Điểm tin y tế ngày 09.6.2019

10/06/2019 | 10:58 AM

 | 

 

  1. Bộ trưởng Bộ Y tế thăm và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hợp Lực, Thanh Hóa

Sáng ngày 08/5/2019, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng Đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực. Cùng đi trong Đoàn có đại diện Lãnh đạo các Vụ/Cục/Văn phòng Bộ Y tế.

Tiếp và làm việc với đoàn có Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phẩn Hợp Lực, Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực; ông Dương Tất Linh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực; cùng toàn thể cán bộ nhân viên Bệnh viện, đại diện Sở Y tế Thanh Hóa.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực được đầu tư tại xã Nguyên Bình (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) diện tích sàn xây dựng là 45.000m2, tổng mức đầu tư xây dựng gần 700 tỷ đồng với quy mô 480 gường bệnh. Giai đoạn 1, xây dựng bệnh viện 300 gường bệnh, giai đoạn 2 nâng thêm 180 gường bệnh và Trường cao đẳng Y - Dược. Sau hơn 09 tháng khởi công xây dựng, Bệnh viện đã hoàn thành giai đoạn 1 và đã được cấp Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh với gần 6.000 danh mục kỹ thuật chuyên môn, được phân tuyến chuyên môn kỹ thuật hạng III và xếp hạng tương đương bệnh viện hạng III.

Bệnh viện có hệ thống máy móc, trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế như: Hệ thống phòng mổ áp lực dương đảm bảo tiêu chuẩn vô khuẩn; Hệ thống xử lý nước RO hiện đại; Hệ Thống Chụp Cắt Lớp Vi Tính; Máy chụp cắt lớp 12 dãy, Máy chụp cộng hưởng từ 1.5; Máy siêu âm mầu 4D, Hệ Thống Máy X-quang Di Động Cao Tần Kỹ Thuật Số; Hệ Thống Phẫu Thuật Nội Soi Ổ Bụng Full Hd; Máy Chạy Thận Nhân Tạo thế hệ mới; Các loại Kính Hiển Vi Phẫu Thuật Thần Kinh, Cột Sống, Chấn Thương, Tmh, mạch Máu 2 Đầu Đính Kèm Camera HD hiện đại nhất hiện nay.

Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hợp Lực có tổng số 330 cán bộ nhân viên, trong đó có 66 bác sỹ và 02 dược sỹ (có trình độ đại học và sau đại học), 128 điều dưỡng, 26 kỹ thuật viên, 14 dược sỹ (có trình độ cao đẳng và trung học), 08 hộ sinh và 86 nhân viên khác. Tổng số nhân viên có chứng chỉ hành nghề là 239 người (Bao gồm 64 bác sĩ, 02 dược sỹ đại học, 127 điều dưỡng và 26 kỹ thuật viên, 08 nữ hộ sinh, 12 dược sĩ).

Mặc dù mới đi vào hoạt động được hơn 03 tháng, Bệnh viện đã tiếp đón, khám chữa bệnh cho gần 32.000 lượt bệnh nhân, trong đó hơn 26.000 bệnh nhân có thẻ BHYT, điều trị nội trú cho hơn 4.000 người bệnh, bước đầu đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh, đảm bảo sự hài lòng cho người dân.

Phát biểu tại buổi làm việc Bộ trưởng chúc mừng Bệnh viện đã hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động. Đồng thời ghi nhận và đánh giá cao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp lực nói riêng và Tổng công ty Cổ phẩn Hợp Lực nói chung thời gian qua đã cố gắng phát triển, xây dựng bệnh viện với đầy đủ trang thiết bị máy móc phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn. Bộ trưởng mong rằng trong thời gian tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực sẽ góp phần giảm tải cho các bệnh viện công lập tuyến tỉnh, tuyến trung ương; tạo điều kiện cho người dân trong khu vực tiếp cận được với các dịch vụ y tế chất lượng cao, không phải vượt tuyến, góp phần vào sự phát triển kinh tế tại khu vực./.

  1. Nỗ lực cải tiến chất lượng khám chữa bệnh

Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức khoá đào tạo quản lý bệnh viện tại Hà Nội cho gần 60 học viên là cán bộ lãnh đạo của các khoa, phòng, phó giám đốc trong diện quy hoạch của gần 50 bệnh viện trung ương, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

PGS. TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho hay, trong thời gian qua, các bệnh viện đã tích cực triển khai cải tiến chất lượng bệnh viện theo bộ tiêu chí chất lượng của Việt Nam. Các bệnh viện đã và đang nỗ lực cải tiến chất lượng, áp dụng 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện, cải tiến toàn diện từ chất lượng nhân lực chuyên môn đến cơ sở vật chất, phương tiện, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, từ người bảo vệ đến bảng biểu, ghế chờ đến an toàn cho người bệnh, xét nghiệm lâm sàng,…

Tuy nhiên, theo ông Khuê, hiện ngành y tế đang phải đối mặt với những thách thức trong đổi mới cơ chế tài chính và đổi mới chất lượng bệnh viện. Nếu lãnh đạo bệnh viện chỉ dựa vào chuyên môn mà không đổi mới tư duy, đổi mới công tác quản lý bệnh viện thì sẽ khó lòng có thể giữ chân người bệnh. Nhất là khi thực hiện lộ trình thông tuyến bảo hiểm y tế, bệnh nhân có quyền lựa chọn bệnh viện tốt hơn để khám, chữa bệnh.

Cùng với đó, một yêu cầu đặt ra bệnh viện công lập phải tự chủ tài chính, những người đứng đầu bệnh viện cần được đào tạo về công tác quản lý từ chất lượng khám, chữa bệnh, nhân lực, tài chính bệnh viện cho đến các trang thiết bị y tế.

Để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, giữ chân bệnh nhân ở lại bệnh viện, Bộ Y tế đang đặt mục tiêu thay đổi về phân bổ ngân sách và đầu tư để giữ chân những người bệnh giàu có ở lại điều trị trong nước đồng thời thu hút khách du lịch và nửa triệu người nước ngoài làm việc ở Việt Nam sử dụng dịch vụ y tế tại Việt Nam thay vì phải di chuyển sang các nước trong khu vực hoặc về nước.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thời gian tới  Bộ sẽ gắn kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện, sự hài lòng của người bệnh với việc thanh toán giá dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, tạo động lực, khuyến khích thúc đẩy các bệnh viện tích cực cải tiến chất lượng.

  1. Thủ tướng dự lễ khởi công dự án nông nghiệp công nghệ cao ở Thanh Hóa

VOV.VN - Đây là dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô công nghiệp tại xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống.Trong khuôn khổ chuyến công tác, dự lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa, chiều nay 8/5 tại xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và ấn nút khởi công Dự án Chăn nuôi bò sữa và Chế biến sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô công nghiệp tại huyện xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống. Đây là dự án nông nghiệp quy mô lớn với 20.000 con, vốn đầu tư 3.800 tỷ đồng.

Cùng dự lễ có các Ủy viên Trung ương Đảng: Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài TNVN; Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và nhân dân vùng dự án.

