Điểm tin y tế ngày 22/3/2019

23/03/2019 | 04:30 AM

 | 

  1. Y tế phải tiếp tục đổi mới, công khai, minh bạch

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh như vậy trong cuộc họp giao ban khối y tế chiều 21/3, đồng thời yêu cầu trong thời gian tới, Bộ Y tế tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm đủ vaccine, không được chủ quan để xảy ra dịch bệnh như sởi, sốt xuất huyết…Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung trao đổi về những nhiệm vụ rất cần phối hợp giữa Bộ Y tế và các bộ, ngành.

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu đề nghị Bộ Y tế xem xét, hỗ trợ về chuyên môn trong hoạt động của các trung tâm hiến máu nhân đạo, kiện toàn các điểm sơ, cấp cứu tai nạn giao thông, cung cấp dịch vụ sơ cấp cứu tại cơ sở.

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Phạm Lương Sơn đặt vấn đề làm sao để phát triển bền vững đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Ông Sơn nêu thực tế hơn 1 triệu học sinh, sinh viên chưa tham gia BHYT, hoặc đối tượng hộ gia đình cận nghèo ở các TP lớn chỉ tham gia khi có bệnh, hay những hộ gia đình thoát nghèo không mua BHYT nữa do không được hỗ trợ 100%… BHXH Việt Nam mong muốn Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện (BV) nghiêm túc cập nhật dữ liệu kịp thời lên Hệ thống thông tin Giám định BHYT.

Ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nêu lên thách thức về khả năng cung ứng dịch vụ, nguồn lực của y tế cơ sở so với yêu cầu của người dân; nguồn lực dành cho y tế dự phòng chưa bảo đảm dự toán như chỉ tiêu Quốc hội giao, trong đó có hạn chế trong công tác tham mưu của sở y tế địa phương; tình trạng lạm dụng quỹ BHYT, xét nghiệm ở một số cơ sở khám chữa bệnh…

Nói về sự phối hợp với Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho hay các hội chuyên ngành, cấp hội địa phương trực thuộc Tổng hội đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông về sức khoẻ; tư vấn, góp ý, phản biện một số văn bản chính sách, pháp luật; tham gia đánh giá chất lượng hơn 40 BV; tổ chức các hội nghị khoa học, tập huấn về y đức, y nghiệp cho gần 4.000 người…

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chia sẻ thêm về một số vấn đề nóng của ngành hiện nay như giải pháp để giảm quá tải BV một cách bền vững thông qua đầu tư mạnh hơn y tế tuyến dưới để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám, chữa các bệnh thông thường cho người dân. Các BV tuyến trên tập trung phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc sức khoẻ toàn diện để giảm người Việt Nam đi khám, chữa bệnh ở nước ngoài.

“Khó khăn nhất của Bộ Y tế hiện nay là ứng dụng công nghệ thông tin, đây là lĩnh vực Bộ sẽ đẩy mạnh để hoàn thành kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, BV, lập hồ sơ điện tử quản lý sức khỏe cá nhân…”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “điểm” một số việc trong từng lĩnh vực mà Bộ Y tế cần tập trung triển khai nhanh hơn nữa.

Trước hết, trong lĩnh vực y tế dự phòng, Phó Thủ tướng yêu cầu thời gian tới Bộ Y tế tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm đủ vaccine, không được chủ quan để xảy ra dịch bệnh như sởi, sốt xuất huyết…

Bộ trưởng Bộ Y tế phải có văn bản gửi giám đốc các sở y tế địa phương tham mưu HĐND, UBND dành đủ ngân sách cho y tế dự phòng theo đúng nghị quyết của Quốc hội, ban hành gấp danh mục các dịch vụ y tế dự phòng.

Trong lĩnh vực dân số, Phó Thủ tướng lo ngại trước sự sụt giảm hệ thống cộng tác viên dân số trong khi ở cơ sở rất cần nhân lực cho cả các dịch vụ khác như chăm sóc, bảo vệ trẻ em. “Tôi đã nhắc nhưng chưa chuyển biến. Bộ Y tế phải phối hợp chặt hơn với các bộ để giao thêm việc cho hệ thống này. Cùng một người nhưng làm thêm nhiều việc ở địa phương. Trước hết, Bộ Y tế ban hành ngay danh mục dịch vụ dân số thiết yếu”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Đồng tình với ý kiến của lãnh đạo BHXH Việt Nam, Phó Thủ tướng cho rằng cần tập trung tăng và củng cố diện bao phủ BHYT, trước hết là học sinh, sinh viên, hộ gia đình, kết nối với các công ty bảo hiểm thương mại. BHXH Việt Nam nhanh chóng xây dựng các gói BHYT nhiều mệnh giá.

Về y tế cơ sở, Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh lập hồ sơ sức khoẻ điện tử, tăng giá dịch vụ y tế cơ sở, chất lượng tủ thuốc, nhất là thuốc điều trị các bệnh không lây nhiễm. “Chúng ta cần có phương án huy động đội ngũ y tế cơ sở để phổ biến kiến thức sức khoẻ, y học thường thức”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, bên cạnh tăng cường y tế cơ sở, phát triển BV vệ tinh để giảm quá tải thì Bộ Y tế cần nhân rộng mô hình hẹn giờ khám, đặc biệt đẩy mạnh liên thông kết quả xét nghiệm giữa các BV. “Làm sao có cơ chế để các BV lớn có các khoa, trung tâm khám sức khoẻ riêng”, Phó Thủ tướng gợi ý thêm.

Đánh giá cao kết quả thu được từ việc đấu thầu tập trung quốc gia giúp giảm giá thuốc, Phó Thủ tướng cho rằng cần đổi mới hơn nữa, khắc phục hạn chế, để đến năm 2020 giá thuốc của Việt Nam thấp bằng Malaysia, nước có giá thuốc thấp nhất ASEAN. Kiên quyết thực hiện việc liên thông các nhà thuốc, từ đó củng cố một bước chất lượng bảo quản, phân phối thuốc, góp phần thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn phấn đấu đến năm 2020, 100% thuốc kháng sinh phải bán theo đơn. “Thuốc sản xuất tốt đến mấy mà bảo quản không tốt, vận chuyển không tốt thì chất lượng cũng không bảo đảm”, Phó Thủ tướng nói.

Trong mua sắm trang thiết bị y tế, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế có văn bản yêu cầu các BV công khi mua sắm trang thiết bị y tế phải công khai giá, thống số kỹ thuật và tự động cập nhật lên cổng thông tin của Bộ Y tế, tránh tình trạng mỗi nơi một giá. “Đây là một sự thất thoát rất lớn mà muốn khắc phục thì phải công khai”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng nhắc Bộ Y tế, trong triển khai các dự án xây dựng cơ sở vật chất, phải chỉ đạo các BV lớn, trong đó có cơ sở 2 của BV Bạch Mai, Việt-Đức tại Hà Nam, khẩn trương đưa vào sử dụng bảo đảm chất lượng tốt. Đây là hai dự án được tạo điều kiện rất thuận lợi về vốn, đất, hoàn toàn được giao cho Bộ Y tế thực hiện. Gắn với đó xây dựng cơ chế để hai BV này có quyền tự chủ để khai thác tốt cơ sở vật chất được đầu tư. Đối với các dự án vốn ODA dành cho y tế cơ sở cần rút kinh nghiệm trước đây khi làm trạm y tế, trường học thì rập khuôn theo một mẫu giống nhau.

Liên quan đến đào tạo nhân lực y tế, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương chuẩn bị nghị định đào tạo nhân lực y tế ngay sau Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 1/7/2019. Trong đó, thay đổi căn bản là việc đào tạo ngành y được chia làm hai giai đoạn: Cử nhân y khoa 4 năm, bác sĩ thêm 2 năm và 18 tháng thực hành bắt buộc. Chương trình dạy trong các trường y cũng phải đổi mới ngay nếu không sẽ bị chậm.

Ngoài các trường đại học, viện nghiên cứu, Bộ Y tế cần có cơ chế tháo gỡ cho BV lớn như Bạch Mai, Việt-Đức, Chợ Rẫy… tham gia vào đào tạo bác sĩ. “Đây là những BV có đội ngũ bác sĩ rất giỏi, có cả cơ sở thực hành tại chỗ mà cơ chế của mình cứ khó. Chúng ta phải gỡ cái này để giải phóng nguồn lực rất lớn cho đào tạo y bác sĩ”, Phó Thủ tướng nhận xét.

Trong ứng dụng công nghệ thông tin, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chủ động triển khai, "khó đâu gỡ đấy", đồng thời Bộ Y tế tích cực tham gia vào đề án Hệ tri thức Việt số hoá với mô-đun về y tế trong đó có phân hệ phổ biến kiến thức y học cho người dân, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Qua sự phối hợp của Bộ Y tế với Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, Phó Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh hệ thống thông tin báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa cải cách hành chính, vừa phân tích, quản lý rủi ro kịp thời.

Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh ngành y tế phải tiếp tục tinh thần đổi mới, công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, bảo đảm môi trường y tế, BV sạch sẽ, an toàn, văn hoá… đem lại sự hài lòng nhất cho người bệnh.

  1. PTT Vũ Đức Đam đề nghị công khai giá thiết bị tại bệnh viện công

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện công mua sắm trang thiết bị phải công khai giá lên mạng. Chủ trì cuộc họp giao ban với khối Y tế chiều 21/03, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định thời gian qua còn tình trạng mua bán thiết bị y tế kém minh bạch, gây thất thoát lớn.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ kế hoạch trọng tâm 6 tháng đầu năm và cả năm nay tập trung vào một số nội dung. Trong đó có phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao 27 giường bệnh trên một vạn dân và bao phủ bảo hiểm y tế đạt 88,1%. Đặc biệt là tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

Bộ Y tế đang tích cực triển khai đề án nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến dưới từ nguồn ngân sách các địa phương để đáp ứng nhu cầu khám, chữa các bệnh thông thường cho người dân; đồng thời, tập trung phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc toàn diện cho các bệnh viện tuyến trên để thu hút giữ chân các đối tượng có thu nhập cao khám chữa bệnh trong nước.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Với y tế cơ sở, khả năng cung ứng chưa đáp ứng được. Đây là nguyên nhân nền tảng nhất. Y tế cơ sở không đáp ứng dẫn đến vượt lên tuyến trên. Càng vượt tuyến thì chi phí càng cao và càng thâm quỹ. Gây quá tải tuyến trên sẽ không đảm bảo chất lượng và không giữ chân được người nước ngoài đang sống tại Việt Nam đi khám bệnh dù chất lượng chuyên môn tốt. 3 triệu Việt Kiều và người Việt Nam có điều kiện kinh tế sẽ ra nước ngoài. Sắp tới, chúng tôi sẽ thực hiện đề án giữ chân các bệnh nhân đó. Chúng tôi sẽ thành lập các Trung tâm y tế quốc tế có kỹ thuật cao chuyên sâu, dịch vụ tốt, tiếp thị tốt”.

 Kết luận buổi giao ban, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt nhấn mạnh tới hai nội dung: nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và công khai minh bạch trong mua sắm thiết bị y tế. Theo đó, Bộ Y tế cần sớm nghiên cứu chống quá tải trong khám chữa bệnh bằng biện pháp hẹn giờ khám để giảm bớt thời gian chờ đợi tại viện của nhân dân. Đẩy mạnh liên thông, kết nối giữa các bệnh viện.

Y tế cơ sở cần tiếp tục đẩy mạnh hồ sơ sức khỏe, bệnh án điện tử nhằm phục vụ tra cứu thông tin phục vụ khám chữa bệnh. Khẳng định thời gian qua còn tình trạng mua bán thiết bị y tế kém minh bạch, gây thất thoát lớn.

Để khắc phục tình trạng này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị: “Bộ Y tế phải yêu cầu các bệnh viện công của nhà nước mua sắm trang thiết bị phải công khai giá lên mạng, và trên bộ tôi đề nghị xây dựng công cụ công nghệ thông tin để tự động cập nhật mua máy này giá bao nhiêu. Cái này không có bí mật gì cả. Để tránh tình trạng cùng một máy, bệnh viện tư nhân mua một đồng, bệnh viện công mua hơn một đồng, thế thì mình công khai lên. Đây là sự thất thoát rất lớn từ trước đến nay, so sánh với của tư nhân mua cùng nhiều trường hợp đắt hơn”./.

  1. Cần tập trung củng cố và tăng diện bao phủ BHYT

Chiều 21/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp giao ban khối y tế, trao đổi về công tác phối hợp giữa Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn tham gia cuộc họp, có ý kiến về vấn đề phát triển BHYT bền vững.

Theo đó, trong thời gian tới, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan cần tập trung củng cố và tăng diện bao phủ BHYT, trước hết là với nhóm HSSV và hộ gia đình. Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng cần nhanh chóng xây dựng các gói BHYT nhiều mệnh giá.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn nhấn mạnh mục tiêu phát triển BHYT bền vững; đồng thời chỉ rõ những hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Thực tế,  cả nước vẫn còn hơn 1 triệu HSSV chưa tham gia BHYT, nhiều người thuộc hộ gia đình cận nghèo chỉ tham gia BHYT khi có bệnh, nhiều hộ gia đình thoát nghèo không tiếp tục tham gia BHYT do không được Nhà nước hỗ trợ kinh phí…

Bên cạnh đó, Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn cũng đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các Bệnh viện (BV) nghiêm túc thực hiện cập nhật kịp thời dữ liệu liên quan đến hoạt động KCB BHYT lên Hệ thống thông tin giám định BHYT. Qua đó, giúp ngành BHXH có căn cứ thực hiện giám định và thanh quyết toán kịp thời chi phí KCB BHYT, đảm bảo quyền lợi cho BV và người dân…

Chia sẻ tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, hiện nay, ngành Y tế đang nỗ lực giảm quá tải BV một cách bền vững thông qua đầu tư mạnh mẽ cho y tế tuyến cơ sở, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa các bệnh thông thường cho người dân. Trong khi đó, các BV tuyến trên cũng đẩy mạnh phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc sức khoẻ toàn diện để giảm tỉ lệ người Việt Nam đi KCB ở nước ngoài.

“Khó khăn nhất của Bộ Y tế hiện nay là ứng dụng CNTT. Đây là lĩnh vực mà Bộ sẽ đẩy mạnh để hoàn thành kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, BV, lập hồ sơ bệnh án điện tử để quản lý sức khỏe cá nhân…”- Bộ trưởng Tiến thông tin.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ rõ những việc mà Bộ Y tế cần tập trung triển khai trong thời gian tới. Theo Phó Thủ tướng, trong lĩnh vực y tế dự phòng, Bộ Y tế cần tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm đủ vắc xin, không được chủ quan để xảy ra tình trạng dịch bệnh như sởi, sốt xuất huyết…

“Bộ trưởng Bộ Y tế phải có văn bản gửi giám đốc các sở y tế địa phương, tham mưu cho HĐND, UBND dành đủ ngân sách cho y tế dự phòng theo đúng nghị quyết của Quốc hội; đồng thời ban hành gấp danh mục các DVYT dự phòng”- Phó Thủ tướng nói.

Trong lĩnh vực dân số, Phó Thủ tướng cho rằng, sự sụt giảm hệ thống cộng tác viên dân số rất đáng lưu tâm, bởi ở cơ sở đang rất cần nhân lực cho triển khai các dịch vụ như chăm sóc, bảo vệ trẻ em. “Bộ Y tế phải phối hợp chặt chẽ hơn với các bộ, để giao thêm việc cho hệ thống này. Cùng một người nhưng làm thêm nhiều việc ở địa phương. Trước hết, Bộ Y tế ban hành ngay danh mục dịch vụ dân số thiết yếu”- Phó Thủ tướng yêu cầu.

Đồng tình với ý kiến của đại diện BHXH Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan cần tập trung củng cố và tăng diện bao phủ BHYT, trước hết là với nhóm HSSV, hộ gia đình. Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng cần nhanh chóng xây dựng các gói BHYT nhiều mệnh giá.

Về y tế cơ sở, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh lập hồ sơ sức khoẻ điện tử, tăng giá DVYT, chất lượng tủ thuốc, nhất là thuốc điều trị các bệnh không lây nhiễm. Đồng thời, có phương án huy động đội ngũ y tế cơ sở để phổ biến kiến thức sức khoẻ, y học thường thức cho người dân. Bên cạnh đó, phải chú trọng phát triển BV vệ tinh, nhân rộng mô hình hẹn giờ khám, đẩy mạnh liên thông kết quả xét nghiệm giữa các BV.

Về đấu thầu tập trung thuốc quốc gia, Phó Thủ tướng cho rằng, Bộ Y tế cần đổi mới hơn nữa cũng như khắc phục hạn chế, để đến năm 2020 giá thuốc của Việt Nam thấp bằng Malaysia - nước có giá thuốc thấp nhất ASEAN. Kiên quyết thực hiện liên thông các nhà thuốc, góp phần thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn”, phấn đấu đến năm 2020, 100% thuốc kháng sinh phải bán theo đơn. Các BV phải công khi mua sắm trang thiết bị y tế, tránh tình trạng mỗi nơi một giá.

Ngoài ra, Bộ Y tế phải chỉ đạo các BV lớn, trong đó có cơ sở 2 của BV Bạch Mai và BV Việt - Đức tại tỉnh Hà Nam khẩn trương đưa vào sử dụng bảo đảm chất lượng. Cùng với đó, xây dựng cơ chế để hai BV này có quyền tự chủ để khai thác tốt cơ sở vật chất được đầu tư… Khẩn trương chuẩn bị nghị định về đào tạo nhân lực y tế ngay sau Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 1/7/2019. Đặc biệt, toàn ngành Y tế phải tiếp tục tinh thần đổi mới, công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng KCB, đem lại sự hài lòng cho người bệnh.

