HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự họp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thuốc lá mới

Thứ Năm, ngày 28/03/2024 13:40

Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 09:07

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Thứ Hai, ngày 25/03/2024 08:43

Cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số

Chủ Nhật, ngày 24/03/2024 09:55

Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2024: “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 09:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 02:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự Hội nghị Quốc gia về Y tế biển đảo lần thứ VII

Thứ Năm, ngày 21/03/2024 12:50

Bộ Y tế bổ nhiệm Cục trưởng Cục Y tế dự phòng

Thứ Năm, ngày 21/03/2024 09:18

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm việc với Quỹ Toàn cầu

Thứ Tư, ngày 20/03/2024 01:52

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc năm 2024

Chủ Nhật, ngày 17/03/2024 12:23

Hội thảo triển khai công tác khoa học và công nghệ ngành Y tế 2024

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:33

Điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:28

Đánh giá nhân lực y tế khoa học, chuẩn mực, nhưng có độ mở, linh hoạt

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 08:57

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 01:40

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị cấp cáo ASEAN – Australia thăm chính thức Australia và NewZealand

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 06:08

Thủ tướng thúc đẩy các tập đoàn hàng đầu New Zealand và thế giới đầu tư vào Việt Nam

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 03:41

Hội nghị giao ban y tế dự phòng khu vực Tây Nguyên năm 2024

Chủ Nhật, ngày 10/03/2024 08:50

Việt Nam-Australia ký kết, trao đổi 12 văn kiện hợp tác quan trọng

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:14

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:11

Bộ Y tế bổ nhiệm hai Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 03:29

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Bác sĩ Việt trình diễn can thiệp tim mạch với thế giới

17/01/2020 | 09:24 AM

 | 

Việt Nam là một trong 8 nước thực hiện truyền hình trực tiếp 2 ca can thiệp tim mạch phức tạp đến hội nghị tim mạch lớn nhất Châu Á Thái Bình Dương.

Hội nghị Tim mạch can thiệp Singapore live 2020 diễn ra từ ngày 15-17/1. Đây là hội nghị tim mạch uy tín nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mỗi năm thu hút khoảng 40 quốc gia tham dự với trên 3.000 bác sĩ lâm sàng, chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim mạch và chẩn đoán hình ảnh trên thế giới tham dự.

Điểm làm nên thương hiệu của Hội nghị Singapore live là trình chiếu trực tiếp các ca tim mạch can thiệp phức tạp được thực hiện bởi các chuyên gia tim mạch can thiệp hàng đầu tại các nước, chủ yếu từ các quốc gia phát triển. Vừa thực hiện can thiệp, các bác sĩ sẽ cùng tương tác, trao đổi với các thành viên chủ toạ đoàn.

Tại hội nghị năm nay, Việt Nam trở thành một trong 8 đầu cầu trình diễn 2 ca can thiệp tim mạch phức tạp đến hội nghị bên cạnh các nước Thụy Sĩ, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore... Đây là lần thứ 2 Việt Nam có vinh dự này, lần đầu tiên cách đây 11 năm.

Cả 2 ca can thiệp truyền hình trực tiếp đều được thực hiện vào ngày 17/1 do PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam cùng ekip thực hiện.

Ca can thiệp đầu tiên là bệnh nhân Nguyễn Hữu L., 67 tuổi, quê Thanh Hoá, nhập viện do đau ngực trái dữ dội. Bệnh nhân có nhiều năm hút thuốc lá, thuốc lào, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường type 2 nhiều năm. 

Qua thăm khám và các xét nghiệm, bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp do hẹp nặng thân chung động mạch vành trái.

PGS Hùng cho biết, đây là vị trí hẹp rất nguy hiểm, ở vị trí ba con đường độc đạo cấp máu vào động mạch vành trái là nhánh chính nuôi quả tim. Với trường hợp này, tỉ lệ tử vong trong thời gian nằm viện dao động từ 11,5 – 32%. 