Dự án Chăn nuôi bò sữa và Chế biến sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao Thanh Hóa xây dựng 2 cụm trang trại tại xã Yên Mỹ và xã Công Bình (huyện Nông Cống). Sau Nghệ An, Phú Yên, Hà Giang, dự án Chăn nuôi bò sữa và Chế biến sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô công nghiệp tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa chính là bước tiếp theo của lộ trình tạo dựng bản đồ sữa TH trải dài theo đất nước, để tới năm 2025, tổng đàn bò trang trại tập trung của tập đoàn TH ở Việt Nam sẽ đạt 200.000 con.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong khoảng 7 năm tới, phải đưa Việt Nam nằm trong top 15 trên thế giới về sản xuất nông nghiệp. Việc khởi công nhà máy sữa TH tại Nông Cống và những thành công của TH sẽ góp hiện thực hóa mục tiêu này.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, dự án này góp phần trả lời câu hỏi về tái cơ cấu nông nghiệp với 3 nguyên tắc: Lựa chọn ngành hàng Việt Nam có thế mạnh, coi khoa học công nghệ là giải pháp then chốt để tổ chức ngành hàng hiệu quả và giải quyết nút thắt về sản xuất nông hộ nhỏ lẻ.

Tiếp đó trong chiều 8/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm, tặng quà cho bệnh nhân Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa. Bệnh viện có quy mô 450 giường bệnh, với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng, được xây dựng tại Khu Đô thị Nam Thành phố Thanh Hóa. Công trình được kỳ vọng là địa chỉ tin cậy cho các bệnh nhân đến khám và điều trị, góp phần nâng cao năng lực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc trong tỉnh, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương. 

Công trình được triển khai từ năm 2017 và là một trong những công trình chào mừng lễ kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa.Nhân dịp này, Thủ tướng đã thăm hỏi, tặng quà cho các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện./.

  1. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gắn biển công trình Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa

Trong chuyến thăm và làm việc tại Thanh Hóa, chiều 8-5, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã đến thăm, gắn biển công trình Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa.

Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh Thanh Hoá, có các đồng chí: Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh.

Để đáp ứng nhu cầu khám điều trị bệnh nhân ung bướu ngày càng gia tăng, ngày 16-6-2017, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 2088/QĐ-UBND về việc thành lập Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở tách từ Trung tâm Ung bướu trực thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chính thức đi vào hoạt động độc lập từ ngày 1-10-2017. Bệnh viện Ung bướu là bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến tỉnh, có lộ trình phát triển gồm 02 giai đọan: Giai đoạn I với quy mô 200 giường bệnh, hoạt động trong khuôn viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh trên cơ sở nâng cấp và cải tạo Trung tâm Ung bướu, Giai đoạn II Bệnh viện đi vào hoạt động tại cở sở xây mới thuộc xã Quảng Thịnh (TP Thanh Hóa), với quy mô 450 giường bệnh, 25 khoa phòng theo tiêu chuẩn hiện đại.

Công trình Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa mới được khởi công từ tháng 8-2017 với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng, có thiết kế đồng bộ, kiến trúc hiện đại, với nhiều trang bị thiết bị tiên tiến, sẽ là địa chỉ tin cậy cho các bệnh nhân đến khám và điều trị, góp phần nâng cao năng lực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc trong tỉnh, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành nhiều thời gian ân cần thăm hỏi, động viên và tặng quà các bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện. Thủ tướng Chính phủ chia sẻ nỗi đau bệnh tật của các bệnh nhân ung bướu, mong các bệnh nhân kiên cường, lạc quan, tin tưởng vào năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện, vươn lên chiến thắng bệnh tật.

Thủ tướng Chính phủ mong muốn tập thể cán bộ, y, bác sĩ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn, tiếp cận nhanh chóng các tiến bộ kỹ thuật mới, kỹ thuật hiện đại, nhằm mang lại không chỉ thời gian sống thêm mà còn là chất lượng sống tốt nhất cho người bệnh..., trở thành điểm sáng trong khu vực về điều trị bệnh ung bướu. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham gia trồng cây lưu niệm tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa.

  1. Cân nhắc chưa tăng viện phí, không thu tiền người nhà bệnh nhân

Mặc dù thực hiện mức giá viện phí theo Thông tư số 37/2018 chỉ tác động tới khoảng 12% dân số chưa tham gia BHYT và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nhưng trong bối cảnh giá xăng dầu và điện đang được điều chỉnh tăng, việc tăng giá dịch vụ y tế không do BHYT chi trả sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý của người dân.

Ngày 8-5, Bộ Y tế cho biết, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước về việc triển khai Thông tư số 37/2018/TT-BYT của Bộ Y tế điều chỉnh khung giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).

Theo đó, Bộ Y tế nêu rõ, hiện nay có 7 tỉnh, thành gồm: Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Hưng Yên, Đồng Tháp và Hà Nội đã ban hành nghị quyết về việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh ngoài phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT, với gần 2.000 dịch vụ y tế được điều chỉnh chủ yếu tăng từ ngày 1-5.

Mặc dù thực hiện mức giá viện phí theo Thông tư số 37/2018 chỉ tác động tới khoảng 12% dân số chưa tham gia BHYT và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nhưng trong bối cảnh giá xăng dầu và giá điện đang được điều chỉnh tăng, việc tăng giá dịch vụ y tế không do BHYT chi trả sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý của người dân. Do đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chưa có Nghị quyết của HĐND cân nhắc tạm thời chưa quyết định mức giá viện phí theo Thông tư 37/2018, cũng như tính toán tác động thực tế đến CPI địa phương để quyết định thời điểm điều chỉnh giá viện phí sao cho phù hợp.

Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy mạnh truyền thông để người dân nắm rõ việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế chỉ áp dụng cho người không có thẻ BHYT; thực hiện chủ trương xóa bỏ bao cấp qua giá, tính giá thị trường đối với các dịch vụ công có kiểm soát của Nhà nước; Ngân sách nhà nước chuyển từ chi thường xuyên, trực tiếp cho cơ sở khám chữa bệnh, thành hỗ trợ người dân tham gia BHYT. Yêu cầu các Sở Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế về nâng cao chất lượng dịch vụ y tế khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh.

Đặc biệt, do giá dịch vụ ngày giường bệnh đã bao gồm các chi phí điện, nước, vệ sinh buồng bệnh của người nhà bệnh nhân nên Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện không thu tiền đối với người nhà vào thăm nuôi người bệnh dưới các hình thức như: tiền áo vàng, tiền quần áo người nhà bệnh nhân.

  1. Bộ Y tế tạm dừng tăng giá dịch vụ y tế

Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tạm dừng tăng giá dịch vụ y tế không thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT).

Trước tình hình các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như điện và xăng dầu đang tăng giá mạnh, nhằm tránh sự tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ngày 08/5, Bộ Y tế có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tạm dừng ban hành Nghị quyết về tăng giá dịch vụ y tế không thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế.

Trước đó, đã có 6 tỉnh, thành phố đã tăng giá dịch vụ y tế theo mức quy định tại Thông tư số 37/2018 của Bộ Y tế, gồm các tỉnh: Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Hưng Yên, Đồng Tháp và Hà Nội.

Theo Bộ Y tế, mặc dù hiện nay chỉ còn khoảng 12% người dân chưa tham gia bảo hiểm y tế, nhưng do tình hình giá xăng dầu, giá điện đang tăng, nếu các địa phương tiếp tục tăng giá dịch y tế, có thể sẽ làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của địa phương tăng cao.