  1. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế phải tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Chiều 21/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp giao ban Khối Y tế.Theo báo cáo của Bộ Y tế, thời gian qua, Bộ đã triển khai mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, đánh giá bệnh viện theo chất lượng, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ. Kết quả tổng kết 5 năm thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh cho thấy, năm 2018 tăng 21 bệnh viện vệ tinh so với năm 2017.

Các bệnh viện tuyến dưới đã phát triển được hàng ngàn kỹ thuật mới, tỷ lệ chuyển tuyến giảm rõ rệt. Nhiều kỹ thuật cao được ứng dụng, kỹ thuật ghép tạng ngày càng phát triển, lần đầu tiên ghép phổi thành công.

Trong công tác quản lý dược đã cung ứng đủ thuốc, vắc-xin kịp thời, đảm bảo chất lượng; sản xuất thành công vắc-xin sởi, vắc-xin phối hợp Sởi - Rubella; thử nghiệm thành công vắc-xin cúm “3 trong 1”, cúm A/H5N1… Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm được triển khai quyết liệt, đồng bộ (số vụ, số người mắc, số tử vong đều giảm); bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ các sự kiện lớn quốc gia.

Tuy nhiên, báo cáo chỉ rõ, ngành Y tế chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân; cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực còn yếu. Tình trạng quá tải vẫn xảy ra cục bộ ở một số bệnh viện Trung ương, tuyến cuối, chuyên khoa. Công tác triển khai quản lý bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở còn nhiều khó khăn…

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý một số việc cụ thể để bộ, ngành Y tế triển khai trong thời gian tới.

Trước hết, trong lĩnh vực y tế dự phòng, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm đủ vắc-xin, không được chủ quan để xảy ra dịch bệnh như sởi, sốt xuất huyết.

Phó Thủ tướng chỉ rõ, mặc dù luật đã quy định nhưng nhiều nơi chưa tham mưu cho HĐND, UBND các tỉnh dành tỷ lệ ngân sách cho y tế dự phòng. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế có văn bản gửi giám đốc các sở y tế yêu cầu bắt buộc phải tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh về vấn đề này. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, muốn đảm bảo tỷ lệ chi cho y tế dự phòng đạt 30% so với tổng chi sự nghiệp y tế thì danh mục dịch vụ y tế dự phòng phải mở rộng.

Đối với vấn đề dân số - kế hoạch hóa gia đình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phải có danh mục dịch vụ về dân số. Thực tế hiện nay, đội ngũ cộng tác viên dân số ngày càng ít đi, trong khi ở cơ sở rất cần nhân lực cho các dịch vụ khác như chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Vì thế, Bộ Y tế cần phối hợp chặt với các bộ để tính toán giao thêm nhiệm vụ cho bộ máy này, đảm bảo tiêu chí cùng một người làm được nhiều việc.

Liên quan đến bảo hiểm y tế, Phó Thủ tướng chỉ rõ, mệnh giá bảo hiểm, giá dịch vụ phụ thuộc vào công tác điều hành giá, thu nhập người dân vì thế phải tính toán kỹ. Bộ Y tế phải xây dựng lộ trình cụ thể đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân cũng như phù hợp với lộ trình tăng chất lượng dịch vụ y tế. Ngoài ra, Bộ Y tế cần tập trung củng cố diện bao phủ, lưu ý đối tượng học sinh, sinh viên. Phó Thủ tướng yêu cầu Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nhanh chóng đưa ra phương án nhiều gói bảo hiểm với nhiều mức khác nhau.

Về y tế cơ sở, Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh lập hồ sơ sức khỏe điện tử, tăng giá dịch vụ, chất lượng tủ thuốc, nhất là thuốc điều trị các bệnh không lây nhiễm. “Chúng ta cần huy động đội ngũ y tế cơ sở để phổ biến kiến thức sức khỏe, y học thường thức”, Phó Thủ tướng nói.

Để chống quá tải, nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ rõ, bên cạnh việc tăng cường y tế cơ sở để giảm tải cho tuyến trên thì Bộ Y tế cần nghiên cứu, có chỉ đạo sớm để thực hiện mạnh mẽ, rộng rãi mô hình hẹn giờ khám nhằm giảm bớt thời gian chờ đợi cho bệnh nhân. Ngoài ra, ngành cần đẩy mạnh liên thông kết nối bệnh viện, có cơ chế để các bệnh viện lớn có khoa, trung tâm khám sức khỏe riêng.

Đối với vấn đề quản lý dược, Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện liên thông các nhà thuốc, từ đó củng cố một bước chất lượng bảo quản, phân phối thuốc, góp phần thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn; phấn đấu đến năm 2020, có 100% thuốc kháng sinh phải bán theo đơn.

Trong mua sắm trang thiết bị y tế, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế có văn bản yêu cầu các bệnh viện công khi mua sắm trang thiết bị y tế phải công khai giá, thông số kỹ thuật và tự động cập nhật lên cổng thông tin của Bộ Y tế, tránh tình trạng mỗi nơi một giá.

Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh ngành y tế phải tiếp tục tinh thần đổi mới, công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, bảo đảm môi trường y tế, bệnh viện sạch sẽ, an toàn, văn hóa… đem lại sự hài lòng nhất cho người bệnh.

  1. Chiêm ngưỡng dược liệu quý "made in Việt Nam" tại Hà Nội

Hội chợ Dược liệu và sản phẩm Y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất 2019 do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức tại Hà Nội từ ngày 20 - 25.3 quy tụ 120 gian hàng, với những gian hàng đặc biệt mang cả hồn túy của vùng miền trồng dược liệu ra Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho rằng, hội chợ nhằm thúc đẩy sản xuất - tiêu thụ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, đồng thời tạo ra một địa điểm uy tín mua sắm dược liệu, thuốc cổ truyền phục vụ nhu cầu mua sắm và chăm sóc sức khỏe của nhân dân Thủ đô và các địa phương trên toàn quốc.

Tại triển lãm, công chúng có dịp được tìm hiểu loài sâm được gọi là “Quốc bảo Việt Nam”. Ở độ cao 2.598m, ẩn dưới những tán rừng già trên đỉnh núi Ngọc Linh huyền bí, Sâm Ngọc Linh thực sự là “Báu vật đại ngàn”.

Từ giống sâm quý của núi rừng Kon Tum, từ hơn 20 năm qua, những cây sâm của công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum được bảo tồn nuôi trồng hoàn toàn tự nhiên dưới tán rừng già hấp thụ linh khí của trời, dưỡng chất của đất, tích lũy những gì tinh túy nhất để nuôi dưỡng cây.

Giờ đây, sau 20 năm bảo tồn, giống sâm quý Ngọc Linh Kon Tum đã chính thức được công bố phát triển với nhiều chế phẩm đặc biệt như rượu sâm, dịch chiết sâm, trà lá sâm, sâm Ngọc Linh ngâm mật ong... và cả củ sâm tươi.

Đây cũng là lần thứ 2 Sâm Ngọc Linh Kon Tum được giới thiệu rộng rãi đến với công chúng thủ đô. Trước đó, vào tháng 1.2019, Triển lãm trưng bày “Di sản văn hóa: Sâm Ngọc Linh Kon Tum – Báu vật đại ngàn”.

Phát biểu trong Lễ khai mạc Triển lãm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gọi Sâm Ngọc Linh Kon Tum là “Bảo vật Quốc gia” của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã tới tham quan gian hàng Sâm Ngọc Linh Kon Tum trong khuôn khổ Hội chợ Dược liệu và các sản phẩm của Y, Dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất và đánh giá cao loài sâm quý của núi rừng Kon Tum.

Tại Hội chợ Dược liệu và các sản phẩm của Y, Dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất, công chúng cũng sẽ được chiêm ngưỡng những củ sâm hàng chục năm tuổi đưa từ núi rừng Kon Tum, đồng thời mua sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh Kon Tum với giá ưu đãi.

  1. Khai mạc hội chợ dược liệu đầu tiên tại Việt Nam

Hội chợ Dược liệu và Sản phẩm y dược cổ truyền đã khai mạc tại Hà Nội vào tối 20/3. Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cùng Bộ Y tế tổ chức.

Theo ông Trương Quốc Cường – Thứ trưởng Bộ Y tế, đây là lần đầu tiên hội chợ dược liệu được tổ chức tại Việt Nam, giới thiệu những thành tựu phát triển dược liệu và các sản phẩm y dược cổ truyền trong nước nói chung và thế mạnh của y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe người dân nói riêng.

Sự kiện cũng góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm dược liệu sạch, an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng và nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vấn đề an toàn, sức khỏe trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ dược liệu; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu.

Hội chợ có quy mô 120 gian hàng với trên 80 tổ chức, đơn vị tham gia.

Các đơn vị, doanh tham gia hội chợ tập trung giới thiệu và trực tiếp giao dịch, kết nối giao thương đối với các nhóm mặt hàng như dược liệu; các sản phẩm của y dược cổ truyền; giống dược liệu; các loại cây thuốc dân gian.