Trước đây, bác sĩ sẽ phải mổ mở bắc cầu nối nhưng nguy cơ trong mổ lớn, đặt stent hình chữ Y rất phức tạp, ít bệnh nhân chấp nhận và chăm sóc hậu phẫu gặp nhiều khó khăn.

Với phương pháp mới, các bác sĩ của Viện tim mạch sẽ kết hợp nhiều kỹ thuật hiện đại cùng lúc. Đầu tiên, thực hiện siêu âm trong lòng mạch để thăm dò, đo chính xác kích thước stent, từ đó “thiết kế” cho vừa khít. Tiếp đến, rạch một đường nhỏ ở đùi, đưa các dụng cụ can thiệp siêu nhỏ lên tim. 

Trong quá trình can thiệp, bệnh nhân đột ngột lên cơn tăng huyết áp nhưng do đã được chuẩn bị từ trước nên ca can thiệp vẫn diễn ra thuận lợi.

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng trực tiếp can thiệp, vừa thao tác vừa thảo luận với thành viên chủ toạ tại hội nghị đang diễn ra tại Singapore. Ảnh: T.Hạnh 

PGS Hùng chia sẻ thêm, ở các nước phát triển có stent có lỗ phân nhánh, nhưng chi phí rất đắt đỏ, Việt Nam không có nên phải tự sáng tạo, đặt 2 stent. Trong quá trình can thiệp, bác sĩ cũng phải kiểm soát tốt kĩ thuật bơm bóng, nếu có sai sót, bệnh nhân sẽ tử vong ngay lập tức.

“Với ca can thiệp như này, nếu làm ở Mỹ, chi phí gấp 5-10 lần, tại Singapore gấp 5 lần, trong khi tại Việt Nam, tổng chi phí chỉ hết khoảng 160 triệu, trong đó BHYT đã chi trả 60 triệu”, PGS Hùng thông tin.

Cận cảnh quá trình can thiệp 

Ca can thiệp thứ 2 là bệnh nhân 70 tuổi bị phình và lóc tách động mạch chủ. Trước đây, bệnh nhân sẽ phải mổ mở, thay đoạn động mạch chủ xuống bằng 1 ống ghép nhân tạo, tỉ lệ tử vong sau phẫu thuật lên tới 70-80%, 30% còn lại chịu hậu phẫu nặng nề khiến bệnh nhân không thể thở và sẽ tử vong vì biến chứng nhiễm trùng.

Hiện nay, Viện tim mạch quốc gia áp dụng can thiệp qua da đặt stent graft. Đây là kỹ thuật mới rất đặc biệt có giá trị bước ngoặt. Viện tim mạch quốc gia cũng là trung tâm tim mạch đầu tiên trong khu vực thực hiện kỹ thuật này, còn lại hầu hết các nước thực hiện mổ mở.

Theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện luồn giá đỡ qua vết rạch ở đùi lên động mạch chủ để bịt vết rách. Tỉ lệ thành công của phương pháp này lên tới 98%.

PGS Hùng cho biết, ở các nước, sau khi đo đạc vị trí vết rách, bác sĩ sẽ liên hệ với hãng sản xuất để đặt. Khoảng thời gian này có thể mất vài tuần, khi đó bệnh nhân có thể đã tử vong. Trong khi Viện tim mạch tự khâu stent chỉ mất 5-10 phút. Sau can thiệp 2-3 ngày, bệnh nhân có thể xuất viện.

“Thành công của 2 ca can thiệp phức tạp đã được các chuyên gia hàng đầu trong khu vực và trên thế giới đánh giá rất cao về chuyên môn và sự hội nhập toàn diện của các bác sĩ Việt Nam. Rất nhiều trung tâm thế giới đến hội nghị để học thì không có lý do gì bệnh nhân Việt Nam phải mất tiền ra nước ngoài điều trị”, PGS Hùng nhấn mạnh.

Hiện tại, Hiện Viện tim mạch quốc gia là trung tâm có số lượng bệnh nhân can thiệp tim mạch nhiều nhất khu vực Đông Nam Á với trên 12.000 ca mỗi năm./.

Nguồn: Viện Tim mạch quốc gia


Thăm dò ý kiến