Điểm tin y tế tháng 8.2019

12/08/2019 | 09:24 AM

 | 

 

1.    Bộ trưởng Y tế: Bệnh nhân sốt, đau đầu cũng vào tuyến trung ương khiến các bệnh viện quá tải trầm trọng

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, thay vì điều trị cho 20 bệnh nhân nặng lại điều trị cho cả 500 bệnh nhân cả nặng cả nhẹ, điều này dẫn tỉ lệ tử vong cao, thời gian nằm viện dài, chẩn đoán nhầm lẫn, bỏ sót.

Nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu mùa dịch, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng Bộ Y tế đã tổ chức “Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019”, kết nối trực tuyến 63 điểm cầu tỉnh, thành phố và gần 700 điểm cầu quận, huyện, thị xã.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng tiếp tục ghi nhận số mắc cao, gây ảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương; bệnh sởi vẫn ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Madagascar, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nhiều quốc gia trước đây đã công bố loại trừ bệnh sởi.

Còn tại Việt Nam, bệnh dịch lưu hành trong nước được khống chế và kiểm soát như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sởi đang có xu hướng giảm trong nhiều tuần qua, bệnh tay chân miệng giảm hơn so với trung bình giai đoạn 2013-2017, tuy nhiên số mắc bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn tăng cục bộ tại nhiều tỉnh, thành phố, số mắc sốt phát ban nghi sởi và sởi dương tính ghi nhận tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Theo Bộ trưởng, ngành y tế phải chủ động phòng chống dịch chứ không đợi dịch xảy ra mới đi dập. Muốn công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai có hiệu quả thì truyền thông phải đi trước một bước. Tuy nhiên thời gian qua, đáng lẽ nên hướng dẫn người dân làm thế nào để không mắc bệnh, thì truyền thông lại chỉ phản ánh tình hình dịch bệnh tăng hay không. Người dân muốn tìm hiểu những kiến thức để phòng bệnh thì lại không có. Các chương trình thời sự, truyền hình đều quay ở các giường bệnh, tức là lúc đó sự việc đã xảy ra rồi. 

Về công tác điều trị, các bệnh viện phải sàng lọc, phân loại bệnh tránh chẩn đoán nhầm lẫn hoặc bỏ sót ca bệnh nặng, phân luồng, phân tuyến, cách ly trong điều trị để giảm quá tải và lây nhiễm chéo cho người bệnh, không để quá tải.

"Nếu các nhà lâm sàng không sàng lọc và phân loại bệnh thì đau đầu, sốt cũng vào tuyến trung ương. Nhiều bệnh nhân đang nghi bị sốt xuất huyết độ 1, độ 2 cũng vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh, Nhi Trung ương, khiến các bệnh viện quá tải trầm trọng.", Bộ trưởng Tiến cho hay.

Theo Bộ trưởng, số lượng bác sĩ của mỗi bệnh viện chỉ có giới hạn nhưng nếu tiếp nhận cả bệnh nhân nặng và nhẹ thì dẫn đến thực trạng thay vì điều trị cho 20 bệnh nhân nặng lại điều trị cho cả 500 bệnh nhân cả nặng cả nhẹ, điều này dẫn tỉ lệ tử vong cao, thời gian nằm viện dài, chẩn đoán nhầm lẫn, bỏ sót.

Người đứng đầu ngành y tế cũng nhắc lại câu chuyện đau xót về ở dịch sởi năm 2014 với gần 150 cháu bé tử vong. Đó là khi khi bệnh viện quá đông dẫn đén lây nhiễm chéo, cháu bị viêm đường hô hấp vào nằm cạnh cháu bị tay chân miệng lại lây thêm bệnh tay chân miệng, bị tay chân miệng vào bệnh viện thì lại lây viêm màng não. Qua đó Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: "Nếu bệnh nhân bị nhẹ thì phải chuyển xuống bệnh viện tuyến quận, huyện thậm chí theo dõi ở nhà, khám trong ngày. Đã có quá nhiều bài học từ các năm trước, bệnh viện đã không có chỗ mà bệnh nhân cứ nằm la liệt không kể bị nặng hay nhẹ. Điều này gây quá tải và đẩy áp lực lớn lên ngành y và chính các bệnh viện.". (800)

2.     Bộ trưởng Y tế: Phải chủ động chứ không đợi dịch xảy ra mới đi dập

Tại Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019 diễn ra hôm nay (11/6), Bộ Y tế cho biết hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp.

Các bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng tiếp tục ghi nhận số mắc cao, gây ảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Riêng bệnh sởi vẫn ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia như Mỹ, Madagascar, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nhiều quốc gia trước đây đã công bố loại trừ bệnh sởi.

Bộ trưởng Y tế dự báo năm nay, thời tiết mưa nắng thất thường dự báo số ca sốt xuất huyết sẽ gia tăng. Nắng nóng tay chân miệng sẽ gia tăng, chưa kể viêm não Nhật Bản. Vì vậy, ngành y tế cần phải chủ động phòng bệnh, rồi mới đến chữa bệnh.

Để làm được điều này, Bộ trưởng yêu cầu cần phải truyền thông chủ động phòng bệnh, an toàn tiêm chủng và cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị toàn ngành phải đặc biệt quan tâm đến công tác điều trị, nhất là việc dự phòng, an toàn ở các bệnh viện, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.

Người đứng đầu ngành y tế đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của công tác điều trị trong phòng, chống dịch bệnh. Nếu các bệnh viện không sàng lọc và phân loại bệnh tốt, thì các ca đau đầu, sốt cũng vào bệnh viện tuyến trung ương. Thực tế, nhiều bệnh nhân đang nghi bị sốt xuất huyết độ 1, độ 2 cũng vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Nhi Trung ương, khiến các bệnh viện quá tải trầm trọng.

"Tại sao có những bệnh nhân nhẹ, các bệnh viện vẫn cho nhập viện. Hàng trăm bệnh nhân nặng, nhẹ nằm lẫn lộn, kéo theo hàng trăm người thân chăm nuôi càng khó chống nhiễm khuẩn bệnh viện, gây ra tình trạng lây chéo, bội nhiễm", bà Tiến nói.Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh đến công tác truyền thông, phải truyền thông sâu rộng để người dân nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chủ động phòng chống dịch, tiêm chủng và tiêm chủng đúng lịch đầy đủ. Đặc biệt các cơ sở tiêm chủng phải bảo đảm an toàn tiêm chủng, phải khám, sàng lọc và chẩn đoán kỹ tình hình sức khỏe của trẻ trước khi tiêm để tránh tai biến, cũng như dứt khoát xử lý thành công các ca tai biến tiêm chủng.

“Quyết tâm lớn nhất của ngành y tế là an toàn tiêm chủng cho các cháu”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới, đặc biệt là những tháng cuối năm, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các đơn vị y tế cập nhật hướng dẫn về các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật cụ thể cho các tuyến tỉnh, huyện, xã theo hướng “cầm tay chỉ việc”, trong đó tập trung vào: Hướng dẫn kỹ thuật về công tác giám sát, xử lý và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng; Hướng dẫn cập nhật phác đồ điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết cho trẻ em và phác đồ điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết cho người lớn; Hướng dẫn thực hiện tiêm chủng an toàn và hướng dẫn xử lý, cấp cứu các trường hợp tai biến sau tiêm chủng. (670)

  1.   Bộ Y tế: Cẩn trọng với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đến thời điểm này tại bệnh viện đã ghi nhận 7 trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản B. Các trường hợp mắc bệnh đều trong tình trạng nặng, với nhiều di chứng.

Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm trên thế giới có khả năng xâm nhập vào.

Đó là các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết có thể ghi nhận số mắc gia tăng do các nguyên nhân khách quan: biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân số cao, dân di biến động, giao lưu quốc tế và trong nước rộng rãi.

Thông tin trên được Bộ Y tế đưa ra tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019, kết nối trực tuyến 63 điểm cầu tỉnh, thành phố và gần 700 điểm cầu quận, huyện, thị xã nhằm cập nhật hướng dẫn về các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật cụ thể cho các tuyến tỉnh, huyện, xã.

Nhiều trẻ mắc viêm não Nhật Bản

Phó giáo sư Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đến thời điểm này tại bệnh viện đã ghi nhận 7 trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản B. Các trường hợp mắc bệnh chủ yếu là trẻ dưới 10 tuổi, sống ở khu vực phía Bắc.

Về tình trạng bệnh, hầu hết bệnh nhân viêm não vào điều trị là những ca bệnh nặng, đã có co giật, kèm các biến chứng nhiễm trùng khác, dù các bác sỹ rất cố gắng nhưng tỷ lệ để lại di chứng rất cao.

Đặc biệt, thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, từ đầu năm đến nay cũng có khoảng 20 trường hợp mắc các loại viêm não khác… Đáng chú ý, 100% ca bệnh đều chưa được tiêm chủng vắcxin phòng bệnh viêm não.

Phó giáo sư Trần Minh Điển phân tích, mùa viêm não ở miền Bắc được xác định là từ tháng Tư đến tháng Sáu hàng năm do thời tiết thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển. Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao. Cụ thể, Bệnh viêm não Nhật Bản với tỷ lệ chữa khỏi khoảng 50%, tỷ lệ bị di chứng nhẹ chiếm khoảng 25%, tỷ lệ di chứng nặng khoảng 20-25%, trong đó nhiều trường hợp phải sống thực vật, tỷ lệ tử vong cũng khoảng 2-3%...

Viêm não Nhật Bản diễn tiến rất nhanh, có thể sau 3 ngày, thậm chí một ngày, bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê, phải thở máy, có thể chỉ 1-2 ngày là trẻ tử vong. Nguy hiểm hơn là bệnh để lại những di chứng thần kinh về sau. Vì vậy, trẻ em chưa tiêm chủng cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản.

Sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, thời gian qua số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Madagascar khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có nhiều quốc gia trước đây đã công bố loại trừ bệnh sởi.

Bên cạnh đó, thời tiết nóng bất thường, mưa nhiều khiến cho bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng. Nắng nóng cũng làm cho các bệnh tay chân miệng, viêm màng não, viêm não Nhật Bản B... đều có xu hướng gia tăng.

Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh cần phải truyền thông chủ động phòng chống dịch trước rồi đến chữa bệnh. Về công tác điều trị, các bệnh viện phải sàng lọc, phân loại bệnh tránh chẩn đoán nhầm lẫn hoặc bỏ sót ca bệnh nặng, phân luồng, phân tuyến, cách ly trong điều trị... để giảm quá tải và lây nhiễm chéo cho người bệnh, không để quá tải gây hoang mang dư luận.

“Nếu bệnh nhân bị nhẹ thì phải chuyển xuống bệnh viện tuyến quận, huyện thậm chí theo dõi ở nhà, khám trong ngày. Đã có quá nhiều bài học từ các năm trước, bệnh viện đã không có chỗ mà bệnh nhân cứ nằm la liệt không kể bị nặng hay nhẹ. Điều này gây quá tải và đẩy áp lực lớn lên ngành y và chính các bệnh viện,” người đứng đầu ngành y tế phân tích.

Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo người dân, các bệnh đã có vắcxin phòng bệnh như sởi, viêm não Nhật Bản… thì người dân cần thiết phải tiêm vắcxin phòng bệnh, không để dịch bệnh bùng phát. Các đơn vị tiêm chủng thực hiện nghiêm túc an toàn tiêm chủng, sàng lọc thật kỹ tiền sử của trẻ và khi có tai biến xảy ra thì cần xử lý kịp thời. Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng, hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng tiếp tục ghi nhận số mắc cao, gây ảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Bệnh sởi vẫn ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Madagascar, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nhiều quốc gia trước đây đã công bố loại trừ bệnh sởi.

Hầu hết các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn, không ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam như bệnh MERS-CoV, bệnh cúm A(H7N9).

Đại diện Cục Y tế Dự phòng cho hay, các bệnh dịch lưu hành trong nước được khống chế và kiểm soát như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sởi đang có xu hướng giảm trong nhiều tuần qua, bệnh tay chân miệng giảm hơn so với trung bình giai đoạn 2013-2017, tuy nhiên số mắc bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn tăng cục bộ tại nhiều tỉnh, thành phố, số mắc sốt phát ban nghi sởi và sởi dương tính ghi nhận tại hầu hết các tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn do các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắcxin phòng bệnh, hoạt động phòng, chống chủ yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng, ý thức tự phòng bệnh của người dân…

Bộ Y tế đối khuyến cáo đối với người dân và cộng đồng cần thực hiện tốt về tiêm chủng phòng bệnh và an toàn tiêm chủng./. (1222)

  1.  Bộ Y tế lo lắng vì người dân chưa hợp tác với ngành y tế để chống dịch

Bộ Y tế cho rằng công tác phòng chống dịch bệnh thời gian qua gặp nhiều khó khăn, trong đó có nguyên nhân do người dân chưa chịu hợp tác với chính quyền và ngành y tế trong phòng chống dịch cũng như chưa ý thức trong việc phòng ngừa dịch bệnh.

Tại Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019 diễn ra hôm nay (11.6), Bộ Y tế cho biết hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Các bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng tiếp tục ghi nhận số mắc cao, gây ảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Riêng bệnh sởi vẫn ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia như Mỹ, Madagascar, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nhiều quốc gia trước đây đã công bố loại trừ bệnh sởi.

Tại Việt Nam dù đã ngăn chặn được các bệnh nguy hiểm, mới nổi như: MERS-CoV, bệnh cúm A(H7N9) cũng như kiểm soát được các bệnh sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng nhưng hiện nay bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn tăng cục bộ tại nhiều tỉnh, thành phố, số mắc sốt phát ban nghi sởi và sởi dương tính ghi nhận tại hầu hết các tỉnh, thành phố.

Riêng công tác tiên chủng, sau 30 năm triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng đã duy trì và tỷ lệ tiêm chủng cao trên 95%, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và bảo vệ thành công kết quả này từ đó đến nay.

Việt Nam đã loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết và đang nỗ lực tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét, bệnh sởi, bệnh dại và khống chế bệnh rubella.

Tuy nhiên, Bộ Y tế nhận định tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn, diễn biến phức tạp, nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm trên thế giới có khả năng xâm nhập vào nước ta. Các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết có thể gia tăng.

Bộ Y tế cho rằng sở dĩ có những nguy cơ trên, ngoài những yếu tố khách quan, còn có yếu tố chủ quan trong công tác phòng chống dịch của người dân. “Một bộ phận người dân chưa hợp tác với chính quyền, ngành y tế trong công tác phòng chống dịch, chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), chưa đưa con em đi tiêm chủng đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế”, đại diện Bộ Y tế tỏ ra lo lắng.

Theo Bộ Y tế trong năm 2019 này công tác phòng chống dịch bệnh tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, Bộ Y tế sẽ tập trung theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để có chỉ đạo kịp thời, giám sát phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch, triển khai các hoạt động phòng dịch chủ động, các chiến dịch tiêm vắc xin tại những nơi có nguy cơ cao.

Trong công tác điều trị sẽ đẩy mạnh các hoạt động giảm tử vong, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Trong đó tập trung vào việc phòng nhiễm khuẩn bệnh viện, lây nhiễm chéo, phân luồng, phân tuyến, cách ly trong điều trị, tăng cường công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, rà soát, chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị tại bệnh viện. Tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác chăm sóc và điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh các tuyến; chuẩn hóa các phương pháp kỹ thuật cũng như hệ thống giám sát báo cáo và phòng chống dịch bệnh từ trung ương đến cơ sở…

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân và cộng đồng chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, đặc biệt là thực hiện tốt về tiêm chủng phòng bệnh và an toàn tiêm chủng. "Các gia đình đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc, theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng. Các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình như: trẻ đang bị ốm, đang dùng thuốc, tiền sử dị ứng đặc biệt có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban, sưng nề vùng tiêm”, Bộ Y tế kêu gọi người dân. (822)

5.     63 tỉnh, thành phố thảo luận về chống dịch bệnh và tiêm chủng

Sáng nay (11/6), tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai công tác chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019.

Hội nghị kết nối trực tuyến 63 điểm cầu tỉnh, thành phố và gần 700 điểm cầu quận, huyện, thị xã trên cả nước. Các đại biểu được cập nhật hướng dẫn về các biện pháp chuyên môn kỹ thuật cụ thể cho các tuyến tỉnh, huyện, thị xã về các nội dung: công tác giám sát, xử lý và phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng; cập nhật phác đồ điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết cho trẻ em và người lớn; cập nhật về quy trình chủng an toàn và quy định giám sát tai biến sau tiêm chủng; công tác xử lý, cấp cứu tai biến nặng sau tiêm chủng.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, PGS-TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, công tác phòng dịch bệnh phải là chính. Khi chưa có dịch, các địa phương cần xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh, mỗi địa phương có đặc điểm khác nhau nên kế hoạch cần sát thực tiễn, đồng thời chuẩn bị thuốc men dự phòng khi có dịch.