Hội chợ sẽ diễn ra các hội nghị giao thương, kết nối cung - cầu, ký kết biên bản ghi nhớ, hợp đồng hợp tác giữa các địa phương, nhà sản xuất với các doanh nghiệp; giới thiệu các loài cây dược liệu quý của Việt Nam; thăm khám bệnh, tư vấn kiến thức về các loại dược liệu, thuốc cổ truyền miễn phí,...

Dự kiến, hội chợ sẽ kéo dài đến hết ngày 25/3/2019.

Tại đây, Lễ tưởng niệm 619 năm ngày mất của đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh cũng được Bộ Y tế tổ chức trang trọng. Tuệ Tĩnh là một nhà y dược học danh tiếng của nước ta, ông đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc nam, theo phương châm "Thuốc nam Việt chữa người Nam Việt ".  

  1. 120 gian hàng tham dự Hội chợ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền toàn quốc

Tối 20/3, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Lễ tưởng niệm ngày viên tịch của Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh và khai mạc Hội chợ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất năm 2019. Hội chợ sẽ diễn ra từ 17h30 ngày 20/3, kéo dài đến ngày 25/3.

Phát biểu tại sự kiện Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Hội chợ là dịp để đẩy mạnh tiêu thụ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền; quảng bá, giới thiệu sâu rộng các sản phẩm dược liệu sạch, an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng và nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vấn đề an toàn, sức khỏe trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm dược liệu, thuốc cổ truyền.

Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Bộ Y tế tại hội chợ, các đơn vị, hợp tác xã, doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác, đầu mối phân phối dược liệu có thể kết nối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu và các sản phẩm y học cổ truyền. Điều này sẽ góp phần đẩy mạnh tiêu thụ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền cho các doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác, kinh doanh dược liệu.

Thông tin về các doanh nghiệp tham dự hội chợ, ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền, quy mô hội chợ lần này rất lớn với 120 gian hàng của các địa phương, cơ sở trồng dược liệu, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh dược liệu và các sản phẩm y dược cổ truyền các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Bên cạnh đó, theo ông Khánh, trong khuôn khổ hội chợ, sẽ diễn ra các hội nghị giao thương, kết nối cung - cầu, ký kết biên bản ghi nhớ, hợp đồng hợp tác giữa các địa phương, nhà sản xuất với các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối dược liệu và các sản phẩm y dược cổ truyền; các sự kiện quảng bá, giới thiệu dược liệu, sản phẩm y dược cổ truyền của các đơn vị tham gia hội chợ; thăm khám bệnh, tư vấn kiến thức về các loại dược liệu, thuốc cổ truyền miễn phí... trong suốt quá trình diễn ra hội chợ.

Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền kỳ vọng, hội chợ dự kiến thu hút khoảng 20.000 lượt khách tham quan, trong đó gồm nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, Hội đông y các tỉnh, các lương y, bác sỹ bệnh viện, doanh nghiệp kinh doanh, phân phối, thu mua dược liệu đến tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm và tham gia các hoạt động trong khuôn khổ hội chợ.

Là một trong những gian hàng góp mặt tại hội chợ, gian hàng của Hội Nam y Việt Nam luôn là một điểm đến được nhiều khách thăm quan dừng chân tìm hiểu sản phẩm và nhờ tư vấn sức khỏe. Được biết, trong dịp hội chợ này, Hội đã lựa chọn 15 sản phẩm tiêu biểu của 10 đơn vị là các doanh nghiệp thuộc Hội, của những hội viên chính thức của Hội để trưng bày và giới thiệu tại hội chợ.

Trong đó có các loại thuốc thảo dược như Nấm linh chi, thuộc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Việt công nghệ cao, hay dầu Ngải Vitophar của Công ty cổ phần dược Kim Bảng (Hà Nam)... nhằm giúp người dân hiểu thêm về y học cổ truyền của Việt Nam và tiếp cận với các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược.

Theo ông Hoàng Dự - Ủy viên thường vụ, Trưởng Ban truyền thông Hội Nam Y Việt Nam: Hội Nam Y Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tập hợp tất cả các thầy thuốc, lương y,… làm thuốc Nam trong khắp cả nước cùng nhau chung tay, kế thừa, phát huy giá trị y học bản địa. Với phương châm thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam Việt. Hiện nay, nhiều bài thuốc dân gian, thuốc gia truyền Nam y có hiệu quả chữa bệnh cao đã góp phần cùng các phương pháp chữa bệnh bằng Tây y, Đông y trong việc cứu chữa người bệnh, góp phần vào công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

  1. Thư gửi Bộ trưởng Y tế

Thưa bà Bộ trưởng Bộ Y tế! Chúng tôi không thực sự chắc chắn câu chuyện dưới đây thuộc quyền quản lý của bà nhưng do nhân vật là nhân sự ngành y nên nghĩ rằng bà có thể chia sẻ với chúng tôi."Đó là câu chuyện một y sĩ chỉ 22 tuổi đã mở lòng cưu mang một bệnh nhân tâm thần mất trí nhớ suốt 26 năm dài. Vị bác sĩ ở Quảng Ngãi này đã kiên trì chờ đợi cho đến năm thứ 26 để "ông điên" nhớ ra một vài từ khóa quê cũ, rồi theo đó đi tìm người thân cho bệnh nhân - hay là người "em nuôi".

Cuộc trùng phùng của họ được tường thuật trên Người Lao Động Online hôm 17-3 vừa qua, đã khiến trái tim bao người tan chảy. Thật tuyệt! Chúng tôi ước ao bà đã có thể đọc được, nhất là các bình luận của độc giả. Họ hạnh phúc vì được truyền cảm hứng tốt đẹp. Và nó rất gần với ngày Quốc tế Hạnh phúc 20-3.

Chúng tôi không dám nghi ngờ cảm xúc riêng tư của bà vì bà cũng là thầy thuốc khi biết câu chuyện đẹp ấy. Nhưng nhiều người muốn biết liệu bà có thể làm gì đó để lan tỏa điều tốt đẹp này trong vai trò nhà quản lý cao nhất ngành?

Thật ra, trong lịch sử y tế nước nhà cũng như của nhân loại, đã có biết bao thầy thuốc hết lòng vì người bệnh. Chỉ vài năm trước đây thôi, đã có những vị hy sinh trong cuộc đối đầu chống dịch nguy hiểm, không chờ đợi được vinh danh.

Chúng tôi có nhiều bạn bè là thầy thuốc nên khá chắc rằng họ không bao giờ cần hoặc thậm chí xa lánh sự tung hô!Nhưng thành tựu y tế không chỉ nhờ duy nhất thầy thuốc, phải không thưa bà? Mà, còn bởi cái tâm an của xã hội, cái tinh thần cộng đồng tin cậy thầy thuốc.

Theo cách không chuyên, chúng tôi hiểu rằng các cao tổ y học có dặn dò thầy thuốc cũng cần chữa cả nhân tâm nữa thì sức khoẻ chúng ta mới thêm khỏe khoắn.Nhân tâm vào ngành y đang như thế nào, thật chẳng dám tổng kết nhưng cũng dễ thấy nhiều chuyện bất an nơi cửa nhà thương. Nhiều bác sĩ đã bị tấn công bạo lực và có bác sĩ lại làm tiền bệnh nhân. Có dấu hiệu, nhân tâm bất an trong mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân.

Chúng tôi hy vọng sự ghi nhận của Bộ trưởng về câu chuyện vị bác sĩ đầy lòng nhân ái này sẽ là một liều thuốc bổ trị liệu bệnh bất an, thì hy vọng này có viễn vông không?(Dù có thể ông ấy chẳng màng gì đâu).

Ông ấy, đã thầm lặng từ thuở thanh niên đến nay đã qua trung niên rồi. Nhưng không tỏ lòng biết ơn những nghĩa cử nhân bản, lòng người sao có thể bình yên được?Không rung động trước vẻ đẹp của tình người, cách nào để chúng ta nhận diện và mưu cầu hạnh phúc - một trạng thái sức khoẻ dồi dào?

Chúc bà và quý thầy thuốc thêm vui từ câu chuyện này!.

Bác sĩ PHẠM HỒNG THÁI (Trưởng Trạm Y tế xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)

Sinh năm 1973; quê quán xã Bình Châu.

Quá trình công tác:

- Năm 1994, tốt nghiệp y sĩ Trường Trung cấp y tế Quảng Ngãi, về nhận công tác tại Trạm y tế xã Bình Châu.

- Năm 1997, ông được cử đi học bác sĩ tại Thừa Thiên - Huế.

- Năm 2001, sau khi tốt nghiệp, tiếp tục về nhận công tác tại Trạm y tế xã Bình Châu. Đến năm 2009 làm Trưởng trạm y tế cho đến nay.

