HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:45

Đảng ủy Bộ Y tế sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 và triển khai quy trình kiện toàn, bổ sung chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:40

Bộ Y tế kiện toàn lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 12:48

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo “Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030”

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 09:40

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với Chủ tịch Viện Ký ức COVID-19, Cộng hòa Pháp

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:33

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự chương trình khám, chữa bệnh miễn phí và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:25

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Thứ Sáu, ngày 19/04/2024 09:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 07:16

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Sinh thường và sinh mổ

20/12/2019 | 14:06 PM

 | 

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tỉ lệ mổ lấy thai thì tốt nhất chỉ nên dưới 15%

 

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tỉ lệ mổ lấy thai thì tốt nhất chỉ nên dưới 15%, và nếu không vì lý do y khoa thì không được mổ lấy thai trước 39 tuần. Tỉ lệ mổ lấy thai vượt trên 15% sẽ xảy ra  nhiều tai biến hơn cho mẹ và con.

Trong vòng 30 năm qua, số ca mổ lấy thai tiếp tục tăng cao trên thế giới, có nơi lên đến 70%. Riêng tại TP.HCM, tỉ lệ mổ lấy thai ở nhiều bệnh viện khoảng 40%.

Các loại mổ lấy thai

Xét về phương diện y khoa, mổ lấy thai có 2 loại: mổ lấy thai lúc chưa chuyển dạ và mổ lúc đang chuyển dạ.

Mổ lấy thai trước khi chuyển dạ: có nhiều nguyên nhân. Khung chậu người mẹ bất thường như hẹp, méo. Rồi thì đường xuống của thai bị cản trở: do bị các khối u tiền đạo (khối u buồng trứng nằm sâu trong tiểu khung, u xơ tử cung ở thân hay ở cổ tử cung), nhau tiền đạo trung tâm. Bên cạnh đó, tử cung có sẹo xấu, mẹ bị cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén, âm đạo bị chít hẹp bẩm sinh hay mắc phải (do nạo phá thai nhiều lần) hoặc bị rách trong các lần đẻ trước không được khâu phục hồi tốt, hoặc do mổ sa sinh dục, do dị dạng sinh dục như tử cung đôi, tử cung 2 sừng. Về phía thai nhi có thể thấy các trường hợp như: thai bị suy mạn tính, thai bị suy dinh dưỡng nặng, bất đồng nhóm máu.

 

Sinh thường và sinh mổ

Mổ lấy thai khi đang chuyển dạ: mẹ bị chảy máu âm đạo như trong nhau tiền đạo,doạ vỡ tử cung, nhau bong non, sa dây rau, thai to, dây rau quấn cổ thai nhi, thai to, ngôi thai bất thường, thai già tháng, đa thai. Nếu mẹ có các tình trạng sau cũng phải cần mổ: trước đây đã có mổ lấy thai rồi, mẹ lớn tuổi(hơn 35 tuổi), lập gia đình muộn, đã điều trị vô sinh lâu năm, lần này có con so, mẹ bị thiếu máu nặng, bị đái tháo đường không được kiểm soát, ung thư cổ tử cung…

Có đến 82% bác sĩ muốn mổ sinh, vì sợ khi có tai biến xảy ra khi đẻ thường thì họ dễ bị kiện là không theo dõi sát, thiếu tinh thần trách nhiệm

Tâm lý thích sinh mổ

Chị V.T.H (27 tuổi, Hương Thủy, Huế) cho biết: “Tôi đã sinh được một bé gái. Năm 2011, hai vợ chồng đi coi bói, thầy phán năm Nhâm thìn(2012) đẻ con trai là rất tốt. Thế là tôi mang bầu. Sang năm Thìn xem ngày tốt, giờ tốt, hai vợ chồng quyết định mổ lấy thai cho dù lúc đó thai chỉ mới 37 tuần”.

Chị N.T.G (28 tuổi, Phú Lộc, Huế) tâm sự: sinh đứa đầu xong, tôi nghe bạn bè nói nếu mang bầu đứa thứ 2 thì nên sinh mổ, nếu không chỗ ấy không còn như xưa. Mà thiệt lạ, sinh thường đứa đầu xong, tôi cảm giác chuyện quan hệ vợ chồng không còn như xưa. Thôi thì lần mang bầu thứ 2, phải sinh mổ thôi để giữ chồng.

Việc mổ lấy thai không vì lý do y khoa được xem là vi phạm y đức

Hiện nay, các bệnh viện đều có đường dây nóng, nên các bác sĩ đều rất cẩn trọng. Rồi tình hình kiện thưa giữa bệnh nhân và thầy thuốc cũng đang nóng bỏng. Có đến 82% bác sĩ muốn mổ sinh, vì sợ khi có tai biến xảy ra khi đẻ thường thì họ dễ bị kiện là không theo dõi sát, thiếu tinh thần trách nhiệm. Một điều nữa đáng lưu ý là ngày càng có nhiều phụ nữ muốn mổ đẻ vì sợ đau đẻ nhất là con so, muốn giữ sự rắn chắc của tầng sinh môn như khi chưa đẻ, rồi sinh con theo số tử vi. Hiện nay việc sinh mổ theo yêu cầu ở các bệnh viện tư thường dễ dàng và tâm lý các bác sĩ cũng thích sinh mổ do đỡ mất thì giờ theo dõi cuộc chuyển dạ dài để sinh thường (chỉ mất 20 - 30 phút thay vì phải 12 giờ). Do nhu cầu điều trị theo yêu cầu ngày càng tăng, tại nước ta đã có những khoa sản chấp nhận thai phụ vào bệnh viện với yêu cầu được sinh mổ, đã vô tình đẩy tỉ lệ mổ lấy thai lên đến 70 - 80%. Trong khi việc mổ lấy thai không vì lý do y khoa được xem là vi phạm y đức.

 

Mổ lấy thai cũng là nguyên nhân trẻ sinh non tăng, trẻ dễ bị hội chứng suy hô hấp cấp...

Những nguy cơ

Nguy cơ của mổ lấy thai thường do tai biến gây tê, gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, tai biến trong khi phẫu thuật như: tổn thương bàng quang, rách thêm vết mổ tử cung. Nếu có băng huyết thì phải cắt bỏ tử cung. Ngoài ra, sẹo mổ trên tử cung có thể bị nứt trong những thai kỳ sau. Tai biến xa cho mẹ như: lạc nội mạc tử cung, dính ruột, tắc ruột, tăng nguy cơ nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhau bong non, thai ngoài tử cung. Đối với thai nhi nếu chỉ định sinh mổ đúng sẽ giúp giảm tỉ lệ tai biến cho thai nhi. Tuy vậy, mổ lấy thai cũng là nguyên nhân gây tai biến như: dao mổ đụng vào thai nhi (1 - 9%), trẻ sinh non tăng, trẻ dễ bị hội chứng suy hô hấp cấp… Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tai biến tử vong nhi. Ngoài ra, trẻ sinh mổ còn dễ bị suy giảm khả năng miễn dịch hơn trẻ sinh thường do phải mất sáu tháng mới có hệ vi khuẩn đường ruột như trẻ sinh thường.

Sinh con là việc hệ trọng trong đời của phụ nữ. Cho nên khi có thai, rồi khi sắp lâm bồn, người phụ nữ cần được tư vấn, chăm sóc bởi một thầy thuốc sản khoa có kinh nghiệm, uy tín để có một em bé khỏe mạnh cũng như sức khỏe cho chính mình.

Nguồn: Sức khỏe và đời sống


Thăm dò ý kiến