Vì vậy, trước mắt, các địa phương giao cho Sở Y tế phối hợp với Cục thống kê tính toán tác động của việc điều chỉnh giá đến CPI của địa phương, nếu trường hợp tác động tăng CPI của địa phương thì tạm thời chưa quyết định mức giá theo quy định của Thông tư số 37/2018/ TT-BYT mà sẽ xem xét quyết định ở thời điểm thích hợp.

Bộ Y tế cũng đề nghị lãnh đạo các địa phương chỉ đạo Sở Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh tiếp tục triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế và Chỉ thị số 847/CT-BYT ngày 21/8/2018 về các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh, đặc biệt không thu tiền đối với người nhà vào thăm nuôi người bệnh dưới các hình thức do giá dịch vụ ngày giường bệnh đã bao gồm chi phí điện, nước, vệ sinh buồng bệnh của người nhà bệnh nhân.

  1. Bộ Y tế đề nghị các địa phương tạm dừng điều chỉnh giá dịch vụ y tế

Để tránh tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao do hiện nay giá điện và xăng dầu đã tăng, ngày 8.5 Bộ Y tế cho biết đã công công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm ngưng ban hành nghị quyết về điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán quỹ bảo hiểm y tế theo mức giá quy định của Thông tư 37/2018/ TT-BYT.

Theo Bộ Y tế, dù hiện nay chỉ có khoảng 12% người dân chưa tham gia bảo hiểm y tế, nhưng do tình hình giá xăng dầu, giá điện đang tăng, nếu các địa phương ban hành Nghị quyết về điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán quỹ bảo hiểm y tế theo mức giá quy định của Thông tư 37/2018/TT-BYT, thì có nguy cơ đẩy chỉ số CPI của địa phương tăng cao.

Do đó, Bộ Y tế đề nghị, ngoài 6 tỉnh, thành (Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Hưng Yên, Đồng Tháp và Hà Nội) đã ban hành Nghị quyết về điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán quỹ bảo hiểm y tế theo mức giá quy định của Thông tư 37/2018/TT-BYT, các địa phương chưa ban hành nghị quyết này thì tạm dừng, nếu thấy làm tăng chỉ số CPI.

Trước mắt, các địa phương giao cho Sở Y tế phối hợp với Cục thống kê tính toán tác động của việc điều chỉnh giá đến CPI của địa phương, trường hợp tác động tăng CPI của địa phương thì tạm thời chưa quyết định mức giá theo quy định của Thông tư 37/2018/ TT-BYT mà sẽ xem xét quyết định ở thời điểm thích hợp.

Bộ Y tế cũng đề nghị lãnh đạo các địa phương chỉ đạo Sở Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh tiếp tục triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế và Chỉ thị 847/CT-BYT ngày 21.8.2018 về các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh, đặc biệt không thu tiền đối với người nhà vào thăm nuôi người bệnh dưới các hình thức do giá dịch vụ ngày giường bệnh đã bao gồm chi phí điện, nước, vệ sinh buồng bệnh của người nhà bệnh nhân.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu và nắm bắt được việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế chỉ áp dụng cho người không có thẻ bảo hiểm y tế nhằm xóa bỏ bao cấp giá, thực hiện giá thị trường đối với các dịch vụ công có sự kiểm soát của Nhà nước. Ngoài ra, các địa phương cần tuyên truyền rõ khi thực hiện mức giá theo Thông tư 37/2018/TT-BYT thì số lượng dịch vụ tăng giá nhiều hơn số lượng dịch vụ giảm giá. Tuy nhiên, các dịch vụ tăng giá có mức tăng rất thấp, còn các dịch vụ giảm giá có mức giảm rất sâu và tỷ lệ sử dụng dịch vụ nhiều hơn.

  1. Bộ Y tế đề nghị các tỉnh chưa tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh ngoài bảo hiểm y tế

VietTimes -- Sáng 8/5, Bộ Y tế cho biết đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh, thành phố tạm thời chưa điều chỉnh giá dịch vụ khám,, chữa bệnh ngoài bảo hiểm y tế (BHYT).

7 tỉnh ban hành quyết định tăng giá dịch vụ

Trước đó, có 7 tỉnh, thành phố đã ban hành Nghị quyết của HĐND điều chỉnh giá dịch vụ không do BHYT chi trả, gồm Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Hưng Yên, Đồng Tháp và Hà Nội.

Tại Hà Nội, Nghị quyết của HĐND TP quy định cụ thể về giá 10 dịch vụ khám, chữa bệnh, 6 dịch vụ ngày giường, 1.937 giá các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm của các hạng bệnh viện không được BHYT chi trả.  Phần lớn các dịch vụ tăng giá, các mức giá áp dụng theo Thông tư số 37/2018/TT-BYT của Bộ Y tế.

Ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội lý giải việc tăng giá các dịch vụ y tế là do mức lương cơ sở hiện đã điều chỉnh lên 1.390.000 đồng. Bên cạnh đó, việc tăng giá dịch vụ y tế lần này phù hợp với quy định chung, nhằm tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và người không có thẻ; tác động đến ý thức tham gia BHYT của người dân, người dân sẽ thấy lợi ích của BHYT để tham gia và càng rõ hơn tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tham gia BHYT, đảm bảo chủ trương tiến tới BHYT toàn dân, làm Quỹ BHYT bền vững hơn

Cũng theo ông Nguyễn Khắc Hiền, Hà Nội có 86,7% dân số trên địa bàn đã tham gia BHYT. Chỉ có 13,3% chưa tham gia BHYT do thuộc các đối tượng có mức sống ổn định và thuộc nhóm tham gia BHYT tự nguyện.

“Với tỷ lệ người chưa tham gia BHYT không cao (khoảng 13,3%), việc tăng giá dịch vụ y tế có thể được kiểm soát an toàn, không ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng của thành phố cũng như không tạo sự biến động quá lớn về thị trường và giá cả trên địa bàn", ông Hiền nói.

Bộ Y tế đề nghị xem xét thời điểm phù hợp điều chỉnh giá

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, mặc dù thực hiện mức giá theo Thông tư số 37/2018 chỉ tác động tới khoảng 12% dân số chưa tham gia BHYT và chỉ số giá tiêu dùng (CPI), song trong bối cảnh giá xăng dầu và giá điện đang được điều chỉnh tăng, việc tăng giá dịch vụ không do BHYT chi trả sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý của người dân.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chưa có Nghị quyết của HĐND cân nhắc tạm thời chưa quyết định mức giá theo Thông tư, cũng như điều chỉnh ở thời điểm phù hợp, trong trường hợp giá dịch vụ y tế làm tăng CPI.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân nắm rõ việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế chỉ áp dụng cho người không có thẻ BHYT; thực hiện chủ trương xóa bỏ bao cấp qua giá, tính giá thị trường đối với các dịch vụ công có kiểm soát của Nhà nước; Ngân sách nhà nước chuyển từ chi thường xuyên, trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh, thành hỗ trợ người dân tham gia BHYT.