Về khen thưởng: Ngoài những bằng khen do Sở Y tế Quảng Ngãi cấp hằng năm, ông còn được nhiều bằng khen của tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Y tế. Năm 2015 được bằng khen của Bộ Y tế thực hiện tốt công tác tổ chức, tuyên truyền chiến dịch sởi rubela. Năm 2016 được bằng khen của Bộ Y tế về thực hiện tốt công tác y tế dự phòng. Năm 2017 được bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ngãi về Tấm gương bình dị mà cao quý.

  1. Bộ Y tế đề nghị tỉnh Bắc Ninh dừng việc lấy máu xét nghiệm sán lợn cho trẻ

Liên quan đến việc hàng loạt học sinh bị nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh này dừng việc lấy máu xét nghiệm cho trẻ. Ngày 21/3, báo An Ninh Thủ Đô đưa tin Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã có công văn khẩn gửi UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị tỉnh này chỉ đạo Sở Y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn dừng việc lấy mẫu máu xét nghiệm Elisa để chẩn đoán sán dây lợn.

Theo đó, công an của Bộ Y tế nêu rõ, "Xét nghiệm ELISA dương tính không thể khẳng định là hiện tại đang mắc bệnh sán dây lợn, đây là xét nghiệm mang tính chất hỗ trợ khi có dấu hiệu lâm sàng và có một số kết quả xét nghiệm xác định khác".

Cũng theo công văn này, đối với những trường hợp kết quả xét nghiệm ELISA dương tính với sán lợn dây không cần phải xét nghiệm lại và không phải điều trị, trừ trường hợp có triệu chứng lâm sàng, có chẩn đoán xác định hiện đang mắc bệnh thì sẽ được điều trị theo phác đồ quy định tại các cơ sở y tế địa phương. Trường hợp kết quả xét nghiệm ELISA âm tính thì không cần phải xét nghiệm lại.

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo các Ban Quản lý ATTP tỉnh tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào của các bếp ăn tập thể, các đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp, đặc biệt là đơn vị cung cấp nguyên liệu cho các trường học và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác truyền thông để người dân hiểu được bản chất của bệnh, ý nghĩa của các biện pháp chẩn đoán, xác định người đang mắc bệnh hay không và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như ăn chín, uống chín, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; tẩy giun, sán định kỳ theo hướng dẫn của ngành y tế.

Trước đó, báo Người Đưa Tin đã thông tin, tính tới hiện tại đã có trên 3.000 trẻ được phụ huynh đưa về Hà Nội xét nghiệm sán lợn. Đó là chưa kể hàng ngàn cháu khác được xét nghiệm tại địa phương.

Chiều 19/3, tại cuộc họp báo do UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức, đại diện Bộ Y tế khẳng định chưa có cơ sở khẳng định nguyên nhân các bé dương tính với nhiễm sán là do ăn thịt lợn ở trường, kể cả mẫu thịt lợn nghi có sán nếu đã được nấu chín, nguy cơ lây nhiễm bệnh hầu như không còn.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng nêu rõ, nguồn lây nhiễm sán lợn không chỉ có trong thịt, cá, rau sống mà nguồn nước không bảo đảm và không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh đều có thể khiến trẻ nhiễm sán.

  1. Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống bệnh sán lợn

Để phòng chống bệnh sán lợn, Bộ Y tế khuyến cáo cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh như ăn chín, uống chín, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; tẩy giun, sán định kỳ theo hướng dẫn của ngành y tế.

Ngày 21/3, Bộ Y tế đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đề nghị dừng việc lấy mẫu máu xét để chẩn đoán sán dây lợn trước trạng người dân ồ ạt đưa con em đi xét nghiệm vì lo lắng căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời khuyến cáo các cơ quan chức năng tăng cường công tác truyền thông để người dân hiểu được bản chất của bệnh, ý nghĩa của các biện pháp chẩn đoán, xác định người đang mắc bệnh hay không và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như ăn chín, uống chín, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; tẩy giun, sán định kỳ theo hướng dẫn của ngành y tế.

Bộ Y tế cũng đã thông tin đầy đủ về căn bệnh này như bệnh sán lợn là gì, cơ chế lây nhiễm, sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu, mỗi gia đình cần làm gì để phòng chống căn bệnh này…

Ấu trùng sán lợn chết ở nhiệt độ 75 độ C

Theo các chuyên gia y tế, sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây,ấu trùng sán lợn.

Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ.

Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.

Triệu chứng nhiễm bệnh sán lợn

Bệnh sán dây trưởng thành thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt, một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược).

Những trường hợp nhiều sán, có thể nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn (thường nhìn thấy trong quần lót khi thay ra vào cuối ngày làm việc); xuất hiện đốt sán theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng).

Các bệnh giun sán nói chung, khi vào cơ thể đều chiếm thức ăn, dẫn đến kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hoá.

Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể để lại các biến chứng. Trường hợp chui mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Các phòng tránh bệnh sán lợn

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, người dân cần thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông. Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

  1. Ứng dụng công nghệ cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm

Sáng nay (21/3), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đưa vào sử dụng hai dịch vụ kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm là hệ thống máy chụp cộng hưởng từ MRI 3.0; hệ thống máy cấy máu công suất lớn kết hợp danh vi khuẩn nhanh, làm kháng sinh đồ tự động và hệ thống xác định đa tác nhân vi sinh vật bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

Việc đưa vào sử dụng hệ thống giúp cho chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm gây biến chứng như viêm màng não phát hiện các áp xe não, viêm gan, các biến chứng phôi... cũng như các triệu chứng của các bệnh lý liên quan khác. Bên cạnh việc đảm bảo công tác khám chữa bệnh của một bệnh viện đầu ngành về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, việc đưa vào các thiết bị mới sẽ phát huy tốt vai trò của bệnh viện hướng tới một bệnh viện đa chuyên khoa.

Đặc biệt, hệ thống máy cấy máu công suất lớn kết hợp danh vi khuẩn nhanh, làm kháng sinh đồ tự động và hệ thống xác định đa tác nhân vi sinh vật bằng kỹ thuật sinh học phân tử với ưu điểm vượt trội là rút ngắn thời gian xét nghiệm từ đó giảm thời gian phải sử dụng kháng sinh hạn chế ảnh hưởng tới người bệnh (giảm tới 60% xét nghiệm).

Theo các chuyên gia y tế, sự kết hợp các ứng dụng này với nhau sẽ đưa ra thống kê về mức độ kháng kháng sinh, nhiễm khuẩn bệnh viện tại chính cơ sở đó. Xét nghiệm theo hội chứng đa tác nhân có thể cho kết quả sớm trong vòng 1 giờ thay vì mấy ngày như nhiều phương pháp khác, sử dụng, vận hành đơn giản, độ chính xác và đặc hiệu cao trên 95%. Chẩn đoán nhanh giúp rút ngắn thời gian nằm viện và giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh qua đó chống lại thực trạng kháng kháng sinh hiện nay.

Đồng thời, những kỹ thuật hiện đại này giúp phát hiện sớm các ung thư của các bểnh ấn sớm các bệnh lý về thần kinh tiêu hoá... giúp thầy thuốc có chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời. Giảm thời gian nằm bệnh và tăng thời gian cứu sống bệnh nhân cao.

  1. Giảm tải, bớt phiền hà bệnh nhân

Theo đánh giá mới đây của Viện Chiến lược và Chính sách y tế tại nhiều bệnh viện cho thấy, chỉ số hài lòng người bệnh đều ở mức cao, trên 90%. Thậm chí tại một số bệnh viện (BV) chuyên khoa, đa khoa tuyến trung ương ở Hà Nội, TPHCM, tỷ lệ hài lòng của người bệnh lên tới 95%.

Có được kết quả này là do nhiều BV đã tập trung các giải pháp giảm quá tải, hạn chế nằm ghép, cải tiến quy trình, thủ tục khám chữa bệnh, ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian khám bệnh.

Đón bệnh nhân từ 5 giờ sáng

Bệnh viện K Trung ương có tới 3 cơ sở khám và điều trị, mỗi ngày có số người tới khám trên 2.000 người nên BV luôn bị quá tải trầm trọng. Thấu hiểu sự vất vả của bệnh nhân mối khi đi khám bệnh, cán bộ, y bác sĩ của BV nhiều ngày từ 5 giờ sáng đã có mặt tại cơ sở Tân Triều và 5 giờ 30 tại cơ sở Quán Sứ tiếp đón, hướng dẫn để 6 giờ là bắt tay vào khám bệnh. Cùng với đó, Bệnh viện K cũng đã triển khai một loạt giải pháp như: bấm số tự động, tăng cường bàn khám, phòng khám và bố trí thêm nhân lực hướng dẫn người bệnh để giảm áp lực tại khu vực phòng khám. Đánh giá mới nhất của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho thấy người bệnh hài lòng với Bệnh viện K ngày càng tăng lên. Qua chấm điểm BV trong năm 2018 vừa qua, BV đã đạt 79/83 tiêu chí (tỷ lệ 95%), điểm trung bình chung của các tiêu chí là 4,16 điểm (so với năm 2017 là 3,56 điểm, năm 2016 là 2,79 điểm).

