Điểm tin y tế ngày 11/5/2019

12/05/2019 | 10:44 AM

 | 

 

1. 24 bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn chăm sóc sức khỏe nhân dân

Chiều nay, 25/4, Bộ Y tế và Trường Đại học Y Hà Nội đã tổ chức bàn giao 24 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp chuyên khoa I về công tác tại các huyện vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn. 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết: Hiện bác sĩ ở tuyến huyện các tỉnh miền núi còn rất thiếu, cả về số lượng và chất lượng. Các chuyên khoa thiếu nhiều nhất là sản, nội, ngoại, hồi sức cấp cứu, nhi vv…Vì thế, Dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện nhằm tăng cường bác sĩ có chuyên môn cao để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại các vùng đặc biệt khó khăn. Đến 2020 sẽ đưa khoảng 300- 500 bác sĩ trẻ về các vùng khó khăn, giải quyết sự thiếu hụt về nhân lực, nâng cao chất lượng y tế, góp phần đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe giữa các vùng miền, đồng thời giảm quá tải cho tuyến trên. Nhu cầu của các huyện nghèo cần khoảng 600 bác sĩ các chuyên khoa và sau 6 năm, Dự án đang đào tạo 354 bác sĩ thuộc 11 chuyên khoa.

Theo TS. Phạm Văn Tác - Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ (Bộ Y tế), các bác sĩ trẻ tình nguyện được lựa chọn từ những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, bác sĩ nội trú. Thời gian công tác tình nguyện là 3 năm với nam và 2 năm với nữ. Sau thời hạn trên, họ tiếp tục làm việc tại các bệnh viện tuyến Trung ương, nơi họ đã được xét tuyển đặc cách trước khi đi công tác tại các vùng khó khăn. Riêng các bác sĩ được các huyện nghèo cử đi đào tạo, sẽ công tác lâu dài tại bệnh viện, Trung tâm y tế (TTYT) huyện nghèo.

GS. Tạ Thành Văn - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, chương trình đào tạo dành riêng cho các bác sĩ trẻ được Bộ Y tế xây dựng và thẩm định, trong đó, phần thực hành tay nghề chiếm 70%. Để các bác sĩ trẻ có thể chủ động làm tốt các kỹ thuật khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến huyện sau khi tốt nghiệp, Trường có chế độ đào tạo cho họ như bác sĩ nội trú, đồng thời, giao mỗi giảng viên trực tiếp hướng dẫn 1 học viên.

Vì thế, khi về cơ sở, các bác sĩ đã phát huy ngay được khả năng, cứu sống được nhiều người bệnh nguy kịch mà nếu phải chuyển tuyến sẽ không qua khỏi. Các bác sĩ đã làm được 56 kỹ thuật ngoại như cắt ruột thừa, u buồng trứng, mổ nội soi chửa ngoài tử cung; 53 kỹ thuật nhi, trong đó có các kỹ thuật cao như chọc dịch não tủy, nuôi dưỡng tĩnh mạch sơ sinh …; 62 kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh; 72 kỹ thuật sản; 37 kỹ thuật truyền nhiễm, 43 kỹ thuật nội v.v…

“Với sự có mặt của các bác sĩ tình nguyện, hiện TTYT huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, đã làm được nhiều kỹ thuật cao trong như lĩnh vực nội, sản, nhi chẩn đoán hình ành v.v…, hạn chế chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, chủ động trong cấp cứu người bệnh” – BS Nguyễn Văn Minh – Giám đốc TTYT huyện Điện Biên Đông cho biết.

Trong số các bác sĩ trẻ tình nguyện, nhiều người tiếp tục khẳng định được vai trò tiên phong như bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu (TTYT huyện Mường Nhé, Điện Biên) được bình chọn là 1 trong 10 gương mặt tiêu biểu 2017 và bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết (Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà, Lào Cai) cũng là một trong 10 bác sĩ trẻ tiêu biểu năm 2018.

GS. Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - đánh giá cao nỗ lực học hỏi của các bác sĩ trẻ về ngoại khoa, hồi sức cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh, để có tay nghề vững vàng, chủ động và độc lập khám, chữa bệnh cho người dân. Sự cố gắng của các bác sĩ trẻ giúp cho bà con được hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại các vùng khó khăn và nhiều người còn được cứu chữa kịp thời. Đây cũng là "phòng tuyến" giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên như Việt Đức.

 “Là một địa chỉ uy tín, Trường Đại học Y Hà Nội tiếp tục đào tạo các bác sĩ trẻ tình nguyện tham gia Dự án bảo đảm chất lượng chuyên môn, để phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn một cách hiệu quả” - Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến chỉ đạo

  1.  Bổ sung thêm nhiều bác sỹ trẻ về công tác tại tuyến y tế cơ sở

Dự án thí điểm bác sỹ trẻ tình nguyện là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ở địa phương còn khó khăn.

Chiều 25/4, tại Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ bàn giao 24 bác sỹ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I (khóa 4) trong tổng số 354 bác sỹ đang được đào tạo tại trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y- Dược Huế và Trường Đại học Y- Dược Hải Phòng.

Đây là hoạt động Dự án Thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo).

Phát biểu tại buổi lễ, giáo sư Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế nhấn mạnh, dự án thí điểm bác sỹ trẻ tình nguyện là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ở địa phương còn khó khăn.

Thông qua dự án, người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Dự án được Bộ Y tế quyết định triển khai thực hiện vào tháng 2 năm 2013 với mục tiêu đảm báo tính bền vững nguồn nhân lực y tế chất lượng cao.

Mục tiêu của dự án tới năm 2020 sẽ đưa khoảng 300 đến 500 bác sỹ trẻ về công tác tại các địa bàn khó khăn.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến giao cho Trường Đại học Y Hà Nội và một số trường đại học y tổ chức đào tạo cho các bác sỹ trẻ tình nguyện tham gia dự án bảo đảm chất lượng, đạt chỉ tiêu vững vàng tay nghề về chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu nhằm phục vụ nâng cao công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

3. Bộ trưởng Y tế: Xâm hại tình dục, nát gia đình vì...nhậu

Rượu bia không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn gây ra nhiều hậu quả xã hội nghiêm trọng như xâm hại tình dục, tai nạn giao thông...

Ngày 24/4, Ủy ban về các vấn đề xã hội (Quốc hội khóa XIV) đã khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 12 kéo dài 3 ngày (24/4 - 26/4) tại TP.HCM. Trong phiên khai mạc, Ủy ban đã cho ý kiến về dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong đã có báo cáo tóm tắt dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia với nhiều nội dung thay đổi so với dự thảo ban đầu của đơn vị chịu trách nhiệm soạn thảo là Bộ Y tế.

Nhiều đại biểu cho rằng, các điều luật chưa thể hiện hết mong muốn của người làm luật, cần lấy ý kiến sâu rộng và làm cẩn trọng, làm rõ các quy định còn mang tính chung chung.

Thậm chí, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh phải yêu cầu các đại biểu khi phát biểu đề nghị cho cả ý kiến là dự thảo là có đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua trong kỳ tới không?

Tuy nhiên, là đơn vị soạn thảo dự thảo luật này, bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế, cho rằng hiện nay phòng chống rượu bia đã quá cấp thiết, và luật này cũng đã dời 1 lần rồi, không lẽ dời lại lần 2?

Bà Tiến cho rằng: “Rượu bia không chỉ gây hại cho sức khỏe, là tác nhân hàng đầu gây tử vong trong nhóm các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, tâm thần... mà nó còn gây ra nhiều hậu quả xã hội nghiêm trọng. Các ca nhập viện vì đánh nhau ngày tết hầu hết là do nhậu. Rồi gần đây nhất là xâm hại tình dục, thủ phạm đều kể là vừa uống 1 ly bia nên không kiểm soát được. Rồi tai nạn giao thông vì say, không kiểm soát được tay lái… Nhiều gia đình tan nát chỉ vì nhậu!”.

“Điều quan trọng nhất là rượu bia tác động đến thần kinh trung ương, khiến người dùng nó không kiểm soát được hành vi. Bình thường cũng văn minh, lịch sự lắm, nhưng rượu bia vào là khác. Rồi dẫn đến bạo lực gia đình, đánh nhau gây thương tích, giết người, gây tai nạn giao thông, xâm hại tình dục trẻ em...”, báo Dân trí dẫn lời bà Tiến nói thêm.

Trước đó, tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia. Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc dự thảo quy định không quảng cáo rượu, bia trong khung thời gian từ 19 - 21 giờ trên các báo hình, báo nói nhưng hiện nay, bóng đá thế giới quảng cáo bia, rượu ngay trên áo các cầu thủ rất nhiều.

Bên cạnh đó, đề xuất quy định cấm sản xuất rượu thủ công, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng nhận xét: "Nhiều loại rượu thủ công với bí quyết gia truyền có chất lượng rất ngon. Hay gà đồi, gà chạy bộ... ngon lắm, ai cũng thích. Vả lại rượu thủ công còn là bí quyết công nghệ của người dân, dòng họ từ nhiều đời, nhiều năm nay sao lại cấm? Có cấm là cấm sản phẩm làm bậy, có chất độc gây mất an toàn cho người sử dụng".

Tán đồng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng luật nên cấm sử dụng chất độc, chất cấm để sản xuất rượu, bia chứ không thể cấm rượu, bia truyền thống được.

Đặc biệt nếu luật quy định cứng cấm rượu truyền thống mà chỉ để rượu công nghiệp thì lại nảy sinh phức tạp như vấn đề nước mắm truyền thống, nước mắm công nghiệp như vừa qua.

"Rượu truyền thống thường ngon hơn rượu công nghiệp. Như rượu thủ công ở Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen, Gò Công... rất ngon saọ lại cấm", báo Người lao động dẫn lời ông Bình bày tỏ.

4. Cục Y tế Dự phòng tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về ghi nhãn dinh dưỡng

Ngày 19/4/2019 tại Hà Nội, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về ghi nhãn dinh dưỡng.

Hội thảo là một hoạt động hưởng ứng Chương trình Sức khỏe Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018, tập trung vào các giải pháp hỗ trợ xây dựng môi trường thực phẩm lành mạnh như: ghi nhãn dinh dưỡng công bố minh bạch về thành phần dinh dưỡng giúp người tiêu dùng hiểu được thành phần của thực phẩm; thiết lập hệ thống phân loại thực phẩm để xác định các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe; xây dựng các quy định về hạn chế về tiếp thị các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.

Các chuyên gia đầu ngành và đại diện từ Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng, Viện Y tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh, Đại Học Y Hà Nội và các đơn vị liên quan đã chia sẻ các bài trình bày và ý kiến về các vấn đề ưu tiên nhằm đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát tiêu thụ thực phẩm, giảm mức tiêu thụ muối, đường, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, cũng như sử dụng hợp lý chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày. 

Để thực hiện được điều này, sự triển khai đồng bộ và phối hợp hiệu quả giữa các bên, đặc biệt là giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng, điển hình như các hoạt động nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm với tổ chức, doanh nghiệp đã có kinh nghiệm quốc tế trong việc ghi nhãn dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm.

Tại hội thảo, ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết trên thực tế, tại Việt Nam, các chính sách, quy định liên quan đến môi trường thực phẩm lành mạnh đã có nhưng vẫn cần phải hoàn thiện. “Chương trình Sức khỏe Việt Nam” do Chính phủ phê duyệt, trong đó về lĩnh vực dinh dưỡng đã kêu gọi tăng cường phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế, đặc biệt là tăng cường xã hội hóa trong lĩnh vực cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

“Trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền giúp người dân biết cách lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng có lợi hơn cho sức khỏe, khuyến khích nhà sản xuất chủ động công bố ghi nhãn dinh dưỡng cho người tiêu dùng dễ nhận biết tổng năng lượng, đạm, béo, tinh bột và muối, đường…”, ông Trương Đình Bắc cho biết.

Cũng trong hội thảo này, bà Susan Kevork, Chuyên gia dinh dưỡng cấp cao Tập đoàn Nestlé khu vực Châu Á, châu Đại dương và châu Phi , đã chia sẻ kinh nghiệm quốc tế của Tập đoàn trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với từng nhóm đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Hiện tại, các sản phẩm của Nestlé đều có công bố thành phần dinh dưỡng trên bao bì, giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu và lựa chọn.

Nhân dịp này, Nestlé Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ với Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) trong việc hợp tác truyền thông nâng cao kiến thức dinh dưỡng hợp lý cho người dân cũng như hỗ trợ xây dựng các tiêu chí dinh dưỡng cho một số thực phẩm và đồ uống phổ biến dựa trên nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam.

Ông Ganesan Ampalavanar, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam cho biết: “Với kinh nghiệm quốc tế và sự am hiểu sâu sắc về nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng Việt Nam, chúng tôi cam kết đồng hành cùng Bộ Y tế và các cơ quan ban ngành triển khai các hoạt động truyền thông đến cộng đồng nhằm tăng cường sự hiểu biết của người dân về thực phẩm và đồ uống tốt hơn cho sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho người Việt Nam”. 

5. Ninh Thuận: 44 học sinh tiểu học nhập viện sau khi uống sữa Milo

Sau 10 phút uống sữa Milo được phát miễn phí tại trường, 44 em học sinh trường Tiểu học xã Phước Sơn, tỉnh Ninh Thuận phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng, nôn ói.

Vào sáng 25/4, trường tiểu học Ninh Quý tổ chức cho 383 em học sinh của trường uống sữa từ chương trình Tặng sản phẩm thức uống Nestle Milo cho học sinh tiểu học, do bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với công ty TNHH Nestle Việt Nam triển khai. 

Theo đó chương trình này do Công ty TNHH Trương Đoàn hỗ trợ và thực hiện tại 35 tỉnh, thành phố trên cả nước. Khi chương trình đang thực hiện tại Ninh Thuận thì xảy ra sự việc trên.

Theo đại diện nhà trường thì sau khi uống sữa Nestle MiLo, khoảng 5 - 10 phút, có 44 em có dấu hiệu đau bụng, nôn ói. Nhà trường đã đưa toàn số học sinh này đến bệnh viện Đa khoa tỉnh kịp thời cấp cứu và điều trị.

Chị Nguyễn Thị Lên, ngụ thôn Ninh Quý 2, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước có 2 con là Lê Thị Hiền (học sinh lớp 5) và Lê Thị Kim Ngân (học sinh lớp 3) học tại trường tiểu học Ninh Quý, đang điều trị tại bệnh viện cho biết: “Đi làm về, nghe hai con đều nhập viện do uống sữa, chân tay tôi đều bủn rủn. Giờ, 2 cháu sức khỏe cũng đã được ổn định”.

Ngày 25/4, xác nhận với PV báo Người Đưa tin, ông Lưu Văn Bình, Hiệu trưởng trường tiểu học Ninh Quý cho biết: “Trước khi phát sữa cho các em uống, nhân viên y tế của nhà trường đã kiểm tra hạn sử dụng của một số thùng sữa, và xác nhận các thùng sữa trên đều còn hạn sử dụng”.

Ông Lưu Văn Bình cho biết thêm: “Sau khi  xảy ra sự việc, nhà trường và phía công ty cũng đã tổ chức xe đưa 44 học sinh bị đau bụng, nôn ói,… xuống bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cấp cứu. Hiện, đã có 27 em xuất viện trở về nhà, còn 17 em đang nằm lại bệnh viện để theo dõi sức khỏe”.

Được biết, chương trình tặng sản phẩm thức uống Nestle Milo cho học sinh tiểu học, sẽ tổ chức cho 64 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, TP.Phan Rang – Tháp Chàm có 30 trường và huyện Ninh Phước là 34 trường. Hiện, lực lượng chức năng tỉnh Ninh Thuận đang tiếp tục điều tra vụ việc.

  1.  44 học sinh nhập viện nghi do uống sữa Nestle MiLo

Ngày 25.4, Hiệu trưởng Trường TH Ninh Quý 2 Lưu Văn Bình, xã Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận xác nhận, sau khi uống sữa Nestle MiLo theo chương trình tặng sản phẩm thức uống Nestle MiLo cho học sinh, đã có 44 em của trường phải nhập viện.

Theo ông Bình, trước khi cho các em uống sữa, nhân viên y tế của nhà trường đã kiểm tra hạn sử dụng của một số thùng sữa, đều cho kết quả tốt. Lúc 9h sáng nay (25.4), đã có 383 em học sinh của trường được tặng sữa để uống.

Sau khi uống sữa Nestle MiLo, khoảng 5 đến 10 phút, thì có 44 em có dấu hiệu nôn mửa. Vì vậy nhà trường đã đưa toàn số học sinh này đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh để kịp thời cấp cứu và điều trị. Qua chẩn đoán thông báo ban đầu tại bệnh viện, các em bị rối loạn tiêu hóa do uống sữa.

Chị Nguyễn Thị Lên, có hai con là Lê Thị Hiền (lớp 5) và Lê Thị Kim Ngân (lớp 3) học tại Trường TH Ninh Quý 2 đều bị nhập viện, do uống sữa Nestle MiLo, nói: "Đi làm về, nghe hai con đều nhập viện do uống sữa, chân tay tôi đều bủn rủn. Giờ, hai cháu đang được các bác sĩ và nhân viên y tế tại bệnh viện tận tình chăm sóc."

Cũng theo ông Bình, qua điều trị một khoảng thời gian, bệnh viện đã cho 27 em xuất viện, còn 17 em đang nằm lại bệnh viện để kiểm tra, theo dõi. Hiện nay, cơ quan chức năng Ninh Thuận đang vào cuộc điều tra và làm rõ vụ việc.

Cơ quan chức năng Ninh Thuận đang tiến hành thu giữ, niêm phong một số mẫu sữa Nestle MiLo, để tiến hành xét nghiệm và làm rõ vụ việc.

Qua tìm hiểu, Phóng viên Lao Động được biết, chương trình tặng sản phẩm thức uống Nestle MiLo được triển khai tại 35 tỉnh, thành phố trên toàn quốc do Công ty TNHH Trương Đoàn hỗ trợ và thực hiện; riêng tại tỉnh Ninh Thuận, 2 huyện Ninh Phước và TP Phan Rang-Tháp Chàm, sẽ có 64 trường tiểu học được hưởng tặng sữa từ chương trình này trong tháng 4 và tháng 5.2019.

7. Điều tra vụ bé gái 2 tuổi tử vong tại bệnh viện K'Bang, Gia Lai

Chiều 25.4, Công an H.K'Bang (Gia Lai) cho biết đơn vị này đang vào cuộc điều tra, xác minh thông tin bé gái 2 tuổi tử vong tại Bệnh viện đa khoa H.K'Bang.

Theo nội dung đơn tố cáo, rạng sáng 22.4, cháu V.N.T.V. (2 tuổi, con gái chị Hương) có biểu hiện sốt, tiêu chảy và nôn ói nên gia đình đã đưa cháu đến BVĐK H.K'Bang.

Tại đây, các bác sĩ đưa cho chị Hương một nhúm thuốc bột màu trắng gói trong tờ giấy A4, một gói men tiêu hóa cùng một viên thuốc không rõ chủng loại rồi dặn cho cháu V. uống.

Đến 4 giờ 30 cùng ngày, bác sĩ đến tiêm cho cháu V. và đưa cho chị Hương 1 viên thuốc dặn 20 phút sau thì cho cháu uống. Sau khi uống, cháu V. đã hạ sốt, giảm nôn nhưng vẫn còn tiêu chảy.

Khoảng 6 giờ 30 ngày 22.4, chị Hương cho con ăn một ít cháo và uống sữa. Và đến khoảng 7 giờ, cháu V. bắt đầu sốt cao rồi co giật. Các bác sĩ đã cho cháu thở ô xy qua đường mũi. Đồng thời các bác sĩ dùng khăn nhúng nước ấm lau cho cháu V. và nhét viên thuốc hạ sốt vào hậu môn của bệnh nhi. Một điều dưỡng đưa vào miệng V. một miếng gạc.

