Điểm tin y tế ngày 22/6/2018

22/06/2018 | 00:47 AM

 | 

I. Thông tin y tế trong nước

1. Kỷ niệm 242 năm Ngày Quốc khánh Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Tối 21/6, tại Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink đã chủ trì buổi Lễ kỷ niệm 242 năm Ngày Quốc khánh Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Tham dự có: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, nhiều Lãnh đạo bộ, ban, ngành, địa phương của Việt Nam.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu chúc mừng Lãnh đạo và nhân dân Hoa Kỳ nhân ngày lễ trọng đại này, bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ tiếp tục phát triển thực chất, hiệu quả trên cả ba bình diện song phương, khu vực và quốc tế, đặc biệt là sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tháng 5/2017 và chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Donald Trump tháng 11/2017.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định Việt Nam quan tâm và nghiêm túc hợp tác với tinh thần xây dựng cùng với Hoa Kỳ xử lý thỏa đáng các mối quan tâm của nhau, đáp ứng lợi ích cả hai bên, đánh giá cao việc hai nước đã ký kết thỏa thuận viện trợ không hoàn lại của Hoa Kỳ cho dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa cũng như phối hợp tổ chức thành công các chương trình nhân đạo “Thiên thần Thái Bình Dương 2018” tại Quảng Nam và “Đối tác Thái Bình Dương 2018” tại Khánh Hòa.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, trong thời gian tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam tiếp tục coi trọng việc phát triển quan hệ Đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực Ấn Độ Dương-châu Á-Thái Bình Dương./.

2. Lãnh đạo Bộ Y tế, Tổng cục Dân số thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội

Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2018), ngày 20/06, lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Tổng cục Dân số - KHHGĐ cùng các đồng chí đại diện cho nhiều cơ quan, đơn vị đã đến thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình và Xã hội.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Bộ, PGS.TS Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Báo Gia đình & Xã hội. Thứ trưởng ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, các vấn đề lớn của ngành Y tế, đồng thời đánh giá cao những thành quả mà Báo Gia đình & Xã hội đã đạt được trong thời gian qua. Những hoạt động hiệu quả của Báo Gia đình & Xã hội đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dân số cũng như nhiều vấn đề khác của đời sống xã hội.

PGS.TS Phạm Lê Tuấn cũng nhấn mạnh, công tác dân số là vấn đề quan trọng.Trong những năm qua, Báo Gia đình & Xã hội đã làm rất tốt công tác tuyên truyền cho vấn đề này. Đặc biệt, khi Nghị quyết số 21-NQ/TW của Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới được Bộ Y tế triển khai thực hiện, Báo Gia đình & Xã hội là một trong những đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến, đưa những nội dung của Nghị quyết vào cuộc sống.

Trong bầu không khí thân mật, PGS.TS Phạm Lê Tuấn đã thăm hỏi từng cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội. "Trong thời gian tới, tôi mong muốn Báo Gia đình & Xã hội tiếp tục bám sát và thông tin có hiệu quả các hoạt động của ngành Y tế; tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành về sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và công tác dân số tới người dân một cách kịp thời, sinh động nhất", Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nói.

Cũng trong ngày 20/6, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ Nguyễn Thị Ngọc Lan cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã đến thăm và chúc mừng tập thể, cán bộ, phóng viên Báo Gia đình và Xã hội nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Thay mặt lãnh đạo Tổng cục, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Ngọc Lan ghi nhận những đóng góp của Báo Gia đình & Xã hội cho ngành trong suốt thời gian qua. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng tập thể cán bộ, phóng viên của Báo đã cùng toàn ngành nỗ lực vượt qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác Dân số - KHHGĐ. "Trong thời gian tới, khó khăn chưa hết, nhưng tôi hy vọng và chúc tập thể Báo tiếp tục giữ vững tin thần đoàn kết, sáng tạo, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về công tác dân số và các lĩnh vực khác, phát huy ưu điểm để tiếp tục gặt hái những thành công mới", Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Ngọc Lan nhắn gửi.

Thay mặt tập thể Báo Gia đình & Xã hội, Phó Tổng Biên tập Trần Tuấn Linh trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ và những lời chúc tốt đẹp của lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Tổng cục Dân số - KHHGĐ và lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ Y tế, Tổng cục Dân số. Trong thời tới, tập thể Báo Gia đình & Xã hội sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt các trọng trách mà ngành giao phó.

Cũng trong dịp này, nhiều cơ quan, đơn vị như: Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an), Công an TP Hà Nội, Thanh tra Bộ Y tế, Cục quản lý Môi trường Y tế, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K Trung ương, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Ngân hàng BIDV, Tập đoàn Phúc Sơn, Huyndai Thành Công Việt nam, Tập đoàn Sunshine, Tập đoàn Sungroup, Công ty Thời đại mới, Công ty TNHH Báo chí Truyền thông và Bạn đọc, Công ty Đông A Media, Công ty TNHH Châu Cầu cùng nhiều cơ quan, đơn vị và các độc giả đã đến thăm, chúc mừng tập thể Báo Gia đình & Xã hội nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Báo Gia đình & Xã hội xin tri ân những tình cảm mà các cơ quan, đơn vị cũng như độc giả đã dành cho cán bộ, phóng viên của Báo.

3. Hà Nội: Cần có chương trình hành động cụ thể trong phòng, chống HIV/AIDS

Chiều 21/6, Ban Chỉ đạo 138 TP thuộc UBND TP tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90 của TP.

Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn - Trưởng ban Chỉ đạo 138 TP.

Theo Kế hoạch, đến ngày 31/12/2020, TP thực hiện thành công mục tiêu 90 - 90 - 90, cụ thể: 90% số người nhiễm HIV trên thực tế được xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV và biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã biết thành trạng nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV); 90% số người đang được điều trị bằng ARV có tải lượng vi rút (HIV) dưới ngưỡng ức chế.

Trong giai đoạn 2018 - 2020, Ban Chỉ đạo 138 TP tập trung tăng cường phát hiện ca nhiễm HIV mới trong cộng đồng; tiếp cận tìm kiếm ca bệnh cũ, bệnh nhân bỏ trị, mất dấu để kết nối điều trị; mở rộng điều trị, điều trị sớm, tăng cường duy trì điều trị, giảm bỏ trị, đảm bảo tính bền vững của chương trình; tăng cường hệ thống quản lý số liệu và báo cáo.

Để thực hiện mục tiêu này, Ban Chỉ đạo 138 TP tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều phối của cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS.Bên cạnh đó, mở rộng, củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Tăng cường thông tin giáo dục tuyên truyền, trong đó tập trung việc dân biết, dân bàn, dân chủ động tham gia các hoạt động thực hiện mục tiêu.

Bên cạnh các hoạt động can thiệp giảm tác hại, các giải kỹ thuật, tập trung vào các giải pháp cụ thể như: Tăng cường phát hiện ca nhiễm HIV mới trong cộng đồng; tiếp cận tìm kiếm ca bệnh cũ trong cộng đồng để kết nối điều trị; tăng cường khả năng tiếp cận sớm với điều trị và duy trì bệnh nhân trong điều trị.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ghi nhận những nỗ lực của Hà Nội để triển khai nhiều hoạt động để thực hiện các mục tiêu Chính phủ giao. Tuy vậy, Thứ trưởng vẫn bày tỏ quan ngại trước tình hình lây nhiễm HIV của Hà Nội còn diễn biến phức tạp.

Chính vì vậy, để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đúng kế hoạch đề ra, Hà Nội cần tập trung cao độ với các chương trình can thiệp dự phòng cho các nhóm nghiện chích ma túy, nhóm phụ nữ bán dâm, nhóm đồng giới nam; đảm bảo 100% người nhiễm HIV được điều trị; mở rộng hơn nữa các mô hình xét nghiệm, khuyến khích việc tự xét nghiệm; tăng cường đầu tư các chương trình về phòng, chống HIV/AIDS.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết việc Hà Nội mở rộng địa giới hành chính vừa tạo ra những cơ hội để TP phát triển nhanh, nhưng cũng là thách thức trong việc kiểm soát nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. “Nếu không quyết tâm cao thì mục tiêu 90 - 90 - 90 sẽ khó đạt đơn trong vòng hơn 2 năm nữa” - Phó Chủ tịch UBND TP nêu rõ.

Vì vậy, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị các sở, ban, ngành và địa phương tập trung chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị có liên quan để hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Nêu công tác truyền thông trên địa bàn còn chưa hiệu quả, chưa sâu rộng nên nhận thức của cấp ủy chính quyền và người dân chưa đầy đủ, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu cần tập trung mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức cho người dân. Bên cạnh đó, cần tập trung xử lý, cải thiện tình trạng phân biệt kỳ thị đối xử. Sở Y tế với vai trò là đơn vị thường trực phải xây dựng chương trình hành động cụ thể, đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả chương trình hành động này.

Bên cạnh đó, đề nghị các quận, huyện, thị xã rà soát lại các nhiệm vụ và bổ sung kinh phí hỗ trợ nhân lực thực hiện các hoạt động; kịp thời báo cáo những vướng mắc với Ban Chỉ đạo. Đề nghị các bệnh viện T.Ư tăng cương phối hợp với các cơ sở y tế của TP trong việc chuẩn đoán điều trị để thực hiện mục tiêu những người phát hiện nhiễm sẽ được điều trị. “TP cam kết quyết tâm thực hiện mục tiêu này với sự hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế” – Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.

4. Ngành Y Hà Nội đẩy mạnh phối hợp truyền thông trong chăm sóc sức khỏe người dân

Sở Y tế Hà Nội vừa tổ chức Hội thảo “Vai trò của các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân Thủ đô”.Đây là hoạt động thường niên của ngành Y tế Hà Nội hướng tới kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2018) và tôn vinh những phóng viên có những đóng góp cho ngành Y tế Thủ đô.

6 tháng đầu năm 2018, ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám chữa bệnh cho trên 3 triệu lượt người. Tình trạng quá tải chỉ xảy ra cục bộ ở một số khoa của một số bệnh viện thành phố và ở những thời điểm khác nhau như Khoa Sơ sinh, Nội - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn; Khoa Ngoại - Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Ngành Y Hà Nội cũng đang tiếp tục triển khai kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Đồng thời, triển khai thực hiện 2 bộ quy tắc ứng xử của thành phố gồm Quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị và Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải tiến khoa khám bệnh song song với phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán, điều trị, nhiều kỹ thuật ngang tầm với các bệnh viện Trung ương, trong đó một số lĩnh vực là thế mạnh của y tế Hà Nội như: Sản phụ khoa, ung bướu, tim mạch, phẫu thuật tạo hình...

Cùng với đó, trong 6 tháng đầu năm, tình hình dịch bệnh của Hà Nội nằm trong tầm kiểm soát, không ghi nhận các ổ dịch lớn, các ca bệnh đơn lẻ được khoanh vùng xử trí kịp thời, đúng quy định và đặc biệt là chưa ghi nhận trường hợp tử vong do dịch bệnh. Chưa ghi nhận các trường hợp mắc cúm nguy hiểm như cúm A/H5N6, A/H7N9 và các dịch bệnh xâm nhập khác như Mers - CoV, Ebola, bệnh do vi rút Zika.

Các hoạt động y tế khác như dân số; an toàn thực phẩm; quản lý hành nghề y dược tư nhân; quản lý dược phẩm, mỹ phẩm; công tác tổ chức cán bộ; thanh tra; tài chính; ứng dụng công nghệ thông tin; xã hội hóa y tế; hợp tác quốc tế tiếp tục được duy trì và đạt hiệu quả cao.