Tương tự, tại BV Ung bướu TPHCM cũng đã triển khai khám bệnh từ 5 giờ sáng bắt đầu từ năm 2016 để đáp ứng nhu cầu người bệnh, đồng thời rút ngắn các công đoạn để giảm chờ đợi. Theo TS-BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc BV Ung bướu TPHCM, mỗi ngày BV tiếp nhận 2.500 lượt bệnh nhân đến thăm khám, riêng nội trú có khoảng 1.200 bệnh nhân. Trong đó có tới hơn 60% người bệnh đến từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và khu vực phía Nam. Người dân thường có thói quen đi khám bệnh vào buổi sáng và đi từ rất sớm, vì thế lượng bệnh dồn về thường rất đông, tốn nhiều thời gian chờ đợi đến giờ hành chính cũng như gây quá tải, tạo áp lực cho y bác sĩ. Chính vì vậy, BV quyết định tổ chức khám bệnh từ 5 giờ sáng cho bệnh nhân. “Để triển khai khám sớm, bệnh viện đã kêu gọi tinh thần tự nguyện của các y bác sĩ và nhân viên tích cực tham gia, phục vụ người bệnh”, bác sĩ Phạm Xuân Dũng chia sẻ.

Cùng với Bệnh viện K và BV Ung bướu TPHCM, hiện nhiều BV cũng đã “nới” thêm giờ khám bệnh để kịp thời tiếp đón và giảm thời gian chờ đợi, phiền hà, mệt mỏi của bệnh nhân như BV Bạch Mai, BV Sản nhi Quảng Ninh...

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Mặc dù hiện nay tại nhiều BV lớn ở Hà Nội và TPHCM, tình trạng quá tải vẫn diễn ra nhưng người bệnh cũng đã cảm thấy thoái mái, dễ chịu hơn khi đi viện mỗi khi đau ốm. Theo Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế, qua kiểm tra chất lượng tại nhiều BV và qua khảo sát người bệnh trong năm 2018 cho thấy, chỉ số hài lòng người bệnh đều ở mức cao, trên 90%. Đáng mừng là tại các BV “có tiếng” vì đông đúc, chật chội và quá tải, như Bạch Mai, Việt Đức, Bệnh viện K, BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y Dược TPHCM thì có đến 95% người bệnh cho biết sẽ quay trở lại thăm khám vì hài lòng về phong cách phục vụ và chất lượng điều trị.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, qua kết quả khảo sát trực tuyến trên 1 triệu người bệnh cho thấy, tỷ lệ khi điều trị nội trú đạt 75,6%, ngoại trú đạt 66,3%, nhiều BV có tỷ lệ người bệnh hài lòng tới 80% - 90%. Số liệu năm 2012 và 2018 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân phải nằm ghép giảm từ 58% xuống 16,7% ở tuyến trung ương và ở tuyến tỉnh từ 47% xuống 11,4%. Đây là sự chuyển mình ngoạn mục của ngành y tế, giảm tỷ lệ nằm ghép xuống hơn 3 lần. Cùng với đó đó, mạng lưới 17 BV vệ tinh đã giúp giảm tỷ lệ chuyển tuyến trung ương đối với chuyên khoa tim mạch, ngoại khoa là 98,5%, ung thư 97%, sản khoa 99%, nhi khoa 73%. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, cần tiếp tục các giải pháp quyết liệt để giải quyết tình trạng quá tải diễn ra tại một số BV ở Hà Nội, TPHCM.

“Trong năm 2019, ngành y tế vẫn tiếp tục mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh, hướng đến sự hài lòng người bệnh. Bộ Y tế sẽ phân định rõ nhiệm vụ của các cơ sở y tế theo từng tuyến chuyên môn để thực hiện nguyên tắc các cơ sở y tế ở tuyến trên tập trung cung cấp các dịch vụ mà tuyến dưới chưa thực hiện được. Thực hiện lộ trình thông tuyến khám, chữa bệnh; lộ trình liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở khám chữa bệnh gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ và có chính sách khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngay tại tuyến dưới. Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức; xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh, hướng tới thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

“Bên cạnh đường dây nóng, ki-ốt Khảo sát ý kiến không hài lòng của người bệnh khi đến khám bệnh tại khoa khám bệnh của các BV, hiện ngành y tế TPHCM đã chính thức triển khai Phiếu khảo sát trải nghiệm người bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại BV. Đây sẽ là những công cụ thiết thực giúp cho các BV không ngừng cải tiến chất lượng, hướng đến sự hài lòng của người bệnh”  

  1. Cần thiết phải khảo sát hài lòng người bệnh ở các bệnh viện sản nhi

Ngày 21/3 tại TPHCM, Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội thảo hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh, lĩnh vực bà mẹ, trẻ em cho các Sở Y tế, các bệnh viện sản – nhi khu vực phía Nam.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, các sự cố y khoa sản – nhi đã để lại những cái nhìn không tốt của người dân đối với các cơ sở y tế. Bộ Y tế cũng đã nhiều lần phải vào cuộc làm rõ, thậm chí huy động cả các cơ quan tố tụng, cơ quan truyền thông để xem xét từng tình huống.

Bên cạnh những sai sót y khoa đáng tiếc, cũng có những trường hợp nguyên nhân không phải do đội ngũ y tế. Vì thế, việc đo lường, khảo sát hài lòng bà mẹ, trẻ em rất cần thiết bởi từ những kết quả khảo sát này, các cơ sở y tế sẽ có những bước cải tiến mới trong hoạt động quản trị, điều trị, nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc cho bà mẹ, trẻ em. “Nếu khảo sát chân thực, chúng ta sẽ biết mình bị “hổng” chỗ nào, thường gặp sự cố ở đâu để có sự điều đỉnh hợp lý”, ông Khuê nhấn mạnh.

Để tăng cường sự hài lòng của người bệnh trong lĩnh vực sản – nhi, Bộ Y tế đã soạn thảo và phổ biến cho các cơ sở y tế các mẫu khảo sát đo độ hài lòng của người mẹ sinh con tại bệnh viện và khảo sát nuôi con bằng sữa mẹ trong và sau khi xuất viện.

Các mẫu khảo sát này chú trọng vào các tiêu chí như: thái độ của nhân viên y tế; bác sĩ gợi ý bồi dưỡng; nhân viên y tế giới thiệu, quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ...

Bà Đỗ Hồng Phương, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đánh giá, việc khảo sát hài lòng đối của sản phụ có ý nghĩa thiết thực đối với công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Tuy nhiên, quan trọng nhất các giám đốc bệnh viện cần coi vấn đề dinh dưỡng, nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em là vấn đề ưu tiên thì mới đảm bảo việc thực thi hiệu quả.

Với vai trò của mình, trong thời gian tới, UNICEF sẽ tiếp tục hỗ trợ, theo dõi, đánh giá các hoạt động chăm sóc, điều trị sức khỏe bà mẹ - trẻ em tại các cơ sở y tế.

  1. Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần định hình nhân cách sống cho thế hệ trẻ

Chiếm 25% dân số, học sinh, sinh viên là một trong những nhóm đối tượng được triển khai thực hiện BHYT từ những ngày đầu. Trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật BHYT, học sinh, sinh viên cũng là một trong những nhóm đối tượng đầu tiên được định hướng bao phủ BHYT vì mục tiêu BHYT toàn dân. Thực hiện tốt BHYT học sinh, sinh viên còn góp phần định hình nhân sách sống tốt đẹp cho thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.

Nhìn lại bối cảnh đất nước giai đoạn đầu đổi mới, từ năm 1986, công cuộc đổi mới cơ chế kinh tế đã tạo những tác động tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Mặc dù đầu tư của Nhà nước cho y tế tăng nhanh, song trước nhu cầu sử dụng thuốc và các dịch vụ y tế của người dân không ngừng gia tăng, số chi từ ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 50%. Thực tế đó đòi hỏi cơ chế tài chính y tế phải có những thay đổi nhằm tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế.

Trước yêu cầu khách quan đó, ngày 24/4/1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 45/HĐBT cho phép các cơ sở KCB được thu một phần viện phí để cải thiện điều kiện phục vụ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, việc thực hiện chính sách này cũng đã ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của một bộ phận không nhỏ những người không có khả năng chi trả, nhất là người dân ở khu vực nông thôn, người nghèo, người sống ở những vùng kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn… Đây chính là bối cảnh ra đời chính sách BHYT- chính sách nhằm huy động sự đóng góp tài chính từ cộng đồng để tăng cường và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, dựa trên nguyên tắc “lấy số đông bù số ít”. Ngày 26/10/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã có Công văn số 3504/KG đồng ý để một số địa phương thực hiện thí điểm BHYT.