Lúc này, cháo và sữa trào ra từ mũi của con khiến chị Hương hoảng hốt, nói điều dưỡng gỡ miếng gạc ra để cháu nôn. Điều dưỡng không chấp nhận mà nói rằng bỏ ra cháu sẽ bị cắn lưỡi. Tiếp đó, V. có biểu hiện sặc rồi ngất lịm đi, các bác sĩ tại bệnh viện đã được huy động để cấp cứu cho cháu. Đến khoảng 8 giờ (22.4), bệnh viện thông báo cho gia đình rằng cháu V. tử vong.

Ngay sau đó gia đình đã khiếu nại đến bệnh viện nhưng không được bệnh viện phúc đáp. Gia đình yêu cầu được xem bệnh án của cháu thì đại diện bệnh viện nói rằng hồ sơ đã được niêm phong dù gia đình chưa ký vào bất kỳ một giấy tờ nào.

Đến chiều ngày 22.4, gia đình đã đến Công an H.K'Bang để trình báo vụ việc.

Ông Vũ Trung Hiếu, Giám đốc BVĐK H.K'Bang, cho hay: “Khi cháu V. nhập viện với những biểu hiện sốt, nôn, tiêu chảy, các bác sĩ chưa thực hiện được xét nghiệm nên chẩn đoán cháu bị viêm ruột hoặc ngộ độc thức ăn. Do đó các bác sĩ đã cho cháu uống thuốc hạ sốt và men tiêu hóa. Sau đó cháu đã hạ sốt nhưng vẫn xảy ra tình trạng ói và tiêu chảy nên bệnh viện đã tiến hành làm xét nghiệm thì phát hiện có sự bất thường, bạch cầu của cháu quá cao. Tuy nhiên cháu đã sốt co giật rồi tử vong quá đột ngột, các bác sĩ đã hết sức cứu chữa nhưng không thành công".

"Có thể cháu bị một bệnh lý nào đó từ trước chứ không có chuyện cháu tử vong do sốc thuốc”, ông Hiếu cho biết thêm. Cũng theo ông Hiếu, hiện đơn vị này đã xin ý kiến của Sở Y tế thành lập Hội đồng chuyên môn để xem xét, đánh giá, có kết luận về vụ việc.

8. Cảnh báo thalassemia có thể gây tuyệt chủng với dân tộc có tỷ lệ mắc cao

Điều tra lớn nhất về bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) cho thấy, tỷ lệ mang gen bệnh này ở mức cao sẽ đe dọa chất lượng giống nòi.

Bệnh di truyền mang gen ẩn

Diễn đàn thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) khu vực Đông Nam Á diễn ra hôm nay, 25.4, tại Hà Nội.

Tại diễn đàn, đại diện Việt Huyết học - Truyền máu T.Ư đã công bố mới nhất về khảo sát, nghiên cứu thalassemia  tại Việt Nam. Đây là nghiên cứu được thực hiện trên quy mô lớn nhất từ trước đến nay về bệnh này, với 30.000 người thuộc 38 dân tộc tại các vùng miền trên cả nước. Các xét nghiệm cũng được thực hiện bằng kỹ thuật hiện đại nhất.

Kết quả cho thấy tỷ lệ mang gen bệnh khoảng 13%. Như vậy, ước trên cả nước có khoảng 12 triệu người đang mang gen bệnh.

Tỷ lệ này khác nhau ở các dân tộc. Mang gen bệnh thấp nhất là dân tộc Kinh (chiếm 7%) ở đồng bằng sông Hồng; 10,8% ở TP.HCM; và 13,7% ở miền Trung. Tỷ lệ mang gen bệnh của dân tộc Tày là 26,1%; Thái (38%); Mường (41%); Khơ Me (43,8%); đặc biệt cao với người dân tộc Gia Rai (73,3%) và Ê Đê (80,1%).

“Tỷ lệ mang gen bệnh lên đến 80% là quá ghê gớm, có thể như sắp tuyệt chủng do căn bệnh này”, GS Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam, bày tỏ lo ngại.

Ông Trí cũng cho biết, nghiên cứu trên được thực hiện theo kỹ thuật xét nghiệm hiện đại nhất đã phát hiện nhiều trường hợp đột biến gen tạo tổ hợp bệnh tan máu bẩm sinh thể nặng gặp nhiều tại Việt Nam, chiếm tỷ lệ 15 - 18% với một số dân tộc như Mường, Lự, Xi mun… 

GS Nguyễn Anh Trí cho hay, tan máu bẩm sinh là do di truyền, mang bệnh suốt đời. Bệnh gây thừa sắt, nếu không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ, sẽ gây tổn thương gan, tim, thận, cơ quan sinh dục, ảnh hưởng nặng nền đến chất lượng giống nòi.

Theo chuyên gia của Liên đoàn thalassemia thế giới, nếu không điều trị, bệnh gây tử vong rất sớm ngay từ khi còn là đứa trẻ; điều trị không đầy đủ thì có thể tử vong khi 15 - 20 tuổi, do đó cần có chiến lược điều trị phù hợp, bao gồm điều trị thải sắt và truyền máu. Tuy nhiên, chi phí rất tốn kém.

“Đáng lo ngại nhất, thalassemia là bệnh di truyền mang gen ẩn. Khi cả hai người mang gen ẩn lấy nhau sẽ sinh con mắc bệnh. Bệnh chữa được nhưng không khỏi, do mang gen bệnh suốt đời, là gánh nặng tiền bạc và thoái hóa giống nòi”, GS Trí đánh giá sau hàng chục năm nghiên cứu.

Khống chế nguồn gen bệnh

Tại Việt Nam ước có khoảng 20.000 bệnh nhân gần được điều trị, trong đó 44% là trẻ em dưới 15 tuổi. Chi phí điều trị khoảng 3 tỉ đồng/người đến năm 30 tuổi, và cần 500.000 đơn vị máu cho các bệnh nhân, ước cần tối thiểu 2.000 tỉ đồng/năm để điều trị cho tất cả các bệnh nhân. Nhưng hiện mới có 50% bệnh nhân được tiếp cận điều trị, do hạn chế về tiếp cận dịch vụ y tế.

GS Nguyễn Anh Trí nêu ý kiến: "Người bệnh thalassemia phải điều trị suốt đời nhưng có thể chủ động phòng tránh với những xét nghiệm tầm soát cơ bản, chi phí thấp. Nếu như có thể triển khai đồng bộ các giải pháp quốc gia như: đưa bệnh thalassemia vào chương trình sàng lọc cho các cặp đôi trước kết hôn; đưa bệnh thalassemia vào danh sách 4 bệnh cần được được sàng lọc trước sinh; đưa xét nghiệm chẩn đoán bệnh này là bắt buộc đối với các sản phụ đến khám thai lần đầu; bảo hiểm y tế xem xét thanh toán chi phí chẩn đoán trước sinh; đưa thông tin về thalassemia vào nội dung giảng dạy cho học sinh, sinh viên,… sẽ nâng cao nhận thức của cộng đồng và ngăn chặn căn bệnh thalassemia trên toàn quốc".

TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư, nhận định: "Thalassemia ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, tương lai của giống nòi. Phòng bệnh là biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất thông qua các xét nghiệm sàng lọc, phát hiện gen bệnh trong gian đoạn tiền hôn nhân và tiền thai sản. Chúng ta cần xem xét việc xây dựng và triển khai chương trình thalassemia quốc gia kiểm soát bệnh, để khống chế sự phát triển của nguồn gen bệnh, hạn chế trẻ em sinh ra bị bệnh, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam".

Theo TS Khánh, nhiều nước đã triển khai hiệu quả chương trình thalassemia quốc gia và nhiều năm liền không có thêm những em bé bị bệnh thalassemia ra đời như đảo Síp, Italia…

  1. Nắng nóng cộng khói bụi, gần 2.000 người vào viện khám mắt mỗi ngày

ANTD.VN - Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, từ khi bước vào đợt nắng nóng đến nay, số lượng bệnh nhân đến khám mắt liên tục tăng, ngày đông nhất tiếp nhận đến 1.600 bệnh nhân, thậm chí lúc cao điểm dự báo có thể lên tới gần 3.000 bệnh nhân/ngày.

Thông tin đến báo chí về các bệnh mắt thường gặp trong mùa hè, TS.BS Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, nguyên nhân khiến bệnh mắt gia tăng những ngày gần đây chủ yếu là do thời tiết nồm ẩm mùa xuân, nóng bức mùa hè, cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi… ảnh hưởng có hại đến mắt.

Theo bác sĩ Cương, bệnh nhân đến khám mắt thời gian này phần lớn là ca bệnh dị ứng, đau mắt đỏ, khô mắt... trong đó tăng mạnh nhất là hội chứng khô mắt. Hội chứng này xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi: cay mắt, cảm giác buốt như kim châm, dụi mắt, chói mắt, có các vệt sáng qua mắt thất thường, trào nước mắt.

Một báo cáo của Bệnh viện Mắt Trung ương cho thấy, có khoảng 60% người làm việc văn phòng mắc các bệnh về mắt, trong đó phổ biến nhất cũng là mắc hội chứng khô mắt.

Nếu không được điều trị, các triệu chứng trên sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, nặng hơn, làm giảm thị lực và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động của người bệnh. Bệnh nhân sẽ khó chịu, cảm thấy chói, cộm, sợ ánh sáng, không mở được mắt.

Bên cạnh các nguyên nhân nói trên, một nguyên nhân nữa khiến bệnh nhân đến khám mắt gia tăng mạnh trong những ngày nắng nóng gần đây được bác sĩ Hoàng Cương chỉ ra, đó là rất nhiều người chưa có ý thức chăm sóc, bảo vệ mắt trước thay đổi của thời tiết, môi trường, thậm chí sai lầm trong cách chăm sóc mắt.

Thực tế, qua khám bệnh tại Bệnh viện Mắt Trung ương, không ít bệnh nhân đến viện khám, dù ban đầu chỉ bị các phản ứng đơn giản ở mắt nhưng do sử dụng thuốc nhỏ mắt một cách tùy tiện, dùng thuốc không đúng cách, dùng phải sản phẩm không an toàn… dẫn tới bệnh diễn biến nặng.

TS.BS Hoàng Cương cảnh báo, hiện nay trên thị trường còn nhiều sản phẩm nước muối sinh lý, nước nhỏ mắt nhân tạo, thậm chí cả thuốc nhỏ mắt sản xuất thủ công, chứa chất bảo quản rẻ tiền...

Trong khi đó, đa phần người bị bệnh về mắt thời gian đầu chưa đi khám ngay mà tự ra hiệu thuốc mua thuốc nhỏ mắt về tra. Đây chính là nguyên nhân gây khô mắt, đau mắt mãn tính, thậm chí dẫn tới mù lòa.

Trước thực trạng đó, vị bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương khuyến cáo, trong thời tiết nắng nóng, cộng với khói bụi, ô nhiễm môi trường (nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội) hiện nay, người dân khi ra đường cần có ý thức bảo vệ mắt của mình bằng những biện pháp đơn giản như đeo kính dâm, vệ sinh mắt đúng cách.

Cụ thể, phải thường xuyên và tạo thành thói quen vệ sinh tay, mắt bằng nước sạch. Khi bị bụi vào mắt, có thể chớp mắt vào cốc nước sạch, tránh day dụi mắt.

Hàng ngày, cần chú ý làm sạch mắt bằng cách nhỏ nước muối sinh lý, tối thiểu là 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Khi làm việc căng thẳng cần để cho mắt có thời gian nghỉ ngơi, bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt như rau xanh, trái cây, gấc, các loại hạt... trong chế độ ăn.

Khi mắc bệnh về mắt, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa, không tự kê đơn, tự mua thuốc điều trị. Bác sĩ Cương cũng lưu ý khi sử dụng nước muối để rửa mắt hàng ngày cần phải lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, không chất bảo quản để chăm sóc mắt an toàn vì mắt là cơ quan nhạy cảm, dễ phản ứng, dị ứng.

Đặc biệt, mỗi người cần sử dụng một lọ thuốc nhỏ mắt riêng để tránh lây chéo, nhiễm khuẩn các bệnh về mắt cho nhau.

  1.   Điểm nóng bệnh sốt rét tại Việt Nam

Số ca sốt rét ở Việt Nam đã giảm mạnh nhờ những nỗ lực thành công của Chính phủ Việt Nam trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, công tác phòng, chống bệnh sốt rét tại Việt Nam đang gặp không ít khó khăn do sự di biến động dân cư, tập quán sinh sống của người dân...

Bước tiến phòng chống bệnh sốt rét

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 10 năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong công tác phòng, chống sốt rét. 

Năm 2018, cả nước có 4.813 trường bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng sốt rét, giảm 70,16% so với năm 2009, có 12 trường hợp bệnh nhân sốt rét ác tính và 1 trường hợp tử vong do sốt rét. Không có dịch sốt rét xảy ra.

Trong đó, ký sinh trùng sốt rét tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh gồm Bình Phước, Gia Lai và Đắk Lắk (chiếm 64,66% toàn quốc). Năm 2016, Việt Nam nằm trong số 44 quốc gia có ít hơn 10 nghìn người bị sốt rét mỗi năm. Việt Nam thay đổi cách tiếp cận, từ kiểm soát sang loại trừ sốt rét vào năm 2030Lấy mẫu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét tại từng vùng

Mỗi năm có hàng triệu người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành được bảo vệ bằng biện pháp phòng chống muỗi sốt rét như phun tồn lưu và tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi; hàng chục nghìn bệnh nhân được cấp thuốc điều trị sốt rét miễn phí.

Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh sốt rét và tử vong đã giảm trên toàn quốc, gánh nặng sốt rét vẫn còn ảnh hưởng đến một số khu vực và các nhóm dân cư nhất định ở các mức độ khác nhau.

Đặc biệt, lây truyền sốt rét chủ yếu tập trung ở những khu vực đồi, rừng ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Điều này là do sự gia tăng lao động nhập cư là những người ít có tiếp cận với các cơ sở y tế, cũng như tỉ lệ kháng thuốc sốt rét cao trong khu vực.

Bên cạnh dân di cư tạm thời và lao động thời vụ, các nhóm khác có nguy cơ cao nhất mắc bệnh sốt rét bao gồm cư dân sống trong rừng và bìa rừng (thường là các nhóm dân tộc thiểu số) và những người mới định cư ở rừng.

Theo PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, khó khăn hiện nay với Việt Nam trong đẩy lùi sốt rét là vấn đề ký sinh trùng sốt rét P.falciparum kháng Artemisinin đang có nguy cơ lan rộng.

Chất lượng chẩn đoán và điều trị sốt rét tại tuyến cơ sở của nhiều địa phương chưa cao. Đặc biệt, những địa phương có bệnh sốt rét giảm thấp nhiều năm thì chính quyền tại đây còn chưa quan tâm đúng mức. Một khó khăn nữa là hiện nay nguồn kinh phí cho phòng chống sốt rét đang giảm dần do nguồn kinh phí viện trợ của quốc tế giảm.

Chung tay đẩy lùi bệnh sốt rét

Ðể thực hiện được các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, cần tiếp tục triển khai tích cực những biện pháp truyền thông để các cấp chính quyền, đoàn thể, địa phương và cộng đồng chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét. Các đơn vị y tế cần thường xuyên giám sát, phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời; quản lý ca bệnh, quản lý đối tượng người dân di biến động...

Ðối với các địa phương, bộ, ngành cần nỗ lực vận động và chủ động đầu tư kinh phí cho công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét.

Ngoài ra, để phòng, chống bệnh sốt rét có hiệu quả, người dân thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi...

  1.   7.000 em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh được hỗ trợ chữa trị

Ngày 25/4, The VinaCapital Foundation (VCF) cho biết, Chương trình Nhịp Tim Việt Nam do VCF phối hợp triển khai vừa chạm đến cột mốc 7.000 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đã được tài trợ phẫu thuật chữa trị các dị tật tim bẩm sinh.

Riêng trong năm 2018, Chương trình đã tài trợ 733 ca phẫu thuật; và từ đầu năm 2019 đến nay chương trình đã hỗ trợ cho 250 em bé đến từ mọi miền trên cả nước.

Theo nghiên cứu do VCF thực hiện, mỗi năm khoảng 16.000 trẻ em Việt Nam chào đời với trái tim mang các dị tật bẩm sinh. Trong đó khoảng 7.500 em cần được can thiệp hoặc phẫu thuật. Bệnh tật không phân biệt gia cảnh hay địa lý nhưng đây chính là những trở ngại khiến hàng ngàn gia đình nghèo không có khả năng đưa con đi khám và chữa trị kịp thời. Càng phải chờ đợi lâu, trẻ càng chịu nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường. Với sức khỏe yếu và dễ suy dinh dưỡng, nhiều em dễ khó thở, ngất xỉu và không thể chơi đùa và đi học bình thường như các bạn đồng trang lứa.

Nhìn lại hành trình hơn 12 năm qua của Nhịp Tim Việt Nam, ông Don Lam, Chủ tịch VinaCapital Foundation chia sẻ: “Cá nhân tôi và VinaCapital luôn mong mốn đóng góp cho cộng đồng thông qua các hoạt đồng hỗ trợ chăm sóc y tế và tài trợ giáo dục cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Thành quả của Chương trình là niềm vui lớn cho tất cả chúng tôi. Với những em vẫn còn đang đợi để được giúp, chúng tôi phải đẩy mạnh phần khám sàng lọc để tìm ra các em nhanh hơn nữa. Chắc chắn VCF sẽ không dừng lại cho đến một ngày nào đó sẽ không có em bé nào mất đi do không được phẫu thuật kịp thời".

Thành quả của Chương trình từ 2007 đến nay đến từ nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ VCF phối hợp cùng các đối tác địa phương từ 63 tỉnh thành, các tổ chức nhân đạo và hàng trăm nhà tài trợ tâm huyết. Nhiều dự án gây quỹ và phổ biến thông điệp nhân ái đến cộng đồng đã và đang đạt được hiệu quả tích cực như Vết Sẹo Cuộc Đời, Chạy Vì Trái Tim, các chiến dịch gây quỹ ở nhiều doanh nghiệp, các nhóm hoạt động xã hội học đường và chương trình phóng sự Nối Kết Yêu Thương...

VCF là một tổ chức phi lợi nhuận được đăng ký tại Mỹ và hoạt động tại Việt Nam với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em và thanh thiếu niên trên cả nước Việt Nam thông qua việc mang lại các cơ hội chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

12. Không tiêm vắc - xin, nhiều trẻ bị viêm màng não nặng phải nhập viện cấp cứu

Trẻ được chuyển lên từ các bệnh viện tuyến dưới khi bệnh đã nặng, có biến chứng thần kinh như không tỉnh táo, hạn chế vận động, gặp di chứng về tinh thần.

PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới tiếp nhận và điều trị cho 30 trẻ bị viêm màng não và viêm não.

Những bệnh nhi trên bị viêm não và viêm màng não ở nhiều mức độ và độ tuổi khác nhau, nhưng đều có điểm chung là phần lớn các bé đều “chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh".

“Trẻ được chuyển lên từ các bệnh viện tuyến dưới khi bệnh đã nặng, có biến chứng thần kinh như không tỉnh táo, hạn chế vận động, gặp di chứng về tinh thần hoặc tê liệt”, bác sĩ Điển nói.

Điển hình là trường hợp của hai bệnh nhi 3 tháng tuổi ở Hải Phòng và bé 12 tuổi ở Thanh Hóa nhập viện trong tình trạng rất nặng, vì không tiêm vắc xin phòng bệnh. 

Trường hợp đầu tiên là bé 3 tuổi trú tại An Dương, Hải Phòng được chuyển lên từ Bệnh viện Sản Nhi Hải Phòng sau 2 ngày điều trị tại đây nhưng không đỡ, lâm tình trạng sốt cao, không giảm.

Khi nhập viện Nhi Trung ương, bé bị chẩn đoán bị viêm màng não mủ đã biến chứng nặng, ảnh hưởng sang hệ thần kinh. Đến nay, sau hơn 1 tháng được các bác sĩ điều trị tích cực, tình trạng của bé có khá hơn nhưng để đảm bảo, bệnh nhi vẫn đang tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.

Cũng giống như bé 3 tuổi, bé 12 tuổi ở Thanh Hóa nhập viện trong tình trạng đã bị biến chứng của căn bệnh viêm màng não dẫn tới mất ý thức, ảnh hưởng hệ thần kinh. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhi đã dần có lại ý thức nhưng vân chưa thể vận động được.