“Khi có dịch chúng ta phải tổ chức được điều trị bệnh nhân. Hệ y tế dự phòng tại cơ sở có nhiệm vụ hướng dẫn bệnh nhân phát hiện sớm, chỉ dẫn người nào đáng vào viện, người nào không cần để xử lý đúng, trúng, giảm biến chứng, tử vong tại nhà, tại cộng đồng. Hai là tuyên truyền phòng chống dịch để người dân trong cộng đồng hiểu về sốt xuất huyết, hiểu về đường lây truyền, các biện pháp mà ngành y tế triển khai để phòng chống dịch có hiệu quả. Thứ 3 là xử lý véc-tơ trong ổ dịch bởi đây là bệnh dịch không có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu”, PGS-TS Trần Như Dương nhấn mạnh.Đối với bệnh tay chân miệng, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Thường xuyên lau dọn các vật dụng gia đình, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị các cơ sở y tế tại các tỉnh, thành và quận, huyện, thị xã cần theo dõi chặt chẽ tinh hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để chỉ đạo kịp thời, giám sát phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch, triển khai các hoạt động phòng dịch chủ động, các chiến dịch tiêm vacxin tại những nơi có nguy cơ cao. Đối với công tác điều trị, các cơ sở y tế tiếp tục các hoạt động giảm tử vong, trong đó tập trung phân luồng, phân tuyến, cách ly trong điều trị, tránh lây nhiễm chéo…

“Trong nội bộ ngành, truyền thông phải đi trước một bước, dự phòng trước rồi mới đến điều trị và an toàn tiêm chủng. Dứt khoát xử lý thành công các ca tai biến. Phải tuyên truyền tiêm chủng cho con cháu, khi tiêm phải có phản ứng, đó là phản ứng giữa kháng nguyên, là kết quả để sinh ra kháng thể. Và đáp ứng là mỗi cá thể khác nhau nên chúng ta phải sử dụng đến phác đồ mới.  Còn để có hệ thống phòng chống dịch thì cần có cả hệ thống chính trị vào cuộc”, Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh./. (666)

  1.  Đẩy mạnh truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019 do Bộ Y tế tổ chức ngày 11/6, tại Hà Nội.

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng tiếp tục ghi nhận số mắc cao, gây ảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương; bệnh sởi vẫn ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Madagascar, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nhiều quốc gia trước đây đã công bố loại trừ bệnh sởi.

Tại Việt Nam, đến nay, hầu hết các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn, không ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam như bệnh MERS-CoV, bệnh cúm A(H7N9). 

Các bệnh dịch lưu hành trong nước được khống chế và kiểm soát như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sởi đang có xu hướng giảm trong nhiều tuần qua, bệnh tay chân miệng giảm hơn so với trung bình giai đoạn 2013-2017.

Tuy nhiên, số mắc bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn tăng cục bộ tại nhiều tỉnh, thành phố, số mắc sốt phát ban nghi sởi và sởi dương tính ghi nhận tại hầu hết các tỉnh, thành phố.

Theo dự báo, thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm trên thế giới có khả năng xâm nhập vào nước ta, các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết có thể ghi nhận số mắc gia tăng do các nguyên nhân khách quan: Biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân số cao, di dân biến động, giao lưu quốc tế và trong nước rộng rãi. 

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện nay, công tác phòng, chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn do các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, hoạt động phòng, chống chủ yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng, ý thức tự phòng bệnh của người dân… 

Ngoài ra, cũng còn các nguyên nhân chủ quan như: Khó khăn trong quản lý đối tượng tiêm chủng, một số địa phương có lúc, có nơi chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, còn phó mặc cho y tế; một bộ phận người dân chưa hợp tác với chính quyền, ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch, chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), chưa đưa con, em đi tiêm chủng đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

Trong khi đó, thời tiết nóng bất thường, mưa nhiều khiến cho bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng. Nắng nóng cũng làm cho các bệnh tay chân miệng, viêm màng não, viêm não Nhật Bản B... đều có xu hướng gia tăng.

Trong năm nay Bộ Y tế xác định công tác phòng, chống dịch bệnh tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm, việc chỉ đạo và quản lý công tác tiêm chủng có nhiều đổi mới.

Bên cạnh các biện pháp phòng, chống dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh cần phải truyền thông chủ động phòng chống dịch trước rồi mới đến chữa bệnh. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa hè, chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí về tình hình dịch và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, tránh. Đó là những vấn đề mà người dân quan tâm.

Tại Hội nghị, người đứng đầu ngành Y tế tiếp tục khuyến cáo đối với người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp chống dịch. Các gia đình cần đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế về chăm sóc, theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng. Ăn chín, uống sôi để phòng bệnh tay, chân miệng. Để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. (844)

  1.   Bộ Y tế: Cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí về tình hình dịch

Tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019 vừa diễn ra sáng nay (11/6), Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến đã nhấn mạnh: "Truyền thông dự phòng phải đi trước một bước rồi mới đến chữa bệnh".

Hội nghị được kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố và gần 700 điểm cầu quận, huyện, thị xã nhằm cập nhật hướng dẫn về các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật cụ thể cho các tuyến tỉnh, huyện, xã theo hướng “cầm tay chỉ việc”.

Cụ thể, nội dung chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn kỹ thuật về công tác giám sát, xử lý và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng. Hướng dẫn cập nhật phác đồ điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết cho trẻ em và phác đồ điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết cho người lớn. Hướng dẫn thực hiện tiêm chủng an toàn và hướng dẫn xử lý, cấp cứu các trường hợp tai biến sau tiêm chủng.

Nhận định công tác phòng chống dịch bệnh là một trong những công tác rất quan trọng trong việc khám chữa bệnh. Bộ trưởng dẫn chứng, hiện nay số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Madagascar khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nhiều quốc gia trước đây đã công bố loại trừ bệnh sởi. Theo đó, để thấy được vai trò của việc truyền thông dự phòng rất quan trọng đối với mọi thời điểm, mọi quốc gia.

Hiện tại, miền Bắc nước ta đang trong thời tiết nắng nóng bất thường, mưa nhiều khiến cho bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng. Nắng nóng cũng làm cho các bệnh tay chân miệng, viêm màng não, viêm não Nhật Bản B... đều có xu hướng gia tăng.

Tuy nhiên, việc truyền thông về các dịch bệnh trên vẫn chưa được đề cao và chú trọng. Do đó, Bộ trưởng nhấn mạnh cần phải truyền thông chủ động phòng chống dịch trước rồi mới đến chữa bệnh, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa hè, chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí về tình hình dịch và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, tránh. Đó là những vấn đề mà người dân quan tâm.

Trong công tác điều trị, Bộ trưởng chỉ đạo các bệnh viện phải sàng lọc, phân loại bệnh tránh chẩn đoán nhầm lẫn hoặc bỏ sót ca bệnh nặng. Đồng thời phân luồng, phân tuyến, cách ly trong điều trị... để giảm quá tải và lây nhiễm chéo cho người bệnh, không để quá tải gây hoang mang dư luận.

Trường hợp bệnh nhân bị nhẹ thì phải chuyển xuống bệnh viện tuyến quận, huyện thậm chí theo dõi ở nhà, khám trong ngày. Đã có quá nhiều bài học từ các năm trước, bệnh viện đã không có chỗ mà bệnh nhân cứ nằm la liệt không kể bị nặng hay nhẹ. Đây chính là nguyên nhân gây tình trạng quá tải và đẩy áp lực lớn lên ngành y và các bệnh viện tuyến trung ương và khiến cho dịch bệnh khó kiểm soát.

Theo đó, Bộ trưởng chỉ đạo, đối với các bệnh đã có vắc xin phòng bệnh như sởi, viêm não nhật bản thì cần có biện pháp truyền thông tới người dân để người dân ý thức được việc cần thiết phải tiêm vắc xin phòng bệnh, không để dịch bệnh bùng phát.Các đơn vị tiêm chủng thực hiện nghiêm túc an toàn tiêm chủng, sàng lọc thật kỹ tiền sử của trẻ và khi có tai biến xảy ra thì cần xử lý kịp thời. Có như vậy, các dịch bệnh mới được đẩy lùi và giảm nguy cơ lây nhiễm. (685)

  1.  Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019

Sáng 11-6, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019”. Hội nghị được kết nối trực tuyến 63 điểm cầu tỉnh, thành phố và gần 700 điểm cầu quận, huyện, thị xã nhằm cập nhật hướng dẫn về các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật cụ thể cho các tuyến tỉnh, huyện, xã theo hướng “cầm tay chỉ việc”. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì hội nghị.

Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ gia tăng tại nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, ngành y tế đã nỗ lực làm tốt công tác phát hiện ca bệnh, điều trị, quản lý, cách ly, vệ sinh phòng bệnh và tiêm chủng. Hầu hết các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn. Các bệnh dịch lưu hành trong nước được khống chế và kiểm soát như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sởi đang có xu hướng giảm trong nhiều tuần qua, bệnh tay chân miệng giảm hơn so với trung bình giai đoạn 2013-2017, tuy nhiên số mắc bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn tăng cục bộ tại nhiều tỉnh, thành phố, số mắc sốt phát ban nghi sởi và sởi dương tính ghi nhận tại hầu hết các địa phương. Tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhờ tiêm chủng mà nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được thanh toán, loại trừ hoặc khống chế.

Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm trên thế giới có khả năng xâm nhập vào nước ta, các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết có thể ghi nhận số mắc gia tăng do các nguyên nhân khách quan: biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân số cao, dân di biến động, giao lưu quốc tế và trong nước rộng rãi. Công tác phòng, chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn do các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, hoạt động phòng, chống chủ yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng, ý thức tự phòng bệnh của người dân… Ngoài ra, cũng còn các nguyên nhân chủ quan như khó khăn trong quản lý đối tượng tiêm chủng; một số địa phương có lúc, có nơi chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, còn phó mặc cho ngành y tế; một bộ phận người dân chưa hợp tác với chính quyền, ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch, chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), chưa đưa con, em đi tiêm chủng đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

Năm 2019, Bộ Y tế xác định công tác phòng, chống dịch bệnh tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm. Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm, việc chỉ đạo và quản lý công tác tiêm chủng có nhiều đổi mới. Chính phủ đã ban hành các Nghị định về hoạt động tiêm chủng, Bộ Y tế ban hành các Thông tư hướng dẫn là những căn cứ pháp lý quan trọng đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêm chủng. Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia đã được triển khai và góp phần quản lý đối tượng tiêm chủng, các hoạt động phòng chống dịch đã và đang được triển khai một cách đồng bộ, dưới những hình thức đa dạng, nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch mùa hè, như: đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa hè, chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí về tình hình dịch và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, tránh. Về phòng bệnh, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để có chỉ đạo kịp thời, giám sát phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch, triển khai các hoạt động phòng dịch chủ động, các chiến dịch tiêm vắc xin tại những nơi có nguy cơ cao. Về điều trị, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giảm tử vong, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; phòng nhiễm khuẩn bệnh viện, lây nhiễm chéo, phân luồng, phân tuyến, cách ly trong điều trị, tăng cường công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, rà soát, chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị tại bệnh viện, tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác chăm sóc và điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh các tuyến; chuẩn hoá các phương pháp kỹ thuật cũng như hệ thống giám sát báo cáo và phòng chống dịch bệnh từ Trung ương đến cơ sở… Những hoạt động trên đã góp phần tích cực, hiệu quả trong công tác kiểm soát và ngăn ngừa dịch, bệnh.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết thêm: Thời gian này thời tiết nóng bất thường và mưa nhiều nên nguy cơ dịch bệnh lây lan gia tăng. Vì vậy, ngành y tế cần phải chủ động phòng chống dịch bệnh, trong đó phòng rồi mới đến chữa bệnh. Để làm được điều này, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu công tác truyền thông phải đi trước một bước, cần truyền thông chủ động về phòng bệnh, về an toàn tiêm chủng và cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị toàn ngành y tế phải đặc biệt quan tâm đến công tác điều trị, nhất là việc dự phòng, an toàn ở các bệnh viện, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế cũng cần tăng cường trách nhiệm, nâng cao trình độ, chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Đồng thời sàng lọc phân loại, phân luồng, phân tuyến, cách ly trong điều trị... để giảm quá tải, tránh nhẹ hóa nặng, không để quá tải gây hoang mang dư luận. Ngành y tế cũng cần phải đổi mới toàn diện, khắc phục hạn chế về cơ sở vật chất và tình trạng nhếch nhác ở các bệnh viện, thực hiện nghiêm quy trình tiêm chủng, thiết kế phòng đợi bệnh nhân ở tuyến xã rộng thoáng, có phương tiện truyền thông ở đầu cuối... (1210)

  1.  Bệnh sốt xuất huyết nguy cơ gia tăng và biến chứng: Dấu hiệu và cách phòng dịch

GD&TĐ -Từ tháng 6 đến tháng 8 chính là thời điểm dịch sốt xuất huyết (SXH) gia tăng tại nhiều địa phương. Bệnh xuất hiện trên mọi lứa tuổi và hiện có nhiều ca biến chứng.

“Khi người dân nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà”, GS. TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhấn mạnh như vậy.

Bệnh sốt xuất huyết “vào mùa”

Theo chu kỳ hàng năm, mùa hè là thời điểm mà bệnh sốt xuất huyết gia tăngtại các tỉnh, thành phố. Con số thống kê đến cuối tháng 5, cả nước đã ghi nhận hơn 57.800 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong; số ca mắc cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018. Tại thành phố Hà Nội, tổng số ca từ đầu năm 2019 đến nay là 403 trường hợp và đã có 346 trường hợp được chữa khỏi, chỉ còn 57 trường hợp đang điều trị.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đưa ra cảnh báo: Do diễn biến và ảnh hưởng của thời tiết, bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng và có thể diễn biến phức tạp nếu chúng ta không có các biện pháp quyết liệt để phòng chống.

Chia sẻ về dịch bệnh này, GS. TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đã thay đổi nhiều so với trước đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nếu những năm trước đây, bệnh chủ yếu xuất hiện ở các khu vực mùa mưa kéo dài, nhiệt độ cao, thì hiện bệnh đã lan tràn khắp cả nước, xuất hiện hầu như ở mọi thời điểm trong năm. Trước đây, đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em, thì một hai năm trở lại đây có cả người lớn cũng mắc bệnh.

“Trong thực tế điều trị, nhìn nhận lại các trường hợp tử vong gần đây nhất như năm 2017, các ca sốt xuất huyết nặng phần lớn là do bệnh nhân đến bệnh viện muộn. Nhất là những người có cơ địa đặc biệt, hoặc trên những bệnh nền sẵn trước đó như: Tiểu đường, phụ nữ có thai, bệnh tuyến giáp... . Những trường hợp này bệnh thường nặng, phải được xử lý đặc biệt, điều trị sớm khi bắt đầu có những biến chứng... Bộ Y tế hiện đang nghiên cứu phác đồ điều trị mới để phù hợp với nhiều biến đổi của bệnh sốt xuất huyết thời gian gần đây”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhấn mạnh.

Tăng cường phòng dịch

PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đưa ra khuyến cáo: bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trước đây, bệnh chỉ có vào mùa mưa, nhưng nay xuất hiện quanh năm.

Người sống hoặc đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành SXH trong vòng 14 ngày sẽ có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu với các mức độ khác nhau như: chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam; nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn; da xung huyết, phát ban; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; vật vã, li bì; đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.

Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo, ý thức vệ sinh môi trường nơi ở tại các hộ dân cư có vai trò đặc biệt quan trọng, vì muốn dịch bệnh không lây lan phải cắt đứt nguồn lây truyền bệnh là muỗi vằn.

Theo đó, để phòng bệnh, mỗi người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước trong gia đình để muỗi không vào đẻ trứng, lật úp các dụng cụ không chứa nước, hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thay nước bình hoa, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn… đồng thời, mỗi người dân cần chủ động phòng tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt, kể cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi. (809)

  1.  TP HCM cấp phát miễn phí thuốc phòng phơi nhiễm HIV

Bộ Y tế đã trao lọ thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV (PrEP) miễn phí đầu tiên cho TP HCM, trong chương trình cấp phát thuốc PrEP tại cơ sở y tế tư nhân.

Ngày 11-6, tại TP HCM, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) trao lọ thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV (PrEP) miễn phí đầu tiên trong chương trình cấp phát thuốc PrEP tại cơ sở y tế tư nhân. Sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng về sự tham gia của y tế tư nhân trong chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam.

Cơ sở tư nhân đầu tiên tham gia chương trình cấp phát miễn phí này là Phòng khám Đa khoa Galant (119 Trần Bình Trọng, Quận 5, TP HCM). Từ tháng 6-2019, thông qua Bộ Y tế, thuốc PrEP (do chương trình PEPFAR tài trợ) sẽ được cung cấp miễn phí cho cộng đồng.

Ông Võ Hoài Sơn, Trưởng phòng Giám sát, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, cho biết hiện nay, cả nước có hơn 230.000 người nhiễm HIV, trong đó TP HCM chiếm 20%. Do vậy, đẩy mạnh công tác dự phòng là điều cần được quan tâm sâu sắc và y tế tư nhân với sự tiện lợi trong dịch vụ, linh hoạt về thời gian thăm khám bệnh.

"Trước đây, bao cao su là biện pháp duy nhất dự phòng HIV lây truyền qua quan hệ tình dục. Nhưng nay, bên cạnh bao cao su đã có thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV – PrEP. Việc triển khai chương trình PrEP miễn phí tại phòng khám do các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) quản lý là có ý nghĩa trong bối cảnh 40% ca nhiễm mới mỗi năm thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM)" - ông Sơn nhấn mạnh. (319)

  1.  Đảm bảo an toàn tiêm chủng cao nhất cho trẻ em

Ngày 11-6, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch bệnh và an toàn tiêm chủng năm 2019. 

Hội nghị kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tỉnh, thành phố và gần 700 điểm cầu  quận, huyện, thị xã trên toàn quốc nhằm cập nhật hướng dẫn về các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật cụ thể cho các tuyến tỉnh, huyện, xã theo hướng “cầm tay chỉ việc”, đặc biệt hướng dẫn, xử trí, điều trị bệnh sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng; hướng dẫn tiêm chủng an toàn và xử trí các tai biến sau tiêm chủng.

Chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm trên thế giới có khả năng xâm nhập vào nước ta, các bệnh dịch lưu hành trong nước như: tay chân miệng, sởi, SXH có thể ghi nhận số mắc gia tăng do các nguyên nhân khách quan: biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân số cao, dân di biến động, giao lưu quốc tế và trong nước rộng rãi. Cùng với đó, công tác phòng chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn do các bệnh như: SXH, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh, hoạt động phòng chống chủ yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng, ý thức tự phòng bệnh của người dân.