Bộ Y tế mong muốn người dân hiểu rằng, tuy nhiều dịch vụ tăng giá, nhưng mức tăng rất thấp, trong khi đó các dịch vụ giảm giá lại có tỷ lệ sử dụng nhiều và mức giảm sâu.

Bộ Y tế chỉ đạo các Sở Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế về nâng cao chất lượng dịch vụ khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Đặc biệt, do giá dịch vụ ngày giường bệnh đã bao gồm các chi phí điện, nước, vệ sinh buồng bệnh của người nhà bệnh nhân, nên Bộ đề nghị không thu tiền đối với người nhà vào thăm nuôi người bệnh dưới các hình thức như tiền áo vàng, tiền quần áo người nhà bệnh nhân.

  1. Chưa tăng giá khám, chữa bệnh với người chưa tham gia BHYT

Trong bối cảnh giá xăng dầu và giá điện đang điều chỉnh tăng, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành chưa tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với người chưa tham gia BHYT

Đến nay cả nước có một số tỉnh, thành phố đã ban hành Nghị quyết của HĐND điều chỉnh giá dịch vụ ngoài BHYT gồm Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Hưng Yên, Đồng Tháp và Hà Nội.

Thông tư 37/2018/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám, chữa bệnh công lập của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 15/1/2019 và chỉ tác động tới khoảng 12% dân số chưa tham gia BHYT.

Tạm thời chưa tăng giá khám, chữa bệnh đối với những người chưa tham gia BHYT

Tuy nhiên, trong bối cảnh giá xăng dầu và giá điện đang được điều chỉnh tăng, để tránh tác động đến tâm lý người dân, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chưa có Nghị quyết của HĐND về điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư 37/2018/TT-BYT, giao Sở Y tế phối hợp với Cục Thống kê địa phương tính toán tác động của việc điều chỉnh giá đến CPI của địa phương, trường hợp tác động tăng CPI của địa phương thì tạm thời chưa quyết định mức giá theo quy định của Thông tư này mà xem xét quyết định điều chỉnh ở thời điểm phù hợp.

Bộ Y tế cũng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu và nắm được việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế chỉ đáp ứng cho người không có thẻ BHYT.

  1.  Khai mạc triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần thứ 26

DNVN - Sáng 8/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam (Vietnam Medi-Pharm) lần thứ 26 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.Triển lãm do Công ty CP Xuất Nhập khẩu Y tế Việt Nam (Vimedimex VN), Công ty CP Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (Vietfair) phối hợp tổ định kỳ hàng năm vào tháng 5 tại Hà Nội.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nhấn mạnh, với việc thu hút trên 550 gian hàng của 450 tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đã chứng tỏ uy tín ngày càng cao của Vietnam Medi-Pharm cũng như kỳ vọng của các nhà sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực y tế về sự phát triển của thị trường dược phẩm, trang thiết bị y tế, dịch vụ khám chữa bệnh tại Việt Nam.

Thông qua triển lãm, Bộ Y tế mong muốn tạo dựng một môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh, ổn định và có tính cạnh tranh cao, trên quan điểm coi doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế, lấy tinh thần phục vụ doanh nghiệp làm phương châm hoạt động của chính quyền các cấp.

Nhân dịp này, Bộ Y tế đề nghị các nhà sản xuất, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế trong nước và quốc tế tích cực trao đổi, tìm hiểu thị trường, đối tác, liên doanh, liên kết, đầu tư, nhằm góp phần vào việc phát triển mạnh hơn nữa trao đổi thương mại, hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực dược phẩm, trang thiết bị y tế; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực và quốc tế, mang lại quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần thứ 26 sẽ diễn ra từ ngày 8-11/5/2019. Trong khuôn khổ triển lãm sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: Hội nghị khoa học toàn quốc và Triển lãm Y tế dự phòng “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng”; Hội thảo “Liệu pháp miễn dịch và tế bào gốc trong điều trị ung thư và bệnh tiểu đường - Thành tựu trong y tế dự phòng Nhật Bản”; Hội thảo “Cập nhật chuẩn đoán, điều trị tăng huyết áp và bệnh tim mạch” và chương trình phổ biến kiến thức, đo tim mạch, huyết áp, tiểu đường cho người dân..

  1. 30 quốc gia tham gia triển lãm Y dược Việt Nam

Sáng 8/5, Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần thứ 26 (VIETNAM MEDI-PHARM 2019) khai mạc tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội).

Triển lãm do Bộ Y tế, Công ty CP Xuất Nhập khẩu Y tế Việt Nam và Công ty CP Hội chợ Triển lãm và quảng cáo Việt Nam phối hợp tổ chức với quy mô hơn 9.000m2, thu hút sự tham gia của 450 đơn vị, 550 gian hang, diễn ra từ ngày 8 đến 11/5.

Triển lãm Thiết bị y tế là hoạt động thường niên được tổ chức theo quy định của Bộ Y tế nhằm tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước giao lưu, giới thiệu các sản phẩm, công nghệ mới nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành y tế Việt Nam. Trong đó, khu trưng bày của Bộ Y tế với chủ đề "Sức khỏe Việt Nam" tập trung tuyên truyền chủ chương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác y tế; giới thiệu những hoạt động đổi mới tích cực, những thành tựu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế Việt Nam năm 2019.

Cùng với đó là gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan... tập trung giới thiệu các dịch vụ du lịch y tế, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.

Thông qua Triển lãm, nhiều sản phẩm, máy móc thiết bi y tế với công nghệ cao, hiện đại được đưa ra tiếp cận, phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ người bệnh tại nhà cũng như trong bệnh viện như: Công nghệ AFIB phát hiện rung nhĩ, phòng ngừa đột quỵ của máy đo huyết áp hãng Microlife (Thương hiệu Thụy Sĩ), do công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiết bị y tế Hà An Phát phân phối độc quyền, hay hệ thống máy điều trị vết thương hút áp lực âm INFOV.A.C (hãng sản xuất: KCI Medical, USA - Tập đoàn Acelity) do Công ty TNHH thiết bị công nghệ Nguyễn Gia phân phối chính thức giới thiệu.

Sản phẩm máy hút dịch áp lực âm INFOV.A.C với công nghệ hiện đại chuyên dùng cho việc kiểm soát, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, hỗ trợ điều trị vết thương khuyết hổng mô mềm cấp tính và mãn tính (tai nạn, áp lực, loét), thúc đẩy quá trình hình thành liên kết mô mới, giúp vết thương mau lành, giảm thiểu tối đa thời gian nằm viện, nâng cao chất lượng điều trị bệnh của bệnh nhân.

Trong khuôn khổ Triển lãm, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương, Hội Y tế dự phòng Việt Nam, Hội Tim mạch Việt Nam, Hội người cao tuổi TP Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo với chủ đề: Y tế dự phòng "Chung tay vì sức khỏe cộng đồng", khuyến cáo sử dụng vaccine cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam; liệu pháp miễn dịch và tế bào gốc trong điều trị ung thư và bệnh tiểu đường; cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh tăng huyết áp, tim mạch.