Theo bác sĩ Điển, bệnh viêm màng nào hiện nay do vi khuẩn (phế cầu, Haemophilus influenza…) gây ra, bệnh hoàn toàn có khả năng phòng ngừa được bằng phương pháp tiêm vắc xin.

Thậm chí, bệnh viêm não Nhật Bản B đã có vắc xin trong tiêm chủng mở rộng ở nước ta, có độ bao phủ khá tốt, sau tiêm tỷ mắc đã giảm đi rất nhiều. Nhưng thực tế nhiều phụ huynh vẫn chưa cho con đi tiêm phòng, để trẻ nhiễm bệnh, dẫn tới hậu quả đáng buồn.

Trước tình trạng như hiện nay, các bác sĩ khuyến cáo người dân khi trẻ đến tuổi tiêm phòng, cần cho trẻ đi tiêm để phòng các bệnh nguy hiểm. Qua đó, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra, ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ. 

Chính vì vậy, phụ huynh không nên lo lắng hoặc nghe theo những thông tin về phong trào “anti vắc xin” rồi không dám cho trẻ đi tiêm phòng. Điều này không những gây nguy hiểm cho trẻ mà còn góp phần làm tăng nguy cơ lây lan của dịch bệnh.

Biểu hiện ban đầu khi trẻ bị viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng viêm màng bao quanh não và tủy sống. Nguyên nhân gây bệnh do: nhiễm trùng, virus, nấm, phản ứng phụ của thuốc, các chất độc hại từ môi trường xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, đa số các trường hợp bị viêm màng não là do vi trùng hay siêu vi trùng từ vùng mũi họng xâm nhập vào màng não và gây viêm màng não.

Bệnh lây qua đường hô hấp nên rất dễ lây lan, thường xảy ra với trẻ nhỏ vào mùa nắng nóng hay lúc chuyển mùa vì có nhiều trẻ mắc bệnh đường hô hấp và là thời điểm thuận lợi để một số vi trùng và siêu vi trùng xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây viêm màng não.

Trẻ bị viêm màng não ban đầu thường có các biểu hiện: sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi… rất dễ nhầm lẫn với viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, sốt virus… Các dấu hiệu dấu hiệu quan trọng gợi ý viêm màng não. Co giật, rối loạn ý thức, đau đầu, buồn nôn, nôn …

Để phòng bệnh, các bậc cha mẹ cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và nơi ở của trẻ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

Ngoài ra, các tốt nhất để phòng bệnh là cho trẻ tiêm vắc xin phòng viêm não đầy đủ. Bởi vậy, phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đi tiêm vắc xin để làm giảm nguy cơ mắc viêm màng não và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

13.  Đà Nẵng: Nắng nóng, bệnh nhi nhập viện tăng cao

25/04/2019 16:22

http://baodansinh.vn/da-nang-nang-nong-benh-nhi-nhap-vien-tang-cao-d96076.html

Thời tiết nắng nóng liên tục diễn ra trong thời gian vừa qua đã khiến cho tình trạng trẻ em nhập viện tăng cao. Tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, số trẻ nhập viện đã tăng từ 30% đến 50% so với ngày thường.

Theo báo Tiền phong, từ đầu tháng tư đến nay, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng liên tục tiếp nhận bệnh nhi mắc các bệnh về đường hô hấp, sốt, tiêu hóa… Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng này, số lượng bệnh nhi tới khám và nhập viện tăng cao. BS CKII Võ Đức Minh cho biết, thời tiết nắng nóng, bệnh nhi thường mắc các bệnh về sốt, điển hình sốt siêu vi; bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản; các bệnh về tiêu hóa… Ngoài ra, còn có thêm một số trường hợp bị say nắng.

Theo báo điện tử VOV.VN, thống kê mỗi ngày Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng đón từ 1.300 đến 1.500 lượt bệnh nhi đến khám bệnh. Trong đó, có từ 200 đến 300 bệnh nhi nhập viện. Bệnh viện đã phải tăng cường thêm đội ngũ y bác sĩ, kê thêm giường bệnh để phục vụ khám chữa bệnh.

“Trong những ngày nắng nóng, phụ huynh không nên cho trẻ đi ra ngoài trời nhiều, nếu đi cần che chắn kỹ càng, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng ra mát và ngược lại. Để tránh các bệnh về tiêu hóa, trước khi cho trẻ bú, ăn phải vệ sinh sạch sẽ tay chân, bình bú...; không nên để thức ăn quá lâu bởi trong môi trường nhiệt độ cao, quá 6 tiếng thức ăn sẽ bị phân hủy” - bác sĩ Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng khuyến cáo.

14.  Bé gái 6 tuổi ở Phú Thọ cùng lúc không phát triển nhiều bộ phận

Bé Thảo đã 6 tuổi nhưng hộp sọ bị hẹp mức độ nặng, thiểu sản hốc mắt, xương hàm trên không phát triển và các ngón tay, chân dính chặt với nhau.

PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, BV Việt Đức cho biết, sau 6 lần phẫu thuật trong 5 năm, các bác sĩ đã giải cứu thành công cho bệnh nhi Nguyễn Thị Thảo ở Vĩnh Phúc thoát khỏi nguy cơ bị tàn tật, chậm phát triển trí tuệ, mù lòa trở về cuộc sống gần như bình thường. 

PGS Hà cho biết, cháu Thảo sinh ra không may mắc hội chứng Apert, một hội chứng dị tật sọ mặt phức tạp hiếm gặp với tỉ lệ từ 1/65.000 - 1/200.000 trẻ sơ sinh sống.

Hội chứng này bao gồm nhiều dị tật phối hợp từ hẹp hộp sọ mức độ nặng, thiểu sản hốc mắt, xương hàm trên không phát triển, khe hở vòm cũng như trẻ bị dính tất cả 5 đầu ngón tay, ngón chân.

Để cứu cháu bé, bác sĩ xác định vấn đề hẹp hộp sọ và ổ mắt sẽ sẽ cần ưu tiên giải quyết trước. Hộp sọ của cháu Thảo liền sớm trước 1 năm khiến não bị chèn ép đè đẩy vào tổ chức não, não không phát triển được.

Nếu bệnh nhi không được nới rộng hộp sọ, cháu bé khi lớn lên sẽ bị thiểu năng trí tuệ, không thể phục vụ mình, phần mắt lồi ra không được che phủ sẽ có nguy cơ loét giác mạc gây ra giảm thị lực và mù lòa.

Chính vì vậy việc yêu cầu can thiệp phẫu thuật sớm ngay khi trẻ dưới 12 tháng tuổi là một vấn đề cấp bách. 

Bệnh nhi lên bàn mổ lần đầu lúc 10 tháng tuổi để tái tạo hộp sọ và trần ổ mắt, sau đó có thêm 4 cuộc can thiệp khác nên đến giờ, bé phát triển trí não bình thường. Cháu có thể bắt đầu tập đọc, tập viết, tập hát chơi đùa giống như các trẻ em khác.

Hiện tại, bé đã được gia đình đưa trở lại nhập viện để tiếp tục thực hiện ca phẫu thuật tách các ngón tay, ngón chân. 

15.  Báo động bệnh ung thư trực tràng ngày càng trẻ hóa

Ung thư đại trực tràng thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi, nhưng ở Bệnh viện K đã phẫu thuật cho những bệnh nhân mới 10-12 tuổi.

12, 13 tuổi đã mắc ung thư

Theo thống kê, ở Việt Nam, con số thống kê ước tính mỗi năm cả nước có 165.000 ca mắc mới và có khoảng 115.000 ca tử vong/năm đều do nguyên nhân ung thư. Con số này dự kiến tiếp tục gia tăng, do đó ung thư đang là mối đe dọa lớn đến sức khỏe của mỗi người.

TS.BS Bùi Ánh Tuyết - Trưởng khoa Nội soi thăm dò chức năng, Bệnh viện K Trung ương cho biết, ghi nhận năm 2018 tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả hai giới với số ca mắc mới là 14.733 và 7.856 trường hợp tử vong.

Tại Bệnh viện K, mỗi năm phẫu thuật cho khoảng 22.000 - 23.000 bệnh nhân ung thư, trong đó riêng ung thư đại trực tràng đã chiếm 4.000 - 5.000 ca, tương đương 11 - 13 bệnh nhân/ngày.

Đáng lưu ý, hơn 70% bệnh nhân ung thư đến khám ở giai đoạn muộn với các nhu cầu điều trị giảm đau và chăm sóc triệu chứng là chủ yếu. Nếu như trước đây, người mắc ung thư đại trực tràng thường gặp ở độ tuổi trên 50 thì giờ đây căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa, có những bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại trực tràng khi 12,13 tuổi…

Điển hình là trường hợp bệnh nhân Trần Thanh H. (12 tuổi, ở Thái Bình) nhân nhập viện trong tình trạng đau tức bụng khó chịu,. Ngay sau đó bệnh nhân H. đã được thăm khám và chỉ định chiếu chụp, cũng như làm các xét nghiệm. Kết quả cho thấy tổn thương u đại tràng trái, kích thước 4 x5cm, phá vỡ thanh mạc trên đại thể, u chít hẹp gần hoàn toàn lòng đại tràng. Bệnh nhân H. đã được bác sĩ khoa Ngoại bụng I bệnh viện K phẫu thuật cắt đại trực tràng, loại bỏ hoàn toàn khối u.

“Ung thư đường tiêu hóa là căn bệnh thường gặp và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tình trạng bệnh nhân có xu hướng trẻ hóa đang gióng một hồi chuông cảnh báo về sức khỏe của người dân hiện nay”, TS Tuyết nhấn mạnh.

Tiến bộ trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng

Theo khuyến cáo của Hiệp hội nội soi Nhật Bản, khám sàng lọc và nội soi đại trực tràng giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng, đặc biệt cắt polyp qua nội soi giúp giảm tới 80% tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng.

TS.BS Bùi Ánh Tuyết cho biết, đối với ung thư đại trực tràng các phương pháp chẩn đoán có giá trị nhất hiện tại là nội soi ống mềm, ngoài quan sát được tổn thương còn lấy sinh thiết làm xét nghiệm về mặt tế bào học. Nội soi, chẩn đoán sớm ung thư là rất cần thiết, đặc biệt với nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Mới nhất ê-kíp phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân Lê Ích L. (76 tuổi, ở Cao Bằng) đến Bệnh viện K khám do đi ngoài ra máu, sụt cân nhiều. Khi nội soi, bác sĩ phát hiện có nhiều polyp tron đại trực tràng, trong đó cái lớn nhất có kích cỡ 3 cm nên đã chỉ định làm sinh thiết. Kết luận cho thấy, bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm, chưa có di căn xa.

Bệnh nhân được chỉ định cắt tách dưới niêm mạc khối tổn thương. Theo đó sau cắt u, bác sĩ tiếp tục lấy toàn bộ khối u và vùng niêm mạc đi làm sinh thiết. Nếu kết quả u tại chỗ hoặc giai đoạn sớm 1a, có thể bảo tồn không phải cắt đoạn đại tràng. Nếu kết quả ở giai đoạn 1b, sẽ phải cắt đoạn đại tràng kèm vét hạch.

Các bác sĩ sử dụng hệ thống máy nội soi thế hệ mới nhất giúp hình ảnh sắc nét, hiển thị rõ tổn thương dù là nhỏ nhất cao cấp, có chức năng nhuộm màu bằng ánh sáng và phóng đại trên 100 lần, giúp phân tích rõ ràng vi cấu trúc và vi mạch máu của tổn thương, đưa ra nhận định chính xác về tính chất tế bào học của tổn thương, phân biệt tổn thương ung thư và không ung thư từ đó đưa ra hướng can thiệp kịp thời cho người bệnh.

Đây là can thiệp tối thiểu nên bệnh nhân có thể xuất viện sau 4-5 ngày, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí, kéo dài thời gian lui bệnh.

Trước tình trạng ung thư đại trực tràng ngày càng gia tăng và trẻ hóa, TS Tuyết khuyến cáo để phòng bệnh, người dân hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật; bổ sung đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi, các vitamin E, C, và A …và duy trì chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục thường xuyên.

Các chuyên gia khuyến cáo, những nguời có tiền sử viêm đại tràng mạn tính, trong gia đình có nguời thân từng mắc ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại tràng), hoặc khi có triệu chứng sụt cân không rõ lý do, táo bón, đầy bụng, đi tiêu ra máu, ói ra máu… thì nên đi khám ngay để tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời.

16.  TPHCM: Lượng người đổ bệnh vì nắng nóng tăng cao

Số lượng bệnh nhi đến các bệnh viện nhi ở TPHCM ngày càng đông. Có những bệnh viện, như Nhi Đồng 2, mỗi ngày tiếp nhận từ 3.500 đến 7.000 ca bệnh với phần lớn các bé mắc bệnh tay chân miệng, bệnh đường hô hấp và bệnh đường tiêu hóa. 

Nhiều ngày nay, thời tiết nắng nóng kéo dài tại vùng Nam bộ, đặc biệt tại TPHCM khiến trẻ em và người già đổ bệnh, phải nhập viện. Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, từ giữa tháng 4 đến nay, tức chỉ trong vòng mười ngày qua, mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận từ 3.500 đến 7.000 trẻ em được đưa đến khám bệnh, trong đó có khoảng 6-7% số trẻ phải nhập viện để được theo dõi và điều trị. Các bệnh xuất hiện nhiều là bệnh tay chân miệng chiếm khoảng gần 50%, các bệnh đường tiêu hóa tăng 15% so với những tháng trước.

Còn ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, mỗi ngày có khoảng 5.000-6.000 bệnh nhi đến khám ngoại trú. Các bệnh chủ yếu có liên quan đến viêm đường hô hấp, viêm phổi và tiểu phế quản, tiêu hóa. Trong đó, khoảng 20-30% bệnh nhi mắc các bệnh lý về đường hô hấp, 10-20% mắc các bệnh về tiêu hóa, khoảng 5% mắc bệnh tay chân miệng và rải rác có một số ca bệnh thủy đậu, viêm não. Theo thống kê của khoa Khám bệnh của Nhi Đồng 1, số bệnh nhi đến khám tăng khoảng 5% so với tháng trước.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, trong điều kiện thời tiết nắng nóng hiện nay với mức nhiệt độ ngoài trời lên tới 39-40 độ C, sự chênh lệch về nhiệt độ trong phòng (dùng máy quạt hay máy điều hòa nhiệt độ) và bên ngoài phòng khá lớn, nên khi di chuyển từ bên  ngoài bước vào phòng hay ngược lại từ trong phòng bước ra ngoài, nhiệt độ cơ thể người bị thay đổi đột ngột, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Bên cạnh đó, thời tiết nóng cũng dễ làm cho thức ăn nhanh ôi thiu, nhiều bậc cha mẹ tiếc rẻ cho con ăn lại đồ ăn thừa khiến trẻ dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa. Đây cũng là thời điểm gia tăng của bệnh tay chân miệng, và tình trạng nắng nóng càng khiến sự lây lan (qua tuyến mồ hôi) rộng hơn. Do đó, các bác sĩ khuyên phụ huynh nên hạn chế cho bé ra ngoài trời, không nên để quạt thổi trực tiếp vào người trẻ, không bật máy điều hòa quá lạnh. Bên cạnh đó, cho trẻ uống nhiều nước trái cây để tăng sức đề kháng.

Không chỉ trẻ em, người già cũng chịu ảnh hưởng của đợt nắng nóng này, số lượng người già nhập viện cũng tăng cao. Ở Bệnh viện Thống Nhất TPHCM, mỗi ngày có hơn 2.000 người đến khám các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, đa số là những bệnh nhân lớn tuổi. Số lượng các bệnh nhân cao tuổi đến khám về bệnh huyết áp và rối loạn giấc ngủ tăng 15%, số lượt khám về các bệnh lý về tiêu hóa, hô hấp, da liễu cũng tăng 7 – 10%.

17.  Grab Việt Nam "bắt tay" với Bộ Y tế, tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua GrabFood

Grab đã chính thức hợp tác với Cục Vệ sinh ATTP (Bộ Y tế) bằng một bản thỏa thuận hợp tác trong vòng 3 năm thông qua GrabFood nhằm tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm.

Biên bản thỏa thuận giữa Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Grab Việt Nam đã chính thức ký kết vào chiều nay, 25/4. Theo đó, bản thỏa thuận hợp tác trong 3 năm nhằm thực hiện nâng cao nhận thức an toàn thực phẩm cho cộng đồng tại Việt Nam.

Ngay sau lễ ký kết, Cục An toàn thực phâm và Grab (thông qua GrabFood) sẽ bắt tay phối hợp triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đến các đối tác nhà hàng, đối tác tài xế vận chuyển thực phẩm và người tiêu dùng.

Các hoạt động thuộc năm đầu tiên nằm trong khuôn khổ hợp tác 3 năm bao gồm việc tổ chức 4 buổi tập huấn dành cho các đối tác nhà hàng để cung cấp kiến thức đầy đủ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Với nội dung gần gũi và thực tế, chương trình này sẽ giúp GrabFood dễ dàng tiếp cận và tuyên truyền cho các đối tượng chủ nhà hàng, quán ăn là đối tác của GrabFood, từ đó tạo nên một mạng lưới các đối tác nhà hàng chất lượng và uy tín.

Ở phạm vi rộng hơn, Grab (thông qua GrabFood) sẽ phối hợp với Cục An toàn thực phẩm phân phối 6.000 tài liệu hướng dẫn an toàn thực phẩm tới 6 tỉnh thành, dự kiến là các thành phố lớn tập trung đông dân cư, nhà hàng và quán ăn, như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng…

Phía Grab cho hay, sẽ tăng cường truyền thông cho người tiêu dùng và đối tác nhà hàng trên nền tảng Grab. Hiện GrabFood phục vụ nhu cầu của người dân và cung cấp giải pháp vận chuyển cho các đối tác nhà hàng. Đây là tiền đề sử dụng nền tảng công nghệ để GrabFood có thể phối hợp với Cục An toàn thực phẩm quảng bá thông điệp nâng cao nhận thức về an toàn thực đến các bên liên quan.

Là một trong những hoạt động trọng điểm trong năm đầu tiên của hợp tác 3 năm, chương trình "Hưởng ứng Ngày An toàn Thực phẩm Thế giới" được cả hai bên hi vọng sẽ trở thành điểm nổi bật thu hút được nhiều sự chú ý từ người dân và dư luận. Vào thời điểm này, Cục An toàn thực phẩm và Grab (thông qua GrabFood) sẽ công bố kết quả sơ bộ sau một thời gian khởi động chương trình hợp tác và hoạt động tại các tỉnh thành.

Tại buổi lễ ký kết, ông Jerry Lim, Giám đốc Grab tại Việt Nam chia sẻ: “Việc triển khai thỏa thuận hợp tác chiến lược là tiền đề vững chắc, tạo nền móng cho những kế hoạch chiến lược dài hạn hơn, toàn diện và triệt để hơn giữa Cục An toàn thực phẩm và Grab trong tương lai. Với vai trò là đơn vị tiên phong hỗ trợ truyền thông song hành cùng với Cục An toàn thực phẩm, Grab, thông qua GrabFood hy vọng có thể truyền tải thông điệp đến hàng triệu người dùng cũng như đối tác nhà hàng, cải thiện chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó đem đến một cuộc sống khỏe mạnh cho toàn cộng đồng tại Việt Nam"

 

  1.  GrabFood phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm và Grab (GrabFood) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm

Hôm nay, Cục An toàn thực phẩm và Grab - thông qua GrabFood, đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm nhằm thực hiện nâng cao nhận thức an toàn thực phẩm cho cộng đồng tại Việt Nam.

Cục An toàn thực phẩm và Grab (GrabFood) tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm

Ngay sau lễ ký kết, VFA và Grab (thông qua GrabFood) sẽ bắt tay phối hợp triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đến các đối tác nhà hàng, đối tác tài xế vận chuyển thực phẩm và người tiêu dùng. Cụ thể, các hoạt động thuộc năm đầu tiên nằm trong khuôn khổ hợp tác ba năm bao gồm:

Các lớp tập huấn cho các đơn vị nhà hàng: Với mong muốn người kinh doanh tiếp cận hơn và thực hành đúng về an toàn thực phẩm, VFA và GrabFood sẽ tổ chức 4 buổi tập huấn dành cho các đối tác nhà hàng để cung cấp kiến thức đầy đủ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Với nội dung gần gũi và thực tế, chương trình này sẽ giúp GrabFood dễ dàng tiếp cận và tuyên truyền cho các đối tượng chủ nhà hàng, quán ăn là đối tác của GrabFood, từ đó tạo nên một mạng lưới các đối tác nhà hàng chất lượng và uy tín.

