Thông tin đường dây nóng tháng 01/2018

02/02/2018 | 08:30 AM

 | 

1. Bộ Y tế và Tổng Công ty Viễn thông Viettel ký biên bản ghi nhớ về tăng cường phối hợp trong việc triển khai Đường dây nóng: nhằm tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh từ người dân về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh trong năm 2018, ngày 01 tháng 01 năm 2018, Bộ Y tế và Tổng Công ty Viễn thông Viettel đã ký Biên bản ghi nhớ. Đại diện Bộ Y tế là Ông Nguyễn Xuân Trường, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, và đại diện Tổng Công ty Viễn thông Viettel là ông Phùng Văn Cường, Phó Tổng Giám đốc (theo ủy quyền của Tổng Công ty Viễn thông Viettel). Mục tiêu của hoạt động này là tiếp tục duy trì triển khai Tổng đài Đường dây nóng ngành Y tế 1900-9095 để tiếp nhận những ý kiến bức xúc của người bệnh cần phải giải quyết khẩn cấp xảy ra tại các Bệnh viện và thực hiện tính năng chuyển trực tiếp (transfer) cuộc gọi của người dân tới số điện thoại trực Hotline của các Bệnh viện trên toàn quốc. Tăng cường công tác giám sát hoạt động tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân qua Đường dây nóng tại các Bệnh viện để ý kiến phản ánh của người dân được giải quyết kịp thời. Bản ghi nhớ quy định nội dung chi tiết về sự phối  hợp giữa hai cơ quan, bao gồm: (1) Tiếp tục duy trì và tổ chức tốt hoạt động của Hệ thống Tổng đài Đường dây nóng ngành Y tế duy nhất trên toàn quốc 1900-9095 tới 1.400 số điện thoại Hotline của các Bệnh viện trên toàn quốc nhằm kiểm soát hoạt động tiếp nhận, xử lý tại các đơn vị; (2) Sửa đổi Quy chế sử dụng phần mềm để theo dõi, đôn đốc việc tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân qua tổng đài trực đường dây nóng Bộ Y tế (1900-9095); Quy trình tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân qua Tổng đài trực đường dây nóng Bộ Y tế (1900-9095); (3) Nghiên cứu, xây dựng Đề án thiết lập đường dây tư vấn tách từ Tổng đài 1900-9095 về nội dung liên quan đến chăm sóc sức khỏe người dân (Y học thường thức, sức khỏe mẹ và bé, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm,…) do các bác sỹ chuyên khoa, chuyên gia đầu ngành trả lời (4) Điều chỉnh, sửa đổi một số tính năng nghiệp vụ phần mềm theo dõi, đôn đốc việc tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân qua Tổng đài trực đường dây nóng Bộ Y tế 1900-9095 (http://duongdaynongbyt.moh.gov.vn/ ); (5) Triển khai hoạt động tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân tại các Bệnh viện toàn quốc; (6) Thực hiện hoạt động truyền thông phạm vi  tiếp nhận của Tổng đài 1900-9095 của Đường dây nóng ngành Y tế để tăng cường hiệu quả việc sử dụng số đường dây nóng Bộ Y tế  

 

2. Tăng cường trách nhiệm của các bên trong việc phối hợp triển khai đường dây nóng: sau một thời gian phối hợp khá hiệu quả trong việc triển khai Đường dây nóng nhằm thu thập và xử lý thông tin, phản ánh của người dân về dịch vụ y tế, vừa qua, Bộ Y tế và Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã thống nhất tăng cường sự phối hợp trong công tác này nhằm duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động. Trách nhiệm của hai cơ quan đã được ghi rõ trong Biên bản ghi nhớ được kỹ vào ngày 01/01/2018. Cụ thể. Tổng Công ty viễn thông Viettel có trách nhiệm tiếp tục hỗ trợ Bộ Y tế triển khai Đường dây nóng qua Tổng đài 1900-9095 theo nội dung hợp tác nêu trên, tổ chức trực 24/24 giờ tiếp nhận ý kiến, bức xúc của người dân cần phải giải quyết khẩn cấp, cụ thể: Tinh thần thái độ phục vụ chưa tốt, ứng xử chưa phù hợp; chậm xử trí các tình huống chuyên môn cấp cứu  khẩn cấp; có biểu hiện vòi vĩnh, tiêu cực đối với người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh; khen ngợi cá nhân, tập thể trong bệnh viện; các nội dung phát sinh khác căn cứ theo nhu cầu của người dân và đề xuất của Bộ Y tế. Tổng Công ty cũng có trách nhiệm đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tiếp nhận và giải đáp qua Đường dây nóng; Giám sát tỷ lệ tiếp nhận cuộc gọi, chất lượng tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân của đội ngũ ĐTV trực Đường dây nóng theo chỉ tiêu KPIs đang áp dụng tại Viettel. Thực hiện công tác báo cáo chất lượng định kỳ. Thực hiện cập nhật, bổ sung số điện thoại trực đường dây nóng của các Vụ, Cục của Bộ Y tế; các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Bệnh viện do Sở Y tế quản lý; các Bệnh viện ngành; Bệnh viện thuộc Trường Đại học Y, Dược năm 2018 theo đề nghị của Bộ Y tế vào hệ thống. Phối hợp với Bộ Y tế truyền thông Đường dây nóng 1900-9095 qua hình thức nhắn tin (sms) đến người dân (hai Bên cùng thống nhất về đối tượng, nội dung tin nhắn, thời điểm nhắn). Với các hình thức truyền thông khác, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế triển khai theo năng lực ngân sách thực tế. Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Viettel tổ chức tập huấn, đào tạo các nghiệp vụ cơ bản và cung cấp thông tin trong phạm vi giải đáp cho đội ngũ ĐTV của Viettel trực Đường dây nóng. Cung cấp các thông tin liên quan đến nghiệp vụ, lĩnh vực chuyên môn ngành Y tế phục vụ công tác tiếp nhân, giải đáp thắc mắc của người dân (thuộc phạm vi giải đáp của Đường dây nóng) cho phía Viettel; kiểm tra, giám sát các bệnh viện trên toàn quốc và chịu trách nhiệm vận hành 24/07 máy chủ thu thập và xử lý phản ánh của người dân, đồng thời xử lý toàn bộ khiếu nại của người dân liên quan đến dịch vụ y tế,... 

3. Bộ Y tế tăng cường cho bộ phận quản lý đường dây nóng: Nhằm tăng cường năng lực cho bộ phận quản lý đường dây nóng Bộ Y tế, thời gian qua, ngoài việc phối hợp với Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel trong việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ cụ thể được quy định trong Biên bản ghi nhớ giữa hai cơ quan, Bộ Y tế đã tăng cường nhân lực cho bộ phận quản lý đường dây nóng của Bộ Y tế từ trung ương đến các bệnh viện trực thuộc Bộ. Bộ Y tế tiếp tục việc phân công cán bộ chuyên trách theo dõi hoạt động của Đường dây nóng không chỉ ở Bộ Y tế và trên địa bàn toàn quốc. Đồng thời Bộ yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn triển khai nghiêm túc các hoạt động về thu thập và xứ lý các ý kiến, phản ánh của người dân về dịch vụ y tế qua đường dây nóng; bố trí đủ cán bộ có tinh thần trách nhiệm và năng lực để triển khai hoạt động này; đồng thời duy trì việc báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Y tế. Phòng Tổng hợp – Văn phòng Bộ Y tế và Khối giải pháp doanh nghiệp - Tổng Công ty Viễn thông Viettel  là đơn vị đầu mối, phối hợp tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế và Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel chỉ đạo tổ chức thực hiện triển khai Đường dây nóng của ngành Y tế để tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh từ người dân về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

4. Bệnh viện Đà Nẵng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phục vụ người bệnh: theo thông tin từ Đường dây nóng Bộ Y tế ngày 02/01/2018, người dân đã đánh giá cao việc các bệnh viện ở Đà Nẵng đã tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Ví dụ như Bệnh viện Đà Nẵng đã triển khai có hiệu quả nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu như: kỹ thuật ghép thận, kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc trong điều trị chấn thương tủy sống; triển khai thành công các kỹ thuật mới trong lĩnh vực hồi sức như: ECMO, siêu lọc máu đã cứu sống nhiều bệnh nặng như sốc phản vệ, viêm cơ tim. Ngoài ra, Bệnh viện cũng đã làm chủ kỹ thuật phẫu thuật cho các cháu sơ sinh và trẻ nhỏ có trọng lượng dưới 4kg, can thiệp cho các trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi dưới 2kg; thay động mạch chủ qua da trong trường hợp hẹp khít động mạch chủ. Bệnh viện Đà Nẵng còn thực hiện can thiệp bằng sten graft cho các trường hợp bị phình bóc tách động mạch chủ; can thiệp mạch não trong trường hợp bị phình bóc tách động mạch chủ, can thiệp mạch não trong trường hợp dị dạng hay phình mạch não. BV Đà Nẵng cũng thực hiện hiệu quả kỹ thuật lấy huyết khối động mạch bằng dụng cụ solitaire, kỹ thuật PET/CT và SPECT/CT cho phép chẩn đoán sớm nhiều bệnh lý như ung thư, các tổn thương di căn, xạ hình tưới máu cơ tim với hình ảnh và chất lượng cao. Qua đó, góp phần nâng cao khả năng chẩn đoán chính xác điều trị sớm nhiều bệnh nhân, cứu sống nhiều ca bệnh hiểm nghèo. Ngoài Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cũng triển khai hàng loạt kỹ thuật mới, thực hiện thành công hàng trăm ca sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Đặc biệt, Bệnh viện đã thành lập ngân hàng sữa mẹ đầu tiên ở Việt Nam. Đặc biệt, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh và triển khai nhiều kỹ thuật mới như phẫu thuật tạo hình sau ung thư, phương pháp đồng biến liều tia trong xạ trị… Các bệnh viện chuyên khoa như Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Mắt và các Trung tâm y tế quận, huyện cũng đã phát triển các kỹ thuật y tế hiện đại. Với cơ sở vật chất hiện đại và trình độ chuyên môn cao, các bệnh viện ở Đà Nẵng có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh, giúp người bệnh không phải đi xa để chữa bệnh, giảm chi phí cho người bệnh. Người dân thành phố rất phấn khởi và an tâm với hoạt động của ngành Y tế thành phố.

5. Bệnh viện Sảnh Nhi tỉnh Quảng Ninh lần đầu tiên phẫu thuật thành công hai ca mổ tim hở vá lỗ thông liên thất: theo thông tin của người dân gửi đến Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 02/01/2018, ngay trong ngày đầu năm 2018, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh đã lập một kỳ tích khi lần đầu tiên phẫu thuật thành công ca mổ tim hở vá lỗ thông liên thất cho 2 cháu bé bị tim bẩm sinh. Đó là cháu Đặng Văn T. (dân tộc Dao, 5 tháng tuổi, ở xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ) và cháu Lê Bảo N. (3 tháng tuổi, ở xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên). Cả hai cháu được Khoa Ngoại và Chuyên khoa của Bệnh viện tiếp nhận ngày 01/01/2018 trong tình trạng thở nhanh, mệt nhiều và bú kém. Các bác sĩ lập tức cho tiến hành các xét nghiệm, siêu âm tim và chụp X-quang. Kết quả cho thấy các bệnh nhi bị hở van 2 lá; thất phải hai đường ra thể thông liên thất dưới van động mạch chủ. Các bác sỹ nhận định đây là trường hợp tim bẩm sinh cần xử lý ngay, nếu chậm chễ sẽ nguy hiểm đến tính mạng các cháu. Các bác sĩ Khoa Ngoại và Chuyên khoa đã mời ê-kíp can thiệp cấp cứu của Trung tâm tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương hỗ trợ hội chẩn cấp cứu. Các bác sĩ đã thống nhất phải phẫu thuật tim hở vá lỗ thông liên thất bằng phương pháp gây mê nội khí quản cho trẻ. Kíp phẫu thuật do TS.BS. Nguyễn Lý Thịnh Trường chủ trì cùng các BS. Trịnh Trương Tuyên, BS. Nguyễn Văn Luyện, BS. Lương Trung Kiên thực hiện. Ca mổ đầu tiên cho bé Đặng Văn T.  được bắt đầu thực hiện lúc 10h50 phút, các bác sĩ tiến hành thiết lập hệ thống máy tuần hoàn ngoài cơ thể tại chỗ và tiến hành mở ngực, bộc lộ tim bệnh nhân... Sau khi mở tim, quan sát thấy lỗ thông liên thất có kích thước 15x20mm, các bác sĩ tiến hành đóng lỗ thông liên thất bằng mảnh màng ngoài tim cho trẻ. Ca mổ thứ hai cho bé Lê Bảo N. Sau hơn 6 giờ, hai ca phẫu thuật tim hở vá lỗ thông liên thất đã thành công tốt đẹp. Hiện tại mạch và huyết áp bệnh nhân ổn định. Các bé đang được theo dõi đặc biệt tại Phòng hậu phẫu- Khoa gây mê hồi tỉnh của BV. Thành công này là một tín hiệu vui và điều kiện thuận lợi cho hàng ngàn bệnh nhân bị các bệnh lý về tim bẩm sinh, đặc biệt là trẻ em tại tỉnh Quảng Ninh, được điều trị kịp thời. BS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, đây là ca phẫu thuật tim hở cấp cứu bệnh nhân đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện. Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, bởi trong thời gian rất ngắn công tác chuẩn bị cho ca phẫu thuật tim hở đã được thực hiện khẩn trương. Người nhà hai cháu bé rất vui mừng, cảm ơn các bác sỹ đã cứu chữa cho các cháu, đặc biệt cảm ơn tinh thần làm việc khẩn trương, tận tinh của các bác sỹ đối với bệnh nhi và đã gọi điện đến Đường Dây nóng Bộ Y tế để khen ngợi các bác sỹ.

6. Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa cấp cứu thành công cho trẻ mắc bệnh xương thủy tinh: theo thông tin của người dân gửi đến Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 02/01/2018, các bác sỹ bệnh viện đa khoa Khánh Hòa vừa cấp cứu phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi Cao T., 6 tuổi, người dân tộc Raglai, trú ở xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa. Bệnh nhi này mắc bệnh xương thủy tinh nhưng bị gãy xương đùi trái sau khi bị ngã và phải nhập viện khẩn cấp. Do bị mắc bệnh xương thủy tinh nên tình trạng bệnh của bệnh nhi rất nguy hiểm. Được sự hỗ trợ của các bác sỹ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, các bác sỹ Khoa chấn thương chỉnh hình – bỏng Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa đã thực hiện thành công ca mổ cấp cứu  trong điều kiện hết sức khó khăn vì trước đó bệnh nhi đã bị gãy xương nhiều lần phải phẫu thuật bằng phương pháp Sofeild. Theo các chuyên gia y tế, mổ ghép xương cho trẻ em mắc bệnh xương thủy tinh là một kỹ thuật khó do xương rất mềm, không thể sử dụng dụng cụ y tế thông thường để gắp xương, mà phải dùng tay giữ xương nhẹ nhàng, không để vỡ nát. Được biết đây là ca phẫu thuật hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh 1/20.000. Người nhà bệnh nhân rất cảm ơn các bác sỹ và đã gọi điện đến Đường dây nóng để ngợi khen các bác sỹ.

7. Người dân khen ngợi Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới cứu sống nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim: theo thông tin của người dân gửi đến Đường Dây nóng Bộ Y tế, trong thời gian qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới đã thực hiện thành công kỹ thuật tim mạch được bệnh viện tuyến trên chuyển giao, nhờ đó đã cứu sống nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim trên địa bàn. Đây là kết quả của việc thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế. Từ khi triển khai đề án bệnh viện vệ tinh đến nay, các y bác sĩ của khoa tim mạch, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam -Cuba Đồng Hới đã tiến hành chụp mạch vành hơn 800 trường hợp, đặt stent mạch vành cho hơn 250 trường hợp, 50 trường hợp nhồi máu cơ tim được can thiệp "ngay trong thời gian vàng". Trước đây, những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim vào bệnh viện được điều trị nội khoa hoặc chuyển tuyến trên điều trị. Do đó, bệnh nhân bị mất “thời gian vàng” trong cấp cứu tim mạch. Năm 2013 được sự đồng ý của  Bộ Y tế, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới được làm bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Trung ương Huế- bệnh viện hạt nhân về bốn chuyên ngành: tim mạch, ngoại chấn thương, sản phụ khoa và ung bướu. Theo khuôn khổ của dự án, êkíp tim mạch can thiệp được gửi đi đào tạo đồng thời trang thiết bị được cung cấp đầy đủ cho can thiệp tim mạch. Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành - phó khoa tim mạch, phụ trách đơn vị tim mạch can thiệp cho biết: nhờ đề án bệnh viện vệ tinh, các bác sỹ của Bệnh viện đã được đào tạo,i nắm bắt nhanh về kỹ thuật và đã triển khai tốt các kỹ thuật can thiệp tim mạch tại bệnh viện. Hơn 50 trường hợp nhồi máu cơ tim được các bác sỹ Bệnh viện can thiệp ngay trong “thời gian vàng” nên bệnh nhân được cứu sống và ít để lại di chứng. Ngoài ra tại đơn vị tim mạch can thiệp cũng đã đặt máy tạo nhịp tim tạm thời và vĩnh viễn cho hơn 30 trường hợp. Dự án bệnh viện vệ tinh là một trong những hình thức chuyển giao kỹ thuật của tuyến trên cho tuyến dưới nhằm phát triển chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới đồng thời giảm tải cho các tuyến trung ương. Bệnh nhân và gia đình rất phấn khởi, cảm ơn các bác sỹ đã tận tình cứu chữa, đồng thời cũng cảm ơn Bộ Y tế đã triển khai đề án bệnh viện vệ tinh, nhờ đó năng lực của bệnh viện đã được nâng lên, có thể kịp thời cung cấp các kỹ thuật cao cho người bệnh, không phải chuyển đi xa. Người dân đã thông tin đến đường dây nóng khen ngợi bệnh viện.