Phát biểu tại buổi hội thảo, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết, ngành Y tế Hà Nội hiện có 78 đơn vị trực thuộc gồm: 3 đơn vị hành chính; 41 bệnh viện; 4 trung tâm chuyên khoa; 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã. Hệ thống y tế cơ sở với 52 phòng khám đa khoa, 4 nhà hộ sinh và 584 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Hệ thống y tế ngoài công lập với trên 3.500 cơ sở khám chữa bệnh và gần 7.000 cơ sở kinh doanh thuốc.

“Trong quá trình phát triển, ngành Y tế Thủ đô luôn nhận được sự quan tâm của các nhà báo, các cơ quan báo chí trong công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe. Báo chí đã đưa nhiều tin, bài về thành tựu của ngành Y tế, gương người tốt - việc tốt, các gương sáng về đức hi sinh thầm lặng cứu chữa người bệnh của đội ngũ y, bác sĩ. Đồng thời, nêu lên những hạn chế, thiếu sót, thậm chí là yếu kém, tiêu cực còn tồn tại, giúp ngành Y tế Hà Nội nhìn nhận, đánh giá và có những giải pháp khắc phục, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực, nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân”, ông Hạnh nhấn mạnh.

5. Nhà báo y tế - Ngòi bút cứu người

Qua ngòi bút và trái tim đầy tâm huyết của người nhà báo, đặc biệt là nhà báo trong lĩnh vực y tế, nhiều cuộc đời đã được hồi sinh.

Điều gì đã khiến các nhà báo có thể vượt qua những gian nan, vất vả của nghề? Thiết nghĩ, đó là sức khỏe của người dân, sự tin yêu của đội ngũ y bác sĩ, những ghi nhận của toàn xã hội…

Tuy vậy, dưới góc nhìn của người làm truyền thông trong lĩnh vực y tế, được đồng hành với các nhà báo trong nhiều năm, tôi lại cảm nhận họ rất ít nói về bản thân mình, chỉ biết cống hiến thầm lặng, bền bỉ vì sự nghiệp “Ngòi bút cứu người”.

Sát cánh cùng người dân nâng cao nhận thức “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Vào thăm hỏi Cụ bà 70 tuổi trước khi xuất viện, nụ cười tươi trên khuôn mặt phúc hậu của Cụ làm ấm lòng nhân viên y tế chúng tôi. Cách đây một tuần, Cụ nhập viện với một vết xước ở bàn chân, tuy nhiên với tiền căn bệnh lý đái tháo đường nên Cụ được người nhà đưa vào nhập viện ngay và chăm sóc vết thương kịp thời.

Chia sẻ với chúng tôi, anh D., con trai của Cụ tâm sự: “Nhờ kịp thời đọc các bài cảnh báo về bệnh lý đái tháo đường cùng những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt loét bàn chân do đái tháo đường có thể dẫn đến đoạn chi, tôi có thêm kiến thức về bệnh nên đưa Mẹ vào Bệnh viện ngay sau khi bàn chân bị dẫm phải gai, tránh để vết thương nhiễm trùng lan rộng. Những thông tin sức khỏe trên báo/đài thật sự rất hữu ích, giúp tôi có thể chủ động bảo vệ sức khỏe cho gia đình”.

Để có thể truyền tải những kiến thức y khoa chính xác, nhanh chóng, kịp thời đòi hỏi người nhà báo nhạy bén, thấu hiểu trong việc nắm bắt nhu cầu thông tin của người dân, thời sự y tế, trào lưu sức khỏe “nóng” trên các diễn đàn, mạng xã hội…

Song song đó, là sự kết nối chặt chẽ cùng với các Thầy thuốc, chuyên gia trong lĩnh vực y tế để có thể tiếp cận nguồn thông tin chính thống, xác thực.Nhà báo y tế chính là cầu nối quan trọng giúp Thầy thuốc và cộng đồng gần nhau hơn, giúp người dân nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Sứ giả mang đến niềm tin và hi vọng cho những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn

Nước mắt lăn dài trên gương mặt khắc khổ của người Mẹ chàng trai mang dị dạng mạch máu hiếm gặp. Chị chia sẻ cùng với các nhà báo y tế trong buổi gặp mặt báo chí tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cách đây 1 năm trước: “Các bác sĩ bảo bệnh con trai tôi rất nặng, khối u lớn ở mông lở loét ra. Khi nghe con bị bệnh hiếm gặp dị dạng động tĩnh mạch, nếu không được điều trị thì có thể bị liệt và nằm một chỗ suốt đời, tôi gần như ngã quỵ…”.

Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình, cảm thông với nỗi đau tận cùng của bệnh nhân, những ngòi bút đồng cảm đã lan tỏa thông tin. Ngay sau đó, các mạnh thường quân đã chung tay cùng với Bệnh viện hỗ trợ chi phí điều trị cho em. Đến nay, bệnh tình của em đã bình phục 90%, em đã có thể đi lại và sinh hoạt bình thường.

Tâm sự với chúng tôi, vẫn là những giọt nước mắt, nhưng lại chan chứa niềm hạnh phúc, sự biết ơn và hi vọng: “Em không thể bình phục như ngày hôm nay nếu không có sự tận tâm của các y bác sĩ Bệnh viện, sự hỗ trợ tận tình của các nhà báo y tế, và tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân. Em đã có thể đi học lại, có thể kiếm tiền phụ giúp Cha Mẹ rồi”.

Ước muốn tưởng chừng thật đơn giản nhưng đối với em, đó là phép màu trong chuyện cổ tích mà những người bác sĩ, nhà hảo tâm và những nhà báo y tế – sứ giả của niềm tin và hi vọng đã mang đến cho em.

Sự dấn thân, đồng hành cùng Thầy thuốc trong nghiệp “cứu người”

Nhận cuộc gọi của chúng tôi vào lúc 11 giờ 30 đêm nhờ hỗ trợ thông tin tìm người thân cho người bệnh bị tai nạn giao thông vừa nhập viện, chỉ sau 10 phút, Chị đã có mặt tại bệnh viện. Nhanh chóng tác nghiệp, Chị phỏng vấn người hỗ trợ mang bệnh nhân đi cấp cứu, phỏng vấn bác sĩ, lấy thông tin, giấy tờ tùy thân, đặc điểm nhận dạng của bệnh nhân,…Và gần như thức trắng đêm cùng ê kíp trực của cơ quan để biên tập và dựng tin.

Ngay sau khi thông tin được lan tỏa rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, Bệnh viện đã liên hệ được với gia đình, kịp thời hỗ trợ cho người bệnh.

Chị nói: “Cứ điện thoại cho mình 24/7 khi người bệnh cần hỗ trợ thông tin nhé, nhà báo y tế như mình luôn sẵn sàng vì người bệnh”.

Câu nói vô cùng giản dị những chất chứa biết bao tình cảm, sự hy sinh thầm lặng, hết lòng vì người bệnh của nhà báo y tế.

Viết về y tế đòi hỏi người nhà báo sự dấn thân không mệt mỏi. Đó là có thể thức trắng đêm cùng với ê kíp bác sĩ cấp cứu người bệnh bị tai nạn, bất chấp nguy hiểm để tìm ra sự thật, cảnh báo những mối nguy hại cho sức khỏe người dân, hay đêm 30 Tết đón giao thừa cùng các bác sĩ trực trong Bệnh viện để có bài viết đầy thấu hiểu những hy sinh thầm lặng của nhân viên y tế… Chắc chắn, chỉ có trái tim yêu nghề, yêu người mới có thể giúp các nhà báo vượt qua mọi gian khó vì sứ mệnh cao quý “Ngòi bút cứu người”.

6. Chủ động phòng chống dịch bệnh Ebola tại khu vực cửa khẩu

Hiện nay, dịch bệnh Ebola tại các nước châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam. Tại Lạng Sơn, công tác kiểm dịch y tế ở các cửa khẩu quốc gia và quốc tế đã được tăng cường để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh này xâm nhập vào nước ta.

Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế Lạng Sơn Lý Kim Soi cho biết: Sau khi nhận được công văn số 477/DP-DT ngày 25/5/2018 của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) về việc chủ động phòng chống dịch bệnh Ebola, các biện pháp phòng chống dịch tại các cửa khẩu trên địa bàn được triển khai tích cực, khẩn trương.

Với mục tiêu phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh do vi rút Ebola, xử lý kịp thời không để lây lan, Trung tâm đã chỉ đạo các tổ kiểm dịch y tế cửa khẩu kiểm tra, giám sát chặt chẽ khách nhập cảnh vào nước ta. Đồng thời, tổ kiểm dịch y tế phối hợp với các lực lượng chức năng ở cửa khẩu kiểm tra, giám sát người và phương tiện vận tải hàng hóa nhập cảnh, nhập khẩu qua các cửa khẩu, thực hiện tốt công tác kiểm dịch y tế cho khách nhập cảnh. Tất cả khách nhập cảnh đều phải được kiểm tra bằng máy đo thân nhiệt từ xa bằng camera hồng ngoại. Khách đến từ vùng dịch được kiểm tra riêng và khai báo y tế theo quy định.

Hiện đang là thời điểm giữa năm, học sinh đi du học về nghỉ hè cũng như lượng khách du lịch tới Việt Nam qua đường bộ tăng cao nên các tổ Kiểm dịch Y tế Quốc tế ở các cửa khẩu quốc tế bố trí người trực 24/24 giờ. Du khách trước khi qua khu vực biên giới đã có cán bộ kiểm dịch y tế ở ngay cửa khẩu tiến hành giám sát, sàng lọc, đo thân nhiệt bằng máy hồng ngoại... kịp thời phát hiện từ xa những trường hợp có số đo thân nhiệt bất thường trên 37 độ C. Khi kiểm dịch qua máy soi, nếu du khách có thân nhiệt vượt quá 38 độ C sẽ phải dừng lại đeo khẩu trang và được giữ lại, sau đó đội phản ứng nhanh sẽ dùng xe chuyên dụng đưa về bệnh viện để kiểm tra, điều trị cách ly.

Ông Lý Kim Soi cho biết, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Lạng Sơn hiện có 5 máy đo thân nhiệt từ xa bằng camera hồng ngoại, bố trí tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Cửa khẩu quốc tế Ga Đồng Đăng, Cửa khẩu Cốc Nam và Cửa khẩu Tân Thanh. Trung tâm còn được trang bị máy phun khử trùng diện rộng để xử lý môi trường khu vực cửa khẩu. Bên cạnh đó, mỗi cửa khẩu còn được trang bị các máy phun khử trùng tự động, máy đo thân nhiệt qua tai, trán cũng như hóa chất các trang thiết bị bảo hộ. Trong quá trình thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Ebola, Trung tâm phối hợp hiệu quả với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu như Bộ đội Biên phòng, Hải quan cửa khẩu.

Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về kiểm dịch y tế và tuyên truyền phòng, chống dịch. Đơn vị đang nghiên cứu áp dụng phần mềm quản lý phương tiện tại các cửa khẩu để giảm thiểu các khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn.

7. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT tuyến cơ sở

Theo đó, các thông điệp truyền thông sẽ được sử dụng trong các hoạt động kỷ niệm Ngày BHYT Việt Nam gồm: “Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT tuyến cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thụ hưởng chính sách BHYT”; “Khám, chữa bệnh BHYT tại tuyến cơ sở để được chăm sóc sức khỏe và giảm chi phí khám, chữa bệnh”; “Tham gia BHYT là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình”…

Về các hoạt động truyền thông, BHXH Việt Nam cho biết sẽ phối hợp với cơ quan báo chí thực hiện các phóng sự, tin, bài, tọa đàm về BHYT xoay quanh một số nội dung như nỗ lực của BHXH Việt Nam – Bộ Y tế trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT; kết quả thực hiện chính sách, pháp luật BHYT trong nửa đầu năm 2018; biểu dương tập thể, cá nhân có nỗ lực, tinh thần trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, thực hiện về BHYT; đấu tranh với các hành vi tiêu cực, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật BHYT...