Phổ biến thông tin an toàn thực phẩm cho các tỉnh thành: Ở phạm vi rộng hơn, Grab (thông qua GrabFood) sẽ phối hợp với VFA phân phối 6.000 tài liệu hướng dẫn an toàn thực phẩm tới 6 tỉnh thành, dự kiến là các thành phố lớn tập trung đông dân cư, nhà hàng và quán ăn, như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng…

Bà Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm ( Bộ Y tế và ông Jerry Lim, Giám đốc Grab tại Việt Nam đã ký cam kết phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm

Truyền thông cho người tiêu dùng và đối tác nhà hàng trên nền tảng Grab: GrabFood phục vụ nhu cầu của người dân và cung cấp giải pháp vận chuyển cho các đối tác nhà hàng. Đây là tiền đề sử dụng nền tảng công nghệ để GrabFood có thể phối hợp với VFA quảng bá thông điệp nâng cao nhận thức về an toàn thực đến các bên liên quan.

Hưởng ứng Ngày An toàn Thực phẩm Thế giới: Là một trong những hoạt động trọng điểm trong năm đầu tiên của hợp tác ba năm, chương trình hy vọng sẽ trở thành điểm nổi bật thu hút được nhiều sự chú ý từ người dân và dư luận nhằm hưởng ứng Ngày An toàn Thực phẩm Thế giới của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc - ngày 07/06 hàng năm. Vào thời điểm này, VFA và Grab (thông qua GrabFood) sẽ công bố kết quả sơ bộ sau một thời gian khởi động chương trình hợp tác và hoạt động tại các tỉnh thành.

 Bà Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết “Trong những năm gần đây, công tác truyền thông về an toàn thực phẩm đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Cục An toàn thực phẩm, vì đây sẽ là kênh trao đổi thông tin chính thống giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính vì vậy, chúng tôi đánh giá cao việc hợp tác giữa hai bên. Đây là định hướng phát triển mà hy vọng rằng các doanh nghiệp khác tại Việt Nam cũng thực hiện để cùng hỗ trợ Chính phủ trong công tác tuyên truyền và giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm”.

Ký kết hợp tác với VFA, Grab (thông qua GrabFood) thể hiện cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam

“Việc triển khai thỏa thuận hợp tác chiến lược là tiền đề vững chắc, tạo nền móng cho những kế hoạch chiến lược dài hạn hơn, toàn diện và triệt để hơn giữa Cục An toàn thực phẩm (VFA) và Grab trong tương lai. Với vai trò là đơn vị tiên phong hỗ trợ truyền thông song hành cùng với VFA, Grab, thông qua GrabFood hy vọng có thể truyền tải thông điệp đến hàng triệu người dùng cũng như đối tác nhà hàng, cải thiện chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó đem đến một cuộc sống khỏe mạnh cho toàn cộng đồng tại Việt Nam.” - ông Jerry Lim, Giám đốc Grab tại Việt Nam chia sẻ.

Ký kết hợp tác với VFA, Grab (thông qua GrabFood) thể hiện cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam với vai trò là đơn vị song hành hợp tác với chính phủ góp phần giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm. Theo đó, Grab không chỉ là ứng dụng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, mà còn nỗ lực tăng cường nhận thức cộng đồng cho các vấn đề liên quan, hướng đến việc nâng cao trải nghiệm an toàn cho các dịch vụ trên ứng dụng.

19.  Đảm bảo an toàn thực phẩm - Sứ mệnh không của riêng ai

Trong xu hướng chung toàn cầu, Việt Nam đang nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng về nhiệm vụ chung đảm bảo an toàn thực phẩm.

Mỗi năm, hàng nghìn cơ sở kinh doanh ăn uống mới được mở ra tại Việt Nam, với đủ mọi loại hình và quy mô từ những nhà hàng lớn đến các cơ sở kinh doanh nhỏ tại nhà. Do đó, lực lượng lao động tham gia vào quá trình chế biến thực phẩm được tăng lên và thay đổi liên tục.

Nâng cao nhận thức trong đảm bảo an toàn thực phẩm và thực hành tốt trong chế biến thực phẩm cho lực lượng lao động này là rất cần thiết.

Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khẳng định, an toàn thực phẩm cần có sự chung tay góp sức của tất cả mọi người từ những người trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, ăn uống và đặc biệt là người tiêu dùng. Ở quy mô quốc tế, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2018 đã lựa chọn ngày 7/6 hằng năm là Ngày An toàn Thực phẩm thế giới và năm 2019 này là năm đầu tiên tổ chức kỷ niệm. Đứng trong xu hướng chung toàn cầu, Việt Nam đang nỗ lực để thu hút sự quan tâm của cộng đồng và nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đảm bảo an toàn thực phẩm. “Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cùng với các đối tác đang triển khai thực hiện các mục tiêu tăng cường các hoạt động truyền thông trong cộng đồng về an toàn thực phẩm và khuyến khích các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống liên tục tự bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm và tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm”, bà Nga nhấn mạnh. Cục An toàn thực phẩm sẽ phân phối 6.000 tài liệu hướng dẫn an toàn thực phẩm tới sáu tỉnh, thành là các thành phố lớn tập trung đông dân cư, nhà hàng và quán ăn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng…

20.  150 chủ nhà hàng ở Lộc Hà được tập huấn vệ sinh ATTP chuẩn bị cho mùa du lịch biển

Phòng Y tế huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vừa phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng huyện tổ chức lớp tập huấn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) cho 150 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thực phẩm thức ăn đường phố trên địa bàn.

Tại lớp tập huấn, các hộ kinh doanh được cán bộ y tế truyền đạt một số nội dung cơ bản trong Quyết định “Hướng dẫn chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” của Bộ Y tế.

Theo đó, kiểm thực ba bước bao gồm: Kiểm tra trước khi chế biến, kiểm tra trong quá trình chế biến và kiểm tra trước khi ăn. Các học viên cũng được hướng dẫn quy trình lưu mẫu thức ăn và bảo quản mẫu thức ăn không bị phân hủy.

Cũng tại buổi tập huấn, các chủ nhà hàng, cơ sở sản xuất còn được thông qua nội dung Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn VSTP, bao gồm các quy định chung về đối tượng, hành vi, hình thức xử phạt và các mức xử phạt cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả.

Các học viên còn được lập hồ sơ, kiểm tra sức khỏe nhằm phát hiện, sàng lọc những đối tượng không đảm bảo sức khỏe phục vụ trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống chế biến thực phẩm.

Lớp tập huấn nhằm giúp các chủ nhà hàng kinh doanh ăn uống và chế biến thực phẩm nắm vững kiến thức và các điều Luật để chấp hành nghiêm túc trong quá trình kinh doanh, bảo vệ sức khỏe cho nhân viên và cả cộng đồng.

21.  Khởi động dự án hỗ trợ trẻ em khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển

Sáng 25/4, tại TP. Huế đã diễn ra Lễ công bố và khởi động dự án “Phát triển dịch vụ phục hồi chức năng liên chuyên khoa hỗ trợ trẻ em khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển” (tên rút gọn: Tôi lớn mạnh).

Đây là dự án được thực hiện tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam trong giai đoạn ba năm (từ 2018 đến 2021) với tài trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhằm hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho trẻ có khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển. Hơn 60 đại biểu từ sở Y tế và các sở ban ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế, các trường đại học y dược trong khu vực cũng như các bệnh viện tỉnh và trung tâm y tế huyện, các trung tâm hỗ trợ người khuyết tật tại địa phương đã cùng tham gia sự kiện này.

Theo kết quả điều tra quốc gia về người khuyết tật 2016-2017, 7,6% dân số 2 tuổi trở lên - khoảng hơn 6,2 triệu người, là người khuyết tật. Trong đó tỷ lệ khuyết tật trẻ em từ 2 đến 17 tuổi là 2,83%. Cho dù người khuyết tật là đối tượng được hưởng chính sách BHYT nhưng rất ít người khuyết tật (2.3%) tiếp cận được với dịch vụ phục hồi chức năng. Điều tra cũng chỉ ra rằng cơ hội được đi học của trẻ em khuyết tật thấp hơn nhiều so với trẻ em không khuyết tật. Ở các cấp học cao hơn thì cơ hội đi học của trẻ khuyết tật càng thấp hơn. Đến cấp Trung học phổ thông chỉ có chưa đến 1/3 trẻ khuyết tật đi học đúng tuổi. Khuyết tật ở trẻ em khó xác định hơn ở người lớn do trẻ em đang trong quá trình phát triển. Đồng thời do dịch vụ theo dõi phát triển sàng lọc sớm khuyết tật còn hạn chế, nên rất nhiều trẻ khuyết tật không được phát hiện sớm, can thiệp sớm.

Trẻ có khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển cần nhiều loại dịch vụ khác nhau. Trong khi đó, tại Việt Nam, các dịch vụ can thiệp, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật hiện vẫn còn hạn chế do tình trạng thiếu hụt về nguồn nhân lực như trị liệu viên hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và Vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cán bộ phục hồi chức năng và các chuyên ngành khác như bác sỹ nhi và cán bộ tâm lý, còn hạn chế.

Dự án “Tôi lớn mạnh” sẽ góp phần khắc phục những thách thức trên thông qua các hoạt động tăng cường năng lực cho các cán bộ ngành phục hồi chức năng, phát triển dịch vụ liên ngành và triển khai thí điểm mô hình “can thiệp do cha mẹ thực hiện” cùng với việc xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật nhằm giúp trẻ khuyết tật phát triển tối đa tiềm năng của mình.

Chị Mai Anh (mẹ cháu Nguyễn Trung Hiếu - một trường hợp mắc hội chứng tự kỷ đến từ Hà Nội) chia sẻ, cách đây 20 năm vợ chồng chị sinh được một cháu trai đầu lòng vô cùng kháu khỉnh. Cả gia đình đã đặt hy vọng rất nhiều vào cháu. Tuy nhiên, khi Hiếu được 2 tuổi rưỡi (năm 2002) thì gia đình phát hiện con hội chứng tự kỷ. Hiếu không phát triển ngôn ngữ, không nhận biết người thân, không giao tiếp với ai, hoàn toàn rối loạn giấc ngủ và bài tiết. Tại thời điểm đó, ở Việt Nam lại không có nhiều người biết về hội chứng tự kỷ; thiếu các trường lớp dành cho các trường hợp như hiếu; các biện pháp can thiệp từ y tế cũng ít. Đó quả là những khó khăn, thách thức rất lớn dành cho các bậc cha mẹ.

“Để Hiếu đứng được trên sân khấu và thổi được kèn Saxophon như hôm nay là cả một quá trình gian nan, vất vả, có cả mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả đổ máu. Vì vậy, sự hỗ trợ của y tế, giáo dục là rất quan trọng đối với trẻ tự kỷ. Hiện nay, xã hội đã có nhiều người biết đến căn bệnh tự kỷ hơn, y tế đã có nhiều biện pháp can thiệp, có nhiều trường lớp dành cho trẻ em tự kỷ”, chị Mai Anh nói.

Đánh giá về dự án “Tôi lớn mạnh”, chị Mai Anh cho rằng, đây là 1 dự án tuyệt vời giúp trẻ em tự kỷ, cha ẹ các em có thể cải thiện hoàn cảnh cuộc sống được tốt hơn.

Dự án "Tôi lớn mạnh" sẽ được thực hiện tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, với sự phối hợp cùng Bộ Y tế, MCNV, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, Trường Đại học Y Dược Huế, Đại học kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng cùng các đối tác trong và ngoài nước khác. Tại hai tỉnh dự án, dự kiến 20,000 trẻ sẽ được sàng lọc để phát hiện sớm tình trạng chậm phát triển và khuyết tật. Khoảng 4000 bệnh nhân bao gồm 1,200 người khuyết tật sẽ được nhận dịch vụ phục hồi chức năng. Ít nhất 400 trẻ khuyết tật và gia đình của trẻ sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ can thiệp tại cơ sở y tế cũng như can thiệp tại gia đình. Hướng dẫn cấp quốc gia về Phát hiện sớm, và can thiệp cho trẻ tự kỷ sẽ được xây dựng và ban hành.

22.  Viện Y học Biển Việt Nam gần 20 năm một chặng đường phát triển

(Dân Việt) Được thành lập ngày 27.3.2001, với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, Đào tạo Cao học chuyên ngành Y học biển, BS chuyên khoa định hướng Y học biển, Y học dưới nước và cao áp, cập nhật kiến thức về Y học biển; cấp chứng chỉ Y học biển cho sĩ quan boong và Radio của ngành hàng hải.

Là bệnh viện đầu ngành, duy nhất của cả nước trong lĩnh vực biển đảo, Viện Y học Biển Việt Nam (Bộ Y tế) còn có chức năng nghiên cứu, biên soạn sách phục vụ công tác đào tạo Y học biển, y tế biển, đảo; khám tuyển sức khỏe đầu vào (cả khả năng chịu sóng) cho thuyền viên; khám cấp chứng chỉ sức khỏe đi biển định kỳ cho thuyền viên theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; tổ chức khám chữa bệnh, quản lý sức khỏe và làm thủ tục liên quan đến bảo hiểm quốc tế P & I cho thuyền viên Việt Nam đang làm việc cho các tàu nước ngoài; tổ chức thường trực tư vấn cấp cứu và khám chữa bệnh từ xa cho thuyền viên 24/24 giờ qua hệ thống Tele-medicine; triển khai chỉ đạo tuyến về Y học biển tại các huyện, xã ven biển cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; hợp tác với các Hội Y học biển quốc tế và các tổ chức nước ngoài về phát triển Y học biển, đặc biệt là lĩnh vực Y học dưới nước và Oxy cao áp tại Việt Nam.

Lĩnh vực y học cao áp lâm sàng được viện nghiên cứu sâu và triển khai áp dụng rất hiệu quả trong việc điều trị cấp cứu cho người bị tai nạn lặn biển và đuối nước, cũng như hàng loạt các bệnh nội, ngoại khoa khác với thành công ngoài dự tính như cấp cứu ngộ độc khí CO, CO2, ngộ độc khói cháy, tai biến mạch máu não, bỏng, vết loét ngoại khoa và đái tháo đường v.v..

Đặc biệt, các thầy thuốc tài năng, giàu kinh nghiệm của viện đã điều trị cấp cứu thành công những ca tai biến lặn rất nặng từ các vùng biển đảo trong nước chuyển về, trong đó có cả người nước ngoài, giúp họ tránh khỏi tử vong và tàn tật.

Viện tích cực tham gia Ban chỉ đạo Bộ Y tế, triển khai đề án 317 “Phát triển Y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” của Chính phủ và trực tiếp triển khai các hoạt động giúp bà con ngư dân yên tâm bám biển dài ngày, phối hợp với Ban chỉ đạo triển khai chương trình “Ngành Y tế cùng ngư dân bám biển”, đóng gói, tặng trên 2.000 tủ thuốc cho bà con ngư dân các tỉnh ven biển và triển khai đào tạo cấp cứu ban đầu trên biển cho 2600 thuyền viên, ngư dân, lao động lặn các địa phương Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Viện cũng tổ chức Hội thảo về “Đào tạo nguồn nhân lực y học biển” và đào tạo về Y học biển cho nhiều đối tượng khác nhau trong và ngoài ngành y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho bà con ngư dân.

Gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, Viện Y học biển Việt Nam đã khẳng định được vị trí chuyên khoa đầu ngành về lĩnh vực Y học biển. Từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức, Viện đã có 7 phòng chức năng; 15 khoa chuyên môn và trung tâm; 2 đơn vị trực thuộc là: Trung tâm đào tạo Y học biển và Bệnh viện đa khoa Y học Biển.

Viện có 190 cán bộ nhân viên với đầy đủ các trang thiết bị y tế và chuyên khoa đặc thù về Y học biển, đáp ứng hoạt động nghiên cứu khoa học và chăm sóc, quản lý sức khoẻ lao động biển đảo đạt hiệu quả cao.

Lĩnh vực Y học biển Việt Nam đã được thế giới biết đến, tin tưởng bởi những thành công và sự đóng góp vô giá cho sự nghiệp Y học biển của viện.

Năm 2016, Viện vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba năm 2011; Cờ thi đua Chính Phủ năm 2015. Nhiều cá nhân được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì, hạng Ba và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

  1.  Giá như vụ hàng giả, thuốc giả, phân bón giả nào cũng được xử lý nhanh

Điều tai hại chính là ở chỗ, vì quá tin vào thứ phân bón vô tích sự này đã khiến người nông dân vốn đã nghèo lại thêm nghèo bởi năng suất thu hoạch quá thấp.

Trong thực tế, có rất nhiều vụ việc, nếu không có sự lên tiếng sớm và đeo bám kiên trì của báo chí thì rất có thể bị chìm xuồng. Thậm chí cho dù lúc đầu quan chức cũng rất mạnh mẽ phát ngôn “nảy lửa” nhưng hoá ra chỉ là “diễn” và qua đó, dân mất đi niềm tin vào các cơ quan pháp luật.

1/Vụ than tre phù phép thành thực phẩm chức năng chữa ung thư từng được một số đơn vị bảo kê, thậm chí hài hước tới mức được trao giấy Chứng nhận Top 10 "Thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hàng đầu Việt Nam”. Nó đã vô tình cướp mất hy vọng của bệnh nhân ung thư muốn chữa khỏi bệnh bằng thứ thuốc mù mờ nhưng lại được tung hô kiểu bốc trời nói trên.

Nếu Công an thành phố Hải Phòng không vào cuộc và được sự phối hợp sớm và chặt chẽ của Tổ công tác 334/BCT nhằm kiên quyết lôi bằng được ra ánh sáng thì chắc vụ án đã thất bại từ lâu rồi.

Đây có lẽ là một điển hình tích cực rất đáng ghi nhận của Công an TP.Hải Phòng và Bộ Công Thương (qua Tổ công tác 334) khi họ phải đương đầu chống lại những cơ quan, đơn vị từng bảo kê, trợ sức cho nó tồn tại. Vụ việc chỉ chưa đầy 1 năm đã được đưa ra xét xử.

Theo cáo trạng, Nguyễn Xuân Thu, Tổng giám đốc Công ty TNHH Vinaca và Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Hồng An Phong đã thực hiện 2 hành vi sản xuất sản phẩm hàng giả và sản xuất hàng giả là thực phẩm, vi phạm điều 192 và 193 bộ luật Hình sự 2015.

Từ năm 2012, Nguyễn Xuân Thu cùng Nguyễn Văn Tuấn đã bàn bạc, thống nhất với nhau về việc thành lập Công ty TNHH Hồng An Phong, đến năm 2017 tiếp tục thành lập Công ty TNHH Vinaca để cùng sản xuất các sản phẩm Vinaca.

Các sản phẩm này gồm: Vinaca ung thư Co 3.2, Vinaca xương khớp CO2, Vi3, Vi4, Vi5, Vi6, Vi7, xà phòng spa, rượu XO, Vinaca carbon đa dụng với nguyên liệu là bột than được đốt từ các cây tre, đu đủ, su hào, củ nghệ, thục đen và cây đậu xương.

Đối với Vinaca ung thư Co3.2, Vinaca xương khớp Co2, rượu XO Vinaca, cơ quan giám định kết luận đây là hàng giả về hàm lượng, không đúng với các thành phần, hàm lượng các chất và nơi đóng gói sản phẩm đã được in trên nhãn mác...

Mới đây, Toà án Nhân dân TP.Hải Phòng đã xét xử và cho rằng hành vi phạm tội của Nguyễn Xuân Thu và Nguyễn Văn Tuấn là nghiêm trọng, làm mất niềm tin và gây thiệt hại không nhỏ cho những người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Thu 22 năm tù giam đối với 2 hành vi phạm tội nêu trên, đồng thời yêu cầu nộp phạt 50 triệu đồng. Bị cáo Tuấn chịu mức án 17 năm tù giam và bồi thường 20 triệu đồng.