8. Người dân ca ngợi Bệnh viện viện đa khoa Trung ương Cần Thơ áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong cấp cứu: theo thông tin người dân gửi đến Đường dây nóng Bộ Y tế ngày 03 tháng 1 năm 2018, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa thành công trong việc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch cấp cứu một nam bệnh nhân bị thuyên tắc nhánh lớn động mạch phổi hai bên, nhồi máu phổi thùy phải trong tình trạng nguy kịch, Đây là lần đầu tiên Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ triển khai phương thuốc mới này và đã cứu sông được bệnh nhân trong gang tấc đối mặt với sự nguy kịch đến tính mạng. Thông tin cho biết vào hồi 17 giờ 25 phút ngày 25 tháng 12 năm 2017, Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân N.V.S, sinh năm 1956, trú tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang trong tình trạng bị đau họng, sổ mũi, sốt, ho và đau ngực. Sau khi khám lâm sàng, và làm các xét nghiệm, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân có một số dấu hiệu bất thường nên đã chỉ định bệnh nhân nhập viện để theo dõi và điều trị, Đây là một quyết định đúng đắn và kịp thời, vì đến sáng hôm sau, tức là ngày 26 tháng 12, bệnh nhân lên cơn khó thở cấp, bức rức, da tái xanh, vã mồ hôi, đau ngực, huyết áp tụt. Các bác sĩ ngay lập tức đã tiến hành cấp cứu và chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Qua kết quả siêu âm mạch máu cho thấy, trong tĩnh mạch chi dưới bên trái có nhiều cục máu đông.Sau khi tiến hành CTScan ngực cho ra kết quả, bệnh nhân bị thuyên tắc nhánh lớn động mạch phổi hai bên, nhồi máu phổi thùy phải.Tiên lượng rất nặng. Ngay lập tức, dưới sự chủ trì của Ban Giám đốc bệnh viện, một cuộc hội chẩn cấp bệnh viện được tổ chức và đưa ra quyết định thống nhất, tiến hành điều trị tích cực cho bệnh nhân bằng sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch để cấp cứu. Sau 30 phút điều trị, bệnh nhân giảm khó thở, 12h sau khi sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân đã trở nên ổn định, hết đau ngực. Sau gần 10 ngày điều trị, hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định và dự kiến sẽ xuất viện vào ngày 4 tháng 1 năm 2018. Theo Bs.CKII. Trần Diệu Hiền, Quyền Trưởng khoa Nội Tim mạch – Khớp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, thuyên tắc phổi là tình trạng tắc động mạch phổi, thường do huyết khối từ hệ tĩnh mạch sâu chi dưới di chuyển đến phổi và là một cấp cứu nội khoa nặng với tỷ lệ tử vong khoảng 30% nếu không được điều trị kịp thời bởi tuyến chuyên khoa. Bệnh thường khởi phát đột ngột, khó khăn trong chẩn đoán do triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. Đây là bệnh nhân đầu tiên bệnh viện triển khai sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch điều trị thuyên tắc phổi. Bệnh viện cho rằng sau sự thành công này bệnh viện sẽ mang đến cơ hội cứu sống nhiều bệnh nhân khi mắc phải chứng bệnh này. Gia đình bệnh nhân rất phấn khởi và biết ơn các bác sỹ bệnh viện đã can thiệp kịp thời cứu sống bệnh nhân và đã gọi điện đến Đường Dây nóng Bộ Y tế để chuyển lời cảm ơn Bệnh viện.

9. Bệnh viện đa khoa Hà Đông (Hà Nội) cứu sống sản phụ có thai dính vào vết mổ cũ ở tử cung: theo thông tin từ Đường dây nóng Bộ Y tế, người nhà sản phụ Nguyễn Thị Thanh H., quê ở Lương Sơn (Hòa Bình) vừa gửi lời cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Hà Đông (Hà Nội) đã kịp thời cấp cứu, cứu sống sản phụ trong trường hợp nguy kịch. Theo thông tin phản ánh, khoa Phụ Sản Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã cứu sống chị H. 36 tuổi; chị H. đã trải qua hai lần mổ đẻ, nhưng lần mang thai thứ ba này thì chị không hay biết, cứ tưởng béo bụng. Tuy nhiên, do bị đau bụng dữ dội và máu âm đạo chảy ồ ạt, chị H. được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Sau khi thăm khám, siêu âm, bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Lan, Trưởng khoa Phụ Sản, nhận định đây là ca bệnh phức tạp do bệnh nhân đã mổ đẻ hai lần, hiện đang mang thai lần thứ ba, nhưng thai lại dính vào trên vết mổ cũ, ngoài ra bệnh nhân còn có hiện tượng chảy máu trong ổ bụng. Bác sỹ Lan cho biết: “Đậu thai trên vết mổ cũ rất nguy hiểm.Bởi đây là hình thái đậu thai sai. Hình thái này khiến trứng bị mắc kẹt ở eo tử cung - nơi có vết sẹo mổ trước và phát triển thành túi thai thay vì bám vào vùng đáy tử cung và có lớp cơ tử cung đủ dày để làm tổ và sinh trưởng như thông thường. Túi thai này nằm sai vị trí nên trong quá trình sinh trưởng sẽ bám vào cơ tử cung không đủ dày, các gai ở bánh nhau có thể xuyên vào bàng quang gây tổn thương bàng quang làm cho tử cung dễ bị vỡ. Do đó, thai này không thể giữ vì thai càng lớn, nguy cơ vỡ tử cung càng nhiều. Không chỉ vậy, mô sẹo lành lại sau phẫu thuật không thể co giãn và mềm mại bằng mô thường trong tử cung nên nếu thai làm tổ ở đây, nó dễ làm rách vết mổ gây ra bị sảy thai. Việc đậu thai trên vết mổ cũ có thể khiến cho chị H. bị vỡ tử cung, thậm chí là mất mạng”. Ngay sau khi hội chẩn, các bác sỹ đã chuyển gấp chị H.  đến phòng hồi sức, siêu âm và chuyển thẳng tới phòng mổ cấp cứu. Khi mổ tử cung áp sát cơ bàng quang, các bác sĩ đã tiến hành bóc tách giữa gai rau bàng quang để cắt toàn bộ khối chửa và cắt bán phần thấp để lại cổ tử cung. "Đây là trường hợp vô cùng hy hữu và may mắn cứu sống bệnh nhân ở thể bị sốc, mất nhiều máu. Ca mổ kéo dài hơn 1 tiếng; bệnh nhân được truyền 5 đơn vị máu, cấp cứu kịp thời” – Bác sĩ Lan chia sẻ. Người nhà sản phụ rất vui mừng trước thông tin này và vô cùng cảm ơn các bác sỹ bệnh viện đã xử lý kịp thời và cứu sống sản phụ.

10. Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh cứu sống sơ sinh bị lộ ruột gan ngoài ổ bụng: theo thông tin từ Đường dây nóng Bộ Y tế ngày 4 tháng 1 năm 2018, người nhà bệnh nhi sơ sinh đã gọi tới để cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh về việc đã kịp thời cứu sống bé sơ sinh mới chào đời trong tình trạng nguy kịch khi bị thoát vị rốn, ruột và gan bên ngoài thành bụng. Theo thông tin, ngày 03 tháng 1 năm 2018, bé sơ sinh được chào đời bằng phương pháp sinh mổ lúc 39 tuần tuổi tại Bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh. Khi đưa cháu bé ra khỏi bụng mẹ, các bác sỹ thấy bé bị thoát vị rốn, ruột và gan bên ngoài thành bụng. Điều này không quá bất ngờ đối với bác sỹ bởi bởi thai nhi đã được chẩn đoán trước sinh và theo dõi liên tục trong suốt thai kỳ của các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Vì vậy, ngay sau khi sinh ra, bé đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã trực tiếp vào phòng sinh để hỗ trợ hồi sức, ổn định sau sinh và vận chuyển về Bệnh viện Nhi đồng thành phố để can thiệp kịp thời. Sau khi hội chẩn giữa bác sĩ khoa sơ sinh, khoa ngoại và khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, bé đã được mổ cấp cứu phục hồi thành bụng nhanh chóng. Hiện sức khỏe của bé đã ổn định và đang được theo dõi tại khoa hồi sức sơ sinh. TS-BS Hồ Tấn Thanh Bình, BV Nhi đồng TP, cho hay: “Đây là thành công của việc phối hợp sản nhi trong việc can thiệp những dị tật bẩm sinh cần được can thiệp sớm. Việc phối hợp vậy sẽ giúp cho việc can thiệp điều trị thuận lợi hơn và tránh mất những khoảng thời gian quý báu”. BS Bình cũng khuyến cáo khi mang thai các bà mẹ nên thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi. Thoát bị rốn là một dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa và thần kinh khá hiếm gặp. Thoát vị rốn xảy ra khi nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài, tạo thành một khối lồi tại vùng rốn. Khối thoát vị có thể chứa dịch, một phần nội tạng như ruột non, ruột già, gan, dạ dày hoặc các tổ chức khác từ ổ bụng. Các chuyên gia cho rằng, bé sơ sinh được cứu sống ngoạn mục nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của các bác sỹ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh. Gia đình bé sơ sinh vô cùng mừng rỡ và biết ơn các bác sỹ của hai bệnh viện đã hợp sức cứu sống bé sơ sinh. Họ đã gọi điện đến Đường Dây nóng để khen ngợi tinh thần trách nhiệm, khẩn trương và trình độ chuyên môn của các bác sỹ hai bệnh việ này.

11. Bệnh viện Nhi Trung ương vừa cứu sống sơ sinh bị sinh non bỏ rơi: theo thông tin người dân gửi đến Đường Dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa cứu sống bé gái 32 tuần tuổi có thể bị người mẹ ép sinh non sau đó vứt ra đống rác. Theo thông tin phản ánh, ngày 25 tháng 12 năm 2017, một nhóm từ thiện chuyên đi nhặt xác thai nhi về để chôn cất đã phát hiện một trẻ sơ sinh gái có dấu hiệu sinh tồn bị vứt ở một bãi rác trong khu vực nội thành Hà Nội. Khi phát hiện cháu vẫn còn dây rốn, thở yếu, với kinh nghiệm của mình, các tình nguyện viên cho rằng cháu bé được sinh ra trước thời điểm phát hiện khoảng từ 2 đến 3 tiếng, tức là khoảng 19 giờ ngày 25 tháng 12. Với thai lớn như vậy, nhiều khả năng người mẹ sẽ phải đặt thuốc để ép cho thai nhi chết, sau đó mới sinh cháu ra và vứt bỏ. Khi phát hiện, mọi người thấy cháu vẫn còn sống nên vội vàng đưa cháu vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Sau đó cháu đã được chuyển lên khoa Sơ sinh để tiếp tục chăm sóc. Nhóm thiện nguyện đã liên hệ với Bệnh viện Nhi Trung ương, và đưa cháu bé vào đây cấp cứu. Các bác sỹ Bệnh viện đã khám và tiến hành các biện pháp cấp cứu kịp thời, bé gái đã dần hồi trở lại. Kết quả khám và xét nghiệm cho thấy, đây là thai nhi khoảng 32 tuần tuổi, trong máu có vi – rút kháng thuốc. Hiện bé gái đã được chuyển lên điều trị tích cực ở phòng cách ly của khoa Sơ sinh. Cháu bé đang rơi vào tình trạnh suy hô hấp, nhiễm khuẩn, luôn phải thở máy, tiên lượng dè dặt. Bác sĩ khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những trường hợp trẻ sơ sinh bị mẹ bỏ rơi. Đa số trẻ khi vào viện đều đã ở trong tình trạng sức khỏe yếu, trên nền trẻ sinh non. Vì thế, dù cố gắng cứu chữa nhưng đa số sau đó trẻ tử vong. Bé gái được các nhóm từ thiện đặt tên là Nguyễn Ngọc Quỳnh Hương. Họ mong rằng cháu bé sẽ qua cơn nguy kịch, bởi sức sống mãnh liệt của cháu khi mới 32 tuần tuổi đã bị vứt ngoài bãi rác. “Tôi cho rằng, người mẹ cũng không ngờ cháu có sức sống mãnh liệt đến vậy. Giờ đây chúng tôi từng ngày, từng giờ mong cháu bình yên, khỏe mạnh”, một bạn tình nguyện viên chia sẻ. Hiện nay, các thành viên nhóm tình nguyện vẫn đang thay nhau túc trực chăm sóc cháu tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Mọi người hy vọng phép mầu sẽ đến với cháu bé.

 

12. Bệnh viện Trưng Vương thành phố Hồ Chí Minh phẫu thuật thành công cho bé gái bị vẹo cột sống hiếm gặp: theo thông tin người dân gửi đến Đường dây nóng Bộ Y tế ngày 05 tháng 01 năm 2018, các bác sỹ Đơn vị Cột sống, Bệnh viện Trưng Vương thành phố Hồ Chí Minh vừa tiến hành phẫu thuật nắn chỉnh thành công cột sống cho một bệnh nhi 15 tuổi ở Kiên Giang bị cong vẹo cột sống hiếm gặp. Cột sống của bệnh nhi này như một đường cong uốn lượn đến 3 đoạn. Trong đó, vùng cong nặng nhất lên đến 110 độ. Theo người nhà bệnh nhi, bé bị cong vẹo cột sống từ 4 năm trước, với một vùng cong, độ cong ban đầu là 60 độ. Tuy nhiên, nhiều năm qua bệnh nhi chỉ điều trị bằng hình thức nẹp nắn chỉnh và không đạt hiệu quả. Đến khi bé bị khó thở, đau lưng nhiều, ngồi lâu không được thì gia đình mới đưa bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện Trưng Vương thành phố Hồ Chí Minh. Giáo sư - bác sĩ Võ Văn Thành, Cố vấn Đơn vị Cột sống, Bệnh viện Trưng Vương cho biết: Bệnh nhân bệnh nhi bị vẹo cột sống hội chứng marfan. Theo y văn thế giới, hội chứng Marfan có tỉ lệ 1/5.000 người mắc. Đây là hội chứng bẩm sinh do rối loạn về gien gây ra. Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ em nữ, độ tuổi từ 13-15 tuổi. Hội chứng Marfan là một dạng bệnh do mô liên kết bị lỏng khiến ngón tay, ngón chân dài và trông yếu ớt; cột sống bị vẹo. Các cơ quan như mắt, thần kinh, hệ xương và hệ tim mạch bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu được phát hiện sớm, có thể điều trị bằng cách nẹp hoặc tìm phương pháp phù hợp. Ở các nước phát triển, việc đeo dụng cụ nẹp cho người bệnh từ 20 - 40 độ có thể tránh tới 80 - 90% phải phẫu thuật về sau. Trường hợp góc vẹo đã trên 40 độ, nếu không mổ sớm bệnh sẽ càng ngày càng nặng thêm, đường cong uốn lượn ở cột sống kéo dài lên ngực ảnh hưởng đến đường hô hấp, chèn ép các cơ quan, nguy hiểm tính mạng. Các bác sỹ Bệnh viện Trưng Vương đã tiến hành xét nghiệm cho bệnh nhi. Kết quả hình ảnh cho thấy, cột sống của bệnh nhi lúc này đã có đến 3 vùng cong uốn lượn. Vùng 1 cong 46 độ, vùng 2 cong 110 độ và vùng 3 cong 70 độ. Bên cạnh đó, bệnh nhi còn kèm theo triệu chứng tim mạch. Mạch đập của bệnh nhân lên đến 150 lần/phút, gấp đôi so với thông thường, kèm theo tình trạng suy dinh dưỡng nặng, bệnh nhân chỉ còn 36 kg. Các bác sĩ đã phải mất 9 tháng để điều trị ổn định tim mạch, bổ sung dinh dưỡng và tập phục hồi chức năng thở cho bệnh nhi để bệnh nhi có đủ điều kiện sức khỏe làm phẫu thuật. Sau đó, các bác sĩ đã mổ nắn chỉnh cột sống cho bệnh nhi, với 21 ốc chân cung và hàn xương cố định bằng 2 thanh nối dọc và 2 thanh nối ngang. Ca mổ kéo dài gần 7 giờ với sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều chuyên gia. Sau phẫu thuật, đường cong cột sống của bệnh nhân đã được nắn chỉnh hơn 60%, vùng cong nặng nhất từ 110 độ xuống còn khoảng 40 độ. Chiều cao của bệnh nhân theo đó cũng tăng lên được 7 cm. Mười ngày sau phẫu thuật, tức là ngày 05 tháng 1 năm 2018, bệnh nhi đã ngồi dậy và đi lại được, các dấu hiệu về tim mạch trở lại bình thường. Gia đình bệnh nhi rất vui mừng và vô cùng cảm ơn các bác sỹ bệnh viện.

13. Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh áp dụng báo động đỏ liên viện cứu sống bé gái trong tình trạng nguy kịch: theo thông tin người dân phản ánh đến Đường Dây nóng Bộ Y tế, ngày 03 tháng 1 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh vừa cứu sống bé gái 30 tháng tuổi bị mảnh sàng đâm vào cổ. Vào lúc 19giờ 50 phút ngày 3 tháng 1 năm 2018, khoa Cấp cứu của bệnh viện Nhi đồng thành phố đã tiếp nhận một bé gái 30 tháng tuổi, cư ngụ tại xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở với bệnh cảnh bị một vết thương vùng cổ xuất huyết ồ ạt. Theo người nhà bệnh nhi, bé gái gặp tai nạn sinh hoạt bị một miễng sành ghim vào và cắt đứt vùng cổ bên phải. Ngay lập tức, ê kíp trực Bệnh viện đã hồi sức cấp cứu khẩn cấp, tái lập hô hấp tuần hoàn và kích hoạt báo động đỏ nội viện. Ngay sau báo động đỏ, các bác sĩ và điều dưỡng trực của các khoa cấp cứu, hồi sức tích cực, xét nghiệm huyết học, sinh hoá và ê kíp phẫu thuật - gây mê hồi sức đã phối hợp phẫu thuật cho bệnh nhi. Trong lúc tiến hành kẹp các động mạch, tĩnh mạch vùng cổ bị đứt và cầm máu, các phẫu thuật viên phát hiện bên cạnh các động mạch và tĩnh mạch tổn thương còn có một thương tổn nguy hiểm khác là đám rối thần kinh ngoại vi vùng cổ bên phải cũng bị đứt. Ngay lập tức bệnh viện báo động đỏ liên viện đến các bệnh viện chuyên khoa khác và nhanh chóng được các phẫu thuật viên của Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Đại Học Y Dược, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình đến cùng phối hợp can thiệp triệt để, cứu sống bệnh nhân. Sau hơn 5 giờ phẫu thuật căng thẳng, bệnh nhi đã thoát khỏi nguy cơ tử vong, đến sáng ngày 4 tháng 1 năm 2018, bé có dấu hiệu hồi sinh: đồng tử 2 mm có phản xạ ánh sáng, mạch 125 lần/phút, huyết áp 126/66 mmHg, vết mổ khô, không thấy máu chảy thêm, không còn sử dụng thuốc vận mạch. Hiện bệnh nhi tiếp tục được hồi sức và chăm sóc tích cực tại Khoa Hồi sức của Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Gia đình bệnh nhi vô cùng biết ơn các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng thành phố, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Đại học Y Dược và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp kịp thời can thiệp, cứu sống cháu bé. Họ đã thông tin đến Đường dây nóng Bộ Y tế để khen ngợi tinh thần khẩn trương, hết lòng vì bệnh nhi cũng như hệ thống báo động đỏ liên viện.

14. Sở Y tế Yên Bái thông tin về nguyên nhân tử vong của hai trẻ nhỏ ở huyện Trạm Tấu: theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 06 tháng 1 năm 2018, Sở Y tế Yên Bái vừa cho biết nguyên nhân khiến hai trẻ em tử vong liên tiếp tại huyện Trạm Tấu, Yên Bái trong thời gian qua. Theo thông tin thì ca thứ nhất là cháu Giàng A S. 7 tuổi, cư trú tại thôn Pá Hu, xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu, tử vong ngày 31 tháng 12 năm 2017; ca thứ hai là cháu Mùa A S. 5 tuổi, cư trú tại thôn Háng Gàng, xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu, tử vong lúc 16h30 ngày 3 tháng 01 năm 2018. Ngay sau khi nhận được thông tin về hai trẻ tử vong tại huyện Tạm Tấu, Sở Y tế tỉnh Yên Bái đã cử đoàn công tác đến hỗ trợ điều tra nguyên nhân. Đoàn đã làm việc với chính quyền địa phương và trường học (nơi có học sinh tử vong) cũng như cán bộ y tế địa phương để xác định rõ nguyên nhân. Qua điều tra xác minh hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ và gia đình, cháu Giàng A S. được chẩn đoán viêm phổi thùy, suy thận cấp. Sau khi vào viện điều trị 7 tiếng, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ đã tư vấn chuyển bệnh nhân đi Hà Nội, nhưng người nhà đã cho trẻ về nhà để tự điều trị bằng  thuốc nam và trẻ tử vong trên đường về do suy hô hấp nặng. Trường hợp cháu Mùa A S., kết quả điều tra xác minh tại gia đình bệnh nhân cho thấy trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, kéo dài 2 ngày, gia đình không cho đi viện khám, mà cho trẻ điều trị bằng thuốc nam và trẻ đã tử vong lúc 16h30 ngày 3 tháng 01 năm 2018. Cháu Mùa A S. được xác định là bị tiêu chảy cấp, mất nước nặng. Từ những kết quả điều tra, xác minh và hồ hơ bệnh án, Đoàn công tác của Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái kết luận: 02 ca bệnh tử vong trên không liên quan đến dịch bệnh, do 2 ca bệnh có triệu chứng bệnh khác nhau, không có yếu tố dịch tễ ở hai địa điểm cách xa nhau. Nguyên nhân tử vong do trẻ mắc bệnh không được khám và điều trị kịp thời. Ngành y tế Yên Bái cũng đã phối hợp với chính quyền và các ban ngành tiến hành vận động để người dân yên tâm đưa trẻ đến trường học và tuyên truyền để những trường hợp mắc bệnh phải được đưa đến cơ sở y tế khám và điều trị đúng cách, kịp thời. Qua Đường Dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế Yên Bái cũng muốn cung cấp thông tin để trả lời cho người dân khi được hỏi về trường hợp này.

15. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn và Bệnh viện Saint Paul phối hợp cứu sống bệnh nhân bị tổn thương tụy và mạch máu nghiêm trọng: theo thông tin từ Đường dây nóng Bộ Y tế ngày 06 tháng 01 năm 2018, một trường hợp cấp cứu với tổn thương khối tá tụy và mạch máu vô cùng nghiêm trọng vừa được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn và Bệnh viện Saint Paul (Hà Nội) phối hợp cứu sống. Bệnh nhân là  anh Nguyễn Văn T. - bị đâm 3 nhát dao chí mạng ngay trong bữa tiệc đầu năm. Theo lời kể của bố nạn nhân, vào lúc 15h30 ngày 04 tháng 01 năm 2018, khi bữa liên hoan do anh T. tổ chức vừa mới kết thúc, bạn bè đang cùng hát karaoke thì bỗng xảy ra xích mích. Một trong số những người bạn do say rượu, mất kiểm soát đã dùng con dao gọt hoa quả đâm anh T. 3 nhát vào bụng. Vết thương bên ngoài chỉ nhỏ gọn vài cm, nhưng tổn thương bên trong thì lại rất nghiêm trọng: toàn bộ tá tràng bị đứt làm đôi, đầu tụy bị rách, dạ dày bị xuyên thủng, động mạch vành vị bị đứt và chảy máu dữ dội, nhánh phải tĩnh mạch gan cũng bị đứt rời, cơ hoành bị thủng gây tràn máu tràn khí màng phổi cả hai bên. Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn. Tiên lượng bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu chuyển nạn nhân lên tuyến trên, nên dù ca cấp cứu rất phức tạp, nhưng lãnh đạo và ê kíp trực của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn đã quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân ngay tại Bệnh viện. Đồng thời, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn đã xin viện trợ khẩn cấp một ê kíp phẫu thuật và hồi sức cấp cứu từ Bệnh viện Đa khoa Saint Paul. Trong quá trình phẫu thuật 3 tiếng đồng hồ, bệnh nhân bị mất máu quá nặng, ê-kip phẫu thuật không thể chờ đợi máu tiếp viện từ ngân hàng máu của Viện Huyết học - Truyền máu trung ương chuyển đến. Đây thực sự là một khó khăn, thách thức lớn đối với các bác sỹ phẫu thuật. Lãnh đạo bệnh viện đã thông báo cho tất cả các khoa phòng, kêu gọi nhân viên tình nguyện đến làm xét nghiệm, tìm ra những người có nhóm máu AB đạt tiêu chuẩn đủ truyền được cho nạn nhân. Nhờ sự hỗ trợ nhân lực kịp thời từ Bệnh viện Saint Paul, các bác sĩ đã nối thành công các mạch máu đứt rời, cứu sống bệnh nhân trong những thời khắc nguy cấp nhất.. Đến 23h40 phút ngày 4/1/2018, khi mạch và huyết áp của bệnh nhân đã duy trì ổn định, các bác sĩ đã quyết định chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Saint Paul để tiếp tục hồi sức. Gia đình bệnh nhân vô cùng cảm kích trước tinh thần làm việc tận tụy của các bác sỹ cũng như những quyết định đúng đắn của Bệnh viện trong việc cấp cứu bệnh nhân, nhờ đó có thể cứu sống bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.

16. Những bác sỹ hết lòng vì người bệnh: theo thông tin người dân gửi đến Đường dây nóng Bộ Y tế, nhờ sự quyết đoán, sự tận tình và trách  nhiệm của các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn, Hà Nội, bệnh nhân nam 30 tuổi đã được cứu sống thần kỳ sau khi bị tổ thương nặng vùng bụng, rách cùng một lúc nhiều phủ tạng như gan, phổi, dạ dày, và mạch máu. Thông tin cho biết, bệnh nhân bị người bạn say rượu đâm 3 nhát trong lúc hát karaoke tại nhà. Các vết đâm khiến bệnh nhân bị chấn thương và chảy máu nặng ổ bụng. Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn đã chuyển vào khoa cấp cứu. Bác sỹ Tạ Văn Sứng, Giám đốc Bệnh viện cho biết, dù vết thương bên ngoài rất nhỏ nhưng tổn thương bên trong vô cùng nghiêm trọng: toàn bộ tá tràng bệnh nhân bị đứt làm đôi, thủng đầu tuỵ, thủng dạ dày, thủng cơ hoành gây tràn máu, tràn khí màng phổi cả 2 bên, động mạch vành bị đứt, xuyên phổi, mạch máu ở gan to như ngón tay cũng bị đứt rời. BS Sứng cho biết thêm, thời điểm bệnh nhân nhập viện, máu cháy ồ ạt qua các vết thương, bụng trướng căng đầy máu, da xanh tái, chân tay lạnh, mạch nhỏ không bắt được, điểm hôn mê glasgow chỉ còn 3-4 điểm, nguy cơ tử vong rất cao. “Rất nhanh, kíp trực cấp cứu của BS Tú, điều dưỡng Thương đã thông báo ngay cho tôi và kíp trực khoa Ngoại xuống đánh giá, xác định với tình trạng nguy cấp như vậy, nếu cho chuyển ngay tuyến trên thì xe chỉ kịp rời 5-7 phút là bệnh nhân sẽ tử vong”, BS Sứng kể lại. Ngay lập tức, BS Sứng lệnh “chuyển ngay lên phòng mổ”.Từ lúc bệnh nhân nhập viện đến khi lên phòng mổ vỏn vẹn 15 phút. Ca mổ kéo dài 3 tiếng do BS Nguyễn Văn Tụy, Trưởng khoa Ngoại làm trưởng ekip. “Chúng tôi từng cấp cứu nhiều trường hợp rất nặng, thậm chí xuyên tim, ngừng tuần hoàn nhưng chỉ tổn thương 1-2 cơ quan, riêng bệnh nhân này bị đa chấn thương, thủng cùng lúc nhiều phủ tạng là trường hợp rất hy hữu”, BS Sứng thông tin. Do bệnh nhân bị mất máu quá nhiều, nên cần tiếp máu gấp với lượng lớn. “Dù là nhóm máu chuyên nhận nhưng tình trạng bệnh nhân quá nguy kịch, chỉ cần truyền 1-2 đơn vị nhóm máu khác sẽ gây phản ứng, rối loạn quá trình chuyển máu, rất nguy hiểm nên bắt buộc phải truyền đúng nhóm máu”, BS Sứng nói. Trong lúc chờ máu tiếp tế từ Viện Huyết học truyền máu Trung ương, BS Sứng thông báo toàn BV, kêu gọi nhân viên tình nguyện làm xét nghiệm hiến máu. Bệnh viện đã tìm được 4 người, trong đó có 3 nhân viên của bệnh viện và một người nhà bệnh nhân khác có cùng nhóm máu với bệnh nhân. Nhờ đó đã đủ lượng máu truyền cho bệnh nhân thoát cơn nguy kịch. Trong 3 giờ phẫu thuật căng thẳng, bệnh nhân được truyền hơn 10 đơn vị máu. BS ưu tiên xử lý các vết thương có nguy cơ chảy máy lớn, thậm chí dùng kẹp clamp để kẹp tạm thời rồi khâu, buộc dần các mạch máu. Lãnh đạo Bệnh viện đã gọi đến Bệnh viện Xanh Pôn xin hỗ trợ khẩn cấp. 15 phút sau, tổ cấp cứu cơ động của BV Xanh Pôn lên xe cứu thương lao đi, trong đó có BS Ôn Quang Phóng phụ trách ekip phẫu thuật mang theo chỉ chuyên dụng và BS Vũ Văn Khâm - ekip gây mê. Các bác sỹ hai bệnh viện đã phối hợp nhịp nhàng, các mạch đứt được nối hoàn thiện, máu chảy đều. Đến 23h40 cùng ngày, khi tình trạng bệnh nhân ổn định hơn, Bệnh viện quyết định chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Xanh Pôn để tiếp tục theo dõi, điều trị. Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo nhưng vẫn trong tình trạng nặng với những biểu hiện suy gan, suy thận và tiêu cơ vân. Bố bệnh nhân Tuấn sau đó có tìm hỏi những người đã hiến máu cho con trai để cảm ơn nhưng không ai nhận. BS Sứng chia sẻ, đây không phải là trường hợp đầu tiên được các y, BS của BV cho máu để cứu sống, trước đó có rất nhiều trường hợp tương tự. Cách đây 2 tuần, có một bệnh nhân chửa ngoài tử cung, vào BV đa khoa Sóc Sơn cấp cứu khi máu đã chảy đầy ổ bụng, ngừng tim và đã được 4 nhân viên y tế cho máu. “Chúng tôi ở tuyến xa, ít tiếp xúc với báo chí, truyền thông nên chưa bao giờ thông tin. Chúng tôi coi những việc đó trước hết là tình cảm giữa con người với con người, giữa BS với bệnh nhân. Dù là BS hay người dân cũng không ai muốn người khác biết đến đâu”, BS Sứng tâm sự. Hành động của các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn đã được gia đình bệnh nhân và người dân ở đây vô cùng cảm kích, khen ngợi.

17. Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 2 tháng tuổi vị thoát vị não nguy hiểm: theo thông tin phản ánh đến Đường dây nóng Bộ Y tế, một bệnh nhi 2 tháng tuổi bị thoát vị não - màng não nguy hiểm vừa được các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Quàng Ninh phẫu thuật thành công tạo hình màng cứng.  Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhi Phạm Thanh T. (2 tháng tuổi, quê ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) có khối u mềm đỉnh đầu, đường kính 2cm từ khi mới sinh ra. Trước đó, gia đình đưa cháu lên Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám, sau đó quyết định đưa cháu về Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh điều trị. Qua kết quả siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ, các bác sĩ chẩn đoán khối u của bệnh nhi 2 tháng tuổi do thoát vị não – màng não vùng đỉnh chẩm trái và chỉ định gây mê nội khí quản, mổ xử trí khối thoát vị, tạo hình lại màng não. Kíp mổ do bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Trưởng Đơn nguyên phẫu thuật thần kinh làm trưởng kíp cùng các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình xử trí khối thoát vị, tạo hình lại màng cứng và cầm máu cho bệnh nhi. Sau 2 tiếng phẫu thuật, ca mổ diễn ra thành công thuận lợi. Theo các bác sỹ, trường hợp của bệnh nhi T. bị thoát vị màng não là một bệnh lý hiếm gặp do khuyết cung sau rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, qua đó màng cứng tủy dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị. Phẫu thuật thoát vị não – màng não vùng đỉnh chẩm là ca mổ khó và phức tạp vì bệnh nhi còn quá nhỏ (mới 2 tháng tuổi) nên từ khâu gây mê hồi sức cho đến suốt quá trình thực hiện phẫu thuật phải vô cùng cẩn trọng. Hơn nữa, khi thực hiện cắt túi thoát vị và vá màng não bệnh nhi nếu không xử trí đúng hướng thì dễ có nguy cơ bị rò dịch não tủy gây nguy hiểm tính mạng. Theo đánh giá của lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, việc thực hiện thành công ca phẫu thuật thoát vị màng não tủy khẳng định trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sỹ Bệnh viện trong việc điều trị các bệnh lý về thần kinh không chỉ ở người lớn mà cả bệnh nhi nhỏ tuổi. Gia đình bệnh nhi rất vui mừng và vô cùng cảm ơn các bác sỹ bệnh viện cả về sự tận tình chăm sóc, cũng như tay nghề của các bác sỹ đã cứu sống bệnh nhi thoát khỏi tình trạng bệnh hiểm nghèo.

