quang nhấn mạnh, trong khi nhiều nước trên thế giới để được phép uống rượu, bia rất khó khăn, ngược lại tại nước ta việc này dễ như trở bàn tay. Sự sẵn có của rượu bia về số lượng, giá thành khiến cho ai cũng có khả năng tiếp cận loại đồ uống này và phát sinh nhiều hệ lụy cho kinh tế, xã hội và sức khỏe của người dân.

“Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, thiệt hại kinh tế do rượu, bia chiếm từ 1,3 đến 12% GDP của mỗi quốc gia. Giả sử tại Việt Nam, nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất thế giới là 1,3 GDP thì thiệt hại ước tính khoảng 65.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế”, ông Quang nói.

Ông Nguyễn Huy Quang cũng tiếp tục đề nghị giữ nguyên việc quy định quản lý đối với quảng cáo, khuyến mại với cả rượu và bia trong Dự thảo.

Trước một số ý kiến cho rằng, chỉ nên quản lý quảng cáo rượu mà không tiến hành quản lý việc quảng cáo bia, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế nhấn mạnh, việc quản lý đối với quảng cáo cả rượu và bia là cần thiết do cả bia và rượu đều chứa cồn gây nghiện, được Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) xếp vào nhóm chất gây ung thư, có tác động lên hầu hết cơ quan cơ thể.

“Dù ở nồng độ nào, rượu, bia cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến cơ thể. Hơn nữa, khi quy đổi ra nồng độ cồn nguyên chất thì mức độ tác hại là như nhau nên quy định quản lý đối với quảng cáo, khuyến mại rượu, bia cùng nồng độ phải như nhau”, bà Trang nói.

Bên cạnh đó, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng nếu không quản lý quảng cáo đối với bia thì sẽ không thống nhất với Luật cạnh tranh, phân biệt đối xử và không bảo đảm bình đẳng giữa các hàng hóa có tính chất như nhau. Việc không quy định quản lý quảng cáo đối với bia sẽ không bảo đảm mục tiêu của luật là không khuyến khích tiêu dùng và không thể chế hóa theo đúng Nghị quyết của Đảng là giảm tiêu thụ cả rượu, bia và thuốc lá.

Một điều quan trọng nữa, theo bà Trang, việc quản lý quảng cáo, khuyến mại với bia cũng sẽ lan truyền thông điệp, bia cũng gây hại như rượu để truyền thông đúng đích, giúp người dân hiểu rõ được tác hại của việc sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia.

7. Nhiều vụ tai nạn chết người, quấy rối tình dục… xuất phát từ rượu, bia

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.

Tác hại của rượu bia

Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, liên tiếp các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn cả nước trong tháng 4 và đầu tháng 5 năm nay có liên quan đến tài xế vi phạm nồng độ cồn. Nghiên cứu trên 100 người tử vong do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức cho thấy, 82% nạn nhân có nồng độ cồn trong máu hơn 50mg/100 ml máu. Đa số là tai nạn nghiêm trọng, có 68% nạn nhân có thời gian sống dưới 30 phút sau tai nạn.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rượu bia làm chậm phản ứng khoảng 10-30%, đồng thời làm hạn chế khả năng phối hợp giữa các bộ phận cơ thể, hạn chế khả năng nhận biết các vật từ xa, tầm nhìn ban đêm có thể giảm tới 25%. Thậm chí, người điều khiển xe máy có nồng độ cồn trong máu trên 50mg/dl (tương đương với 2 lon bia 330ml) có nguy cơ tai nạn giao thông tăng gấp 40 lần so với người không uống. Tác hại của rượu bia không chỉ gây ra hậu quả đối với sức khoẻ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội, nhất là làm gia tăng các vụ tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lạm dụng tình dục phụ nữ, trẻ em.

Hậu quả xã hội của sử dụng rượu bia ở Việt Nam luôn ở mức cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Do đó, chúng ta cần phải khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý với những quy định đủ mạnh để kiểm soát tác hại do sử dụng rượu bia gây ra. Bên cạnh đó, rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế.

Cần kiểm soát việc quảng cáo rượu, bia

Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, trong khi nhiều nước trên thế giới để được phép uống rượu, bia rất khó khăn, ngược lại tại nước ta việc này dễ như trở bàn tay. Theo đó, bất kỳ khi nào, thời điểm nào, số lượng ra sao, người dân có nhu cầu đều được đáp ứng.

“Sự sẵn có của rượu bia về số lượng, giá thành khiến cho ai cũng có khả năng tiếp cận loại đồ uống này và phát sinh nhiều hệ lụy cho kinh tế, xã hội và sức khỏe của người dân”, ông Quang nêu.

Do vậy, theo ông Nguyễn Huy Quang, cần hạn chế sự “sẵn có” của rượu bia bằng cách quy định về số lượng, địa điểm các cửa hàng bán bia rượu cho những người uống tại chỗ hoặc mua về. Bên cạnh đó, có quy định về ngày và giờ bán rượu, bia ở các cửa hàng bán lẻ; hay quy định cấm bán lẻ rượu, bia tại một số điểm hoặc trong các sự kiện đặc biệt…

"Tại Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, Bộ Y tế từng đưa ra đề xuất giờ bán rượu bia là từ 11-14h và 17- 22h hàng ngày và từ 6- 22h, hằng ngày, trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch. Tuy nhiên, đề xuất này bị phản đối và buộc Bộ phải đưa ra khỏi Dự thảo”, ông Quang nói.

Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ lợi ích của cộng đồng ông Quang cho rằng việc quy định thời gian bán rượu bia là cần thiết trong Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia để hạn chế tác hại do lạm dụng rượu, bia gây ra.

Ngoài đề xuất cần quy định thời gian bán rượu, bia, Bộ Y tế tiếp tục đề nghị giữ nguyên việc quy định quản lý đối với quảng cáo, khuyến mại với cả rượu và bia.

Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế thông tin, nhiều quan điểm cho rằng, chỉ nên quản lý quảng cáo rượu mà không tiến hành quản lý việc quảng cáo bia là hoàn toàn sai lầm bởi việc quản lý đối với quảng cáo cả rượu và bia là cần thiết do cả bia và rượu đều chứa cồn gây nghiện, được Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) xếp vào nhóm chất gây ung thư, có tác động lên hầu hết cơ quan cơ thể. Cũng theo bà Trang, dù ở nồng độ nào, rượu bia cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến cơ thể. Hơn nữa, khi quy đổi ra nồng độ cồn nguyên chất thì mức độ tác hại là như nhau nên quy định quản lý đối với quảng cáo, khuyến mại rượu, bia cùng nồng độ phải như nhau.

8. “Tôi đau xót khi Luật Phòng chống tác hại rượu bia đang bị làm yếu đi”

Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), Luật Phòng chống tác hại rượu bia sẽ được thông qua trong 2 tuần nữa tại kỳ họp Quốc hội. Tuy nhiên, luật đang bị làm yếu đi, nên nếu thông qua luật nhưng hiệu quả kiểm soát không cao thì không mang lại nhiều ý nghĩa trong việc phòng chống tác hại của chất gây nghiện này với sức khỏe, xã hội, kinh tế. 

Những ca tai nạn giao thông ám ảnh vì bia rượu

"Dự thảo luật dự kiến trình quốc hội vào tháng 5/2019. Tuy nhiên hiện nay dự Luật này vẫn còn rất “ngổn ngang” nhiều ý kiến trái chiều. Các điều luật đã “yếu” đi rất nhiều so với trước đó. Tôi thấy đau xót, khi dự thảo phòng chống một loại chất gây nghiện gây thiệt hại to lớn về sức khỏe, kinh tế, xã hội lại đang bị làm yếu đi”, ông Quang chia sẻ.

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2019 (từ 16/12/2018 -15/4/2019) cả nước đã xảy ra đến 5.453 tai nạn giao thông, làm chết 2.570 người, bị thương 4.179 người. Riêng trong tháng 4/2019 (từ 16/3 – 15/4) tai nạn giao thông đã cướp đi mạng sống của 665 con người, làm bị thương 1038 người.

“Hình ảnh người con ngồi thẫn thờ bên xác mẹ là chị lao công; cô giáo tiểu học và bạn chết tức tưởi ngay trong đêm trên đường về nhà, hay vụ xe tông vào đám tang tại Bình Định khiến 4 người chết, 6 người bị thương chắc chắn ám ảnh nhiều người. Những con người vô tội, đột ngột mất đi bởi những người cầm lái có hơi rượu bia”, ông Quang nói.

Con số thống kê khiến nhiều người giật mình, bởi có đến 36,2% nam giới gây tai nạn có uống rượu bia. Nghiên cứu của WHO tại Việt Nam trên 18.412 nạn nhân tai nạn giao thông nhập viện thì có tới 28$ người đi xe máy có nồng độ cồn cao hơn mức cho phép; 63% người lái ô tô có nồng độ cồn cao hơn mức cho phép.

Theo ông Quang, điều này cho thấy rượu bia phải được kiểm soát đặc biệt. Nó không chỉ gây hại cho sức khoẻ người dùng mà là mối nguy cho xã hội với các vụ tai nạn giao thông, bạo lực gia đình...

Rượu bia là chất gây nghiện

Đồng quan điểm, bà Vũ Thị Minh Hạnh – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế khẳng định, rượu bia không phải đồ uống bình thường như các đồ uống khác, nó gây thiệt hại to lớn cho người sử dụng, toàn xã hội, gây hậu quả sức khoẻ, kinh tế, các vấn đề xã hội khác.

Bộ Y tế đề xuất lấy tên là "Luật Phòng chống tác hại của rượu bia", nhưng dự thảo luật đưa lên để xin ý kiến đại biểu quốc hội lại có tên “Luật Phòng chống tác động có hại và kiểm soát rượu bia vì sức khỏe con người”. "Tôi chưa thấy cái tên dự Luật nào lại “kỳ lạ” như cái tên đang được đưa ra để xin ý kiến đại biểu quốc hội", ông Quang nói.

Theo chuyên gia này, rõ ràng thực tế chứng minh rượu bia không chỉ gây hại về sức khỏe mà còn tác động đến hàng loạt các khía cạnh của đời sống xã hội như: tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, bạo lực tình dục, gây rối trật tự công cộng và nhiều vấn đề khác. Tác hại của rượu bia lớn gấp nhiều lần so với lợi ích mà nó đem lại. 

Nhưng với tên Luật đang được đưa lên để xin ý kiến đại biểu quốc hội sẽ không thấy được hết bản chất tác hại của bia rượu.

“Không có ngưỡng an toàn cho sử dụng rượu bia mà tùy thuộc vào tuổi, giới, đặc tính sinh học cá nhân, mức uống, cách uống. Đây cũng là đồ uống gây nghiện nếu sử dụng thường xuyên. Tác hại của rượu bia lớn hơn nhiều so với lợi ích, nó không chỉ gây tai hại cho sức khỏe mà gây ra các vấn đề khác như an toàn giao thông, an sinh, trật tự xã hội, thiệt hại kinh tế", ông Quang nói.

"Tác động của bia rượu với người sử dụng là 25% nhưng ảnh hưởng đến người khác là 45%. Rượu bia là chất gây nghiện có tỉ lệ tác động đến người sử dụng, cộng đồng nhiều nhất. Theo tổng kết, ảnh hưởng bất lợi của rượu bia cồn lớn hơn các chất ma tuý tổng hợp", bà Hạnh nói.

Bà Hạnh dẫn chứng, bình quân 1 người Việt Nam chi 420 đô la cho tiêu thụ rượu bia.  Tính chung các chi phí cho điều trị bệnh liên quan đến bia rượu, ảnh hưởng xã hội, việc làm còn tốn hơn gấp 3 lần. Trong khi chi tiêu cho y tế năm 2013 chỉ 113 đô la/người. Người Việt chi tiêu cho bia rượu gấp 3 lần chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ. 

Theo bà Hạnh, các quy định đưa ra trong Luật phải đủ mạnh mới có tác dụng kiểm soát, còn nếu không, Luật chỉ mang tính hình thức chứ không có tác dụng trong thực tế!

9.'Lộ' dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Một số cá nhân lợi dụng sự sơ hở trong bảo mật của cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã khai thác trái phép cơ sở dữ liệu, thông tin của người bệnh.

Theo Sở Y tế TP, Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi văn bản cho Bộ Y tế thông báo vừa có hiện tượng một số cơ sở y tế ký hợp đồng KCB với cơ quan bảo hiểm xã hội đã để lộ tài khoản, mật khẩu đăng nhập vào tài khoản dẫn đến việc một số cá nhân lợi dụng xây dựng các ứng dụng khác để khai thác trái phép cơ sở dữ liệu, thông tin KCB BHYT thuộc Hệ thống thông tin giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo mật thông tin KCB BHYT của người bệnh, vi phạm điều cấm trong luật KCB, luật An toàn thông tin mạng…

Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế, các bệnh viện xác định bảo mật, an toàn thông tin KCB BHYT của người bệnh là “vô cùng quan trọng”, vì vậy thủ trưởng các đơn vị thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo mật, an toàn thông tin mạng; rà soát, bổ sung các giải pháp an toàn, bảo mật.

Đặc biệt, rà soát việc ủy quyền, phân cấp phân quyền cho các cá nhân, khoa phòng liên quan trong việc quản lý, sử dụng tài khoản mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp… Cá nhân, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài khoản phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu để lộ, lọt thông tin KCB bảo hiểm y tế của người bệnh ra ngoài. 

10. Thông tin khám chữa bệnh BHYT của người bệnh bị rò rỉ

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam mới phát đi văn bản cho Bộ Y tế Việt Nam đề nghị nhắc nhở các cơ sở y tế phải bảo mật thông tin trên mạng, tránh việc bị lợi dụng khai thác trái phép thông tin khám chữa bệnh của người bệnh. 

Ngày 7-5, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản đề nghị các cơ sở y tế kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các khoa, phòng thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo mật, an toàn thông tin mạng. Phải rà soát bổ sung các các giải pháp bảo mật thông tin tại đơn vị trong việc quản lý, sử dụng tài khoản mà BHXH Việt Nam đã cung cấp cho đơn vị. Tuyệt đối không được để lộ thông tin tài khoản cho các cá nhân, khoa phòng không được giao nhiệm vụ. Các khoa, phòng được giao quản lý sử dụng tài khoản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để lộ lọt thông tin khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) của người bệnh ra bên ngoài.

Trước đó, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa gửi công văn 1090/BHXH-CNTT cho Bộ Y tế Việt Nam, đề nghị nhắc nhở các cơ sở y tế phải bảo mật thông tin trên mạng. Nội dung văn bản này cho biết một số cơ sở y tế có ký hợp đồng khám chữa bệnh với ngành bảo hiểm đã để lộ thông tin tài khoản và mật khẩu đăng nhập.

Một số cá nhân lợi dụng việc này để xây dựng các ứng dụng khai thác trái phép cơ sở dữ liệu, thông tin khám bệnh, chữa bệnh BHYT thuộc Hệ thống thông tin giám định của BHXH Việt Nam.

Theo cơ quan chức năng, việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo mật thông tin khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của người bệnh, vi phạm các điều cấm trong Luật khám bệnh chữa bệnh, Luật an toàn thông tin mạng…

Từ công văn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế phải thực hiện đúng và rà soát lại quy định về bảo mật, an toàn thông tin mạng và cá nhân. Cá nhân, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài khoản mà BHXH Việt Nam giao phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu để lọt thông tin khám bệnh chữa bệnh BHYT của người bệnh ra bên ngoài.

  1. Chấn chỉnh việc bảo mật, an toàn thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn gửi các bệnh viện trực thuộc, trung tâm y tế các quận huyện, các cơ sở y tế ngoài công lập có khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đề nghị chấn chỉnh việc bảo mật, an toàn thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Theo đó, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các lãnh đạo các đơn vị kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các khoa, phòng thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo mật, an toàn thông tin mạng. Thực hiện rà soát bổ sung các giải pháp bảo mật thông tin tại đơn vị trong việc quản lý, sử dụng tài khoản mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cung cấp cho đơn vị. “Tuyệt đối không được để lộ thông tin tài khoản cho các cá nhân, khoa phòng không được giao nhiệm vụ. Các khoa, phòng được giao quản lý sử dụng tài khoản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để lộ lọt thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của người bệnh ra bên ngoài”, văn bản nêu rõ.

Trước đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị nhắc nhở các cơ sở y tế phải bảo mật thông tin trên mạng. Nội dung văn bản này cho biết một số cơ sở y tế có ký hợp đồng khám chữa bệnh với ngành bảo hiểm đã để lộ thông tin tài khoản và mật khẩu đăng nhập.

Một số cá nhân lợi dụng việc này để xây dựng các ứng dụng khai thác trái phép cơ sở dữ liệu, thông tin khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc Hệ thống thông tin giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Theo cơ quan chức năng, việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo mật thông tin khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của người bệnh, vi phạm các điều cấm trong Luật khám bệnh chữa bệnh, Luật an toàn thông tin mạng…

Bộ Y tế ngay sau đó đã yêu cầu các cơ sở y tế phải thực hiện đúng và rà soát lại quy định về bảo mật, an toàn thông tin mạng và cá nhân. Cá nhân, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài khoản mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu để lọt thông tin khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế của người bệnh ra bên ngoài.

  1.  Hà Nội: Nhiều dịch vụ y tế ngoài BHYT tăng giá

Từ 1/5, Hà Nội đã tăng giá nhiều dịch vụ y tế gồm 10 dịch vụ khám chữa bệnh, 6 dịch vụ ngày giường, 1.937 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện.Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc thành phố Hà Nội được HĐND thành phố Hà Nội thông qua ngày 9/4 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2019.

Nghị quyết quy định cụ thể danh mục, giá các dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc Quỹ BHYT gồm: 10 dịch vụ khám chữa bệnh, 6 dịch vụ ngày giường, 1.937 dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện.

Việc tăng giá viện phí được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc thành phố Hà Nội gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thành phố, trung tâm chuyên khoa, bệnh viện đa khoa tuyến huyện, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn; người bệnh chưa tham gia BHYT; người bệnh có thẻ BHYT nhưng đi khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh về cơ bản không làm ảnh hưởng nhiều đến trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, người thuộc hộ cận nghèo vì các đối tượng này đã được nhà nước mua hoặc hỗ trợ mua thẻ BHYT, về cơ bản chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được BHYT thanh toán; việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chỉ tác động đến các đối tượng chưa tham gia BHYT (chiếm 13,3% dân số Hà Nội).