Tại Công văn số 2168/BHXH-TT ngày 13/6/2018 về Truyền thông nhân Ngày BHXH Việt Nam ngày 1-7, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố không tổ chức mít-tinh chào mừng ngày 1-7, tuy nhiên từ ngày 25/6 đến 15/7 vẫn tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tại trụ sở BHXH các cấp, cơ sở khám, chữa bệnh, trụ sở UBND xã, phường, thị trấn và trên các trục đường phố chính của thành phố, thị xã, thị trấn (BHXH Việt Nam khuyến khích triển khai hoạt động này theo phương thức xã hội hóa). Tham mưu, báo cáo Tỉnh – Thành ủy, HĐND, UBND về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT 6 tháng đầu năm, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ về BHYT năm 2018. Phối hợp với các cấp, ngành có liên quan tổ chức tọa đàm, đối thoại, tư vấn chính sách trực tiếp tại cơ sở, thực hiện phóng sự, tin, bài tuyên truyền về điểm mới của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, quy định về thông tuyến khám, chữa bệnh, giá dịch vụ y tế, hướng dẫn tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình...   

8. 3 bệnh viện phối hợp phẫu thuật thành công bệnh nhân bị khối u hiếm gặp

Với sự phối hợp của các bác sĩ 3 Bệnh viện (BV): BV K, BV Đại học y Hà Nội và BV Xanh Pôn, nam bệnh nhân 28 tuổi bị khối u hiếm gặp ở xương chậu đã được phẫu thuật thành công.

Sau gần một tháng, bệnh nhân đã đi lại được dù trước mổ, tỉ lệ thành công thấp và nguy cơ bị liệt rất cao.Đây là một thành công mới của các thầy thuốc Việt Nam.

Theo PSG.TS. Trần Trung Dũng - Phó Giám đốc BV Xanh Pôn, bệnh nhân bị u ổ cối khớp háng, là căn bệnh hiếm gặp nên việc phẫu thuật rất khó, đòi hỏi có sự phối hợp giữa các thầy thuốc các chuyên khoa: phẫu thuật, gây mê hồi sức, ung thư và chấn thương chỉnh hình.

Trước đó, anh Hoàng Đình H. (ở Bắc Giang), thường xuyên bị đau khớp háng trái, đi lại khó khăn.Anh H. đã đi khám nhưng không phát hiện được tổn thương, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.Đến khi không đi lại được nữa thì gia đình mới đưa anh lên BV tuyến tỉnh để khám.Các bác sĩ nghi ngờ anh có khối u ở vùng ổ cối xương chậu nên yêu cầu anh chuyển xuống BV K.

Với kinh nghiệm của mình, các bác sĩ BV K đã chẩn đoán anh H, bị khối u ở vùng ổ cối xương chậu, đã phá huỷ gần hoàn toàn ổ cối và phát triển vào ổ bụng, tạo thành một khối đường kính khoảng 10cm. Kết quả sinh thiết xác định u tế bào khổng lồ. Bệnh nhân phải phẫu mới có thể lấy bỏ khối u triệt để và hy vọng đi lại bình thường.

Xác định đây là một trường hợp phức tạp, do bệnh hiếm gặp nên kinh nghiệm xử lý gần như chưa có, BV K đã mời các chuyên gia đầu ngành về chấn thương chỉnh hình ở BV Đại Học Y Hà Nội và BV Xanh Pôn cùng hội chẩn liên viện, đưa ra phương án phẫu thuật tối ưu.

Các chuyên gia đều xác định do vị trí phát triển của khối u là khu vực hiểm yếu, có nhiều dây thần kinh nên nguy cơ tai biến trong phẫu thuật rất cao. Nhưng nếu không mổ để cắt khối u, bệnh nhân có nguy cơ mất khớp háng, mất hoàn toàn chức năng làm cho bệnh nhân bị liệt.Vì thế, các bác sĩ vẫn quyết định phẫu thuật cứu đôi chân cho anh H.

Kíp mổ gồm hơn 10 bác sĩ các chuyên ngành: phẫu thuật, gây mê hồi sức, ung thư và chấn thương chỉnh hình tham gia: Bác sĩ Nguyễn Trần Quang Sáng, Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Minh Trọng, Hoành Minh Sâm của Khoa Ngoại bụng 2 (BV K) phối hợp với PSG.TS Trần Trung Dũng tiến hành phẫu thuật cho anh H.

Các bác sĩ đã phải phối hợp 2 phương pháp mổ, để có thể lấy loại bỏ hết khối u, làm sinh thiết tức thì đánh giá và sử dụng xi măng sinh học để phục hồi một phần khuyết xương cánh chậu và ổ cối. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn tạo hình lại khớp háng bằng khớp háng nhân tạo.

Sau 6 giờ liên tục bên bàn mổ, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công, khối u được lấy bỏ triệt để, không có tai biến tổn thương thần kinh, khớp háng được phục hồi giúp cho bệnh nhân có thể tập luyện dần trở lại.

9. Phẫu thuật thành công cho 2 bệnh nhi động kinh bằng kỹ thuật mới

Đây là hai ca bệnh nhi mắc động kinh khó nhất từ trước đến nay, đã sang giai đoạn kháng thuốc được các bác sĩ của Khoa ngoại Thần kinh (Bệnh viện Nhi Trung ương) và Đoàn chuyên gia là các GS, BS thần kinh của Bệnh viện Alabama (Mỹ) phẫu thuật thành công bằng kỹ thuật lần đầu tiên có ở Việt Nam

Những hiểu lầm tai hại khiến bệnh động kinh khó chữa khỏi

Ngày 21-6, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, Khoa ngoại Thần kinh của bệnh viện vừa tiến hành phẫu thuật cho 2 bệnh nhi mắc động kinh nặng đã kháng thuốc bằng kỹ thuật mới nhất lần đầu tiên có ở Việt Nam. Mỗi ca phẫu thuật kéo dài gần 8 tiếng do các bác sĩ của Khoa ngoại Thần kinh phối hợp với Đoàn chuyên gia là các GS, BS về thần kinh của Bệnh viện Alabama (Mỹ) thực hiện.

BS Lê Nam Thắng, Phó trưởng Khoa ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương – người đã thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật thần kinh cho biết, đây là 2 ca rất đặc biệt, là ca khó nhất từ trước đến nay.

Bệnh nhi là cháu Lê Quang H (31 tháng tuổi ở Bắc Ninh) và Nguyễn Thị Như Q (13 tuổi) đã điều trị động kinh trong nhiều năm nhưng không có tiến triển, bệnh ngày càng nặng, chuyển sang giai đoạn kháng thuốc.

Phương pháp phẫu thuật là biện pháp tốt nhất đối với 2 bệnh nhi trong lúc này. Do cả hai mắc bệnh đều nằm ở những vị trí khó nên phải sử dụng kỹ thuật đặc biệt. Đây cũng là kỹ thuật mới và tối ưu nhất trong phẫu thuật động kinh hiện nay.

BS Lê Nam Thắng cho biết, trường hợp của cháu H, kíp mổ cắt liên kết ¼ bán cầu.Đây là kỹ thuật lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam.“Nếu không có kỹ thuật này chúng tôi phải cắt bán cầu chức năng, như vậy sẽ để lại nhiều khiếm khuyết về phát triển tinh thần và vận động.Cắt ¼ bán cầu đỡ gây khiếm khuyết về tinh thần và vận động, đây là kỹ thuật tối ưu nhất” – BS Thắng chia sẻ.

Trường hợp cháu Q. bị động kinh ở khoảng giữa của 2 bán cầu, phải kết hợp cả tia cực bề mặt trong mổ và kỹ thuật phải đặt vào giữa le 2 liên bán cầu. Kỹ thuật này rất khó, đòi hỏi người làm chuyên biệt vì khe đó rất nhỏ, yêu cầu độ chính xác rất cao.

Được biết, để phẫu thuật cho 2 bệnh nhi, các bác sĩ của Khoa ngoại Thần kinh đã phải thảo luận với các chuyên gia đầu ngành về thần kinh của Trường ĐH Alabama gần 6 tháng. Chi phí cho một ca phẫu thuật tương tự ở Mỹ có giá 250 nghìn USD (chưa kể tiền thuốc). Nhưng cả 2 bệnh nhi đều được phẫu thuật miễn phí tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bệnh viện đã huy động 20 cán bộ y tế phối hợp với các chuyên gia của Mỹ để thực hiện thành công hai ca phẫu thuật. Theo BS Lê Nam Thắng thì bệnh viện đang điều trị cho khoảng 30 ca bệnh động kinh khó, trong đó có khoảng 4-5 ca đã được phẫu thuật

Đặc biệt, trong 5 năm qua, Trường ĐH Alabama phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương trong công tác đào tạo và giúp đỡ phẫu thuật nhiều ca bệnh động kinh nặng. Ngoài ra, Trường ĐH Alabama cũng trao tặng nhiều dụng cụ đắt tiền cho bệnh viện và đào tạo nhiều khóa học cả ở Mỹ và Việt Nam cho các BS, y tá của Bệnh viện Nhi nói riêng và nhiều bệnh viện trên cả nước nói chung. Sau 2 ca phẫu thuật này sẽ có 2 bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương được cử sang Mỹ đào tạo.

Với thành công trong áp dụng kỹ thuật mới vào phẫu thuật bệnh động kinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã mở ra nhiều hy vọng cho người bệnh động kinh nặng đang kháng thuốc.

10. Như một lời tri ân

6 năm kể từ ca ghép tạng đầu tiên thành công tại Học viện quân y 103, đến nay những thành tựu ghép tạng của Việt Nam đã được “ghi danh” trên bản đồ thế giới với những điểm nhấn ấn tượng về kỹ thuật ghép của Việt Nam như ghép tim, ghép gan, ghép thận, ghép phổi, giác mạc… Để có được thành tựu ấn tượng đó chính là những câu chuyện cảm động,những nghĩa cử cao đẹp và cả những hi sinh thầm lặng được lan tỏa trong cộng đồng qua kênh thông tin báo chí.

Có lẽ những hi sinh sẽ vẫn mãi là thầm lặng nếu như những câu chuyện thấm đẫm tinh thần nhân văn ấy không được chuyển tải lên mặt báo và các phương tiện truyền thông đại chúng để lan tỏa đến xã hội và cộng đồng. Câu chuyện của thiên thần nhỏ Hải An là một minh chứng. Hải An và nghĩa cử của con đã làm lay động trái tim hàng triệu người, ở đó đã có những thổn thức, những khoảng lặng của tất cả những ai đã một lần biết về con, một cô bé 7 tuổi gửi đến mọi người thông điệp của lòng nhân ái. Đó còn là hình ảnh của một người mẹ với nỗi đau tột cùng khi mất con, nỗi đau đã đi quá giới hạn của sự chịu đựng nhưng vẫn quyết định hiến giác mạc của con để mang lại ánh sáng cho các em bé khác. Bé Hải An như ngọn lửa thắp lên niềm tin yêu vào cuộc sống vào những điều tử tế trong cuộc đời!.