18. Sử dụng nguồn máu sống, các bác sỹ Trung tâm Y tế quân dân y đảo Bạch Long Vĩ đã cứu sống ngư dân: Theo thông tin từ đường dây nóng Bộ Y tế, bằng ngân hàng máu sống là những người dân sống trên đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng, Trung tâm Y tế quân dân y huyện đảo Bạch Long Vĩ đã kịp thời cứu sống ngư dân bị tai nạn khi đang đánh bắt cá trên biển. Hồi 1 giờ 30 phút rạng sáng ngày 10 tháng 01 năm 2018, Trung tâm Y tế quân dân y huyện đảo Bạch Long Vĩ đã tiếp nhận ngư dân Lê Văn Q., 28 tuổi, ở xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa bị tai nạn nặng khi đang đánh bắt thủy sản tại vùng biển Bạch Long Vĩ.Khi đó, anh Q. đang làm việc trên tàu TH 0141 do ông Lê Văn Th. là tàu trưởng. Anh Q. đã trượt ngã xuống hầm tàu và bị sắt đâm xuyên thấu đùi phải, máu chảy nhiều. Sau khi băng bó tạm thời trên tàu, gần 2,5 giờ đồng hồ sau tàu mới cập bờ để đưa anh Q. vào Trung tâm y tế cấp cứu do sóng to, gió lớn cấp 9, cấp 10, kèm mưa giông… Anh Q. nhập viện trong tình trạng sốc do đau, mất máu kéo dài, huyết áp nhỏ, mạch nhanh, thở dốc, da tím tái, vết thương tại đùi sâu khoảng 10 cm vẫn đang chảy máu ồ ạt phun thành tia... Các y, bác sĩ đã tiến hành hồi sức chống sốc tích cực, đồng thời huy động ngân hàng máu sống trên đảo ngay trong đêm để truyền máu cấp cứu cho bệnh nhân. Bệnh nhân được khẩn trương truyền máu và kíp trực tiến hành mổ cấp cứu, xử trí kẹp thắt nhánh động mạch đứt, khâu nối phục hồi cơ, thần kinh… Đến 4 giờ 30 phút sáng 10-1, ca mổ kết thúc và bệnh nhân thoát mê an toàn, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị tích cực tại Trung tâm Y tế quân dân y Bạch Long Vĩ trong điều kiện thời tiết huyện đảo đang có gió mùa cấp 8, cấp 9. Thành công này của Trung tâm Y tế quân dân y đảo Bạch Long Vĩ đã làm cho người dân thêm tin tưởng các bác sỹ của Trung tâm. Người dân rất cảm kích các bác sỹ vì sự tận tâm và sáng kiến sử dụng nguồn máu sống trên đảo.

19. Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai nối thành công bàn tai bị đứt lìa cho một bệnh nhân bị đa chấn thương: theo thông tin phản ánh từ Đường dây nóng Bộ Y tế, sau gần một tuần điều trị, đến ngày 10 tháng 01 năm 2018, sức khỏe của bệnh nhân Trần Quốc H., 37 tuổi ở xã Bàu Hàm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai, đã qua cơn nguy kịch. Ngày 04 tháng 01 năm 2018, bệnh nhân Trần Quốc H. nhập viện trong tình trạng bàn tay trái bị đứt lìa, bàn tay phải bị dập nát ngón cái và ngón trỏ, tổn thương phần đầu, mặt, cổ, do bị chém nhiều nhát; bệnh nhân bị mất máu nhiều, mạch và huyết áp không đo được. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất đã tổ chức 3 kíp mổ gồm các bác sĩ, phẫu thuật viên khoa ngoại chấn thương chỉnh hình, khoa Nội lồng ngực và khoa răng hàm mặt cùng lúc thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp cho bệnh nhân. Tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt lọc, khâu nối các phần bị tổn thương của bệnh nhân. Phần cẳng tay trái đứt lìa của bệnh nhân được các bác sĩ dùng kỹ thuật vi phẫu nối thần kinh, mạch máu, gân cơ và kết hợp xương để nối lại. Cuộc phẫu thuật kéo dài trong 6 tiếng và người bệnh phải truyền 12 đơn vị máu. Theo bác sĩ Nguyễn Tường Quang, Trưởng khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, do bệnh nhân bị đa chấn thương nặng nên các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu đồng thời nhiều ê kíp cùng tham gia phẫu thuật. Đặc biệt, bàn tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa nên cần được phẫu thuật khâu nối ngay, nếu để lâu khả năng phục hồi sẽ càng giảm. Thông thường sau khi nối, bàn tay sẽ được phục hồi khoảng 70 – 80%. Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, phần tay được nối các ngón đã hồng hào, có thể cử động tốt. Bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi và điều trị, kết hợp tập vật lý trị liệu để hồi phục chức năng vận động của tay. Gia đình bệnh nhân rất cảm ơn các bác sỹ của Bệnh viện đã kịp thời phẫu thuật, cứu được bàn tay của bệnh nhân khỏi bị tàn phế.

20. Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh cứu sống thai nhi bị thủng ruột từ trong bụng mẹ: theo thông tin từ Đường dây nóng Bộ Y tế ngày 11 tháng 01 năm 2018, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh đã thành công trong nỗ lực giành lại sự sống cho bé sơ sinh chào đời với đoạn ruột thủng từ trong bụng mẹ. Bé nhập viện trong tình trạng nguy kịch: Suy hô hấp nặng, nhiễm trùng nhiễm độc nặng, bụng bé căng như quả bóng, xuất huyết toàn thân, thành bụng xuất huyết nhiều nơi... Bé được chẩn đoán theo dõi thủng ruột do viêm phúc mạc bào thai từ trong bụng mẹ lúc thai 25 tuần. Diễn tiến thai kỳ mẹ có nhiều nước ối, bị tăng huyết áp nên được các bác sĩ chấm dứt thai kỳ sớm lúc thai 36 tuần tuổi. Sau chào đời, bé bị suy hô hấp, xuất huyết toàn thân và được đặt ống giúp thở chuyển ngay từ Cần Thơ lên Bệnh viện Nhi đồng thành phố. Tại đây, bé được cho thở máy, hồi sức tích cực, truyền máu để bù máu đã xuất huyết, truyền các yếu tố giúp điều chỉnh rối loạn đông cầm máu. Tại Bệnh viện, do bệnh nhi bị thủng ruột, xuất huyết toàn thân nên không thể mổ nối ruột ngay vì nguy cơ chảy máu không cầm được. Tuy nhiên, nếu để dịch ứ trong bụng lâu, vi trùng và chất độc từ dịch bẩn sẽ xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng nhiễm độc nặng hơn nên các bác sĩ đã đặt một ống dẫn lưu từ ổ bụng để rút dịch nhiễm trùng ra ngoài, sức khỏe tiến triển tốt mới cho phẫu thuật. Sau 2 ngày hồi sức tích cực, bé được phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ ghi nhận bụng bé đầy dịch phân, mủ, ruột non thủng một đoạn, gây viêm toàn bộ ổ bụng. Bác sỹ Nguyễn Cát Phương Vũ - Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi đồng thành phố cho biết: "Các bác sĩ không nối ruột ngay được, phải đưa tạm một lỗ ruột ra ngoài để giải áp, an toàn cho bé trước. Bé hồi phục tốt đóng lỗ ruột này lại và sống như trẻ bình thường khác". Sau hơn nửa tháng cứu chữa, hiện bé bú khá, dự kiến xuất viện trong thời gian tới. Các bác sỹ cho biết, đây là bệnh lý viêm phúc mạc bào thai, phản ứng viêm do tổn thương đường tiêu hóa (thủng ruột) trong thời kỳ bào thai. Trẻ bị thủng ruột, dịch phân sẽ tràn ra ổ bụng trẻ, gây nhiễm trùng, nhiễm độc. Chất độc được hấp thu vào máu gây rối loạn đông máu nặng, trẻ sẽ bị xuất huyết toàn thân nặng nề, có thể chết lưu khi chưa ra đời. Chất độc cũng được hấp thu vào máu mẹ, có thể gây nguy hiểm cho mẹ… Nhờ chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời của các bác sỹ, bệnh nhi đã được cứu sống và điều trị dần phục hồi. Gia đình bệnh nhi rất biết ơn các bác sỹ đã mang lại sự sống cho con cháu mình.

21. Các bác sỹ Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai đã lập kỳ tích cứu sống mẹ con sản phụ bị bệnh tim nặng: theo thông tin từ Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 12 tháng 01 năm 2018, Bệnh nhân Lành Thị N., sinh năm SN 1997, quê ở Chợ Đồn, Bắc Kạn đã được xuất viện cùng với đứa con trai sinh non 28 tuần tuổi. Việc hồi phục của bệnh nhân được xem là kỳ tích của bệnh nhân và bác sĩ. Theo thông tin phản ánh, lúc10h ngày 21 tháng 12 năm 2017, Phòng Q2 Viện Tim Mạch Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận bệnh nhân N. với tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh giai đoạn muộn trong tình trạng hết sức nguy kịch. Lúc này chị N. mang thai tuần 28 (trước đây chị N. đã mang thai một lần nhưng bị thai lưu khi được 4 tháng). Do tăng áp lực động mạch phổi nặng, chị N. ho ra máu thường xuyên, tình trạng tăng lên khi tuổi thai ngày càng lớn dần, tiên lượng rất nặng nề cho cả mẹ và con. Một cuộc hội chẩn toàn bệnh viện đã nhanh chóng được tổ chức dưới sự chủ trì của GS.TS Mai Trọng Khoa để xác định hướng xử trí phù hợp đạt mục tiêu cứu mẹ, sau đó là cứu con. 14h cùng ngày, bệnh nhân được tiến hành mổ cấp cứu lấy thai. Cuộc phẫu thuật thành công, thai phụ ổn định, tự thở, tình trạng ho ra máu, áp lực động mạch phổi giảm so với trước khi phẫu thuật. Sau 3 tuần tuần điều trị, sức khỏe của sản phụ Lành Thị N. dần ổn định và được xuất viện. Thai nhi là một bé trai nặng 1,2 kg, sau 8 ngày điều trị tại phòng Hồi sức sơ sinh của khoa Nhi, ngày 5/1, bé đã được ra khỏi lồng ấp, tự bú qua bình được 10 ml/bữa. Hiện tại, sức khỏe của bé ổn định và tiến triển tốt, có thể tự bú được 25 ml sữa/bữa. Đặc biệt, khám sàng lọc tim bẩm sinh cho thấy bé không mắc tim bẩm sinh. Bác sĩ Trần Hải Yến - Trưởng phòng Q2, Viện Tim mạch cho biết đối với bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh cần thận trọng khi quyết định mang thai và phải đặc biệt tuân thủ các tư vấn của bác sỹ. Bác sỹ Yến cũng khuyến cáo tất cả thai phụ đều nên đăng ký khám sàng lọc tim bẩm sinh cho mẹ và con theo sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, thai phụ có tiền sử tim bẩm sinh thì chỉ định đó là bắt buộc. Trước kết quả này, gia đình sản phụ N. đã rất hạnh phúc và biết ơn các bác sỹ Viện Tim Mạch Bệnh viện Bạch Mai đã kịp thời xử lý, cứu sống được cả mẹ và con sản phụ N. Họ đã gọi điện cho Đường dây nóng nhờ chuyển lời cảm ơn đến các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai.

22. Bệnh viện đa khoa Saint Paul (Hà Nội) hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới cấp cứu thành công cho bệnh nhân bị thủng tá tràng và dạ dày: Theo thông tin từ Đường dây nóng Bộ Y tế, nhóm ê kíp phẫu thuật của Bệnh viện đa khoa Saint Paul Hà Nội đã kịp thời trợ giúp cho Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn cấp cứu thành công một bệnh nhân bị đâm thủng tá trang và dạ dày. Theo thông tin phản ánh, bệnh nhân tên T.V.T bị đâm 3 nhát vào bụng và ngực khiến toàn bộ tá tràng bị đứt làm đôi, đầu tụy bị rách, dạ dày bị xuyên thủng. Động mạch vành vị bị đứt và chảy máu dữ dội, nhánh phải tĩnh mạch gan cũng bị đứt rời, cơ hoành bị thủng gây tràn máu tràn khí màng phổi cả hai bên. Khi bệnh nhân T được đưa vào Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn, các bác sĩ ở đây nhận thấy đây là một ca khó và phức tạp, nên song song với việc triển khai cấp cứu cho bệnh nhân, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn đã gọi điện cho lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Saint Paul để xin trợ giúp. Ngay lập tức, một êkíp các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Saint Paul đã lên đường đến Sóc Sơn ngay lập tức sau khi nhận được yêu cầu trợ giúp. Khi đến nơi, êkíp tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng rất nguy kịch, mất máu quá nhiều, huyết áp tụt, tối đa còn 40-50mmHg, tổn thương bên trong rất nghiêm trọng, nguy cơ tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Điều khó khăn là bệnh nhân T bị đâm 3 nhát liên tiếp nên máu chảy quá nhiều, dẫn đến thiếu máu trầm trọng, bệnh viện phải huy động nguồn máu hiến từ nhiều người tình nguyện, trong đó có cả nhân viên y tế. Quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân T mất khoảng 2 tiếng. Thời gian đó là sự cỗ gắng nỗ lực của các y, bác sĩ trong phòng phẫu thuật mong giành lại sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần. Kết quả, ca phẫu thuật đã thành công như mong đợi của cả 2 bệnh viện, khi các mạch máu đứt rời được nối lại hoàn thiện. Sau mổ khoảng 3 tiếng, mạch và huyết áp của bệnh nhân T ổn định, bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện đa khoa Saint Paul để tiếp tục hồi sức. Theo thông tin từ bệnh viện, hiện bệnh nhân đã tỉnh táo và nói chuyện được. Người nhà bệnh nhân vô cùng cảm kích trước sự khẩn trương, trách nhiệm của các bác sỹ hai bệnh viện trong việc cứu sống bệnh nhân. Họ đã gọi điện tới Đường dây nóng Bộ Y tế nhờ chuyển lời cảm ơn tới các bác sỹ - những người đã mang lại sự sống cho con em họ lần thứ hai.

23. Bệnh viện Xuyên Á thành phố Hồ Chí Minh cứu sống bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn giao thông: Theo thông tin từ Đường dây nóng Bộ Y tế, các bác sỹ Trung tâm can thiệp tim mạch Bệnh viện đa khoa Xuyên Ấ thành phố Hồ Chí Minh vừa cứu sống một bệnh nhân người Campuchia. Bệnh nhân được người nhà đưa từ Campuchia sang Việt Nam trong tình trạng đau bụng dữ dội, huyết áp thấp, mệt mỏi, suy kiệt. Các bác sĩ Trung tâm can thiệp tim mạch của bệnh viện này vừa tiến hành can thiệp nội mạch cấp cứu cho bệnh nhân Y.V., 25 tuổi, Quốc tịch Campuchia, bị chấn thương vỡ gan do tai nạn giao thông. Bệnh nhân Y.V. bị tai nạn giao thông và nhập viện điều trị tại bệnh viện địa phương nhưng tình trạng đau dữ dội vùng bụng ngày càng nặng. Người nhà vô cùng lo lắng nên đã đưa bệnh nhân từ Campuchia đến Bệnh viện Xuyên Á điều trị. Qua thăm khám và các kết quả kiểm tra lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị vỡ gan đang có hiện tượng xuất huyết. Các bác sĩ tại đây cho biết, những trường hợp vỡ gan như bệnh nhân này nếu không được tiến hành can thiệp sớm thì nguy cơ tử vong rất lớn. Sau khi hội chẩn và giải thích cho người nhà, các bác sĩ chóng thực hiện thủ thuật can thiệp nội mạch cầm máu điều trị chấn thương gan vỡ dưới máy chụp mạch kỹ thuật số xóa nền (DSA) để giúp người bệnh ít đau, thời gian hồi phục nhanh, bảo tồn được gan. Sau hơn 30 phút, các bác sĩ đã can thiệp thành công. Bằng kỹ thuật nút mạch hóa dầu động mạch gan, các bác sĩ đã cầm máu và bảo tồn gan được cho bệnh nhân. Kiểm tra sau can thiệp ghi nhận tình trạng chảy máu trong gan ngưng tiến triển và đã được kiểm soát tốt. Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định hết đau bụng, tiếp xúc tốt, dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới. Người nha bệnh nhân vô cùng cảm kích, biết ơn các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Xuyên Á. Họ đã nhờ người thạo tiếng Việt gọi điện đến Đường Dây nóng Bộ Y tế đề nghị chuyển lời cảm ơn các bác sỹ Việt Nam đã cứu sông con em họ.