Với tỷ lệ người chưa tham gia BHYT không cao (13,3%), việc tăng giá dịch vụ y tế được kiểm soát an toàn, không ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng của thành phố cũng như không tạo sự biến động quá lớn về thị trường và giá cả trên địa bàn. Giá dịch vụ tối đa gồm chi phí trực tiếp và tiền lương để đảm bảo cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế.

Ngày 1/8/2017, HĐND thành phố Hà Nội đã ra nghị quyết về điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế và hiện tại là điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư 37/2018/TT-BYT. Theo đó có một số loại dịch vụ giảm so với mức giá quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT. Cụ thể, ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng loại 1 từ 255.400 đồng giảm xuống còn 246.000 đồng (giảm 3,7%); đặt nội khí quản giảm từ 1.113.000 đồng xuống còn 564.000 đồng (giảm 49,3%); nội soi dạ dày can thiệp từ 2.191.000 đồng giảm xuống còn 719.000 đồng (giảm 67,2%); siêu âm can thiệp - đặt ống thông dẫn lưu ổ áp xe từ 2.058.000 đồng giảm xuống còn 590.000 đồng (giảm 71,3%); phẫu thuật điều trị lỗ đáo không viêm xương từ 4.200.000 đồng giảm còn 534.000 đồng (giảm 87,3%); soi ối từ 1.260.000 đồng giảm còn 47.700 đồng (giảm 96,2%)…

Cùng với đó, nhiều dịch vụ y tế có mức tăng từ 0,3% đến 22%. Cụ thể, ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu, chống độc của bệnh viện hạng đặc biệt tăng từ 362.800 đồng lên 441.000 đồng (tăng 21,6%); bệnh viện hạng I từ 335.900 đồng tăng lên 411.000 đồng (tăng 22,4%); bệnh viện hạng II từ 279.100 đồng lên 314.000 đồng (tăng 12,5%); bệnh viện hạng ba từ 245.700 đồng lên 272.000 đồng (tăng 10,7%). Một số dịch vụ có mức tăng cao như: nghiệm pháp hồi phục phế quản với thuốc giãn phế quản tăng từ 63.300 lên 92.900 đồng (tăng 46,8%); xử lý mẫu xét nghiệm độc chất tăng từ 67.200 đồng lên 192.000 đồng (tăng 185,7%)…

Hiện tại, tất cả các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được giao quyền tự chủ, tự chịu nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo 3 mức: tự đảm bảo chi thường xuyên; tự đảm bảo một phần chi thường xuyên; do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên. Số lượng các đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên có sự tăng đột biến từ năm 2016 tới năm 2018, trong khi các đơn vị do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ kinh phí hoạt động giảm đáng kể.

Từ năm 2010 đến năm 2016, toàn ngành có 3 đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động, đến năm 2018, con số này tăng 6 lần. Số đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí cũng tăng từ 47 (năm 2010) lên 52 đơn vị (năm 2018), trong khi đó, số đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động đã giảm từ 34 (năm 2010) xuống còn 6 đơn vị (năm 2018). 

13.Thu hồi giấy phép nhà thuốc không kết nối liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia

Sở Y tế Hà Nội sẽ thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở không tiến hành kết nối liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia về cung ứng thuốc.

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 1847/ TB-SYT về việc triển khai ứng dụng công nghệthông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc. Theo thống kê từ Sở này, tính đến ngày 24/4/2019, trên địa bàn thành phố có 5.607 cơ sở cung ứng thuốc đã thực hiện kết nối liên thông. Cụ thể, 3.396/3.399 nhà thuốc (đạt 99,9%), 1.880/2.365 quầy thuốc (đạt 79,5%) và 331/1.129 cơ sở bán buôn thuốc (đạt 29,3%) thực hiện kết nối liên thông. Ngoài ra, 100% các nhà thuốc tư nhân, 100% nhà thuốc và quầy thuốc trong các cơ sở y tế công lập trực thuộc Sở Y tế đã hoàn thành kết nối liên thông.  Tuy nhiên, tiến độ kết nối quầy thuốc tư nhân tại một số huyện còn chậm. Vì vậy, Sở Y tế đề nghị Phòng Y tế quận, huyện, thị xã trong thời gian tới khẩn trương hoàn thành kết nối liên thông các quầy thuốc tư nhân trên địa bàn. Nếu cơ sở không thực hiện đầy đủ, Sở Y tế Hà Nội sẽ thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Trước đó, TS. Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đánh giá, việc kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc về cơ bản đạt tiến độ đề ra. Tuy nhiên, tổ công tác thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc tại 11 quận, huyện, thị xã cho thấy, tại một số huyện, tiến độ kết nối quầy thuốc tư nhân còn chậm.

Cụ thể, huyện Quốc Oai chỉ có 15/100 quầy thuốc có kết nối mạng (đạt 15%), huyện Thanh Oai có 12/63 quầy thuốc kết nối mạng (đạt 19%), huyện Mỹ Đức (9/28 quầy thuốc kết nối mạng, đạt 32%). Huyện Sóc Sơn còn 141 quầy thuốc tư nhân, Hoài Đức còn 93 quầy thuốc tư nhân và huyện Chương Mỹ còn 66 quầy thuốc tư nhân chưa kết nối mạng.

Cùng với đó, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông giữa các cơ sở cung ứng thuốc hiện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) chưa ban hành chuẩn yêu cầu dữ liệu đầu ra, chuẩn kết nối liên thông đối với những cơ sở bán buôn thuốc. Ngoài ra, một số cơ sở dù đã thực hiện kết nối liên thông nhưng chưa cập nhật đầy đủ, thường xuyên dữ liệu hoạt động quản lý kinh doanh thuốc.

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố đang chỉ đạo khẩn trương hoàn thành 100% cơ sở cung ứng thuốc được kết nối mạng. Do đó, thời gian tới, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của việc thực hiện kết nối sử dụng phần mềm trong quản lý hoạt động kinh doanh cho các cơ sở cung ứng thuốc, cơ quan chức năng của Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra hoạt động bán thuốc kê đơn, chất lượng kết nối liên thông tại nhà thuốc, quầy thuốc...

Cụ thể, tổ công tác thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện và kết quả thực hiện của UBND quận, huyện, thị xã, đồng thời tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các nhà thuốc chưa cập nhật thường xuyên, đầy đủ dữ liệu theo quy định. UBND quận, huyện, thị xã sẽ tổ chức kiểm tra chất lượng việc thực hiện kết nối liên thông của các nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân và xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.

14. Thưởng 1,8 triệu đồng cho bất kỳ ai đưa người nhiễm HIV vào điều trị AVR

Chiến dịch “K = K” (Không phát hiện = không lây nhiễm HIV) là cơ hội chưa từng có đổi cuộc sống của người nhiễm HIV. Người chồng bị nhiễm HIV khi điều trị ARV đều đặn vẫn có thể quan hệ tình dục với vợ nhưng không bị lây nhiễm và có con bình thường.

Tin liên quanChiều 7/5, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban báo chí về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, với chuyên đề điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS. Hội nghị với sự chủ trì của Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Trần Xuân Hà.

Bà Lã Thị Lan - Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật – Sở Y tế Hà Nội thông tin, năm 2018, Hà Nội phát hiện mới khoảng 1.290  trường hợp nhiễm HIV.

Tại Hà Nội cũng như Việt Nam, trong 10 năm qua, cả 3 tiêu chí là số người nhiễm mới, số người chuyển sang giai đoạn AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS hàng năm đầu giảm nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn thách thức. Điều đáng nói, lây nhiễm qua đường tình dục tăng mạnh đã trở thành phương thức lây truyền chủ yếu trong thời gian gần đây (tăng từ 34,4% năm 2015 lên 65,6% năm 2018 tại Hà Nội).

Vì vậy, Hà Nội đã thực hiện các giải pháp và hành động, can thiệp dự phòng phù hợp hạn chế sự lây lan HIV nhằm đạt được các mục tiêu 90-90-90 trong phòng chống HIV/AIDS. Theo đó, một chiến dịch truyền thông K = K (Không phát hiện = Không lây nhiễm HIV) được Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội phối hợp với các đối tác khác triển khai tại Hà Nội từ tháng 5 đến tháng 9/2019.

Chiến dịch này tăng cường tiếp cận sớm vào chương trình chăm sóc, điều trị và duy trì điều trị ARV, theo dõi xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ của bệnh nhân HIV/AIDS, theo dõi xét nghiệm tải lượng HIV đình kỳ của bệnh nhân HIV/AIDS ở các phòng khám ngoại trú tại Hà Nội. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế thông qua hiểu biết về K = K.

Về phía người sử dụng ARV, K = K giúp họ có mục tiêu rõ ràng để có cuộc sống khỏe mạnh bình thường và không còn sợ bị lây truyền HIV cho bạn tình. Cặp đôi dị nhiễm đang mong muốn có thai cũng có thể thụ thai mà không còn e sợ nguy cơ lây truyền nếu bạn tình có HIV đang điều trị AVR và duy duy trì tải lượng vi rút “không phát hiện”. Mặc khác, nguy cơ lây truyền HIV cho đứa trẻ cũng được giảm thiểu nếu phụ nữ mang thai có HIV duy trì tình trạng ức chế virus. Không chỉ thế, người nhiễm HIV điều trị AVR có tải lượng virus ở mức không phát hiện, không cần dùng bao cao su và không làm lây truyền HIV qua đường tình dục.

Về mặt sức khỏe cộng đồng, K=K xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và là nền tảng cho chiến lược “Điều trị là dự phòng”. K=K cũng là bước tiến quan trọng để Việt Nam cùng với cả thế giới hướng đến mục tiêu kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Bà Lan cũng cho biết, để tăng số người nhiễm HIV vào điều trị thuốc ARV, Chương trình phòng chống AIDS Hà Nội đã áp dụng các mức thưởng cho bất kỳ ai đưa được người nhiễm HIV vào điều trị AVR. Tùy theo nguồn hỗ trợ, các mức thưởng có thể khác nhau. Nhưng, mức cao nhất lên đến 1,8 triệu đồng cho 1 người đưa được người nhiễm HIV vào điều trị.

  1.  Hà Nội: Được thưởng nóng khi đưa người nhiễm HIV đến điều trị ARV

Để tăng số người nhiễm HIV được điều trị, Hà Nội có chính sách khuyến khích người dân trong việc đưa người nhiễm HIV đến cơ sở y tế điều trị thuốc kháng vi-rút HIV (ARV). Ngoài ra, nhân viên y tế vận động được người nhiễm chịu điều trị cũng được thưởng ngay.

Thông tin trên được bà Lã Thị Lan, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh thành phố Hà Nội cho biết tại Hội nghị giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội chiều 7/5.

Theo bà Lã Thị Lan, năm 2017, Hà Nội phát hiện 800 trường hợp nhiễm HIV. Năm 2018, nhờ đẩy mạnh xét nghiệm, số trường hợp này tăng lên 1.290 người. Trong 3 tháng đầu năm 2019, có 400 trường hợp đã được xét nghiệm dương tính với HIV (tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018).

Tính đến tháng 3/2019 có 13.500 người HIV đang điều trị, hiện vẫn còn gần 5.000 người nhiễm không được điều trị, đây là nguồn có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Có những trường hợp biết đích danh nhiễm nhưng từ chối điều trị hoặc có những người khai tên địa chỉ khác xong đi nơi khác do họ tự kỳ thị.

Bà Lan cũng cho biết, Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho 18 cơ sở điều trị của Thành phố tăng thêm 5.000 chỉ tiêu điều trị mới, nâng tổng số lên 17.000 người. Do các cơ sở điều trị phải “chạy chỉ tiêu” nên sẽ không gây khó khăn, phiền hà mà luôn nhiệt tình giúp đỡ người bệnh.

Với các biện pháp tăng cường phát hiện, Hà Nội kỳ vọng sẽ phát hiện 3.000 trường hợp trong năm 2019 để đưa vào điều trị, không bị bỏ sót người bệnh.

Đáng chú ý, để tăng số người nhiễm HIV được điều trị, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đã có cơ chế khuyến khích mọi người dân đưa người bệnh về điều trị ARV. Theo đó, “bất kỳ người dân nào đưa được người nhiễm HIV đến các trung tâm y tế điều trị sẽ được “thưởng nóng”.

Tuỳ theo các trường hợp khác nhau sẽ được thưởng các mức khác nhau: Mức thấp nhất là 200.000 đồng/người trích từ ngân sách Thành phố; mức 600.000 đồng/người với bệnh nhân đã từng điều trị ARV và mức cao nhất lên tới 1,8 triệu đồng/người (trích từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế).

Theo Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh thành phố Hà Nội, những giải pháp mạnh để tăng tỷ lệ điều trị ARV cho người nhiễm nói trên đã thực sự hiệu quả kể từ khi được thực hiện.

“Ví dụ như huyện Ba Vì, sau khi có cơ chế khuyến khích này số người phát hiện được điều trị đã tăng vọt. Từ tháng 6/2017, số người nhiễm HIV được đưa vào điều trị ARV đã tăng gấp đôi, nhiều tổ chức như hội phụ nữ, công an viên, các đơn vị đều tăng cường giám sát phát hiện, đưa người nhiễm HIV đi điều trị” - bà Lan cho biết.

Bên cạnh đó, để tăng số người nhiễm HIV được điều trị ARV, Hà Nội cũng có cơ chế thưởng với nhân viên y tế khi có kết quả phát hiện HIV của người bệnh mà tư vấn, vận động để người bệnh điều trị ngay trong ngày. Mức thưởng nóng sẽ là 2 triệu đồng.

Cho đến nay, lĩnh vực điều trị HIV đã đạt được rất nhiều thành tựu và tiến bộ to lớn. Thuốc ARV đã được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Một người nhiễm HIV nếu được điều trị bằng thuốc ARV khi đạt tải lượng vi-rút ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì không có nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục. Tải lượng virus không phát hiện được trong máu được định nghĩa khi có dưới 200 bản sao/ml máu.

Phát hiện này đã trút bỏ được gánh nặng sợ lây truyền cho người khác của người nhiễm HIV, giúp họ có hy vọng vào tương lai, không còn mặc cảm, kỳ thị bản thân và có thể xây dựng các mối quan hệ thân mật như người bình thường. Các cặp đôi dị nhiễm đang mong muốn có thai cũng có thể thụ thai mà không còn e sợ nguy cơ lây truyền nếu người bạn tình có HIV đang điều trị ARV và duy trì tải lượng vi-rút “không phát hiện”.

16. Hà Nội thưởng ít nhất 200 ngàn đồng cho người vận động được bệnh nhân HIV đi điều trị

(Tổ Quốc) - Nhiều bệnh nhân HIV do mặc cảm, kỳ thị đã không dám nhận mình bị nhiễm căn bệnh này, chính vì vậy, thời gian qua Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp để ngăn chặn gia tăng số bệnh nhân,

Số tiền thưởng có thể đến 1,8 triệu đồng

Theo TS.BS Lã Thị Lan – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, Hà Nội vừa thực hiện chính sách thưởng "nóng" 200 ngàn đồng cho người dân khi vận động được bệnh nhân HIV đến điều trị. Số tiền thưởng sẽ là 600 ngàn đồng nếu vận động được một người nhiễm HIV quay lại điều trị sau một thời gian dài ngừng.

Cũng theo TS.BS Lan, nếu kết nối được nguồn kinh phí từ quốc tế thì số tiền thưởng này có thể lên tới 1,8 triệu đồng. Nhờ có chính sách khuyến khích này, thời gian qua nhiều địa phương tại Hà Nội đã phát hiện được đáng kể số người bị nhiễm HIV.  

Được biết, tính đến ngày 31/12/2018, Hà Nội có 21.038 người bị nhiễm HIV (chiếm 10% cả nước). Chỉ tính riêng năm 2018, Hà Nội phát hiện mới khoảng 1.290 trường hợp nhiễm HIV.

Đặc biệt, lây nhiễm HIV qua đường tình dục tăng mạnh đã trở thành phương thức lây truyền chủ yếu trong thời gian gần đây (tăng từ 34,4% năm 2015 lên 65,6% năm 2018 tại Hà Nội).

Chính vì vậy, TS.BS Lã Thị Lan cho rằng, bạn tình của người nhiễm HIV được coi là quần thể có nguy cơ cao mới, đòi hỏi phải có giải pháp và hành động, can thiệp dự phòng phù hợp hạn chế sự lây lan HIV.

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Với mục tiêu tăng cường tiếp cận vào chương trình chăm sóc, điều trị và duy trì điều trị ARV, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, Hà Nội đã triển khai chiến dịch K = K (Không phát hiện = Không lây truyền).

Trong khuôn khổ chiến dịch này, Hà Nội sẽ triển khai một số hoạt động như: cung cấp thông tin cho báo chí để đẩy mạnh công tác truyền thông về chiến dịch K = K, tập huấn cho phóng viên, cán bộ kiểm soát dịch bệnh…

Trước đó Hà Nội cũng khởi động cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Đây là biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng cách uống thuốc Truvada đều đặn vào mỗi ngày.

Cùng với sử dụng bao cao su, PrEP là một trong những giải pháp tránh để tránh HIV qua đường tình dục. Đối tượng sử dụng PrEP là nam có quan hệ đồng giới, nam nữ quan hệ tình dục hay nhứng người tiêm chích ma túy. Việc mở rộng PrEP là cơ hội và điều kiện thuận lợi để nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ dự phòng với chi phí thấp và hiệu quả cao. 

Theo Phó Giám đốc Sở Y tê Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, trước mắt, PrEP sẽ được cung cấp miễn phí tại một số cơ sở: Trung tâm Y tế Quận Đồng Đa; Trung tâm Y tế Quận Long Biên; Trường Đại học Y Hà Nội.

  1. “Giật mình” số lượng người mới nhiễm HIV trong năm 2018

Tính đến hết năm 2018, số người nhiễm HIV còn sống trên toàn quốc là 210.450 người và Hà Nội có 21.038 người; Năm 2018, Hà Nội phát hiện mới khoảng 1.290 trường hợp nhiễm HIV…

Thông tin trên được TS. Lã Thị Lan - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng (Sở Y tế Hà Nội) cho biết tại buổi giao ban báo chí do Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 7/5/2019.