Để phòng ngừa dịch bệnh bùng phát, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị các cơ sở y tế tại các tỉnh, thành và quận, huyện, thị xã cần theo dõi chặt chẽ tinh hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để chỉ đạo kịp thời, giám sát phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch, triển khai các hoạt động phòng dịch chủ động, các chiến dịch tiêm vacxin tại những nơi có nguy cơ cao. Đối với công tác điều trị, các cơ sở y tế tiếp tục các hoạt động giảm tử vong, trong đó tập trung phân luồng, phân tuyến, cách ly trong điều trị, tránh lây nhiễm chéo.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh đến công tác truyền thông, phải truyền thông sâu rộng để người dân nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chủ động phòng chống dịch, tiêm chủng và tiêm chủng đúng lịch đầy đủ. Đặc biệt các cơ sở tiêm chủng phải bảo đảm an toàn tiêm chủng, phải khám, sàng lọc và chẩn đoán kỹ tình hình sức khỏe của trẻ trước khi tiêm để tránh tai biến, cũng như dứt khoát xử lý thành công các ca tai biến tiêm chủng. “Quyết tâm lớn nhất của ngành y tế là an toàn tiêm chủng cho các cháu” – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, bệnh SXH và bệnh tay chân miệng tiếp tục ghi nhận số mắc cao, gây ảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Bệnh sởi vẫn ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Madagascar, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nhiều quốc gia trước đây đã công bố loại trừ bệnh sởi.

Tại Việt Nam trong thời gian qua, hầu hết các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn, không ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam như bệnh MERS-CoV, bệnh cúm A(H7N9). Các bệnh dịch lưu hành trong nước được khống chế và kiểm soát. Tuy nhiên số người mắc SXH và tay chân miệng vẫn tăng cục bộ tại nhiều tỉnh, thành phố. Số người mắc sởi tăng tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Bộ Y tế cũng khẳng định tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhờ tiêm chủng mà nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được thanh toán, loại trừ hoặc khống chế. (754)

12.  Quá tải bệnh viện, lây nhiễm chéo, khiến dịch khó ngăn chặn

Để phòng chống dịch thì phải chủ động chứ không đợi dịch xảy ra mới đi dập. Đặc biệt, phải coi trọng cả công tác truyền thông lẫn điều trị, chống quá tải, tránh lây chéo bệnh viện. Đây là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại hội nghị về phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức sáng 11/6, tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng bày tỏ quan điểm: Muốn công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả thì truyền thông phải đi trước một bước. Tuy nhiên thời gian qua, đáng lẽ nên hướng dẫn người dân làm thế nào để không mắc bệnh, thì truyền thông lại chỉ phản ánh tình hình dịch bệnh tăng hay không. Người dân muốn tìm hiểu những kiến thức để phòng bệnh thì lại không có. Các chương trình thời sự, truyền hình đều quay ở các giường bệnh, tức là lúc đó sự việc đã xảy ra rồi. 

Người đứng đầu ngành y tế cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của công tác điều trị trong phòng, chống dịch bệnh. “Nếu các bệnh viện không sàng lọc và phân loại bệnh tốt, thì các ca đau đầu, sốt cũng vào bệnh viện tuyến trung ương. Thực tế, nhiều bệnh nhân đang nghi bị sốt xuất huyết độ 1, độ 2 cũng vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi Trung ương, khiến các bệnh viện quá tải trầm trọng" – Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay.

Vì thế, Bộ trưởng yêu cầu các bác sĩ khoa Nhi và khoa Lây phải đề cao trách nhiệm nghề nhiệp. Bởi, số bác sĩ của một bệnh viện chỉ có giới hạn, nên nếu tiếp nhận cả bệnh nhân nặng và nhẹ thì dẫn đến việc, đang  lẽ chỉ điều trị cho 20 cháu bệnh nặng, bác sĩ phải điều trị cho cả 500 bệnh nhân cả nặng lẫn nhẹ. Chính điều này dẫn tỉ lệ tử vong cao, thời gian nằm viện dài, chẩn đoán nhầm.

Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu phải phân tuyến rất rõ ràng. Nếu bệnh nhân nhẹ thì điều trị ở các bệnh viện tuyến quận, huyện, thậm chí theo dõi ở nhà, khám trong ngày. Những bài học từ các năm trước như vụ dịch sởi năm 2014 vẫn còn nóng hôi hổi, khi bệnh viện đã không có chỗ, mà bệnh nhân cứ nằm la liệt dù nặng hay nhẹ, là nguyên nhân gây quá tải và đẩy áp lực lớn lên các bệnh viện. Quá tải dẫn đến lây chéo bệnh viện, khi các bé bị bệnh hô hấp nằm cạnh cháu bị tay chân miệng, đã lây thêm bệnh tay chân miệng, còn bé bị tay chân miệng thì lại lây bệnh hô hấp vv… Con số gần 150 bé tử vong chỉ trong một vụ dịch sởi ấy mãi là một bài học đau xót về công tác phân tuyến. (526)

  1.  40% người nhiễm HIV mới hàng năm là nam quan hệ tình dục đồng giới

Thông tin trên được Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết tại buổi triển khai cấp phát thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) miễn phí tại Phòng khám đa khoa Galant (TP.HCM) hôm nay (11.6).

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) hiện nay Việt Nam còn khoảng 230.000 người nhiễm HIV còn sống. Trong bối cảnh chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi căn bệnh trên cũng như các biện pháp dự phòng hạn chế thì sự ra đời của thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) được xem là “vị cứu tinh” cho những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV.

Ông Võ Hoài Sơn - Trưởng phòng giám sát, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, hiện nay mỗi năm có 40% ca nhiễm HIV mới thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Vì vậy việc triển khai chương trình PrEP miễn phí tại phòng khám do các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) quản lý trên địa bàn TP.HCM là hết sức có ý nghĩa. Đây cũng là phòng khám tư nhân đầu tiên triển khai phát thuốc phòng ngừa HIV miễn phí.

Ông Sơn cho rằng việc đẩy mạnh công tác dự phòng nhiễm HIV ở TP.HCM là điều cần được quan tâm sâu sắc. Vì trong tổng số khoảng 230.000 người nhiễm HIV ở Việt Nam còn sống thì TP.HCM chiếm đến 20%.

Trong khi đó, theo ông Stephen Berlinguette - Trưởng văn phòng USAID tại TP. HCM, PrEP được ví như là “trò chơi mới” trong công cuộc phòng chống HIV tại Việt Nam.

PrEP miễn phí tại phòng khám tư hứa hẹn sẽ tăng cường hơn nữa việc tiếp cận dịch vụ dự phòng HIV hiệu quả cho nhiều người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, nhưng không có khả năng chi trả hoàn toàn, cũng như giảm bớt gánh nặng cho những người đang phải chi trả cho điều trị PrEP, giúp họ có thêm động lực để điều trị lâu dài.Các nghiên cứu cho thấy, chỉ với 1 viên PrEP mỗi ngày có thể đạt hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV tối đa lên đến 99%. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), PrEP được sử dụng bằng đường uống với liều dùng hàng ngày (1 viên/ngày) và người dùng cần chọn thời gian cố định trong ngày để uống thuốc.

Sau khi uống thuốc liên tục 7 ngày thì thuốc có hiệu lực tối đa dự phòng lây nhiễm qua quan hệ tình dục đường hậu môn, sau khi uống liên tục 21 ngày thì thuốc mới có hiệu lực tối đa phòng ngừa lây nhiễm qua quan hệ tình dục qua đường âm đạo và đường máu. (480)

14.  Cụ ông kiện bệnh viện vì bị song thị sau phẫu thuật mắt

Sau khi mổ cườm và mộng thịt, mắt của ông Thiện còn mờ hơn khi chưa mổ. Cho là lỗi của bệnh viện, ông Thiện khởi kiện đòi bệnh viện bồi thường 1,3 tỉ đồng.

Ngày 11/6, TAND TPHCM mở phiên tòa phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của nguyên đơnlàông Nguyễn Văn Thiện (sinh năm 1940) đối với Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Phương Nam (quận 10).

Theo đơn khởi kiện, đầu tháng 12/2014, ông Thiện đến Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Phương Nam khám. Bác sĩ xác định ông phải mổ cườm khô trên mắt trái và mộng thịt. Sau khi các bác sĩ khám và làm các thủ tục đủ điều kiện, ngày 13/12/2014 ông mổ.

Sau ca mổ, ông cho rằng mắt mờ hơn khi chưaphẫu thuật. Trong những lần tái khám theo yêu cầu,ông đều thông báo tình trạng của mình cho bác sĩ. Khi ông ngước nhìn lên và sang trái thấy hai hình chao đảo muốn ngã, gây khó khăn cho việc làm ăn và sinh hoạt.

Cụ ông sau đó, khiếu nại cho rằng bệnh viện thực hiện việc mổ sai quy trình, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của ông. Do bệnh viện không thừa nhận sai sót, tháng 4/2015, ông khởi kiện ra TAND quận 10 yêu cầu bồi thường chi phí khám chữa bệnh, tiền mất thu nhập, tổn thất tinh thần... tổng cộng 1,3 tỉ đồng.

Phía bệnh viện cho rằng đã làm đúng quy trình, quá trình mổ không xảy ra biến cố nào. Thị lực của ông cũngtăng từ1/10 lên 2/10. Ông Thiện nói mắt trái bị song thị nhưng ông vẫn chạy xe máy,tự mình viết các đơn từ khiếu nại, chữ viết ngay hàng thẳng lối, rõ ràng. Do đó, việc ông nói bị song thị là không có cơ sở.

Theo bệnh viện, hiện tượng song thị có thể có từ trước khi mổ, nhưng do thủy tinh thể đục nên người bệnh chưa thấy. Sau khi mổ mắt sáng lên nên mới phát hiện song thị. Bệnh viện không đồng ý với yêu cầu bồi thường nhưng sẵn sàng khám chữa trị bệnh miễn phí cho ông.

Cuối năm ngoái, sau hơn 4 năm thụ lý, TAND quận 10 đã xử sơ thẩm tuyên bác toàn bộ yêu cầu của ông Thiện. HĐXX cho rằng, quá trình giải quyết vụ án đã ra quyết định trưng cầu giám định để xác định thiệt hại của ông.

Theo kết luận giám định năm 2015 của Viện pháp y quốc gia tại TPHCM,mắt trái của ông nhìn chao đảo là do bệnh lý. Năm 2016,Viện này đính chính kết luận,xác định mắt trái của ông bị song thị do loạn thị, sẹo giác mạc là bệnh lý. Do kết luận này không rõ ràng nên tòa sau đó tiếp tục yêu cầu Sở y tế giám định y khoa kết luận về quy trình mổ mắt cho ông Thiện.

Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn Sở Y tế năm 2018, về quy trình tiếp nhận chuẩn đoán điều trị đối với ông Thiện trong phẫu thuật mộng thịt chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế. Một trong các biến chứng của phẫu thuật mộng thịt là dính mi cầu hoặc dính cơ, đứt cơ,từ đó có thể gây ra song thị. Để có căn cứ xác định, Sở kiến nghị ông Thiện cần đến khám và đánh giá tại Bệnh viện Mắt TPHCM. Tuy nhiên, ông Thiện từ chối đến khám tại đây nên HĐXX cho rằng không có cơ sở xác định ông bị song thị mắt trái sau mổ hay không.

Không chấp nhận phán quyết, ông Thiện kháng cáo toàn bộ bản án. Ông cho rằng đã làm theo sự tư vấn, hướng dẫn của phía bệnh viện, nhưng bệnh viện đã mổ sai quy trình gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của ông. Ông cũng làm đúng theo các quyết định trưng cầu giám định của tòa,kể cả khám ở Bệnh viện Mắt TPHCM (tuyến cao nhất) và kết quả thể hiện "Mắt trái song thị một mắt do loạn thị, sẹo giác mạc". Trong khi đó,trước khi mổ bệnh án thể hiện ông không bị loạn thị.

Theo ông, điều đó đủ căn cứ xác định việc ông bị song thị là do lỗi phẫu thuật của Bệnh viện Phương Nam. Tòa quận 10 không đọc kỹ hồ sơ cho là ông không giám định và đi khám ở Bệnh viện MắtTPHCM.Cụ ông cũng cho rằng tòa vi phạm tố tụng về thời gian giải quyết vụ án kéo dài đến hơn 4 năm. Thời gian giám định cũng kéo dài dẫn đến không đảm bảo tính chính xác về tình trạng sức khỏe của ông. Quá trình xét xử,tòa không triệu tập giám định viên để được giải thích về kết quả giám định. Do đó, ông Thiện yêu cầu tòa phúc thẩm hủy án xét xử lại.

Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX cho rằng, bút tích trong hồ sơ thể hiện bệnh viện đã nhận kết luận của Hội đồng chuyên môn Sở Y tế về trường hợp của ông Thiện nhưng không cung cung cấp cho tòa. Đại diện của bệnh viện cho biết để kiểm tra lại tài liệu này. Ông Thiện cho rằng, Sở Y tế đã cung cấp cho tòa quận 10 và bị đơn nhưng không cung cấp cho ông. Do đó, ông phải làm thủ tục để trích lục lại để nộp cho tòa cấp phúc thẩm. HĐXX sau đó quyết định tạm hoãn phiên tòa,yêu cầu bệnh viện cung cấp kết luận của Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế TPHCM về trường hợp của ông Thiện. (983)

 

  1.   BHYT đang tạo điều kiện tốt để các bệnh viện phát triển, phục vụ người bệnh

QĐND Online - Tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc năm 2019, ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, chi trả từ Quỹ Khám, chữa bệnh BHYT cho người bệnh tham gia BHYT đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu khám, chữa bệnh của hầu hết các bệnh viện, giúp các bệnh viện có nguồn lực đầu tư, phát triển để phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn.

 Lợi ích đó càng rõ ràng hơn khi các cơ sở y tế thực hiện tự chủ tài chính và tỷ lệ người dân tham gia BHYT ngày càng tăng cao.

Ông Hiền cho biết, từ năm 2015, bệnh viện Bạch Mai chuyển sang đơn vị sự nghiệp tự chủ toàn bộ chi thường xuyên theo tinh thần Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Điều này đặt ra không ít thách thức nhưng cũng tạo điều kiện để bệnh viện: Nâng cao hiệu quả quản lý; giảm thủ tục hành chính; tăng quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp để phục vụ nâng cấp máy móc, trang thiết bị theo hướng chuyên sâu, phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật; cải thiện đời sống cán bộ y tế; thúc đẩy nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế… Để làm được đó, theo ông Hiền nguồn thu từ khám chữa bệnh BHYT đóng vai trò quan trọng.

Ông Hiền thông tin, trong năm 2017, tổng thu của bệnh viện Bạch Mai đạt 3.971 tỷ đồng thì riêng nguồn thu từ khám chữa bệnh BHYT là hơn 2.478 tỷ đồng, chiếm 63% tổng thu; năm 2018, tổng thu của bệnh viện Bạch Mai đạt hơn 4.458 tỷ đồng thì nguồn thu từ khám chữa bệnh BHYT là hơn 2.755 tỷ đồng, chiếm 62% tổng thu. “Có thể thấy, nguồn thu từ BHYT đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu của bệnh viện. Do đó, những năm qua, bệnh viện Bạch Mai luôn đặc biệt quan tâm đến thực hiện chính sách này để phục vụ tốt nhất cho người tham gia BHYT trong khám chữa bệnh. Đội ngũ cán bộ, y bác sĩ của bệnh viện cũng thường xuyên quan tâm, tìm hiểu, nắm vững các thông tin, quy định về BHYT để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nước ta ngày càng tăng nhanh và hiện đã đạt trên 85% dân số”- ông Hiền chia sẻ. (453)

16.  Nắng nóng, gia tăng bất thường các bệnh truyền nhiễm

Nắng nóng kéo dài cộng với mưa khiến các khiến bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản B, cúm gia tăng. 

Sốt xuất huyết, sởi vẫn tăng bất thường

Trải qua nhiều đợt nắng nóng đỉnh điểm cộng với mưa từ đầu hè tới nay khiến cho các bệnh truyền nhiễm gia tăng. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đầy kín bệnh nhân mắc sởi, sốt xuất huyết nhập viện. Chị Phạm Thị H. (Ninh Binh) có thai 5 tháng mắc sởi nhập viện gần 1 tuần cho biết: “Lúc đầu nhập viện em rất lo sẽ ảnh thưởng tới thai nhi, nhưng hôm nay bác sĩ thông báo đã an toàn em mừng quá”. 

Theo suy nghĩ của chị H, sởi chỉ phát ở trẻ em, vì thế trước khi có thai chị đã không tiêm phòng. Cách đây hơn một tuần chị bị sốt nhẹ, sau đó người phát ban, chị đã tới Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình khám. Do bệnh tiến triển nhanh, chị được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai.

Chia sẻ với phóng viên ngày 11/6, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, dịch sởi năm nay diễn biến khá bất thường bởi dù đã vào giữa hè nhưng số ca mắc vẫn cao, lên tới hàng chục ca/tháng. Tuy chưa phải cao đột biến như mùa dịch năm 2014, nhưng mỗi ngày có từ vài đến chục ca nhập viện, còn số bệnh nhân đến khám hàng ngày rất đông. Từ đầu tháng 6 đến nay, số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm, đặc biệt tỷ lệ người lớn và phụ nữ có thai mắc sởi cao. 

Với những đối tượng có nguy cơ cao là người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai thì tỷ lệ biến chứng nhiều hơn. Tuy nhiên, phụ nữ có thai mắc sởi vẫn theo dõi bình thường, không quá nguy hiểm như rubella, vẫn sinh con khỏe mạnh.

Thường mùa đông xuân là mùa đặc trưng để các virus thuận lợi phát triển. Nhưng bất thường là năm nay, dù đã vào hè, thời tiết nóng nực nhưng Trung tâm vẫn tiếp nhận hàng chục ca bệnh thủy đậu, quai bị, cúm, những bệnh được coi là bệnh của mùa đông xuân. “Theo ghi nhận của chúng tôi từ năm ngoái đến nay thì cúm, thủy đậu, quai bị lưu hành quanh năm”– PGS Cường cho biết.

Tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm có từ 3-5 trẻ bị sởi vào nhập viện/ngày. Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, theo PGS.TS Trần Minh Điển, hiện bệnh viện đang điều trị cho khoảng 40 bệnh nhi mắc sởi, trong đó hầu hết đều là bệnh nặng có liên quan đến nhiễm trùng phổi, viêm não, viêm tai giữa… Được chẩn đoán sốt xuất huyết đã 3 ngày nay, anh Phạm Tuấn K (Hà Nội) đang điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Nhà tôi năm nào cũng phun thuốc diệt muỗi, nhưng vẫn mắc bệnh”. 

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, đề phòng bệnh sốt xuất huyết, quan trọng nhất là diệt loăng quăng (bọ gậy) ở những lu, chum, vại, cống, rãnh trong và xung quanh nhà, thứ hai mới tới phun hóa chất phòng dịch. Các cơ sở y tế phải truyền thông cho người dân hiểu cách phòng chống, muốn không mắc sốt xuất huyết phải diệt trừ loăng quăng trước. Nếu chỉ phun thuốc diệt muỗi không thì chưa diệt trừ được mầm bệnh.

Còn theo PSG.TS Đỗ Duy Cường, sốt xuất huyết tại Hà Nội đang tăng, ngày nào cũng có chục ca sốt xuất huyết tới Trung tâm Bệnh nhiệt đới khám, trong đó có từ 3-5 ca phải nhập viện. Hiện Trung tâm đang điều trị cho vài chục trường hợp sốt xuất huyết, có những ca nặng.

Cao điểm bệnh viêm não Nhật Bản

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, mùa viêm não ở phía Bắc được xác định vào tháng 4 đến tháng 6 hằng năm do thời tiết thuận lợi. Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 20 ca viêm màng não, trong đó có 7 trường hợp viêm não Nhật Bản B. Hầu hết các bệnh nhân viêm não vào nhập viện đều nặng, co giật, kèm theo các biến chứng nhiễm trùng khác, khả năng để lại di chứng về thần kinh cao.

 Cũng theo PGS.TS Trần Minh Điển, trung bình mỗi năm bệnh viện điều trị từ 300-500 ca viêm não- màng não. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm não, hàng đầu là virus viêm não Nhật Bản B (chiếm 70% trường hợp); viêm não do virus herpes, các virus đường ruột (như EV 71 gây bệnh chân tay miệng), sởi, quai bị và các virus khác. 

 

Tuy nhiên, bệnh nhân mắc viêm não còn hơn 30% chưa rõ căn nguyên, có căn nguyên hiếm gặp và rất khó tìm thấy. Mức độ biến chứng sau khi viêm não - màng não tùy theo nguyên nhân. Chẳng hạn viêm não Nhật Bản B chỉ có 50% khỏi và hồi phục hoàn toàn, 20% là để lại di chứng nhẹ, 3% tử vong, và gần 30% di chứng nặng về tinh thần và vận động. Còn một số virus khác, như do herpes di chứng có thể lên tới 60%-70%. Còn loại virus gây bệnh tay chân miệng ở ngay giai đoạn cấp của bệnh có thể gây ra tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Theo đánh giá của PGS Cường, thời tiết khí hậu thay đổi bất thường, virus, vi khuẩn tác nhân gây bệnh dễ thích nghi, bệnh dịch xảy ra gần như quanh năm chứ không vào mùa nhất định. Do vậy, những loại bệnh truyền nhiễm có vaccine phòng bệnh, người dân phải tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, với những bệnh lây truyền qua muỗi cắn như sốt xuất huyết người dân và chính quyền địa phương phải thực hiện nghiêm việc diệt loăng quăng, phun hóa chất phòng dịch, loại bỏ các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng, mắc màn khi đi ngủ…Các bậc phụ huynh phải thói quen cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày; thực hiện tốt ăn chín, uống sôi; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi…để phòng bệnh tay – chân – miệng. (1140)

17.   Bệnh nhân 'ôm' cả bao tiền đi khám bệnh

Người dân đến khám chữa bệnh vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng thẻ để thanh toán. Do đó, có một số bệnh viện thuộc Bộ Y tế đã không thể duy trì thanh toán viện phí bằng thẻ sau một thời gian áp dụng.

Ngày 11/6, Bộ Thông tin - Truyền thông, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức hội thảo “Xã hội không dùng tiền mặt: chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”.

Tại hội thảo PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, ưu điểm của thanh toán viện phí bằng thẻ là rút ngắn thời gian chờ đợi, tiết kiệm thời gian xếp hàng thanh toán viện phí; giảm được số lượng người thu tiền tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.  

 “Tuy nhiên, có một số khó khăn là nhiều người dân đến khám chữa bệnh vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng thẻ để thanh toán. Nhiều người còn chưa biết sử dụng máy ATM để đổi mã PIN hoặc đi rút tiền. Do đó, có một số bệnh viện thuộc Bộ Y tế đã không thể duy trì thanh toán viện phí bằng thẻ sau một thời gian áp dụng vì quá ít người thanh toán bằng thẻ” – ông Sơn cho hay.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nêu thực tế, để thực hiện được việc thanh toán dùng thẻ thì người bệnh vẫn phải xếp hàng làm thủ tục mở thẻ, vẫn phải mang tiền mặt đến nộp để có tiền trong tài khoản ở một hạn mức nhất định thì mới được khám chữa bệnh. Sau khi khám chữa bệnh xong, người bệnh nếu còn thừa tiền trong tài khoản thì được rút về. Việc rút tiền ở cây ATM với một số đối tượng người dân cũng là tương đối xa lạ. Thủ tục mở thẻ và rút tiền là tương đối phức tạp với một số đối tượng người dân.

Hiện nay, thanh toán dịch vụ công như nộp thuế, điện nước... phi truyền thống (qua bưu điện, ví điện tử, ngân hàng...) đang tăng mạnh, đạt đến 90%. Tuy nhiên, thanh toán học phí, viện phí còn hạn chế. Trong đó gặp nhiều  khó khăn là thanh toán viện phí. Hàng nằm, Bộ thu khoảng 100.000 tỉ từ viện phí, phí bảo hiểm y tế, mặc dù tiền thanh toán của bảo hiểm xã hội được thực hiện qua ngân hàng nhưng lượng tiền viện phí trả bằng tiền mặt rất lớn.

Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN thừa nhận, giao dịch thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng chưa nhiều, đặc biệt là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Việc kết nối giữa ngân hàng với các tổ chức cung ứng dịch vụ công vẫn còn có những khó khăn, tốc độ triển khai chậm. Khả năng trao đổi, chia sẻ thông tin, truy xuất dữ liệu liên quan đến các khoản thanh toán phí dịch vụ công còn hạn chế.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định: "Lợi ích của thanh toán không tiền mặt đã quá rõ, giảm chi phí và đem lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. Đến giờ mà người dân phải đi xa, xếp hàng chờ nộp học phí cho con thì rõ ràng là quá bất tiện".

Để thực hiện chiến lược tài chính toàn diện, triển khai thành công các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết số 02, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị, Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động thanh toán nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn phát sinh. Qua đó làm cơ sở cho việc xây dựng, triển khai các quy trình nghiệp vụ, đổi mới mô hình kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ.

Song song đó là tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng phải đẩy mạnh cung ứng hạ tầng, dịch vụ thanh toán điện tử hiện đại cho phép tích hợp và xử lý thanh toán cho các dịch vụ trong nền kinh tế.  (773)

18.   Bệnh viện công tự chủ tài chính hoàn toàn: Bộ Y tế vẫn kiểm soát giá dịch vụ y tế

4 bệnh viện lớn của Bộ Y tế thực hiện chủ tài chính hoàn toàn nhưng vẫn chịu sự kiểm soát về giá dịch vụ và chất lượng điều trị.

Không điều chỉnh giá khám chữa bệnh BHYT

Tại hội nghị câu lạc bộ giám đốc bệnh viện (BV) các tỉnh phía Bắc tổ chức hôm 7.6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết việc đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tính đúng tính đủ sẽ giúp các BV công nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chủ động huy động xã hội hóa để người dân có thêm lựa chọn.

Là một trong 4 bệnh viện đầu tiên trên cả nước thực hiện thí điểm tự chủ tài chính hoàn toàn, PGS-TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết việc tự chủ tài chính sẽ giúp BV tự chủ hơn trong việc phát triển kỹ thuật cao, đầu tư máy móc thiết yếu, tăng thêm nhân lực đểchủ động cứu chữa người bệnh. Khi triển khai tự chủ toàn diện, với bệnh nhân bảo hiểm y tế giá dich vụ y tế sẽ không thay đổi, còn giá theo yêu cầu có thể điều chỉnh tăng 10-15% với một số dịch vụ nhưng vẫn nằm trong khung giá được Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định,

GS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định: “Với các BV công tự chủ tài chính hoàn toàn, giá dịch vụ y tế vẫn được kiểm soát như đang áp dụng vì ban điều hành có thành viên của Bộ Y tế, BV vẫn có các quy chế kê đơn, sủ dụng thuốc an toàn hợp lý… Khi tự chủ tài chính toàn diện thì tất cả các yêu cầu chuyên môn vẫn duy trì nên yên tâm là không phải ông giám đó hay bác sĩ làm gì thì làm không ai kiểm soát.

GS Nguyễn Viết Tiến cho rằng, ưu điểm nhất của tự chủ toàn diện là đứng đầu BV hoàn toàn quyết định về nhân lực, đầu tư, mua sắm. Việc này sẽ giảm rất nhiều về thủ tục. Ví dụ trước đây BV xây dụng nâng cấp khoa phòng cũng phải xin phép Bộ Y tế dù tiêu tiền của chính BV. Mà thủ tục xin - cho thì rất lâu vì liên quan các vụ, cục, rồi chờ lãnh đạo ký đồng ý. Thời gian chờ đợi được phê duyệt có khi vài tháng, thậm chí cả năm. Khi BV tự chủ, các thủ tục đó được cắt giảm hoàn toàn, đẩy nhanh hơn rất nhiều về tiến độ công việc.

Về nhân lực, người đứng đầu BV được quyết định bổ nhiệm đến phó giám đốc, được lựa chọn người phù hợp với công việc và người mà giám đốc thấy phù hợp nhất như vậy công việc vận hành, qản lý cũng thuận hơn vì đúng người mà mình cần, mình ưng ý. Vì nếu để cấp trên (Bộ Y tế bổ nhiệm) thì phó giám đốc BV lại chưa chắc đã là người mà giám đốc thấy phù hợp, việc điều hành sẽ không thuận

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Theo GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K T.Ư, BV công tự chủ hoàn toàn (không được cấp kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước) đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ là người trả lương cho thầy thuốc người lao động, do đó BV có trách nhiệm làm hài lòng bệnh nhân - khách hàng đặc biệt của BV thông qua nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh, bao gồm các bệnh nhân sử dụng dịch vụ theo yêu cầu.

Theo Bộ Y tế, cơ chế tự chủ toàn diện giúp BV công chủ động nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phát triển các trung tâm kỹ thuật cao trong điều trị... Để thực hiện, Bộ Y tế thành lập Hội đồng quản lý (7-11 người) do giám đốc đương nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản lý kiêm Giám đốc BV hoặc Tổng giám đốc BV với thời gian tối đa 2 năm. Chủ tịch Hội đồng quản lý được quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và quyết toán hoàn thành các dự án đầu tư thay vì phải chờ xin ý kiến của các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế như các năm đây; BV khi tự chủ toàn diện được quyền xác định quỹ tiền lương theo doanh thu hoặc quỹ lương khoán, được quyền quyết định chi trả tiền lương, thu nhập tăng thêm theo kết quả hoạt động.

Theo đại diện Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), với các BV tự chủ toàn diện, giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT vẫn phải áp dụng theo khung giá do Bộ Y tế ban hành; các dịch vụ theo yêu cầu, tùy theo hình thức đầu tư, liên doanh liên kết, BV được tự quyết định giá hoặc bị khống chế giá trần do Bộ Y tế quy định. (885)

  1.  Bệnh viện được tự chủ toàn diện: Thêm nguồn lực,tăng trách nhiệm

Khi giao quyền tự chủ tài chính, đòi hỏi các BV phải thay đổi tinh thần thái độ phục vụ tốt hơn, năng động hơn trong quản lý, chặt chẽ hơn trong tổ chức để đảm bảo nâng cao chất lượng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về thí điểm cơ chế tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm toàn diện của 4 bệnh viện (BV) thuộc Bộ Y tế, gồm: Chợ Rẫy, K, Bạch Mai và Việt Đức. Đây là quyết sách đột phá nhằm phát huy chủ động, sáng tạo của 4 BV trong việc nâng cao năng lực, chất lượng khám chữa bệnh.

Để làm rõ hơn vấn đề tự chủ tài chính, phóng viên đã có cuộc trao đổi với GS-TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K.

* PHÓNG VIÊN: Theo tinh thần Nghị quyết 33, các BV được thí điểm sẽ phải có những thay đổi như thế nào, thưa ông?

- GS-TS TRẦN VĂN THUẤN: Nghị quyết này thực sự là sự đột phá để các BV phát huy tính chủ động, sáng tạo, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân; duy trì và phát triển các trung tâm kỹ thuật cao, phục vụ không chỉ cho người

Việt Nam mà cả người nước ngoài. Với Nghị quyết 33, các BV được thí điểm sẽ phải thực hiện trách nhiệm xã hội lớn hơn, bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế, đối tượng chính sách, nhất là bệnh nhân nghèo, bệnh nhân thuộc diện khó khăn trong tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng cao với chi phí hợp lý.

Khi thực hiện tự chủ về tài chính nghĩa là hoàn toàn không có nguồn cung cấp tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước, nên việc thu hút người dân đến khám chữa bệnh tại BV là điều tối quan trọng. Do đó, BV phải quyết liệt hơn trong đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh và không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng nhiều giải pháp. Đồng thời, BV cần đa dạng hóa loại hình dịch vụ để thu hút người bệnh, trong đó tập trung phát triển những khu khám bệnh theo yêu cầu, những khoa phòng chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của những người bệnh có điều kiện.

* Trước khi có Nghị quyết 33, BV K đã từng bước thực hiện tự chủ tài chính. Việc này đem lại hiệu quả như thế nào?

- Từ năm 2017, BV được Bộ Y tế giao là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ kinh phí chi thường xuyên. Hơn 2 năm thực hiện tự chủ tài chính, số bệnh nhân tới BV khám, điều trị nội trú liên tục tăng cao. Cơ chế tự chủ đã phát huy tính năng động của đơn vị, khuyến khích và tạo điều kiện trong việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phát triển các hoạt động chuyên môn, triển khai nhiều kỹ thuật mới, công nghệ cao tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật y tế tiên tiến hiện đại. Doanh thu của BV có mức tăng trưởng tốt, năm 2017 tăng hơn 40% và năm 2018 tăng gần 20% so với năm trước đó.* Chất lượng khám chữa bệnh, giá dịch vụ y tế thay đổi như thế nào để thu hút bệnh nhân khi BV được tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện, thưa ông?

- Khi giao quyền tự chủ tài chính, đòi hỏi các BV phải thay đổi tinh thần thái độ phục vụ tốt hơn, năng động hơn trong quản lý, chặt chẽ hơn trong tổ chức để đảm bảo nâng cao chất lượng. Đảm bảo tự chủ về tài chính hoàn toàn thì phải đảm bảo được nguồn thu, trong đó có cơ chế thoáng về giá dịch vụ. Về giá dịch vụ y tế, Nghị quyết 33 nêu rõ: Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được áp dụng theo giá do Bộ Y tế ban hành.

Đối với giá dịch vụ y tế theo yêu cầu, Bộ Y tế ban hành khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tính đủ các yếu tố chi phí hình thành giá dịch vụ khám chữa bệnh, có tích lũy, trên cơ sở tham khảo giá của các BV tư nhân và các BV có vốn đầu tư ở nước ngoài tại Việt Nam. BV được quyết định giá dịch vụ y tế đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu trong phạm vi khung giá do Bộ Y tế ban hành và thực hiện kê khai giá, niêm yết giá theo quy định của pháp luật về giá.

* Từ thực tế của đơn vị, ông có kiến nghị gì để công tác tự chủ tài chính của các BV được hiệu quả hơn?

- Để đảm bảo cho các đơn vị thực hiện tự chủ hiệu quả thì cần phân cấp mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt đối với các đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Cần trao quyền cho BV, tăng mức phân cấp đối với các dự án đầu tư, mua sắm để đáp ứng nhu cầu, đảm bảo thời gian cũng như quyết định đầu tư có hiệu quả hơn và người bệnh sẽ được hưởng lợi. Bên cạnh đó là cho phép BV được ban hành mức giá thu dịch vụ khám chữa bệnh tính đúng, tính đủ các yếu tố cấu thành giá; tự xây dựng và quyết định các chỉ tiêu phát triển BV, chương trình đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên cùng với đó phải xây dựng các quy trình, quy chế để kiểm soát, giám sát việc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.   (1062)

  1.   Hướng đến sự hài lòng của người bệnh

 Vượt lên những khó khăn của địa bàn miền núi, tập thể cán bộ, y, bác sỹ Trung tâm Y tế (TTYT) thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

Thực hiện Quyết định số 2088 ngày 6/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định về y đức với 12 điều cụ thể, nhiều năm qua, tập thể cán bộ, công nhân viên TTYT TP Hòa Bình đã nỗ lực thực hiện, ngày càng nâng cao y đức, đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp. Cùng với đó, chú trọng thực hiện các quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động. Để tạo niềm tin cho người bệnh và nhân dân, TTYT TP Hòa Bình tiếp tục đổi mới thái độ phục vụ theo phương châm “Tất cả vì người bệnh - phục vụ bằng cả trái tim”. Theo đó, mỗi cán bộ, công nhân viên bệnh viện đã chủ động, tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện các kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu nhiệm vụ.