2/. Cũng là hành vi buôn bán thuốc giả cho rằng chữa được ung thư và nhập từ nước ngoài về Việt Nam thông qua xét duyệt của Cục Quản lý Dược, Công ty VN Pharma đã bị Toà án Nhân dân TP.HCM xử sơ thẩm và đề nghị tiếp tục điều tra bổ sung do có dấu hiệu lọt người lọt tội. Trách nhiệm của Bộ Y tế ra sao trong vụ việc này?

Những chất vấn của đại biểu Quốc hội một hồi dậy sóng tại nghị trường. Nhưng rồi đã gần 2 năm qua, tất cả vẫn chỉ là sự chờ đợi và chưa thể đưa ra xét xử. Vì sao? Phía sau nó, có đơn vị và cá nhân nào bảo kê hoặc thiếu trách nhiệm để doanh nghiệp nọ thao túng thị trường thuốc?

VN Pharma cũng gián tiếp khiến cho biết bao người bệnh kỳ vọng nhờ thứ thuốc rởm này mà chữa khỏi để rồi tiền mất mà cái chết vẫn đến, thấy chết mà bất lực không thể cứu được do tin dùng thứ thuốc giả được chính Bộ Y tế xác nhận cho nhập.

Thật là kinh hoàng trước sự bất nhân của doanh nghiệp này cũng như những khuất tất của những nhóm lợi ích phía sau nó. Và thật thương thay cho những cái chết oan ức chỉ do lòng tin của bệnh nhân bị đặt lầm chỗ. Khi phát hiện ra sự thật thì bệnh đã tới hồi trầm trọng.

24. Trục lợi Quỹ BHYT: 8 cán bộ y tế Bệnh viện đa khoa Hòa Bình hầu tòa

Chiều 24/4, Tòa án Nhân dân thành phố Hòa Bình đã mở phiên tòa xét xử công khai vụ án hình sự đối với 8 bị cáo nguyên là lãnh đạo khoa, bác sĩ, điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án gồm: Tô Thanh Huyền (sinh năm 1963, nguyên Phó Trưởng khoa Nội tổng hợp); Nguyễn Thị Thanh Hải (sinh năm 1972, nguyên Trưởng khoa Sơ sinh); Nguyễn Thanh Hường (sinh năm 1980, nguyên Phó Trưởng khoa Sơ sinh).

Và 5 điều dưỡng là: Trần Thị Lan Anh (sinh năm 1980, nguyên Điều dưỡng Khoa Sơ sinh); Nguyễn Thị Thanh Thảo (sinh năm 1984, nguyên Điều dưỡng Khoa Nội tổng hợp); Phạm Thị Bắc (sinh năm 1984, nguyên Điều dưỡng Khoa Nội tổng hợp); Bùi Thị Diệu Thuần (sinh năm 1985, nguyên Điều dưỡng Khoa Nội tổng hợp); Đồng Thu Hoài (sinh năm 1989, nguyên Điều dưỡng Khoa Nội tổng hợp).

Các bị cáo này bị Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo đó, từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017, các bị can lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong việc khám và chăm sóc bệnh nhân đã bàn bạc, thống nhất với nhau trong việc lập, nâng khống số ngày điều trị của các hồ sơ bệnh án, nhằm mục đích lấy thuốc và vật tư y tế mang đi bán để chi tiêu cho mục đích cá nhân.

Tại Khoa Sơ sinh, Trưởng khoa Nguyễn Thị Thanh Hải đã chỉ đạo bác sỹ Nguyễn Thanh Hường - Phó Trưởng khoa ra y lệnh kéo dài 214 ngày điều trị của 55 hồ sơ bệnh án đã ra viện và Điều dưỡng trưởng Trần Thị Lan Anh đã lập phiếu chăm sóc với 82 ngày của 38 hồ sơ bệnh án. Ngoài ra, Trần Thị Lan Anh cũng là người trực tiếp gom thuốc mang đi bán cho người khác, làm thiệt hại cho Quỹ khám, chữa bệnh BHYT hơn 116 triệu đồng.

Tại Khoa Nội tổng hợp, Phó Trưởng khoa Tô Thanh Huyền đã trực tiếp nâng khống 7 hồ sơ bệnh án với 74 ngày, chỉ định cận lâm sàng và ra y lệnh cho Bùi Thị Diệu Thuần lập, nâng khống 42 ngày của 4 hồ sơ bệnh án; Nguyễn Thị Thanh Thảo nâng 4 ngày của 1 hồ sơ bệnh án; Phạm Thị Bắc nâng khống 2 ngày của 1 hồ sơ bệnh án; Đồng Thu Hoài lập, nâng khống 14 ngày của 1 hồ sơ bệnh án. Nguyễn Thị Thanh Thảo và Phạm Thị Bắc là người trực tiếp mang thuốc đi bán cho người khác và làm thiệt hại cho Quỹ khám, chữa bệnh BHYT hơn 157 triệu đồng.

Trong quá trình điều tra, cơ quan công an tỉnh phát hiện từ tháng 9/2017 đến tháng 12/2017, Tô Thanh Huyền và các điều dưỡng: Phạm Thị Bắc, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Bùi Thị Hòa, Phùng Thị Thúy, Bùi Thị Diệu Thuần, Nguyễn Thị Huyền Trang, Bùi Thị Thu Huyền lập và nâng khống ngày điều trị của 41 hồ sơ bệnh án có giá trị gần 278 triệu đồng nhưng chưa được BHXH tỉnh Hòa Bình quyết toán.

Từ ngày 01/01/2018 đến 12/01/2018, các bị cáo nguyên là bác sĩ, điều dưỡng Khoa Sơ sinh nâng khống 111 ngày điều trị của 32 hồ sơ bệnh án có giá trị gần 13 triệu đồng nhưng chưa được BHXH tỉnh quyết toán.

Ngoài ra, còn một số bác sĩ, điều dưỡng viên và người khác không phải nhân viên của BV cũng tham gia trong việc lập và nâng khống các ngày trong hồ sơ bệnh án. Nhưng trong quá trình điều tra, xét thấy những người này không giữ vai trò chính trong vụ án, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và trong quá trình điều tra đã nhận rõ về hành vi sai phạm, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra tự nguyện khắc phục hậu quả, có thái độ ăn năn hối cải. Do đó, cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã không đề nghị xử lý trách nhiệm hình sự trong vụ án này.

Cũng theo cáo trạng, qua quá trình điều tra vụ án, các bác sĩ và điều dưỡng viên đã khai báo hành vi vi phạm của mình trong việc lập, nâng khống ngày điều trị cho bệnh nhân; nộp 122.221.019 đồng về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình để giải quyết theo quy định. Tại phiên tòa, do vắng mặt những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người làm chứng, Hội đồng xét xử đã ra quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án hình sự sơ thẩm. Dự kiến phiên tòa xét xử vụ án sẽ được mở lại vào ngày 23/5/2019.

  1.   Gần 94% đồng bào DTTS Việt Nam có thẻ BHYT

Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo, bố trí kinh phí hỗ trợ của Chính phủ, tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia BHYT tăng dần trong những năm qua.

Năm 2016, 91% đồng bào DTTS có thẻ BHYT; năm 2017, con số này là 92,05% và năm 2018, là 93,68%. Đây là thông tin Ủy ban Dân tộc đưa ra tại Báo cáo Tổng kết 9 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Trong những năm qua, với sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe và BHYT cho đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến, có thể kể đến việc ưu tiên bố trí ngân sách thực hiện chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh, trang thiết bị y tế (87 trạm y tế từ Dự án hỗ trợ ngành y tế của EU giai đoạn 01, 288 trạm y tế từ Dự án Hỗ trợ ngành y tế của EU giai đoạn 02, 58 trạm y tế từ Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên của ADB giai đoạn 02...).

Bố trí kinh phí mua thẻ BHYT miễn phí cho đồng bào DTTS, tạo điều kiện cho đồng bào được khám, chữa bệnh ở tất cả cơ sở y tế trên địa bàn và được Quỹ BHYT chi trả chi phí; nguồn nhân lực khám, chữa bệnh cho đồng bào DTTS ngày càng được đảm bảo về số lượng và chất lượng, các cơ sở y tế quân – dân y tích cực khám, chữa bệnh cho nhân dân, tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng Làng văn hóa sức khỏe, nếp sống vệ sinh khoa học, bài trừ hủ tục, tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, thực hiện Chương trình Dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Chính sách hỗ trợ cho đồng bào DTTS sinh con đúng chính sách, chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản (kiêm thêm nhiệm vụ cô đỡ thôn, bản) đã được triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần phát huy vai trò cầu nối giữa y tế xã với người dân; công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc, đồng bào DTTS được chú trọng (trong đó, có nội dung lồng ghép tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về khám, chữa bệnh, BHYT, dân số...).

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe và BHYT cho đồng bào DTTS vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như: Tỷ lệ bác sỹ/01 vạn dân còn thấp, thiếu cán bộ y tế có chuyên môn sâu, cán bộ người địa phương; cơ sở vật chất y tế ở vùng DTTS, miền núi còn thiếu, chưa đồng bộ (tính đến tháng 07/2018, mới có 9.821 trạm y tế xã đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT); tại 01 số tỉnh có tỷ lệ bác sĩ/trạm y tế rất thấp như Lai Châu 15,9%, Lào Cai 28,6%, Điện Biên 33,9%, Khánh Hòa 23,5%....

Trong tổng số 26.557 nhân viên y tế trạm y tế xã thì có 12,3% là bác sỹ, số còn lại là y tá, điều dưỡng, nữ hộ sinh; khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh có chất lượng còn hạn chế, tỷ lệ trẻ em DTTS dưới 01 tuổi tử vong còn cao, tỷ lệ phụ nữ mang thai được thăm, khám trong thai kỳ mới đạt 71%, phụ nữ sinh con tại nhà tới 36,3%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em DTTS là 32%.

Riêng về BHYT, mặc dù kết quả cấp thẻ BHYT miễn phí đạt tỷ lệ cao (năm 2018, 93,68% đồng bào DTTS có thẻ BHYT) nhưng số lượt người khám, chữa bệnh, cũng như chất lượng khám, chữa bệnh BHYT ở cơ sở vùng DTTS và miền núi chưa thật sự hiệu quả.

Cụ thể, năm 2016, tỷ lệ khám, chữa bệnh BHYT ở tuyến xã là 21,9%; năm 2017, là 19,9%; năm 2018, là 18,5%. Tương ứng với đó, chi khám, chữa bệnh BHYT năm 2016 là 2,5%; năm 2017 và 2018 là 2,6%/năm. Nếu tính cả tuyến huyện, xã, chi khám, chữa bệnh BHYT năm 2016 đạt 30,3%; năm 2017, 32,6%; năm 2018, 31%.

Ủy ban Dân tộc đã kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương quan tâm bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, quyền và lợi ích về khám, chữa bệnh cho đồng bào DTTS và miền núi.

Đồng thời, đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khám, chữa bệnh theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, dịch vụ khám, chữa bệnh cho đồng bào DTTS để người dân được thụ hưởng đầy đủ quyền được khám, chữa bệnh và chính sách theo quy định của Luật BHYT.

Quy định chính sách hỗ trợ bảo tồn, sử dụng các bài thuốc dân gian, phương pháp chữa bệnh cổ truyền có giá trị của các DTTS; đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh chất lượng cao ở vùng DTTS, miền núi. Tiếp tục tăng cường bác sỹ về công tác tại BV tuyến huyện, trạm y tế xã vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ bác sỹ là người DTTS để góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

26. Thuốc Việt khẳng định chất lượng trên trường quốc tế

“Chất lượng, an toàn, hiệu quả là cam kết cao nhất của Dược Hậu Giang với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng”.

Việc Dược Hậu Giang bổ sung thêm 2 dây chuyền mới đạt chuẩn quốc tế PIC/S-GMP và JAPAN-GMP sẽ mở ra cơ hội phục vụ thuốc chất lượng cao với giá cạnh tranh, mang lại nhiều giá trị và lợi ích cho cộng đồng. Ngoài ra, góp phần định vị thuốc Việt trên bản đồ thế giới.

Giới chuyên môn đánh giá, thành tựu của Dược Hậu Giang không chỉ củng cố thêm vị thế dẫn đầu của doanh nghiệp, mà còn tạo thuận lợi cho Việt Nam gia nhập mạng lưới các quốc gia thành viên của Ủy ban PIC/S.

Từ năm 2015, Bộ Y tế cũng đã khuyến khích các doanh nghiệp trong nước theo đuổi PIC/S-GMP, đặt mục tiêu sau 6 năm Việt Nam có thể trở thành thành viên chính thức. Tuy nhiên, việc xây mới và nâng cấp các dây chuyền sản xuất thuốc theo chuẩn quốc tế đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, kinh nghiệm dày dặn, năng lực lao động và công nghệ phải phát triển tương xứng.

Việc Dược Hậu Giang bổ sung thêm 2 dây chuyền mới sẽ mở ra cơ hội phục vụ thuốc chất lượng cao với giá cạnh tranh, mang lại nhiều giá trị và lợi ích cho cộng đồng. Người bệnh trong nước nay sẽ được sử dụng thuốc chất lượng Nhật Bản được công nhận chuẩn JAPAN-GMP và thuốc chất lượng Âu – Mỹ đạt chuẩn PIC/S-GMP, song với mức giá rất phải chăng.

Dược Hậu Giang gia tăng năng lực sản xuất thuốc cũng góp phần làm giảm phụ thuộc vào nhập khẩu dược phẩm. Năm 2018, Việt Nam đã chi 2,8 tỷ USD và năm 2017 là 2,1 tỷ USD để nhập khẩu dược phẩm. Song từ nay, Việt Nam có thể tự hào đủ năng lực tự chủ sản xuất thuốc bột sủi bọt, viên nén sủi bọt đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP và viên nén được công nhận JAPAN-GMP.

 Cán cân thương mại cũng sẽ dịch chuyển dần về phía xuất khẩu. Dược Hậu Giang hiện sở hữu danh mục đa dạng 398 sản phẩm, mạng lưới phân phối 28.000 nhà thuốc đại lý rộng khắp cả nước và thị trường xuất khẩu trải dài 14 quốc gia. Song với “tấm vé thông hành” JAPAN-GMP, doanh nghiệp sẽ sớm có mặt tại Nhật Bản - quốc gia tiêu thụ thuốc nhiều thứ 2 trên thế giới và phủ sóng khắp Đông Nam Á. Còn với PIC/S-GMP, cơ hội mở rộng xuất khẩu tới hệ sinh thái 52 quốc gia thuộc Ủy ban PIC/S là rất lớn.

Lãnh đạo Dược Hậu Giang cho biết, nhờ tiềm lực cơ sở hạ tầng tiên tiến, nhân sự tay nghề cao và kinh nghiệm hợp tác quốc tế, doanh nghiệp chỉ mất 2 năm nâng cấp để được các tổ chức quốc tế công nhận.

Không dừng lại ở thị trường nội địa, lãnh đạo công ty bày tỏ mong muốn định vị thuốc Việt xa hơn nữa trên bản đồ dược thế giới. Để thực hiện chiến lược xuất khẩu, các dây chuyền sản xuất thuốc còn lại đang được nâng cấp đồng loạt lên các tiêu chuẩn quốc tế tương đương.

“Chất lượng, an toàn, hiệu quả là cam kết cao nhất của Dược Hậu Giang với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng”, đại diện doanh nghiệp nhấn mạnh.

Ngày 12/4, Dược Hậu Giang tổ chức lễ công bố 2 dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn quốc tế PIC/S-GMP và JAPAN-GMP. Sự kiện được tổ chức long trọng thu hút hơn 1.000 khách mời tham dự, trong đó có đại diện Bộ Y tế, Sở Y tế, UBND TP Cần Thơ, Viện Kiểm nghiệm Thuốc và 12 bệnh viện lớn thuộc đồng bằng sông Cửu Long... 

  1.   Không để xảy ra tình trạng “1 giường 2 bệnh nhân” mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, do vậy, những ngày vừa qua, ở nhiều bệnh viện trên cả nước, số người đến nhập viện liên tục tăng, nhất là số lượng người già, trẻ em do các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng, các bệnh viện đã lên nhiều phương án để giảm bớt tình trạng quá tải.

Quá tải bệnh nhân

Trong đợt cao điểm nắng nóng kéo dài hiện nay, mỗi ngày, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận gần 600 trường hợp trẻ em đến khám bệnh, trong đó, có trên 200 trường hợp phải nhập viện để điều trị. Tại Khoa Nhi tổng hợp, số trẻ đang điều trị nội trú gần 200 bệnh nhân, trong khi số giường thực kê là 150. Vì vậy, bệnh viện hiện đang lên phương án để tránh tình trạng “2 bệnh nhân nằm chung 1 giường” như các năm trước.

Tương tự, tại Bệnh viện Nhi tỉnh Quảng Nam, đợt nắng nóng kéo dài từ đầu tháng 4 đến nay, bệnh viện này đã tiếp nhận 600 bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú và hơn 4.300 bệnh nhi điều trị ngoại trú. Hơn nữa, mỗi ngày có trung bình từ 250 đến 300 lượt trẻ được đến khám bệnh thì lại có khoảng 30 trẻ phải nhập viện.

Theo bác sĩ Hoàng Quốc Việt - Giám đốc Bệnh viện Nhi tỉnh Quảng Nam, đến thời điểm hiện tại, bệnh viện đã triển khai đồng bộ nhiều phương án dự phòng cho việc số lượng bệnh nhi tiếp tục tăng cao như: Bổ sung thêm giường bệnh; lắp đặt thêm quạt để bảo đảm thoáng mát cho bệnh nhi; bố trí đầy đủ bàn khám và nhanh chóng sàng lọc bệnh cấp cứu để giảm tối đa thời gian chờ đợi của bệnh nhi và người nhà.

Ông Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam - cho hay, nắng nóng kéo dài là thời điểm cho nhiều bệnh tật phát sinh, nhất là ở hai nhóm đối tượng người già và trẻ em. Để tránh tình trạng quá tải như các năm trước, ngành y tế tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các cơ sở y tế địa phương tuyên truyền cho người dân nên đưa người thân của mình đến đây để điều trị, vừa tránh phải di chuyển xa, vừa giảm áp lực lên bệnh viện tuyến trên.

 “Ở các bệnh viện tuyến tỉnh, chúng tôi đã lên phương án để dự phòng cho trường hợp quá tải. Các thiết bị về đảm bảo an toàn điện cũng như nguồn cung cấp điện dự phòng cho trường hợp mất điện cũng được chuẩn bị sẵn sàng. Quan điểm của chúng tôi là phải đảm bảo được điều kiện khám, chữa bệnh cho người dân được tốt nhất…” - ông Hai nói.

Gia tăng bệnh do thời tiết nắng nóng

Hiện ở khu điều trị bệnh hô hấp nhi của Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi đã có 71 trường hợp bệnh hô hấp. Tại Khoa Nhiệt đới của bệnh viện này cũng ghi nhận số ca bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng trở lại, với 30 ca bệnh điều trị nội trú. Ngoài ra, ở Khoa Hồi sức tích cực chống độc cũng có gần 30 trẻ đang điều trị tích cực, với tình trạng bệnh khá nặng. Đa số các trường hợp phải điều trị kháng sinh liều cao, can thiệp theo các phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

Bác sĩ Trần Đình Hiệp - Trưởng khoa Hồi sức chống độc - cho biết, nhiều trường hợp bệnh nhân được đưa đến bệnh viện quá muộn, bệnh diễn tiến nặng. Có không ít trường hợp phụ huynh chủ quan tự ý dùng kháng sinh, mua thuốc cảm tự điều trị cho trẻ. Khi bệnh trở nặng, biến chứng mới nhập viện. Do đó, việc điều trị sẽ kéo dài nhiều ngày và rất nguy hiểm đến tính mạng.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Dũng - Phó Trưởng Khoa khám Đa khoa cấp cứu, Bệnh viện Phụ sản - Nhi TP.Đà Nẵng - cho biết, trong thời gian giữa tháng 4 đến nay, do thời tiết nắng nóng nên số trẻ nhỏ mắc bệnh đến thăm khám tăng từ khoảng 20% - 40% so với ngày bình thường. Số lượng từ 1.200 - 1.400 lượt bệnh nhi khám bệnh và cấp cứu nhi trong một ngày cao điểm, trong đó, khoảng 150 bệnh nhi nhập viện. Đa số là các trẻ nhỏ đến từ các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Theo bác sĩ Dũng, để giúp hạn chế các trẻ em mắc bệnh vào thời điểm nắng nóng vào mùa hè thì các phụ huynh cần hạn chế cho con mình ra đường vào thời điểm nắng gắt. Cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là cung cấp nước để đề phòng mất nước ở trẻ. Bên cạnh đó, phải bảo quản thực phẩm tốt để tránh gây ngộ độc cho trẻ nhỏ.