Điểm nhấn của Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam 2019 là các hoạt động tư vấn, hỏi đáp thông tin về pháp luật, thị trường dược phẩm, trang thiết bị y tế; tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh, hiến máu nhân đạo; hoạt động trải nghiệm các thiết bị y tế, thiết bị giám sát sức khỏe hàng ngày; dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp; đặc biệt là hoạt động giao thương, kết nối giữa các doanh nghiệp ngành dược, trang thiết bị y tế của Việt Nam với các đối tác nước ngoài.

  1.  Tăng cường kiểm tra thuốc y học cổ truyền

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, truyền thông sử dụng thuốc cổ truyền có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.  

Trong thời gian vừa qua, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế nhận được một số kết quả kiểm nghiệm và thông tin trên các cơ quan truyền thông về các sản phẩm giả mạo thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền có trộn các hoạt chất tân dược không được đăng ký lưu hành, như: thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, thuốc dùng ngoài điều trị trùng thú cắn… và một số loại thuốc khác.

Vì vậy, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra các sản phẩm có trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả cơ sở công lập và tư nhân) và cơ sở kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố. Xử lý nghiêm các cơ sở sử dụng sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với các cơ quan, lực lượng liên quan như công an, quản lý thị trường, ban chỉ đạo về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức kinh doanh thuốc cổ truyền không được đăng ký lưu hành và không có nguồn gốc, xuất xứ theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường hoạt động truyền thông, hướng dẫn cho người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở kinh doanh nhận thức rõ sự nguy hại tới sức khoẻ và trách nhiệm của việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc cổ truyền không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng theo quy định của pháp luật và không do các cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương tổ chức thực hiện các nội dung nêu trên và báo cáo kết quả thực hiện về Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền trước ngày 10/6/2019.

  1.  Năm 2020, toàn quốc sử dụng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Sau nhiều năm thí điểm, đến nay, Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em đã trở thành công cụ duy nhất tích hợp được nhiều khía cạnh thông tin trong theo dõi sức khỏe của mẹ và con. Do đó, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đặt mục tiêu tới năm 2020 sẽ triển khai sử dụng Sổ này trên toàn quốc.

Thông tin được TS. Trần Đăng Khoa - Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em chia sẻ tại hội nghị tăng cường triển khai Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em (gọi tắt là Sổ) diễn ra tại Hà Nội chiều 8/5. Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em là cuốn sổ theo dõi, chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho bà mẹ và trẻ em từ khi mang thai đến khi trẻ 6 tuổi.

Đến nay, cả nước đã có hơn 53 tỉnh, thành phố đang thực hiện triển khai Sổ. Trong đó, phần lớn các tỉnh đã áp dụng Sổ trên quy mô toàn tỉnh, nhận được sự ủng hộ của người dân.Tại xã Lũng Phù (Mèo Vạc, Hà Giang), bà Đỗ Thị Quỳnh – công tác tại Trạm y tế xã Lũng Phù cho biết, sau 10 năm triển khai, hơn 85% bà mẹ đã có thói quen mang theo Sổ khi đi khám; kiến thức về thời kỳ mang thai và chăm sóc cho trẻ của các bà mẹ tăng lên rõ rệt; hơn 90% bà mẹ đi khám thai ít nhất 3 lần,… Nhận thấy lợi ích mà cuốn sổ mang lại, bà Quỳnh bày tỏ mong muốn tiếp tục được hỗ trợ để tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em trong những năm tiếp theo.

Còn tại 4 tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Thanh Hóa, An Giang, Sổ đã chứng minh được lợi ích và vai trò của mình trong chăm sóc sức khỏe mẹ và con khi được triển khai trên toàn tỉnh. Theo TS. Trần Đăng Khoa, Sổ giúp theo dõi việc chăm sóc liên tục và có hệ thống tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe của địa phương cho cả mẹ và con từ khi sinh ra; theo dõi quá trình phát triển của trẻ nhỏ, can thiệp dự phòng khi cần cần thiết; đưa ra các con số thống kê báo cáo chính xác. Đặc biệt, Sổ giúp giảm bớt gánh nặng cho cán bộ y tế cơ sở khi giảm bớt các giấy tờ trùng lặp như phiếu khám thai, phiếu tiêm chủng,…

Theo TS. Trần Đăng Khoa, đây là tiền đề để Bộ Y tế quyết tâm mở rộng áp dụng Sổ tại 63 tỉnh, thành trên toàn quốc vào năm 2020.

Để Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em được triển khai đồng bộ, TS. Trần Đăng Khoa cho biết Bộ Y tế sẽ sớm ban hành Quyết định sử dụng Sổ thay thế các loại sổ khám bệnh, sổ y bạ, sổ khám thai và phiếu tiêm chủng trong theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Song song với việc duy trì Sổ giấy, Bộ cũng sẽ triển khai mạnh mẽ số hóa Sổ thông qua phiên bản điện tử, trở thành một phần không thể tách rời của hồ sơ quản lý sức khỏe nhân dân.

  1. Hơn 300.000 người Việt đang phải chiến đấu với bệnh ung thư

GD&TĐ - Tại Việt Nam, có gần 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.000 người bệnh đang phải chiến đấu với ung thư.

Sáng ngày 8/5, Bệnh viện K cơ sở 9A – 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã chính thức hoạt động và đón tiếp những người dân đầu tiên đến khám chữa bệnh.Tham dự Lễ khai trương có lãnh đạo Bộ Y tế, Ban lãnh đạo bệnh viện, nguyên lãnh đạo bệnh viện và đại diện các đơn vị, trung tâm y tế là bệnh viện vệ tinh của bệnh viện K tại khu vực phía Bắc và cán bộ nhân viên y tế cùng đông đảo các cơ quan thông tấn, báo chí.

Tiền thân của Bệnh viện K là Viện Curie Đông Dương được ra đời vào ngày 19/10/1923 tại Hà Nội. Ngày 17/7/1969, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 711/QĐ-BYT thành lập Bệnh viện K.

Gần 100 năm đặt nền móng cho ngành ung thư Việt Nam, 50 năm xây dựng và phát triển Bệnh viện K, Bệnh viện luôn giữ vai trò là cơ sở chuyên khoa đầu ngành cả nước trong phòng chống và điều trị ung thư, đảm bảo công tác chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu trong lĩnh vực ung thư không ngừng được cải thiện và nâng cao hiệu quả.

Bên cạnh đó, Bệnh viện K còn góp phần cùng với các đồng nghiệp xây dựng hình thành mạng lưới phòng chống ung thư quốc gia, phụ trách chỉ đạo tuyến cho 8 bệnh viện chuyên ngành, 69 trung tâm/khoa/đơn vị ung bướu, đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh ung bướu của người dân.

Bệnh viện K hiện có 3 cơ sở khang trang, cùng các trang thiết bị y tế hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, đội ngũ cán bộ chuyên môn đầu ngành ung bướu, với tổng số giường bệnh 2.400 giường.

Về cơ cấu tổ chức, bệnh viện bao gồm 76 viện, trung tâm, khoa, phòng, bộ phận trực thuộc với hơn 1.500 cán bộ trong đó có 15 Giáo sư và Phó Giáo sư; 42 Tiến sĩ; 209 Bác sỹ chuyên khoa II và Thạc sỹ và 109 bác sĩ đang hoạt động tại 3 cơ sở. Năm 2018, Bệnh viện K đã tổ chức khám bệnh cho hơn 417.000 lượt người dân, 22.000 ca phẫu thuật, 24.000 lượt bệnh nhân hóa trị và hơn 13.000 lượt bệnh nhân xạ trị.