Hiện nay, với 15 khoa, 130 giường bệnh, TTYT TP Hòa Bình có hơn 200 cán bộ viên chức, người lao động. Nguồn thu chính của bệnh viện là từ bảo hiểm y tế qua các dịch vụ khám chữa bệnh. Từ năm 2017, đơn vị bắt đầu thực hiện mô hình hoạt động tự chủ tài chính. Tìm hiểu được biết, để có thể đảm bảo tự chủ cũng như thực hiện đổi mới theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, TTYT TP Hòa Bình đã xác định cần phải nâng cao y đức của mỗi cán bộ, bác sĩ, đồng thời nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân. Theo đó, TTYT TP Hòa Bình đã xây dựng và ban hành hàng trăm phác đồ chẩn đoán điều trị, quy trình chuyên môn kỹ thuật theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 2008-9001, góp phần bảo đảm việc chuẩn đoán, điều trị có hiệu quả.

Cùng với đó, nhằm hướng đến sự hài lòng của người bệnh, TTYT TP Hòa Bình cũng luôn chú trọng công tác quản lý, điều hành kỷ cương, kỷ luật trong mọi công việc; tích cực áp dụng có hiệu quả phương thức quản lý theo hướng khoa học và hiện đại; áp dụng mô hình quản lý chất lượng 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng); các hoạt động của bệnh viện ngày càng đi vào nề nếp, chuyên nghiệp. Chị Bùi Thị Thêm, bệnh nhân đến từ xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc chia sẻ: “Gia đình tôi ở xa, nhà lại neo người xong từ khi tôi nhập viện đến nay đã được các y, bác sĩ quan tâm giúp đỡ nhiệt tình. Bác sỹ, y sĩ ở đây luôn có thái độ niềm nở khi tiếp xúc với người bệnh, đồng thời tận tình giải thích những thắc mắc qua đó đã giúp tôi bớt đi lo lắng, yên tâm hợp tác điều trị theo yêu cầu của bác sĩ”.

Đặc biệt, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh, năm 2018, TTYT TP Hòa Bình đã triển khai thực hiện 111 kỹ thuật mới phục vụ công tác chuyên môn khám, chữa bệnh; tiếp tục thực hiện theo đề án hoạt động tự chủ; nghiên cứu, phối hợp về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật với các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh Hòa Bình. Cùng với, đơn vị cũng đưa vào khai thác nhiều thiết bị, phương tiện mới để từng bước chuyên môn hóa nhiệm vụ khám chữa bệnh, phục vụ nhân dân được tốt hơn. Ngoài ra, BVĐK TP Hòa Bình cũng đã tập trung phát triển công tác điều trị chuyên sâu. Do vậy chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện ngày càng được nâng lên, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Kết quả năm 2018, TTYT TP Hòa Bình  đã khám chữa bệnh cho 74.358 lượt bệnh nhân, điều trị nội trú cho 4.500 lượt bệnh nhân,  điều trị ngoại trú cho 2.103 bệnh nhân, trong đó có 80 bệnh nhân chậy thận nhân tạo chu kỳ. Tính từ đầu năm 2019 đến ngày 30/4/2019, đơn vị đã khám chữa bệnh cho 30.806 lượt bệnh nhân.

Tuy nhiên, do diện tích của TTYT TP Hòa Bình hiện nay không được rộng; một số hạng mục xây dựng đã có dấu hiệu xuống cấp; trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ; thiếu nhất là các trang thiết bị công nghệ cao, chuyên sâu hiện đại để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân… nên việc nâng cao chất lượng phục vụ của đơn vị cũng gặp không ít khó khăn. Để bảo đảm chất lượng khám, chữa bệnh và tăng mức độ hài lòng của người bệnh, mong mỏi chung của tập thể cán bộ, y, bác sỹ TTYT TP Hòa Bình là tiếp tục được quan tâm đầu tư về cả cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực… Đồng thời, cơ quan chức năng các cấp cần sớm có hướng dẫn quản lý tài sản công theo quy định của Chính phủ. Đây là điều kiện quan trọng để đơn vị chủ động trong quá trình xây dựng và triển khai đề án xã hội hóa liên doanh, liên kết phát triển dịch vụ ngành Y tế; qua đó giúp giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên.

Theo Bác sĩ Phạm Kỳ Sơn, Giám đốc TTYT TP Hòa Bình, nhờ đẩy mạnh thực hiện đổi mới phong cách phục vụ nên đến nay, bệnh viện đã tạo được niềm tin trong nhân dân cũng như với những người bệnh, do vậy đảm bảo nguồn thu cho đơn vị. Sau 2 năm thực hiện “Đề án chuyển đổi mô hình quản lý theo hướng tự chủ toàn bộ”, hết năm 2018, TTYT TP Hòa Bình đã bảo đảm việc chi thường xuyên đạt 107,3%. Đồng thời giao định mức kinh tế kỹ thuật đến tất cả các khoa, phòng, từ đó người lao động nhận thức đầy đủ và chủ động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và bảo đảm về tự chủ tài chính. Thời gian tới, cùng với việc nâng cao kết quả hoạt động tự chủ theo hướng chuyển từ từng phần sang toàn bộ, TTYT TP Hòa Bình sẽ chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y, bác sỹ gắn với khai thác có hiệu quả hệ thống trang thiết bị y tế đã được trang bị; đồng thời tiếp tục liên kết, kết hợp thực hiện chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám, chữa bệnh.

Phát huy những kết quả đã đạt được, mỗi cán bộ, công nhân viên TTYT TP Hòa Bình sẽ luôn thực hiện nghiêm túc 12 điều y đức, tinh thông về nghiệp vụ, luôn thương yêu, quan tâm người bệnh để hướng đến sự hài lòng của người bệnh và người nhà bệnh nhân khi họ đến điều trị. Đó cũng là điều kiện để TTYT TP Hòa Bình tiếp tục phát triển bền vững, bảo đảm việc tự chủ thành công theo định hướng chuyên nghiệp, hiện đại và thân thiện, được nhân dân và người bệnh tin tưởng lựa chọn./. (1315)

21.   Những vật dụng trong nhà thân thuộc nhưng chứa bọ gậy gây sốt xuất huyết

Theo PGS.TS. Trần Như Dương – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, những vật dụng dưới đây sẽ trở thành ổ chứa bọ gậy (hay còn gọi là loăng quăng) nguồn, sản sinh ra muỗi và lan truyền dịch bệnh sốt xuất huyết nếu không được vệ sinh thường xuyên.

Thông tin được PGS.TS. Trần Như Dương chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019, do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội sáng 11/6.

Theo PGS.TS. Trần Như Dương, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trước đây, bệnh chỉ có vào mùa mưa, nhưng nay xuất hiện quanh năm.

Trong khi đó, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt bọ gậy và phòng muỗi đốt. Vì vậy, mỗi khi đến mùa dịch sốt xuất huyết, các cán bộ y tế phụ trách đều cử người đi diệt bọ gậy nhằm phòng tránh, không cho dịch bệnh bùng phát.

Song, những vật dụng rất có thể trở thành ổ bọ gậy nguồn lại đang tồn tại hàng ngày trong các gia đình, nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ trở thành nguồn lây lan dịch bệnh.

Đó là các lu tạp, bình tròn, lọ hoa, các phế thải trong sinh hoạt hàng ngày, gáo dừa tại miền Nam. Đặc biệt, những chậu cây cảnh cũng là một ổ bọ gậy nguồn gây bệnh sốt xuất huyết.

Ở miền bắc, vùng nông thôn, người dân thường sử dụng bể xi măng để đựng nước mưa nhưng không có thói quen vệ sinh thường xuyên. Bên cạnh đó, trong nhà thường có chum, vại, chậu, và các phế thải trong sinh hoạt hàng ngày – những vật dụng dễ tích nước, trở thành nơi cho bọ gậy trú ngụ.

Ở miền trung, người dân có lu tạp, chậu cây cảnh, phế thải, lọ hoa; ở khu vực Tây Nguyên có lốp xe là khu đọng nước, tạo ổ bọ gậy.

Từ đó, PGS.TS. Trần Như Dương nhấn mạnh, cán bộ y tế nên thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tới từng hộ gia đình một cách thường xuyên, liên tục. Đặc biệt trước khi phun hóa chất diệt muỗi, cán bộ cần kiểm tra kỹ những vật dụng nói trên.

Bên cạnh đó, để kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, ông đề xuất mỗi tỉnh nên chọn một số trọng điểm hay xảy ra dịch để thực hiện giám sát ổ bọ gậy nguồn 2 lần/năm.

Hàng năm, các tỉnh trọng điểm thu thập bọ gậy tại địa phương để thử sinh học đánh giá hiệu lực diệt muỗi của các loại hóa chất đang sử dụng; khi chưa có dịch, cán bộ y tế cần huy động sự tham gia của cộng đồng để phát hiện, loại bỏ bọ gậy, các vật dụng phế thải, ổ chứa bọ gậy, đồng thời, tổ chức các hoạt động diệt bọ gậy thường xuyên đến từng hộ gia đình…

Đối với người dân, PGS.TS. Trần Như Dương khuyến cáo các hộ gia đình cần thực hiện các biện pháp đã được Bộ Y tế quy định cụ thể để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất, gồm: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn, hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Các địa phương cần tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch; khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà. (750)

22.  Bác sĩ "truyền bia giải độc rượu" nhận được bằng khen của Thủ tướng

Bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, người từng gây xôn xao khi bất đắc dĩ phải "truyền bia giải rượu" để cứu bệnh nhân vừa nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định tặng bằng khen cho 37 cá nhân và 8 tập thể của tỉnh Quảng Trị vì có thành tích trong công tác từ năm 2014 đến 2018. Trong số đó có bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, người từng gây xôn xao cuối năm 2018 khi bất đắc dĩ phải "truyền bia giải rượu" cho bệnh nhân.

Trước đó vào ngày 24 - 25/12/2018, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị lần lượt tiếp nhận 03 bệnh nhân là Lê Văn X, 64 tuổi; Nguyễn Văn N, 47 tuổi và Lê Văn T, 24 tuổi đều thường trú tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 

Qua khai khác cả 3 bệnh nhân này cùng dự liên hoan vào chiều ngày 23/12/2018 và cùng uống chung một loại rượu. Triệu chứng ban đầu là đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, mệt mỏi, sau đó vật vã kích thích, hôn mê, rối loạn hô hấp, suy hô hấp, thở yếu, suy tuần hoàn, nhìn mờ.

Bệnh nhân Lê Văn X được chẩn đoán choáng nhiễm độc từ đường tiêu hóa, nghi ngờ do ngộ độc Methanol, chuyển bệnh viện Trung ương Huế điều trị vào lúc 5h30 phút ngày 25/12/2018 do bệnh tiên lượng rất nặng. Bệnh nhân Nguyễn Văn N và Lê Văn T được chẩn đoán theo dõi ngộ độc Methanol. 

Trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn N có hàm lượng Methanol trong máu là 2.100 mg/lít, vượt hơn 10 lần ngưỡng gây ngộ độc. Bệnh viện đã tiến hành xử trí theo phác đồ điều trị ngộ độc Methanol của Bộ Y tế, kiểm soát đường thở, hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn và lọc máu cấp cứu để thải độc Methanol.

Bên cạnh đó, trong quá trình lọc máu thải độc, các bác sĩ đã sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác, một trong số đó là truyền bia (có Ethanol) vào dạ dày qua ống thông. Loại ethanol tiêu chuẩn phải là chế phẩm y tế, dung dịch 43%. Tuy nhiên Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị không có sẵn chế phẩm ethanol y tế, tình trạng bệnh nhân lại đang nguy kịch. 

"Chúng tôi phải nhanh chóng quyết định, dùng rượu hoặc bia có ethanol để giải độc, kết hợp lọc máu mới cứu được", bác sĩ Lâm cho biết.

Ban đầu bác sĩ Lâm tính dùng rượu truyền vào đường tiêu hóa bệnh nhân, vì rượu có nồng độ ethanol cao hơn. Tuy nhiên lo ngại mua phải rượu giả, không đảm bảo chất lượng nên cuối cùng các thầy thuốc quyết định chọn bia. Bia có nồng độ ethanol thấp hơn nhưng nguồn gốc, nhãn mác ghi độ rõ ràng hơn. Dựa trên đó, bác sĩ sẽ tính lượng bia dùng phù hợp với tình trạng bệnh nhân.

Sáng 26/12, bệnh nhân đuọc truyền 15 lon bia, tương đương 5 lít. Quá trình truyền bia kéo dài khoảng hơn 12 giờ. Đến sáng hôm sau bệnh nhân có dấu hiệu hồi tỉnh. Sau 09 ngày điều trị, bệnh nhân bình phục hoàn toàn và xuất viện ngày 02/1/2019.

Theo hướng dẫn xử trí ngộ độc Methanol của Bộ Y tế, lọc máu cấp cứu là biện pháp quan trọng hàng đầu và quyết định việc đào thải Methanol ra khỏi cơ thể người bệnh. Ngoài ra, trong quá trình lọc máu thải độc, Ethanol cũng có thể được sử dụng theo đường tiêu hóa để tranh chấp chuyển hóa với Methanol có trong máu.

Tuy nhiên, biện pháp hỗ trợ này chỉ có thể tạm thời trì hoãn việc chuyển hóa Methanol thành các độc chất (axit formic và format) gây hại cho người bệnh và phải được thực hiện, theo dõi sát tại cơ sở y tế có đủ điều kiện, theo hướng dẫn chuyên môn và chỉ định của bác sĩ.  (751)

  1.  Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất, xử lý các bệnh viện thu tiền thăm nuôi người bệnh

ANTD.VN - Sở Y tế Hà Nội cho biết, nếu phát hiện bệnh viện nào thu tiền thăm nuôi người bệnh như thu “tiền áo vàng”, tiền thang máy, tiền đi vệ sinh… thì sẽ xử lý nghiêm khắc.

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu giám đốc các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn ngành thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Y tế về việc không được thu tiền thăm nuôi người bệnh.

Theo đó, trong văn bản mới nhất của Bộ Y tế chỉ đạo về việc triển khai thực hiện Thông tư 37/2018/TT-BYT, Bộ Y tế một lần nữa nhắc lại quy định các cơ sở y tế không được thu tiền đối với người nhà vào thăm nuôi người bệnh dưới các hình thức như: tiền áo vàng, tiền quần áo người nhà bệnh nhân…

Lý do vì giá dịch vụ ngày giường bệnh đã bao gồm các chi phí điện, nước, vệ sinh buồng bệnh của người nhà bệnh nhân.

Vì thế, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu lãnh đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ đạo trong đơn vị phải niêm yết, thông báo công khai tại phòng khám, khu điều trị, khu vực thanh toán tiền dịch vụ y tế nội dung đơn vị không thu tiền áo vàng, tiền quần áo với người chăm sóc bệnh nhân, tiền đi cầu thang máy, tiền đi vệ sinh... của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết sẽ tiến hành kiểm tra nội dung này lồng ghép trong các đợt kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện, kiểm tra đột xuất công tác khám chữa bệnh và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. (317)

24.  Khảo nghiệm vaccine ngừa dịch tả lợn châu Phi rất khả quan

Theo đánh giá, quá trình khảo nghiệm hiệu quả vaccine dịch tả lợn châu Phi cho kết quả rất khả quan, có nhiều triển vọng để tiến hành các bước tiếp theo.

Trong thời gian qua, bên cạnh các giải pháp ứng phó mang tính trước mắt với dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các ngành chức năng yêu cầu doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu ngay lập tức vào cuộc nghiên cứu sản xuất vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi. Ngay sau đó, các nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân lập được virus dịch tả lợn châu Phi, đồng thời sản xuất vaccine thử nghiệm.

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, so sánh giữa các lô lợn thí nghiệm có tiêm vaccine và không tiêm vaccine đã nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về bệnh lý, virus lâm sàng, nhiệt độ cũng như mức độ tiêu tốn thức ăn.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục lặp lại các thí nghiệm với nhiều góc độ khác nhau, đồng thời sẽ triển khai kiểm nghiệm trên diện rộng để có thể đánh giá được chính xác nhất hiệu quả miễn dịch của vaccine. 

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, khảo nghiệm hiệu quả vaccine dịch tả lợn do Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu là một trong những biện pháp khoa học công nghệ mà bộ này đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan khẩn trương thực hiện nhằm phòng chống, ngăn ngừa dịch tả lợn châu Phi.Được biết, hiện Trung Quốc cũng đã và đang quá trình khảo nghiệm vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi, nếu Việt Nam cũng sản xuất được vaccine thì sẽ là hướng đi hiệu quả trong phòng chống loại dịch bệnh nguy hiểm này. (325)

 

  1.  Bệnh sốt xuất huyết xuất hiện nhiều ‘biến tướng’ đáng lo ngại

Bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng cục bộ trên cả nước, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em với nhiều biến chứng nặng mà nhiều chuyên gia chưa lý giải được.

Bệnh sốt xuất huyết đang được cảnh báo “vào mùa” và tăng cao ở nhiều tỉnh, thành phố. Tính đến cuối tháng 5, cả nước đã ghi nhận hơn 57.800 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong; số ca mắc cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018. Riêng tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay cũng đã ghi nhận hơn 470 trường hợp mắc sốt xuất huyết.

Bộ Y tế dự báo, bệnh sốt xuất huyết vẫn đang có xu hướng tăng và có thể diễn biến phức tạp trong thời gian tới do ảnh hưởng của thời tiết nếu không có các biện pháp quyết liệt phòng chống.

GS. TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: “Về đặc điểm dịch tễ, hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đã thay đổi nhiều so với trước đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Cụ thể, nếu trước đây bệnh chủ yếu xuất hiện ở các khu vực mùa mưa kéo dài, nhiệt độ cao, thì hiện bệnh đã lan tràn khắp cả nước, xuất hiện quanh năm. Trước đây, số ca mắc chủ yếu là trẻ em, thì hiện nay cả trẻ em và người lớn đều mắc.

Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới đã cố gắng nghiên cứu để lý giải vì sao sốt xuất huyết lại xảy ra nhiều ở người lớn thời gian gần đây, nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời. Bức tranh dịch tễ học của bệnh sốt xuất huyết đã thay đổi, thậm chí mức độ nặng, sốc ngày càng gia tăng.

“Qua thực tế điều trị, sau khi xem xét các trường hợp tử vong, gần đây nhất là dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội năm 2017 cho thấy, những ca nặng phần lớn là do bệnh nhân đến bệnh viện muộn, xảy ra trên những cơ địa đặc biệt, có những bệnh nền sẵn như: Tiểu đường, phụ nữ có thai, bệnh tuyến giáp... những trường hợp này thường khá nặng, đòi hỏi phải xử lý đặc biệt, điều trị sớm khi xuất hiện các biến chứng... Bộ Y tế cũng đang nghiên cứu phác đồ điều trị mới để phù hợp với nhiều biến đổi của bệnh sốt xuất huyết thời gian gần đây”.

Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo, ý thức vệ sinh môi trường nơi ở tại các hộ dân cư có vai trò đặc biệt quan trọng, vì muốn dịch bệnh không lây lan phải cắt đứt nguồn lây truyền bệnh là muỗi vằn.

Theo đó, để phòng bệnh, mỗi người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước trong gia đình để muỗi không vào đẻ trứng, lật úp các dụng cụ không chứa nước, hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thay nước bình hoa, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn… đồng thời, mỗi người dân cần chủ động phòng tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt, kể cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi.“Khi người dân nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà. Với những bệnh nhân nhà quá xa bệnh viện, nên nằm viện theo dõi, đã có những trường hợp bệnh nhân được cho về nhà điều trị, nhưng khi bệnh trở nặng, đến bệnh viện thì không kịp cứu chữa”, GS. Nguyễn Văn Kính khuyến cáo. (693)

  1.  TT Y tế dự phòng Quảng Bình: Nỗ lực bảo vệ sức khỏe nhân dân

Những năm qua, với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong việc triển khai nhiệm vụ chuyên môn,  Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) tỉnh Quảng Bình đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Chú trọng thực hiện phòng chống dịch

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm, TTYTDP Quảng Bình đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên, môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên cơ sở định hướng, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Bộ Y tế và tình hình thực tế của địa phương trình Sở Y tế phê duyệt, gồm: Giám sát, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, kiểm dịch y tế; sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động, sức khỏe trường học. Đảm bảo chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; xét nghiệm an toàn thực phẩm; dinh dưỡng cộng đồng; vệ sinh phòng bệnh; quản lý, sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế; an toàn sinh học.Đồng thời, tổ chức phòng chống tai nạn thương tích; các hoạt động nâng cao sức khỏe, phòng chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe; khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm và quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm.

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người dân phòng chống dịch bệnh theo mùa và các dịch bệnh nguy hiểm ở người như: Tả, cúm A/H5N1, dại, bạch hầu, phòng chống sốt xuất huyết…

Các hoạt động chuyên môn; Kiểm dịch Y tế; Chương trình tiêm chủng mở rộng, vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh môi trường… đều được chú trọng. Trong năm 2018, công tác tiêm chủng mở rộng được giám sát thường xuyên, đảm bảo an toàn trong tiêm chủng không có tai biến xảy ra. Số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đạt 95%, tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B < 24 giờ cho trẻ sơ sinh đạt và vượt chỉ tiêu so với năm 2017, triển khai kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin bại liệt (IPV) cho trẻ 5 tháng tuổi trong tháng 10 - 11 năm 2018 đạt 3251 trẻ… 

Bên cạnh đó, TTYTDP tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật phòng chống dịch. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch trên người, phát hiện sớm ca bệnh dịch tại cộng đồng và cơ sở y tế, tổ chức khoanh vùng, xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để.

Trên toàn tỉnh cũng đã triển khai nhiều chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, với 35.000 lượt hộ gia đình được kiểm tra ổ bọ gậy, huy động 7.800 lượt người tham gia, xử lý 7.200 ổ bọ gậy, cấp phát 6.000 tài liệu tuyên truyền. Chỉ đạo phun hóa chất phòng chống dịch sốt xuất huyết tại các xã, phường, thị trấn với tổng số 30.600 hộ gia đình được phun, sử dụng 64 lít hóa chất Hantox; 343 lít Permethrin và 18 lít Hanper. Tăng cường cán bộ hỗ trợ các địa phương trong công tác giám sát vét tơ truyền bệnh tại các ổ dịch, ổ dịch cũ, các xã, phường trọng điểm.

Từng bước khắc phục khó khăn

Mặc dù còn nhiều khó khăn như: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch được đầu tư song chưa đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới; nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người dân ý thức tự giác trong phòng chống dịch chưa cao; kinh phí các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số còn hạn chế… đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của trung tâm.

Cụ thể, năm 2018, trên địa bàn tỉnh bệnh sốt xuất huyết ghi nhận 1019 trường hợp mắc, tăng 1,13 lần so với năm 2017 (895 ca), song vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với các tỉnh, thành trong cả nước. Bệnh nhân xuất hiện tại 8/8 huyện, thị xã, thành phố với 69/159 xã, phường, thị trấn.

Trung tâm thường xuyên  tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh tay, chân, miệng trên đài truyền thanh huyện, xã và lồng nghép tại các hội nghị ở các địa phương. Năm 2018, bệnh tay chân miệng có  38 trường hợp mắc, bệnh nhân phân bố tại 16/159 xã, phường, thị trấn, số ca mắc bệnh giảm 9,9% so với năm 2017.

Trao đổi về vấn đề này, BS CKII Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc TTYTDP Quảng Bình, cho biết: “Công tác y tế dự phòng nói chung và công tác phòng chống dịch bệnh nói riêng luôn nhận được sự quan tâm từ các cấp chính quyền địa phương và của ngành y tế, tuy nhiên trong khi triển khai công việc cũng gặp một số khó khăn như kiến thức, ý thức của một số người dân về phòng chống dịch còn hạn chế và chủ quan. Tuy vậy, với tinh thần trách nhiệm cao, mỗi cán bộ làm công tác dự phòng đã khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tin tưởng rằng, những kết quả đạt được của trung tâm thời gian qua sẽ là động lực để đơn vị không ngừng cố gắng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn”. (969)

27.  Vì sao 6.000 cán bộ, nhân viên ngành y tế bị xử lý?

Qua khảo sát năm 2018 cho thấy, chỉ số tham nhũng vặt ở bệnh viện quận huyện là 0,4%, trong khi đó năm 2016 chỉ số này là 17%, năm 2017 là 9%.

Tại cuộc gặp phóng viên báo chí phía Nam ở TP.HCM vào ngày 11.6, Bộ Y tế đã cung cấp báo cáo kết quả 4 năm thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau 4 năm thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh, đã có 6.000 cán bộ, nhân viên y tế trong toàn ngành bị xử lý.

 

 

Nguyên nhân là do chưa thực hiện đúng quy chế của ngành. Các hình thức xử lý là từ trừ tiền lương, tiền thưởng, điều chuyển vị trí công tác đến buộc thôi việc, đưa ra khỏi ngành…

Cũng theo Bộ Y tế, năm 2018 vừa qua, số điện thoại đường dây nóng của ngành y tế (1900-9095) đã nhận được 65.702 cuộc gọi phản ánh (năm 2017 là 69.051 cuộc, năm 2016 là 19.104 cuộc), trong đó có 12.467 cuộc gọi phản ánh đúng; 53.266 cuộc gọi phản ánh không đúng; chỉ có 214 cuộc gọi khen.

Các cuộc gọi chủ yếu là phản ánh về cơ sở vật chất, quy trình chuyên môn, viện phí, thái độ, tiêu cực, an ninh trật tự…

“Điểm nổi bật của kết quả triển khai đường dây nóng đến năm 2018 đó là các ý kiến kêu ca về chất lượng dịch vụ, chuyên môn khám, chữa bệnh, phản ánh tiêu cực, phê phán thái độ, tinh thần phục vụ của y bác sĩ đã giảm so với trước đây”, Bộ Y tế nhận định.

Theo kết quả kiểm tra, đánh giá sự hài lòng người bệnh tại các bệnh viện của Bộ Y tế, kết quả hài lòng người bệnh nói chung đạt 83,7%; kết quả thí điểm khảo sát sự hài lòng của người bệnh qua điện thoại của Bộ Y tế về dịch vụ khám, chữa bệnh đạt 80,8%, tăng hơn 1% so với năm 2017.

Điều đặc biệt, chỉ số khảo sát xã hội học (PAPI) năm 2018 cho thấy chỉ số tham nhũng vặt ở bệnh viện quận huyện là 0,4%, trong khi đó năm 2016 chỉ số này là 17%, năm 2017 là 9%. (432)

28.  Dịch bệnh thời gian tới còn nhiều tiềm ẩn, diễn biến phức tạp

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để phòng chống dịch bệnh, công tác phòng chống phải đặt lên hàng đầu. Song song với đó phải làm tốt công tác tiêm chủng.

Tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019, do Bộ Y tế tổ chức sáng 11/6 với hơn 700 điểm cầu trên toàn quốc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, theo dự báo, trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết. Trong khi đó, công tác phòng, chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn do các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

Bộ trưởng Tiến nêu rõ: “Tại một số địa phương có lúc, có nơi chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, còn phó mặc cho y tế; một bộ phận người dân chưa hợp tác với chính quyền, ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch, chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), chưa đưa con, em đi tiêm chủng đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế”.

Cũng theo bà Tiến, thời gian này thời tiết nóng bất thường và mưa nhiều, nên nguy cơ dịch bệnh lây lan gia tăng. Bên cạnh đó, nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm trên thế giới có khả năng xâm nhập vào nước ta, các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết có thể ghi nhận số mắc gia tăng do các nguyên nhân khách quan như biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân số cao, dân di biến động…

Để làm được điều này, Bộ trưởng Tiến yêu cầu cần phải truyền thông chủ động phòng bệnh, an toàn tiêm chủng và cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Song song với đó, cần phải quan tâm đến công tác phòng chống dịch và tiêm chủng.

“Toàn ngành y tế phải đặc biệt quan tâm đến công tác điều trị, nhất là việc dự phòng, an toàn ở các bệnh viện, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế cũng cần sàng lọc phân loại, phân luồng, phân tuyến, cách ly trong điều trị... để giảm quá tải, tránh nhẹ hóa nặng, không để quá tải gây hoang mang dư luận” - bà Tiến nói.Ngoài ra, ngành y tế cần phải đổi mới toàn diện, khắc phục hạn chế về cơ sở vật chất và tình trạng nhếch nhác ở các bệnh viện, thực hiện nghiêm quy trình tiêm chủng, thiết kế phòng đợi bệnh nhân ở tuyến xã rộng thoáng, có phương tiện truyền thông ở đầu cuối...

Cũng tại hội nghị, ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, để chủ động phòng chống dịch bệnh hiệu quả, Bộ Y tế cần sự chung tay của chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và đặc biệt là của mỗi người dân trong cộng đồng.

Đặc biệt, các gia đình phải đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, thực hiện đúng các hướng dẫn của các cán bộ y tế về chăm sóc, theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng…  (622)

  1.   Bác sĩ phát hoảng với diễn biến bất thường của dịch sởi, xót xa nhiều trẻ di chứng viêm não

TS.BS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, là bác sĩ nhiều năm nhưng ông cũng rất ngạc nhiên với diễn biến bất thường của dịch sởi năm nay, bởi dù đã vào giữa hè mà số ca mắc vẫn lên tới hàng trăm ca/ tháng…Trả lời báo chí sáng nay, 11-6, TS.BS Đỗ Duy Cường cho biết, tuy số mắc sởi năm nay chưa phải cao đột biến như vụ dịch sởi năm 2014 nhưng diễn biến của dịch thì có thể nói là rất bất thường.

Thông thường, dịch sởi bùng phát mạnh vào mùa đông xuân, khi vào hè thì số ca mắc sẽ giảm mạnh và hết. Thế nhưng năm nay, dù hiện đã vào giữa mùa hè, số ca bệnh vẫn tiếp tục gia tăng.

Cụ thể, trong tháng 5-2019, tại khoa Truyền nhiễm tiếp nhận khoảng 70 ca bệnh sởi, và thời điểm này số ca mắc cũng vẫn cao, chưa có xu hướng giảm.

Điểm bất thường nữa là số bệnh nhân người lớn mắc sởi chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với mọi năm, nhất là độ tuổi từ 25-35 tuổi.

Qua khai thác tiền sử, hầu hết người bệnh cho biết chưa tiêm vaccine hoặc mới tiêm mũi 1, chưa tiêm nhắc lại mũi 2 vaccine phòng sởi.

Ngoài sởi, tại khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai thời điểm này cũng tiếp nhận nhiều ca thủy đậu, quai bị. Đây cũng có thể coi là bất thường vì thủy đậu, quan bị được coi là các bệnh mùa đông xuân. Cùng đó, số trẻ mắc bệnh cúm nhập viện cũng rất nhiều, trong tháng 5-2019 ghi nhận hàng trăm ca bệnh…

Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thời điểm này “nóng” nhất là khu vực tiếp nhận bệnh nhân viêm não, viêm não Nhật Bản bởi hiện chính là mùa của viêm não.

Trả lời báo chí sáng nay, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mùa viêm não ở miền bắc được xác định là từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm do thời tiết thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đến thời điểm này đã ghi nhận 7 trường hợp mắc viêm não Nhật bản B, từ đầu năm đến nay cũng có khoảng 20 trường hợp mắc các loại viêm não khác… 100% ca bệnh đều chưa được tiêm chủng vaccine phòng bệnh viêm não.

Tuy số bệnh nhân không đông nếu so sánh với các bệnh khác, song hầu hết bệnh nhân viêm não vào điều trị là những ca bệnh nặng, đã có co giật, kèm các biến chứng nhiễm trùng khác, dù các bác sĩ rất cố gắng nhưng tỷ lệ để lại di chứng rất cao.Cụ thể, tỷ lệ chữa khỏi khoảng 50%, tỷ lệ bị di chứng nhẹ chiếm khoảng 25%, tỷ lệ di chứng nặng khoảng 20-25%, trong đó nhiều trường hợp phải sống thực vật, tỷ lệ tử vong cũng khoảng 2-3%...

“Tôi rất xót xa khi vừa qua tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng viêm não ở một số nơi giảm xuống. Có vào bệnh viện, chứng kiến cảnh những bệnh nhân bị viêm não di chứng thần kinh, bại não, dù được cứu sống nhưng phải sống thực vật cả đời, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội thì mới thấy sự cần thiết của việc tiêm vaccine” – PGS.TS Trần Minh Điển nói.

Trước tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao những ngày hè, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng, chống nắng nóng cho người bệnh, như: Bổ sung điều hòa, quạt, bạt che, bảo đảm đủ nước uống, nước sinh hoạt...

Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não mô cầu, tiêu chảy cấp… gia tăng.

Do đó, các đơn vị y tế, gồm cả khối dự phòng và điều trị phải sẵn sàng nhân lực, cơ số thuốc, vật tư phòng chống dịch bệnh. Sở Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế cần tuyên truyền cho người dân về các nội dung phòng, chống nắng, nóng, hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, chủ động bảo vệ sức khỏe.

Nhiều người dân chưa hợp tác với chính quyền trong phòng dịch

Sáng nay, 11-6, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019.  

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thời điểm mùa hè hiện nay, không chỉ có các dịch bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết mà các bệnh viêm não, viêm màng não, tiêu chảy do rota virus cũng tăng rất nhiều.

Bộ trưởng cũng cho biết, ngoài các khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh như khâu quản lý đối tượng tiêm chủng chưa tốt, một số địa phương chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, thì còn một bộ phận người dân chưa hợp tác với chính quyền, ngành y tế, chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. (946)

  1.  Đắk Lắk: Phẫu thuật chuyển giới cho bé gái có tử cung nhưng mang bộ phận sinh dục nam

Phát hiện cháu bé có tử cung, buồng trứng… nhưng mang bộ phận sinh dục nam nên các bác sĩ tiến hành phẫu thuật chuyển giới.

Ngày 11/6, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên cho biết, đã phẫu thuật chuyển giới thành công cho bé gái 5 tuổi (xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) chào đời với bộ phận sinh dục nam.

Trước đó, cháu bé sinh ra với bộ phận sinh dục nam nên gia đình đặt tên và cho mặc đồ nam như các cháu khác. Tuy nhiên, ngày càng lớn lên cháu bé có những biểu hiện khác thường ở bộ phận sinh dục nên gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên thăm khám.

Tại bệnh viện, các bác sỹ phát hiện bệnh nhi có tử cung, 2 vòi trứng, 2 buồng trứng nhưng bộ phận sinh dục ngoài lại có dương vật, có 2 bìu nhưng không có tinh hoàn trong bìu; lỗ tiểu ở mắt dưới dương vật nằm sâu bên trong; không có lỗ âm đạo; không có môi lớn, môi bé…

Sau khi Bệnh viện Từ Dũ xét nghiệm và xác định cháu có nhiễm sắc thể 23XX, xác định là giới tính nữ nên được chuyển về lại Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên điều trị nội tiết và phẫu thuật tạo hình âm vật, lỗ âm đạo và tạo hình môi nhỏ, môi lớn. (262)

  1.  TP.HCM chính thức xuất hiện dịch tả heo châu Phi tại qu

Sau thời gian phòng chống dịch tả heo châu Phi với các địa phương giáp ranh, TP.HCM đã chính thức bị lây nhiễm dịch tả heo châu Phi từ hôm nay, 11/6.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin vào chiều 11/6, ông Nguyễn Phước Trung, giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônTP.HCM cho biết, địa phương đã phát hiện ca dịch tả heo châu Phi đầu tiên tại một hộ chăn nuôi thuộc phường Phú Hữu, quận 9.