Khi chưa hết những xúc cảm này lại lan toả thêm những câu chuyện xúc động khác, đó là câu chuyện của người lính ở Ninh Bình ra đi ở tuổi 45 để lại người vợ trẻ và đàn con thơ nhưng anh cũng đã để lại món quà vô giá cho đời đó là sự sống cho 6 người trong đó có 2 đồng đội của anh…

Không ai làm điều tốt để mong kể công, nhưng đối với câu chuyện này thì cần phải được tôn vinh và lan tỏa. Bởi họ và cả gia đình họ những người đang còn sống đã dũng cảm vượt qua được định kiến, đã dám đối mặt với dư luận để trao những “giọt sáng” cho những người bệnh đang mỏi mòn trong “bóng tối”

Bên cạnh những nghĩa cử cao đẹp của những người hiến tạng và gia đình họ, cũng thể không kể đến sự lặng lẽ âm thầm của các cán bộ ngành y tế, của cán bộ Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia và các trung tâm điều phối tạng ở các bệnh viện trong hành trình đầy gian nan nhưng lại vô cùng ý nghĩa này. Đó là những giây phút lắng đọng chia sẻ cùng gia đình nạn nhân sau tai nạn để cùng gia đình viết lên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Đó còn là những nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng một danh sách chờ ghép tạng trên khắp cả nước và xen lẫn những phút giây lựa chọn sinh – tử đưa ra quyết định tối khẩn cấp để điều phối tạng xuyên việt mang tạng đến với những người đang mỏi mòn chờ được tái sinh….và còn nhiều những câu chuyện thầm lặng khó nói thành lời.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốC Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng Quốc gia chia sẻ, vai trò của báo chí đặc biệt quan trọng trong hoạt động truyền thông, vận động hiến mô, tạng, bởi thông qua báo chí những điều tử tế được lan tỏa, cộng đồng đã biết nhiều hơn đến công việc đặc thù mà vô cùng nhân văn.  Theo đó, hoạt động ghép tạng đến giờ phút này đã có nhiều thành tựu khởi sắc từ số lượng ghép tạng được tăng lên, số lượng người chết não hiến tạng, số lượng người đăng ký hiến tạng khi còn sống…

Ông Phúc nhớ lại, nếu trước đây thông tin về ca ghép tạng hoặc về người chết não hiến tạng xuất hiện rất hiếm bởi nhiều rào cản chưa được làm sáng tỏ,  thì giờ đây đã có thêm nhiều sự đồng thuận và thông tin về hiến ghép tạng được chia sẻ, đăng tải  thường xuyên hơn.  Những ca ghép tạng xuyên việt, những câu chuyện hậu trường về lấy và vận chuyển tạng được truyền tải chân thực sống động trong từng con chữ dưới góc nhìn của những nhà báo nhiệt huyết cháy hết mình vì những điều tử tế đã như chạm đến trái tim của độc giả để từ đó lan tỏa sự tử tế tinh thần nhân văn cao cả.

Đã có những tờ báo làm riêng một tuyến bài như một sự tổng kết trong vòng 20 năm của ngành hiến tạng xuyên suốt từ Bắc Trung Nam. Có những phóng viên đã đồng hành với Trung tâm từ khi lấy tạng, nhận tạng đến hành trình vận chuyển tạng và cùng chờ khoảnh khắc trái tim đập lại trong lòng ngực của người bệnh…

Cũng theo Phó giám đốc trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng Quốc gia, nhờ báo chí và truyền thông mà những gia đình có người hiến tạng đã được “giải oan”. Nếu trước đây gia đình nào hiến tạng để cứu người thì thường sống trong mặc cảm, sự dè bỉu của xã hội, thậm chí họ còn phải nấp vào bóng tôi để tự mình gặm nhấm những nỗi buồn đau nhân đôi.Nhưng sau 5 năm trở lại đây, điều ấy đã không còn, những người thân của người hiến tạng đã “bước ra ánh sáng” đã được minh oan. Họ đã tự tin đứng trước công luận để cùng với các cơ quan báo chí các nhà báo lan tỏa lòng tốt, thắp sáng lên ngọn lửa nhân văn. Để có được sự “thay đổi “vượt bậc” ấy  là đóng góp không nhỏ của các anh chị phóng viên báo chí.

Theo thống kê của Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia, năm 2014 chỉ có 265 người đăng ký hiến tặng mô tạng; đến năm 2015 số người đăng ký hiến tặng đã tăng lên 3.542 người; năm 2016 là 6.726 người; 2017 là 11.663 người, đến nay là hơn 15.000 người. Đáng nói là số ca hiến tạng từ người cho chết não cũng ngày một tăng lên, đồng nghĩa với nhiều sự sống được hồi sinh kỳ diệu. Đó là những con số mà các cán bộ ở Trung tâm Điều phối chưa từng nghĩ đến.

“Nhân ngày 21/6, như những lời tri ân của các cán bộ làm công tác y tế nói chung và công tác vận động hiến ghép tạng nói chung gửi đến các nhà báo, các

cơ quan báo chí đã đồng hành cùng chúng tôi trong hành trình mở ra những cánh cửa tương lai cho rất nhiều người không may mang trọng bệnh.”, ông Phúc nói.

11. Chặn bệnh mùa hè bằng tiêm vắc-xin

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, vì vậy mùa hè đến là dịp lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm do côn trùng truyền bệnh hoặc do vi khuẩn và virut gây bệnh.Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn chặn một số dịch bệnh trong mùa này bằng cách tiêm phòng vắc-xin.

Viêm não Nhật Bản

Từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm, khi muỗi sinh sản nhiều cũng là lúc dịch viêm não Nhật Bản bùng phát ở Việt Nam. Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê...

Mặc dù khi được chữa trị kịp thời nhưng có khoảng 30-50% trường hợp sống sót để lại nhiều di chứng như bại liệt, liệt chi, động kinh, rối loạn phối hợp vận động.Có trẻ phải sống đời sống thực vật, bị bội nhiễm phổi và tử vong, có trẻ chậm phát triển trí tuệ, khả năng hòa nhập cộng đồng kém. Tỷ lệ tử vong của căn bệnh này có thể lên đến 30%. Chính vì thế, tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu nhất để dự phòng bệnh.

Loại vắc-xin này đã được Bộ Y tế đưa vào tiêm chủng thường xuyên trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo ông Nguyễn Nhật Cảm (Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội), Bộ Y tế đã chỉ đạo ngành y tế dự phòng triển khai và giám sát công tác tiêm chủng vắc-xin này tại các tỉnh, thành có nguy cơ lưu hành và bùng phát dịch. Tuy nhiên, để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, các gia đình nên chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch.

Trẻ cần tiêm đủ 3 mũi vắc-xin:  Mũi 1 lúc 12 tháng tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần, mũi 3 cách mũi 2 một năm. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt 80%, tiêm đủ 3 mũi có thể đạt 90 - 95% trong vòng 3 năm. Trẻ cần tiêm mũi nhắc lại sau 5 năm.

Sau khi tiêm có thể xuất hiện các phản ứng nhẹ như sưng đỏ tại chỗ, đau, sốt, nhức đầu. Các dấu hiệu có thể sẽ tự hết sau vài ngày.Các phản ứng phụ hoặc biến chứng rất hiếm gặp.Những trường hợp hoãn tiêm vắc-xin đều cần có sự tư vấn của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bệnh thủy đậu

Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, hay gặp ở trẻ dưới 12 tuổi, do virut Varicella zoster gây ra. Bệnh thủy đậu lây truyền qua không khí hoặc qua tiếp xúc với vết ban hoặc dịch tiết từ vết ban. Bệnh thủy đậu thường là nhẹ, nhưng nếu không được chăm sóc tốt cũng dễ bị bội nhiễm dẫn đến viêm phổi thì bệnh trở nên nặng và có thể dẫn đến tử vong.

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, vì vậy mùa hè đến là dịp lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm do côn trùng truyền bệnh hoặc do vi khuẩn và virut gây bệnh.Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn chặn một số dịch bệnh trong mùa này bằng cách tiêm phòng vắc-xin.

Viêm não Nhật Bản

Từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm, khi muỗi sinh sản nhiều cũng là lúc dịch viêm não Nhật Bản bùng phát ở Việt Nam. Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê...

Mặc dù khi được chữa trị kịp thời nhưng có khoảng 30-50% trường hợp sống sót để lại nhiều di chứng như bại liệt, liệt chi, động kinh, rối loạn phối hợp vận động.Có trẻ phải sống đời sống thực vật, bị bội nhiễm phổi và tử vong, có trẻ chậm phát triển trí tuệ, khả năng hòa nhập cộng đồng kém. Tỷ lệ tử vong của căn bệnh này có thể lên đến 30%. Chính vì thế, tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu nhất để dự phòng bệnh.

Loại vắc-xin này đã được Bộ Y tế đưa vào tiêm chủng thường xuyên trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo ông Nguyễn Nhật Cảm (Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội), Bộ Y tế đã chỉ đạo ngành y tế dự phòng triển khai và giám sát công tác tiêm chủng vắc-xin này tại các tỉnh, thành có nguy cơ lưu hành và bùng phát dịch. Tuy nhiên, để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, các gia đình nên chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch.

Trẻ cần tiêm đủ 3 mũi vắc-xin:  Mũi 1 lúc 12 tháng tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần, mũi 3 cách mũi 2 một năm. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt 80%, tiêm đủ 3 mũi có thể đạt 90 - 95% trong vòng 3 năm. Trẻ cần tiêm mũi nhắc lại sau 5 năm.

Sau khi tiêm có thể xuất hiện các phản ứng nhẹ như sưng đỏ tại chỗ, đau, sốt, nhức đầu. Các dấu hiệu có thể sẽ tự hết sau vài ngày.Các phản ứng phụ hoặc biến chứng rất hiếm gặp.Những trường hợp hoãn tiêm vắc-xin đều cần có sự tư vấn của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bệnh thủy đậu

Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, hay gặp ở trẻ dưới 12 tuổi, do virut Varicella zoster gây ra. Bệnh thủy đậu lây truyền qua không khí hoặc qua tiếp xúc với vết ban hoặc dịch tiết từ vết ban. Bệnh thủy đậu thường là nhẹ, nhưng nếu không được chăm sóc tốt cũng dễ bị bội nhiễm dẫn đến viêm phổi thì bệnh trở nên nặng và có thể dẫn đến tử vong.

Hiện nay đã có vắc-xin phòng ngừa thủy đậu cho trẻ trên 1 tuổi.Tuy nhiên, vẫn có khoảng 15-20% trẻ được tiêm phòng vẫn có thể mắc bệnh, nhưng bệnh thường nhẹ hơn so với người không tiêm phòng.Nên tiêm liều đầu tiên lúc trẻ được 12-15 tháng hoặc ở bất cứ thời điểm nào sau 15 tháng nếu trẻ chưa từng được tiêm phòng trước đó.Sau đó nên tiêm liều nhắc lại trong khoảng 4-6 tuổi.Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ nếu chưa từng bị thủy đậu trước đó cũng nên tiêm phòng vắc-xin thủy đậu.

Bệnh sởi

Bệnh do virut Paramyxo gây bệnh ở thành sau họng và có đường lây truyền cũng giống virut thủy đậu. Triệu chứng khởi phát bệnh là sốt cao, ho, sổ mũi, viêm họng và mắt đỏ.Những dấu hiệu giai đoạn sau là những chấm đỏ đặc thù, sốt, ho, sổ mũi và những chấm trắng nhỏ quanh miệng. Các nốt ban sởi thường có từ 3-5 ngày sau lúc xuất hiện các triệu chứng khởi phát và thường ở đường tóc và mặt. Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh sởi màchỉ điều trị triệu chứng và dự phòng bội nhiễm.

Khi bị bội nhiễm, các biến chứng có thể rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Do đó, cần dự phòng bệnh bằng vắc-xin. Hiện nay đã có vắc-xin phối hợp sởi và Rubella nằm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, có khả năng phòng bệnh cao.

Bệnh quai bị

Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xuất hiện ở trẻ em vào mùa hè. Bệnh lây lan qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ…

Một trong những dấu hiệu thường thấy là sưng tuyến nước bọt ở nền cổ sau vài ngày sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và chán ăn. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại di chứng nặng nề, đặc biệt là đối với trẻ trai, như vô sinh.Chính vì thế, cần được phòng ngừa ngay từ khi trẻ còn nhỏ.Hiện nay, có thể phòng bệnh cho trẻ bằng vắc-xin kết hợp sởi, quai bị, Rubella.Vắc-xin phối hợp này có thể bảo vệ trẻ cả 3 bệnh nêu trên.