28. 12 triệu người sống trong vùng lưu hành, sốt rét nguy cơ bùng phát

Sự chủ quan của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh đang khiến sốt rét gia tăng trở lại ở nhiều địa phương. Ký sinh trùng kháng thuốc điều trị đặc hiệu, vấn đề điều trị tiền căn không đạt hiệu quả làm cho bệnh sốt rét tồn tại dai dẳng, phức tạp nhiều nơi.

Nguy cơ sốt rét bùng phát trở lại nếu lơ là phòng chống

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mặc dù bệnh sốt rét đã được cải thiện đáng kể so với trước đây nhưng hiện nay trên toàn cầu vẫn còn 3,2 tỷ người trên 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có nguy cơ mắc sốt rét. Đến nay đã có 219 triệu người mắc sốt rét trong đó 435 nghìn người tử vong do sốt rét chủ yếu xảy ra ở trẻ em.

Tại Việt Nam, sốt rét đang dần được khống chế, thu hẹp được phạm vi lưu hành. Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có gần 30.000 người mắc bệnh, khoảng 10 ca tử vong, hiên cả nước có khoảng 12 triệu người đang sống trong vùng sốt rét lưu hành đối mặt với nguy cơ mắc bệnh. Sốt rét vẫn là mối đe dọa và có thể bùng phát trở lại. Dự báo, tình hình sốt rét tại Việt Nam những năm tới có thể diễn biến phức tạp, nguy cơ bệnh sốt rét bùng phát tăng số mắc, số chết và tử vong.

Trong buổi lễ phát động hưởng ứng ngày Thế giới Phòng chống Sốt rét (25/4) diễn ra tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, TS Phùng Đức Truyền, Phó viện Trưởng Viện Sốt rét, Ký sinh trùng Côn trùng, TPHCM (trực thuộc Bộ Y tế) cho hay: “Sốt rét là bệnh liên quan trực tiếp đến đời sống và đói nghèo, bệnh đang lưu hành tại nhiều địa phương trong đó khu vực Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là điểm nóng”.

TS.BS Quách Ái Đức, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước cho hay: “Với đặc thù là tỉnh có biên giới với nước bạn Campuchia, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, kinh tế còn khó khăn, người dân thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy nên nguy cơ mắc bệnh sốt rét luôn ở mức cao. Mặt khác, ý thức phòng bệnh trong cộng đồng còn hạn chế, nhiều người mắc bệnh không đi bác sĩ mà tự ý ở nhà mua thuốc điều trị hoặc tự điều trị bằng các phương pháp chưa được kiểm chứng là nguyên nhân khiến bệnh trở nặng, gây ra tình trạng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc”.

Cần tập trung nhiều nguồn lực để kết thúc bệnh sốt rét

Cuộc chiến đẩy lùi, tiếp tới kết thúc bệnh sốt rét vào năm 2030 của Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn như: ký sinh trùng P. falciparum kháng thuốc điều trị đặc hiệu, vấn đề điều trị tiệt căn đối với P. vivax không đạt hiệu quả làm cho bệnh sốt rét tồn tại dai dẳng, phức tạp nhiều nơi; muỗi kháng hóa chất; mạng lưới y tế cơ sở vẫn còn hạn chế về trang thiết bị kiến thức; đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, chất lượng các biện pháp kỹ thuật, trong điều trị, dự phòng chưa cao. Bên cạnh đó, các yếu tố kinh tế, xã hội cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình dịch bệnh như di biến động dân số ngày càng nhiều vào các vùng sốt rét lưu hành, sinh thái môi trường thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo đói ở các vùng đồng bào dân tộc ít người còn cao...

Theo PGS. TS. Lê Thành Đồng, để hạn chế và tiến tới loại trừ bệnh sốt rét, ngoài các biện pháp chuyên môn kỹ thuật, cần phải tiếp tục quan tâm đầu tư các nguồn lực, nhất là cho y tế cơ sở - tuyến trực tiếp phát hiện, xử lý ca bệnh, ổ bệnh, nâng cao nhận thức và sự tham gia của nhân dân, đẩy mạnh hơn nữa công tác giám sát, phát hiện ca bệnh, ổ bệnh, xử lý kịp thời, hiệu quả, từng bước đẩy lùi, tiêu diệt bệnh sốt rét ở các địa phương, tiến tới loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam.

Cũng trong buổi lễ phát động “Nói không với bệnh sốt rét” Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TPHCM đã trao tặng 31 chiếc xe đạp tiếp sức đến trường cho các em học sinh trên địa bàn huyện Lộc Ninh, Bình Phước. Đây là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà xa trường nhưng cha mẹ quá nghèo không mua được phương tiện.

  1.  Hàng tấn phụ gia làm bánh kẹo cho trẻ có nguồn gốc Trung Quốc

Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bên trong kho chứa hàng chứa các bao đựng phụ gia thực phẩm chuyên được sử dụng để chế biến bim bim (bánh snack) khoảng 3 tấn, đều có xuất xứ từ Trung Quốc.

Đêm 24 rạng sáng ngày 25-4, Đội 6 - Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP Hà Nội phối hợp với đội Quản lý thị trường số 20 (Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội) bất ngờ kiểm tra kho chứa hàng ở xã Liêu Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Bột phụ gia nguồn gốc từ Trung Quốc để sản xuất bánh kẹo cho trẻ em.

Bước đầu, cơ quan chức năng phát hiện số lượng lớn phụ gia có xuất xứ từ Trung Quốc dùng để sản xuất bim bim (bánh snack), bánh kẹo cho trẻ em. Tại thời điểm kiểm tra, chủ số hàng là Trần Quốc Việt, SN 1998, trú tại huyện Đan Phượng khai nhận, toàn bộ số phụ gia này mua tại Trung Quốc, qua cửa khẩu Lạng Sơn về Hà Nội tiêu thụ. Đối tượng cũng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ lô hàng.

Tổng giá trị số hàng hóa trên khoảng 50 triệu đồng. Cơ quan chức năng đã lập biên bản, thu hồi toàn bộ hàng để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

  1.   TP.HCM: Đình chỉ hoạt động cơ sở bấm huyệt ‘chui’ tại quận

Với lời quảng cáo chuyên trị liệt, tai biến mạch máu não, thần kinh, cơ – xương – khớp..., cơ sở “Bấm huyệt Thập chỉ đạo” đã bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đình chỉ hoạt động vì không có giấy phép, nhân viên bấm huyệt không có chứng chỉ hành nghề.

Chiều 25.4, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho hay cơ sở bấm huyệt “Bấm huyệt Thập chỉ đạo” tại số 7, đường 9B, khu đô thị An Phú An Khánh (phường An Phú, quận 2) do ông Nguyễn Tam Kha làm chủ đã hoạt động “chui” nên đã yêu cầu đình chỉ hoạt động tại đây.

Trước đó, theo phản ánh của người dân cơ sở bấm huyệt “Bấm huyệt Thập chỉ đạo” do ông Nguyễn Tam Kha làm chủ có những hoạt động bất thường, đặc biệt là quảng cáo điều trị được cả những bệnh phức tạp như tai biến, thần kinh...

Ngay sau đó, Thanh tra Sở Y tế TP đã phối hợp với phòng y tế quận 2 và chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra hoạt động tại cở sở bấm huyệt này.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở treo biển “Bấm huyệt Thập chỉ đạo”, còn trên trang mạng của cơ sở này cũng như các tờ rơi giới thiệu cơ sở bấm huyệt của ông Nguyễn Tam Kha chuyên trị liệt, tai biến mạch máu não, thần kinh, cơ – xương – khớp... Lúc này ông Kha và các nhân viên đang thực hiện bấm huyệt cho các bệnh nhân.

Tuy nhiên, tại đây ông Kha đã không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Thanh tra Sở Y tế TP đã yêu cầu ông Nguyễn Tam Kha và các nhân viên ngưng ngay các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cơ quan nhà nước cấp giấy phép hoạt động theo quy định; đồng thời đề nghị phòng y tế quận 2 và UBND phường An Phú giám sát việc hoạt động khám, chữa bệnh tại cơ sở này.

Thanh tra Sở Y tế TP khuyến cáo người dân hãy đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động và các thầy thuốc, y bác sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.

  1.   Cứu sống sản phụ bị vỡ khối u gan

Thông tin từ Bệnh viện phụ sản Âu Cơ (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, ngày 25/4, tình trạng sức khỏe của sản phụ Phạm Thị Thục Nữ (35 tuổi, ngụ phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa) bị vỡ khối u gan, chảy máu ổ bụng đã qua cơn nguy kịch, chỉ số sinh tồn dần ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, đang tiếp tục điều trị phục hồi tại bệnh viện; em bé khỏe mạnh, bú tốt.

Trước đó, vào ngày 24/4, sản phụ nhập viện trong tình trạng đau khắp vùng bụng, đau nhiều ở vùng bụng trên, không thể nằm xuống được. Sản phụ đang mang thai con thứ 3 ở tuần thứ 37, trước đó sản phụ đã có 2 lần sinh mổ.

Qua kiểm tra, kết hợp với kết quả siêu âm, các bác sĩ phát hiện trong ổ bụng sản phụ có rất nhiều dịch, nhận thấy tình trạng không ổn của sản phụ, lo sợ nguy cơ vỡ tử cung nên các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp.

Tiến hành phẫu thuật, khi mở ổ bụng thấy máu trong ổ bụng trào ra rất nhiều, các bác sĩ đã nhanh chóng đưa em bé ra ngoài, cấp cứu hồi sức cho em bé trước. Đồng thời, tìm vị trí chảy máu trong ổ bụng để cầm máu cho sản phụ.

Các bác sĩ nhận thấy máu chảy nhiều tại vị trí hạ sườn bên phải, ngay vị trí của gan, nhận định đây là vị trí rất khó tiếp cận, nên đã chủ động hội chẩn liên viện với Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Ngay lập tức, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cử một ekip xuống phối hợp xử lý.

Qua kiểm tra, mở rộng vết mổ về phía hạ sườn bên phải, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có một khối u ở gan, khối u này đã bị vỡ dẫn đến tình trạng chảy máu trong ổ bụng của bệnh nhân. Các bác sĩ đã tiến hành khâu vết thương, tìm kiếm tổn thương ở các tạng xung quanh để xử lý và làm sạch ổ bụng của bệnh nhân. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ, bệnh nhân được truyền 10 đơn vị máu.

Bác sĩ Trần Thị Anh Thơ, Trưởng phòng sinh cấp cứu Bệnh viện phụ sản Âu Cơ cho biết, máu chảy trong ổ bụng của sản phụ là do thai của sản phụ lớn lên gây chèn ép khiến khối u gan bị vỡ. Trường hợp này nếu không cấp cứu kịp thời nguy cơ tử vong cả mẹ và con rất cao do xuất huyết ồ ạt trong ổ bụng.

Các bác sĩ khuyến cáo, do người dân thường có thói quen khi thai lớn mới bắt đầu đi siêu âm, tuy nhiên khi thai đã lớn sẽ che khuất các cơ quan lân cận nên sẽ rất khó phát hiện những bất thường trong quá trình mang thai. Do đó, trước khi mang thai, người dân nên đi khám tổng quát để tầm soát bệnh, khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường, nhằm theo dõi và xử lý kịp thời.

  1.  Đảm bảo an toàn người bệnh và an toàn phẫu thuật

Ngày 24/4, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo triển khai một số hướng dẫn về an toàn người bệnh và đảm bảo an toàn phẫu thuật, với sự tham dự của hơn 400 đại biểu của 31 tỉnh thành khu vực phía Nam, đại diện một số tổ chức quốc tế.

Tại Hội thảo, Bộ Y tế đã hướng dẫn triển khai các văn bản quy định và các hướng dẫn thực hiện an toàn người bệnh và phẫu thuật an toàn là Thông tư 49/2018/TT-BYT, hướng dẫn hoạt động xét nghiệm trong khám, chữa bệnh; Thông tư 43/2018/TT-BYT, hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám, chữa bệnh và bộ tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng an toàn phẫu thuật đã được ban hành tại Quyết định số 7482/QĐ-BYT với 8 tiêu chí chất lượng bảo đảm phẫu thuật an toàn sẽ được triển khai tại 1.450 bệnh viện các tuyến tại 63 tỉnh, thành phố. 

33. Bệnh sùi mào gà có dễ thành ung thư?

Sùi mào gà là tên gọi một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, do virut HPV gây nên. Biểu hiện là những nụ sùi nhỏ giống như mào gà, hoa lơ ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, miệng, quanh lỗ hậu môn.

Sùi mào gà là tên gọi một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, do virut HPV gây nên. Biểu hiện là những nụ sùi nhỏ giống như mào gà, hoa lơ ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, miệng, quanh lỗ hậu môn. Ở nam giới, sùi mào gà thường mọc ở dương vật, cũng có thể ở bìu hoặc xung quanh hậu môn.

Đó là những u lành tính của tế bào do virus HPV, lây truyền chủ yếu qua giao hợp. Thời gian ủ bệnh từ vài tuần đến vài tháng. Bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi 16-35, chủ yếu lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục. Cũng có một số trường hợp bị lây nhiễm gián tiếp do tiếp xúc với vật dụng có virut gây bệnh hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh.

Hầu hết sùi mào gà nhỏ và ít, thường tự mất đi, có thể không cần chữa trị gì, nhưng mất nhiều thời gian. Những trường hợp nặng, nhiều thì phải chữa ở bệnh viện có chuyên khoa da liễu. Bệnh có khả năng lây truyền cao cho bạn tình nếu không được điều trị kịp thời. Sùi mào gà phát triển nhanh khi có thai.

Việc mọc nhiều sùi mào gà khi mang thai có thể ảnh hưởng đến con khi sinh đẻ. Sùi mào gà ở thai phụ có thể gây những tai họa: Chảy máu khó cầm nguy hiểm đến tính mạng; phải mổ lấy thai; lây bệnh từ mẹ sang con dẫn tới trẻ khi sinh ra có biểu hiện của bệnh ở hầu, vòm họng.

Bệnh sùi mào gà có mối liên hệ mật thiết với bệnh ung thư. Sùi mào gà nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở nữ. Với nam giới, bệnh cũng có thể gây ung thư dương vật nếu không được điều trị. Có khoảng 4,7-10,2% phụ nữ bị sùi mào gà ở cổ tử cung có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung.

Khoảng 15% bệnh nhân nam bị sùi mào gà bị ung thư dương vật, 5% bệnh nhân nữ bị ung thư âm đạo, 5% bệnh nhân bị ung thư hậu môn. Những phụ nữ mắc bệnh sùi mào gà phải làm xét nghiệm soi tế bào âm đạo hằng năm để phát hiện sớm những thay đổi có thể dẫn đến ung thư. Phụ nữ đã có quan hệ tình dục cần làm xét nghiệm này hai năm một lần. Đây là cách duy nhất để loại trừ sớm ung thư cổ tử cung ở người mắc sùi mào gà.

Thời gian bệnh sùi mào gà biến chứng thành ung thư cổ tử cung ở mỗi người là không giống nhau. Tùy vào cơ địa, thời gian, tình trạng sức khỏe ở mỗi người mà bệnh sùi mào gà có mức độ tiến triển khác nhau. Với những người phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ không có nguy cơ chuyển biến thành ung thư.

Với những người chần chừ khám và điều trị thì chỉ trong thời gian 2-3 năm bệnh có thể biến chứng thành ung thư. Vì vậy phụ nữ cần đi khám phụ khoa đinh kỳ để phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời. Nam giới khi thấy có triệu chứng của bệnh cần đi khám và điều trị ngay để tránh biến chứng.

34. Phẫu thuật thành công u bướu “khổng lồ” ở bệnh nhân 76 tuổi

Ngày 25/4, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An cho biết, vừa tiến hành phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân 76 tuổi có khối u bướu giáp “khổng lồ” đã tồn tại 15 năm. 

Bệnh nhân N.T.T.C (76 tuổi, Nghệ An) nhập viện trong tình trạng bị nuốt nghẹn tăng dần, khó thở và khàn tiếng nhẹ. Bệnh nhân N.T T.C, vốn bị bướu giáp đã được gần 15 năm nhưng thời gian gần đây bà thấy bướu ngày càng lớn chèn hết phần cổ nên chị quyết định đến bệnh viện Ung bướu Nghệ An để được các bác sĩ khám và điều trị. Bệnh nhân được chẩn đoán: Bướu giáp "khổng lồ" với kích thước khối u thùy trái: 51x64x100mm; khối u thùy phải 42x42x86mm đè đẩy khí quản, thực quản lệch sang phải, chèn ép làm xẹp 1 phần khí quản.

Theo đó, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp cho bệnh nhân. Kíp mổ đã nhận định đây là một ca mổ khó vì khối u kích thước lớn, tăng sinh mạch máu nhiều, nguy cơ mất máu cao. Sau hơn 2 giờ phẫu thuật, khối u đã được bóc tách thành công mà không làm tổn thương các cơ quan lân cận. Bệnh nhân mất máu ít và không biến chứng.

Bướu giáp khổng lồ một bệnh lý hiếm gặp, với nguy cơ cao trong quá trình gây mê liên quan đến sự di lệch, chèn ép cấu trúc đường thở làm khó khăn cho việc đặt nội khí quản. Kích thước khối u lớn làm biến dạng cấu trúc giải phẫu và tình trạng tăng sinh mạch máu của khối u làm tăng nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật.

Theo Ths.BS Ngô Vi Tiến - Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An cho biết: “Bướu giáp khổng lồ là giai đoạn muộn của các bệnh lý tuyến giáp. Bệnh nhân thường đến khám ở giai đoạn muộn khi có các biểu hiện khó thở, nuốt nghẹn hoặc đôi khi có khàn tiếng. Phẫu thuật cắt tuyến giáp là phẫu thuật không phức tạp tuy nhiên nếu để muộn, khối u kích thước lớn hoặc thòng trung thất thì phẫu thuật tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tai biến.

Vì vậy chúng tôi khuyến cáo các bệnh nhân có bướu đa nhân, bướu kích thước lớn, hoặc có biểu hiện chèn ép, khàn tiếng...nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và được điều trị phẫu thuật sớm hạn chế tai biến và biến chứng”.

  1.  Cắt khối u đại trực tràng bằng kỹ thuật mới ở bệnh viện K

Kỹ thuật nội soi nhuộm màu và phóng đại cùng phương pháp cắt tách dưới niêm mạc giúp phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa.

Bệnh nhân 76 tuổi ở Cao Bằng đến Bệnh viện K Hà Nội khám do đi ngoài ra máu, sụt cân nhiều. Kết quả nội soi, bác sĩ phát hiện có nhiều polyp trong đại trực tràng, cái lớn nhất có kích cỡ 3 cm nên đã chỉ định làm sinh thiết. Kết luận bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm, chưa có di căn.

Bệnh nhân được chỉ định cắt tách dưới niêm mạc khối tổn thương ngày 24/4. Đây kỹ thuật nội soi nhuộm màu và phóng đại cùng phương pháp cắt tách dưới niêm mạc, là tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm. Tại châu Á, ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc, hiện mới có Thái Lan, Singapore triển khai kĩ thuật này.

Sau cắt u, bác sĩ tiếp tục lấy toàn bộ khối u và vùng niêm mạc đi làm sinh thiết. Nếu kết quả u tại chỗ hoặc giai đoạn sớm có thể bảo tồn không phải cắt đoạn đại tràng. Nếu kết quả không còn ở giai đoạn sớm sẽ phải cắt đoạn đại tràng kèm vét hạch.