Theo TS. Lã Thị Lan, Hà Nội trong 10 năm qua cả 3 tiêu chí là số người nhiễm mới, số người chuyển sang giai đoạn AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS hàng năm đều giảm nhưng nhiều khó khăn thách thức vẫn đang tồn tại. Điều đáng nói là lây nhiễm qua đường tình dục tăng mạnh đã trở thành phương thức lây truyền chủ yếu trong thời gian gần đây. Cụ thể, tăng từ 34,4% năm 2015 lên 65,6% năm 2018 tại Hà Nội.

“Vì vậy bạn tình của người nhiễm HIV được coi là quần thể có nguy cơ cao mới, đòi hỏi phải có những giải pháp và hành động, can thiệp dự phòng phù hợp hạn chế lây lan HIV nhằm đạt được các mục tiêu 90- 90-90 trong phòng chống HIV/AIDS do Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS phát động. Hà Nội là Thành phố trọng điểm trong khu vực các tỉnh v ùng kinh tế phía Bắc cam kết thực hiện mục tiêu này…”, TS. Lã Thị Lan thông tin.

  1.  "Cuộc chiến" tranh giành vaccine 6 trong 1 chưa có hồi kết

Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (TTKSBT) tỉnh Quảng Ngãi vừa bị chặn lại ngay cổng vào cơ quan từ 5 giờ sáng do bị nhầm tưởng là phụ huynh bốc số tiêm vaccine cho con. Sự nhầm lẫn oái oăm này xảy ra khi các phụ huynh thực hiện phương thức "loại đối thủ" trong cuộc chiến tranh giành vaccine 6 trong 1 khốc liệt tại Quảng Ngãi.

Vượt gần 10km đi bốc số từ lúc 2 giờ sáng tại TTKSBT tỉnh Quảng Ngãi, anh Nguyễn Kiên Trung (thị trấn Chợ Chùa, H. Nghĩa Hành) tỏ ra bất lực khi phải chen lấn với hàng trăm người. Mệt mỏi, chán nản, lo âu… đủ thứ cảm xúc trộn lẫn để giành được "vé" tiêm vaccine cho đứa con 5 tháng tuổi của mình. "Khổ sở thế này nhưng cũng chưa chắc có được tiêm hay không. Đông quá nên phụ huynh phải tìm ra cách tự thống nhất với nhau để tránh tình trạng mâu thuẫn, xô xát khi cố bốc được số càng sớm càng tốt", anh Trung chia sẻ. Cùng chung hoàn cảnh với anh Trung, rất nhiều phụ huynh chầu chực từ 2 - 3 giờ sáng để đăng ký tiêm vaccine 6 trong 1. Chị  Nguyễn Thị Minh Tuyền (P. Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi) cho biết, đã cố gắng tiêm cho con được 2 mũi 6 trong 1, giờ còn mũi thứ 3 nhưng đã trễ 2 tháng rồi vẫn chưa tiêm được. "Vaccine hiếm quá, vừa nghe thông tin có đợt mới về là vội vàng đến đăng ký. Thế mà tôi vẫn chậm chân", chị Tuyền than phiền.

Vì đi bốc số quá sớm, trung tâm chưa làm việc nên danh sách đăng ký được các phụ huynh tự viết ra giấy rồi tập hợp lại để giao cho một người đại diện chuyển cho TTKSBT tỉnh Quảng Ngãi. Và trong đó, chỉ một số ít trường hợp may mắn, còn phần lớn là "trắng tay" vì không đủ vaccine. Trước đó, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn hỏa tốc yêu cầu các Sở Y tế, các bệnh viện, viện, các cơ sở sản xuất, đăng ký, nhập khẩu vaccine phải chủ động đảm bảo cung ứng đủ vaccine phòng bệnh phối hợp bạch hầu - ho gà - uốn ván cho nhu cầu tiêm chủng của nhân dân. Tuy nhiên, thực tế thì người dân vẫn có tâm lý muốn sử dụng vaccine dịch vụ 6 trong 1 cho con em mình nên mới xảy ra tình trạng khan hiếm vaccine loại này.

Ông Hồ Minh Nên - Giám đốc TTKSBT tỉnh Quảng Ngãi cho hay: lo ngại trước việc sử dụng vaccine 5 trong 1 mới trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nhiều phụ huynh đã chọn phương thức sử dụng tiêm dịch vụ. Nhu cầu tăng đột biến mà nguồn cung "nhỏ giọt" đã dẫn đến tình trạng khan hiếm loại vaccine này từ đầu năm 2019 đến nay. Sự tranh giành khốc liệt đến nỗi chính bản thân ông khi đến xem xét tình hình vào lúc 5 giờ ngày 3-5, đã bị chặn lại ngay cổng vào cơ quan do bị nhầm tưởng là phụ huynh bốc số tiêm vaccine cho con. Theo ông Nên, vaccine 6 trong 1 hiện có 2 loại, của Bỉ và của Pháp. Tuy nhiên trong toàn quốc chỉ có 2 đơn vị phân phối độc quyền loại vaccine này. Dù số lượng trung tâm đăng ký đặt mua lên đến hàng nghìn liều mỗi lần nhưng lần nào cũng được cung cấp với số lượng nhỏ giọt, 100- 200 liều. Theo tính toán sơ bộ, từ đầu năm 2019 đến nay, trung tâm đã nhập về khoảng 4.000 liều vaccine 6 trong 1, nhưng chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu thực tế.  "Đợt mới nhất là hôm 2-5, nhập về 200 liều, trong đó có 50 liều "trả nợ" phụ huynh đợt trước, còn lại 150 liều, nhưng nhu cầu tiêm là hơn 400 liều. Đối với đợt vaccine tiếp theo, danh sách đăng ký hiện giờ đã hơn 600 liều", ông Nên nói.

Trước tình hình này, TTKSBT tỉnh Quảng Ngãi cũng đã khuyên người dân về địa phương tiêm vaccine 5 trong 1 cho trẻ. "Tâm lý phụ huynh lo ngại khi sử dụng vaccine 5 trong 1 mới, nhưng thực tế, loại vaccine này lại tốt hơn vaccine dịch vụ 6 trong 1, vì  vaccine dịch vụ không phải nguyên gốc mà là vô bào. Vaccine 5 trong 1 tuy dễ gây sốt nhưng đó là dấu hiệu cơ thể đang có phản ứng tốt", ông Nên thông tin. Để giải quyết tình trạng khan hiếm vaccine, trước mắt Cục Quản lý Dược đề nghị các đơn vị cung ứng ưu tiên cung ứng ngay lượng vaccine còn tồn kho và lượng vaccine sắp nhập kho cho các cơ sở tiêm chủng đang thiếu vaccine đột biến, hoặc theo sự điều phối của Cục Quản lý Dược hay Cục Y tế Dự phòng để tránh hiện tượng thừa, thiếu cục bộ vaccine.

  1. Tầm soát miễn phí bệnh hen, phổi tắc nghẽn mãn tính cho người dân

Từ ngày 7 - 14/5, Hội Hô hấp Việt Nam phối hợp Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế) tổ chức tầm soát miễn phí bệnh hen và COPD (phổi tắc nghẽn mãn tính) cho người dân thuộc các huyện Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền và các khu vực lân cận thuộc tỉnh Quảng Trị.

Trong ngày đầu tiên, hơn 200 người dân ở Thừa Thiên - Huế đã được khám, tầm soát bệnh hen, COPD. Ước tính trong 7 ngày sẽ có khoảng 700 người được tầm soát miễn phí. Theo bác sỹ Chuyên khoa II Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, hoạt động này nằm trong khuôn khổ các hoạt động của chương trình “Vì lá phổi khỏe” (Chương trình đa quốc gia nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngoại trú bệnh hen và bệnh tắc phổi nghẽn mãn tính), để hưởng ứng ngày Hen toàn cầu năm 2019 với chủ đề “Stop for Asthma” (tạm dịch: Không còn hen phế quản). 

Ngoài tầm soát miễn phí, người dân còn được phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng dùng thuốc giãn phế quản và các biện pháp tránh cơn hen cấp và đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; tư vấn, giải đáp thắc mắc và trao đổi kinh nghiệm, góp phần quản lý và điều trị tốt bệnh nhân ngoại trú, giảm số lượng bệnh nhân nhập viện, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân hen, COPD.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có khoảng 600 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản, trong đó có hơn 3 triệu người chết mỗi năm. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh này là 4,1% ở người trên 40 tuổi, có xu hướng tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường tăng cao. Năm 2014, nước ta có khoảng 6 - 8 triệu người mắc bệnh hen suyễn và chi phí điều trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

  1.  Hàng chục học sinh nhập viện sau khi uống sữa: Do rối loạn tiêu hóa

Kết quả kiểm nghiệm khẳng định, không có cơ sở để kết luận  37 học sinh ở Ninh Thuận "ngộ độc" do sử dụng thức uống Nestle MILO.

Ngày 6.5, Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận đã có báo cáo chính thức liên quan đến việc các trường hợp đau bụng, buồn nôn xảy ra tại Trường Tiểu học Ninh Quý, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Theo đó, ngày 25.4, một số học sinh Trường Tiểu học Ninh Quý đã có triệu chứng đau bụng sau khi sử dụng thực phẩm bổ sung thức uống lúa mạch uống liền hiệu Nestle MILO miễn phí.

Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Ninh Thuận đã niêm phong các mẫu thực phẩm học sinh sử dụng, kiểm nghiệm chất lượng tại Viện Pasteur Nha Trang. Đến nay, việc kiểm nghiệm đã cho kết quả.

Theo thông báo kết quả của Viện Pasteur Nha Trang, kết quả kiểm nghiệm 8 chỉ tiêu vi sinh và độc tố của 5 mẫu sản phẩm uống liền Nestle MILO do ngành Y tế Ninh Thuận gửi đều âm tính.

"Từ kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm, đồng thời đối chiếu với kết quả điều tra thực tế về các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng của 37 học sinh và kết quả khám, chẩn đoán của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận kết luận: Đây là những trường hợp rối loạn tiêu hóa nhẹ (4 trường hợp), tất cả các trường hợp đều không cần can thiệp y tế. Không có cơ sở để kết luận do sử dụng thức uống Nestle MILO", báo cáo của Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận nêu.

Trước đó, 37 em từ lớp 1 đến lớp 5 của Trường Tiểu học Ninh Quý thuộc xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận khai có đau bụng, buồn nôn sau khi sử dụng thức uống trên. Trung tâm Y tế huyện Ninh Phước phối hợp cùng nhà trường và Công ty TNHH Trương Đoàn chuyển 37 em đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Trong 37 em vào viện, sau khi thăm khám, 19 em có tổng trạng tốt xuất viện ngay trong ngày 25.4.2019. Các trường hợp còn lại (18 em) chuyển khoa Nhi tiếp tục theo dõi qua đêm, trong đó có 4 em được cắm dịch truyền giữ ven tĩnh mạch để khi cần thiết sẽ truyền dịch (sau thời gian theo dõi, 4 em này đều hồi phục nên cũng không truyền dịch). Ngày 26.4.2019, toàn bộ 18 em còn lại được cho xuất viện. Toàn bộ 37 em vào viện đều không cần can thiệp y tế.

21.Vắc-xin thế hệ mới: Tiêm 2 mũi, phòng bệnh viêm não Nhật Bản cả đời

Bộ Y tế vừa cấp phép lưu hành và đưa vào sử dụng vắc-xin viêm não Nhật Bản IMOJEV thế hệ mới do công ty Sanofi Pasteur sản xuất. Vắc-xin này đã được đưa vào hệ thống tiêm chủng VNVC trên cả nước từ ngày 4/5.    

Theo ThS.BS Bùi Ngọc An Pha - Giám đốc Y khoa hệ thống Trung tâm tiêm chủng dành cho Trẻ em và Người lớn VNVC, vắc-xin mới phòng bệnh viêm não Nhật Bản IMOJEV do công ty Sanofi Pasteur sản xuất, đã được kiểm định an toàn bằng nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên hơn 4.000 trẻ em và người lớn, trong đó có Việt Nam.Vắc-xin IMOJEV có rất nhiều điểm ưu việt, giúp trẻ tiếp cận vắc-xin phòng bệnh từ rất sớm, hiệu quả bảo vệ cao, lâu dài và ít gây ra các phản ứng tại chỗ như sưng, sốt, đau…, Đặc biệt vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản IMOJEV chỉ cần tiêm 2 mũi là miễn dịch bảo vệ suốt đời, thay vì phải tiêm nhắc lại 3 năm một lần đến khi trẻ được 15 tuổi như các vắc-xin khác.

Ông Nguyễn Hoàng Tùng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm định Vắc-xin và sinh phẩm y tế Quốc gia cho biết, thời gian tiêm nhắc lại của loại vắc-xin này là rất rộng, trong vòng 1 - 2 năm. Ngay cả với người ở trong vùng dịch tễ, sau mũi tiêm nhắc thứ 2 đã có công dụng bảo vệ bệnh suốt đời, thay vì phải tiêm nhắc 3 năm một lần tới khi em bé được 15 tuổi mới có độ an toàn như vắc xin khác.

Với lịch tiêm sớm hơn so với vắc-xin viêm não Nhật Bản khác hiện đang lưu hành, IMOJEV có thể chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi sẽ giúp trẻ được phòng bệnh sớm hơn. Đồng thời lịch tiêm đơn giản 2 liều, không phải tiêm nhắc sau đó nhiều lần sẽ giúp phụ huynh dễ dàng tuân thủ lịch tiêm, đảm bảo hiệu lực của vắc-xin.

IMOJEV được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, là loại vắc-xin sống giảm độc lực tái tổ hợp nên tạo miễn dịch nhanh và bảo vệ lâu dài. Tính an toàn của IMOJEV đã được nghiên cứu qua nhiều quốc gia, thử nghiệm lâm sàng cả trên trẻ em và người lớn, và không ghi nhận biến cố bất lợi nghiêm trọng nào sau tiêm chủng. IMOJEV được Tổ chức Y tế Thế giới WHO tiền thẩm định từ năm 2014 và đã có trên 4 triệu liều IMOJEV được sử dụng.

Ông Ngô Chí Dũng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam nhấn mạnh: “Mặc dù thị trường vắc xin liên tục có những biến động, nhưng trung tâm tiêm chủng VNVC luôn nỗ lực đáp ứng đầy đủ vắc-xin phục vụ nhu cầu tiêm chủng cho người dân. VNVC cam kết, trung tâm sẽ đáp ứng đủ yêu cầu tiêm chủng vắc-xin, đặc biệt vắc-xin khan hiếm với mức giá thống nhất trên toàn hệ thống”.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản là nguyên nhân hàng đầu gây viêm não và tàn tật thần kinh ở trẻ em, với tỷ lệ tử vong lên đến 30% số ca được chẩn đoán. Bệnh cũng có nguy cơ để lại những di tàn tật suốt đời cho người bệnh như co giật, rối loạn vận động, rối loạn nhận thức và ngôn ngữ, khó khăn trong học tập...

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo để phòng viêm não Nhật Bản cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở, chuồng trại, diệt lăng quăng, ngủ mắc màn... và tiêm phòng vắc-xin VNNB vẫn là chiến lược phòng chống hiệu quả nhất.

  1.  Hơn 200 bệnh nhân được tầm soát hen miễn phí

GD&TĐ - Sáng 7/5, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 phối hợp với Hội Hô hấp Việt Nam tổ chức chương trình Tầm soát Hen, COPD miễn phí đã triển khai khám cho 200 bệnh nhân đến từ Thị xã Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền… và sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân hen.

Bác sĩ CKII Hoàng Thị Lan Hương - Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, trong dịp này ngoài chương trình khám tầm soát hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh nhân hen và COPD còn được phổ biến kiến thức giúp nâng cao hiểu biết về bệnh; hướng dẫn kỹ năng thực hành dùng thuốc giãn phế quản và các biện pháp phòng tránh cơn hen cấp và đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được tư vấn, giải đáp thắc mắc và trao đổi kinh nghiệm, để từ đó góp phần quản lý và điều trị tốt bệnh nhân ngoại trú, giảm số lượng bệnh nhân  hen nhập viện điều trị.

Theo tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 600 triệu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, trong đó có hơn 3 triệu người chết mỗi năm. Bệnh phỗi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 trên thế giới.

Riêng ở Việt Nam, theo những kết quả trong nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mắc BPTNMT là 4,1% ở người trên 40 tuổi và có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng.

Bên cạnh đó, hen phế quản là một bệnh hô hấp không lây nhiễm đã có nhiều thành tựu trong quản lý bệnh, tuy nhiên theo dự đoán tỷ lệ mắc và tử vong vẫn tiếp tục gia tăng. Năm 2014 ở nước ta có khoảng 6 đến 8 triệu người mắc bệnh hen suyễn và chi phí điều trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Nhưng số người kiểm soát tốt bệnh hen chỉ chiếm 5% đến 10%.

Được biết, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 ngoài công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân, phát triển những kỷ thuật cao ngang tầm với các bệnh viện trong cả nước, bệnh viện đã rất chú trọng đến các hoạt động giúp đỡ bệnh nhân nghèo. Đây chính là một hoạt động thường niên, mang tính nhân văn cao.

23. Dập kịp thời ổ dịch cúm khiến 92 giáo viên, học sinh nhiễm bệnh

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khám, lấy mẫu bệnh phẩm học sinh bị nghi nhiễm cúm.NDĐT - Ngày 7-5, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Cạn Nguyễn Tiến Tôn cho biết, đơn vị vừa khoanh vùng xử lý, dập một ổ dịch nghi cúm tại một trường học ở huyện Ngân Sơn.

Ngày 4-5, tại Trường PTDT Nội trú huyện Ngân Sơn xuất hiện một học sinh bị ốm với các triệu chứng ho, sốt, đau đầu, sổ mũi. Đến ngày 6-5, toàn trường có 92 học sinh và giáo viên cùng bị ốm với các triệu chứng tương tự. Nhận được thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Cạn đã tiến hành điều tra, khám, lấy mẫu bệnh phẩm và xử lý ổ dịch. Kết quả điều tra qua dấu hiệu lâm sàng, dịch tễ, điều trị bước đầu cho thấy đây là ổ dịch nghi ngờ dịch cúm.