Bệnh thương hàn

Đây là một bệnh dễ bùng phát thành dịch, do lây truyền qua đường nước, đường phân - miệng. Bệnh do vi khuẩn Salmonella typhi, thường thấy trong nguồn nước hoặc thực phẩm mất vệ sinh. Những triệu chứng thường gặp là sốt cao, mệt mỏi, suy nhược, đau bụng, đau đầu, chán ăn và thỉnh thoảng có nổi ban. Mặc dù bệnh nhân đã được chữa trị, khi các triệu chứng bệnh đã hết, nhưng vi khuẩn có khả năng vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Những trường hợp này được gọi là người lành mang bệnh và cũng là nguồn lây truyền ra cộng đồng.

Hiện nay, bệnh cũng đã được dự phòng bằng vắc-xin và thường được khuyên cho các vùng kém vệ sinh, có nguy cơ cao nhiễm bệnh.

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội: Để phòng bệnh hiệu quả, cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Khi tiêm phòng vắc-xin, phải có thời gian thì vắc-xin mới có hiệu lực. Do đó, cần phải tiêm phòng cho trẻ trước khi mùa dịch đến.

12. Quản lý đối tượng của tiêm chủng: Những điều còn trăn trở

“Một thời tiêm chủng khởi đầu khó khăn, mình vẫn làm tốt đấy thôi”.Đó là những suy nghĩ vốn vẫn thường trực trong đầu những người làm tiêm chủng trước đây.

Thế nhưng cứ định kỳ 4-5 năm dịch vẫn quay lại bởi vẫn còn một tỉ lệ nhỏ các trường hợp bị sót trong tiêm chủng (khoảng 10%) tích lũy hàng năm. Các nhà quản lý đau đầu, các nhà chuyên môn tìm cách lý giải, còn chúng tôi có câu trả lời: quản lý đối tượng tiêm chủng.

Chuyện không mới

Có những bản làng của người dân tộc mà khi được phát hiện họ đã dọn về đấy 4-5 năm rồi. Cuộc sống du canh du cư không cho phép họ tiếp cận với dịch vụ tiêm chủng và cứ thế họ trở thành đối tượng nhạy cảm với dịch bệnh và cũng là nơi ổ dịch tiếp tục duy trì nguồn bệnh chỉ chờ cơ hội để tiếp tục lây nhiễm. Và gần đây, ngay tại một thành phố của khu vực phía Bắc bùng phát dịch sởi.Kết quả điều tra cho thấy nhiều người dân hoàn toàn xa lạ với tiêm chủng.Có những nhà 3 đứa trẻ đều mắc sởi, cả 3 đều chưa được tiêm chủng.Kết quả tiêm chủng báo cáo vẫn đạt 97%, vậy 3% có khu vực bị lãng quên này.

Truy tìm nguyên nhân

Cuối cùng thì bài toán về đối tượng tiêm chủng đã được đặt ra thành vấn đề cốt lõi để giải quyết nhằm tìm ra tỷ lệ thật của tiêm chủng giúp giải quyết tận gốc chất lượng dịch vụ tiêm chủng.Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Y tế, một phần mềm quản lý đối tượng tiêm chủng đã được đưa vào hệ thống tiêm chủng.Dù còn chưa hoàn thiện nhưng những bất cập ghi nhận được trong quá trình triển khai đã phần nào lý giải được những gì hệ thống gặp phải từ trước đến giờ.

Triển khai từ tháng 6/2017, đến đầu năm 2018, kết quả vênh về số đối tượng khiến các nhà quản lý đau đầu. Số lượng trẻ được lưu trong phần mềm nhiều hơn số trẻ do các chương trình như dân số báo cáo, cao hơn cả số lượng quản lý trên sổ của hệ thống TCMR hiện tại. Lý do của việc chênh lên này rất đơn giản, các cơ sở tiêm chủng cứ có trẻ đến nếu không tìm thấy có sẵn trên hệ thống là nhập mới vào phần mềm. Ở những nơi người dùng có kỹ năng cao về tìm kiếm thì sự trùng lặp này ít, những nơi kỹ năng chưa tốt thì số trường hợp trùng lặp ngày càng nhiều, đặc biệt tại những nơi di biến động cao về dân cư.

... Đến những giải pháp

Trước vấn đề về trùng lặp như vậy, ngay lập tức công tác xóa trùng lặp được tiến hành. Song song với đó là tập huấn và tập huấn bổ sung cho các cơ sở y tế có triển khai tiêm chủng. Việc cấp quyền xóa cho các đơn vị nhưng không kèm theo đó hướng dẫn chi tiết dẫn tới tác dụng ngược với những yêu cầu của cơ quan quản lý. Bệnh viện có sinh là nơi tạo mới đối tượng do đây là nơi đầu tiên phát hiện trẻ (lúc sinh ra) nhưng thông tin nhập vào lại không thể giúp cho tuyến xã (nơi theo dõi đối tượng suốt sau này) tìm được. Thực tế là việc nhập thông tin của trẻ, của bố mẹ trẻ tại các cơ sở có sinh phần lớn dựa trên hồ sơ gia đình khai tại viện mà chủ yếu là thông tin từ thẻ bảo hiểm. Có những bà mẹ khi lấy chồng đã chuyển khỏi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú rất lâu mà không thay đổi thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế. Cán bộ tại cơ sở có sinh cũng không khai thác được số điện thoại liên hệ với gia đình hoặc nhập sai số này nên cuối cùng tuyến xã không cách nào tìm lại đối tượng. Một cán bộ làm tiêm chủng tá hỏa khi thấy sổ tiêm chủng điện tử của con mình bị mất, sau khi gọi đến trung tâm kỹ thuật thì được biết hồ sơ đã bị xã xóa mất, rất may sau đó khôi phục lại được. Kết quả của công tác xóa trùng là có những bệnh viện 50% số trẻ sinh tại bệnh viện đã bị xã xóa đi do không tìm thấy. Kèm theo đó là thông tin về mũi tiêm viêm gan b không được xác định khiến tỷ lệ tiêm vắc-xin viêm gan trong vòng 24 giờ đầu đã tụt giảm đáng kể nếu chỉ căn cứ vào phần mềm. Một tác hại khác là cơ sở y tế có sinh không thể dựa vào phần mềm để làm báo cáo khi số trẻ do họ tạo ra đã bị xóa trên hệ thống. Việc này cũng làm giảm đi sự nhiệt tình của cán bộ hệ điều trị, họ luôn coi việc phải làm này là làm giúp cho y tế dự phòng chứ không phải là một phần công việc của bệnh viện.

Giám sát hỗ trợ cần phải đặt lên hàng đầu

Từ những vướng mắc gặp phải khi triển khai hệ thống, một bài học rút ra được là công tác tập huấn và giám sát hỗ trợ phải đặt lên hàng đầu. Theo đó việc tăng cường ý thức cho cán bộ y tế trong việc nhận thấy tầm quan trọng của việc thu thập số liệu chính xác của đối tượng giúp hệ thống quản lý tốt hơn cũng như tăng cường khả năng bao phủ của vắc-xin giúp phòng chống bệnh tật. Một điểm nữa cũng rất cần được nhắc đến là việc cung cấp mã định danh cho đối tượng. Mỗi trẻ đều có một mã định danh do phần mềm tạo ra, nếu gia đình trẻ được cấp mã số này (in và dán vào giấy tiêm chủng hoặc sổ tiêm chủng) và đều nhớ mang đến cơ sở y tế để tiêm thì sẽ tránh được tình trạng mất theo dõi và xóa nhầm đối tượng trên hệ thống. Tuy nhiên để gia đình trẻ nhớ và ý thức được điều đó, công tác tư vấn tại bệnh viện và tại các cơ sở chăm sóc thai sản là vô cùng quan trọng; một lần nữa cho thấy vai trò của tập huấn và giám sát hỗ trợ thường xuyên. Mà điều kiện tiên quyết cho những công tác đó là phải có sự chỉ đạo, hỗ trợ thực tế (bằng kinh phí, thời gian) từ các cấp chính quyền.

Những điều trăn trở

Kết thúc chuyến giám sát hỗ trợ triển khai phần mềm, điều còn đọng lại ở nhóm giám sát là quản lý đối tượng tiêm chủng không phải là công tác mới, có vẻ như nó đang bị xem nhẹ và được coi là việc bình thường. Cán bộ y tế cơ sở có vẻ như không làm gì ngoài việc tiêm chủng trong khi thực tế họ làm đủ hết những gì mà các dự án, chương trình quốc gia đặt ra không kể khám chữa bệnh. Đó chính là lý do cán bộ tiêm chủng thiếu đi động lực cần thiết để chuyên tâm vào công việc. Việc nhiều tỉnh không bố trí nổi kinh phí cho giám sát thường xuyên chứ chưa nói giám sát chuyên đề dù chỉ là hỗ trợ xăng xe cho cán bộ đi giám sát thể hiện sự thiếu quan tâm này từ các cấp chính quyền. Nói một cách khác, khi có dịch, việc chống dịch không phải chỉ của riêng ngành y tế, khi chưa có dịch, công tác dự phòng cũng phải là của tất cả các ngành các cấp chứ không chỉ của riêng YTDP.Tiêm chủng chỉ là một mắt xích của dự phòng, hãy để tiêm chủng làm tốt nhiệm vụ bằng cách hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động vô cùng ý nghĩa này.

tiêm chủng,vắc xin,tỷ lệ tiêm chủng,tiêm chủng mở rộng,chủ động tiêm chủng phòng chống dịch bệnh,chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng,hưởng ứng tuần lễ tiêm chủng quốc gia 2018 Chủ động tiêm chủng phòng chống dịch bệnh

vắcxin,tiêm chủng 3 loại vắcxin mới sẽ được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

13. Từ năm 2019, không in mới, đổi thẻ bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đã được cấp thẻ theo mã số BHXH trong năm 2017 và 2018, khi tiếp tục tham gia vẫn được sử dụng thẻ BHYT mà không in đổi thẻ BHYT mới.

Không cấp, phát thẻ BHYT theo từng năm như hiện nay nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí, đồng thời hạn chế tình trạng người bệnh phải chờ đổi thẻ BHYT để đi khám, chữa bệnh...

Minh bạch thông tin tra cứu thẻ BHYT

Ông Nguyễn Hoàng Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (BHXH Việt Nam) cho biết, từ ngày 1/8/2017, thẻ BHYT mới không ghi thời hạn sử dụng (từ ngày... đến ngày...) như trước đây mà chỉ ghi giá trị sử dụng từ ngày... Hệ thống sẽ tiếp tục cập nhật dữ liệu người tham gia, không cần phải đổi thẻ sau mỗi năm như trước đây. Sang năm tiếp theo, nếu tiếp tục tham gia, cơ quan BHXH sẽ chỉ cấp nối tiếp giá trị sử dụng thẻ trong dữ liệu và in danh sách cấp thẻ gửi đơn vị quản lý đối tượng thông tin về giá trị sử dụng mới của thẻ BHYT, thẻ đã cấp cho người tham gia trong năm 2017, 2018 vẫn tiếp tục được sử dụng mà không in, đổi thẻ mới.

“Để biết giá trị sử dụng thẻ, người tham gia có thể chủ động tra cứu trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam theo mã số BHXH ghi trên thẻ; danh sách cấp thẻ lưu tại đơn vị quản lý đối tượng; thuận lợi của việc sử dụng thẻ BHYT, được đồng bộ với hệ thống dữ liệu hộ gia đình mà BHXH Việt Nam đã xây dựng”, ông Nguyễn Hoàng Phương cho biết.