Trên cơ sở kết quả thí điểm thực hiện BHYT tại một số địa phương với nhiều hình thức khác nhau như bảo hiểm sức khoẻ tại Hải Phòng; Quỹ khám, chữa bệnh BHYT ở Vĩnh Phú; BHYT tự nguyện ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre); BHYT tự nguyện ở Quảng Trị; Quỹ KCB tại Bệnh viện Đường sắt; Quỹ bảo trợ y tế tại Bệnh viện Bưu điện... Ngày 15/4/1992, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khóa VIII thông qua và đây là lần đầu tiên khái niệm BHYT được đề cập tới tại Điều 39 trong Hiến pháp. Đây là nền tảng hiến định quan trọng làm cơ sở cho việc hình thành, phát triển hệ thống pháp luật BHYT và việc thực hiện chính sách BHYT ở nước ta.

Để cụ thể hóa Điều 39 Hiến pháp 1992, ngày 15/8/1992, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định 299-HĐBT ban hành Điều lệ BHYT, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chính sách BHYT ở Việt Nam. Điều lệ BHYT quy định BHYT là hình thức bắt buộc đối với cán bộ, công nhân viên chức tại chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động, chủ sử dụng lao động và người lao động; đồng thời quy định các đối tượng khác tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện. Trong nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện, đối tượng học sinh, sinh viên với tỷ lệ duy trì khá ổn định chiếm khoảng 20% dân số được quan tâm và đưa vào là một trong những nhóm đối tượng cần được triển khai trước nhằm tăng nhanh tỷ lệ bao phủ BHYT. Mặt khác, thực hiện BHYT học sinh, sinh viên còn có tác động mạnh mẽ tới việc xây dựng, hoàn thiện, đối mới cơ chế tài chính và hiệu quả hoạt động cho hệ thống y tế trường học vốn chưa được quan tâm đúng mức, từ đó dẫn đến hệ lụy các bệnh về học đường gia tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh, sinh viên, làm giảm chất lượng đào tạo thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.

Từ năm 1992 đến năm 2005, Điều lệ BHYT đã 3 lần được sửa đổi, thay thế để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách cũng như công tác quản lý, điều hành (Nghị định số 47/CP ngày 6/6/1994 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Điều lệ BHYT ban hành theo Nghị định 299 ngày 15/8/1992; Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT thay thế Điều lệ ban hành theo Nghị định 299 ngày 15/8/1992 và Điều lệ sửa đổi ban hành theo Nghị định 47/CP ngày 6/6/1994; Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT mới thay thế Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP).

Sau 15 năm thực hiện chính sách BHYT, nhằm tiếp tục thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển BHYT trong tình hình mới, tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân, ngày 14/11/2008, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật BHYT (có hiệu lực từ ngày 01/07/2009). Luật BHYT gồm 10 Chương, 52 điều, điều chỉnh các mối quan hệ liên quan tới các chủ thể tham gia BHYT, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan quản lý đối với chính sách xã hội quan trọng này. Luật BHYT đã xác định rõ 5 nguyên tắc của BHYT là: Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT; mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính theo quy định của Chính phủ; Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT; Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả; Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu chi và được Nhà nước bảo hộ. Đối với nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, Luật quy định lộ trình thực hiện từ tự nguyện chuyển sang đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, theo đó, từ 01/10/2010, học sinh, sinh viên trở thành nhóm đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT.

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Luật BHYT đã thực sự đi vào cuộc sống, khẳng định tính đúng đắn, tính phù hợp trong lựa chọn chính sách tài chính y tế thông qua BHYT. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả cơ bản đã đạt được vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc do thực tế nảy sinh, do một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn cần phải được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung. Ngày 13/6/2014, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015). Các điểm mới quan trọng trong Luật sửa đổi là quy định “BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc”; Khuyến khích tham gia BHYT theo hộ gia đình; Mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT và mức hưởng BHYT; Mở thông tuyến khám chữa bệnh BHYT theo lộ trình; Sử dụng kết dư Quỹ BHYT để nâng cao chất lượng KCB; Quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện chính sách BHYT. Trong lộ trình thực hiện BHYT bắt buộc toàn dân, học sinh, sinh viên với tỷ lệ khá ổn định chiếm khoảng 20% dân số cả nước, tiếp tục được lựa chọn là nhóm đối tượng cần sớm được bao phủ BHYT.

Với mục tiêu đẩy nhanh lộ trình BHYT toàn dân để mọi người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thông qua BHYT, đặc biệt là việc bảo đảm để thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước được phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất, trên cơ sở Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới BHYT toàn dân, ngày 28/6/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1167/QĐ-TTg về điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020, theo đó, đến hết năm 2016, cả nước phấn đấu đạt 79% dân số tham gia BHYT (6 tháng đầu năm đã đạt 78,2%, khoảng 72 triệu người); đến hết năm 2020, đạt 90% dân số tham gia BHYT, cao hơn 10% so với chỉ tiêu mà Bộ Chính trị và Quốc hội đã đề ra. Riêng đối với nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hết sức quyết liệt: “Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện BHYT cho học sinh, sinh viên, đảm bảo đến năm 2017 có 100% đối tượng này tham gia BHYT; chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo trong toàn quốc tổ chức thực hiện pháp luật về BHYT của học sinh, sinh viên.”. Điều này thể hiện quyết tâm rất lớn của Chính phủ đối với việc thực hiện pháp luật BHYT nói chung và pháp luật BHYT đối với nhóm học sinh, sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước nói riêng.

Hệ thống quy định pháp luật đầy đủ, chủ trương, định hướng của Đảng về BHYT là nhất quán, chỉ đạo của Chính phủ đối với công tác BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng hết sức rốt ráo và quyết liệt, tuy nhiên còn nhiều thách thức đặt ra đối với việc hoàn thành bao phủ BHYT đến 100% học sinh, sinh viên vào năm 2017 này, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và cơ sở, các ngành chức năng, trong đó đặc biệt lưu ý vai trò của Ngành Giáo dục – Đào tạo, Lao động – TBXH, BHXH và Y tế, cần phối hợp chặt chẽ trong tổ chức, triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền, vận động để học sinh, sinh viên nhận thức đúng ý nghĩa của BHYT vẫn là giải pháp quan trọng nhất, trong đó phải đặc biệt gắn quyền lợi và trách nhiệm thực hiện pháp luật của công dân đối với mỗi học sinh, sinh viên. Thế hệ trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên của chúng ta hôm nay là những người có trình độ, nhận thức nhanh nhạy, cầu thị, tiến bộ, nếu nhà trường và cơ quan BHXH, cơ quan y tế tổ chức đối thoại, trao đổi trực tiếp với các em để lắng nghe những khó khăn, tâm tư, nguyện vọng của các em, đồng thời tuyên truyền, vận động để các em nhận thức đầy đủ rằng, tham gia BHYT trước hết là trách nhiệm bảo đảm sức khỏe đối với chính bản thân của mỗi người và sau đó là trách nhiệm chia sẽ với cộng đồng, xã hội. Lứa tuổi thanh niên, học sinh, sinh viên càng cần quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho mình, bởi có sức khỏe tốt thì mới có thể phát triển toàn diện về trí lực và thể chất, nhân cách. Ai cũng có lúc bị ốm đau, bệnh tật, thậm chí tai nạn bất ngờ, không lường trước được, nếu không có sự chia sẻ, hỗ trợ từ quỹ BHYT thì gánh nặng chi phí KCB sẽ là rất lớn đối với nhiều gia đình. Tham gia BHYT chính là cơ chế “bảo đảm an toàn” cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng xã hội khi gặp rủi ro về sức khỏe. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, đã có nhiều trường hợp HSSV không may bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn… được quỹ BHYT chi trả từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi đợt điều trị, không ít trường hợp được thanh toán tới trên dưới 01 tỷ đồng mỗi năm. Cũng theo các báo cáo từ BHXH Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, kinh phí trích lại từ BHYT cho y tế học đường lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm đang là nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động của y tế nhà trường, góp phần quan trọng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên. Như vậy, hiểu đúng ý nghĩa của BHYT, tích cực thực hiện trách nhiệm tham gia BHYT, học sinh, sinh viên sẽ học được cách chia sẻ, đồng cảm với những người không may gặp rủi ro về sức khỏe xung quanh chúng ta và có thể đó là bạn bè, anh em gần gũi với chúng ta, từ đó góp phần định hình nhân cách sống tốt đẹp của thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước - một thế hệ không chỉ biết sống có trách nhiệm với bản thân mình mà còn sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

  1. Thông tin mới về vụ nữ bệnh nhân mổ ruột thừa bị “mất” thêm vòi trứng

Theo kết luận, về mặt chuyên môn kíp mổ xử lý đúng. Tuy nhiên việc không thông báo đến người nhà bệnh nhân là chưa đúng với quy định của Bộ Y tế. Ngày 21/3, Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh đã chính thức thông tin liên quan đến vụ việc chị Tr.Th.H (SN 1988, trú tại huyện Đức Thọ) được BVĐK thị xã Hồng Lĩnh chẩn đoán và mổ viêm ruột thừa. Tuy nhiên sau đó chị cũng như người thân giật mình khi biết mình bị “mất” thêm vòi trứng sau ca mổ.