Để làm rõ chủng cúm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã gửi bảy mẫu bệnh phẩm đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm, chẩn đoán. Đồng thời, tiến hành phun Cloramin B toàn bộ khuôn viên, lớp học trong nhà trường để sát khuẩn, khử trùng nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh.

Tất cả các trường hợp bị nhiễm cúm đều được theo dõi chặt chẽ, điều trị triệu chứng. Đến chiều 7-5, diễn biến của các bệnh nhân chưa có trường hợp nào nặng và biến chứng nguy hiểm. Một số trường hợp đã ổn định sức khỏe, trở lại học tập bình thường. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hướng dẫn cho giáo viên, học sinh nhà trường các biện pháp phòng, chống bệnh cúm, như: giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng, tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết, khi có triệu chứng bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.

  1.  Hà Nội: Xử lý kịp thời 3 ổ dịch sốt xuất huyết mới

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, 3 ổ dịch sốt xuất huyết mới được ghi nhận tại phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa), xã Ngọc Liệp (huyện Quốc Oai) và phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm).

 Trong đó ổ dịch tại phường Ô Chợ Dừa và xã Ngọc Liệp cùng có 1 bệnh nhân, ổ dịch tại phường Mễ Trì có 2 bệnh nhân. Như vậy, từ đầu năm 2019 đến nay trên địa bàn thành phố có 28 ổ dịch sốt xuất huyết. Tuy nhiên, hiện chỉ còn 4 ổ dịch hoạt động.Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, ngay sau khi phát hiện 3 ổ dịch mới, các đơn vị liên quan đã khoanh vùng và xử lý kịp thời.Theo ông Nguyễn Hữu Giáp, Phó Trưởng trạm Y tế phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm), ổ dịch mới xuất hiện tại phường vào ngày 2-5 ở tổ dân phố số 2 Mễ Trì Thượng với 2 bệnh nhân mắc. Đây là ổ dịch thứ hai trên địa bàn phường.
Ngay sau khi ổ dịch được phát hiện, cán bộ trạm y tế phường đã điều tra dịch tễ, côn trùng, mật độ bọ gậy (BI) tại nhà bệnh nhân và những hộ xung quanh nhà bệnh nhân trong vòng bán kính 150m, đồng thời báo cáo Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm.

Trung tâm Y tế quận xuống điều tra dịch tễ, đánh giá lại, khoanh vùng xử lý và tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành vào ngày 3-5. Một tuần sau đó, tức ngày 10-5 tới, việc phun hóa chất diệt muỗi sẽ được triển khai lần nữa.
Cùng với khoanh vùng, khống chế ổ dịch, việc đẩy mạnh tuyên truyền người dân về biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, diệt bọ gậy cũng được thực hiện qua hệ thống loa phường và phát tờ rơi. Chính vì vậy, hiện chưa có thêm trường hợp nào mắc bệnh. Hiện nay, hai bệnh nhân mắc mới đã có diễn biến tốt, toàn trạng ổn định.

Còn tại phường Ô Chợ Dừa, ông Phạm Văn Viên, Chủ tịch UBND phường thông tin, ổ dịch xuất hiện tại tổ dân phố số 29, bệnh nhân mắc bệnh sinh năm 2004. Ngay sau khi ổ dịch được phát hiện, cán bộ y tế đã tiến hành điều tra dịch tễ, vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại các tổ dân phố 26, 27, 29; khoanh vùng, phun hóa chất diệt muỗi 212 hộ dân khu vực đó. Đến thời điểm này, ổ dịch vẫn được theo dõi và chưa phát hiện thêm ca bệnh mới…

Để phòng, chống sốt xuất huyết, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho hay, biện pháp quan trong là loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy. Theo đó, người dân cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hằng tuần; thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà; dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng bát; thay nước lọ hoa. Cùng với đó, để phòng muỗi đốt, người dân mặc áo dài tay, nằm màn khi ngủ.

Liên quan đến phòng, chống sốt xuất huyết, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tính đến ngày 5-5, tất cả các đơn vị đã hoàn thành chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết đợt 1.

Các đơn vị đã tổ chức được 552 chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy; hơn 1,45 triệu hộ gia đình được kiểm tra, tuyên truyền hướng dẫn diệt bọ gậy (đạt 95,4%); gần 2,5 triệu dụng cụ chứa nước trong các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học, công trường được kiểm tra, trong đó các đơn vị phát hiện và xử lý gần 122.000 dụng cụ chứa nước có bọ gậy. Chiến dịch đã huy động 64.830 lượt người tham gia; sử dụng 72.866 con cá và 583.665 gam Abate (hóa chất) để diệt bọ gậy. Dự kiến, đợt 2 của chiến dịch sẽ bắt đầu vào tháng 6 tới.

  1. Tăng cường phòng, chống sốt rét

Thực hiện Công văn 509/H06/P2 của Cục Y tế (Bộ Công an) về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt rét năm 2019, Giám đốc CATP Đà Nẵng có Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt rét và hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh sốt rét.

Giám đốc CATP Đà Nẵng đề nghị CA các đơn vị, địa phương chủ động tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông đến từng CBCS-CNV và can phạm nhân; vận động nhân dân, người thân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sốt rét. Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà. Bên cạnh đó, CA các đơn vị, địa phương chủ động phối hợp triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn nơi đơn vị đóng quân, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ mắc sốt rét; vận động nhân dân dọn bỏ các vật dụng phế thải như  lốp xe, vỏ lon, hộp nhựa, chum vại, chậu, thùng nhựa vỡ… ; đậy kín các vật dụng chứa nước mưa, nước sinh hoạt, thường xuyên thay nước bình hoa, thả cá để ăn lăng quăng (bọ gậy), khơi thông cống rãnh, hồ nước tù, đọng… để loại bỏ nơi trú ngụ, sinh sản, phát triển của muỗi.Thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, hạn chế thấp nhất số ca tử vong; nếu phát hiện CBCB-CNV trong đơn vị có biểu hiện sốt thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, CA các quận, huyện, Trại tạm giam CATP chịu trách nhiệm trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch, đảm bảo môi trường ở Trại tạm giam, Nhà tạm giữ; nếu phát hiện trường hợp nghi nhiễm bệnh phải xử lý đúng quy trình và báo cáo ngay cho Ban Y tế CATP để phối hợp xử lý. Đặc biệt, CA các đơn vi, địa phương phải chủ động phối hợp với Đội phòng, chống dịch CATP khống chế không để dịch bệnh phát triển, lây lan trên địa bàn, giảm thiểu tối đa tác hại dịch bệnh gây nên.

26. Dịch sởi diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát ở Hà Nội

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (29/4 đến 5/5), Hà Nội ghi nhận 89 trường hợp mắc bệnh sởi, 10 ca mắc sốt xuất huyết, 9 ca mắc tay chân miệng và 1 ca mắc ho gà.

Ngày 6/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, so với tuần liền trước, số ca mắc sởi tăng 1 ca. Tính từ đầu năm, tại Hà Nội ghi nhận 1.105 ca mắc sởi, tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước. Bệnh nhân phân bố tại 363/584 xã, phường, thị trấn ở 30 quận, huyện, thị xã.

Các đơn vị có số mắc cộng dồn từ đầu năm đến nay cao như các quận, huyện Hoàng Mai (150), Thanh Xuân (76), Nam Từ Liêm (70), Hà Đông (63), Ba Đình (55), Đống Đa (53), Thanh Trì (53).

Bệnh sốt xuất huyết, có 10 ca mắc bệnh, giảm 9 ca so với tuần trước đó. Cộng dồn từ đầu năm đến nay có 214 ca mắc, cũng tăng so với cùng kỳ năm 2018. Bệnh nhân phân bố tại 121 xã, phường thuộc 28/30 quận, huyện, thị xã.

Trong tuần, có 3 ổ dịch sốt xuất huyết mới được ghi nhận tại phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa), xã Ngọc Liệp (huyện Quốc Oai) và phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm), đưa tổng số ổ dịch lên con số 28. Tuy nhiên, hiện chỉ còn 4 ổ dịch đang hoạt động. Số ca mắc tay chân miệng từ đầu năm đến nay là 237 trường hợp, giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2018 (349 ca)…

Liên quan đến tình hình bệnh sởi, theo lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, không chỉ riêng Việt Nam có tình hình bệnh dịch diễn biến khó lường mà hiện nhiều quốc gia phát triển trên thế giới dịch bệnh đang hoành hành. Cụ thể, số ca nhiễm sởi tại Mỹ đã tăng vọt lên hơn 460 ca, cao nhất kể từ năm 1991.

Hơn một nửa số ca nhiễm là ở New York, nơi có 21 người đã phải nhập viện, 5 trong số đó đang được hồi sức cấp cứu. Hồi gần đây, thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio tuyên bố bệnh sở là tình trạng khẩn cấp về y tế, và đã ra lệnh bắt buộc tiêm vaccin tại một số khu vực của thành phố.

"Bệnh sởi chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Dịch sởi 2019 tiếp tục bùng phát ở nhiều nơi - hầu hết do trẻ không tiêm vắc xin theo trào lưu “Anti vắc xin”, ông Phu thông tin

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, hiện trên cả nước có gần 20.000 trường hợp sốt phát ban nghi mắc sởi.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung dưới đây nhằm phòng chống dịch sởi:

Chủ động đưa con em mình từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc trẻ từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi đến trạm y tế xã, phường để tiêm phòng sởi.

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

Trường hợp mắc sởi nhẹ được cho cách ly tại nhà, trẻ cần phải nghỉ học, không tham gia các hoạt động tập thể ít nhất 7 ngày kể từ ngày phát ban sởi để tránh lây lan ra trường học và những người xung quanh.

Do sởi dễ lây, do vậy không được cho trẻ đến gần hoặc tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc cho trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Người lớn chưa tiêm vắc xin phòng sởi cần chủ động đi tiêm tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi.

27.Phát hiện thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn Clorocid Tw3 250mg giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn về việc xử lý thuốc viên nén Clorocid Tw3 250mg giả.

Theo đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành, cơ sở y tế ngoài công lập, DN kinh doanh thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn không được buôn bán, sử dụng 3 lô thuốc nói trên.

Đồng thời, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu DN tuân thủ việc kinh doanh, mua bán thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; rà soát hoạt động của cơ sở, thông báo đến Thanh tra Sở Y tế khi phát hiện thấy thuốc có thông tin như đã nêu trên.

Sở Y tế cũng yêu cầu Phòng Y tế quận, huyện, thị xã thông báo đến cơ sở hành nghề trên địa bàn quản lý không được buôn bán, sử dụng 3 lô thuốc CLOROCID Tw3- Cloramphenicol 250mg, SĐK: VD-25305-16, số lô: 1118, 2118 và 2618; tiếp nhận thông tin từ cơ sở, kiểm tra, giám sát thực hiện của cơ sở và báo cáo kịp thời về Sở Y tế Hà Nội.

Trước đó, Cục Quản lý Dược đã có văn bản 6586/QLD-CL ngày 4/5/2019 về việc xử lý thuốc viên nén Clorocid Tw3 250mg giả, với thông tin trên nhãn ghi CLOROCID Tw3 - Cloramphenicol 250mg, SĐK: VD-25305-16, số lô: 1118, 2118 và 2618.

Được biết, viên nén Clorocid 250mg là một nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế dùng để điều trị các bệnh: sốt thương hàn, phó thương hàn, nhiễm salmonella, lỵ, nhiễm brucella, nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, viêm màng não, viêm loét đại tràng, viêm ruột, bệnh hoa liễu.Các chuyên gia y tế cảnh báo, thuốc giả gây tác hại lớn người dùng thuốc. Nếu thuốc giả không chứa dược chất hoặc chứa dược chất nhưng không đủ hàm lượng, người bệnh dùng sẽ không chữa được bệnh, làm bệnh nặng thêm và có thể dẫn đến tử vong. Nhưng nguy hiểm hơn có loại thuốc giả chứa độc chất nguy hiểm, người bệnh dùng bị tai biến (như trường hợp thuốc giả mạo là đông dược trộn thuốc corticoid gây các tai biến trầm trọng), hoặc gây chết người.

28. Cứu bệnh nhân bị vỡ cơ hoành, gan và các tạng ở bụng trào ngược lên ngực

Bệnh nhân bị tai nạn giao thông có hai tổn thương rất nặng là vỡ cơ hoành và tắc tĩnh mạch chủ bụng. Khi cơ hoành bị rách, gan và các tạng trong bụng dịch chuyển, dồn ngược lên ngực.

Ảnh: Nguyên Mi

Hôm nay (7.5), thạc sĩ - bác sĩ Trần Thanh Vỹ, Trưởng khoa Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD), cho biết: Bệnh nhân Đ.T.H (52 tuổi, ngụ Bà Rịa-Vũng Tàu) nhập viện trong tình trạng khó thở, da niêm mạc nhợt nhạt, hai chân sưng căng, tím tái.

Chị H. được đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu điều trị sau tai nạn giao thông nghiêm trọng, sau đó được chuyển lên BV ĐHYD.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị vỡ cơ hoành phải, gây thoát vị gan lên ngực; huyết khối tắc hoàn toàn tĩnh mạch chủ bụng; dập, rách gan; gãy xương sườn, gãy hai xương cẳng chân phải đã phẫu thuật kết hợp xương. Bệnh nhân được tiên lượng nguy kịch, có nguy cơ tử vong cao.

“Người bệnh có hai tổn thương rất nặng là vỡ cơ hoành và tắc tĩnh mạch chủ bụng. Cơ hoành ngăn cách khoang ngực với ổ bụng, có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp. Do đó, khi cơ hoành bị rách, gan và các tạng trong bụng sẽ dồn lên ngực, chèn ép tim - phổi, gây khó thở, các cơ quan trong ổ bụng bị dịch chuyển gây vặn xoắn, thiếu máu dẫn đến hoại tử. Tĩnh mạch chủ bị tắc, máu bị ứ trệ dẫn đến hai chân bị sưng phù và có nguy cơ hoại tử. Ngoài ra, máu cục trong lòng tĩnh mạch có thể bong và trôi về tim, làm tắc mạch phổi gây suy hô hấp và nguy cơ tử vong cao”, bác sĩ Vỹ giải thích cụ thể.

Trước tình trạng trên, các bác sĩ BV ĐHYD đã hội chẩn toàn viện, với sự chủ trì của Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Trương Quang Bình, Phó giám đốc BV ĐHYD. Đây là ca bệnh cần phối hợp của nhiều chuyên khoa trong phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu.

Bệnh nhân được can thiệp tim mạch đặt lưới lọc vào tĩnh mạch chủ để ngăn cản khối máu đông đi lên tim - phổi. Quá trình này được thực hiện với máy chụp mạch xóa nền (DSA). Sau đó, ê kíp lồng ngực - mạch máu tiến hành phẫu thuật mở ngực - bụng, khâu tái tạo cơ hoành và đưa các tạng “đi lạc” về lại khoang bụng.

Đồng thời, lấy nhiều huyết khối phục hồi lưu thông tĩnh mạch chủ dưới.

Bệnh nhân được cứu sống và hiện thời đã hồi phục sức khỏe.

Theo bác sĩ Vỹ, vỡ cơ hoành do chấn thương rất ít gặp, có tỉ lệ tử vong khá cao từ 12 - 42%. Vỡ cơ hoành phải thường ít gặp hơn bên trái, nên dễ bị bỏ sót.

  1. Nữ du khách bị suy gan cấp nặng do sử dụng thuốc quá liều

Ngày 6-5, khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng (BVHMĐN) cho biết, vừa tiếp nhận một nữ du khách quốc tế bị ngộ độc thuốc Paracetamol do sử dụng quá liều. Bệnh nhân nữ E.H (43 tuổi), khách du lịch Úc, nhập viện trong tình trạng đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, sốt, có dấu hiệu suy gan cấp. Các chỉ số xét nghiệm men gan tăng cao, rối loạn đông máu nặng, các bác sĩ đã ngay lập tức điều trị tích cực bằng phác đồ giải độc gan, điều trị hỗ trợ gan, điều chỉnh rối loạn đông máu. Hiện sau một thời gian điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, chỉ số xét nghiệm men gan đã giảm về mức an toàn, chỉ số rối loạn đông máu đã ổn định, ăn uống tốt và có thể xuất viện. Trước đó, bệnh nhân trên đã tự mua và uống 30 viên Paracetamol (15g) để giảm đau. Được biết, Paracetamol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt, được sử dụng phổ biến trên thị trường và người dân có thể tự mua dễ dàng tại các quầy thuốc. Tuy nhiên, lạm dụng Paracetamol để tự điều trị quá liều và nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ suy gan cấp, suy đa tạng và tử vong.

  1.  Người mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa

Nếu như trước đây, người mắc ung thư đại trực tràng thường gặp ở độ tuổi trên 50 thì giờ đây căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa. Tại BV K, trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5 trường hợp mắc ung thư đại trực tràng, đặc biệt có những bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại trực tràng khi 12,13 tuổi…

Đây là những thông tin cảnh báo được đưa ra tại chương trình “Tập huấn đào tạo về chẩn đoán và điều trị tổn thương polyp và ung thư sớm đại trực tràng” do BV K đã tổ chức với các chuyên gia Nhật Bản nhằm chia sẻ kinh nghiệm, đẩy mạnh các nghiên cứu chẩn đoán, cận lâm sàng, tăng cường ứng dụng các thành tựu vào thực tiễn trong quá trình chẩn đoán điều trị ung thư nói chung, ung thư đại trực tràng nói riêng.

Theo thống kê tại Việt Nam, ước tính mỗi năm cả nước có 165.000 ca mắc mới và có khoảng 115.000 ca tử vong do ung thư. Con số này dự kiến tiếp tục gia tăng. Đối với ung thư đại trực tràng, TS-bác sỹ Bùi Ánh Tuyết, Trưởng khoa Nội soi thăm dò chức năng, BV K cho biết: Ung thư đường tiêu hóa là bệnh ung thư thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt ung thư đại trực tràng đang có xu hướng tăng lên.