Người dân và đơn vị có thể tra cứu trực tuyến các thông tin: Mã số BHXH;Cơ quan BHXH; Quá trình tham gia; Giá trị sử dụng thẻ; Đơn vị tham gia BHXH; Các điểm thu, đại lý thu trên Cổng thông tin điện tử ngành BHXH tại địa chỉ https://baohiemxahoi.gov.vn hoặc có thể gọi điện thoại trực tiếp đến tổng đài theo số 1900 96.96.68 để được nhân viên tổng đài tra cứu, giải đáp. Trên cơ sở minh bạch thông tin tra cứu thẻ BHYT, người tham gia BHYT có thể chủ động được thời gian, địa điểm để quyết định đăng kí tiếp tục tham gia BHYT cho phù hợp...

Hiện nay, hệ thống dữ liệu thu và cấp thẻ BHYT được cơ quan BHXH cập nhật, quản lý theo mã số BHXH để xác định thời điểm thẻ có giá trị, thời điểm người tham gia đủ 5 năm liên tục.

Từ ngày 1/1/2019, thời hạn cấp thẻ BHYT chỉ trong 24 giờ

Về thời hạn giải quyết cấp thẻ BHYT,  ông Nguyễn Hoàng Phương thông tin, hiện thời hạn từ 7 ngày cũng được rút ngắn còn 5 ngày. Khi cấp lại, đổi thẻ BHYT, nếu không thay đổi thông tin, thời gian giải quyết không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 1/1/2019, thời gian giải quyết trong ngày. Cũng theo lộ trình trên, trường hợp thay đổi thông tin sổ BHXH, thẻ BHYT sẽ được BHXH Việt Nam xử lý không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Với người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, việc thực hiện trong ngày.

Giải thích thêm, bà Mai Hạnh - Phó trưởng Ban Sổ thẻ -BHXH Việt Nam cho biết, lộ trình đổi thẻ BHYT trong ngày từ 1/1/2019 được hiểu là trong những trường hợp chủ thẻ làm rách nát, mất thẻ BHYT hiện có. Khi đó, cơ quan BHXH sẽ thực hiện việc cấp lại ngay trong ngày nếu thông tin trong thẻ BHYT đó không có gì thay đổi.

Cải cách lớn trong quy trình khám chữa bệnh BHYT

Từ tháng 6/2016, BHXH Việt Nam đã triển khai quyết liệt hệ thống giám định BHYT ban hành kèm theo Quyết định 917/QĐ-BHXH về việc ban hành Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin Giám định BHYT; kết nối, liên thông dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh ở 4 tuyến từ cấp Trung ương, tỉnh, huyện và xã. Trong thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong quá trình tiếp nhận thông tin nhằm đảm bảo Hỗ trợ cơ sở khám, chữa bệnh trong việc tra cứu tự động giá trị sử dụng thẻ BHYT, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 366/BHXH-CNTT ngày 31/01/2018 về bổ sung hàm tra cứu trên Hệ thống thông tin giám định BHYT. Các cơ sở khám chữa bệnh có thể sử dụng phối hợp với phần mềm đón tiếp của bệnh viện khi tiếp nhận người tham gia BHYT nhằm giảm thời gian kiểm tra thủ tục thông tin thẻ BHYT.

BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế xây dựng các danh mục dùng chung, tiêu chuẩn đầu ra dữ liệu để thống nhất việc trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm quản lý bệnh viện với hệ thống cổng tiếp nhận thanh toán BHYT, thu thập được đầy đủ thông tin phục vụ công tác quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT. Từ ngày 15/3/2018, BHXH Việt Nam thống nhất áp dụng danh mục (Quyết định số 6061/QĐ-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế)

Đến nay, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã kết nối, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT trên phạm vi cả nước đến hệ thống giám định BHYT của cơ quan BHXH để thực hiện giám định tự động trên phần mềm. Đây là một cải cách lớn trong quy trình khám chữa bệnh BHYT.

Theo BHXH Việt Nam, đến cuối tháng 5/2018, cả nước đã có 81,3 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 86,6% dân số. Lũy kế đến hết tháng 5/2018, ước chi khám chữa bệnh BHYT 38.272 tỷ đồng.

14. Uống 4 tỷ lít bia mỗi năm, người Việt vẫn chỉ tiêu thụ ở mức “trung bình”?

Trong khi phía Bộ Y tế lo ngại việc sử dụng bia rượu gây ra những hệ luỵ to lớn thì nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu bia lại cho rằng mức tiêu thụ của Việt Nam ở mức trung bình của thế giới.

Doanh nghiệp rượu bia cho rằng mức tiêu thụ tại Việt Nam chỉ thuộc nhóm trung bình.

Trong một công văn góp ý dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu bia gửi lên Bộ Y tế, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, theo số liệu của WHO năm 2014 với mức sử dụng bình quân 6,6 lít cồn nguyên chất/người/năm thì Việt Nam chỉ đứng thứ 94/194 nước thành viên.

Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê là 4,4 lít năm 2016, Việt Nam thuộc nhóm có mức trung bình thấp. Do đó, VBA cho rằng, nếu theo số liệu này thì việc sử dụng rượu, bia ở Việt Nam chưa đến mức báo động và cần phải được kiểm soát chặt chẽ để giảm mức tiêu thụ.

VBA còn cho rằng, Bộ Y tế dẫn số liệu cho biết sản lượng bia năm 2017 đã chạm mốc 4 tỷ lít, tăng 10,5% so với sản lượng tiêu thụ bia năm 2016 và trích dẫn là theo báo cáo tổng kết công tác năm 2017 của Hiệp hội là “có sự nhầm lẫn”. Hiệp hội này khẳng định, sản lượng bia năm 2017 chỉ tăng 5,65% so với năm 2016.

VBA cũng dẫn báo cáo của Trường Đại học Beer Kirin Nhật Bản cho hay, lượng bia tiêu thụ bình quân theo đầu người/năm trên thế giới (năm 2016), đứng đầu bảng xếp hạng là Cộng hoà Séc với 143,3 lít/người/năm. Nhật Bản với lượng sử dụng bình quân theo đầu người là 41,4 lít/người/năm và xếp thứ 54.

"Việt Nam không nằm trong bảng xếp hạng này, Việt Nam có thể xếp từ thứ 55 trở lên sau Hàn Quốc, Nhật Bản và vào loại trung bình so với các nước trong khu vực và trên thế giới", VBA nhận định.

Đáng lưu ý, trước đó tại dự thảo tờ trình Chính phủ, Bộ Y tế nhấn mạnh “việc sử dụng rượu, bia gây ra những hệ luỵ to lớn với sức khoẻ, các vấn đề kinh tế - xã hội và sẽ ngày càng trầm trọng hơn nếu không được ngăn ngừa kịp thời”.

Tuy nhiên, VBA cho rằng, thực tế hiện nay nếu sử dụng rượu, nhất là rượu vang và bia một cách hợp lý thì còn có lợi cho sức khoẻ. Chỉ có lạm dụng rượu bia hoặc sử dụng rượu bia không rõ nguồn gốc mới là nguyên nhân ảnh hưởng sức khoẻ.

Theo VBA, những ý kiến về tác hại của rượu bia với xã hội cũng cần được xem xét lại, có điều tra thực tế chứ không thể lấy số liệu quốc tế với điều kiện khác rất xa với Việt Nam để nói rằng chi phí cho việc phòng, chống và khắc phục tác hại của rượu, bia lớn gấp 1,5 lần đóng góp ngân sách của ngành.

VBA cũng cho rằng, tai nạn giao thông do nhiều nguyên nhân, trong đó đáng lưu ý là cơ sở hạ tầng giao thông, chất lượng phương tiện, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Mặc dù bị các doanh nghiệp kinh doanh rượu bia phản đối kịch liệt, nhưng Bộ Y tế cũng có những lý lẽ của mình.

Tại một hội thảo diễn ra cách đây không lâu, đại diện Bộ Y tế chỉ ra rằng, tỉ lệ đàn ông Việt Nam uống rượu bia thuộc dạng cao nhất thế giới và ngày càng tăng với cả hai giới. Đến năm 2025, dự báo mỗi người Việt tiêu thụ 7 lít cồn/năm. Về tiêu thụ rượu bia, Việt Nam đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới. Đặc biệt, tốc độ gia tăng sử dụng là đáng lo ngại khi chỉ 15 năm, Việt Nam tăng tới 74%.

Đại diện Bộ Y tế cho rằng, người trẻ tuổi uống rượu bia đang gia tăng, trong đó tuổi vị thành niên, thanh niên tăng gần 10% sau 5 năm. Nếu tính độ tuổi sử dụng rượu bia là trên 15 thì trung bình mỗi người Việt uống khoảng 6,6 lít cồn nguyên chất nhưng ở Việt Nam có tới 77% nam giới uống rượu bia. Con số này tương ứng với mức tiêu thụ trung bình khoảng 27 lít cồn nguyên chất mỗi người.

"Đây là mức rất cao. Không những thế, tỉ lệ sử dụng rượu bia tăng nhanh hằng năm. Giai đoạn 2003-2005, mức độ tiêu thụ số cồn trung bình là 3,8 lít/năm nhưng chỉ sau 5 năm đã tăng gấp đôi. Dự tính khoảng 5 năm tới, mức độ tiêu thụ cồn ở Việt Nam sẽ vào khoảng 7 lít/năm", đại diện Bộ Y tế khẳng định.

15. Cung ứng thuốc Digoxin phục vụ điều trị

Cục Quản lý Dược Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 11381/QLD - KD về việc cung ứng thuốc Digoxin phục vụ điều trị.

Vừa qua, Cục Quản ý dược đã nhận được công văn của một số sở y tế và bệnh viện đề nghị cung ứng Digoxin. Tại VN hiện chưa có thuốc nào có giấy đăng ký lưu hành, tuy nhiên Cục Quản lý dược đã cấp phép nhập khẩu thuốc Digoxin theo đề nghị của Công ty CP Dược phẩm trung ương CPC 1.

Theo báo cáo của công ty này, đã có 12.000 hộp Digoxin được nhập khẩu về VN (hôm 23.5) và sẵn sàng cung ứng cho các bệnh viện có nhu cầu. Để chủ động trong cung ứng thuốc, Cục Quản lý dược đề nghị các sở y tế khẩn trương chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh có nhu cầu sử dụng Digoxin chủ động liên hệ với công ty nhập khẩu để đặt hàng, mua sắm kịp thời; mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động dự trù thuốc, trong đó ngoài số lượng theo nhu cầu thường xuyên, cần có số lượng dự trữ; chủ động lập kế hoạch dự trù mua sắm thuốc với các cơ sỏ nhập khẩu.

Cục Quản lý dược đề nghị Công ty CP Dược phẩm trung ương CPC 1 trước mắt ưu tiên cung ứng thuốc cho các đơn vị đã có công văn đề nghị cung ứng Digoxin; lập hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc theo quy định để cung ứng kịp thời cho các cơ sở. Digoxin là thuốc tim mạch chỉ định trong trường hợp: suy tim sung huyết, rung nhĩ, nhịp tim nhanh kịch phát trên thất…

16. 12 doanh nghiệp lĩnh phạt 475 triệu đồng vì vi phạm trong kinh doanh thực phẩm chức năng

Với 12 đơn vị có vi phạm về an toàn thực phẩm, tổng số tiền phạt mà Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tiến hành xử lý là 475 triệu đồng, trong đó có DN bị phạt cả trăm triệu đồng.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6/2018 cơ quan này đã tiến hành xử phạt 12 doanh nghiệp vi phạm các quy định về quảng cáo và một doanh nghiệp vi phạm quy định đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp công bố sản phẩm.

Theo đó, với 12 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, tổng số tiền phạt mà Cục An toàn thực phẩm tiến hành xử lý là 475 triệu đồng. Cùng với xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các cơ sở tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm.

CTCP Dược phẩm CPC1 Hà Nội bị phạt số tiền lớn nhất lên tới 100 triệu đồng vì hành vi quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zentokid trên website và quảng cáo có nội dung không phù hợp.