Giám đốc sở NN&PTNT TP.HCM trình bày, từ hôm qua (10/6), chi cục Chăn nuôi và Thú y TP và chính quyền địa phương đã ghi nhận một trường hợp đàn heo nuôi của bà Lê Thị Ngọc Cẩm (phường Phú Hữu, quận 9) có triệu chứng điển hình của dịch bệnh tả heo châu Phi.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã lấy mấu xét nghiệm gửi chi cục thú Y vùng 6 để chẩn đoán xác định và triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Đến hôm nay, ngày 11/6, kết quả xét nghiệm của chi cục Thú y vùng 6 khẳng định, TP.HCM đã có trường hợp dương tính với dịch tả heo châu Phi.

Ngay khi có kết quả, chi cục Chăn nuôi & Thú y phối hợp với UBND quận 9, UBND phường Phú Hữu triển khai tiêu hủy đàn heo từ hộ chăn nuôi của bà Lê Thị Ngọc Cẩm với tổng đàn 166 con, trong đó có 23 heo nái sinh sản, 112 con heo thịt, 28 con cai sữa (có 3 con đã chết và được mổ khám lấy bệnh phẩm và tiêu hủy ngày 10/6). Đồng thời, toàn bộ thức ăn thừa tại hộ chăn nuôi này cũng được xử lý theo đúng quy trình.

“Các biện pháp sinh học như rải vôi bột tại khu vực hộ chăn nuôi, khu vực xử lý và hố chôn, tiêu độc khử trùng liên tục 10 ngày kể từ ngày xử lý heo bệnh đang được tích cực triển khai”, đại diện sở NN&PTNT TP.HCM cho hay.

Lãnh đạo UBND quận 9 cũng khẳng định: “Đối với các hộ chăn nuôi trên địa bàn phường, gồm 7 hộ với tổng đàn 506 con heo, chính quyền địa phương đang phối hợp với chi cục Chăn nuôi & Thú y TP.HCM triển khai cấp thuốc sát trùng cho các hộ tiêu độc khử trùng liên tục mỗi ngày trong 7 ngày (kể từ ngày 11/6) và tiêu độc định kỳ 3 lần/tuần trong 3 tuần tiếp theo. Tạm thời các hộ này không được xuất bán heo trong vòng 30 ngày”.

Đối với các hộ chăn nuôi thuộc vùng uy hiếp (bán kính 3 km từ khu vực hộ có heo bệnh) gồm các phường Long Trường, phường Trường Thạnh (quận 9), phường Bình Trưng Đông (quận 2) có 29 hộ chăn nuôi, tổng đàn 2.422 con, chi cục Chăn nuôi & Thú y TP.HCM sẽ cấp thuốc sát trùng cho các hộ tiêu độc khử trùng định kỳ 3 lần/tuần trong 4 tuần, kể từ ngày 11/6. (532)

  1.  Hà Nội tăng cường chống nóng cho bệnh nhân tại các bệnh viện

Hà Nội đang trong những ngày nắng nóng, oi bức cực điểm. Số người nhập viện do ảnh hưởng thời tiết, cảm nắng tăng cao, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

Do sức đề kháng còn yếu nên nhiều trẻ nhập viện vì các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, tiêu chảy, tay chân miệng, tiêu hóa… Còn người cao tuổi đa phần nhập viện để điều trị các bệnh lý như tăng huyết áp, tim mạch, phổi mạn tính, viêm phế quản, rối loạn điện giải, các bệnh lý về khớp.

Ở Bệnh viện Lão khoa Trung ương, số người già mắc các bệnh mãn tính đến khám tăng từ 30% - 50% trong những ngày nắng nóng. Thời tiết nắng nóng khiến số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị vì tổn thương da cũng gia tăng.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, trước tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao trong những ngày đầu hè, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống nắng nóng cho người bệnh như: Bổ sung quạt, bạt che, bảo đảm đủ nước uống, nước sinh hoạt…

Hiện tại, các bệnh viện của thành phố đều đã khẩn trương triển khai các biện pháp chống nắng nóng cho người bệnh. Mặt khác, có phương án giảm tải khu vực khám bệnh, nơi thu viện phí giúp giảm thời gian chờ đợi của người bệnh. Đặc biệt, tại các khoa hồi sức, khoa nhi, khoa sản, phòng cấp cứu phải bảo đảm đầy đủ quạt thông gió hoặc điều hòa nhiệt độ.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, trong những ngày nắng nóng gay gắt như hiện nay, khi ra đường, người dân nên mặc áo chống nắng, mũ rộng vành, đeo khẩu trang, kính râm để bảo vệ da, góp phần ngăn cản sự tác động của tia cực tím UV tới làn da. Khi bôi kem chống nắng thì cần phải bôi đúng liều, đúng với tuýp da của mình, nếu bôi quá mỏng thì tác dụng sẽ giảm nhiều. (395)

33.   Xử phạt khách sạn có côn trùng gây hại trong khu vực chế biến thức ăn

Tại thời điểm tiến hành thanh tra đột xuất khách sạn Seafront (đường Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng),  đoàn Thanh tra của Ban Quản lý An  toàn thực phẩm (QLATTP)TP Đà Nẵng phát hiện khu vực chế biến của khách sạn có côn trùng gây hại xâm nhập, đoàn đã lập thủ tục xử phạt vi phạm hành chính hành vi trên với số số tiền phạt 4 triệu đồng.

Chiều 11-6, theo Phòng Nghiệp vụ, Ban Quản lý An  toàn thực phẩm (ATTP) TP Đà Nẵng, đơn vị đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Khách sạn Seafront 4 triệu đồng.  

Như Báo CAND đã phản ánh, vào chiều ngày 15-4, Tổ đường dây nóng Ban Quản lý ATTP TP Đà Nẵng nhận được thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng là có 14 người của đoàn du khách Lào nhập viện lúc 16h30 cùng ngày nghi do ngộ độc thực phẩm. 

Qua điều tra, Ban Quản  lý ATTP ghi nhận, sáng ngày 15-4, đoàn khách trên ăn buffet sáng lúc 6h30 đến 7h tại khách sạn Seafront, 240 Võ Nguyên Giáp, Sơn Trà, Đà Nẵng.

 Sau khi ăn sáng xong, khoảng 8h cùng ngày 4 người có triệu chứng đau bụng nhẹ, đi cầu lỏng nhưng không bị nôn và cùng đoàn đi chơi tại Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Đoàn khách tiếp tục ăn trưa tại Cù Lao Chàm, sau đó có 14 người có triệu chứng nôn, tiêu chảy, đau bụng thì được chuyển về Bệnh viện Hoàn Mỹ lúc 16h30 ngày 15-4, đến 19h cùng ngày thì cùng xuất viện.

 Lúc 20h ngày 15-4, Ban Quản lý ATTP thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra tiến hành kiểm tra toàn diện tại khách sạn Seafront, kết quả: Về thủ tục hành chính, cơ sở đáp ứng đầy đủ các thủ tục hành chính, tuy nhiên giấy khám sức khỏe của nhân viên hết hiệu lực; điều kiện vệ sinh cơ sở, bếp sạch sẽ. Mặc khác, đoàn du khách có quá trình di chuyển và ăn uống nhiều nơi trước khi về lưu trú và ăn sáng tại khách sạn Seafront.

 “Số người nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm là 14 người so với đoàn khách 80 người là tỉ lệ nhiễm thấp, hơn nữa, triệu chứng tiêu hóa nhẹ, thoáng qua, hồi phục nhanh (nhập viện lúc 16h30 xuất viện lúc 19h cùng ngày), đoàn ăn uống nhiều nơi với nhiều món ăn, do đó Ban QLATTP chưa đủ cơ sở kết luận là ngộ độc thực phẩm”, Ban Quản lý ATTP Đà Nẵng thông tin.

Đội Quản lý ATTP số 2 sau đó đã tiến hành thanh tra đột xuất khách sạn Seafront theo Quyết định số 230/QĐ-BQLATTP ngày 16-4-2012 của Ban QL ATTP. Tại thời điểm thanh tra, đoàn phát hiện khu vực chế biến có côn trùng gây hại xâm nhập, đoàn đã lập thủ tục xử phạt vi phạm hành chính hành vi trên với số số tiền phạt 4 triệu đồng. (528)

34.   Nắng nóng, gia tăng bất thường các bệnh truyền nhiễm

Nắng nóng kéo dài cộng với mưa khiến các khiến bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản B, cúm gia tăng. 

Sốt xuất huyết, sởi vẫn tăng bất thường

Trải qua nhiều đợt nắng nóng đỉnh điểm cộng với mưa từ đầu hè tới nay khiến cho các bệnh truyền nhiễm gia tăng. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đầy kín bệnh nhân mắc sởi, sốt xuất huyết nhập viện. Chị Phạm Thị H. (Ninh Binh) có thai 5 tháng mắc sởi nhập viện gần 1 tuần cho biết: “Lúc đầu nhập viện em rất lo sẽ ảnh thưởng tới thai nhi, nhưng hôm nay bác sĩ thông báo đã an toàn em mừng quá”. 

Theo suy nghĩ của chị H, sởi chỉ phát ở trẻ em, vì thế trước khi có thai chị đã không tiêm phòng. Cách đây hơn một tuần chị bị sốt nhẹ, sau đó người phát ban, chị đã tới Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình khám. Do bệnh tiến triển nhanh, chị được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai.

Chia sẻ với phóng viên ngày 11/6, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, dịch sởi năm nay diễn biến khá bất thường bởi dù đã vào giữa hè nhưng số ca mắc vẫn cao, lên tới hàng chục ca/tháng. Tuy chưa phải cao đột biến như mùa dịch năm 2014, nhưng mỗi ngày có từ vài đến chục ca nhập viện, còn số bệnh nhân đến khám hàng ngày rất đông. Từ đầu tháng 6 đến nay, số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm, đặc biệt tỷ lệ người lớn và phụ nữ có thai mắc sởi cao. 

Với những đối tượng có nguy cơ cao là người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai thì tỷ lệ biến chứng nhiều hơn. Tuy nhiên, phụ nữ có thai mắc sởi vẫn theo dõi bình thường, không quá nguy hiểm như rubella, vẫn sinh con khỏe mạnh.

Thường mùa đông xuân là mùa đặc trưng để các virus thuận lợi phát triển. Nhưng bất thường là năm nay, dù đã vào hè, thời tiết nóng nực nhưng Trung tâm vẫn tiếp nhận hàng chục ca bệnh thủy đậu, quai bị, cúm, những bệnh được coi là bệnh của mùa đông xuân. “Theo ghi nhận của chúng tôi từ năm ngoái đến nay thì cúm, thủy đậu, quai bị lưu hành quanh năm”– PGS Cường cho biết.

 

Tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm có từ 3-5 trẻ bị sởi vào nhập viện/ngày. Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, theo PGS.TS Trần Minh Điển, hiện bệnh viện đang điều trị cho khoảng 40 bệnh nhi mắc sởi, trong đó hầu hết đều là bệnh nặng có liên quan đến nhiễm trùng phổi, viêm não, viêm tai giữa…Được chẩn đoán sốt xuất huyết đã 3 ngày nay, anh Phạm Tuấn K (Hà Nội) đang điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Nhà tôi năm nào cũng phun thuốc diệt muỗi, nhưng vẫn mắc bệnh”. 

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, đề phòng bệnh sốt xuất huyết, quan trọng nhất là diệt loăng quăng (bọ gậy) ở những lu, chum, vại, cống, rãnh trong và xung quanh nhà, thứ hai mới tới phun hóa chất phòng dịch. Các cơ sở y tế phải truyền thông cho người dân hiểu cách phòng chống, muốn không mắc sốt xuất huyết phải diệt trừ loăng quăng trước. Nếu chỉ phun thuốc diệt muỗi không thì chưa diệt trừ được mầm bệnh.

Còn theo PSG.TS Đỗ Duy Cường, sốt xuất huyết tại Hà Nội đang tăng, ngày nào cũng có chục ca sốt xuất huyết tới Trung tâm Bệnh nhiệt đới khám, trong đó có từ 3-5 ca phải nhập viện. Hiện Trung tâm đang điều trị cho vài chục trường hợp sốt xuất huyết, có những ca nặng.

Cao điểm bệnh viêm não Nhật Bản

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, mùa viêm não ở phía Bắc được xác định vào tháng 4 đến tháng 6 hằng năm do thời tiết thuận lợi. Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 20 ca viêm màng não, trong đó có 7 trường hợp viêm não Nhật Bản B. Hầu hết các bệnh nhân viêm não vào nhập viện đều nặng, co giật, kèm theo các biến chứng nhiễm trùng khác, khả năng để lại di chứng về thần kinh cao.

 Cũng theo PGS.TS Trần Minh Điển, trung bình mỗi năm bệnh viện điều trị từ 300-500 ca viêm não- màng não. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm não, hàng đầu là virus viêm não Nhật Bản B (chiếm 70% trường hợp); viêm não do virus herpes, các virus đường ruột (như EV 71 gây bệnh chân tay miệng), sởi, quai bị và các virus khác. 

 

Tuy nhiên, bệnh nhân mắc viêm não còn hơn 30% chưa rõ căn nguyên, có căn nguyên hiếm gặp và rất khó tìm thấy. Mức độ biến chứng sau khi viêm não - màng não tùy theo nguyên nhân. Chẳng hạn viêm não Nhật Bản B chỉ có 50% khỏi và hồi phục hoàn toàn, 20% là để lại di chứng nhẹ, 3% tử vong, và gần 30% di chứng nặng về tinh thần và vận động. Còn một số virus khác, như do herpes di chứng có thể lên tới 60%-70%. Còn loại virus gây bệnh tay chân miệng ở ngay giai đoạn cấp của bệnh có thể gây ra tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Theo đánh giá của PGS Cường, thời tiết khí hậu thay đổi bất thường, virus, vi khuẩn tác nhân gây bệnh dễ thích nghi, bệnh dịch xảy ra gần như quanh năm chứ không vào mùa nhất định. Do vậy, những loại bệnh truyền nhiễm có vaccine phòng bệnh, người dân phải tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, với những bệnh lây truyền qua muỗi cắn như sốt xuất huyết người dân và chính quyền địa phương phải thực hiện nghiêm việc diệt loăng quăng, phun hóa chất phòng dịch, loại bỏ các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng, mắc màn khi đi ngủ…Các bậc phụ huynh phải thói quen cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày; thực hiện tốt ăn chín, uống sôi; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi…để phòng bệnh tay – chân – miệng. (1138)

35.  Nhiều trẻ bị sởi, viêm não do cha mẹ không đưa đi tiêm phòng

Hiện có khoảng 40 trẻ mắc sởi nặng và 7 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương. Điều đáng nói, hầu hết các trường hợp này không được tiêm vắc xin phòng bệnh.

Bên lề hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh; công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019 diễn ra ngày 11-6 tại Hà Nội, trao đổi với phóng viên, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, từ đầu năm đến nay, bệnh viện ghi nhận khoảng 20 ca mắc bệnh viêm não các thể, trong đó có 7 ca viêm não Nhật Bản đang được điều trị.

Điều đáng nói, hầu hết các ca bệnh chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Mặc dù so với các bệnh khác, số ca mắc viêm não không nhiều nhưng phần lớn là các ca bệnh nặng. Bên cạnh đó, khoảng 40 bệnh nhi mắc sởi đang được điều trị tại bệnh viện. Phần lớn các ca bệnh trong tình trạng nặng, bị biến chứng như viêm phổi, viêm mô tế bào... Cũng giống như những trẻ bị viêm não, gần 100% số trẻ mắc sởi đang được điều trị chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.

Vì vậy, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần đưa con đi tiêm chủng đề phòng bệnh, bởi tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. (283)

36.  Phẫu thuật xuyên đêm cứu bé trai 4 tuổi bị cây gỗ đè đứt phế quản

Cây gỗ lớn đè vào người bé trai 4 tuổi ở Quảng Ninh làm đứt phế quản gốc, chèn ép tim, phổi, gây suy hô hấp nặng.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa cấp cứu thành công cho trường hợp bệnh nhi T.H.T., 4 tuổi, trú tại Quảng Ninh, bị cây gỗ lớn đè đứt phế quản nguy kịch.

Gia đình cho biết, ngay sau khi tai nạn xảy ra, mặc dù bé T. đã được đưa tới Trung tâm Y tế huyện cấp cứu. Do tình trạng bệnh quá nặng, bé T. được đặt ống nội khí quản, dẫn lưu khí màng phổi 2 bên rồi tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Tại đây bệnh nhi nhập viện trong tình trạng khó thở nhiều, tím tái, chảy máu mũi, miệng, sưng nề vùng ngực, đầu và mặt. Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhi bị đa chấn thương, tình trạng rất nguy kịch do phế quản gốc bị đứt chèn ép tim, phổi, gây suy hô hấp nhanh.

Nhận thấy đây là trường hợp bệnh nặng, phức tạp, nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ nguy hiểm tới tính mạng, các bác sĩ bệnh viện quyết định phẫu thuật ngay trong đêm nhờ hội chẩn từ xa với các chuyên gia đầu ngành tuyến Trung ương (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức).

Trong khi mổ, các bác sĩ phát hiện thấy phế quản gốc phải của bệnh nhi bị đứt rời khỏi ngã ba khí phế quản gây tình trạng suy hô hấp do không khí không vào được hai phổi, nồng độ oxy trong máu sụt nghiêm trọng dần xuống 0, nhịp tim chậm dần, rời rạc.

Ngay lập tức, các bác sĩ tìm lại đoạn phế quản phải bị đứt đưa ống nội khí quản vào, tái lập thông khí hai phổi.

Rất may, sau khi hồi sức tích cực tim phổi bằng hệ thống nhân tạo, tim bệnh nhi đập đều trở lại, nồng độ oxy máu được duy trì > 90%, đủ để thực hiện khâu nối lại phế quản phải vào ngã ba khí phế quản.

Sau khoảng 3 tiếng phẫu thuật căng thẳng, tình trạng bệnh nhi tiến triển tích cực, không còn tràn khí màng phổi, cải thiện tình trạng suy hô hấp, dấu hiệu sinh tồn ổn định, duy trì an thần thở máy. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhi vẫn tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.