Bác sĩ Kenichiro Imai, chuyên gia nội soi tiêu hoá đến từ Nhật Bản cho biết, các nước châu Á chiếm đến 50% tổng lượng bệnh nhân ung thư đại trực tràng trên toàn thế giới. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống nhiều đồ nướng, chiên rán, ăn nhiều thịt đỏ, ăn ít rau xanh, hoa quả.

Tiến sĩ Imai nhấn mạnh, việc theo dõi và cắt polyp thường xuyên có thể giúp giảm tới 80% ung thư đại trực tràng. Theo thống kê, các loại đa polyp đại trực tràng nếu không được can thiệp sẽ có khoảng 50% chuyển thành ung thư.

Tiến sĩ Bùi Thị Ánh Tuyết, Trưởng khoa Nội soi thăm dò chức năng, Bệnh viện K, cho biết nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Nhật Bản, bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật cho 30 bệnh nhân, trong đó có nam bệnh nhân mới 27 tuổi ở Ninh Thuận, bị polyp di truyền, khi nội soi phát hiện trong lòng đại tràng có hơn 100 polyp.

Theo Tiến sĩ Tuyết, phương pháp cũ rất khó đánh giá được mức độ tổn thương ở giai đoạn sớm, không biết khối u có di căn xa hay không nên nhiều khi phẫu thuật không triệt để.

Với phương pháp mới, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống máy nội soi thế hệ mới nhất giúp hình ảnh sắc nét, hiển thị rõ tổn thương dù là nhỏ nhất. Hệ thống này cũng có chức năng nhuộm màu bằng ánh sáng và phóng đại trên 100 lần, giúp phân tích rõ ràng vi cấu trúc và vi mạch máu của tổn thương, đưa ra nhận định chính xác về tính chất tế bào học của tổn thương, phân biệt tổn thương ung thư và không ung thư. 

"Mục đích của việc nội soi phóng đại này là giúp phát hiện sớm một số ung thư đuờng tiêu hóa thuờng gặp như ung thư dạ dày, thực quản, đại tràng...", Tiến sĩ Tuyết nói.

Ngoài ra, phương pháp nội soi ống mềm trước đây chỉ cho can thiệp với các khối u nhỏ dưới 2 cm nhưng phương pháp mới có thể can thiệp với các khối u trên 3 cm.

Đây là can thiệp tối thiểu nên bệnh nhân có thể xuất viện sau 4 đến 5 ngày, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí, kéo dài thời gian lui bệnh.

Ung thư đại trực tràng đang có xu hướng tăng lên. Theo GLOBOCAN 2018 có khoảng 1,8 triệu ca mới mắc, chiếm 10,2 % và khoảng 880 nghìn ca tử vong chiếm 9,2 % tổng số ca tử vong do ung thư đại trực tràng.

Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả hai giới với số ca mắc mới là 14.733 và 7.856 trường hợp tử vong. Cũng theo thống kê của WHO, với nhóm bệnh nhân phát hiện bệnh giai đoạn sớm có tỷ lệ sống sau 5 năm đạt 90%, bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn thì chỉ khoảng 10%.

Tại bệnh viện K, hiện tại hơn 70% bệnh nhân ung thư đến khám ở giai đoạn muộn với các nhu cầu điều trị giảm đau và chăm sóc triệu chứng là chủ yếu. Việc bệnh nhân đến các cơ sở y tế khám bệnh ở giai đoạn muộn khiến hiệu quả của việc chữa bệnh bị giảm rất nhiều. 

36. Cứu trẻ bị hẹp hộp sọ phức tạp thoát khỏi nguy cơ tàn tật, mù lòa

Sau 6 lần phẫu thuật trong 5 năm, các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã giúp một bệnh nhi từ nguy cơ tàn tật, chậm phát triển trí tuệ, mù lòa trở về cuộc sống gần như bình thường. 

Ngày 25-4, PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt-tạo hình-thẩm mỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bé N.T.T, 6 tuổi, không may sinh ra mắc hội chứng Apert (hội chứng dị tật sọ mặt phức tạp hiếm gặp với tỉ lệ xuất hiện chỉ từ 1/65.000-1/200.000 trẻ sơ sinh). Hội chứng này bao gồm nhiều dị tật phối hợp từ hẹp hộp sọ mức độ nặng, thiểu sản hốc mắt, khe hở vòm, dính 5 đầu các đầu ngón tay và ngón chân.

Đối với hội chứng đa dị tật này, vấn đề hẹp hộp sọ và ổ mắt là nguy hiểm và cấp thiết cần giải quyết trước so với dị tật bàn tay của trẻ, bởi hộp sọ liền sớm trước 1 năm làm cho não bộ không phát triển được trong khi não bộ của trẻ cần phát triển rất nhanh trong 12 tháng đầu đời. Việc tăng áp lực nội sọ gây chèn ép đè, đẩy vào tổ chức não.

 Mẹ của bé N.T.T chia sẻ, nhờ bác sĩ can thiệp sớm vào thời điểm thích hợp lúc cháu mới 10 tháng tuổi để tái tạo họp sọ và trần ổ mắt nên đến giờ cháu phát triển trí não bình thường. Sau 6 lần phẫu thuật trong 5 năm qua, cháu đã có thể bắt đầu tập đọc, tập viết, tập hát chơi đùa giống như các trẻ em khác. Hiện gia đình đưa cháu đến viện chuẩn bị phẫu thuật tách các ngón tay ở bàn tay trái để cháu có thể tự tin đến trường cùng các bạn trong năm học tới.

Theo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trước đây, do điều kiện y tế nước nhà còn khó khăn nên với các bệnh lý phức tạp này, những gia đình có điều kiện thường phải đi ra nước ngoài chữa trị tốn kém, vất vả với hàng chục lần phẫu thuật trong thời gian dài. Những bệnh nhân không có điều kiện phẫu thuật dẫn đến tàn tật suốt đời, để lại một gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. 

10 năm qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã gửi nhiều bác sĩ ra nước ngoài đào tạo tại các trung tâm lớn về phẫu thuật sọ mặt của Anh, Pháp, Mỹ, Canada. Bệnh viện cũng cử một đoàn gồm bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật hàm mặt-tạo hình, gây mê hồi sức, phẫu thuật thần kinh đi đào tạo để tạo được một vòng chuyên khoa khép kín đồng bộ, có thể điều trị toàn diện cho những dị tật phức tạp này.

Được biết, từ ngày 5 đến 11-5, Khoa phẫu thuật hàm mặt-tạo hình-thẩm mỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phối hợp với đoàn chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật tạo hình sọ mặt đến từ Vương quốc Anh thăm khám và phẫu thuật cho các trẻ có dị tật bẩm sinh về sọ mặt như Apert, teo lép nửa mặt, không có tai microtia… Các gia đình muốn đăng ký có thể gọi điện vào số máy 02438253531 số lẻ 350 (24/24h) để có thêm thông tin và đăng ký khám miễn phí. 

37. TP Hà Tĩnh hoàn thành chiến dịch chăm sóc SKSS đợt I/2019

Từ ngày 2/4 đến 25/4/2019, TP Hà Tĩnh đã hoàn thành chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) - KHHGĐ đợt 1/2019 tại 5 xã, gồm: Thạch Trung, Thạch Hạ, Thạch Hưng, Thạch Môn, Thạch Đồng.

Đợt 1 chiến dịch chăm sóc SKSS - KHHGĐ đã được đội ngũ làm công tác dân số thành phố Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm, từ việc chọn thời điểm thích hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền… Nhiều đơn vị đã chủ động tìm những giải pháp hay, phù hợp với địa bàn đã thu hút đông đảo chị em trong độ tuổi sinh đẻ đến các trạm y tế xã để được tư vấn, chăm sóc sức khỏe.

Trong đợt chiến dịch này, tại 5 xã là: Thạch Hạ, Thạch Hưng, Thạch Đồng, Thạch Môn, Thạch Trung đã có 220 đối tượng được siêu âm tổng quát; 192 chị được siêu âm thai, khám phụ khoa, đồng thời cấp phát thuốc và tư vấn điều trị miễn phí cho 150 chị, trong đó có 109 chị được đặt vòng tránh thai, 57 chị được tiêm thuốc tránh thai và 3 chị được cấy tránh thai.

Theo ông Phạm Văn Đức - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ TP Hà Tĩnh: "Qua gần 2 tuần thực hiện chiến dịch đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Các chị em được thăm khám, cấp phát thuốc miễn phí. Đặc biệt tại xã Thạch Trung, 75 chị tuổi từ 30 - 65 còn được ưu tiên tầm soát ung thư cổ tử cung.

Đây là một trong những hoạt động nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về dân số, kế hoạch hóa gia đình; huy động sự tham gia của các cấp, ngành, đoàn thể, tăng cường công tác tuyên truyên truyền, vận động và cung cấp các dịch vụ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân trên địa bàn thành phố.

  1.  Hà Nội: Tăng cường triển khai phòng chống dịch bệnh mùa Hè và dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1737/SYT-NVY về tăng cường triển khai phòng chống dịch bệnh mùa Hè và dịp nghỉ Lễ 30-4, 1-5-2019.

Hiện nay, thời tiết đã chuyển sang mùa Hè là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy cấp nguy hiểm, viêm não Nhật Bản... phát triển; bên cạnh đó, dịch bệnh Sởi vẫn tiếp tục có xu hướng gia tăng và tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập của các dịch bệnh nguy hiểm như cúm A(H7N9), A(H5N6), MERS - CoV, Ebola.... Để chủ động phòng chống các dịch bệnh mùa Hè và đặc biệt trong dịp nghỉ Lễ 30-4 và 01-5-2019, Sở Y tế yêu cầu:

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tiếp tục giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu sân bay Quốc tế Nội Bài, tăng cường kiểm tra thân nhiệt của hành khách bằng máy đo thân nhiệt, đặc biệt hành khách đến từ các quốc gia có dịch cúm A(H7N9), A(H5N6), MERS- CoV, Ebola...; Áp dụng biện pháp cách ly, chuyển tuyến điều trị đối với những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, đồng thời, thông báo cho Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã để tổ chức giám sát dịch tại cộng đồng;

Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh dịch tại các bệnh viện Trung ương và Thành phố, tiến hành điều tra dịch tễ, khoanh vùng và xử lý triệt để ổ dịch tại cộng đồng; Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về các biện pháp giám sát, xử lý các bệnh dịch cho đội ngũ cán bộ y tế trong hệ thống. Bố trí cán bộ trực và sẵn sàng hỗ trợ các quận, huyện, thị xã triển khai các biện pháp bao vây khoanh vùng xử lý dịch bệnh, đặc biệt trong dịp nghỉ Lễ 30-4, 01-5-2019.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: đi tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh, vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu, diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết; vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ chơi phòng chống bệnh tay chân miệng; 04 khuyến cáo về phòng chống dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả và các dịch bệnh khác để mọi người dân biết cách bảo vệ sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội hướng dẫn Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát vệ sinh ATTP đặc biệt là những thực phẩm có nguy cơ cao như: thực phẩm ăn ngay, thức ăn chế biến sẵn, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống, nước đá, cơ sở thức ăn đường phố, các bếp ăn tập thể...; Phối hợp với các ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra vệ sinh ATTP trên địa bàn Thành phố đặc biệt là trong Tháng Hành động an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2019.

Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh tại cộng đồng và cơ sở y tế để phát hiện sớm ca bệnh dịch; tổ chức khoanh vùng, xử lý ổ dịch triệt để không để dịch lan rộng; Tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; Tổ chức tập huấn các nội dung về giám sát, xử lý dịch; chẩn đoán, điều trị các bệnh dịch cho đội ngũ cán bộ y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tập huấn nâng cao năng lực cho các thành viên của đội chống dịch cơ động. Bố trí cán bộ trực và sẵn sàng triển khai các biện pháp bao vây khoanh vùng xử lý dịch bệnh, đặc biệt trong dịp nghi Lễ 30-4, 01-5-2019.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân về biện pháp phòng, chống dịch bệnh đặc biệt là việc chủ động đi tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh; chủ động thu gom phế thải, phế liệu, diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết; vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ chơi phòng chống bệnh tay chân miệng; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống các bệnh lây qua đường thực phẩm.

Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế đặc biệt là với bệnh Sởi, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch bệnh; Thực hiện nghiêm túc việc quản lý chất thải của người bệnh không để mầm bệnh phát tán gây dịch trong bệnh viện hoặc lan ra cộng đồng.

II. THÔNG TIN QUỐC TẾ

  1.  Dịch sởi bùng phát do số lượng trẻ em không được tiêm vắcxin gia tăng

Trong ba tháng đầu năm 2019, hơn 110.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên thế giới, tăng gần gấp 3 lần so với cùng thời điểm năm 2018.

Trong ba tháng đầu năm 2019, hơn 110.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên thế giới, tăng gần gấp 3 lần so với cùng thời điểm năm 2018.

Ngày 25/4, theo thông tin từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, hơn 20 triệu trẻ em trên thế giới không được tiêm vắcxin sởi hàng năm trong vòng 8 năm qua, là nguyên nhân làm cho dịch sởi bùng phát trên thế giới như hiện nay.

Tại Việt Nam, những ca mắc bệnh sởi tăng gấp đôi trong hai năm gần đây, từ 1.117 trường hợp mắc bệnh năm 2017 tăng lên 2.256 ca năm 2018. Hơn một phần ba những trường hợp mắc sởi (36%) nằm trong nhóm trẻ từ 1-4 tuổi. Nguyên nhân chính là do các bậc cha mẹ đã do dự trì hoãn việc tiêm vắcxin cho con.

Thông điệp này được UNICEF đưa ra nhân dịp Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới - được tổ chức vào tuần cuối của tháng Tư, nhằm thúc đẩy việc sử dụng vắcxin để bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi khỏi bệnh tật.

UNICEF ước tính, trên thế giới có khoảng 169 triệu trẻ em không được tiêm mũi đầu vắcxin phòng bệnh sởi trong giai đoạn 2010-2017, hoặc trung bình 21 triệu trẻ em mỗi năm.

Số lượng trẻ em không được tiêm vắcxin gia tăng đã góp phần làm cho dịch sởi bùng phát tại một số quốc gia trên thế giới.

Bà Henrietta Fore - Giám đốc Điều hành UNICEF cho biết, nguyên nhân dịch sởi bùng phát trên thế giới hiện nay đã bắt nguồn từ nhiều năm trước. Trẻ em chưa được tiêm vắcxin sẽ mắc virus sởi. Vì vậy, để đẩy lùi sự lây lan của bệnh sởi cần phải tiêm chủng cho mọi trẻ em, cả ở các quốc gia giàu và nghèo.

Trong ba tháng đầu năm 2019, hơn 110.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên thế giới - tăng gần 300% so với cùng thời điểm năm 2018. Ước tính 110.000 người, phần lớn là trẻ em tử vong vì sởi trong năm 2017, tăng 22% so với năm 2016.

Theo các chuyên gia, vắcxin phòng bệnh sởi an toàn và hiệu quả. Bên cạnh việc cứu sống trẻ, tiêm phòng sởi cho trẻ còn giúp bảo vệ trẻ khỏi những đau đớn, biến chứng đáng sợ khi mắc sởi. Tiêm chủng cũng giúp cho cha mẹ và gia đình không phải lo lắng và tốn kém khi trẻ bị ốm. Hai mũi vắcxin sởi là thiết yếu để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh này.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị mức độ bao phủ của tiêm chủng cần phải đạt ngưỡng 95% để đạt được miễn dịch cộng đồng.

Theo số liệu mới nhất, ở các quốc gia thu nhập cao, mức độ bao phủ đối với vắcxin sởi mũi đầu là 94%, trong khi đó mũi hai giảm còn 91%.

Hoa Kỳ đứng đầu danh sách các quốc gia có thu nhập cao nhưng nhiều trẻ em chưa được tiêm mũi đầu vắcxin sởi trong giai đoạn 2010-2017 (hơn 2,5 triệu trẻ em). Sau đó là Pháp (600.000 trẻ) và Anh (500.000 trẻ) trẻ sơ sinh chưa được tiêm mũi đầu vắcxin sởi trong cùng giai đoạn.

Theo UNICEF, ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, tình hình hết sức đáng lo ngại. Mức độ bao phủ trên thế giới đối với tiêm chủng mũi hai vắc-xin sởi còn đáng báo động hơn. Trong danh sách 20 quốc gia có số lượng trẻ em chưa được tiêm chủng cao nhất năm 2017 thì 9 quốc gia chưa triển khai mũi hai vắcxin sởi.

20 quốc gia ở khu vực Châu Phi hạ Sahara cũng chưa đưa mũi hai vắcxin sởi vào chương trình tiêm chủng quốc gia, khiến hơn 17 triệu trẻ sơ sinh mỗi năm rơi vào nguy cơ cao mắc bệnh sởi./.

  1.  Mỗi năm thế giới có hơn 21 triệu trẻ em không được tiêm phòng sởi

Trong giai đoạn 2010 - 2017, trung bình mỗi năm có 21,1 triệu trẻ em đã bị bỏ lỡ mũi tiêm phòng bệnh sởi đầu tiên. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh sởi bùng phát trên toàn cầu trong thời gian gần đây.

Theo Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Henrietta Fore, sự bùng phát bệnh sởi trên toàn cầu mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay là hệ quả từ nhiều năm trước. Số liệu thống kê cho thấy, trong ba tháng đầu năm 2019, hơn 110.000 ca mắc bệnh sởi đã được báo cáo trên toàn cầu, tăng gần 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Và trong năm 2017, bệnh sởi đã lấy đi sinh mạng của 110.000 người, trong đó đa phần là trẻ em, tăng 22% so với năm trước đó.

UNICEF đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra “một chiếc ô miễn dịch cho mọi người” thông qua việc tiêm vắc-xin.

Cơ quan này giải thích rằng, dù 2 liều vắc-xin sởi là rất cần thiết để bảo vệ trẻ em khỏi dịch bệnh này, nhưng việc thiếu tiếp cận chăm sóc sức khỏe, hệ thống y tế nghèo nàn, sự lo sợ và hoài nghi về vắc-xin đã khiến tỷ lệ tiêm chủng mũi đầu tiên giảm xuống chỉ còn 85% trong năm 2017, tương đương tỷ lệ của thập niên trước. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm mũi thứ hai còn thấp hơn, chỉ là 67%.

Trong khi đó, WHO nhấn mạnh rằng tỷ lệ tiêm vaccine vào khoảng 95% là cần thiết để tạo ra sự miễn dịch chống lại căn bệnh này. Số liệu tại các nước có thu nhập cao cho thấy, tỷ lệ tiêm phòng mũi đầu tiên là 94%, trong khi mũi thứ hai là 91%.

Trong số các nước phát triển, Mỹ là quốc gia đứng đầu danh sách về tỷ lệ trẻ chưa được tiêm mũi vaccine đầu tiên trong giai đoạn từ 2010 - 2017 với 2,5 triệu trẻ em. Mỹ hiện đang phải đối mặt với tình trạng bùng phát dịch sởi nghiêm trọng nhất trong gần 20 năm. Pháp và Anh xếp vị trí tiếp theo trong danh sách với 600.000 trẻ và 500.000 trẻ chưa được tiêm vaccine.

Tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, tình hình còn tồi tệ hơn. Trong năm 2017, gần 4 triệu trẻ em Nigeria dưới 12 tháng tuổi không được tiêm mũi đầu tiên, tiếp theo là Ấn Độ với 2,9 triệu em, Pakistan và Indonesia mỗi nước có 1,2 triệu em và Ethiopia là 1,1 triệu em.

Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự bùng phát của bệnh sởi cũng như các dịch bệnh có thể phòng ngừa khác, UNICEF đang triển khai một chiến dịch toàn cầu nhằm truyền tải thông điệp về tính hiệu quả và sự an toàn của việc tiêm phòng vắc-xin.