Trong bối cảnh ung thư đang là vấn đề lớn của xã hội, theo thống kê GLOBOCAN 2018, trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mới mắc hàng năm và có khoảng 8,2 triệu người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này; trong đó có tới 2/3 là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Tại Việt Nam, có gần 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.000 người bệnh đang phải chiến đấu với ung thư.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K chia sẻ: “Trong nhiệm vụ phòng và chống ung thư , Bệnh viện K cơ sở 9A-9B Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về khám và điều trị các bệnh ung bướu, khám sàng lọc phát hiện sớm các bệnh ung bướu cho tất cả người dân trong cả nước và quốc tế, các cơ quan, đoàn thể như ở các cơ sở của Bệnh viện K hiện nay”.

Bệnh viện K cơ sở 9A – 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội đi vào hoạt động đánh dấu một bước phát triển mới của bệnh viện; với đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, tận tâm và chuyên nghiệp, bệnh viện K sẽ là địa chỉ tin cậy, chuyên khám, tầm soát phát hiện sớm, tư vấn và điều trị toàn diện bệnh lý ung bướu, mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.

  1.  Bà Rịa - Vũng Tàu: Thiếu thuốc cấp phát cho bệnh nhân bảo hiểm y tế?

Theo phản ánh, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tình trạng hầu hết các cơ sở y tế đều trong tình trạng thiếu thuốc phát cho bệnh nhân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Theo thông tin từ Bộ Y tế ngày 8/5, Vụ Bảo hiểm Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thiếu thuốc phát cho bệnh nhân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế Đặng Hồng Nam cho hay, theo phản ánh của Đài truyền hình Việt Nam, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tình trạng hầu hết các cơ sở y tế đều trong tình trạng thiếu thuốc phát cho bệnh nhân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Tình trạng này đã diễn ra tại 8 cơ sở y tế lớn trên địa bàn, ngay cả với Bệnh viện đa khoa tỉnh.Nguyên nhân chính được ngành y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định là do chậm trễ trong việc đấu thầu thuốc năm 2019, đến nay đã trễ hơn 5 tháng.

Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra, xác minh thông tin nêu trên, đề xuất và kiến nghị các giải pháp để tháo gỡ (nếu có) và báo cáo về Bộ trước ngày 14/5./.

  1.  Xử lý bất cập 7 bộ ngành cùng quản rác thải rắn

(PLO)- Ngày 8-5, tại hội thảo quản lý nhà nước về chất thải rắn (CTR), nhiều ý kiến cho rằng cần thống nhất một đầu mối quản lý nhà nước về CTR thay vì chồng chéo vai trò giữa 7 bộ ngành như hiện nay. Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, công tác quản lý CTR là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương.

Mặc dù, tỷ lệ thu gom CTR vẫn tăng hàng năm nhưng do lượng chất thải phát sinh lớn, năng lực thu gom còn hạn chế, cùng với ý thức cộng đồng chưa cao nên tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu.

“Công tác quản lý chất thải rắn còn nhiều bất cập, chồng chéo giữa nhiều bộ ngành, dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự trên nhiều địa phương. Chính vì vậy cần xây dựng được mô hình quản lý thống nhất một đầu mối đối với CTR để giải quyết những bất cập trên” – ông Nhân nhấn mạnh.

Đồng tình ý kiến này, ông Đồng Phước An, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho hay Quy định của Nghị định 38 của Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố chủ động phân công các sở, ngành quản lý CTR. Mỗi địa phương giao cho một sở, ngành khác nhau dẫn đến thiếu thống nhất.

Ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường) cho hay, quản lý CTR hiện có nhiều bộ, ngành cùng tham gia: Bộ Y tế quản lý về chất thải trong hoạt động y tế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất thải trong nông nghiệp; Bộ Giao thông vận tải quản lý về chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải đường bộ, đường hàng không, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa…; Bộ Xây dựng quản lý chất thải rắn từ hoạt động xây dựng, đồng thời còn được giao trách nhiệm trong công tác quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn sinh hoạt nói riêng…

Dù nhiều bộ, ngành cùng tham gia quản lý nhưng thực tế vẫn còn nhiều thiếu sót. Cụ thể, ông Thịnh dẫn chứng tình trạng một số văn bản dưới luật liên quan đến quản lý CTR giữa các bộ, ngành có sự phân đoạn và không rõ ràng trong phân công chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện; chưa quy định, phân luồng quản lý CTR thống nhất, giao trách nhiệm cho nhiều bộ, ngành khác nhau hướng dẫn việc thực hiện.

Bên cạnh đó, các quy định pháp luật có sự chồng chéo về phân công trách nhiệm, chủ yếu giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Xây dựng ở các cấp độ luật và nghị định…Các ý kiến tại hội thảo đề nghị cần sửa đổi Luật bảo vệ môi trường, đảm bảo thống nhất với các Luật thuộc lĩnh vực xây dựng, đấu thầu, thực hiện sửa đổi chức năng của các bộ, cơ quan ngang bộ để đảm bảo thống nhất quản lý, tránh chồng chéo như hiện nay. Mới đây, tại Nghị quyết số 09 ngày 3-2-2019 của Chính phủ đã thống nhất giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối, thống nhất quản lý nhà nước về CTR. Bộ này đang rà soát các bất cập về cơ chế chính sách, đề xuất hướng sửa đổi phù hợp.

  1.  Nữ bệnh nhân vừa sinh con 1 tháng tử vong khi đi chụp cắt lớp vi tính tại bệnh viện Bạch Mai

Sau sinh con được 1 tháng, chị N.T.H.H (23 tuổi, Nghĩa Lộ, Yên Bái) có tình trạng đau vùng hạ sườn phải nên đã đi khám. Tại BV Bạch Mai, bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, khi vừa tiêm thuốc cản quang để chụp, bệnh nhân tím tái, buồn nôn, sốc phản vệ, tử vong sau một ngày cấp cứu.

Ngày 8/5, bệnh viện Bạch Mai thông tin về trường hợp nữ bệnh nhân 23 tuổi tử vong tại bệnh viện sau tiêm thuốc cản quang. Liên quan đến sự việc này, bệnh viện cũng đã có buổi gặp gỡ với gia đình bệnh nhân trưa ngày 7/5.

Trước đó, ngày 06/5/2019, chị N.T.H.H (23 tuổi, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Yên Bái) nhập viện Bạch Mai trong tình trạng đau bụng vùng hạ sườn phải. Chị H. mới sinh con được khoảng 1 tháng. Bác sĩ đã chỉ định chụp cắt lớp vi tính để xác định nguyên nhân.

Khoảng 15h ngày 06/5 bệnh nhân được đưa tới phòng chụp cắt lớp vi tính. Sau khi tiêm thuốc cản quang để tiến hành chụp, bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn, người tím tái, nghi sốc phản vệ.

Ngay khi bệnh nhân có biểu hiện sốc, các bác sĩ đã nỗ lực tiến hành cấp cứu theo đúng quy trình cấp cứu shock phản vệ. Tuy nhiên, bệnh nhân đã không qua khỏi, tử vong khoảng 4h sáng ngày 7/5.