Tổ chức Ghi nhận ung thư (Globocan) 2018 thống kê, khoảng 1,8 triệu ca mới mắc (chiếm 10,2%) và khoảng 880 nghìn ca tử vong (chiếm 9,2%) tổng số ca tử vong do ung thư đại trực tràng. Ghi nhận ung thư 2018 tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả hai giới với số ca mắc mới là 14.733 và 7.856 trường hợp tử vong.

Đặc biệt, nếu như trước đây, người mắc ung thư đại trực tràng thường gặp ở độ tuổi trên 50 thì giờ đây căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa. Tại BV K, trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5 trường hợp mắc ung thư đại trực tràng, đặc biệt có những bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại trực tràng khi 12,13 tuổi… Đó là hồi chuông cảnh báo, mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

Việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất quan trọng đối hiệu quả điều trị. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, với nhóm bệnh nhân phát hiện bệnh giai đoạn sớm có tỷ lệ sống sau 5 năm đạt 90%, bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn thì chỉ khoảng 10%.Tuy nhiên, theo ghi nhận tại BV K, hiện tại hơn 70% bệnh nhân ung thư đến khám ở giai đoạn muộn với các nhu cầu điều trị giảm đau và chăm sóc triệu chứng là chủ yếu. Việc bệnh nhân đến các cơ sở y tế khám bệnh ở giai đoạn muộn khiến hiệu quả của việc chữa bệnh bị giảm rất nhiều.

Hiệp hội nội soi Nhật Bản khuyến cáo, khám sàng lọc và nội soi đại trực tràng giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng, đặc biệt cắt polyp qua nội soi giúp giảm tới 80% tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng. Đối với ung thư đại trực tràng các phương pháp chẩn đoán có giá trị nhất hiện tại là nội soi ống mềm, ngoài quan sát được tổn thương còn lấy sinh thiết làm xét nghiệm về mặt tế bào học. “Mục đích của việc nội soi phóng đại này là giúp phát hiện sớm mốt số ung thư đường tiêu hóa thường gặp như ung thư dạ dày, thực quản, đại tràng…”, TS. Bùi Ánh Tuyết thông tin.

Việc ứng dụng công nghệ xử lý hình ảnh cao cấp để chẩn đoán và phân loại ung thư đại trực tràng không chỉ đơn thuần là để tầm soát, phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm mà mục tiêu chính là điều trị tổn thương ung thư ở ngay giai đoạn sớm bằng can thiệp qua nội soi giúp giảm thiểu thời gian nằm điều trị, tiết kiệm chi phí và hạn chế xâm lấn nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Để phòng ngừa ung thư đại tràng, các chuyên gia đưa ra lời khuyên: Mọi người nên hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật; bổ sung đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi, các vitamin E, C, và A… và duy trì chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt, những nguời có tiền sử viêm đại tràng mạn tính, trong gia đình có người thân từng mắc ung thư đuờng tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại tràng), hoặc khi có triệu chứng sụt cân không rõ lý do, táo bón, đầy bụng, đi tiêu ra máu, ói ra máu… thì nên đi khám ngay để tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời.

  1. Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, Cần Thơ: Uẩn khúc một vụ bệnh nhân đột tử

Vào bệnh viện khám sức khỏe định kỳ trong tình trạng khỏe mạnh, minh mẫn nhưng sau ca phẫu thuật dài bất thường, ông Lê Văn Bon (69 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đã đột tử. Gia đình bệnh nhân cho rằng sự việc có nhiều dấu hiệu “mập mờ”, bác sĩ và bệnh viện có một số hành động thiếu minh bạch.

Thông tin đến Báo PLVN, bà Nguyễn Thị Sậu (ngụ xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) cho biết, gia đình bà rất bức xúc trước cái chết bất thường của chồng là ông Lê Văn Bon (69 tuổi) tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hoàn Mỹ Cửu Long.

Cụ thể ông Bon nhập viện ngày 23/4 đến ngày 29/4 thì được bệnh viện đưa thi thể về nhà. Từ khi ông Bon qua đời đến nay, bà và các con vẫn không biết ông chết vì nguyên nhân gì.

“Âm thầm” đưa thi thể bệnh nhân về nhà 

Theo bà Sậu, vợ chồng bà có mua bảo hiểm ở BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long. Hàng tháng, nhân viên bệnh viện đều gọi điện thoại kêu ra khám bệnh, nhưng “chẳng hiểu sao lần nào ra khám bác sĩ cũng kêu mổ”. “Hôm trước, đi khám định kỳ, bác sĩ nói van tim ông Bon có vấn đề, phải mổ liền nếu không có thể chết bất kỳ lúc nào”, bà Sậu nói. 

Tiếp lời bà Sậu, chị Lê Ngọc Hạnh (con gái ông Bon) cho biết, ba chị rất khỏe mạnh và minh mẫn. Mặc dù được chẩn đoán là bị bệnh tim nhưng chỉ ở mức nhẹ. “Ba tôi lên Bệnh viện 115 TP HCM khám, bác sĩ nói không có gì nghiêm trọng và không cần mổ nên gia đình yên tâm. Chẳng hiểu sao mỗi lần khám định kỳ ở BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long là bị kêu mổ. Đợt này gia đình đồng ý cho ba mổ nhưng không ngờ ba lại đi luôn như vậy”, chị Hạnh không kiềm được nước mắt. 

Điều khiến gia đình bức xúc là “trước khi phẫu thuật, bác sĩ nói sức khỏe ba tôi đạt 99% nên mổ khoảng 5-7 ngày sẽ khỏe, người nhà cứ yên tâm, chứ chờ khi sức khỏe yếu mổ mất sức lắm”. Bác sĩ bị cho là còn nói “nếu mổ hở thì vết thương dài, phải cưa xương, khuyên gia đình nên mổ nội soi. Tuy nhiên, cần phải mua bộ nội soi 20 triệu đồng”.

Theo lời chị Hạnh, bác sĩ còn giải thích, mổ nội soi kéo dài khoảng 4-6 tiếng, vết mổ tầm khoảng 3-5cm. Nhưng thực tế, ca mổ kéo dài hơn 12 tiếng và có diễn biến xấu mà người nhà cũng không được thông báo. 

Theo lời kể của gia đình, khi ông Bon tử vong, bệnh viện cản trở không cho người thân nhìn mặt lần cuối. Đồng thời, cũng không yêu cầu làm thủ tục để đưa người thân về nhà mà “âm thầm đưa thi thể ba tôi xuống bằng đường thang máy có trong phòng phẫu thuật ra xe để chở về nhà. Lúc đó công an đến và gọi yêu cầu chở thi thể quay lại bệnh viện nhưng không được. Tại sao lại có hành động kỳ quặc như vậy!?”, chị Lê Thị Ngọc Phương (con gái ông Bon) đặt câu hỏi. 

Những dấu vết bất thường

Chưa hết, gia đình còn trình bày: Khi thi thể ông Bon được đưa về thì mới phát hiện vết mổ không phải 3-5cm như bác sĩ nói mà có một vết mổ lớn, thâm đen dài khoảng gần 20cm giữa ngực. Dưới phần đùi còn có một vết mổ khác.

“Phải lúc đầu nói mổ vết thương lớn và nguy hiểm thì gia đình tôi đâu có đồng ý. Bác sĩ “nói một đằng, làm một nẻo” làm chết ba tôi, không nói không rằng trốn mất tiêu”, những người con của ông Bon bức xúc. 

Đến giờ, những người con của ông vẫn chưa tin ba mình đã ra đi. Ngồi nhớ lại, chị Hạnh kể: “Ba tôi đâu có chịu mổ, hôm vào nhập viện ba trốn về nhưng gia đình lại kêu trở vô”. Cầm điện thoại xem đoạn video clip quay hình ảnh ông Bon trong tiệc đám giỗ trước ngày nhập viện vẫn còn tươi tắn, khỏe mạnh, gia đình ai nấy đều rưng rưng.

“Ba còn nói chuyện kìa chị! Ba còn nói chuyện kìa má!”. “Phải chi sức khỏe ba tôi yếu mà mổ bị như vậy tôi không tức. Đằng này ba tôi còn rất khỏe mạnh, ăn uống bình thường, mấy bữa trước còn ăn một cái rưỡi bánh xèo, thêm 6-7 cái bánh khọt, phở thì ăn một tô rưỡi mới no thì ai tin chuyện này được”, chị Hạnh nói. Về phía gia đình, bà Sậu yêu cầu bệnh viện phải bồi thường thỏa đáng. Đồng thời, yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm của bệnh viện, bác sĩ khi để xảy ra sự việc trên.

Trong khi đó, qua thông cáo báo chí, BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long cho rằng: Ông Bon nhập viện trong tình trạng nặng ngực, khó thở khi gắng sức. Bác sĩ chẩn đoán bị hẹp khít van động mạch chủ có nguy cơ gây đột tử.

“Sau khi được sự thống nhất của gia đình, bệnh viện tiến hành kiểm tra tiền phẫu thì các chỉ số sức khỏe nằm trong giới hạn cho phép. Cuộc mổ thay van tim diễn ra theo thông thường, thay van tim thành công cho người bệnh. Nhưng vì thể trạng riêng của người bệnh dẫn đến nhịp tim không ổn định, tim suy cấp. Bệnh viện đã có những xử lý kịp thời để nỗ lực hồi phục nhưng tình trạng suy tim cấp trở nặng nên người bệnh không qua khỏi”, thông cáo nêu.

Tuy nhiên, ý kiến này lại hoàn toàn trái ngược với những thông tin gia đình nạn nhân cung cấp. Bà Sậu và các con đều khẳng định, ông Bon vào bệnh viện khám định kỳ trong tình trạng khỏe mạnh chứ không có việc “nặng ngực, khó thở khi gắng sức”. Đồng thời, trên thực tế điều mà gia đình bức xúc là quá trình phẫu thuật xảy ra diễn biến xấu nhưng bác sĩ lại không cho người nhà biết; bác sĩ nói và làm không thống nhất.

Ngoài ra, khi bệnh nhân tử vong, phía bệnh viện lại có quá nhiều hành động bất thường làm người nhà phải đặt nghi vấn. Còn thực tế, ông Bon có tử vong do “thể trạng riêng dẫn đến nhịp tim không ổn định, tim suy cấp” hay không, thì chỉ cơ quan chức năng vào cuộc mới có thể làm rõ.

32. Nghi vấn tin uống Herbalife gây nguy hiểm, nhiều người hoang mang

(VietnamDaily) - Trên nhiều trang tin uy tín cũng như thông tin từ người sử dung Herbalife, sử dụng TPCN này có thể dẫn đến bị tăng huyết áp, men gan, mỡ máu, run tay chân, chóng mặt... Thực hư sản phẩm này ra sao?

Thông tin uống TPCN Herbalife gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng đang gây hoang mang dư luận.

Nghi vấn uống Herbalife, cô gái 24 tuổi tử vong vì suy gan cấp tính là tin tức đang được người tiêu dùng sản phẩm Herbalife trên thế giới và ở Việt Nam hoang mang cao độ. Theo bài viết “Giảm béo đến chết: Herbalife - Suy gan cấp tính gây tử vong" đăng trên Tạp chí Gan lâm sàng và Thực nghiệm - ấn phẩm tháng 3,4/2019, cô gái trẻ người Ấn Độ sử dụng hàng ngày sản phẩm Herbalife, gồm thức uống Herbalife Formula 1 Nutritional Shake Mix; Herbalife Personalized Protein Powder và Afresh Energy Drink... và kết cục là phải nhập viện cấp cứu do vàng da, sau đó hôn mê gan độ 3 và tử vong.

Theo báo điện tử Kiến Thức, ngay khi trang web NCBI - cơ sở dữ liệu PubMed của Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ công bố thông tin nghiên cứu  về Herbalife, tài khoản Facebook SmallGym đã dịch và đăng tải thông tin. Bài viết đã nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ và bình luận. Trong đó nhiều người thể hiện thái độ bức xúc về sản phẩm thực phẩm chức năng Herbalife - được cho là bổ sung dinh dưỡng nhưng lại gây hại sức khỏe người tiêu dùng như vậy. Rất nhiều trường hợp chia sẻ chính mình hoặc người thân đã từng gặp vấn đề sức khỏe do sử dụng thực phẩm chức năng Herbalife.

Tài khoản Thúy Rose chia sẻ: “Mẹ mình dùng cái này cách đây gần 10 năm, ngày ý 1 liệu trình toàn 8-10tr dùng xong cũng giảm được hơn chục kg nhưng hệ luỵ mang lại thật kinh khủng...

... Mẹ mình bị tiểu đường huyết áp, men gan, mỡ máu suốt từ sau ngày giảm cân với cái đồ rồ này đến bây giờ. Thời điểm nhân viên bán hàng tư vấn dùng thêm cái giảm mỡ máu thì dùng được nửa lọ đi cấp cứu mỡ tăng gấp 30 lần người bình thường.”

Cùng chung bức xúc khi bố mẹ là “nạn nhân” của sản phẩm Herbalife, tài khoản Lê Việt Ly chia sẻ: “Bố mẹ mình cũng dùng cái này nè, lúc đầu bảo mình cũng hơi nghi ngờ nhưng sau mình thấy cái này có thành phần dinh dưỡng từ đậu nành, đậu mầm các kiểu, nguồn gốc thực vật, cũng an toàn với có lợi cho sức khoẻ nên có thể thay thế đồ ăn vặt trong khi đói, thế nhưng khi uống xong mẹ mình thấy run tay chân, người nóng bừng...

... Mình bảo mẹ mình dừng lại, vì nghi trong này có chất làm tăng chuyển hoá cơ sở, thế nào thực phẩm dinh dưỡng cung cấp kcal mà lại có hiện tượng đấy nên dừng lại luôn.”

Tài khoản Trần Xuân Mai bức xúc: “Mẹ chồng mình được người quen giới thiệu mua và mua 2 liệu trình cho cả ngoại và sau khi uống gần hết mẹ giảm được 2kg và mệt bệnh lun, ngoại mình thì nhập viện vì mệt và chóng mặt. Thật đáng sợ tiền mất tật mang. Cả chục triệu chứ ít ỏi gì”.

Trong khi đó, tài khoản Nguyen Huong chia sẻ: Cả gia đình đã dùng gần bảy tháng, chồng chị giảm được 7kg, còn chị do hay ăn thêm trái cây ngọt nên chỉ giảm được 2kg trong 7 tháng.

Chị Nguyen Huong cho biết: “Các bạn ở câu lạc bộ cũng hướng dẫn chế độ ăn uống hợp lý. Họ hướng mình dần đến sử dụng nhiều sản phẩm của họ, rất từ từ”.

Tuy nhiên, hiện nay chị không dùng Herbalife nữa bởi nguyên nhân: “Sản phẩm dinh dưỡng sau khi tra cứu mã vạch hiện lên là số văn bản gì đó, hỏi tổng đài Herbalife nhân viên trả lời rất vô trách nhiệm và cho biết nguồn gốc sản phẩm này nhập từ Mỹ, đóng gói ở Việt Nam, nhưng mình đã tìm mãi trên bao bì không thấy chỗ nào ghi là đóng gói ở Việt Nam; đã kinh doanh sản phẩm liên quan đến sức khoẻ cộng đồng thì phải minh bạch. Ngoài ra, trong bao bì ghi sản phẩm có sử dụng công nghệ chuyển gen hàng chữ rất nhỏ, nghe đài báo nói không nên sử dụng sản phẩm chuyển gen”.

Ngược lại với những phản hồi về tác hại đối với sức khỏe người dùng sản phẩm Herbalife, nhiều ý kiến vẫn khẳng định Herbalife là sản phẩm dinh dưỡng tốt, thậm chí có những người còn chia sẻ kinh nghiệm bản thân đã sử dụng cho cả gia đình, kể cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo bình luận từ những người khác, đa số người khen sản phẩm này đều là những người đang bán Herbalife.

Chúng tôi sẽ tham khảo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng và tiếp tục thông tin về TPCN Herbalife gây suy gan cấp.

Một trong những nguồn tin cậy là tài liệu lưu trữ tại Thư viện Y khoa Quốc Gia Mỹ cũng có bài viết “Giảm béo đến chết: Suy gan cấp tính liên quan đến Herbalife”. Theo thông tin tài liệu này, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ mô tả Herbalife vào năm 2016 là một trò lừa đảo được ngụy trang là cuộc sống lành mạnh.

Theo Tạp chí Gan lâm sàng và Thực nghiệm, dù nhân viên y tế không thể lấy mẫu sản phẩm Herbalife mà cô gái xấu số 24 tuổi người Ấn Độ tử vong đã dùng từ gia đình, nhưng đã lấy sản phẩm tương tự từ câu lạc bộ dinh dưỡng, nơi bán các sản phẩm Herbalife, thậm chí các chuyên gia còn lấy 08 mẫu sản phẩm Herbalife được bán trực tuyến trên internet và kết quả phân tích cho thấy, sản phẩm Herbalife chứa kim loại nặng, các hóa chất độc hại và chất hướng thần, cũng như bị nhiễm khuẩn.

  1. Thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng với sữa nước ít đường của Nestlé

Với mong muốn đem đến cho người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao, tiện lợi công ty Nestlé Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm Sữa nước Nestlé ít đường uống liền

Sản phẩm này dự kiến sẽ là một sự đột phá tiếp theo thành công của các sản phẩm sữa nước tiệt trùng nhiều hương vị và dinh dưỡng của Nestlé đã có mặt trên thị trường. 

Với Sữa nước Nestlé ít đường uống liền, người tiêu dùng sẽ có thêm sự lựa chọn về khẩu vị bên cạnh các dòng sản phẩm Sữa nước Nestlé Sữa trắng và hương Việt quất, hương Trái cây hiện có, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cân bằng theo khuyến nghị của các cơ quan y tế.

Ông Ali Abbas, Giám đốc ngành hàng MILO và Sữa, Nestlé Việt Nam, chia sẻ: “Sữa nước Nestlé ít đường uống liền và các sản phẩm thức uống dinh dưỡng của Nestlé là minh chứng thể hiện nỗ lực không ngừng lắng nghe và nắm bắt nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của người tiêu dùng để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm”.

