Cao Bằng: Vận động Kế hoạch hóa gia đình bằng sự gương mẫu và tạo niềm tin yêu của bà con thôn bản

22/10/2015 | 07:43 AM

 | 

12170455_915125285245318_822923042_n.jpg


Diệp Trung Thành, cộng tác viên Dân số-KHHGĐ xóm Khau Sáng, xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng

Diệp Trung Thành sinh ra và lớn lên ở xóm Khau Sáng, Xã Vĩnh Quang. Một xóm vùng sâu, vùng xa rất khó khăn. Hiện nay tại xóm chưa có điện, cách Trung tâm Ủy ban xã 18km, cách Trung tâm huyện 48km, đường đi lại vất vả, địa hình núi cao, khe suối sâu. Tại xóm hiện nay cũng không có sóng điện thoại di động, riêng điện thoại Viettel thì thỉnh thoảng ra mỏm núi cao mới bắt được nhưng rất chập chờn, lúc có, lúc không nên liên lạc rất khó khăn. Xóm có 24 hộ gia đình với 113 nhân khẩu nhưng các gia đình ở rải rác theo nhóm và cách xa nhau vài quả đồi, về trình độ dân trí của xã và xóm thấp nên việc đi tuyên truyền đến hộ cũng vất vả.

Anh chia sẻ: Năm 2001 được Trạm Y tế xã Vĩnh Quang cho đi học lớp Y tế thôn bản 9 tháng tại trường Trung cấp Y tế Cao Bằng, về được làm cộng tác viên dân số và  kiêm cả công tác Y tế thôn bản.

Thời gian đầu làm công tác DS-KHHGĐ thật bỡ ngỡ và ngại ngùng khi nói đến kế hoạch hóa gia đình, sức khoẻ sinh sản, vòng tránh thai, bao cao su,... nhất là khi nói với chị em phụ nữ vì lúc đó Anh là con trai còn rất trẻ, chưa lấy vợ. Nhưng được cán bộ chuyên trách dân số, trạm y tế và Ủy ban xã động viên, hướng dẫn nhiệt tình tôi đã cố gắng quen dần và làm tốt công việc của mình.

Anh cho biết thêm: “Làm công tác viên Dân số khó lắm, bời vì nhà nào cũng muốn sinh nhiều con để có nhiều người làm việc, nhất là ở đây là địa bàn rừng núi cao, vùng sâu, vùng xa cần nhiều sức người lao động, cần nhiều con trai để làm việc nặng, con trai mới có sức khỏe, đi được xa, lên rừng làm nương làm rấy mới khỏe. Nhà nào cũng muốn có con trai để mang họ và thờ cúng tổ tiên.

Trong thời gian qua để làm tốt công tác Dân số, Anh Diệp Trung Thành phải thuộc từng hộ gia đình trong xóm về mọi thứ và họ phải quý mình họ mới nghe theo. Nhà nào có bao nhiêu con trai, con gái; kinh tế gia đình có đủ ăn hay không? Đã dùng biện pháp tránh thai chưa? Trẻ em đi tiêm chủng chưa? Suy nghĩ của những người già trong gia đình và các vợ chồng ...

Anh kể:Cứ khi nào phát hiện có Hộ gia đình nào đã có 2 con muốn sinh thêm con thứ 3 là anh phải tìm hiểu xem trong gia đình ai là người muốn sinh nhất, có nhà thì Ông nội muốn sinh thêm để có cháu trai; có nhà thì con dâu lại nuốn sinh thêm con trai để gia đình chồng đỗi đãi tốt với mình, có nhà thì bố muốn sinh thêm nhiều con để giúp bố lên rừng, lên rẫy...Sau đó thì anh đến gặp những người trong nhà để vận động.

Việc tuyên truyền vận động cũng khó vì không phải lúc nào đến nhà cũng gặp, ngày bà con phải lên nương, rẫy, làm ruộng. Buổi tối thì không có điện đi khó khăn và các hộ lại ngủ sớm.  Anh luôn phải tranh thủ buổi trưa, buổi tối đến từng hộ gia đình để vừa trò chuyện, kết hợp với hướng dẫn cho các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp, cách phòng tránh các bệnh đường sinh sản, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chỉ sinh 2 con, không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, không lựa chọn con trai, con gái, phải chăm sóc con cái mạnh khỏe, phòng chống bệnh tật, học tập giỏi và có đạo đức tốt, nên đẻ ít con để có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.....

 Ngoài ra Anh cũng thường xuyên phối hợp lồng ghép tuyên truyền trong các buổi họp xóm, sinh hoạt chi hội phụ nữ, các cuộc họp của Ban, ngành, đoàn thể để nói về sinh đẻ có kế hoạch và Chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ cho bà con. Có những trường hợp không muốn thực hiện kế hoạch hóa gia đình, biết anh đến vận động thì họ lại trốn, tránh đi không muốn gặp...Những người khó như vậy tôi phải tìm cách gặp bằng được, tìm gặp ở nhà không được thì gặp ở rẫy, ruộng, hoặc xem họ thường đi chợ, đi mua hàng ở quán vào lúc nào để bắt gặp, để nói chuyện và thuyết phục.

Từ năm 1995 đến nay kết quả công việc của anh cùng với kết quả của những cộng tác viên đi trước đã làm, xóm Khau Sáng không có trường nào hợp sinh con thứ 3 trở lên; toàn xóm có 23/27 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai; không có tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Trong xóm không có trẻ em suy dinh dưỡng; không có tử vong trẻ dưới 1 tuổi, các trường hợp sinh con đều đến sinh tại cơ sở Y tế hoặc đẻ tại nhà nhưng được cán bộ y tế đỡ đẻ; trẻ em được tiêm chủng đầy đủ. Hàng năm xóm luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch về dân số - KHHGĐ của xã giao cho xóm; nhờ đó đời sống nhân dân trong xóm được nâng lên.

Để người dân tin mình, vì mình có điều kiện kinh tế hơn, Anh còn tích cực giúp đỡ mọi người như cho bà con vay vốn không tính lãi để phát triển kinh tế; phối hợp với chi bộ và các đoàn thể trong xóm vận động bà con tích cực khai hoang thêm đất để tăng thêm đất canh tác, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi... Kết quả: Từ chỗ trước năm 2000, cả bản là hộ nghèo, đến nay, chỉ còn 3 hộ cận nghèo và 3 hộ nghèo; không còn nhà tạm bợ, dột nát; không còn hộ đói; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 90%; trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, không mắc vào các tệ nạn xã hội…

 Anh mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé trong công tác Dân số và y tế thôn bản để quê hương tôi ngày càng đổi mới và phát triển và để cái tên KHAU SÁNG (tiếng Tày KHAU là rừng) đúng là  "RỪNG SÁNG",  ngày càng sáng hơn theo ánh sáng của Đảng và Nhà nước.


Thăm dò ý kiến