Tại buổi gặp gỡ, trước thắc mắc của gia đình người bệnh về tìm nguyên nhân tử vong, đại diện BV cho biết để biết chính xác nguyên nhân tử vong buộc phải phẫu thuật tử thi. Tuy nhiên, gia đình bệnh nhân không đồng ý mổ tử thi.

Tại cuộc gặp gỡ, đại diện Bệnh viện khẳng định sẽ khẩn trương làm rõ việc tuân thủ quy trình chuyên môn trong quá trình khám chữa bệnh, cũng như xác định nguyên nhân gây tử vong của người bệnh.Trong trường hợp cá nhân, tập thể nào để xảy ra sai phạm sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo qui định của pháp luật.

Bệnh viện đã bố trí phương tiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ đưa nạn nhân về quê nhà làm thủ tục mai táng theo nguyện vọng của gia đình.

Được biết, phía bệnh viện và gia đình bệnh nhân sẽ có buổi làm việc tiếp theo vào ngày 21/5/2019.  

  1.  Liên tiếp 3 người bị sốt xuất huyết “đoạt mạng”

Chủ quan, nhập viện trễ khi mắc bệnh sốt xuất huyết đã khiến 3 trường hợp tại TPHCM liên tiếp tử vong. Sốt xuất huyết gây ra những biến chứng đặc biệt nguy hiểm, cộng đồng nên chủ động phòng và điều trị bệnh.

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM cho biết, 2 tháng qua được xem là giai đoạn thấp điểm của dịch bệnh hàng năm, các loại bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi đều giảm nhưng mức giảm khá chậm.

Nhưng đi cùng với đà giảm của dịch bệnh là tâm lý chủ quan từ cộng đồng đã khiến ít nhất 3 trường hợp bị sốt xuất huyết cướp đi mạng sống. Cả 3 ca tử vong đều xảy ra trong tháng 4, nạn nhân xấu số là 2 người lớn ngụ tại huyện Củ Chi; quận Bình Tân và 1 trẻ nhỏ ngụ tại quận Tân Phú.

Điều tra dịch tễ ghi nhận, khu vực các nạn nhân sinh sống đang có sốt xuất huyết lưu hành. Trước khi nhập viện, các bệnh nhân đều có những biểu hiện đặc trưng của sốt xuất huyết. Tuy nhiên, do chủ quan và nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh còn thấp nên người bệnh nhập viện trễ, khi rơi vào nguy kịch với những biểu hiện sốc, suy đa cơ quan gia đình đưa đến bệnh viện nhưng việc điều trị không mang lại kết quả.

Một trường hợp khác cũng bị sốt xuất huyết đang trong tình trạng nguy kịch là bé Võ Thị Trinh (13 tuổi). Bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới trong tình trạng nặng. Các bác sĩ chẩn đoán cô bé bị sốc, suy đa cơ quan, xuất huyết nặng. Hiện bệnh nhân đang phải thở máy, lọc máu, điều trị tích cực, diễn tiến bệnh có khả thi nhưng tiên lượng còn dè dặt.

Thống kê sơ bộ của Trung tâm Y tế Dự phòng cho thấy, đến hết tháng 3/2019 toàn thành phố có khoảng 21.000 người được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết. Số ca bệnh đã tăng 230% so với cùng kỳ năm 2018. Lý giải cho mức tăng “khủng” của dịch sốt xuất huyết, BS Hồng Nga cho rằng: “Đỉnh dịch của năm 2018 – 2019 rơi vào tuần thứ 3 của năm nay, trễ hơn đỉnh dịch năm trước khoảng 10 tuần. Số ca bệnh giảm chậm nên tích lũy những tháng đầu năm 2019 cao hơn cùng kỳ”.

Hiện, khu vực Nam Bộ nói chung và TPHCM nói riêng đang bước vào mùa mưa, cùng với di biến động dân cư, đô thị hóa, thời tiết mưa nhiều sẽ tạo môi trường thuận lợi cho muỗi gây bệnh sốt xuất huyết sinh trưởng, phát triển. Trong bối cảnh, sốt xuất huyết còn lưu hành trên diện rộng với nhiều ổ dịch hoành hành tại các quận huyện, số ca bệnh ở mức cao, TPHCM đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với những nguy hiểm khôn lường của sốt xuất huyết trong thời gian tới.

Để chủ động kìm hãm sự gia tăng của sốt xuất huyết khi bước vào mùa mưa, Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố yêu cầu các đơn vị trực thuộc tập trung xử lý triệt để các ổ dịch hiện hành, ổ dịch lan rộng. Ngành y tế kêu gọi người dân tập trung triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, che kín hoặc lật úp các vật dụng có thể chứa nước, thực hiện các giải pháp diệt muỗi bằng hóa chất, ngủ mùng thường xuyên để tránh nguy cơ bị muỗi đốt, đồng thuận và hỗ trợ cho chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi triển khai tại địa phương.

Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39 đến 400C, tình trạng sốt kéo dài 2 tới 7 ngày, khó hạ sốt. Bệnh nhân sẽ đối mặt với đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban ngoài da. Ở thể bệnh nặng bệnh nhân sẽ bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp).

Để tránh biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết gây ra, khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh phải nhanh chóng đến bệnh viện để được khám, điều trị. Gia đình có người mắc bệnh cần thông báo cho trạm y tế địa phương để có giải pháp khoanh vùng, xử lý không để bệnh lây lan trên diện rộng.

  1.  BV K hỗ trợ BV Gia An 115 xây dựng chuyên khoa Ung bướu

Chiều 8/5, tại BV K cơ sở 3 Tân Triều đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác trao đổi về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật hợp tác điều trị và đầu tư xây dựng mô hình hội chẩn Telemedicine giữa Bệnh K và BV Gia An 115.

Với việc ký kết thỏa thuận, Bệnh viện Gia An 115 và Bệnh viện K sẽ hợp tác: Hỗ trợ phát triển và thành lập chuyên khoa Ung bướu tại Bệnh viện Gia An 115 trong quý 4.2019: Bệnh viện K sẽ hỗ trợ tư vấn về cơ cấu tổ chức, chuyên môn, danh mục trang thiết bị để xây dựng phát triển chuyên khoa Ung bướu tại Bệnh viện Gia An 115.

Bệnh viện K sẽ chuyển giao các gói kỹ thuật cho Bệnh viện Gia An 115, đảm bảo các kỹ thuật được triển khai thành công và an toàn, đúng quy định của Bộ Y tế. Hai bên cũng sẽ phối hợp tổ chức các khóa đào tạo cập nhật nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ y tế tại hai bệnh viện.

Bệnh viện K sẽ cử các chuyên gia, bác sĩ điều trị có trình độ chuyên môn cao trực tiếp luân phiên hỗ trợ về mặt chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y, bác sĩ tại Bệnh viện Gia An 115. Tổ chức phối hợp trong cấp cứu điều trị trường hợp bệnh nhân nặng, bệnh nhân đặc biệt phức tạp.