Các sản phẩm Sữa nước Nestlé nhiều hương vị với công thức Nutristrong từ Nestlé Thụy Sỹ là thành quả đúc kết sau nhiều năm nghiên cứu của Nestlé về thể trạng cũng như tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam trong độ tuổi đang tăng trưởng. Mỗi hộp sữa Nestlé cung cấp 25% nhu cầu canxi cần thiết một ngày cho xương chắc khỏe cùng nhiều vi chất dinh dưỡng như Vitamin A, B6, B8, B9, D, giúp các em mạnh mẽ hơn khi giải quyết các thử thách hằng ngày.

Theo Bộ Y tế, nước ta đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng gồm thiếu dinh dưỡng và thừa cân - béo phì. Trong đó, tỷ lệ thừa cân - béo phì có xu hướng gia tăng ở cả người trưởng thành và trẻ em. Tỷ lệ này đang gia tăng nhanh ở lứa tuổi tiền học đường và học đường, nhất là ở các thành phố lớn. Cũng theo các thống kê này, người tiêu dùng cũng có xu hướng lựa chọn nhiều hơn các sản phẩm sữa nước ít đường mà vẫn đảm bảo khẩu vị ưa thích. Theo số liệu khảo sát thị trường của Nielsen Việt Nam tháng 3/2019, tăng trưởng của sản phẩm sữa nước ít đường đạt 42% so với cùng kỳ.

Nằm trong một loạt các hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe người tiêu dùng, Nestlé Việt Nam cũng vừa ký biên bản ghi nhớ với Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) trong việc hợp tác nâng cao kiến thức dinh dưỡng cộng đồng nói chung cũng như hỗ trợ xây dựng phương pháp nhận diện sản phẩm dinh dưỡng một số thực phẩm và đồ uống phổ biến tốt cho sức khỏe dựa trên nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam.

Nestlé Việt Nam cũng chủ động đưa lên mỗi bao bì sản phẩm la bàn dinh dưỡng Nestlé (Nestlé Nutritional Compass) theo hướng dẫn của tập đoàn trên toàn cầu. Qua đó, các thông tin dinh dưỡng của từng sản phẩm được giới thiệu dựa dựa trên nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam, cho phép người tiêu dùng hiểu giá trị dinh dưỡng của từng sản phẩm cũng như lựa chọn chính xác sản phẩm dinh dưỡng cho bản thân và gia đình.

34.Hà Nội: Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ phải được đặt lên hàng đầu

Sáng 7/5/2019, tại Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) lần thứ 3 - năm 2019 với chủ đề “Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc”. Với sự có mặt của lãnh đạo TP Hà Nội, quận Hoàn Kiếm và hơn 1 nghìn người là các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, quận đội, dân quân thường trực, cán bộ y tế, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giáo viên, công nhân lao động và lực lượng bảo vệ dân phòng thuộc các phường trên địa bàn quận.

Tại lễ phát động, thông tin về công tác ATVSLĐ năm 2018, Phó Chủ tịch thường trực UBND quận Hoàn Kiếm, Trưởng ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Đinh Hồng Phong cho biết, năm 2018, các thành viên ban chỉ đạo ATVSLĐ quận đã kiểm tra công tác ATVSLĐ tại 50 đơn vị, doanh nghiệp (DN) có nguy cơ cao nhất về ATVSLĐ, các cửa hàng kinh doanh mặt hàng dễ cháy nổ trên địa bàn các phường.

Đoàn liên ngành của quận đã kịp thời phát hiện và yêu cầu 15 đơn vị phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động (NLĐ) theo quy định. Đồng thời đề nghị một số đơn vị cần quan tâm đến công tác tập huấn ATVSLĐ, tự kiểm tra về công tác ATVSLĐ tại đơn vị; yêu cầu 5 đơn vị thực hiện ngay việc kiểm định những máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã hết hạn kiểm định

Các thành viên đoàn kiểm tra liên ngành đã tham mưu UBND quận xử phạt 15 đơn vị, DN có dấu hiệu cố tình vi phạm pháp luật lao động số tiền hơn 100 triệu đồng với những lỗi như: Không tổ chức kiểm định máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt, không đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy, không thực hiện đúng các quy định về chế độ chính sách sức khỏe cho NLĐ.

“Năm 2019 với chủ đề "Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc", quận Hoàn Kiếm tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATVSLĐ; công tác phổ biến pháp luật về Lao động, Luật ATVSLĐ, Luật Bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động, NLĐ, nhất là đối tượng lao động không có hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, tổ chức các buổi tọa đàm, tập huấn kiến thức về pháp luật Lao động, luật An toàn, vệ sinh lao động và luật Phòng cháy chữa cháy nhằm cải thiện nhận thức của chủ sử dụng lao động và NLĐ...”, Phó Chủ tịch Đinh Hồng Phong cho hay.

Đến dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Nguyễn Hồng Dân đánh giá cao những kết quả đáng phấn khởi của quận Hoàn Kiếm trong công tác ATVSLĐ, nhất là năm 2018 thể hiện ở các mặt đã góp phần giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Việc lãnh đạo và chỉ đạo truyền thông thông tin đã được đổi mới về hình thức và nội dung. Ban chỉ đạo quận tổ chức các lớp huấn luyện cho NLĐ, chủ sử dụng lao động để nâng cao nhận thức ATVSLĐ. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, thanh tra trong DN, hộ kinh doanh cá thế góp phần làm giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Để ngăn ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Phó Giám đốc Nguyễn Hồng Dân đề nghị quận Hoàn Kiếm quán triệt Tháng hành động về ATVSLĐ là điểm nhấn để triển khai đồng bộ công tác ATVSLĐ trong cả năm. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ phải được nâng lên hàng đầu. Tổ chức các lớp tập huấn cho các đối tượng NLĐ, nhất là ở khu vực không có quan hệ lao động. Đồng thời, tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện ATVSLĐ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm ATVSLĐ.

35. TP. HCM: NHẬN DIỆN NHIỀU CÔNG TY SẢN XUẤT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VI PHẠM

Đến cuối năm 2018, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 18 cơ sở, trong đó có 5 công ty chuyên sản xuất các thực phẩm chức năng ở TP.HCM với tổng số tiền là hơn 583 triệu

5 công ty sản xuất các thực phẩm chức năng, thực phẩm sức khỏe ở TP.HCM đã bị Cục An toàn thực phẩm ra quyết định xử phạt, đồng thời buộc các cơ sở này phải thu hồi và tiêu hủy những lô sản phẩm vi phạm vào cuối năm 2018.

Cơ sở bị xử phạt nhiều nhất là Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoàng ZN (Lê Đức Thọ, phường 6, quận Gò Vấp), với số tiền hơn 468 triệu đồng vì 6 hành vi vi phạm.

Cụ thể, công ty đã sản xuất 2 sản phẩm bảo vệ sức khỏe là Cốm trắng da Skinfood Plus+, Trà Thảo mộc hoa sâm đất mà không có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; sản xuất và bán1 lô sản phẩm thực phẩm bổ sung Cốm dinh dưỡng Extra Kid có một số chỉ tiêu và chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng; vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn mác hàng hóa đối với lô sản phẩm thực phẩm bổ sung Cốm dinh dưỡng Extra Kid; nội dung quảng cáo 2 sản phẩm Cốm trắng da Skinfood Plus+ và Khiết âm không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;...

Ngoài ra, Công ty TNHH Quốc tế Umeken Việt Nam (đường số 1, khu dân cư city Land, Phường Tân Phú, Quận 7) bị xử phạt 35 triệu đồng vì quảng cáo các sản phẩm như Viên nén-nén tròn DUO ACTION, Viên hoàn JB KOSO BALL, TRI UP PLUS,...mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện.

Các công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hoàn Mỹ (Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú), Dược phẩm Healthy Beauty, Giai Cảnh cũng bị xử phạt lần lượt là 30 triệu đồng và 25 triệu đồng vì quảng cáo sản phẩm không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.

Cùng với xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các công ty này thu hồi và tiêu hủy các lô sản phẩm vi phạm, tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm, cải chính thông tin theo quy định.

Trước đó, tao đổi với báo chí ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết thêm, trên thị trường Việt Nam hiện có tới 70% sản phẩm TPCN được sản xuất trong nước, trên 20% được nhập khẩu. Đây là mặt hàng tương đối mới, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2000. Từ đó đến nay Bộ Y tế đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật để quản lý sản phẩm này. Trong đó, quy định mạnh mẽ nhất là việc ghi nhãn mác TPCN. Cụ thể, ngoài các quy định bắt buộc, trên nhãn các sản phẩm phải ghi rõ “thực phẩm này không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh”.

Dù có những quy định rất rõ ràng, nhưng thực tế vẫn có một số doanh nghiệp vi phạm. Nhiều doanh nghiệp cố tình ghi nhãn TPCN như thuốc chữa bệnh, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Nhiều bệnh nhân tin tưởng là thuốc mua về uống khiến bệnh ngày càng nặng thêm…Người đứng đầu cơ quan quản lý An toàn thực phẩm cho biết thêm, với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, chúng tôi phối hợp với một số cơ quan tiến hành hậu kiểm nhằm phát hiện những hành vi vi phạm và sẽ xử lý rất nặng. Đặc biệt, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm trong việc quảng cáo, ghi nhãn mác TPCN...Cũng theo ông Phong, nhằm quản lý an toàn TPCN và nâng cao chất lượng sản phẩm này, bắt đầu từ 1/7/2019, tất cả các doanh nghiệp sản xuất TPCN phải đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP. 

  1.  Khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho đối tượng 3 thuộc Bộ Y tế năm 2019

QĐND Online - Sáng 7-5, tại Hà Nội, Ban CHQS Bộ Y tế phối hợp với BTL Thủ đô Hà Nội tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh (QPAN) cho đối tượng 3 thuộc Bộ Y tế năm 2019.

Phát biểu tại lễ khai giảng, đồng chí Nguyễn Công Sinh, Phó chỉ huy trưởng Ban CHQS Bộ Y tế nhấn mạnh, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn song các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Lớp bồi dưỡng kiến thức QPAN nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên về nhận thức và trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Nội dung chương trình của lớp bồi dưỡng kiến thức QPAN cho đối tượng 3 năm 2019 của Bộ Y tế là những nội dung cơ bản về quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo của Đảng; quản lý điều hành của Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, phòng chống chiến lược Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, công tác động viên thời chiến và chiến lược an ninh quốc gia. Đặc biệt công tác y tế trong khắc phục thảm họa, thiên tai và chống khủng bố là nội dung rất cần thiết cho cán bộ ngành Y tế trong cả nước khi có tình huống xảy ra giúp học viên có kiến thức toàn diện về QPAN, làm tham mưu tích cực cho lãnh đạo Bộ và đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

  1.  Đấu thầu thuốc, vật tư y tế tại Hà Nam: Còn nhiều bất cập, thiếu sót

Hồ sơ mời thầu (HSMT) ghi dạng bào chế một đằng, quyết định trúng thầu hay hồ sơ dự thầu lại chào một nẻo; đánh giá điểm đối với một số chỉ tiêu kỹ thuật chưa chính xác; số lượng cao hơn 130% so với hợp đồng tương tự đã áp dụng...

Những bất cập, thiếu sót nêu trên vừa được Thanh tra Bộ Y tế chỉ ra tại Kết luận Thanh tra số 55/KL-TTrB về thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại Sở Y tế tỉnh Hà Nam và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam trong giai đoạn đoạn từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/12/2018.

Tồn tại trong xây dựng HSMT

Một trong những tồn tại, hạn chế lặp lại nhiều nhất tại cả hai đơn vị được UBND tỉnh Hà Nam giao làm chủ đầu tư nêu trên là việc xây dựng HSMT.

Tại Gói thầu số 1 do Sở Y tế làm chủ đầu tư, trong quá trình xây dựng HSMT, do sơ suất về kỹ thuật, Sở Y tế đã ghi chưa chính xác về thông tin dạng bào chế của thuốc Propofol (mời thầu tại STTMT – số thứ tự mời thầu 16) là dạng “dung dịch tiêm”. Trong khi đó, thuốc dự thầu và trúng thầu có dạng bào chế theo Giấy phép lưu hành sản phẩm là “nhũ dịch tiêm”; quyết định trúng thầu cũng phê duyệt dạng bào chế là “nhũ dịch tiêm”.

Tương tự, tại Gói thầu số 1 do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư, HSMT thuốc Calcipotriol + Betamethason dipropionat với nồng độ, hàm lượng là “750mcg + 7,5 mg/g, tube 15g dạng thuốc dùng ngoài (STTMT 654)”. Tuy nhiên, thuốc dự thầu và trúng thầu có hàm lượng là “mỗi 15g thuốc mỡ chứa Calcipotriol (dưới dạng Calcipotriol monohydrat) 0,75mg; Betamethason (dưới dạng Betamethason dipropionat) 7,5mg (thuốc Potriolac, số đăng ký VD-22526-15) và có cùng các dược chất, có cùng tỷ lệ các dược chất trong thành phần, nhưng ghi hàm lượng chưa phù hợp với hàm lượng ghi trong HSMT. Thực tế, qua kiểm tra, trên thị trường không có thuốc nào có hàm lượng như ghi trong HSMT và có thuốc phù hợp với thuốc trúng thầu.

Thanh tra Bộ Y tế còn chỉ ra, HSMT cũng ghi chưa đầy đủ thông tin khối lượng của đơn vị tính “gói” đối với mặt hàng Bari sulfat (mời thầu tại STTMT 85, Gói thầu số 5 do Sở Y tế Hà Nam làm chủ đầu tư); chưa ghi đơn vị đóng gói nhỏ nhất (3 vật tư y tế mời thầu tại STTMT 25, 252, 161 của Gói thầu số 6 do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư). 

Đánh giá điểm kỹ thuật chưa chính xác

Bên cạnh những thiếu sót trong xây dựng HSMT, theo Thanh tra Bộ Y tế, một điểm hạn chế chung của hai chủ đầu tư nêu trên là danh mục hàng hóa mua sắm trực tiếp có số lượng cao hơn 130% so với hợp đồng tương tự đã áp dụng. Trong đó có 3 vật tư  y tế do Sở Y tế làm chủ đầu tư (Diatro-Lyse-Diff with hardware key, Bộ phân phối, Catheter chụp động mạch vành 2 bên chống xoắn); 2 thuốc (Cytan và Moxilen 500mg) và 2 vật tư y tế (dây nối bơm điện dài 150 cm/Welford và Phim XQ 18x24 cm/Agfa) do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư.

Ngoài những tồn tại, hạn chế nêu trên, Thanh tra Bộ Y tế còn phát hiện, trong quá trình tổ chức mua sắm trực tiếp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam chưa yêu cầu nhà thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng theo yêu cầu ghi trong HSMT (2 nhà thầu trúng thầu Gói thầu số 6 là Công ty CP Công nghệ y tế BMS và Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen).

Còn tại Sở Y tế, việc đánh giá điểm kỹ thuật của một số hàng hóa dự thầu ở một số tiêu chí, theo Kết luận thanh tra, là chưa chính xác. Chẳng hạn như thuốc Cefpas (số đăng ký VN-18361-14, nhà sản xuất M/s Samrudh Pharmaceuticals Pvt. Ltd của Ấn Độ) đã dự thầu và trúng thầu, được đánh giá là 22 điểm ở chỉ tiêu 1. Tuy nhiên, theo tài liệu tại hồ sơ dự thầu, nhà sản xuất thuốc nêu trên chỉ đạt tiêu chuẩn PIC/s-GMP, không thuộc nước tham gia ICH hoặc Australia và tại thời điểm tổ chức lựa chọn nhà thầu chưa được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận WHO-GMP, thì phải được đánh giá 21 điểm ở chỉ tiêu 1, chứ không phải là 22 điểm...

Mặc dù những hạn chế, thiếu sót nêu trên không làm ảnh hưởng đến thứ hạng của nhà thầu hay kết quả lựa chọn nhà thầu, hàng hóa sau khi mua sắm đã được đưa vào sử dụng, nhưng Thanh tra Bộ Y tế vẫn cho rằng, các chủ đầu tư cần nghiêm túc xem xét, rút kinh nghiệm và khắc phục những tồn tại trong việc thực hiện quy định của pháp luật về đấu thầu, mua thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.

  1. Tăng danh mục thuốc nội được mời thầu

Khuyến khích ưu tiên phát triển thuốc sản xuất trong nước, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BYT về danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp để thay thế Thông tư số 10/2016/TT-BYT ngày 5-5-2016.

So với Thông tư số 10/2016, tại Thông tư số 03 có một số điểm mới. Theo đó, danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp mà không chào thầu nhập khẩu, tăng từ 146 lên 640 loại thuốc.

Cùng với đó, Thông tư 03 cũng quy định trong hồ sơ mời thầu, nhà thầu không được chào thầu thuốc nhập khẩu có tiêu chí kỹ thuật tương đương với loại thuốc trong nước đã sản xuất được.

Đây là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất trong nước đầu tư nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm để tiếp cận và mở rộng thị trường mà trước đây phải cạnh tranh với các thuốc nhập khẩu. 

  1.  Tập trung thanh tra việc thực hiện quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc

Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, thời gian gần đây, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng nói chung và trong lĩnh vực y tế nói riêng diễn biến phức tạp.

Đặc biệt, có xu hướng gia tăng hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng với nhóm mặt hàng mỹ phẩm, hương liệu thực phẩm, thực phẩm chức năng. Với nhiều thủ đoạn tinh vi, cơ quan chức năng khó có thể kiểm soát sản xuất, kinh doanh loại mặt hàng này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sản xuất kinh doanh, môi trường cạnh tranh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Xử phạt nhiều cơ sở vi phạm

Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, Bộ Y tế đã triển khai các đoàn thanh, kiểm tra về dược - mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và đã xử phạt 26 cơ sở vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng.

Trong đó riêng lĩnh vực thực phẩm, qua thanh kiểm tra đã xử phạt hành chính 15 cơ sở với tổng số tiền gần 912 triệu đồng các lỗi vi phạm về quảng cáo, chất lượng không phù hợp với công bố… Cùng với xử phạt bằng tiền, Bộ Y tế đã buộc các cơ sở thu hồi, tiêu hủy các lô sản phẩm vi phạm, tháo gỡ nội dung quảng cáo, cải chính thông tin.