24. Bộ Y tế yêu cầu giải quyết đơn thư của công dân về trường hợp thai nhi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quản Bạ, Hà Giang: Theo thông tin phản ánh đến Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 15 tháng 01 năm 2018 Bộ Y tế đã có văn bản số 217/BYT-BM-TE yêu cầu Sở Y tế Hà Giang xác minh trường hợp thai nhi tử vong ở Bệnh viện Đa khoa huyện Quản Bạ, Hà Giang tháng 9 năm 2017; báo cáo kết quả về Bộ Y tế. Theo phản ánh đến Đường dây nóng, anh Dương Ngọc Kh., cư trú tại Nà Vìn, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang có đơn kêu cứu đề nghị xem xét về quá trình khám bệnh, chăm sóc, điều trị, dẫn đến việc thai nhi là con anh Kh. và sản phụ Cháu Thị T. tử vong vào ngày 6/9/2017 tại Bệnh viện đa khoa huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Giang kiểm tra ngay sự việc trên, nếu phát hiện Bệnh viện đa khoa huyện Quản Bạ sai phạm quy trình chuyên môn thì phải xử lý nghiêm theo quy định; đồng thời báo cáo về Bộ Y tế để thông tin cho công dân. Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế Hà Giang tiến hành kiểm tra, rà soát lại việc tuân thủ các quy trình dịch vụ chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bệnh viện đa khoa huyện Quản Bạ đặc biệt là việc chăm sóc thiết yếu sớm cho bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ (EENC); Bệnh viện cũng cần gặp gỡ, chia sẻ, động viên tới gia đình sản phụ Cháu Thị T. Bộ Y tế yêu cầu phải báo cáo kết quả họp hội đồng chuyên môn cấp tỉnh về Bộ Y tế; đồng thời cung cấp thông tin trung thực, chính xác tới gia đình và cơ quan truyền thông, giải quyết dứt điểm thông tin về trường hợp này. Để nâng cao năng lực của các cơ sở chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, Sở Y tế cần giao cho Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh làm đầu mối liên hệ với Bệnh viện Phụ sản Trung ương và các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức đào tạo lại Hướng dẫn quốc gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho tất cả các cơ sở có đỡ đẻ của tỉnh, đặc biệt là nội dung theo dõi và xử trí tay biến trong và ngay sau đẻ. Bộ Y tế cũng chỉ đạo Sở Y tế Hà Giang chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh sản phụ khoa, nhi khoa và kế hoạch hóa gia đình trên toàn tỉnh nghiêm túc thực hiện theo Hướng dẫn quốc gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 11/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh;chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế về trực đường dây nóng; tăng cường chất lượng khám chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

25. Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Quảng Ngãi điều tra, xác minh thông tin về việc cấp thuốc không đúng cho thai phụ: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế, ngày 15 tháng 1 năm 2018, Bộ Y tế đã có công văn khẩn số 201/BYT-BM-TE yêu cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi xác minh thông tin được phản ánh qua Đường Dây nóng về trường hợp thai phụ Lương Thị T. được hộ sinh Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi  cấp nhầm thuốc dưỡng thai dẫn đến sảy thai. Theo công văn, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra ngay sự việc nêu trên; nếu phát hiện nhân viên y tế của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi sai phạm quy chế chuyên môn thì xử lý nghiêm theo đúng quy định hiện hành. Bộ cũng yêu cầu Sở Y tế Quảng Ngãi  chỉ đạo Bệnh viện Sản Nhi xác minh vào báo cáo ngay về diễn biến của trường hợp chị Tưởng và cung cấp thông tin trung thực, chính xác tới gia đình và cơ quan truyền thông, giải quyết dứt điểm thông tin về trường hợp nêu trên, tránh gây hiểu lầm, bức xúc trong dư luận; yêu cầu Bệnh viện Sản Nhi rà soát lại việc tuân thủ các quy trình dịch vụ chuyên môn kỹ thuật. Sở Y tế Quảng Ngãi cần giao cho Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh làm đầu mối và liên hệ với bệnh viện Từ Dũ, cùng như phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức đào tạo lại Hướng dẫn Quốc gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các cơ sở có đỡ đẻ của tỉnh; đặc biệt là nội dung theo dõi và xử lý tai biến trong và ngay sau đẻ; báo cáo vụ việc gửi về Vụ sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Bộ Y tế trước 16h ngày 16/1/2018. Trước đó, theo thông tin phản ánh đến Đường Dây nóng Bộ Y tế, chị Lương Thị T., 32 tuổi, cư trú tại xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đang mang thai khoảng 6 tuần tuổi. Ngày 10/1/2018, chị T. có biểu hiện động thai, đến khám thai tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi, được xác định thai 06 tuần tuổi và cho uống thuốc giữ thai. Tuy nhiên, sáng ngày 11/1/2018, chị T. được hộ sinh đưa thuốc để đặt vào tử cung. Sau khi đặt thuốc khoảng 1 giờ, chị Tưởng có biểu hiện đau nhói ở vùng bụng. Bệnh viện sản nhi Quảng Ngãi đã tích cực cấp cứu để giữ thai, nhưng không thể giữ được thai. Hiện Bệnh viện sản nhi Quảng Ngãi đã đình chỉ công tác của nữ hộ sinh này để xem xét và xử lý vụ việc. Nhân vụ việc này, Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Ngài chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh sản phụ khoa, nhi khoa và kế hoạch hóa gia đình tỉnh nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn quốc gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; thực hiện Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 11/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh; chỉ đạo của Bộ Y tế về trực đường dây nóng; tăng cường chất lượng khám chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

26. Bệnh viện phụ sản Trung ương kịp thời mổ cấp cứu cứu sống thai nhi và sản phụ 18 tuổi: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 15 tháng 01 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Trung ương vừa kịp thời xử lý thành công một ca mổ đẻ cho sản phụ 18 tuổi trong tình trạng dây rau của thi nhi bị thắt nút chặt nguy hiểm. Theo thông tin phản ánh, bệnh viện Phụ Sản Trung ương vừa tiếp nhận khám và mổ đẻ cho một trường hợp khá đặc biệt. Thai phụ là một cô gái còn rất trẻ (sinh năm 2000, ở Hà Nội) mang thai 39 tuần, lúc đầu thai phụ vào viện chỉ là để khám thai định kỳ thông thường, không nghĩ có thể sinh con. Khi khám cho thai phụ, nhìn bề ngoài bác sỹ Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) không thấy có bất kể dấu hiệu chuyển dạ, thai phụ vẫn đi lại phăng phăng, nói chuyện cười đùa rất hồn nhiên... Sau đó, BS Quang đã chỉ định siêu âm và làm các xét nghiệm cho thai phụ. Cùng với đó là cho chạy máy theo dõi cơn co và tim thai. Sau khi chạy máy, BS Quang phát hiện thai phụ có cơn co nhẹ. Thông thường, nếu xuất hiện cơn co nhẹ, không kèm theo các dấu hiệu lâm sàng bên ngoài thì có thể cho bệnh nhân tiếp tục theo dõi 1-2 ngày. “Qua cách nói chuyện, tôi thấy thai phụ vẫn còn như một đứa trẻ, chưa biết cơn co hay dấu hiệu chuyển dạ là gì. Chính vì thế tôi cẩn thận khám trong cho thai phụ. Khi khám trong tôi thấy “cửa mình” của thai phụ đã mở được 3 phân (cm), ối bắt đầu phồng. Với trường hợp thai 39 tuần, có các dấu hiệu trên thì chắc chắn phải theo dõi đẻ ngay tại viện. Kết quả siêu âm trước đó cho thấy, thai nhi nặng 3.8kg, hơn nữa thai phụ còn quá trẻ nên khó có thể đẻ thường được, vì thế tôi đã quyết định mổ cấp cứu ngay lập tức”, BS Quang kể lại. Ca mổ thành công, tuy nhiên điều làm BS Quang cũng như kíp mổ vô cùng ngạc nhiên là dây rau của thai nhi bị thắt 1 nút rất chặt. Ngay lập tức em bé được đưa đi kiểm tra và hiện sức khỏe hoàn toàn bình thường. BS Quang cho biết, vấn đề dây rau của thai nhi bị thắt nút là rất nguy hiểm, nó khiến thai lưu bất kể lúc nào. “Dây rốn là sự sống của thai nhi vì nó vận chuyển ô xy và dinh dưỡng từ nhau thai tới bào thai. Nếu dây rốn thắt nút lại sẽ có nguy cơ tới bé, gây mất tim thai. Mặc dù ảnh hưởng lớn nhưng hiện nay, việc chẩn đoán dây rốn thắt nút lại cực kỳ khó khăn, thường chỉ chẩn đoán được sau khi sinh”, BS Quang cho hay. Nhờ xử lý kịp thời, các bác sỹ đã cứu được thai nhi thoát khỏi tình trạng tổn thương não và nguy cơ tử vong. Gia đình sản phụ rất cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.

27. Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kịp thời cứu sống bệnh nhân bị vỡ eo động mạch chủ do tai nạn giao thông: Theo thông tin phản ánh tử Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 16 tháng 01 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy vừa cứu sống một bệnh nhân bị vỡ eo động mạch chủ do tai nạn giao thông. Theo thông tin từ bác sỹ Phạm Minh Ánh, Trưởng Khoa Phẫu thuật mạch máu, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết Bệnh viện vừa cứu sống một trường hợp bị tai nạn giao thông khá hy hữu, tim của bệnh nhân đã ngưng đập do bị vỡ eo động mạch chủ ngực dẫn đến mất máu ồ ạt...Bệnh nhân là Trần Bảo K. (47 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cách đây hai tháng do tai nạn giao thông. Bệnh nhân được chuyển đến từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong tình trạng lơ mơ; da và niêm mạc nhợt nhạt, mạch và huyết áp không đo được. Qua thăm khám nhanh, các bác sỹ chẩn đoán người bệnh bị choáng do mất máu, vỡ eo động mạch chủ ngực, gãy kín xương cánh tay và cẳng chân phải. Theo bác sỹ Phạm Minh Ánh, do vỡ động mạch chủ nên có khoảng 5l máu của người bệnh đã bị chảy ra ngoài và tim không còn máu để bơm, khiến bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở. Ngay lập tức, các bác sỹ đưa bệnh nhân lên bàn mổ cấp cứu. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân nhiều lần ngưng tim, buộc các phẫu thuật viên phải liên tục dùng tay bóp tim của bệnh nhân để tim đập lại và liên tục bơm máu nuôi tim. Bác sỹ Phạm Minh Ánh, người trực tiếp tham gia phẫu thuật cho bệnh nhân, chia sẻ khi tiến hành mổ khoang ngực, ông nhận thấy có nhiều máu trong khoang màng phổi và trung thất của bệnh nhân. Lúc này, tim bệnh nhân không còn đập, bị xẹp xuống, có đôi lúc không tìm thấy tim của bệnh nhân đâu. Rất may, có lúc tim thoi thóp đập lại, kíp mổ lại tiếp tục dùng tay bóp tim... Sau 2 giờ, êkíp phẫu thuật đã khâu thành công động mạch chủ ngực bị vỡ và cứu sống bệnh nhân. Điều khiến các bác sỹ lo lắng nhất là sau phẫu thuật bệnh nhân có thể sẽ không hồi phục được do mất máu, mất dinh dưỡng cho não trong thời gian quá dài. Tuy nhiên, cuối cùng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã dần cải thiện. Đến chiều 16/1, bệnh nhân đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, sinh hiệu ổn định, đặc biệt đã ăn uống được và có thể xuất viện trong vài ngày tới. Theo bác sỹ Phạm Minh Ánh, đây là trường hợp cứu sống bệnh nhân khá hy hữu bởi gần như 90% bệnh nhân vỡ eo động mạch chủ sẽ tử vong trong vài phút do mất máu ồ ạt. Gia đình bệnh nhân đã vô cùng cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy đã kịp thời cấp cứu, cứu sống bệnh nhân.

28. Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á thành phố Hồ Chí Minh cứu sống bệnh nhân bị nhồi máy cơ tim cấp: theo tin người dân phản ánh đến Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 16 tháng 01 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á thành phố Hồ Chí Minh vừa cứu sống một bệnh nhân sinh năm 1976, ngụ tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang bị nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói là bệnh nhân không có người thân. Mặc dù vậy, với tinh thần cứu người trong lúc nguy cấp là trên hết, các bác sĩ khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á đã nhanh chóng xử lý, tiến hành xét nghiệm lâm sàng. Theo kết quả xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán là bị nhồi máu cơ tim cấp vùng sau dưới, có đe dọa rối loạn nhịp, có chỉ định cần tiến hành can thiệp cấp cứu vì có nguy cơ lớn đe dọa tính mạng, có thể tử vong. Đồng thời, các bác sỹ đã gọi điện cho người nhà bệnh nhân ở Kiên Giang để thông tin, tư vấn về hướng xử lý đối với bệnh nhân. Người nhà bện nhân đã đồng ý với phương án mà bác sỹ tư vấn. Các bác sĩ nhiều kinh nghiệm của khoa Can Thiệp Tim Mạch đã đặt một stent thành công giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Hiện tại, bệnh nhân đã hết đau ngực, các kết quả sinh hiệu ổn, có thể xuất viện trong vài ngày tới. Người dân và người bệnh hiện đang điều trị tại Bệnh viện vô cùng cảm kích trước hành động này của các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, mặc dù bệnh nhân không có người thân đi cùng, điều này đồng nghĩa với việc có khả năng bệnh nhân không có điều kiện thanh toán ngay viện phí, nhưng các bác sỹ bệnh viện không vì thế mà không kịp thời cấp cứu bệnh nhân. Người dân đã gọi điện đến Đường Dây nóng Bộ Y tế để khen ngợi các bác sỹ ở đây.

29. Các bác sỹ Bệnh viện K phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị u gan nặng: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 04 tháng 01 năm 2018, các bác sỹ Khoa Ngoại Gan mật tụy, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân Bùi Tiến D. (45 tuổi, Thái Nguyên) bóc tách khối u gan trái nặng khoảng 2,5kg, đường kính gần 30 x 20cm nguy cơ tử vong rất cao. Theo thông tin từ người nhà  bệnh nhân, cách đây 1 năm, bệnh nhân đã được phẫu thuật kết hợp xương đòn trái và tháo dụng cụ kết hợp xương đòn. Cuối tháng 10/2017, bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe phát hiện u gan và được chẩn đoán HCC gan trái và phân thùy trước gan phải tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội sau đó được điều trị nút mạch hóa chất (TACE). Đầu tháng 11 bệnh nhân được ra viện và hẹn tái khám. Trung tuần tháng 12, bệnh nhân tái khám Bệnh viện Ung bướu Hà Nội trong tình trạng đau bụng hạ sườn phải kéo dài, kèm theo tức ngực, khó thở. Kết quả chụp chiếu cho thấy có hình ảnh u gan trái đa ổ, tính chất HCC, khối u lớn nhất kích thước 92 x 120mm, không có huyết khối tĩnh mạch cửa. Bệnh nhân được giải thích cho ra viện về nhà điều trị thuốc nhắm trúng đích, không có khả năng cắt bỏ khối u gan. Bệnh nhân nhập viện vào ngày 27/12 trong tình trạng đau tức vùng bụng, chụp cắt lớp ổ bụng có tiêm thuốc cản quang, bác sĩ xác định có u gan đa ổ (hàng chục khối) ở gan trái và một phần phân thùy trước gan phải, kích thước khối lớn nhất khoảng 11cm, tính chất HCC, xơ gan, thể tích gan phải là 781 cm3. Nhận thấy khối u với kích thước quá lớn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân, vì vậy các bác sĩ Khoa Ngoại Gan mật tụy Bệnh viện K chỉ định phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u cho bệnh nhân trên cơ sở đủ thể tích gan còn lại, cuộc mổ được lên kế hoạch và chuẩn bị rất kỹ các phương án, biến cố nặng và dự trù đủ lượng máu mất đi. Kíp mổ gồm có TS. BS. Phạm Thế Anh Trưởng Khoa Ngoại Gan mật tụy, Bệnh viện K cùng các y bác sĩ giàu kinh nghiệm BS Nguyễn Trường Giang, BS Phạm Bá Đức, BS Trần Đức Thọ, BS Trịnh Thị Yến tiến hành phẫu thuật. Đúng như chẩn đoán khối u chiếm gần toàn bộ tầng trên mạc treo đại tràng ngang, chiếm toàn bộ gan trái và một phần phân thùy trước gan phải, kèm theo có 2 nhân nhỏ đường kính 0,5cm ở phân thùy sau gan phải. Một trong những khó khăn cho cuộc mổ là di động gan rất khó khăn, nguy cơ vỡ u gây chảy máu và phát tán tế bào ung thư trong ổ bụng.Sau khi tiến hành siêu âm, đánh giá lại các tổn thương trong mổ (loại trừ các nhân ung thư bên phần gan sẽ giữ lại, kiểm tra hệ thống tĩnh mạch cửa, các tĩnh mạch gan…) kíp mổ đã quyết định cắt gan trái và một phần phân thùy trước theo phương pháp Tôn Thất Tùng cùng với đó tiến hành lấy 2 nhân phân thùy sau gan phải. Sau cuộc phẫu thuật kéo dài gần 4 giờ, khối u được cắt bỏ  hoàn toàn với trọng lượng nặng khoảng 2,5 kg. Ca phẫu thuật diễn ra thành công, hiện tại bệnh nhân ổn định, đi lại và hoạt động bình thường. Người nhà bệnh nhân đã vô cùng biết ơn các bác sỹ Bệnh viện về chẩn đoán chính xác và kịp thời xử lý cứu sống bệnh nhân.

30. Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi ký luật nữ hộ sinh cấp thuốc sai cho thai phụ: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 17 tháng 01 năm 2018, Bệnh viện viện Sản Nhi đã xử lý kỷ luật đối với nữ hộ sinh cấp nhầm thuốc dưỡng thai cho thai phụ thành thốc phá thai. Đó là trường hợp nữ y tá cấp nhầm thuốc dưỡng thai thành thuốc phá thai, Sở Y tế, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi đã quyết định kỷ luật cảnh cáo, thuyên chuyển, không cho làm công tác chuyên môn đối với nữ hộ sinh Phan Thị V. Chiều ngày 17 tháng 01 năm 2018, B.S Nguyễn Tấn Đức- Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, Sở Y tế đã làm việc với Lãnh đạo Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi và các đơn vị, ngành liên quan của tỉnh, vềi vụ nữ hộ sinh của Bệnh viện đã cấp nhầm thuốc cho thai phụ dẫn đến thai phụ bị sẩy thai. Bệnh viện đã thành lập Hội đồng kỷ luật xem xét vụ việc này và đã đề nghị kỷ luật cảnh cáo nữ hộ sinh. Theo kết luận của Hội đồng, Sở Y tế, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo, thuyên chuyển, không cho làm công tác chuyên môn đối với nữ hộ sinh Phan Thị V.; đồng thời kiểm điểm Ban Giám đốc Bệnh viện đã để xảy ra sự việc đáng tiếc trên. Ngay sau khi biết thông tin về vụ việc, Sở Y tế đã cử đại diện đến thăm hỏi, động viên và xin lỗi thai phụ và gia đình. Sở cũng yêu cầu Bệnh viện Sản Nhi tích cực chăm sóc sản phụ để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế Quảng Ngãi kiểm tra ngay sự việc nêu trên và xử lý các sai phạm (nếu có) của Bệnh viện Sản – Nhi theo đúng quy định hiện hành. Bộ cũng yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo bệnh viện xác minh và báo cáo ngay về diễn biến trường hợp của chị Tưởng và cung cấp thông tin trung thực với gia đình và cơ quan truyền thông, giải quyết dứt điểm thông tin về trường hợp nêu trên. Theo thông tin phản ánh, sản phụ Lương Thị Tưởng (sinh 1986, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) được các bác sĩ chẩn đoán thai khoảng 4 tuần 4 ngày, tình trạng lúc nhập viện sản phụ tỉnh, tiếp xúc tốt, tim đều, đau bụng, âm đạo ra ít máu. Lúc siêu âm thấy túi thai nhỏ hơn bình thường, các bác sĩ tích cực tư vấn và điều trị. Đến 10h ngày 11/1, khi thực hiện y lệnh dùng thuốc cho sản phụ, nữ hộ sinh Phan Thị Vân đã sử dụng nhầm thuốc, thay vì dùng thuốc Utrogestan thì nữ hộ sinh lại cấp và hướng dẫn sản phụ dùng thuốc Misoprostol. Đến khoảng 13h ngày 11/1, việc cấp nhầm thuốc được phát hiện. Lúc này, bác sĩ Đặng Ngọc Thuận, bác sĩ trực khoa trong ngày đã nhanh chóng lấy thuốc ra và rửa âm đạo, sau đó dùng thuốc dưỡng thai tích cực cho sản phụ. Tuy nhiên thai nhi vẫn không giữ được. Người nhà thai phụ đã bức xúc, phản ánh đến Đường Dây nóng Bộ Y tế. Vụ việc đã được giải quyết nhanh chóng.

 

31. Các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lần đầu tiên thành công việc thay đài quay tay mới cho bệnh nhân: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 17 tháng 01 năm 2018, Bệnh nhân bị tai lao động dẫn đến gãy đài quay tay phải nên được chỉ định phẫu thuật. Đây là một trong những bệnh nhân đầu tiên tại thực hiện kỹ thuật này. Bác sĩ Nguyễn Việt Nam, Trưởng Khoa Chấn thương chi trên và vi phẫu thuật (Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, Bệnh viện vừa thực hiện thành công kỹ thuật thay đài quay tay mới cho bệnh nhân Nguyễn Trọng Th. 44 tuổi, ở huyện Kim Động Hưng Yên. Trước đó, bệnh nhân làm công nhân xây dựng làm việc ở Hải Phòng, trong lúc bất cẩn đã bị ngã giàn giáo gây chấn thương. Ngay sau đó, bệnh nhân được đưa đến một bệnh viện tư nhân để cấp cứu. Tại đây, bác sĩ cho biết, bệnh nhân bị rạn đài quay tay phải, trệch khớp nên nắn vai và bó bột. Tuy nhiên, sau 2 tuần, bệnh nhân tập thử thấy tay không cựa quậy được, buốt nên đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tại đây, các bác sĩ chụp thấy gãy đài quay nên chỉ  định nhập viện. Theo bác sĩ Nguyễn Việt Nam, sau khi thăm khám đã tư vấn cho bệnh nhân nên thay đài quay mới và được gia đình bệnh nhân đồng ý. Ngày 12 tháng 01 năm 2018, bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, kíp mổ gắp những mảnh xương đài quay vỡ, sau đó thay đài quay nhân tạo mới. Bệnh nhân cho biết, hiện tại tay phải đã cử động bình thường, không còn đau buốt. Sau 3 tuần tập nhẹ theo hướng dẫn, bệnh nhân có thể sinh hoạt, cử động bình thường. Theo bác sĩ Nguyễn Việt Nam, đài quay ở khớp khuỷu sẽ đảm bảo cho bệnh nhân gấp duỗi ở khuỷu, sấp ngửa cẳng tay. Trước đây, khi khớp đài quay bị gẫy nát phải lấy bỏ, như thế cánh tay sẽ bị yếu, biến dạng cánh cẳng tay. Hiện nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã có thể thực hiện thành công kỹ thuật thay đài quay nhân tạo. Trường hợp bệnh nhân Tr. là một trong số bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện kỹ thuật này tại Việt Nam. Theo bác sĩ Nam, người dân nếu không may gặp tai nạn có tổn thương ở khớp khuỷu, có dấu hiệu sưng, đau, không quay gập được cánh tay, nên đến bệnh viện chuyên khoa để được chụp và phát hiện sớm bệnh. Nếu tổn thương ở chỏm quay không được xử lý kịp sẽ khiến bệnh nhân vận động khó khăn, hoặc sưng đau. Tổng chi phí cho toàn bộ ca phẫu thuật này hết khoảng 40 triệu đồng. Gia đình bệnh nhân rất biết ơn các bác sỹ đã chữa khỏi cho bệnh nhân bằng kỹ thuật này.

 

32. Các bác sỹ Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đỡ đẻ thành công ca sinh ba bằng đẻ thường: Theo thông tin từ Đường Dây nóng ngày 17 tháng 01 năm 2018, các bác sỹ Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã đỡ đẻ cho sản phụ L.T.N.T 35 tuổi, ngụ tại Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh, sinh thường 3 bé sơ sinh an toàn trong niềm hân hoan của gia đình, trong đó có 1 bé trai (cân nặng 2.400g) và 2 bé gái (một bé cân nặng 2.400g, một bé cân nặng 2.350g).  Chị T. mang tam thai được 35 tuần thì có hiện tượng chuyển dạ. Chị được người thân cấp tốc đưa vào Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh để chờ sinh. Qua thăm khám và nhận thấy tình trạng sức khỏe của sản phụ đảm bảo, bác sĩ tại đây đã tư vấn cho chị sinh thường. Sau quá trình “vượt cạn” gian nan, 3 bé bụ bẫm đã chào đời an toàn trong niềm hân hoan của gia đình, trong đó có 1 bé trai (cân nặng 2.400g) và 2 bé gái (một bé cân nặng 2.400g, một bé cân nặng 2.350g). Hiện tại, sức khỏe của sản phụ và 3 cháu bé hoàn toàn ổn định, có thể xuất viện trong vài ngày tới.  Chị T. không giấu nổi niềm hạnh phúc trên gương mặt dù vẫn còn mệt mỏi sau ca sinh. Chị chia sẻ: “Trong quá trình mang thai, biết mình mang tam thai nên tôi và gia đình khá lo lắng, sợ rằng đến lúc sinh nở sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi chuyển dạ, tôi được bác sĩ Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh khuyên sinh thường và tích cực động viên tinh thần giúp tôi có thêm sức mạnh để sinh con thành công. Đối với người mẹ như tôi, không có niềm hạnh phúc nào lớn lao hơn nhìn thấy các con bé bỏng chào đời khỏe mạnh. Tôi chân thành cảm ơn đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng tại khoa đã giúp tôi và gia đình trọn vẹn niềm hạnh phúc này”. ThS BS. Lê Thị Kiều Dung – Trưởng Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Đây là ca sinh 3 đầu tiên Bệnh viện tiếp nhận. Thông thường, các ca sinh 3 sẽ được chỉ định sinh mổ. Thế nhưng khi nhận thấy sức khỏe và khả năng của sản phụ hoàn toàn có thể sinh theo phương pháp bình thường, chúng tôi đã mạnh dạn tư vấn và động viên sản phụ sinh thường. Ca “vượt cạn” đã thành công tốt đẹp. Cả 3 cháu bé và sản phụ đều hoàn toàn khỏe mạnh. Đây là niềm tự hào, niềm khích lệ tinh thần cho tập thể bác sĩ và nhân viên y tế tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh”.

 

33. Các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh áp dụng quy trình báo động đỏ cấp cứu cứu sống bệnh nhân chấn thương nặng ba lần ngừng tim: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 15 tháng 01 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa cấp cứu thành công, cứu sống bệnh nhân bị chấn thương ngực kín, tim bị chèn ép do vết thương tĩnh mạch chủ. Ngày 15 tháng 01 năm 2018, Khoa Khám bệnh - Cấp cứu lưu, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhân Phùng Thị L (52 tuổi, thường trú tại Xã Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng), nhập viện trong tình trạng có vết bầm ngực trái, đau ngực, toàn thân vã mồ hôi, da nhợt nhạt, mạch huyết áp không ổn định, khó thở, nguy cơ tử vong cao, do bị tai nạn giao thông ngã đập vật cứng vào vùng ngực sau khi ngã, được người đi đường chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Tại Khoa Khám bệnh-Cấp cứu lưu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị chấn thương vùng ngực kín, theo dõi chèn ép tim cấp và tiên lượng nguy cơ tử vong cao nên phải chuyển mổ cấp cứu ngay. Vì vậy, các bác sĩ trong kíp trực áp dụng quy trình báo động đỏ cấp cứu trường hợp khẩn cấp, trong vòng 5 phút các BS tiến hành hội chẩn và quyết định chuyển mổ khẩn cấp để cứu bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm, siêu âm tim và chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh trung thất phần màng ngoài tim có tràn dịch dạng máu, chỗ dầy nhất vùng mỏm tim ~16mm… Chẩn đoán bệnh nhân có thể đã bị vết rách tĩnh mạch chủ, cần được mổ cấp cứu kịp thời. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến phòng mổ theo quy trình báo động đỏ nội viện. Tại phòng mổ các bác sĩ tiến hành mở màng ngoài tim, thấy trong màng ngoài tim chứa khoảng 300ml máu tươi lẫn máu cục và phát hiện vết rách tĩnh mạch chủ ngay trên tiểu nhĩ phải, kích thước khoảng 2mm đang phun máu tươi. Xác định đây chính là nguyên nhân, các bác sĩ tiến hành xử trí: Khâu vết thương tĩnh mạch chủ trên, trong quá trình phẫu thuật bệnh nhân ngừng tim 3 lần, được các bác sĩ ép tim, sốc điện trực tiếp tới khi có nhịp xoang, kiểm tra không phát hiện tổn thương thì mới tiến hành đóng ngực cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ, trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 14 đơn vị máu và 5 đơn vị huyết tương, do các bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng, bác sĩ Bùi Hải Nam, bác sĩ Hoàng Văn Quỳnh, bác sĩ Lương Trung Kiên và các kỹ thuật viên thực hiện. Sau 2 ngày phẫu thuật, nhờ quy trình báo động đỏ nhanh chóng, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời, đến nay đã qua cơn nguy kịch và đang theo dõi đặc biệt tại Phòng hậu phẫu- Khoa gây mê hồi tỉnh bệnh viện. Theo các BS, điều trị chấn thương vùng ngực kín yêu cầu chẩn đoán, xử trí cấp cứu và phẫu thuật phải chính xác. Đòi hỏi có sự phối hợp nhịp nhàng, nhanh chóng giữa thời gian cấp cứu, trang thiết bị y tế, bác sĩ trong một quy trình đỏ, để kịp thời cứu sống bệnh nhân. Vì chỉ cần chậm trễ chừng vài phút, bệnh nhân có thể nguy hiểm đến tính mạng. Gia đình bệnh nhân vô cùng biết ơn các bác sỹ đã cứu sống bệnh nhân trong gang tấc.

 

34. Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh Hà Nội báo cáo trường hợp bệnh nhi bị tiêm nhầm thuốc: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 18 tháng 01 năm 2018, đại diện Bệnh viện Đa khoa Đông Anh Hà Nội đã có báo cáo về trường hợp bệnh nhi  Nguyễn Hoàng Tr. (8 tháng tuổi, ngụ xã Mai Lâm, H.Đông Anh, Hà Nội) bị tiêm nhầm thuốc. Theo báo cáo, bệnh nhi Tr. vào viện lúc 18 giờ 15 ngày 15 tháng 01 năm 2018 với các biểu hiện: sốt cao, nôn, tiêu chảy. Trước khi nhập viện, bệnh nhi đã được gia đình cho uống kháng sinh và hạ sốt tại nhà nhưng bệnh không đỡ. Khi nhập viện, bệnh nhi được chẩn đoán là tiêu chảy, viêm họng cấp, theo dõi tim bẩm sinh. Bác sĩ điều trị tiên lượng tình trạng bệnh nhân nặng và đã giải thích cho gia đình về tình hình của bệnh nhân, đồng thời cho truyền dịch kháng sinh, hạ sốt, bù nước đường uống, theo dõi. Đến 22 giờ 52 cùng ngày, bệnh nhi Tr. mệt, được chẩn đoán tiêu chảy cấp có mất nước, viêm họng cấp, được các bác sĩ chỉ định xử trí truyền dung dịch... Tuy nhiên, lúc 23 giờ 10, sau khi điều dưỡng thực hiện y lệnh, thì bệnh nhi bị co cứng người, môi da tím, thở nhanh, nhịp tim 190 - 200 lần/phút... Lúc này, bác sĩ khám lại đã phát hiện điều dưỡng dùng thuốc Kaliclorit 10% tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhi. Kíp trực đã xử lý cấp cứu ngay và chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn lúc 23 giờ 50 cùng ngày. Tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, bệnh nhi được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã kịp thời cấp cứu, xử lý trường hợp này, nhưng do thể trạng yếu, cháu bé hiện đang được theo dõi tại Bệnh viện. Gia đình cháu rất lo lắng về tình trạng bệnh của cháu. Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết theo báo cáo của Bệnh viện đa khoa Đông Anh, điều dưỡng Hoàng Thu Trang (người tiêm cho bệnh nhi Tr.) đã thực hiện sai quy trình chuyên môn trong sử dụng thuốc: đã tiêm tĩnh mạch thuốc Kaliclorit thay cho đường uống theo y lệnh. Hội đồng kỷ luật của Bệnh viện ra quyết định kỷ luật, tạm đình chỉ công tác 30 ngày với điều dưỡng Trang. Bệnh viện đã tiến hành rà soát lại việc thực hiện các quy trình quy chế, quản lý sự cố y khoa, quy định sử dụng thuốc trong toàn Bệnh viện để tránh nhầm lẫn thuốc. Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các bệnh viện trong thành phố chấn chỉnh quy trình chuyên môn, quy chế sử dụng thuốc.