Đặc biệt, Bệnh viện Gia An 115 xây dựng phòng hội chẩn Telemedicine tại Bệnh viện Gia An 115 và hỗ trợ đầu tư xây dựng phòng hội chẩn Telemedicine tại Bệnh viện K hiện đại, kỹ thuật cao theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng công tác hội chẩn Telemedicine giữa hai bên. Tổ chức hội chẩn chuyên khoa, liên khoa thông qua hệ thống Telemedicine những ca bệnh khó, phức tạp.

Tại lễ ký kết, PGS. TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K cho hay, theo thống kê, năm 2015 Việt Nam có khoảng 150.000 ca ung thư mắc mới. Năm 2018, số ca mắc mới được ghi nhận là hơn 164.000 với gần 115.000 trường hợp tử vong. Ước tính đến năm 2020, số ca ung thư mắc mới ở nước ta sẽ xấp xỉ 200.000 người. Điều đáng ngại trên 70% bệnh nhân ung thư đến viện giai đoạn muộn, việc này gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống và điều trị ung thư với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Bệnh viện có 3 cơ sở, quy mô 1.800 giường bệnh, trong đó có đơn vị trực thuộc là Viện Ung thư Quốc gia. Bệnh viện K cũng là nơi quy tụ đông đảo các chuyên gia, Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực ung thư.

GS Thuấn tin tưởng, việc hợp tác với Bệnh viện K sẽ giúp Bệnh viện Gia An 115 xây dựng chuyên khoa Ung bướu có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc hiện đại, đáp ứng được những yêu cầu khám chữa bệnh ung thư.

Mô hình hội chẩn Telemedicine sẽ hỗ trợ các bác sĩ hai bệnh viện phối hợp hội chẩn trực tuyến từ xa để đưa ra hướng điều trị hiệu quả và kịp thời những ca khó, phức tạp; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán, điều trị trong lĩnh vực ung bướu.

"Sự hợp tác này sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở cả hai bệnh viện, giúp người bệnh được khám và điều trị trong điều kiện tốt nhất, từ đó giảm tải gánh nặng ung thư cho cộng đồng", GS Thuấn bày tỏ.

  1. Sẻ chia giọt máu hiếm, gieo sự sống

TP - Không đành lòng trước cảnh nhiều bệnh nhân bị giày vò vì bệnh tật, trước nỗi đau lúc sinh tử phân ly, Nguyễn Văn Quân và Bùi Hoàng Ly Ly luôn sẵn sàng sẻ chia những giọt máu của mình giúp đỡ những mảnh đời éo le vượt qua cơn hoạn nạn. Một người hiện là “ngân hàng máu sống”, còn người kia luôn tích cực trong các hoạt động vì những người mang bệnh về máu.

“Đường dây nóng” mang hy vọng cho người bệnh

Từ lâu số điện thoại của Nguyễn Văn Quân (SN 1985) đã trở thành “đường dây nóng” mang hy vọng đến cho những trường hợp hiểm nghèo cần máu. Anh Quân công tác tại Văn phòng HĐND - UBND huyện Lệ Thuỷ(Quảng Bình), thành viên CLB Nhóm máu hiếm miền Trung.

Anh bảo sợ nhất để nhỡ lời cầu cứu nên điện thoại luôn ở chế độ nhận cuộc gọi 24/7 và chẳng mấy khi rời xa người, bất kể ở nhà hay đi công tác, ngày hay đêm. Trong lần công tác Đà Nẵng cuối tháng Ba, anh đã kịp thời nhận cuộc gọi lúc 1 giờ sáng và đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng hiến 1 đơn vị máu để cấp cứu bệnh nhân người Ailen bị nhiễm trùng tụy.

Lần hiến máu xa nhất anh từ Quảng Bình nhảy xe khách ra Nghệ An, đi hơn 300km. Thông tin qua điện thoại chỉ vỏn vẹn có ca tai nạn giao thông bị gãy xương đùi cần máu để phẫu thuật gấp, anh Quân và một thành viên khác tức tốc lên đường. Hai anh hiến hai đơn vị máu (500ml) để bác sĩ kịp thời phẫu thuật cứu người bị nạn. Người được cứu là ông Nguyễn Mạnh Thường (SN 1959, quê Nam Đàn, Nghệ An) mang nhóm máu hiếm A Rh- (tỉ lệ ở người Việt Nam là 0,08% xếp vào loại cực hiếm).

Lần khác, anh vượt hơn 200km đi trong đêm để hiến máu cho bà Hồ Thị Thi (SN 1948) đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Bà Thi bị xuất huyết dạ dày, phải truyền máu gấp, ngặt nỗi bà thuộc nhóm máu A Rh- mà bệnh viện lại không sẵn. Những giọt máu quý hiếm của anh đã giúp bà Thi qua cơn nguy kịch. Chính lần hiến này, anh Quân và một thành viên khác là thầy giáo Nguyễn Quý Hùng (trường THCS Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Anh Quân kể, nhận cuộc gọi lúc 21 giờ liền chạy xe máy từ Lệ Thủy ra Quốc lộ 1A bắt xe khách tới thị xã Ba Đồn đón anh Hùng, rồi ngược ra Hà Tĩnh. “Sau cả đêm đi xe khách, vào viện hiến máu và chờ kết quả xét nghiệm, truyền máu cho người bệnh tôi mới lên xe ngược về Quảng Bình. Những lần như thế này tuy có mệt nhưng tinh thần tôi thoải mái vì đã cứu được người trong lúc hoạn nạn”, anh Quân chia sẻ.

Đến nay, anh Quân đã 19 lần hiến máu. Năm 2007, lần đầu tiên anh tham gia hiến máu mới biết mình có nhóm máu hiếm. Anh tìm hiểu thông tin về những người có nhóm máu hiếm và ý nghĩa hiến máu cứu người càng thôi thúc anh tham gia những lần sau đó. Anh Quân hiện là Chủ nhiệm CLB Nhóm máu hiếm Quảng Bình. CLB thành lập năm 2015, có 45 thành viên (chủ yếu những người có nhóm máu hiếm).CLB thành lập với mục đích giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau và hiến máu cứu người. Fanpage của CLB trên mạng xã hội Facebook thường xuyên đăng tải thông tin các trường hợp cần hỗ trợ và nhận được sự quan tâm, trao đổi của các thành viên.

Hành động vì cộng đồng

Hình ảnh những người bệnh cần máu để điều trị và duy trì sự sống luôn ám ảnh, thôi thúc Bùi Hoàng Ly Ly (SN 1987, cán bộ Học viện Cảnh sát Nhân dân) tham gia các hoạt động vì người bệnh. Cô từng 17 lần tham gia hiến máu, là gương mặt quen thuộc trong nhiều chuỗi hoạt động của chương trình hiến máu như: Hành trình Đỏ, Chủ nhật Đỏ (báo Tiền Phong tổ chức), Ngày hội Tình nguyện, Lễ hội Xuân hồng, Giọt máu nghĩa tình vì đồng đội thân yêu... Cô tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động các bạn trẻ đăng ký hiến máu; cùng với nhiều học viên Học viện CSND đến thăm xóm bệnh nhân chạy thận ở Lê Thanh Nghị (Hà Nội)... “Nếu chứng kiến sự giày vò của bệnh tật, hay nỗi đau tuyệt vọng để giữ mạng sống, tôi tin không ai nỡ từ chối hiến máu để cứu người”, Ly nói.


Thăm dò ý kiến