Báo cáo của Thanh tra Bộ Y tế cũng cho thấy, trong năm 2018, đặc biệt thực hiện Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành tại 18 tỉnh, TP. Theo đó, báo cáo việc lấy mẫu, kiểm tra, giám sát chất lượng của 18 Sở Y tế với các đoàn kiểm tra cho thấy, về lĩnh vực dược - mỹ phẩm, dược liệu, thực phẩm chức năng, vị thuốc y học cổ truyền đã lấy hơn 13.000 mẫu, trong đó có 332 mẫu không đạt chất lượng, 605 phiếu công bố mỹ phẩm bị thu hồi.

Cũng trong năm 2018, các tỉnh này đã thực hiện được 75 đoàn thanh tra về dược mỹ phẩm, kiểm tra gần 7.200 cơ sở, phát hiện gần 1.090 cơ sở vi phạm và xử lý 719 cơ sở. Về lĩnh vực an toàn thực phẩm đã tiến hành 3.318 đoàn thanh tra, kiểm tra tại 94.082 cơ sở, phát hiện gần 8.000 cơ sở vi phạm, xử lý 1.408 cơ sở. Cùng với đó, các đoàn kiểm tra đã xử phạt hành chính 2.127 cơ sở với tổng số tiền gần 11 tỷ đồng.

 Nhân lực còn quá mỏng

Đại diện các đơn vị của Bộ Y tế cho biết thêm, hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng của Bộ Y tế vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do nhóm mặt hàng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền thuộc ngành, lĩnh vực kinh tế được Bộ Y tế quản lý và phối hợp quản lý của nhiều bộ, ngành, địa phương liên quan có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhân dân và an ninh, an toàn xã hội và là ngành kinh tế tăng trưởng cao, lợi nhuận lớn nên hành vi vi phạm đối với nhóm hàng này ngày càng tinh vi và phức tạp.

Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra y tế dù đã được củng cố và kiện toàn song vẫn còn quá mỏng so với yêu cầu khối lượng công việc thực tế quá lớn. Sự vào cuộc của chính quyền tại một số địa phương còn chưa kịp thời; công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động thanh tra tại một số nơi chưa được chặt chẽ. Việc xử lý vi phạm tại một số địa phương chưa nghiêm, đặc biệt là tại tuyến cơ sở ít xử phạt hành chính mà chủ yếu nhắc nhở.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, thời gian qua, các cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng đã phát hiện nhiều vi phạm như cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, sản phẩm thực phẩm chức năng chứa các thành phần không được công bố trên nhãn và không đúng với hồ sơ công bố sản phẩm; quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh khiến người bệnh mất cơ hội chữa bệnh. Đặc biệt, đã phát hiện tình trạng pha trộn tân dược một cách trái phép vào sản phẩm để lưu hành trên thị trường hoặc sử dụng điều trị ngay tại các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền. Thực trạng này tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây nguy hại đến sức khỏe người sử dụng. Thậm chí, đã có một số trường hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng, thậm chí đã gây tử vong cho người sử dụng.

Để khắc phục tình trạng này, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết, thời gian tới ngành Y tế sẽ tập trung thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về đăng ký, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, quản lý chất lượng thuốc, mỹ phẩm tại một số cơ sở liên quan trên địa bàn TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

40.Phát hiện thu giữ hơn 1 tấn thịt vịt đông lạnh không rõ nguồn gốc

Trong vòng chưa đầy 1 ngày, Tổ Tuần tra kiểm soát (TTKS) thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Cao Bằng liên tiếp phát hiện thu giữ hơn 1 tấn thịt vịt đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cụ thể, khoảng 11h ngày 6/5, tại km 275-QL3 thuộc địa bàn phường Ngọc Xuân, TP Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), Tổ TTKS Phòng CSGT Công an tỉnh Cao Bằng tiến hành kiểm tra xe ô tô khách 11B-004.57 do Đàm Văn Hoan (SN15/1/1989, ở Chí Viễn, Trùng Khánh, Cao Bằng) điều khiển hướng đi đèo Mã Phục – TP Cao Bằng.

Tại hiện trường, lực lượng CSGT phát hiện trên xe có chở 8 thùng carton, bao bì có in chữ Trung Quốc đựng thịt vịt thương phẩm đông lạnh không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Ngay lập tức tổ công tác của phòng CSGT đã tiến hành lập biên bản tại chỗ và bàn giao cho Phòng PC05 giải quyết. Theo ước tính ban đầu, trọng lượng số hàng trên khoảng 272kg với số lượng hơn 200 con vịt.

Cùng ngày, vào khoảng 16h, tại km283-QL3, thuộc xã Ngũ Lão, huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng), Tổ TTKS Phòng CSGT Công an tỉnh Cao Bằng tiếp tục tiến hành kiểm tra xe ô tô khách BKS: 11K-3600, do lái xe Nguyễn Thế Vị (SN 20/10/1969, ở phường Sông Hiến, TP Cao Bằng) điều khiển hướng huyện Trùng Khánh – TP Cao Bằng.

Tại hiện trường, lực lượng CSGT phát hiện xe khách này chở theo 27 bao tải chứa hàng chục con vịt đông lạnh, có tổng trọng lượng 918kg. Sau khi lái xe không chứng minh được giấy tờ nguồn gốc xuất xứ, Tổ công tác tiến hành lập biên bản tạm giữ và tiến hành bàn giao cho Phòng PC05 công an tỉnh để tiếp tục xử lý.

41. Đề nghị công an vào cuộc vụ vận chuyển lợn nhiễm bệnh dịch tả châu Phi đi tiêu thụ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (NN&PTNT) đã có báo cáo tình hình kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc vận chuyển, kinh doanh buôn bán lợn trên địa bàn. Đồng thời, đề nghị Công an điều tra việc vận chuyển lợn nhiễm bệnh dịch tả châu Phi đi tiêu thụ... 

Theo Sở NN&PTNT, ngày 4/5, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát vận chuyển qua Trạm kiểm dịch động vật Dốc Xây (thị xã Bỉm Sơn), ca trực nhận thấy số xe vận chuyển lợn qua trạm có nguồn gốc trên giấy tờ từ tỉnh Hà Nam vào địa bàn Thanh Hóa tăng so với ngày thường, có dấu hiệu bất thường.

Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra nơi đến của các xe vận chuyển lợn để kiểm tra, xử lý theo quy định.

Cụ thể, vào hồi 16h, ngày 4/5, lực lượng chức năng kiểm tra xe ô tô mang BKS: 90C-024.81 chở lợn đi qua trạm. Lái xe có cung cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (GCNKDĐV) chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh Hà Nam đến Nghệ An, trên xe vận chuyển 11 con lợn (thiếu 1 con so với giấy kiểm dịch).

Tuy nhiên, đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Nam khẳng định không cấp GCNKDĐVV trên để vận chuyển lợn ra khỏi địa bàn.

Qua kiểm tra thực tế hồ sơ và phối hợp với các đơn vị liên quan, xác định trường hợp trên có dấu hiệu vi phạm trong vận chuyển động vật và phòng chống dịch bệnh, nghi ngờ GCNKDĐVV sai quy định.

Trạm kiểm dịch động vật Dốc Xây đã tạm giữ xe kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả cho thấy, 2/5 mẫu lấy từ lợn vận chuyển trên xe ô tô 90C-02481 dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi.

Tiếp đó, vào hồi 20h, ngày 4/5, lực lượng chức năng kiểm tra xe ô tô mang BKS: 47C-046.88 có chở lợn đi qua trạm. Lái xe có cung cấp GCNKDĐVV chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh Hà Nam đến tỉnh Đồng Nai, trên xe vận chuyển 220 con lợn.

Kiểm tra thực tế hồ sơ và phối hợp với các đơn vị, xác định trường hợp vận chuyển có dấu hiệu vi phạm trong vận chuyển động vật và phòng chống dịch bệnh.

Đồng thời, kết quả xét nghiệm 3/5 mẫu lấy từ lợn vận chuyển trên xe 47C-046.88 dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi.

Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với Công an tỉnh, UBND huyện Tĩnh Gia và Nông Cống tiếp tục mở rộng kiểm tra phát hiện thêm nhiều trường hợp vận chuyển lợn vào địa bàn.

Kết quả kiểm tra, xác minh phát hiện có dấu hiệu làm giả giấy tờ kiểm dịch và lợn dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi.

Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xử lý vi phạm và tiêu hủy 294 con với trọng lượng hơn 26,3 tấn. Đồng thời, thực hiện công tác vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh.

Theo hồ sơ kiểm dịch và điều tra mở rộng thì có thể còn 64 con lợn đã được bán đi và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Sở NN&PTNT đề nghị Công an tỉnh Thanh Hóa, Cục Quản lý thị trường tiếp tục tăng cường công tác đấu tranh, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong vận chuyển lợn trái phép.

Đồng thời, tiếp tục điều tra thông tin các chủ xe sử dụng GCNKDĐVV sai quy định hoặc giả. Đặc biệt, truy tìm xe ô tô vận chuyển 26 con lợn vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa để tiêu thụ bằng GCNKDĐVV nghi ngờ giả mạo.

Do có thể một số xe vận chuyển lợn từ vùng dịch chưa bị phát hiện đã tiêu thụ trên địa bàn, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, đặc biệt là Tĩnh Gia, Nông Cống, Như Thanh, thị xã Bỉm Sơn, thành phố Thanh Hóa tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, tổ chức phun tiêu độc khử trùng tại các hộ, khu vực thu giữ, nuôi nhốt, tiêu hủy lợn bị bệnh.

Đối với huyện Tĩnh Gia chỉ đạo lực lượng chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm trường hợp tại hộ ông Lê Đình Hào, thôn Thanh Cao, xã Triêu Dương đã tẩu tán 4/21 con lợn đã được lập biên bản, chờ kết quả xét nghiệm, xử lý.

Đồng thời, phối hợp cùng UBND huyện Nông Cống điều tra, xử lý trường hợp số lợn do xe ô tô mang BKSS 36C-121.37 bán về xã Các Sơn, huyện Tĩnh Gia để tiêu thụ.

  1.  Cứu sống bệnh nhân đa chấn thương sau tai nạn

Sau khi bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, chị H. nhập viện tại BV địa phương với chẩn đoán đa chấn thương, gãy 2 xương cẳng chân phải, tràn máu màng phổi phải, gãy đa cung sườn, giập rách gan.

Sáng 6-5, Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TPHCM thông tin vừa tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.H. (sinh năm 1967, ngụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu) trong tình trạng khó thở, da niêm mạc nhợt nhạt, 2 chân sưng căng, tím tái.

Theo bệnh sử, sau khi bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, chị H. nhập viện tại BV địa phương với chẩn đoán đa chấn thương, gãy 2 xương cẳng chân phải, tràn máu màng phổi phải, gãy đa cung sườn, giập rách gan.

Khi đó, chị được phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân phải và đặt dẫn lưu màng phổi phải. Hơn 1 tháng nằm viện nhưng chị H. vẫn cảm thấy mệt, khó thở tăng dần, 2 chân sưng phù, tím lạnh.

Xuất viện được vài ngày bệnh trở nặng, chị được người nhà chuyển đến BV Đại học Y Dược TPHCM. Theo PGS-TS-BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc BV Đại học Y Dược TPHCM, trước tình trạng nguy kịch của người bệnh, BV đã tổ chức hội chẩn toàn viện khẩn chẩn đoán và tiên lượng các tổn thương phức tạp của người bệnh và có phương án phối hợp chuyên khoa chữa trị. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định và đã xuất viện.

43. Lãnh đạo bệnh viện phải đáp ứng năng lực quản lý bệnh viện

NDĐT - Trung tâm Phát triển năng lực quản lý khám, chữa bệnh- Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa tổ chức khóa đào tạo Quản lý bệnh viện năm 2019 tại Hà Nội.Hơn 60 học viên là giám đốc, Phó giám đốc mới được bổ nhiệm và các trưởng, phó các đơn vị trong các bệnh viện trong diện quy hoạch lãnh đạo đã tham dự khóa đào tạo. Khóa đào tạo diễn ra trong năm ngày nhằm tiếp tục thực hiện những đổi mới của ngành y tế trong công tác quản lý bệnh viện hướng tới nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Theo PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Trung tâm, hiện ngành y tế đang phải đối mặt với những thách thức trong đổi mới cơ chế tài chính và đổi mới chất lượng bệnh viện. Nếu lãnh đạo các bệnh viện chỉ dựa vào năng lực chuyên môn mà không đổi mới tư duy, đổi mới công tác quản lý bệnh viện sẽ khó lòng giữ chân được bệnh nhân, đặc biệt khi chính sách thông tuyến bảo hiểm y tế tại tuyến huyện, bệnh nhân có quyền lựa chọn bệnh viện tốt hơn để khám, chữa bệnh.

Công tác quản lý bệnh viện thời gian qua đã được quan tâm tại các bệnh viện. Tuy nhiên đa số các lãnh đạo thường là bác sĩ có chuyên môn giỏi, có uy tín trong bệnh viện rồi được bổ nhiệm, chưa qua các khóa học quản lý bệnh viện. Nhưng, quản lý là một nghề và các cán bộ lãnh đạo phải đưa ra phương hướng phát triển đi lên của Bệnh viện phù hợp với sự phát triển và định hướng của ngành y.

Đặc biệt trong giai đoạn tự chủ hiện nay, nếu không làm tốt công tác quản lý và đưa ra được những giải pháp thu hút người bệnh, không chỉ bệnh nhân mà cả nhân viên y tế cũng bỏ đi. Đây cũng chính là lý do Bộ Y tế đang đẩy mạnh chương trình đào tạo công tác quản lý bệnh viện theo hướng hiện đại, từng bước tiếp cận với thế giới.

Tính đến cuối năm 2018, cả nước có 39 bệnh viện tuyến Trung ương, 492 bệnh viện tuyến tỉnh, 645 bệnh viện huyện và 72 bệnh viện ngành, 11.000 trạm y tế. Bên cạnh đó, còn có 222 bệnh viện tư nhân và khoảng 31.500 phòng khám tư nhân.

Trong bối cảnh nhu cầu của người dân và xã hội ngày càng tăng, đòi hỏi các bệnh viện cần nỗ lực cải tiến chất lượng khám chữa bệnh. Để đáp ứng nhu cầu xã hội, ngành Y tế đã có những đổi mới, chuyển biến tích cực để cải thiện chất lượng khám chữa bệnh. Ngành tập trung đổi mới về quản lý thông qua việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng tại tất cả các bệnh viện; đổi mới về kiến thức, quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm chăm sóc và điều trị; cải cách quy trình khám bệnh, giảm thủ tục hành chính; đổi mới về phương pháp đánh giá chất lượng bệnh viện theo 83 tiêu chí...Tại khóa học, các học viên được tiếp cận các thông tin mới về thành tựu, thách thức của ngành y tế, định hướng chỉ đạo của Bộ Y tế trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; những điểm quan trọng trong áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt Nam, kinh nghiệm thực tiễn từ kết quả kiểm tra bệnh viện năm 2018.

Các học viên cũng được tìm hiểu về công tác quản lý trang thiết bị y tế nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh; công tác quản lý tài chính, mô hình tự chủ tài chính bệnh viện; đồng thời đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại một số bệnh viện tổ chức tốt công tác quản lý...

44. Đồng Nai: Phát hiện bánh đúc tại quán bún đậu có chứa hàn the

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện mẫu bánh đúc tại quán bún đậu này có chứa hàn the. Ngày 7/5, đoàn Kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của tỉnh Đồng Nai đã tiến hành kiểm tra đột xuất một số cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Cụ thể, lực lượng liên ngành đã vào kiểm tra đột xuất quán Bún đậu L.X., đường Hưng Đạo Vương, phường Thanh Bình, TP.Biên Hòa. Tại đây đoàn kiểm tra test nhanh hàn the, focmon đối với các sản phẩm của quán như bánh đúc, bún tươi, đậu hũ trắng (đây là những món đang được quán sử dụng bán cho khách hàng khi đến ăn uống tại đây). Kết quả kiểm tra phát hiện 2 mẫu bún tươi, đậu hũ trắng âm tính với hàn the, focmon. Riêng mẫu bánh đúc cho kết quả dương tính với hàn the.

Tại thời điểm kiểm tra, quán chưa xuất trình được giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chưa xuất trình được hợp đồng, hóa đơn mua các loại thực phẩm tươi sống đầu vào với các nhà cung ứng. Và đặc biệt, các nhân viên tham gia chế biến, kinh doanh thực phẩm chưa khám sức khỏe theo quy định, chưa có đồ bảo hộ.Làm việc với lực lượng liên ngành, chủ quán bún đậu này cho biết số bánh đúc trên được quán mua lại của một người bán bánh đúc tại chợ Tân Phong (TP.Biên Hòa) để về bán cho khách.Ngay sau đó, chủ cơ sở kinh doanh này đã xin tự hủy 7,2 kg bánh đúc có nhiễm hàn the trước sự giám sát của đoàn kiểm tra.

45. Một bệnh viện lên tiếng vụ 'từ chối khám bé 3 tuổi bị xâm hại'

Bệnh viện này cho biết đã làm việc với gia đình bé gái 3 tuổi và báo cáo Sở Y tế TP. HCM về quy trình khám bệnh cho bệnh nhi này.

Ngày 7-5, BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó Giám đốc BV Từ Dũ (TP.HCM) đã chia sẻ một số thông tin về việc tiếp nhận khám chữa bệnh cho bé gái 3 tuổi (ngụ huyện Nhà Bè, TP.HCM) nghi bị xâm hại và quy trình tiếp nhận các trường hợp nghi bị xâm hại đến bệnh viện để yêu cầu thu thập mẫu giám định.

Đã báo cáo sự việc lên Sở Y tế

Theo BS Nhi, vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc 6 bệnh viện từ chối khám chữa bệnh cho bé gái 3 tuổi nghi bị xâm hại, tuy nhiên không đề cập tên bệnh viện nào.

Mới đây, gia đình của bé gái 3 tuổi này có đến bệnh viện để phản ánh và yêu cầu bệnh viện giải thích về việc bệnh viện từ chối khám chữa bệnh. Đến lúc này, bệnh viện mới hay là một trong 6 bệnh viện được đề cập trên mạng xã hội.

Cũng theo BS Nhi, sau khi nghe phản ánh, bệnh viện đã làm việc với người nhà bé gái và rà soát quy trình tiếp nhận khám chữa bệnh cho bé gái, làm việc với các nhân viên y tế của ca trực để ghi nhận diễn biến của sự việc.