 

35. Bệnh viện Chợ Rẫy khen thưởng các bác sỹ, điều dưỡng  hết lòng cứu sống bệnh nhân nguy kịch: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 19 tháng 01 năm 2018, Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy đã ký quyết định khen thưởng đột xuất cho 19 bác sỹ, điều dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy vì đã có thành tích xuất trong việc cứu sống bệnh nhân bị vỡ eo động mạch chủ ngực, mất máu, ngưng tim 3 lần trên bàn mổ, nguy cơ tử vong gần như 100%. Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, ngày 15 tháng 11 năm 2018, gia đình ông K nhận được điện thoại của người đi đường báo ông K. bị tai nạn và được công an đưa vào một bệnh viện cấp cứu. Ngày 16 tháng 11 năm 2018, ông K. được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng lơ mơ, không đo được mạch và huyết áp. Bệnh nhân ở trong trạng thái gần như tử vong. Các bác sỹ đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cấp cứu, đặt nội khí quản cho bệnh nhân. Bệnh nhân được phẫu thuật ngay lập tức. Trong quá trình phẫu thuật, 3 lần bệnh nhân tim ngừng đập khiến các bác sỹ phải dùng tay bóp tim để máu lên não. Sau những nỗ lực của các bác sỹ, ca cấp cứu thành công. Bệnh nhân qua cơn nguy kịch và dần hồi phục. Sau hai tháng được điều trị trong bệnh viện, bệnh nhân đã xuất viện vào ngày 17 tháng 01 năm 2018 với thể trạng hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất cứ biến chứng nào ở não, gan và thận. Đến nay các bác sỹ đã hầu như quên ca phẫu thuật này, nhưng mới đây, người nhà bệnh nhân đã gửi thư đến Bệnh viện đề nghị khen thưởng cho nhóm các sỹ đã cứu sống bệnh nhân trong tình trạng thập tử nhất sinh. Họ cho rằng nếu không có sự tận tụy, nhiệt tinh và tay nghề cao của các bác sỹ, thì bệnh nhân đã không có thể khỏe mạnh như ngày hôm nay. Trước những cống hiến này của các bác sỹ, Bệnh viện đã quyết định tặng thưởng cho mỗi cá nhân 1 triệu đồng. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã có quyết định tặng Bằng khen cho tập thể Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, Khoa cấp cứu và Khoa Ngoại lồng ngực Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây không phải là lần đầu tiên các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy được khen thưởng về những thành tích xuất sắc trong việc cứu chữa bệnh nhân. Với sự tận tụy, nhiệt tình, hết lòng vì người bệnh, cộng với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy luôn được người dân ngợi ca, tin tưởng mỗi khi đến đây khám, chữa bệnh. Bệnh viện có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

 

36. Bệnh viện Mắt Trung ương cấp cứu các bệnh nhi bị tổn thương nặng ở mắt: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 23 tháng 01 năm 2018, trong thời gian vừa qua, Bệnh viện Mắt Trung ương đã cấp cứu cho một số bệnh nhi bị tổn thương nặng ở mắt do tai nạn xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày. Ngày 23 tháng 01 năm 2018, bác sĩ Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương) cho biết, các bác sĩ của Bệnh viện đang điều trị cho bé Triệu Văn D. (10 tuổi, ở huyện Tân Sơn, Phú Thọ) bị dao nhọn đâm vào mắt gây tổn thương nghiêm trọng. Theo hồ sơ bệnh án, khoảng 3 giờ chiều ngày 21/1, bé D. cùng nhóm bạn chơi trò phi dao vào cây chuối. Khi một bạn rút con dao ra khỏi cây chuối để phi tiếp thì vung con dao trúng vào mắt D. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, bé được xác định bị tổn thương ở trung tâm mắt, do dao sắc gây nên và được mổ cấp cứu. Tuy nhiên, việc cứu lại mắt là rất khó khăn, hiện máu tụ rất nhiều ở mắt bệnh nhi. Các bác sĩ sẽ tiếp tục phẫu thuật trong thời gian tới. "Nhiều khả năng bệnh nhi sẽ phải ghép giác mạc”, bác sĩ Cương nói. Một bé khác cũng bị nhập viện vào ngày 20 tháng 01 năm 2018. Theo bác sỹ Hoàng Cương, bé được nhập viện trong tình trạng tổn thương nặng, phần mặt phù nề nhiều, mắt bị rách giác mạc, đứt lệ quản do bị chó cắn. Gia đình cho biết, trước đó bé có sang nhà hàng xóm chơi. Gia đình hàng xóm có con chó to nặng chừng 20kg, bé vẫn hay chơi cùng. Tuy nhiên, hôm đó, chó mới đẻ xong, bé sang chơi lại thấy thích mấy con chó con nên vào ổ để bế ra nên bị cho mẹ tấn công. Do lúc đó cháu đang ngồi nên con chó tấn công thẳng vào vùng mặt, với nhiều vết răng trên mặt và tổn thương nặng ở mắt. Lúc đó, mặc dù bố mẹ cũng ở gần đó, nhưng do sự việc diễn ra quá bất ngờ nên không ai kịp trở tay. Đến khi cứu được con ra thì vùng mặt bé đã bị tổn thương nặng. Gia đình đã đưa bé đến cơ sở y tế địa phương sơ cứu rồi chuyển lên Bệnh viện Mắt Trung ương. Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu cho bé. Các bác sĩ đã phẫu thuật nối lệ quản, đồng thời tiêm phòng bệnh dại cho bé và tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện. Theo bác sĩ Cương, gần đây Bệnh viện tiếp nhận nhiều trẻ bị tổn thương mắt do tai nạn. Chỉ trong 1 tuần, đã có 10 bệnh nhi nhập viện do tổn thương mắt. Nguyên nhân chủ yếu là do bố mẹ lơ là không giám sát con trẻ, nên xảy ra những tai nạn đáng tiếc. “Hiện là dịp cuối năm, các gia đình đang rất bận rộn. Dù vậy, phụ huynh cần phải quan tâm, giám sát các hoạt động của trẻ, đặc biệt không cho trẻ chơi những trò nguy hiểm, có nguy cơ gây chấn thương ở mắt", bác sĩ Cương khuyến cáo. Thông qua đường dây nóng Bộ Y tế, gia đình các cháu bé cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện Mắt Trung ương.

37. Gia đình bé gái bị tiêm nhầm thuốc ở Bệnh viện Đa khoa Đông Anh muốn kiện bệnh viện: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế, mẹ bé gái 8 tháng tuổi bị điều dưỡng dùng thuốc Kali Clorid chỉ định uống để tiêm tĩnh mạch cho biết, gia đình đã mời luật sư vào cuộc để làm các thủ tục và sẽ khởi kiện bệnh viện Đa khoa Đông Anh. Bé  gái 8 tháng tuổi N.H.Tr ở xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội bị nguy kịch sau khi điều dưỡng của bệnh viện Đa khoa Đông Anh dùng thuốc Kali Clorid chỉ định uống để tiêm tĩnh mạch cho trẻ. Sáng 23 tháng 01 năm 2018, thông tin đến Đường Dây nóng, chị Trịnh Thanh Hải, mẹ của bé gái 8 tháng tuổi, cho biết, gia đình chị đã xin chuyển bé Tr. từ bệnh viện Xanh Pôn sang bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị. "Các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương chẩn đoán con gái tôi bị chết não", chị Hải cho biết. Cũng theo chị Hải, sau khi biết tình trạng bệnh của con, gia đình có đề xuất với bệnh viện xin cho con về nhà để bé ra đi ở ngôi nhà đã gắn bó với mình. Tuy nhiên, các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương khuyên gia đình để bé ở lại để trường hợp xấu nhất xảy ra sẽ tiến hành làm thủ tục pháp y tìm nguyên nhân. Gia đình bé Tr. cũng không vừa lòng với cách ứng xử của Bệnh viện Đa khoa Đông Anh và bệnh viện Xanh Pôn. ho biết, trong suốt thời gian bé Tr. nằm điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn, đại diện của bệnh viện Đa khoa Đông Anh chỉ một lần đến thăm hỏi gia đình; thời gian ở thăm cũng rất ngắn ngủi. Hiện tại gia đình cũng chưa nhận được thông tin từ phía sở Y tế Hà Nội cũng như công an là những đơn vị gia đình chị Hải đã gửi đơn về sự việc của bé Tr. Chị Hải tỏ ra rất bức xúc về việc làm của bệnh viện Đa khoa Đông Anh.Được biết, ngày 23/1 gia đình chị Hải đã mời luật sư vào cuộc để làm các thủ tục, tiến hành khởi kiện bệnh viện Đa khoa Đông Anh. Về tình trạng sức khỏe của bé Tr., một bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, theo kết quả hội chẩn lần một tại bệnh viện cho thấy bé N.H.Tr có dấu hiệu chết não. Phía bệnh viện sẽ hội chẩn thêm hai lần nữa để đưa ra kết luận cuối cùng. Theo bác sĩ, trẻ có bệnh nền nặng sẵn là nhiễm khuẩn huyết, tim bẩm sinh, nên tiên lượng rất nặng. Gia đình cho biết, dù kết quả thế nào, gia đình cũng sẽ chuẩn bị để khởi kiện Bệnh viện đa khoa Đông Anh về việc tiêm nhầm thuốc cho bé Tr.

38. Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, Đồng Nai, phẫu thuật thành công cứu sống bệnh nhân vị sốc xuất huyết nặng: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 23 tháng 01 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai) vừa phẫu thuật thành công, cứu sống một bệnh nhân bị sốc xuất huyết nặng do vỡ u gan. Bệnh nhân là ông Nguyễn Văn H., 55 tuổi, cư trú tại huyện Xuân Lộc, Đồng Nai, nhập viện vào tối ngày 21 tháng 01 năm 2018 trong tình trạng bị đột ngột đay bụng dữ dội, kèm theo hiện tượng tiêu chảy, bụng bị chướng căng, ý thức lơ mơ, da xanh, niêm nhạt, mạnh nhanh khó bắt. Ngày lập tức, các bác sỹ bệnh viện đã tiến hành xét nghiệm. Kết quả siêu âm bụng phát hiện một khối lượng lớn dịch tự do ở ổ bụng. Các bác sỹ nhận định bệnh nhân bị xuất huyết nội biến chứng, sốc độ 3, tiên lượng rất nặng nên chỉ định mổ khẩn cấp. Khi bác sĩ mở ổ bụng thì phát hiện thùy phải gan tại phân thùy 6 có một khối u đường kính 10cm bị vỡ, hơn 3,5 lít máu tràn ngập trong ổ bụng. Bệnh nhân được chẩn đoán bị xuất huyết nội do vỡ u gan, biến chứng rất nặng. Các bác sĩ đã bóc tách cắt khối u, khâu gan cầm máu, làm sạch ổ bụng, đặt dẫn lưu, truyền 5 đơn vị máu… cho bệnh nhân. Bác sĩ Phan Văn Huyên - giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh - cho biết đây là một ca hiếm gặp, bệnh nhân vào viện trong tình trạng sốc rất nặng, mất máu nhiều, nguy cơ tử vong cao nếu chuyển viện lên tuyến trên. Đặc biệt, do bệnh viện chỉ còn 3 đơn vị máu B nên phải huy động nhân viên có nhóm máu hiếm này hiến ngay trong đêm kịp thời cứu bệnh nhân. Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, chỉ số sinh tồn dần ổn định. GIa đình bệnh nhân vô cùng cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh đã kịp thời cấp cứu và cứu sống bệnh nhân.

 39. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh kích hoạt báo động đỏ nội việc cứu sống một bệnh nhân bị đâm thủng tim: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 24 tháng 01 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh vừa cứu sống một bệnh nhân bị kéo đâm thủng tim. BS Nguyễn Trường Thọ, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức cho biết, bệnh nhân V.V.N., 35 tuổi, quê ở Cần Thơ, đang trọ và làm thợ hồ tại Bình Dương, nhập viện lúc 14h20 ngày 22/1 trong tình trạng bứt rứt, khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt. Các bác sĩ phát hiện có vết thương thấu ngực trái vùng sát tim dài 2cm kèm máu tụ. Người nhà bệnh nhân cho biết, anh N. do can ngăn một ca ẩu đả nên đã bị một người dùng kéo đâm một nhát thủng ngực. Sau khi được sơ cứu tại một phòng khám tư nhân, anh N. được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Thủ Đức trong tình trạng lơ mơ, hôn mê. Nghi ngờ bệnh nhân bị đâm thủng tim, sau 5 phút siêu âm tim ngay tại giường bệnh cho thấy có dịch tràn ra ngoài màng tim khoảng 15mm, bệnh nhân sốc do vết thương tim. Lượng máu tràn ra ngoài màng tim lên đến 200ml gây chèn ép, khiến tim có thể ngừng đập bất cứ lúc nào nên không thể chuyển lên bệnh viện tuyến trên. BS Phạm Đình Hưng, Khoa Ngoại tổng hợp, phẫu thuật viên chính cho biết, bệnh nhân được chuyển lên ngay bàn mổ sau khi kích hoạt báo động đỏ nội viện. 15 phút sau khi nhập viện, bệnh nhân đã được mở ngực để khâu vết thương tim. 2 ngày sau mổ, bệnh nhân đã tỉnh táo, hồi phục khá tốt. Người nhà bệnh nhân đã vô cùng vui mừng, gọi điện đến Đường Dây nóng Bộ Y tế để cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh.

40. Các bác sỹ Khoa hô hấp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thành phố Hồ Chí Minh cứu sống bệnh nhân bị sặc tắc đường thở: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 24 tháng 01 năm 2018, ngày 24.1, các bác sỹ Khoa hô hấp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thành phố Hồ Chí Mih vừa cứu sống một bệnh nhân tai biến bị sặc tắc đường hô hấp. Bác sĩ Phan Vĩnh Khang, Khoa hô hấp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết Bệnh viện vừa tiếp nhận và nội soi lấy múi mít ướt từ cuống phổi bệnh nhân T.V.S (62 tuổi, ngụ xã Tân Nhựt, H.Bình Chánh). Theo người nhà bệnh nhân, ông S. bị tai biến nằm một chỗ mấy năm qua, mọi việc ăn uống đều do con cháu giúp cho ăn. Sáng 23 tháng 01 năm 2018, ông thèm ăn mít nên người cháu cho ăn miếng mít ướt. Đang ăn thì ông đột ngột nghẹn, khó thở nên người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh cấp cứu. Tại đây bệnh nhân khó thở, tím tái và được các bác sĩ đặt nội khí quản giúp thở; sau đó bệnh nhân được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. “Lúc nhập viện bệnh nhân tím tái, thở co kéo, hôn mê, bóp bóng qua nội quản. Lúc này ô xy máu không cải thiện, chỉ còn 50% dù được bóp bóng qua nội khí quản”, bác sĩ Khang cho hay. Sau khi có kết quả chụp X-quang, các bác sĩ nghi có dị vật ở phổi trái nên đồng thời với việc cho bệnh nhân được mở đường truyền tĩnh mạch và được chuyển thẳng Khoa hô hấp xử lý. Kết quả khám lâm sàng tại Khoa hô hấp, bác sĩ không còn nghe âm thở phổi trái. Kết quả nội soi cấp cứu vào phế quản gốc trái (cuống phổi) bác sĩ thấy có một múi mít nguyên vẹn, làm tắt hoàn toàn đường thở bên trái nên tiến hành gắt dị vật qua ngã họng. “Do là múi mít ướt nên khi gắp miếng mít đứt ra, chúng tôi vừa kết hợp gắp và hút, sau 45 phút mới thành công. Sau đó kiểm tra đường thở thông thoáng, bệnh nhân tự thở được”, bác sĩ Khang nói. TS-BS Trần Văn Thi, Trưởng Khoa hô hấp BV Nguyễn Tri Phương, cho biết thêm: bệnh nhân hay bị sặc thức ăn thường rơi vào những người bị rối loạn tri giác như say rượu, tai biến mạch máu máu não... Do vậy, người đút cho bệnh nhân ăn uống cần cẩn trọng. Khi nghi ngờ mắc dị vật thì nên đến Bệnh viện sớm để chẩn đoán, xử lý đúng và không để lại di chứng. Người nhà bệnh nhân rất cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã chẩn đoán chính xác và kịp thời xử lý, cứu sống bệnh nhân.