Ngoài ra, CTCP Đầu tư Bảo Tâm cũng bị phạt 50 triệu đồng với hành vi sử dụng hình ảnh, uy tín của đơn vị y tế, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Truekidz ăn ngủ ngon và công ty TNHH Đầu tư Thương mại STS Việt Nam bị phạt 50 triệu đồng vì hành vi quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trường vương thượng bổ trên các website gây hiểu lầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Các công ty khác bị phạt từ 25 đến 35 triệu đồng vì các hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung, quảng cáo gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh, quảng cáo không đúng nội dung cấp phép, sản phẩm không đúng như tài liệu đã công bố,...

Nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho người sử dụng, Cục An toàn thực phẩm đã gửi công văn số 2676/ATTP-PCTTR đến Ban Quản lý An toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố (gồm TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh) và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo việc thông tin tuyên truyền trên địa bàn để người tiêu dùng biết và không sử dụng sản phẩm chưa đăng ký bản công bố nêu trên.

Đồng thời, Cục An toàn thực phẩm cũng chỉ đạo các địa phương tiến hành kiểm tra, thu hồi sản phẩm, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định và báo cáo về Cục.

Cục An toàn thực phẩm đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật

Danh sách các công ty vi phạm:

1. Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Tâm, địa chỉ số 6 ngõ 162 phố Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội.

2. Công ty Cổ phần Thọ Xuân Đường, địa chỉ số nhà 99 phố Vôi, Thị Trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội.

3. Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hòa Bình, số 131, tổ 9, phố Quan Hoa, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

4. Công ty TNHH Ecopath Việt Nam, số 84 đường Tô Hiệu, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội

5. Công ty TNHH UNITED SPOT MEDICAL, số 124 Lương Trúc Đàm, phường Hiệp Tân, quận An Phú, Tp. Hồ Chí Minh

6. Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế Á Châu, Số 91 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội

7. Công ty Cổ phần phát triển thảo dược Việt Nam A13, Nơ 4 Khu đô thị mới Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

8. Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội, cụm Công nghiệp Hà Bình Phương, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội

9. Công ty TNHH Mộc Hoa Đường, số nhà 07, Lô L2, Dự án khu nhà ở thấp tầng Hải Ngân, thôn Thượng, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội

10. Công ty TNHH Đầu tư Thương mại STS Việt Nam, số 6 ngõ 5 đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

11. Công ty Cổ phần thiết bị vật tư y tế Nam Việt, liền kề U05-49 khu D, khu đô thị mới Dương Nội, phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội

12. Công ty TNHH thương mại điện tử Lotte Việt Nam, tầng 12, tòa nhà Petroland, số 12 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

17. Bám sát Nghị quyết Trung ương 6 và điều kiện thực tiễn để triển khai đề án giáo dục, y tế

Tiếp tục chương trình Hội nghị lần thứ 18, chiều 21/6, Ban Chấp hành Tỉnh ủy Hà Tĩnh nghe và cho ý kiến về Đề án ”Chính sách phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2025 và những năm tiếp theo” và Đề án ”Sắp xếp, tinh giản bộ máy biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành y tế Hà Tĩnh”.

Bám sát Nghị quyết Trung ương 6 và điều kiện thực tiễn để triển khai đề án giáo dục, y tế.

Theo trình bày của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, Đề án "Chính sách phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2025 và những năm tiếp theo" được xây dựng với quan điểm: Giảm đầu mối các đơn vị sự nghiệp và thành lập các trường liên cấp (tiểu học, THCS, THPT), liên xã.

Việc sắp xếp trường lớp đi đôi với việc sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Đề án được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn từ năm 2018-2021 và giai đoạn từ 2021-2025. Nhiệm vụ, giải pháp được xác định là: Sắp xếp, tổ chức lại các trường mầm non và phổ thông; chuyển đổi các trường học sang cơ chế tự chủ; xây dựng các điều kiện đảm bảo; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Kinh phí thực hiện đề án theo các chương trình, dự án, kế hoạch đầu tư của bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh. Nhu cầu kinh phí từ năm 2018 đến 2025 là hơn 121 tỷ đồng.

Đề án "Sắp xếp, tinh giản bộ máy biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành y tế" thống nhất mô hình quản lý theo ngành từ tỉnh đến cơ sở; sáp nhập các trung tâm tuyến tỉnh có cùng chức năng tương đồng; thành lập trung tâm y tế huyện thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh; sắp xếp lại các trạm y tế xã, phường, thị trấn theo vùng 1,2,3.

Theo dự thảo đề án, kết quả sắp xếp lại tổ chức bộ máy, ngành y tế sẽ giảm được 24 đơn vị tuyến huyện; giảm 42 trạm y tế. Số lượng biên chế dự kiến sẽ giảm: 6 vị trí cấp trưởng, 3 vị trí cấp phó ở tuyến tỉnh; 24 vị trí cấp trưởng và 11 vị trí cấp phó ở tuyến huyện. Dự kiến giảm 80 viên chức, người lao động ở các bộ phận gián tiếp như: Tổ chức, hành chính, kế toán, lái xe…

Theo lộ trình, quý III/2018 sẽ hoàn thành việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, xây dựng đề án thành lập các trung tâm y tế tuyến huyện; quý IV, hoàn thành việc thành lập các trung tâm y tế tuyến huyện và đi vào hoạt động, kiện toàn các trạm y tế xã. Từ năm 2019, kiện toàn tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ các đơn vị còn lại theo các văn bản hướng dẫn.

Góp ý vào nội dung các Đề án, các đại biểu cho rằng, các Đề án đã được chuẩn bị khá công phu theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 6 khóa 12 và Nghị quyết 19. Tuy nhiên, cũng còn có một số ý kiến chưa thống nhất giữa các địa phương do điều kiện thực tiễn khác nhau.

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, trách nhiệm của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh trong quá trình chuẩn bị các nội dung về báo cáo tình hình KT-XH 6 tháng; các đề án về giáo dục, y tế. Trên cơ sở ý kiến góp ý của đại biểu, yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND tỉnh tiếp tục lấy ý kiến góp ý và sớm hoàn chỉnh dự thảo báo cáo và các đề án.

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, 6 tháng cuối năm, với quan điểm ổn định và phát triển, cần tập trung giải pháp đưa các nghị quyết vào cuộc sống, nhất là các nghị quyết thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ; tập trung giải quyết các tồn đọng; quan tâm vấn đề môi trường; tăng cường an ninh trật tự gắn trách nhiệm với các địa phương…

Đối với 2 đề án về giáo dục và y tế, cần thực hiện trên tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của Hà Tĩnh. Trước mắt, cần tuyên truyền sâu rộng để Nghị quyết Trung ương 6 sớm đi vào cuộc sống, tạo đồng thuận trong quá trình xây dựng các đề án. Riêng đề án về chính sách giáo dục, phải rà soát, điều chỉnh quy hoạch có tính chiến lược, gắn với sắp xếp, sáp nhập xã; nâng cao chất lượng dạy học theo hướng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý, nâng chất lượng giáo viên…

Phân tích kỹ việc phân cấp quản lý đối với các cơ sở y tế, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu xây dựng đề án tinh giản bộ máy ngành y theo quan điểm “chuyên môn xuyên suốt ngành dọc, quản lý trực thuộc địa phương”. Về sáp nhập y tế học đường, dân số và y tế dự phòng, cần chờ nghị quyết mới liên quan ban hành rồi mới triển khai thực hiện.

18. Nhà hộ sinh tỉnh Sóc Trăng chính thức đóng cửa

Ngày 21/6, nguồn tin của PV cho biết, nhà hộ sinh của trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) tỉnh Sóc Trăng tồn tại hàng chục năm ở phường 6 (TP.Sóc Trăng) đã chính thức đóng cửa.

Lý do nơi đây ngưng tiếp nhận bệnh nội trú liên quan đến sinh đẻ, phụ khoa vì tại TP.Sóc Trăng đã có bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi.

Theo đó, cán bộ y tế của trung tâm CSSKSS dự kiến được sáp nhập với một cơ quan khác để thành lập trung tâm Kiểm sát bệnh tật (CDC). Cơ sở vật chất của trung tâm và nhà hộ sinh đã xuống cấp sẽ được giao lại cho cơ quan quản lý công sản.

Liên quan đến trung tâm CSSKSS, sở Y tế Sóc Trăng đang làm quy trình kiểm điểm trách nhiệm tập thể và 8 cá nhân tại trung tâm này, theo kết luận của Thanh tra tỉnh Sóc Trăng.

Theo kết luận thanh tra, trung tâm CSSKSS Sóc Trăng quản lý, sử dụng nguồn kinh phí vi phạm nguyên tắc tài chính trên 1,3 tỷ đồng.

Từ đó, Thanh tra tỉnh Sóc Trăng yêu cầu Giám đốc trung tâm CSSKSS có trách nhiệm thu hồi trên 528 triệu đồng. Phần không thu hồi gần 800 triệu đồng do thanh toán chứng từ chưa đúng, cần chấn chỉnh.

19. Du lịch chữa bệnh y học cổ truyền: Sản phẩm du lịch độc đáo của Đà Nẵng

Du lịch chữa bệnh (DLCB) đang là xu hướng thay đổi quan trọng trong tính chất và nhu cầu du lịch của Việt Nam mấy năm gần đây.Du khách ngày càng hướng tới giá trị thiết thực hơn khi đi du lịch. Bên cạnh nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí khi đi du lịch, giờ đây  du khách có mục đích chữa bệnh khi đi du lịch ngày càng cao nhờ các sản phẩm du lịch phong phú kết hợp cung cấp chất lượng y tế tốt, giá cả phải chăng. Đặc biệt, ngày càng nhiều khách nước ngoài đến Việt Nam để chữa bệnh bằng y học cổ truyền (YHCT).Đón đầu xu hướng này, Bệnh viện YHCT TP Đà Nẵng đã đi vào hoạt động Đơn vị DLCB và chỉ sau hơn 1 năm đã tạo được tiếng vang trong nước và quốc tế.

Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn Dũng - Trưởng Đơn vị DLCB, BVYHCT Đà Nẵng - tư vấn cho một du khách nước ngoài.

Chuyên nghiệp và tận tụy!

Ông David Sorbic (người Australia) đã thốt lên như vậy khi nói về chất lượng chăm sóc, phục hồi sức khỏe (CSPHSK) của Đơn vị DLCB, BV YHCT TP Đà Nẵng. Ông David bị đau đầu mạn tính, đã từng điều trị bằng nhiều phương pháp Tây y, nhưng không bớt. Ông đã quyết định qua Việt Nam DLCB, đến Hà Nội điều trị một đợt bằng YHCT. Tình cờ, trong một chuyến du lịch đến Đà Nẵng, ông nhận thấy môi trường nơi đây thật tuyệt và được bạn bè giới thiệu, ông đã đến CSPHSK tại Đơn vị DLCB, BVYHCT Đà Nẵng. Tại đây, ông  thật sự bị thuyết phục bởi đội ngũ cán bộ y tế có tay nghề cao, chuyên nghiệp và tận tụy đã giúp bệnh của ông thuyên giảm. Ông David quyết định thuê nhà để hằng ngày đến BV CSPHSK. Ông David rất xúc động khi bệnh đã khỏi hẳn và viết bức thư tay bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn Dũng- Trưởng đơn vị DLCB BVYHCT TP Đà Nẵng.

Còn ông Sylvin Haner (người Pháp) cũng hết lời ca ngợi đội ngũ y bác sỹ Đơn vị DLCB BVYHCT TP. Ông thật sự có cảm giác thoải mái như ở nhà, không hề có cảm giác ở BV bởi sự chuyên nghiệp, tận tụy, hiểu người bệnh và chăm sóc người bệnh hết sức nhẹ nhàng, tinh tế. Chị Lã Thị Thu Hằng (1990, Quảng Ngãi) cũng thật sự bị thu hút bởi phong cách làm việc, chất lượng dịch vụ y tế nơi này: "Đến đây, bệnh nhân được điều trị bằng YHCT, nhưng với phong cách hết sức hiện đại, chuyên nghiệp, giúp bệnh nhân được thư giãn đúng nghĩa DLCB", chị Hằng nói.