Chiến dịch mang tên Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới, sẽ kéo dài từ ngày 24 đến 30/4 nhằm lan tỏa thông điệp tới mọi người, trong đó có các bậc cha mẹ, về việc có thể bảo vệ sức khỏe mọi người thông qua vắc-xin. Mục tiêu của chiến dịch này là nhằm tiêm chủng cho khoảng 70 triệu người trên toàn cầu chống lại các dịch bệnh có thể phòng ngừa được. Trong khi đó, một chiến dịch đồng thời trên mạng xã hội có tên là #VaccinesWork cũng được UNICEF và các đối tác như Quỹ Bill & Melinda Gates, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (Gavi) phối hợp thực hiện./.

41. Bệnh viện huy động 100 y bác sĩ bóc khối u 28 kg trên lưng

Người đàn ông họ Đường 68 tuổi (Thượng Hải, Trung Quốc) sống chung với khối u 28 kg đã 30 năm. Gần đây, khối u phát triển nặng hơn nên ông phải đến bệnh viện cắt bỏ.

Theo EBC, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân số 9, Thượng Hải, Trung Quốc vừa hoàn thành ca đại phẫu bóc tách khối u nặng 28 kg cho cụ ông 68 tuổi kéo dài suốt 33 tiếng đồng hồ. Cuộc đại phẫu trên thu hút sự quan tâm không chỉ vì khối u kỳ lạ mà còn vì số lượng nhân viên tham gia và thời gian kỷ lục.

30 năm trước, bệnh nhân có mọc một khối u nhỏ trên lưng. Khối u này ngày càng to nhưng lại không gây đau đớn nên ông không đến bệnh viện điều trị. Đầu năm 2018, do tuổi cao, khối u không có dấu hiệu dừng phát triển, gây khó khăn trong sinh hoạt ông phải đến bệnh viện khám và yêu cầu làm phẫu thuật.

Bác sĩ khám lâm sàng cho biết khối u của ông Đường phát triển chiếm toàn bộ vùng lưng, vai và ăn sâu vào cấu trúc mạch máu. Trọng lượng của nó có thể đè xuống các mạch máu gây biến chứng nghiêm trọng. Việc phẫu thuật bóc tách u là cần thiết cho ông Đường lúc này.

Khối u qua to và liên kết với các tổ chức thần kinh tại nhiều bộ phận lưng, vai, cổ, nên việc phẫu thuật không đơn giản. Đến tháng 11/2018 các bác sĩ quyết định làm phẫu thuật cho ông Đường và cần có nhiều tháng để chuẩn bị.

Vừa qua, ca phẫu thuật bóc tách khối u được tiến hành thành công. Bác sĩ chuyên khoa ngoại chỉnh hình Dương Quân - Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân số 9, Thượng Hải, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho hay cuộc đại phẫu đã phải huy động hơn 100 nhân viên y tế và các chuyên gia trong suốt 33 tiếng. Trong thời gian này ông Đường đã nhiều lần tụt huyết áp, sự sống ngàn cân treo sợi tóc và phải cấp cứu nhiều lần. Rất may, ông đã vượt qua.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc tại phòng hồi sức tích cực, áp dụng chế độ chăm sóc, phục hồi chức năng riêng biệt. Hiện tại, ông hồi phục tốt và có thể ăn được bằng miệng. Ông cho biết chưa bao giờ thấy cơ thể nhẹ nhõm như vậy trong suốt 30 năm qua.

  1.  Hơn 110.000 ca mắc sởi trên thế giới, tăng 300% so với cùng kỳ năm 2018

Trong 3 tháng đầu năm 2019, hơn 110.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên thế giới, tăng gần 300% so với cùng thời điểm năm 2018. Tại Việt Nam, những ca mắc sởi tăng gấp đôi trong 2 năm gần đây, từ 1,117 ca năm 2017 tăng lên 2,256 ca năm 2018. Số lượng trẻ em không được tiêm vaccine gia tăng khiến dịch sởi bùng phát tại một số quốc gia trên thế giới.

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ước tính khoảng 169 triệu trẻ em không được tiêm mũi đầu vaccine sởi trong giai đoạn 2010-2017, hoặc trung bình 21,1 triệu trẻ em mỗi năm. Số lượng trẻ em không được tiêm vaccine gia tăng khiến dịch sởi bùng phát tại một số quốc gia trên thế giới.

“Nguyên nhân dịch sởi bùng phát trên thế giới mà chúng ta đang chứng kiến đã bắt nguồn từ nhiều năm trước. Virus sởi sẽ luôn đi tìm những trẻ em chưa được tiêm vaccine. Nếu chúng ta muốn nghiêm túc đẩy lùi sự lây lan của căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh này, chúng ta cần phải tiêm chủng cho mọi trẻ em, cả ở các quốc gia giàu và nghèo”, bà Henrietta Fore - Giám đốc Điều hành UNICEF cho biết.

Trong 3 tháng đầu năm 2019, hơn 110.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên thế giới, tăng gần 300% so với cùng thời điểm năm 2018. Ước tính 110.000 người, phần lớn là trẻ em, tử vong vì sởi trong năm 2017, tăng 22% so với năm 2016.

Tại Việt Nam, những ca mắc sởi tăng gấp đôi trong 2 năm gần đây, từ 1,117 ca năm 2017 tăng lên 2,256 ca năm 2018. Hơn 1/3 những trường hợp mắc sởi (36%) nằm trong nhóm trẻ 1- 4 tuổi. Nguyên nhân chính là do các bậc cha mẹ đã do dự trì hoãn việc tiêm vaccine cho con.

 Vaccine sởi an toàn và hiệu quả. Bên cạnh việc cứu sống trẻ, tiêm phòng sởi cho trẻ còn giúp bảo vệ trẻ khỏi những đau đớn, biến chứng đáng sợ khi mắc sởi. Tiêm chủng cũng giúp cho cha mẹ và gia đình không phải lo lắng và tốn kém khi trẻ bị ốm.

 Hai mũi vaccine sởi là thiết yếu để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh này. Tuy nhiên, vì những lý do như không tiếp cận được tiêm chủng, hệ thống y tế nghèo nàn, sự tự mãn thấy không cần thiết và một số trường hợp lo ngại hay hoài nghi về vaccine, độ bao phủ của vaccine sởi mũi đầu trên thế giới được báo cáo là 85% năm 2017, con số này vẫn giữ ở mức độ tương tự như vậy trong thập kỷ qua mặc dù dân số tăng. Độ bao phủ của vaccine sởi mũi thứ hai trên thế giới thấp hơn nhiều (67%). Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị mức độ bao phủ của tiêm chủng cần phải đạt ngưỡng 95% để đạt được “miễn dịch cộng đồng”.

 Theo số liệu mới nhất, ở các quốc gia thu nhập cao, mức độ bao phủ đối với vaccine sởi mũi đầu là 94%, trong khi đó mũi hai giảm còn 91%.

Mỹ đứng đầu danh sách các quốc gia có thu nhập cao nhưng nhiều trẻ em chưa được tiêm mũi đầu vaccine sởi trong giai đoạn 2010-2017 (2.593.000 trẻ em). Sau đó là Pháp 608.000 em và Anh 527.000 em chưa được tiêm mũi đầu vaccine sởi trong cùng giai đoạn.

Ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, tình hình hết sức đáng lo ngại. Năm 2017, Nigeria là quốc gia có nhiều trẻ em dưới một tuổi nhất không được tiêm mũi đầu vaccine sởi, gần 4 triệu. Sau đó là Ấn Độ (2,9 triệu), Pakistan và Indonesia (mỗi quốc gia 1,2 triệu) và Ethiopia (1,1 triệu).

Mức độ bao phủ trên thế giới đối với tiêm chủng mũi hai vaccine sởi còn đáng báo động hơn. Trong danh sách 20 quốc gia có số lượng trẻ em chưa được tiêm chủng cao nhất năm 2017 thì 9 quốc gia chưa triển khai mũi hai vaccine sởi. 20 quốc gia ở khu vực châu Phi hạ Sahara cũng chưa đưa mũi hai vaccine sởi vào chương trình tiêm chủng quốc gia, khiến hơn 17 triệu trẻ sơ sinh mỗi năm rơi vào nguy cơ cao mắc sởi trong thời thơ ấu.

43. Dịch sởi toàn cầu bùng phát vì phong trào chống tiêm chủng

 (Công lý) - Riêng Hoa Kỳ đã ghi nhận 695 trường hợp mắc bệnh sởi từ đầu năm 2019 đến nay. Hôm thứ tư, các quan chức Mỹ đã đưa ra con số để tuyên truyền cho chiến dịch củng cố thông điệp rằng vắc-xin ngừa bệnh là an toàn.

Sự gia tăng người nhiễm sởi diễn ra trong bối cảnh gia tăng phong trào toàn cầu chống lại viêc tiêm chủng, với ước tính 169 triệu trẻ em đã bỏ lỡ liều vắc-xin sởi đầu tiên trong giai đoạn 2010-2017, theo báo cáo của UNICEF.

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cho biết Hoa Kỳ đứng đầu danh sách các quốc gia có thu nhập cao có số trẻ em chưa được tiêm chủng lần đầu, với hơn 2,5 triệu trẻ.

Theo sau là Pháp và Anh, với hơn 600.000 và 500.000 trẻ sơ sinh chưa được tiêm chủng tương ứng trong cùng thời kỳ.

Số liệu mới về số ca mắc sởi ở Mỹ được chính quyền xác nhận đã vượt qua mức cao nhất trước đó là 667 ca mắc sởi vào năm 2014.

Sự hồi sinh của căn bệnh đã từng được loại trừ và rất dễ lây lan có liên quan đến phong trào chống vacxin đang gia tăng ở các quốc gia giàu có, mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu.

Hiện tượng chống vaxcin đang lan tràn trên khắp các nước phương Tây nhưng đặc biệt mạnh mẽ ở Mỹ, nơi nó được thúc đẩy bởi những thong tin về y tế không có căn cứ đang lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội.

"Số lượng ca nhiễm bệnh cao trong năm 2019 chủ yếu là kết quả của một vài vụ dịch lớn - một ở bang Washington và hai vụ dịch lớn ở New York bắt đầu vào cuối năm 2018", Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cho biết trong một tuyên bố.

Những người bị nhiễm virus từ Israel và Ukraine đã mang nó đến Hoa Kỳ và truyền sang các thành viên trong cộng đồng quanh họ, nhiều người trong số họ chưa được tiêm phòng.

"Một yếu tố quan trọng góp phần vào sự bùng phát ở New York là thông tin sai lệch trong cộng đồng về sự an toàn của vacxin sởi-quai bị-rubella", CDC nói.

Trong một tuyên bố mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar cho biết "vắc-xin sởi là một trong những sản phẩm y tế được nghiên cứu rộng rãi nhất mà chúng tôi có, và sự an toàn của chúng đã được thiết lập vững chắc trong nhiều năm."

Ông nói thêm rằng vào tuần tới, trong Tuần lễ Chủng ngừa Trẻ sơ sinh Quốc gia, Bộ Y tế sẽ thực hiện "một chiến dịch toàn diện để củng cố thông điệp rằng vacxin là an toàn và hiệu quả."

Ở New York, một cộng đồng Do Thái chính thống ở Brooklyn đã bị ảnh hưởng nặng nề do bị lây nhiễm bởi du khách từ Israel, nơi một trận dịch bắt đầu từ một năm trước.

Đầu tháng này, thị trưởng New York đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại các khu vực của Brooklyn, yêu cầu tất cả cư dân cần phải được tiêm phòng để chống lại bệnh sởi.

Quận Rockland của New York đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tương tự vào tháng 3.

Hạt Clark của tiểu bang Washington đã chứng kiến sự bùng phát tập trung trong cộng đồng nói tiếng Nga. Sau khi một đứa trẻ mang virus từ Ukraine trở lại vào tháng 12, nó đã lây lan sang 74 người khác, chủ yếu là trẻ em, thông qua các trường học, siêu thị và một sân chơi bowling.

Washington đã tuyên bố vào tháng 1 tình trạng khẩn cấp về sự bùng phát của loại bệnh lây nhiễm do virus bay trong không khí gây sốt, ho và phát ban có thể gây tử vong trong những trường hợp đặc biệt.

Theo Liên hợp quốc, trên toàn thế giới, các trường hợp mắc sởi đã tăng 300 phần trăm trong 3 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái.

Để bảo vệ trẻ em khỏi căn bệnh này cần tiêm đủ 2 liều vacxin, nhưng tỷ lệ toàn cầu của liều đầu tiên được báo cáo ở mức 85% trong năm 2017, giảm xuống còn 67% cho liều thứ hai. WHO khuyến nghị 95% cho cái gọi là "miễn dịch cộng đồng".

Hàng chục ngàn trường hợp đã được báo cáo ở Châu Phi và Châu Âu. Chỉ riêng Ukraine đã có hơn 30.000 trường hợp và 11 người đã chết vì bệnh sởi kể từ tháng 1. UNICEF cho biết, ước tính 110.000 người, hầu hết là trẻ em, đã chết vì bệnh sởi năm 2017, tăng 22% so với năm trước.

Tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, phạm vi bảo vệ bị giảm xuống do hệ thống y tế kém và trong một số trường hợp sợ hãi hoặc hoài nghi về tiêm chủng.

Trong số những nước này, Nigeria có số trẻ em chưa được tiêm chủng cao nhất dưới một tuổi, với gần 4 triệu, tiếp theo là Ấn Độ (2,9 triệu), Pakistan và Indonesia (1,2 triệu mỗi trẻ) và Ethiopia (1,1 triệu).

"Nếu chúng ta nghiêm túc trong việc ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được này, chúng ta cần tiêm vacxin cho mọi trẻ em, ở các nước giàu và nghèo như nhau", Giám đốc điều hành của UNICEF, ông Henrietta Fore nói trong một tuyên bố.

  1.  Nhật Bản xin lỗi hàng chục ngàn người bị cưỡng bức triệt sản vì khuyết tật

Sau nhiều năm giấu nhẹm, chính quyền Nhật Bản đã buộc phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho hàng ngàn người vì chính sách triệt sản ép buộc của mình.

Năm 1948, Nhật Bản ban hành Luật Ưu sinh, theo đó bắt buộc triệt sản đối với người khuyết tật, mắc bệnh mãn tính nhằm tránh họ có con "hạ đẳng".

Theo Bộ Y tế Nhật Bản, khoảng 16.500 người đã bị cưỡng bức triệt sản theo Luật Ưu sinh bắt đầu có hiệu lực từ năm 1949. Luật pháp khi đó cho phép các bác sĩ triệt sản những người bị khuyết tật về trí tuệ do di truyền cũng như các bệnh mãn tính khác như bệnh phong nhằm “ngăn việc tạo ra con cháu có chất lượng thấp”.

Theo giới chức Nhật, 8.500 người đồng ý triệt sản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hoài nghi đó là những trường hợp “bắt buộc” vì áp lực mà họ phải đối mặt.

Số ca triệt sản bắt đầu giảm sau khi đạt đỉnh cao với 1.362 vụ triệt sản trong chỉ một năm vào giữa thập niên 1950.

Năm 1972, chính phủ đưa ra một đề xuất sửa đổi gây tranh cãi trong Luật Ưu sinh, cho phép phụ nữ mang thai mà thai nhi bị khuyết tật được quyền sinh nở. Tới năm 1996, Luật Ưu sinh bị bãi bỏ khi thái độ của người dân thay đổi.

Ngày 24.4, Thượng viện và Hạ viện Nhật Bản đã thông qua một đạo luật mới theo đó chính phủ Nhật Bản cho biết "chúng tôi đã tự vấn sâu sắc và xin lỗi chân thành" đến các nạn nhân. Đồng thời chính phủ Nhật cho hay họ sẽ bồi thường cho các nạn nhân của chính sách này một khoản tiền 3,2 triệu Yen (29.000 USD).

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra một tuyên bố xin lỗi và nói rằng mọi nỗ lực sẽ được thực hiện để đảm bảo rằng xã hội Nhật sẽ tránh xa sự phân biệt đối xử với những người khuyết tật.

"Trong thời kỳ luật này có hiệu lực, nhiều người đã phải trải qua các hoạt động khiến họ không thể có con dựa trên tình trạng khuyết tật hoặc một căn bệnh mãn tính khác, khiến họ đau khổ vô cùng. Là chính phủ thực hiện luật này, sau khi tự vấn sâu sắc, tôi muốn xin lỗi từ tận đáy lòng", ông Abe nói. 

  1.  WHO cảnh báo nguy cơ ung thư do dùng amiăng ở Việt Nam

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tái khẳng định tác hại gây ung thư của amiăng, trong khi Việt Nam vẫn sử dụng lượng lớn vật liệu này. 

Amiăng là một trong những chất gây ung thư nghề nghiệp nghiêm trọng nhất. Ước tính một nửa số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp có liên quan amiăng, ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, cho biết tại hội thảo Phòng chống các bệnh liên quan đến amiăng ngày 24/4.

Việt Nam là một trong 6 nước vẫn sử dụng lượng lớn amiăng trong sản xuất, với hơn 50.000 tấn mỗi năm. Gần 80% amiăng nhập khẩu được sử dụng để làm tấm lợp. Ngoài ra, amiăng có trong một số vật liệu, sản phẩm cách nhiệt, cách điện, chống cháy, má phanh, tấm trần... Những công việc có thể phát sinh bụi amiăng chủ yếu trong quá trình sản xuất như xé bao, nghiền, trộn, khoan, nổ mìn... Các dạng chất khác nhau chủ yếu của amiăng như amiăng trắng, xanh và nâu...

Phó giáo sư Lương Thị Mai Anh, Phó Cục trưởng Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, cho biết sợi amiăng xâm nhập vào cơ thể gây hại chủ yếu qua đường hô hấp, khi người lao động hít phải sợi amiăng phát tán trong môi trường. Ngoài ra, chất này có thể xâm nhập qua đường tiêu hóa.

"Phơi nhiễm với amiăng, kể cả amiăng trắng, gây ung thư phổi, thanh quản, buồng trứng, trung biểu mô và bệnh bụi phổi amiăng tức xơ hóa phổi", bà Mai Anh nói.

Phó giáo sư Nguyễn Văn Sơn, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, cho biết sợi amiăng được hít vào qua đường hô hấp sẽ xâm nhập vào phổi và tồn tại trong một thời gian dài do quá trình thanh thải thường thất bại. Sợi amiăng không được thanh thải sẽ gây tổn thương tế bào biểu mô dẫn tới các bệnh về phổi như ung thư phổi, ung thư trung biểu mô. Thời gian ủ bệnh từ 10 đến 40 năm.

Tại Việt Nam, bệnh bụi phổi animăng từ năm 1976 được công nhận là bệnh nghề nghiệp được đền bù. Kết quả nghiên cứu khoa học của Bộ Y tế giai đoạn 2010-2011 khẳng định đến 80% ca ung thư trung biểu mô ở Việt Nam có liên quan đến amiăng.

Tại Hàn Quốc, ca bệnh đầu tiên ung thư trung biểu mô liên quan đến amiăng được xác định là một nữ công nhân, năm 1993. Một năm sau, ca bệnh này được công nhận là có liên quan đến công việc. Bệnh nhân có 19 năm làm việc tại một nhà máy dệt amiăng. Mỗi năm, Hàn Quốc chi khoảng 8 tỷ USD để đền bù cho các bệnh nhân mắc bệnh liên quan amiăng. Đầu năm 2018, có hơn 2.800 người được bồi thường. Năm 2015, Hàn Quốc đã cấm triệt để dùng chất này trong mọi lĩnh vực.

Nhật Bản cấm sử dụng amiăng từ năm 2012 ở tất cả ngành công nghiệp. Trên thế giới, từ năm 2013 đến nay có hơn 60 nước đã cấm sử dụng tất cả các dạng amiăng.

Trước gánh nặng bệnh tật và tài chính do các bệnh liên quan đến amiăng, WHO và Tổ chức Lao động quốc tế đều khuyến nghị cấm hoàn toàn sử dụng mọi dạng amiăng. Đây là cách hiệu quả nhất để loại bỏ các bệnh liên quan đến chất này.

"Các bệnh liên quan đến amiăng có thể phòng ngừa được. Cách hiệu quả nhất là ngừng sử dụng tất cả các dạng của amiăng để phòng ngừa phơi nhiễm", Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định.Điểm tin y tế 


Thăm dò ý kiến