 41. Kẻ đánh bác sỹ thủng màng nhĩ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng đã đến đồn công an tự thú: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế, kẻ hành hung bác sỹ ở bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng đã ra đầu thú tại Công an thành phố Đà Lạt. Sự việc xảy ra vào ngày 22 tháng 01 năm 2018, tại phòng cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, BS Nguyễn Thị Thủy đang khâu vết thương cho bệnh nhân thì một nhóm thanh niên đến cản trở, gây ồn ào. Bác sĩ Thủy nhắc nhở nhóm thanh niên giữ trật tự thì bất ngờ bị một thanh niên xông vào đánh tới tấp. BS Thủy phải nhập viện vì thủng màng nhĩ và tinh thần khá hoảng loạn. Sau khi hành hung bác sĩ, nhóm đối tượng đã bỏ trốn khỏi bệnh viện. Tiếp nhận vụ việc, Công an phường 6, TP. Đà Lạt đã chuyển hồ sơ lên Công an TP. Đà Lạt để tiếp  đ tra xử lý. Kết quả điều tra bước đầu xác định, đối tượng gây án là Võ Văn Tùng (34 tuổi, trú phường 6, TP. Đà Lạt), từng có một tiền án về tội giết người. BS Lê Thanh Nhuận cho biết, bạo hành y tế là vấn đề khá nhức nhối, gây hoang mang và áp lực lớn cho các y bác sĩ, nhân viên y tế. Tại một số khoa được xem là “đầu sóng ngọn gió” như cấp cứu, sản khoa…, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng đã bố trí camera để theo dõi an ninh bệnh viện. Tuy nhiên, một số sự việc xảy ra quá bất ngờ vẫn khiến các bác sĩ không kịp trở tay. Theo thông tin phản ánh đến Đường Dây nóng Bộ Y tế, tên Tùng đã ra đầu thú tại cơ quan công an. Công an TP Đà Lạt tiếp tục củng cố hồ sơ, triệu tập thêm một số đối tượng liên quan để điều tra làm rõ. Vụ việc sẽ được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

42. Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh mổ đẻ thành công cho một sản phụ có khối u tử cung nặng hơn 1kg: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 26 tháng 01 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tixng vừa tiến hành mổ đẻ thành công cho một sản phụ có khối u lớn ở tử cung. Người nhà bệnh nhân cho biết, họ đã chuyển sản phụ Nguyễn Thị C. (36 tuổi, quê quán ở xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên) vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong tình trạng có thai đủ tháng tuổi nhưng bị ngôi thai ngược, đặc biệt là bị đa u xơ tử cung khá nguy hiểm, trong đó có khối u lớn nhất nằm ở mắt sau eo tử cung, hai khối u nhỏ còn lại nằm ở sừng tử cung. Trong 3 khối u trong tử cung sản phụ thì khối u lớn nhất có kích thước 15x20cm, nặng hơn 1kg; hai khối u còn lại lần lượt có kích thước 12x15cm và 3x4cm. Đây là ca đau xơ tử cung có khối u lớn, hiếm gặp từ trước đến nay ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Đặc biệt, sản phụ mới sinh con đầu lòng nên việc bảo tồn tốt tử cung là vô cùng cần thiết. Sau nhiều giờ phẫu thuật, các bác sỹ đã mổ thành công, bắt con và bắt các u xơ tử cung cho sản phụ. Hiện tình trạng sức khỏe của sản phụ đã cơ bản dần ổn định trở lại bình thường. Người nhà sản phụ vô cùng mừng rõ và cảm ơn các bác sỹ đã có cách xử lý tốt để bảo đảm an toàn sức khỏe cho cả mẹ và con sản phụ, đồng thời giữ cho sản phụ cơ hội có thai lần hai.

43. Bệnh viện K phẫu thuật thành công cho hai cụ bà 86 tuổi bị ung thư đại tràng: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế, người dân phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây Hà Nội vô cùng vui mừng khi hai cụ bà vừa được Bệnh viện K phẫu thuật thành công cắt khối u đại tràng. Họ là hàng xóm của nhau và cùng ở phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Theo thông tin phản ánh, ngày 08 tháng 01 năm 2018,  cụ bà Phạm Thị B. (86 tuổi) có tiền sử xơ vữa động mạch nhập viện khi thấy tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài hơn nửa năm, kèm theo triệu chứng đau bụng, khó tiêu. Sau khi tiến hành chụp chiếu và làm những chỉ định xét nghiệm, bác sĩ xác định có hạch trong ổ bụng bệnh nhân, đại tràng Sigma có tổn thương làm chít hẹp chu vi đại tràng, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại tràngSigma. Bốn ngày sau, cụ bà Phùng Thị C. (86 tuổi) cũng nhập viện trong tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài hơn 1 tháng. Khai thác nhanh bệnh sử, người nhà bệnh nhân cho biết bà từng bị suy tim độ 1, hở van 2 lá mức độ vừa và bị rối loạn thông khí mức độ trung bình. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành chụp chiếu CT xác định có hình ảnh u trực tràng và đại tràng Sigma. Các xét nghiệm và nội soi thăm dò chức năng cho thấy bệnh nhân bị ung thư đại tràng Sigma và trực tràng trung bình, tức là ung thư 2 vị trí. Không thể chậm trễ bởi các bệnh nhân đã cao tuổi và thể trạng khá gầy, các y bác sĩ đã phẫu tích tỉ mỉ và tiến hành phẫu thuật cho hai cụ bà. Cả hai ca phẫu thuật đều thành công. Nhờ bàn tay giàu kinh nghiệm của các y, bác sĩ; đồng thời như có bạn đồng hành cùng chia sẻ, cùng đương đầu bệnh tật, đến nay, sức khỏe của hai cụ bà sau mổ đều phục hồi rất tốt. Gia đình và người nhà hai cụ rất cảm ơn các bác sỹ về sự nhiệt tình, và trình độ chuyên môn.

 

44. Trung tâm y tế 115 Đà Nẵng tư vấn từ xa hướng dẫn sơ cứu thuyền viên bị đứt hai ngón tay: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế, vào lúc 3h36 phút ngày 29/1, trên tần số 7903 kHz, Đài Thông tin Duyên hải Đà Nẵng nhận được thông tin trực tiếp từ tàu cá QNA 93717 TS báo tin có một thuyền viên trên tàu bị đứt 2 ngón tay. Theo đó, tàu cá QNA 93717 TS do ông Trần Đậu làm chủ tàu đang hoạt động tại vị trí có tọa độ 16°31'00N 108°33'00E cách Đà Nẵng khoảng 28 hải lý về hướng Đông Bắc thì có thuyền viên tên Tài, 35 tuổi, bị đứt 2 ngón tay. Tàu đang chạy vào bờ với tốc độ 9 hải lý/h, theo hướng 220 độ để vào bờ. Tàu yêu cầu trợ giúp y tế khẩn cấp. Ngay sau khi nhận được tin báo nạn từ tàu cá QNA 93717 TS, Đài Thông tin Duyên hải Đà Nẵng đã nối máy cho tàu trao đổi trực tiếp tới Trung tâm Y tế 115 để các bác sỹ tư vấn y tế, hướng dẫn cách sơ cấp cứu cho thuyền viên bị nạn. Hệ thống Thông tin duyên hải tiếp tục theo dõi và sẵn sàng thông tin trợ giúp thuyền viên bị thương của tàu cá QNA 93717 TS. Nhờ sự trợ giúp, tư vấn của Trung tâm y tế 115 Đà Nẵng, thuyền viên đã được sơ cứu kịp thời và được đưa vào bờ để chữa trị.

 

45. Được sự trợ giúp từ xa, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã cứu sống bệnh nhân đột quỵ, chảy mãu não nặng: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 28 tháng 01 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai vừa cứu sống một bệnh nhân bị đột quỵ, chảy mãu não nặng. Theo thông tin, bệnh nhân được đưa vào cấp cứu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai trong tình trạng bị đột quỵ. Các bác sỹ đã tiến hành xét nghiệm, và chẩn đoán hình ảnh. Kết quả cho thấy, bệnh nhân bị chảy máu não. Các bác sỹ đã cấp cứu bằng cách đặt ống nội khí quản, thở máy, truyền thuốc và dịch, tình trạng của bệnh nhân ổn định hơn. Bệnh nhân tiếp tục được đưa đi chụp cắt lớp vi tính sọ não nhằm khắc phục triệt để tình trạng bệnh.
Kết quả chụp cho thấy, trong não của bệnh nhân có khối máu tụ nhỏ vùng đồi thị trái, chảy ngập máu hai não thất bên, gây giãn não thất tắc nghẽn cấp tính. Nguy hiểm hơn là 12 giờ sau đó, tình hình bệnh nhân chuyển xấu, huyết áp tăng rất cao. Tuy bệnh nhân đã được truyền thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch nhưng nếu tình trạng bệnh nặng kéo dài, não thất giãn và máu ngập hệ thống não thất không được giải quyết thì khả năng tử vong là rất cao. Bác sĩ Lương Quốc Chính, Bệnh viện đa khoa Lào Cai, cho biết, tỷ lệ tử vong đối với những trường hợp như thế này lên tới trên 70%. Không chậm trễ, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã nhắn tin và gọi điện để hội chẩn với các bác sĩ tại Khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) nhằm xử trí ca bệnh nghiêm trọng này. Theo cuộc hội chẩn của hai bệnh viện, phương pháp điều trị tốt nhất là đặt dẫn lưu não thất cấp cứu ra ngoài ngay lập tức (là một kĩ thuật điều trị áp dụng cho các bệnh nhân chảy máu não, có tràn máu não thất số lượng lớn, giúp giải quyết tình trạng chảy máu làm giãn não thất). Trong cuộc hội chẩn, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cũng nhấn mạnh, cách xử lý tốt nhất tình trạng giãn não thất và chảy máu não thất nặng nề này, bệnh viện phải sử dụng biện pháp tiêu sợi huyết não thất qua dẫn lưu não thất cấp cứu ra ngoài, như vậy tỉ lệ sống sót của người bệnh cao hơn. Tiêu sợi huyết não thất là kỹ thuật sử dụng thuốc tiêu sợi huyết bơm vào não thất qua dẫn lưu não thất, để làm tiêu nhanh máu đông trong não thất (đặc biệt là não thất III và não thất IV), làm thông sớm hệ thống não thất phía dưới và từ đó tránh được biến chứng giãn não thất. Sau khi được đặt dẫn lưu não thất cấp cứu ra ngoài và sử dụng tới 9 liều thuốc tiêu sợi huyết trong 3 ngày, tới ngày điều trị thứ 7, tình trạng của bệnh nhân tiến triển tốt. Bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, thôi thở máy rút ống nội khí quản và chỉ cần thở oxy qua kính mũi. Hiện, bệnh nhân vẫn phải ăn uống qua đường ống thông dạ dày và điều trị trong khu vực chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Đa khoa Lào Cai. Gia đình bệnh nhân rất cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Lào Cai và Bệnh viện Bạch Mai về đã xử trí kịp thời, cứu sống bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.

 46. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị xử lý thành công ca bệnh bị áp xe do hóc xương lâu ngày: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 30 tháng 01 năm 2018, sau sau 20 ngày được điều trị hồi sức, ông Mai Xuân H., 54 tuổi, trú xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, đã ổn định sức khỏe và được làm thủ tục xuất viện. Đây là trường hợp bệnh nhân bị áp xe nặng do hóc xương lâu ngày không biết; và điều đặc biệt là cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đều không muốn chuyển viện lên tuyến trên để chữa trị mà muốn được phẫu thuật ngay tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị. Theo người nhà bệnh nhân, khoảng đầu tháng 01 năm 2018, ông H. ăn cá bị hóc xương, nhưng sau đó không để ý và nghĩ là cái xương hóc đã trôi ra ngoài. Tuy nhiên ngày 10.1, ông H. bị sốt và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị trong tình trạng sưng bành vùng cổ, sốt rét run, không ăn uống được. Các bác sỹ đã thăm khám và nội soi thực quản. Kết quả thăm khám cho thấy dị vật là mẩu xương cá dài 1,5 cm nằm sát ngực và khối áp xe có kích thước rất lớn ngoài thực quản, sau tuyến giáp trước cột từ sau miệng thực quản lan xuống trung thất trên, có nguy cơ vỡ và đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Tiên lượng bệnh nặng, nên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã có phương án chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nhưng bản thân bệnh nhân và người nhà của ông nhất quyết xin ở lại bệnh viện để điều trị. Ngày 13 tháng 01 năm 2018, kíp bác sĩ Khoa Ung bướu và Khoa Tai -  Mũi - Họng của Bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật mở khoang cạnh cổ bên trái, vén cơ ức đòn chũm, tách cơ giáp móng, đẩy động mạch cảnh chung ra ngoài, cắt động mạch giáp giữa, vén tuyến giáp, bộc lộ thực quản để hút 50 ml dịch mủ và lấy ra mẩu xương cá sắc nhọn dài hơn 1,5 cm và dẫn lưu áp xe. Ca phẫu thuật đã thành công. BS Đinh Viết Thanh, Trưởng khoa Tai -  Mũi - Họng, cho biết dị vật thực quản thực sự là một cấp cứu ngoại khoa, rất nguy hiểm với tính mạng của người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao nên cần được khám và điều trị kịp thời. "Trong trường hợp này, điều đáng nói nữa chính là sự tin tưởng của người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y bác sĩ trong bệnh viện. Đó cũng là động lực để chúng tôi dám thực hiện những ca khó", BS Thanh nói. Người nhà bệnh nhân cho biết họ tin tưởng vào các bác sỹ của Bệnh viện nên không muốn chuyển bệnh nhân đi bệnh viện khác. Bệnh nhân và gia đình vô cùng cảm ơn các bác sỹ đã thực hiện thành công ca phẫu thuật khó này.

 

47. Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh cứu sống bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp biến chứng nặng: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh vừa thành công trong việc cứu sống một bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp, biến chứng nặng gây sốc tim, rối loạn nhịp tim, nguy cơ tử vong cao. Đây là một bệnh nhân nam bị viêm cơ tim thể tối cấp, nguy cơ tử vong rất cao được các bác sĩ bệnh viện đa khoa Quảng Ninh cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân tên là Bùi Văn Ch., 47 tuổi, trú tại Thái Thụy, Thái Bình. Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu trong tình trạng đau tức ngực, khó thở, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch đập chỉ còn 30-40 nhịp/phút, huyết áp 70/50mmHg. Qua các kết quả kiểm tra cận lâm sàng, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, Chống độc – Thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh chẩn đoán bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp, biến chứng nặng gây sốc tim, rối loạn nhịp tim, tiên lượng bệnh rất nặng, cấp tính, đe dọa tử vong cao. Ths.Bs Hà Mạnh Hùng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, chống độc – Thận nhân tạo cho biết, trường hợp của bệnh nhân Ch. có diễn biến phức tạp. Ngay lập tức, các bác sĩ sử dụng thuốc vận mạch để hổi sức tích cực về huyết động, đặt máy tạo nhịp tạm thời cấp cứu để kiểm soát nhịp tim người bệnh, cho thở máy không xâm nhập và sử dụng kháng sinh phối hợp. Sau 4 ngày điều trị tích cực, đến nay, tình trạng sức khỏe bệnh nhân cải thiện đáng kể: thoát sốc, tự thở bình thường, đã cắt thuốc vận mạch và dừng máy tạo nhịp tạm thời. Bệnh nhân tỉnh táo, có thể nói chuyện và sinh hoạt bình thường. Ths.Bs Hà Mạnh Hùng chia sẻ: “Trường hợp của bệnh nhân Ch. khi vào viện đã ở trong tình trạng vô cùng nguy kịch bởi bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp đã biến chứng gây suy tim, rối loạn nhịp nặng, nguy cơ tử vong rất cao. Rất may cơ sở y tế tuyến dưới đã nhanh chóng chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh nên chúng tôi đã kịp thời chẩn đoán và xử trí hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân. Bệnh diễn biến nhanh và phức tạp nên chỉ cần anh Ch. ở nhà thêm 1 ngày tự uống thuốc, truyền nước thì có lẽ sẽ khó bảo toàn tính mạng”. Qua trường hợp của anh Ch., bác sĩ Hùng đưa ra khuyến cáo, viêm cơ tim có diễn biến đột ngột, phức tạp, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị sớm và kịp thời.  “Dấu hiệu ban đầu của bệnh rất khó phát hiện bởi triệu chứng lâm sàng không điển hình, giống cảm sốt thông thường như: mệt mỏi, đau nhức người, chán ăn…, hơn nữa lại hay gặp ở người trẻ tuổi nên càng dễ chủ quan, coi nhẹ. Bệnh viêm cơ tim cấp chỉ vài ngày sau đã gây ra các biến chứng nguy hiểm: viêm phổi, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, suy tim. Vì vậy nếu thấy cảm sốt kèm những biểu hiện khác thường: tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh… người nhà cần lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để phát hiện và điều trị kịp thời”. Gia đình bệnh nhân đã cảm ơn các bác sỹ y tế cơ sở và bác sỹ Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh đã kịp thời cứu sống bệnh nhân.​ 


Thăm dò ý kiến