Ngày 20/3, Sở Y tế Hà Tĩnh đã họp cùng lãnh đạo của 2 Bệnh viện và các thành phần liên quan để làm rõ các nội dung trên . Sau khi tham vấn ý kiến của các chuyên gia, tham khảo tài liệu chuyên môn, ý kiến phát biểu các thành viên dự họp, đi đến kết luận.

Đối với việc có hay không bệnh nhân bị viêm ruột thừa và mang thai ngoài tử cung cùng một thời điểm: Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng, các hình ảnh trong cuộc mổ cho thấy việc bệnh nhân được chẩn đoán (sau mổ) là viêm ruột thừa, mang thai ngoài tử cung (bên phải) là đúng. Đối với bệnh nhân bị mang thai ngoài tử cung thì việc cắt vòi trứng là theo phác đồ chuyên môn. Về việc mổ lần 3 tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh: Kíp mổ xử lý đúng, kịp thời, chính xác.

Việc chị Tr.Th.H bị cắt một bên vòi trứng nhưng người nhà bệnh nhân không biết, về mặt chuyên môn, kíp mổ xử lý hoàn toàn đúng. Tuy nhiên việc không thông báo cho người nhà là chưa đúng với quy định của Bộ Y tế.

Đối với việc bệnh nhân bị chảy máu sau phẫu thuật là sự cố không mong muốn, có thể xẩy ra đối với bất cứ loại phẫu thuật nào, với bất cứ phẫu thuật viên nào.

Sở Y tế đã chỉ đạo chấn chỉnh nghiêm túc việc thực hiện đúng, đủ quy trình phẫu thuật nói riêng và các quy trình kỹ thuật khác nói chung (bao gồm các thủ tục hành chính bắt buộc) đối với hai bệnh viện cũng như các các đơn vị trong ngành. Việc tư vấn, giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phải hết sức rõ ràng, dễ hiểu.

Sở Y tế Hà Tĩnh cũng đã chỉ đạo BVĐK thị xã Hồng Lĩnh thăm hỏi, động viên tinh thần với chị Tr.Th.H; BVĐK Hà Tĩnh tiếp tục theo dõi sát sức khỏe bệnh nhân Hóa và miễn toàn bộ viện phí cho người bệnh trong thời gian điều trị tại đây.

Trước đó, vào khoảng 14h30’ ngày 12/3, chị H được BVĐK thị xã Hồng Lĩnh mổ để cắt ruột thừa. Đến khoảng 16h cùng ngày, chị bắt đầu tỉnh táo; tuy nhiên, khoảng vài tiếng sau thì thấy bụng chướng, khó thở và dịch máu ở bụng chảy ra rất nhiều. Các bác sĩ đã vào thăm khám, sau đó chuyển chị trở lại phòng mổ để mổ lần 2. Đến chiều tối cùng ngày, sau khi hoàn tất ca mổ lần 2, bác sĩ đã thắt một bên vòi trứng của chị H nhưng không thông báo và không xin ý kiến gia đình. Sau 2 lần mổ, người thân vẫn không yên tâm khi thấy chị H có biểu hiện khó thở, bụng chướng nên đã yêu cầu chuyển lên tuyến trên./.

  1. Ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm

Ngày 21/3, tại Hà Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tổ chức Hội thảo “ứng dụng hệ thống thiết bị và kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới” với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Y tế và đông đảo các bệnh viện Trung ương và Hà Nội.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là tuyến cao nhất khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, đào tạo nhân lực y tế, chỉ đạo tuyến, phòng chống dịch bệnh và nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ người bệnh chuyên khoa Truyền nhiễm và Nhiệt đới.

Thời gian gần đây, môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm, tình trạng quá tải về nhà ở và các công trình xã hội, sự xuất hiện của nhiều bệnh dịch mới nổi có diễn biến phức tạp như dịch cúm A (H5N1), tiêu chảy cấp năm 2009, đại dịch cúm A(H1N1), sốt xuất huyết, và gần đây là dịch sởi, Ebola, MERS-CoV…

Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Kính đã giới thiệu về các dịch vụ kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm đang được triển khai tại bệnh viện như: Hệ thống máy chụp cộng hưởng từ MRI 3.0; hệ thống cấy máu công suất lớn kết hợp danh vi khuẩn nhanh và làm kháng sinh đồ tự động (VITEK MS); hệ thống xác định đa tác nhân vi sinh vật bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

Ngoài ra, tại hội thảo, các bác sĩ cũng đã cập nhật các kiến thức mới trong chẩn đoán, điều trị và phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam./.

  1. 96% trường hợp mắc sởi tại Đắk Lắk đều chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh

Theo bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, tình hình bệnh sởi trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp khi số ca mắc bệnh có dấu hiệu tăng nhanh và lan rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh.

Từ ngày 14/1/2019, khi ca sởi đầu tiên được phát hiện, đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 95 trường hợp dương tính với virus sởi tại 13/15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Trong đó số ca mắc sởi tập trung nhiều tại thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện Krông Bông, Ea H’leo, M’Đrắk, Cư M’gar, Ea Súp…

Bác sĩ Phạm Văn Lào cho biết thêm, số người mắc bệnh được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, có cả trẻ em và người lớn, 96% trường hợp mắc sởi đều chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đặc biệt, số ca bệnh tập trung hầu hết tại các "điểm lõm" về tiêm chủng ở địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Để ngăn chặn bệnh lây lan rộng trong cộng đồng, ngành Y tế Đắk Lắk tổ chức tập huấn công tác phòng chống và điều trị bệnh sởi cho cán bộ y tế tuyến cơ sở; chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc chủ động thiết kế khu vực cách ly điều trị bệnh sởi theo đúng quy định, chuẩn bị cơ số thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ điều trị bệnh sởi.

Cùng với đó là thực hiện khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh sởi để tổ chức cách ly và điều trị nhanh chóng; thống kê đối tượng chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh và tiến hành tiêm chủng; tăng cường truyền thông phòng chống bệnh sởi trong cộng đồng...

Ngành Y tế Đắk Lắk cũng khuyến cáo, khi phát hiện trẻ nhỏ và người lớn có dấu hiệu sốt, phát ban cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám sàng lọc, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

  1. Nữ y sĩ tận tụy với công việc

Trận ngập lụt lịch sử trong năm 2018 đã đi qua, nhưng hình ảnh đẹp về những tấm gương hết lòng giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn trong cơn bão lũ, vẫn còn lại trong lòng người dân xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội). Ðó là nữ y sĩ Phùng Thị Hậu, Phó Trạm trưởng Trạm y tế xã Nam Phương Tiến.

Do ảnh hưởng của bão số 3, những ngày cuối tháng 7-2018, xã Nam Phương Tiến bị tràn đê sông Bùi, nguy cơ vỡ đê, gây ngập úng trên diện rộng. Nước ngập qua nóc nhiều nhà, không vận chuyển được lương thực, thực phẩm và thuốc thiết yếu để phục vụ người dân. Mặt khác, do ngập úng cục bộ, cho nên rác thải sinh hoạt tập kết chưa kịp xử lý, tràn vào nhà dân, gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất lớn.

Trước tình hình khẩn cấp này, y sĩ Phùng Thị Hậu không quản ngại vất vả, thường trực suốt 24 giờ trong ngày, chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, cơ số thuốc cấp cứu và điều trị. Y sĩ Hậu còn trực tiếp lội nước và thuê thuyền đến tận từng hộ gia đình bị ngập để cấp thuốc CloraminB, hướng dẫn người dân vùng bị ngập úng khử khuẩn nguồn nước sinh hoạt và tiến hành biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, nhằm phòng ngừa dịch bệnh. Trong thời gian này, y sĩ Hậu cùng các cán bộ y tế của Trạm y tế xã đã khám và điều trị cho hơn 600 người dân, cấp thuốc điều trị cho 420 người, cấp 1.078 gói thuốc miễn phí điều trị các bệnh phát sinh từ tình trạng ngập úng; kịp thời nắm bắt tình hình các sản phụ sắp sinh và các bệnh nhân để di chuyển điều trị khi có diễn biến xấu. Chị cùng các cán bộ trong Trạm y tế xã còn phối hợp các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Mắt Hà Ðông, Bệnh viện Da liễu Hà Nội và Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ khám, chữa bệnh về da liễu, mắt cho người dân vùng ngập. Chia sẻ về công việc của mình, chị Hậu cho biết: "Tôi nghĩ đây là công việc bình thường của người thầy thuốc. Tôi luôn cố gắng phục vụ người dân được tốt hơn, hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân".

Những việc làm thiết thực của nữ y sĩ Phùng Thị Hậu, không chỉ góp phần ổn định sức khỏe và đời sống của người dân vùng lũ, hạn chế dịch bệnh bùng phát và lây lan trên địa bàn, mà còn tạo được sức lan tỏa, thể hiện bản chất cao quý của người thầy thuốc.


Thăm dò ý kiến