Theo Ths. BS Phạm Việt Hùng – Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, bệnh nhi T. bị tổn thương rất nặng nề. Vì không khí từ đường thở qua mũi miệng sẽ không vào phổi mà tràn ra hai lồng ngực gây chèn ép tim phổi cấp, nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhi có thể thiệt mạng.

Do vậy, bác sĩ Hùng khuyến cáo người dân, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ cần quan tâm, chú ý tới những lúc trẻ chơi đùa để tránh cho các bé gặp phải những tai nạn không đáng có.

Ngoài ra, khi không may gặp tai nạn như trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt, để được cấp cứu kịp thời, hạn chế tối đa di chứng có thể xảy ra. (591)

37.  137 trẻ dân tộc thiểu số được khám, phẫu thuật miễn phí

NDĐT - Với mục tiêu chung tay vì sức khỏe trẻ em nghèo, từ ngày 9 đến 15-6, Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên phối hợp Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Điện Biên, Trung tâm II (Hà Lan), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Mắt T.Ư, Bệnh viện Chỉnh hình phục hồi chức năng Hà Nội tổ chức khám, phẫu thuật miễn phí cho 137 trẻ em mắc khuyết tật về mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, hệ tiết niệu, vận động, bỏng, ung bướu.

Trong số 137 trẻ khám sàng lọc, có 115 trẻ được chỉ định phẫu thuật mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, hệ tiết niệu, vận động.

Ngày 10-6, y, bác sĩ các bệnh viện đã phẫu thuật cho 45 trẻ; số trẻ còn lại tiếp tục được phẫu thuật đến hết ngày 15-6.

Được biết, 100% số trẻ được khám sàng lọc và chỉ định phẫu thuật đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện, thị xã thuộc tỉnh Điện Biên. Hoàn cảnh gia đình các em hết sức khó khăn, do vậy, khi về khám và phẫu thuật, người nhà của trẻ và trẻ được hỗ trợ tiền vé xe đi về; hỗ trợ ăn, nghỉ trong suốt những ngày phẫu thuật, điều trị. (234)

38.   Da bong trợt, rỉ dịch, bốc mùi hôi thối do tắm lá, dùng thảo dược trị bệnh

Đây là trường hợp một bệnh nhân nữ 30 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh Pemphigus nhưng bỏ điều trị.

Trước đó, bệnh nhân T.T.T. (30 tuổi, dân tộc Tày, trú tại Tuyên Quang) đã được chấn đoán bệnh Pemphigus - một bệnh da bọng nước tự miễn tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Tuy nhiên, bệnh nhân không tái khám theo hẹn của bác sĩ, tự ý tắm lá và dùng các loại thảo dược ở nhà.

Khi tình trạng bệnh nặng lên, bệnh nhân và gia đình thay vì tìm đến cơ sở y tế để điều trị, bệnh nhân tìm đến thầy cúng gần nhà. Sau 1 tháng dùng hết số tiền lên đến hơn 30 triệu đồng làm lễ cúng, tổn thương da không được cải thiện mà dần nặng lên."Cả người tôi trợt da, bong tróc và bốc mùi hôi thối, con cái và chồng tôi cũng không dám lại gần, chỉ cần 1 cử động nhỏ cũng làm tôi đau đớn toàn thân" - bệnh nhân chia sẻ.

Tại Khoa Bệnh da phụ nữ và trẻ em, ngoài tình trạng da trợt toàn thân, đỏ da, đóng vảy tiết mùi hôi bệnh nhân còn được ghi nhận có tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng, rối loạn nước và điện giải, giảm Albumin máu, Protein máu.

Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Phó Trưởng Khoa Bệnh da phụ nữ và trẻ em, tình trạng bội nhiễm vi khuẩn và rối loạn dinh dưỡng, nước và điện giải của bệnh nhân đều là hậu quả của bệnh Pemphigus nặng không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Sau 2 tháng điều trị, tổn thương da của bệnh nhân dần hồi phục, tình trạng rối loạn nước, điện giải, bội nhiễm được đẩy lùi và bệnh nhân được xuất viện.

Bệnh Pemphigus là bệnh da bọng nước tự miễn, bệnh cần được quản lí và điều trị theo đúng phác đồ tại cơ sở da liễu uy tín. Việc người bệnh tự ý dừng thuốc, bỏ thuốc hay điều trị bằng các loại thuốc lá, thảo dược không rõ nguồn gốc, mê tín dị đoan gây nên tình trạng nặng nề, khó khăn cho cả bệnh nhân và bác sĩ trong quá trình điều trị. (397)

39.  Lần đầu Việt Nam ứng dụng vật liệu mới, bệnh nhân thoát nỗi ám ảnh mổ lại "rút đinh" sau phẫu thuật

Khi bị các chấn thương phải mổ cổ định, thuông thường bệnh nhân sẽ được cố định bằng vật liệu kim loại, giúp xương liền tốt. Tuy nhiên sau khi ổn định, bệnh nhân thường phải phẫu thuật lại để tháo "đinh"

Ngày 11/6/2019 tại bệnh viện Việt Đức đã phẫu thuật kết hợp xương cho 2 bệnh nhân bị gãy xương bằng vít nén kim loại tự tiêu sinh học Magnezix thành công. Đây là vít nét kim loại tự tiêu, giúp người bệnh sau bình phục không phải trả qua một cuộc phẫu thuật mổ để rút vít như trước kia.

Phó giáo sư Chee Yu-Han-chuyên gia đầu ngành chấn thương chỉnh hình tại Singapore cùng các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã mổ thị phạm hai trường hợp này. Đây là lần đầu tiên vít nén kim loại tự tiêu sinh học được ứng dụng tại Việt Nam.

Bệnh nhân được phẫu thuật là anh Nguyễn Trường T. (27 tuổi, ở Hải Phòng) bị tai nạn sinh hoạt ngã chống tay cách đây 7 tháng. Bệnh nhân đã được chiếu chụp phim ở tuyến dưới, với chẩn đoán không bị tổn thương ở tay. Tuy nhiên về nhà bệnh nhân vẫn đau, yếu cổ tay. Các vận động như chống tay và vận động đòi hỏi sức mạnh ở cổ tay bệnh nhân không làm được.

Bệnh nhân đến Bệnh viện Việt Đức khám với triệu chứng đau khớp cổ tay, biên động vận động bình thường, trên phim X-quang cho thấy hình ảnh khớp giả xương thuyền tay phải. Bệnh nhân có chỉ định mổ kết hợp xương ghép xương bằng vít nén kim loại tự tiêu sinh học.

Theo Phó giáo sư Chee Yu - Han, vít nén kim loại tự tiêu sinh học Magneziz là một phát minh quan trọng trên thế giới về ứng dụng vật liệu kim loại tự tiêu trong y khoa, đặc biệt là trong ngành Chấn thương chỉnh hình.

Hiện nay vật liệu này đã được ứng dụng an toàn và hiệu quả trong điều trị kết hợp xương cho các bệnh nhân tại 40 quốc gia trên thế giới.

Với vật liệu mới này, bệnh nhân sẽ không cần phải mổ lần 2 để lấy vít ra như trước đây mà vít nén Magnezix sẽ tự tiêu hoàn toàn và được chuyển hoá thành xương nội sinh. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục và tiết kiệm chi phí đáng kể cho bệnh nhân, tránh những rủi ro có thể gặp phải khi bệnh nhân phải mổ lần 2 để lấy vít ra.Bác sĩ Nguyễn Mạnh Khánh, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình 1 (BV Việt Đức) cho biết, trong phẫu thuật cố định xương, các vật liệu cố định bên trong bằng kim loại có giá trị giúp xương liền; giữ thẳng điểm gãy.  Khi xương liền, bệnh nhân vận động tốt sẽ phải tháo dụng cụ ra do người bệnh có tâm lý sợ khi vẫn còn "vật lạ" trong cơ thể.

Chưa kể, ở trẻ em, thiếu nhi các cháu đang tuổi lớn, nếu để lại đinh vít cũng ảnh hưởng đến sự phát triển; có những bệnh nhân bị kích ứng cũng phải phẫu thuật rút đinh vít.Nhưng với vật liệu mới này, nó vừa đảm bảo giá trị của việc hỗ trợ cố định xương, làm liền xương, vừa tự tiêu, sau 1 - 2 năm khi làm xong nhiệm vụ, vật liệu này sẽ "tan dần" vào xương, bệnh nhân không cần phải trải qua cuộc phẫu thuật tháo vật liệu.

Ngoài ra vật dụng này còn có đặc điểm cấu trúc vít không có mũi nên bắt ngập vào trong xương, vít không trồi lên khỏi xương gây kích thích.

BS Khánh cho biết, vật liệu mới thích hợp để chỉ định các gãy xương nhỏ, đầu xương quai trụ, xương cổ bàn chân, tay...; những trường hợp xương chậm liền.

Đặc biệt, dù tính năng tốt hơn do tự "tan" vào xương không cần phẫu thuật rút đinh vít, nhưng chi phí vít nén kim loại tự tiêu sinh học tương đương các vật liệu khác,  vẫn được bảo hiểm thanh toán. (750)

  1.   Bảo đảm tốt các điều kiện chăm sóc sức khỏe người dân mùa nắng nóng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, nhiệt độ trung bình toàn quốc năm nay có xu hướng cao hơn nhiệt độ trung bình một vài năm gần đây.

Trong thời gian tới, các tỉnh Bắc Trung bộ có thể xuất hiện nắng nóng cục bộ và nhiệt độ dần tăng cao trên diện rộng, nền nhiệt cao nhất có nơi trên 38 độ C, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhân dân. Trước tình hình đó, ngành y tế đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác khám, chữa bệnh (KCB), phòng tránh tác hại nắng nóng trong mùa hè, góp phần chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân.

Bệnh viện Nhi Thanh Hoá mỗi ngày tiếp đón và điều trị cho khoảng hơn 900 bệnh nhi, với các bệnh lý chủ yếu về đường hô hấp, tiêu hóa, sởi, thủy đậu, ho gà, chân tay miệng... Do bệnh nhân tăng cao nên để bảo đảm chủ động trong công tác KCB, bệnh viện đã kê thêm giường bệnh để hạn chế tình trạng bệnh nhi phải nằm ghép giường. Bệnh viện cũng tăng cường số lượng bác sĩ, y tá ở các kíp trực hồi sức cấp cứu, khám bệnh, hô hấp; bố trí nhân viên trực 24/24h để kịp thời trả lời các thắc mắc, tư vấn cho người nhà bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh viện cũng trang bị thêm hệ thống quạt điện, ghế ngồi tại các khoa, khu vực khám và khu vực chờ để phục vụ bệnh nhi và người nhà bệnh nhi...

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, cho biết: Trong những ngày thời tiết nắng nóng cao điểm, tại khoa hệ thống quạt trần luôn hoạt động 24/24h; điều hòa được bật vào một số khung giờ để làm giảm bớt hơi nóng và phù hợp với tình trạng bệnh của các bé. Ngoài ra, các y, bác sĩ cũng tăng cường hướng dẫn và khuyến cáo bậc cha mẹ về chăm sóc trẻ đúng cách như: Chế độ ăn, uống, mặc... Mặt khác, triển khai các biện pháp bảo đảm cho bệnh nhân không phải nằm ghép, tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân đang nằm điều trị tại đây.Chị Hoàng Thị Phượng (huyện Tĩnh Gia) cho biết: Thời tiết nắng nóng, con tôi bị sốt cao nên tôi đưa cháu lên viện để khám. Được các bác sĩ chẩn đoán cháu bị sốt vi-rút và cần phải nằm viện điều trị. Khoa đã cung cấp các dịch vụ thiết yếu như điều hòa, quạt mát. Bên cạnh đó, nhà vệ sinh cũng sạch sẽ, góp phần tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh và người nhà bệnh nhân, xua tan những bức xúc, mệt mỏi khi thời tiết nóng nực, oi bức.

Không chỉ riêng tại Bệnh viện Nhi, để đáp ứng kịp thời nhu cầu KCB và phòng tránh tác hại của nắng nóng đến sức khỏe người dân, các cơ sở KCB trên địa bàn toàn tỉnh đã duy trì thực hiện tốt quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện; tổ chức tiếp đón, nhanh chóng sàng lọc người bệnh cấp cứu để giảm tối đa thời gian chờ đợi của người bệnh; nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh trong điều kiện thời tiết nóng bức; bố trí đủ ghế ngồi, bổ sung lắp đặt thiết bị chống nóng như mành, rèm chắn nắng, hệ thống điều hòa nhiệt độ, quạt điện... bảo đảm thoáng mát cho bệnh nhân khi đến KCB.

Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân, trong những ngày này số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị không tăng cao. Tuy nhiên, với thời tiết nắng nóng như hiện nay, để bảo đảm cho người bệnh đến KCB được tốt, ngoài việc chủ động bảo đảm nguồn điện, nước cho việc KCB, bệnh viện đã lắp thêm các quạt có công suất lớn tại khu vực phòng chờ, khu vực khám bệnh để phục vụ bệnh nhân. Riêng đối với các phòng dược thì trung tâm đã trang bị máy điều hòa để bảo đảm nhiệt độ trong phòng theo đúng quy định nhằm tránh hư hỏng thuốc.

Bác sĩ Phùng Sỹ Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân chia sẻ: Ngay từ đầu mùa hè, bệnh viện đã kiểm tra và đôn đốc các khoa phòng trong việc chống nóng cho bệnh nhân. Bệnh viện đã lắp thêm điều hòa, quạt trần, quạt treo tường tại các buồng bệnh, hành lang. Tại các vị trí đông người như trước cửa phòng khám, vị trí chờ khám, chờ kết quả... bệnh viện có bố trí thêm quạt công nghiệp công suất lớn. Khi bệnh nhân vào khoa, phòng bảo đảm phòng sạch sẽ, thoáng mát, rút ngắn thời gian điều trị.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hữu Uyển, Trưởng Phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế cho biết: Để đáp ứng kịp thời nhu cầu KCB và phòng tránh tác hại của thời tiết nắng nóng kéo dài đến sức khỏe cho người dân, ngành y tế tiếp tục duy trì thực hiện tốt Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22-4-2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của các đơn vị y tế; thực hiện tốt nội dung “Hướng đến người bệnh” như bố trí đủ ghế ngồi, bổ sung quạt bảo đảm thoáng, mát cho người bệnh trong thời gian chờ khám; bố trí đầy đủ bàn khám; sắp xếp, cải tiến quy trình khám bệnh hợp lý, tổ chức đón tiếp, nhanh chóng sàng lọc người bệnh cấp cứu để giảm tối đa thời gian chờ đợi cho người bệnh; hạn chế không để tình trạng nằm ghép; tăng cường công tác phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn trong phòng tránh lây nhiễm chéo các bệnh dịch truyền nhiễm trong bệnh viện; bố trí đủ thuốc cấp cứu, giường bệnh và chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để điều trị, xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp và bệnh truyền nhiễm do thời tiết nắng nóng gây ra. Ngoài công tác KCB, ngành chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe thông qua nhiều hình thức khác nhau để tuyên truyền, giáo dục nhân dân biết cách phòng, chống nắng nóng và các bệnh liên quan đến mùa hè, nắng nóng gây ra đặc biệt người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai...

Các chuyên gia y tế cho biết, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân, khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu. Đặc biệt là người già mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch; phụ nữ mang thai; trẻ em có thể bị sốt cao, co giật; công nhân, nông dân lao động ngoài trời dễ bị say nóng, say nắng, rối loạn thân nhiệt, mất nước, ngất, kiệt sức... Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, người dân hạn chế ra đường khi ngoài trời nắng nóng gay gắt, nếu ra đường thì cần phải đội mũ, mặc quần áo dài, đeo kính, khẩu trang chống nóng; uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng; không nên để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, không để quạt thổi trực tiếp gần người để phòng bệnh đường hô hấp. Bên cạnh đó, người dân cần thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường dinh dưỡng; tăng cường vệ sinh cá nhân sạch sẽ... Đối với trẻ nhỏ, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các loại vắc-xin phòng bệnh. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu viêm mũi, viêm họng, chảy nước mũi, cần đưa đến các cơ sở y tế để được KCB kịp thời, phòng tránh biến chứng xảy ra. (1412)

Hà Phương

  1. Bác tin đồn về “thuốc chữa dịch tả heo châu Phi”

Trong khi dịch tả heo châu Phi đang lây lan rộng, khiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cùng các nhà khoa học phải đau đầu vì chưa tìm được vaccine để khống chế, chữa trị thì thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội lại xuất hiện quảng cáo về một loại “muối hồng” có thể chữa được dịch bệnh này, khiến nông dân thấp thỏm. 

Cụ thể, thông qua Facebook, một số người đã chia sẻ thông tin nhờ sử dụng muối hồng Himalaya mà cứu được đàn heo khỏi dịch tả châu Phi. Một tài khoản Facebook khác còn dẫn chứng nhiều hộ dân ở huyện Vũ Thư (Thái Bình) bằng cách cho heo ăn cháo trộn muối hồng Himalaya nên đã khỏi bệnh, tăng sức đề kháng, thậm chí miễn nhiễm… để “thổi phồng” về “thần dược” chữa dịch tả heo châu Phi.

Lần theo địa chỉ và số điện thoại quảng cáo, thổi phồng sự thật về muối hồng chữa dịch tả heo châu Phi thì hóa ra là của các đại lý kinh doanh muối hồng ở Đà Nẵng, TPHCM. Hiện nay, họ đang bán mỗi hộp muối hồng khoảng 75.000 đồng/kg. Theo PGS-TS Phạm Ngọc Thạch thuộc Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định muối hồng Himalaya có thể chữa được bệnh cho người và gia súc, mà đây chỉ là quảng cáo thổi phồng của các đơn vị kinh doanh nhằm bán được nhiều sản phẩm. 


Thăm dò ý kiến