Theo đó, vào ngày 17-4, người nhà bé gái có đến hỏi thông tin về việc thăm khám cho bé gái nhưng không có mặt bé và sau khi trao đổi với nhân viên bệnh viện, người nhà ra về. Tiếp đó, đến ngày 19-4, người nhà đưa bé gái đến thăm khám. Bác sĩ của bệnh viện đã tiếp nhận khám và chuyển tuyến cho bé đến điều trị tiếp ở một bệnh viện nhi vào ngày 19-4.

“Bệnh viện khẳng định có tiếp nhận khám bệnh cho bé gái và chuyển tuyến đúng quy định. Bệnh viện đã làm báo cáo chi tiết gửi Sở Y tế TP.HCM về quy trình khám bệnh cho bệnh nhân này tại bệnh viện”, BS Nhi thông tin.

BS Nhi chia sẻ thêm bệnh viện không có chức năng khám chữa bệnh cho người dưới 15 tuổi, tất cả trường hợp này phải đến bệnh viện nhi. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh cần cấp cứu, bệnh viện không phân biệt lứa tuổi. Do đó, bệnh viện đã tiếp nhận khám cho bé gái và chuyển tuyến sang một bệnh viện nhi là đúng quy định.

Thu thập mẫu giám định nhưng không trả trực tiếp

Để giúp cho người dân nắm rõ về việc bệnh viện có tiếp nhận và thu thập mẫu phục vụ công tác giám định các trường hợp nghi bị xâm hại tình dục, BS Nhi cho hay tại BV Từ Dũ, từ năm 2017 đã ban hành quy trình tiếp nhận các trường hợp nghi bị xâm hại để thực hiện thu thập mẫu phục vụ công tác giám định. 

Hiện tại, ở TP.HCM, ngoài BV Từ Dũ còn có BV Hùng Vương và BV Nhân dân Gia Định cũng có tiếp nhận và thu thập mẫu phục vụ công tác giám định cho các trường hợp nghi bị xâm hại tình dục.

Theo đó, khi hội phụ nữ hay công an đưa người bị xâm hại đến bệnh viện kèm theo giấy giới thiệu yêu cầu trưng cầu giám định, bệnh viện luôn cử nhân viên 24/24 giờ túc trực để tiến hành thu thập các mẫu dịch âm đạo, tinh trùng, ADN, khám và ghi lại các dấu hiệu bất thường trên bộ phận sinh dục như sang chấn bầm dập, vết lông lạ, có máu chảy hay không...

Công việc này được thực hiện ngay tại phòng cấp cứu. Đối với trường hợp có cơ quan chức năng đi kèm, bệnh viện sẽ miễn phí khi thực hiện thu thập mẫu giám định. Kết quả thu thập mẫu giám định sẽ được bảo mật và chỉ trả cho cơ quan chức năng như cơ quan giám định pháp y, tòa án, công an khi có trưng cầu chứ không được trả trực tiếp cho người bệnh.

Đối với các trường hợp đơn phương giám định mà không có yêu cầu trưng cầu của cơ quan chức năng, bệnh viện vẫn tiến hành thu thập mẫu. Người đơn phương yêu cầu giám định phải trả phí thu thập mẫu giám định, được giải thích cặn kẽ bệnh viện không có quyền ra kết luận pháp y và chỉ trả kết quả khi có yêu cầu từ các cơ quan chức năng chứ không trả kết quả trực tiếp.

  1.  Quảng Nam rà soát, đánh giá chuẩn quốc gia về y tế xã

Ngày 6-5, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến chuẩn bị cho đợt tổng rà soát, đánh giá chuẩn quốc gia về y tế tuyến xã và công tác xây dựng Đề án phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025. Theo kế hoạch, đợt tổng rà soát, đánh giá chuẩn quốc gia về y tế tuyến xã và tiêu chí 15 về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành từ tháng 5 đến tháng 6 tới, với 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được khảo sát, phúc tra đánh giá. Mỗi trạm y tế sẽ được khảo sát đánh giá 10 nội dung liên quan về nhân lực y tế, cơ sở hạ tầng, sử dụng phần mềm hồ sơ sức khỏe, trang thiết bị, năng lực thực hiện dịch vụ kỹ thuật, thực trạng chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dược, các điều kiện triển khai nguyên lý y học gia đình và khảo sát xã tiên tiến về y dược cổ truyền, triển khai phục hồi chức năng. Hội nghị cũng đã thảo luận và thống nhất cao cách ghi nhận thực trạng các nội dung khảo sát, quy trình làm việc của các đoàn khảo sát, kiểm tra và báo cáo kết quả khảo sát.

  1.  Tăng cường phòng, chống sốt rét

ĐÀ NẴNG - Thực hiện Công văn 509/H06/P2 của Cục Y tế (Bộ Công an) về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt rét năm 2019, Giám đốc CATP Đà Nẵng có Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt rét và hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh sốt rét.

Giám đốc CATP Đà Nẵng đề nghị CA các đơn vị, địa phương chủ động tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông đến từng CBCS-CNV và can phạm nhân; vận động nhân dân, người thân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sốt rét. Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà. Bên cạnh đó, CA các đơn vị, địa phương chủ động phối hợp triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn nơi đơn vị đóng quân, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ mắc sốt rét; vận động nhân dân dọn bỏ các vật dụng phế thải như  lốp xe, vỏ lon, hộp nhựa, chum vại, chậu, thùng nhựa vỡ… ; đậy kín các vật dụng chứa nước mưa, nước sinh hoạt, thường xuyên thay nước bình hoa, thả cá để ăn lăng quăng (bọ gậy), khơi thông cống rãnh, hồ nước tù, đọng… để loại bỏ nơi trú ngụ, sinh sản, phát triển của muỗi.

Thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, hạn chế thấp nhất số ca tử vong; nếu phát hiện CBCB-CNV trong đơn vị có biểu hiện sốt thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, CA các quận, huyện, Trại tạm giam CATP chịu trách nhiệm trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch, đảm bảo môi trường ở Trại tạm giam, Nhà tạm giữ; nếu phát hiện trường hợp nghi nhiễm bệnh phải xử lý đúng quy trình và báo cáo ngay cho Ban Y tế CATP để phối hợp xử lý. Đặc biệt, CA các đơn vi, địa phương phải chủ động phối hợp với Đội phòng, chống dịch CATP khống chế không để dịch bệnh phát triển, lây lan trên địa bàn, giảm thiểu tối đa tác hại dịch bệnh gây nên.

  1.  Hơn một tháng cứu sống bé sinh non nặng 900g

Ngày 7/5, bác sĩ Hà Sơn Tùng, Phó trưởng khoa Nhi Sơ sinh (Trung tâm Sản Nhi, BV Đa khoa Phú Thọ) cho biết, sau 1 tháng điều trị, BV đã nuôi sống được bé sinh non ở tuần 28, nặng 900g. Hiện tại, bé đã nặng 1,7kg, sức khỏe ổn định.

Trước đó, bé N.Đ.A. (huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) được chuyển từ Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn trong tình trạng suy hô hấp nặng, mọi phản xạ tự nhiên gần như không có.

Chị Nguyễn Thị Tâm, mẹ bé cho biết đây là lần sinh thứ 3 và mang song thai. Khi mang thai đến tuần thứ 28, sản phụ đau bụng nên được người nhà đưa đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn cấp cứu.

Tại trung tâm, sản phụ sinh được hai bé trai, mỗi bé nặng 900g, nhưng một bé đã qua đời sau đó, bé còn lại bị suy hô hấp nặng. Nhận thấy tình trạng nguy kịch của bệnh nhi, trung tâm đã chuyển bé A. lên BV Đa khoa Phú Thọ.

Theo bác sĩ Tùng, đây là trường hợp đặc biệt phức tạp bởi trẻ sinh non và rất yếu. Vì vậy, khoa Nhi Sơ sinh đã họp bàn và đưa ra các phác đồ điều trị tốt nhất cho bé. Sau hơn 1 tháng chăm sóc, bé đã cai được máy thở, có thể tự bú bình, mọi phản xạ tự nhiên rất tích cực.

Hiện tại, bệnh nhi tiếp tục được theo dõi tại BV, dự kiến sẽ được về với gia đình trong 1 - 2 tuần tới.

Theo các bác sĩ, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng thấp dưới 1kg và dưới 28 tuần thai ngày càng gia tăng. Đối với trẻ sinh non, nhẹ cân có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh bởi mọi cơ quan của trẻ đều chưa hoàn thiện. Vì vây, gia đình phải chăm sóc đặc biệt mới giúp bé đuổi kịp những trẻ cùng tuổi sơ sinh đủ tháng.

  1.  Phát hiện 3 lô thuốc giả đều là thuốc được sử dụng khá phổ biến

ANTD.VN - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn về việc xử lý thuốc viên nén Clorocid Tw3 250mg giả, sau khi Cục Quản lý dược phát hiện 3 lô thuốc Clorocid Tw3 - Cloramphenicol 250mg giả lưu hành trên thị trường.

Theo Sở Y tế Hà Nội, mới đây Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có văn bản về việc xử lý thuốc viên nén Clorocid Tw3 250mg giả, với thông tin trên nhãn ghi Clorocid Tw3 - Cloramphenicol 250mg, SĐK: VD-25305-16, số lô: 1118, 2118 và 2618.

Qua xem xét về chuyên môn cho thấy có sự khác biệt giữa thuốc Clorocid Tw3 250mg do công ty sản xuất và thuốc Clorocid Tw3 250mg nghi ngờ thuốc giả, đó là:

Nhãn lọ thuốc do công ty sản xuất: nét chữ nhỏ hơn nhưng rất rõ, nền màu vàng, nhìn đậm hơn, tên các vi khuẩn in nghiêng, khung của chữ GMP – WHO màu xanh, “400 viên nén” chữ “v” không viết hoa. Còn nhãn của lọ thuốc nghi ngờ thuốc giả: nét chữ hơi to hơn nhưng bị nhòe màu, nền màu vàng nhưng nhạt hơn, tên các vi khuẩn không in nghiêng, khung của chữ GMP – WHO màu đen, “400 viên nén” viết hoa chữ “V”.

Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc do công ty sản xuất: không bị lỗi sai chính tả; trong tất cả các mục, tên vi khuẩn được viết bằng kiểu chữ “nghiêng” còn thuốc nghi ngờ thuốc giả tờ hướng dẫn sử dụng bị sai lỗi chính tả “kim khuẩn”, tên vi khuẩn có chỗ viết kiểu “chữ đứng” có chỗ viết kiểu chữ “nghiêng”, giãn cách giữa các từ rộng hơn nên bị lệch dòng, lệch bố cục.

Hình thức viên thuốc do công ty sản xuất: mặt trên của viên các nét chữ viết được dập rất sắc nét, viên chắc, không bị bong mặt, sứt cạnh, còn thuốc nghi ngờ thuốc giả: mặt trên của viên các chữ viết được dập không rõ nét, nhiều chỗ nét chữ bị bong, mất nét; viên bỡ, bong nét, sứt cạnh. Về kết quả kiểm nghiệm có sự khác biệt giữa hai mẫu.

Trước thực trạng trên, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn không buôn bán, sử dụng 3 lô thuốc Clorocid Tw3 - Cloramphenicol 250mg, số đăng ký: VD-25305-16, số lô: 1118, 2118 và 2618; đồng thời, tuân thủ việc kinh doanh, mua bán thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Được biết, thuốc viên nén Clorocid 250mg là một nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh: thương hàn, nhiễm salmonella, viêm phổi, viêm màng não, viêm loét đại tràng, bệnh hoa liễu…

50.Cấm amiăng trắng vì sức khỏe của người dân, liệu có phải là lý do thuyết phục?

Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần sớm đưa ra lệnh cấm amiăng trắng để tránh gây hại đối với sức khỏe cộng đồng. Vậy, lý do này có thực sự thuyết phục?

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, từ lâu đã sử dụng amiăng trắng. 90% lượng nguyên liệu này để sản xuất xi măng, hạn chế các rủi ro. Thực tế, loại vật liệu này có gì nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng hay không?

Amiăng và vấn đề sức khỏe cộng đồng

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh khi vào phổi sẽ gây ra các triệu chứng viêm, các khối u và là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về phổi, nguy hiểm hơn là các bệnh mãn tính như ung thư.

Tại Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào do amiăng trắng gây ra. Vậy, tại sao lại vận động cấm amiăng trắng? Trong khi các tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người: Ô nhiễm không khí, thuốc lá, thuốc bảo vệ thực vật lại không được đề cập đến.

Bởi, chưa có ca mắc ung thư hay tử vong nào có nguyên nhân gây bệnh từ amiăng trắng. Nhưng theo thống kê của WHO, hàng năm có 60 000 người chết vì ô nhiễm không khí. Riêng về ung thư phổi, theo Cơ quan nghiên cứu quốc tế về bệnh ung thư (IARC) – thành viên của WHO cho biết, năm 2018 có 20 710 ca tử vong tại Việt Nam. Mà các tác nhân là do hút thuốc, sử dụng chất đốt không đúng cách. Nếu so sánh như vậy thì số ca tử vong do ung thư tại Việt Nam đã giảm đáng kể.

Tính riêng trong ngành Vật liệu Xây dựng, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế thống kê đến năm 2015 cho thấy có 20 993 ca ung thư phổi, chủ yếu là bệnh bụi phổi silic.

Nguyên cứu khoa học trong nước về ảnh hưởng của amiăng trắng đến sức khỏe con người

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, Áo, Úc, Hoa Kỳ, Canada cho thấy không phát hiện bụi sợi amiăng trong các khu dân cư có mái lợp amiăng xi măng.

Các nghiên cứu khác cũng đều cho thấy, bệnh đường hô hấp, sức khỏe và tuổi thọ của người dân tiếp xúc với amiăng trắng không có gì khác so với những người không tiếp xúc.

Năm 2014 – 2016, Bệnh viện Xây dựng thực hiện đề tài nghiên cứu cấp bộ: Nghiên cứu ảnh hưởng của amiăng trắng đối với sức khỏe người lao động tại các đơn vị sản xuất và người sử dụng tấm lợp amiăng xi măng. Kết quả cho thấy, chưa phát hiện công nhân nào có tổn thương bụi phổi amiăng hay các bệnh mãn tính như ung thư phổi, ung thư biểu mô. Đồng thời, không có tổn thương màng phổi

Vấn đề sử dụng amiăng trắng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tấm lợp amiăng xi măng là loại tấm lợp hữu dụng, phục vụ nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và các hộ gia đình có thu nhập thấp. Đặc biệt, khi khắc phục thiên tai, bão lũ, thảm họa thiên nhiên, tấm lợp amiăng rất tiện lợi, giá thành rẻ. Bởi có thể nhanh chóng tạo ra nơi trú ngụ cho gia súc, kho chứa nông sản và nơi tránh rét, tránh mưa cho con người.

Nhìn chung, tấm lợp amiăng xi măng bền, phù hợp với khí hậu ven biển có độ mặn cao.

Ngoài sử dụng để sản xuất tấm lợp amiăng xi măng, amiăng trắng còn được dùng trong ngành sản xuất má phanh, đóng tàu, áo cứu hỏa và chịu nhiệt cho ngành nhiệt điện.

Kiến nghị sử dụng amiăng trắng tại Việt Nam

Với những lý do trên, theo Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam đã đưa ra một số kiến nghị: Cần phân biệt sợi amiăng trắng với các loại sợi nhóm amphibole về tính chất và mức độ độc hại. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn cho thấy, ngành tấm lợp AC đã tồn tại hơn 55 năm, được sử dụng rộng khắp các tỉnh thành, địa phương của cả nước. Đồng thời cũng cần nghiên cứu vì sao các quốc gia khác đã từng cấm amiăng trắng, nhưng sau đó đã rút lại lệnh cấm.

Các Bộ, ban, ngành khi nghiên cứu xây dựng các đề án, chương trình, chính sách liên quan đến sử dụng amiăng trắng để sản xuất tấm lợp AC cần nắm rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng amiăng trắng có điều kiện.

Dừng triển khai đề án Lộ trình dừng sử dụng amiăng trắng để chấm dứt sản xuất tấm lợp amiăng từ năm 2023. Bộ Y tế không gắn việc cấm sử dụng amiăng trắng vào chương trình loại bỏ các bệnh liên quan đến amiăng.

Kiến nghị Chính phủ tiếp tục cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được phép sử dụng amiăng trắng để sản xuất tấm lợp.

51. Cứu sống hai thai nhi bị sa dây rốn và nhiễm trùng bào thai

Chiều 7/5, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, vừa kịp thời cứu sống hai thai nhi bị sa dây rốn và nhiễm trùng bào thai.

Trước đó, sáng ngày 2/5, sản phụ Nguyễn Thị Tường Vy (26 tuổi, quê huyện Đứ09c Phổ, Quảng Ngãi) nhập viện tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Bệnh nhân được bác sĩ và nữ hộ sinh trong ekip trực tiếp đón, thăm khám và phát hiện bệnh nhân bị sa dây rốn, có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Tại phòng sinh, phụ sản này đã được kê mông cao, dùng gạc ẩm giữ dây rốn và đẩy đầu bệnh nhân lên cao, giải phóng chèn ép, giúp tăng lưu thông máu trong dây rốn. Lúc 9h30, em bé đã chào đời chỉ 5 phút sau khi phát hiện.

Tiếp đến, khoảng 9 giờ cùng ngày, sản phụ Phạm Thị Thảo (28 tuổi, quê huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) nhập viện với cảm giác bất an về thai nhi. Ngay lập tức, sản phụ được kiểm tra kĩ lưỡng, nghe tim thai phát hiện nhịp tim thai rời rạc, 80-120 lần/ phút, không đều.Ngay lúc này, bác sĩ trực lập tức tiến hành mổ để cứu cháu bé. Vài phút sau, em bé ra đời với tình trạng nước ối xanh vàng, đặc, bẩn, da bé dính đầy vảy bẩn toàn thân, dây rốn mủn mục, teo nhỏ gần đứt.

Em bé khóc nhẹ nhưng vẫn còn thở khó khăn, được bác sĩ khoa Nhi hồi sức tích cực. Sau một phút, cháu bé trở nên tươi tắn, nhịp tim, phổi trong giới hạn bình thường, trương lực cơ tốt và phản xạ tốt.


Thăm dò ý kiến