 "Chuyên nghiệp và tận tụy" là phương châm của Đơn vị DLCB, BVYHCT Đà Nẵng. Đối với mỗi bác sỹ, lương y, nhân viên y tế, "bệnh nhân là người thầy vĩ đại của thầy thuốc". Chính điều này đã giúp họ trưởng thành hơn, vững tài, bền trí và đây thật sự là nơi DLCB lý tưởng, được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn.Tháng 6-2017, Đơn vị DLCB chính thức đi vào hoạt động và đến nay tròn 1 năm, đã CSPHSK cho hơn 2.500 bệnh nhân, trong đó hơn 300 khách nước ngoài, chưa kể tư vấn, CSPHSK cho hàng nghìn khách của các đoàn khách quốc tế trong những sự kiện văn hóa, kinh tế của thành phố.

Đánh thức tiềm năng DLCB  YHCT

Có thể nói, DLCB YHCT đang ngày càng trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng. YHCT Việt Nam được cả thế giới biết đến với kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, nhất là miền Trung- Tây nguyên với nguồn dược liệu, thảo dược quý dồi dào (sâm Ngọc Linh, nấm Lim xanh) và đội ngũ lương y có bề dày kinh nghiệm, được đào tạo bài bản tại các nước được xem là "cái nôi" của nền YHCT thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… kết hợp y học hiện đại  Mỹ, Pháp, Australia. Vì vậy, BVYHCT TP Đà Nẵng đã đánh thức tiềm năng này, tổ chức triển khai hoạt động tư vấn và phát triển các dịch vụ CSPHSK bằng YHCT. Theo đó, BV đã xây dựng mô hình DLCB với dịch vụ y tế (châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp, bấm huyệt, chườm thuốc, ngâm tắm thuốc YHCT, hỏa long cứu, massage đá nóng, xông hơi…); sản phẩm thuốc YHCT; vùng dược liệu tại chỗ; chuyển giao nhiều kỹ thuật mới từ các BV trung ương, hợp tác quốc tế, mời các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế. Thế mạnh DLCB YHCT của Đà Nẵng còn là môi trường du lịch hấp dẫn; nguồn dược liệu tự sản xuất nên dược liệu sạch, chất lượng và an toàn, giá thành rẻ; có ưu thế vượt trội về các vị thuốc Nam, Bắc quý hiếm…

Xu thế hiện đại hướng đến YHCT, đến các phương pháp CSPHSK mà Tây y không thể thay thế được và mô hình DLCB, nghỉ dưỡng đang là sự ưu tiên lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách. Ngày càng có nhiều du khách, nhất là khách nước ngoài tìm đến Đà Nẵng để được thụ hưởng DLCB và phần lớn trong số họ đều hài lòng với hiệu quả CSPHSK với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tụy. Bởi, họ đã cảm nhận được có một quy trình hơn tất cả các quy trình, đó chính là cái tâm của người thầy thuốc.

Tiềm năng DLCB bằng YHCT đã được đánh thức.Song, hiện tại, cơ sở 2 của BVYHCT chưa đủ quy mô để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Vì vậy, khi BV YHCT TP Đà Nẵng mới được xây dựng, DLCB sẽ được quan tâm xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về DLCB, nghỉ dưỡng hiện nay.

20. Thái Bình: Nhắn tin kêu gọi biểu tình, 2 điều dưỡng viên bị cảnh cáo

Với hành vi nhắn tin kêu gọi mọi người tham gia biểu tình, 2 điều dưỡng viên công tác tại bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Bình bị điều chuyển công tác.

Ngày 21/6, ông Phạm Văn Dịu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình cho biết, phía sở vừa có yêu cầu điều chuyển công tác 2 điều dưỡng viên vì có hành vi nhắn tin kêu gọi mọi người tham gia biểu tình.

Hai điều dưỡng viên là Nguyễn Thị Ngọc Mai (32 tuổi, điều dưỡng viên Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình) và Nguyễn Thị Hồng (điều dưỡng viên Khoa Lão Bệnh viện Y học Cổ truyền Thái Bình) đã có hành vi nhắn tin cho nhiều người trong danh sách bạn bè facebook kêu gọi xuống đường biểu tình, phản đối việc thông qua dự thảo luật Đặc khu kinh tế.

Sau khi phát giác sự việc, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo lãnh đạo 2 bệnh viện tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với 2 điều dưỡng viên để làm rõ.

Cả 2 điều dưỡng viên Nguyễn Thị Ngọc Mai và Nguyễn Thị Hồng thừa nhận sự việc sai trái của mình phát sinh từ sự thiếu hiểu biết của bản thân và a dua theo bạn bè trên mạng xã hội chứ tuyệt nhiên không có mục đích nào khác.

Sau khi làm tường trình và kiểm điểm, hai điều dưỡng viên đã tự nguyện xoá những tin nhắn đồng thời gửi tiếp tin nhắn đính chính việc kêu gọi mọi người biểu tình và kêu gọi bạn bè không nên chia sẻ những tin nhắn có nội dung kích động.

Ông Phạm Văn Dịu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình cho biết, Sở đã có công văn chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức tuyên truyền, quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.

21. Nhập viện vì nhồi máu cơ tim sau khi ăn mừng bàn thắng World Cup 2018

Bệnh nhân 62 tuổi tại Hà Nội sau khi xem hết 3 trận bóng đá thì bị đau thắt vùng ngực.

Trao đổi với PV sáng 21/6, Th.BS Phan Thảo Nguyên, Trưởng khoa Nội Tim mạch, Trưởng đơn vị can thiệp Tim mạch (Bệnh viện E), cách đây 2 ngày, khoa đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân 62 tuổi tại Hà Nộinhập viện vì đau thắt vùng ngực sau khi xem hết 3 trận bóng đá.

Bệnh nhân này cho biết, khi xem World Cup, do quá vui sướng ăn mừng bàn thắng khi nên cảm thấy bị đau ngực. Ban đầu, ông chỉ nghĩ vui mừng cười quá nhiều nên bị đau thắt ngực. Tuy nhiên, sau khi nằm nghỉ ngơi bệnh nhân vẫn cảm thấy bị đau ngực nên đã được người nhà đưa vào viện đểkhám .

Theo bác sĩ Nguyên, thời điểm bệnh nhân vào bệnh viện khám, cơn đau ngực bước sang giờ thứ 3 nhưng rất may mắn mảng xơ vữa mới bong ra, dòng chảy vẫn còn, không bị hoại tử. Ngay sau đó, các bác sĩ đã phẫu thuật can thiệp và sức khỏe đã ổn định trở lại.

Bác sĩ Nguyên cho biết, bệnh nhân này nếu chủ quan không đến viện sớm do đau thắt ngực sẽ rất nguy hiểm, tiên lượng rất khó nói. May mắn cho bệnh nhân là người nhà  đã đưa vào viện kịp thời, không bị nguy hiểm tới tính mạng.

Theo BS Nguyên, đột quỵ hoàn toàn có thể xảy ra đối với bệnh nhân bị huyết áp tăng, do cổ vũ bóng đá quá mức có thể gây nên nhồi máu não hoặc xuất huyết não ngay lập tức. Với những bệnh nhân rung nhĩ, yếu tố môi trường, cảm xúc hay quá gắng sức là tác nhân gây nên tăng huyết áp, đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, người mắc bệnh tim mạch dễ bị nhồi máu cơ tim, đột tử khi xem bóng đá. Đặc biệt là trong những trận kích tính với sự góp mặt của đội khán giả hâm mộ.

Đối với người mắc bệnh tim mạch, bình thường đã phải ăn ngủ sinh hoạt rất điều độ chứ chưa nói là thức khuya xem bóng đá. Không những thế, người bị bệnh tim còn dễ đối mặt những cảm xúc trong trận đấu. Do đó, người bị bệnh tim cần “dè chừng” khi xem bóng đá. Người bị bệnh tim mạch nên ngừng xem bóng đá khi cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, tránh để quá sức.

Đặc biệt, BS Nguyên khuyến cáo mọi người không nên chủ quan với sức khỏe, cần phải có kế hoạch xem bóng đá, nghỉ ngơi, ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe. Ngoài ra, mọi người nên lựa chọn những trận đấu bóng đá hay để xem, không nên xem liên tục toàn bộ 64 trận.

II. Thông tin Y tế Quốc tế

22. Các nhà khoa học xác định một loại trầm cảm mới

Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện một loại trầm cảm mới liên quan tới sự thiếu hụt protein RGS8.

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến hơn 300 triệu người trên khắp thế giới. Hiện nay, hầu hết phương pháp điều trị trầm cảm đều dựa trên giả thiết về nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Các nhà khoa học cho rằng, bệnh trầm cảm xảy ra do não bị thiếu hụt hai loại hóa chất dẫn truyền thần kinh monoamine đó là serotonin và norepinephrine.

Khoảng 90% các loại thuốc chống trầm cảm hiện nay được chế tạo dựa trên mục tiêu làm tăng nồng độ của các hai hợp chất monoamine nói trên. Nhưng đối với một số bệnh nhân, việc uống thuốc không có tác dụng.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neuroscience vào tháng 5/2018, các nhà khoa học tại Đại học Hiroshima (Nhật Bản) phát hiện một dạng trầm cảm mới, không liên quan đến hàm lượng của các hợp chất monoamine. Trên thực tế, hình thức trầm cảm mới có mối liên hệ với sự mất cân bằng protein, nên sẽ đòi hỏi một phương pháp điều trị hoàn toàn khác.

"30% số bệnh nhân uống các loại thuốc điều trị trầm cảm hiện nay không thấy hiệu quả. Rõ ràng, chúng ta cần một loại thuốc mới. Chúng ta cần một lời giải thích khác cho những gì có thể gây ra trầm cảm", Yumiko Saito và Yuki Kobayashi, hai thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Theo nhóm nghiên cứu, protein RGS8 trong não có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chứng rối loạn tâm trạng, bởi vì RGS8 kích hoạt MCHR1 – thụ thể hormone đóng vai trò điều hòa rất nhiều thứ từ tâm trạng, giấc ngủ cho tới cảm giác thèm ăn. Mức độ thấp của protein RGS8 có thể gây ra sự mất cân bằng của cơ thể, dẫn đến những biểu hiện như trạng thái trầm cảm.

Để kiểm tra giả thiết này trên sinh vật sống, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm chuột.Một nửa số chuột được biến đổi gene để có nhiều protein RGS8 hơn trong hệ thần kinh, trong khi nhóm chuột bình thường còn lại đóng vai trò là nhóm đối chứng. Cả hai nhóm chuột sau đó trải qua một bài kiểm tra bơi – thử nghiệm thường được sử dụng để đánh giá hành vi trầm cảm ở động vật. Những con chuột bất động trong một thời gian dài được cho là có biểu hiện của triệu chứng trầm cảm.

Kết quả cho thấy, những con chuột có nhiều protein RGS8 trong cơ thể ở tư thế bất động trong khoảng thời gian ngắn hơn so với những con chuột bình thường.Điều này chỉ ra rằng, chúng ít bị trầm cảm hơn.

Theo nhóm nghiên cứu, hiểu được vai trò của protein RGS8 trong việc gây ra trầm cảm có thể giúp phát triển một số loại thuốc chống trầm cảm mới trong tương lai, mang lại hiệu quả cho những người không bị ảnh hưởng bởi các phương pháp điều trị tập trung vào hợp chất monoamine.​ 


Thăm dò ý kiến