BỆNH BỤI PHỔI-SILIC

30/07/2008 | 05:00 AM

 | 

Bệnh bụi phổi-silic, là một trong các bệnh nghề nghiệp lâu đời nhất, cho đến ngày nay hàng năm vẫn có hàng ngàn người bị chết vì bệnh này trên khắp thế giới.

BỆNH BỤI PHỔI-SILIC

Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

 

Bệnh bụi phổi-silic, là một trong các bệnh nghề nghiệp lâu đời nhất, cho đến ngày nay hàng năm vẫn có hàng ngàn người bị chết vì bệnh này trên khắp thế giới. Bệnh bụi phổi-silic là một bệnh nan y, do người lao động hít phải bụi có chứa silic tự do. Đây là bệnh tiến triển không hồi phục, thậm chí cả khi đã ngừng tiếp xúc với bụi. Nếu tiếp xúc với một lượng lớn bụi, có hàm lượng silic tự do trong bụi cao, trong một thời gian ngắn đã có thể phát sinh bệnh.

Bụi silic phát sinh ra trong hoạt động như là nghiền đá, nghiền quặng, phun cát vv. Công nhân làm việc ở những nơi như là các mỏ, khu vực khai thác đá, đúc, xây dựng, ở các phân xưởng kính, gốm , các phân xưởng mài, phân xưởng nề có nguy cơ bị bệnh này cao.

Phun cát là một trong hoạt động có nguy cơ cao bị bụi phổi-silic. Các thiết bị mài, thậm chí các thiết bị này không chứa silic, người công nhân vẫn có thể bị bệnh do sử dụng để mài các vật liệu có chứa bụi silic, giống như khi chúng ta mài các khuôn đúc vần còn cát chứa trên đó.

Một số hoạt động như là làm sạch cát hoặc bê tông hoặc làm sạch các chỗ nề bằng thổi khí nén có thể tạo ra các đám bụi lớn, đây có thể là các nguyên nhân gây bệnh.

Tác động đến sức khỏe:

Bệnh bụi phổi-silic gặp ở cả các nước phát triển và đang phát triển, tiếp xúc với bụi silic qua đường hô hấp năm này qua năm khác, có thể bị bệnh từ mức độ nhẹ đến mất khả năng lao động, và chết.

Bệnh bụi phổi-silic là kết quả của quá trình xơ hóa phổi. Thể loại và mức độ bệnh phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc với bụi: có thể mãn tính hoặc cấp tính. Giai đoạn muộn có thể dẫn đến các rối loạn làm mất khả năng lao động và muộn nữa là tử vong. Nguyên nhân tử vong thường do các biến chứng như là lao phổi , phổi bị xơ hóa và khí thũng, suy tim phải.

Vào thế kỷ thứ 16 Tác giả Agricola viết tại các ảo ở vùng núi Carpathian của Châu Âu: những người phụ nữ đã được pháthiện là cưới tới 7 lần, tất cả chồng của họ đều bị mắc bệnh bụi phổi-silic có kèm theo lao mà chết. Chỉ vài năm sau ở một số ngôi làng ở phía bắc Thái Lan đã được mệnh danh là ngôi làng của các bà góa bởi vì một số lượng lớn đàn ông đã bị chết sớm vì bệnh bụi phổi- silic .

·Giai đoạn 19951-1995, Trung Quốc đã ghi nhận 500.000 trường hợp mắc bệnh bụi phổi-silic, số mới mắc bệnh hàng năm khoảng 6000 người và trên 24.000 người chết môi năm.

·Tại Ấn Độ trong một nghiên cứu xác định khoảng 55% số công nhân bị mắc bệnh bụi phổi silic. Phần lớn trong số họ là nhưng người trẻ tuổi làm việc tại một mỏ đá (loại đá trầm tích) với điều kiện thông gió rất kém. Trong một số nghiên cứu tại miền trung cho thấy tỷ lệ tử vong do bụi phổi rất cao, tuổi thọ của những người mắc bệnh này chỉ là 35 và tuổi nghề là 12 năm

·Còn ở Brazil, tại bang Minas Gerais đã có hơn 4500 người được chẩn đoán bị bệnh bụi phổi silic. Khu vực đông bắc của nước này người lao động thường xuyên đào các giếng nước xuyên qua tầng đá có thành phần là hạt quartz trên 97% và tỷ lệ mắc bệnh là trên 26%. Nhiều ca trong số đó có tiển triển bệnh rất nhanh.

·Còn ở Hoa Kỳ theo ước đoán có khoảng trên 1 triệu có tiếp xúc nghề nghiệp với bụi silic, (khoảngtrên 100.000 người làm nghề phun cát)trong số đó có khoảng 59.000 người sẽ có thể bị bệnh bụi phổi-silic. Báo cáo của Hoa Kỳ xác nhận thì số mới mắc bệnh bụi phổi-silic mỗi năm vào khoảng 300 người. Nhưng thực tế số này còn cao hơn rất nhiều.

·Còn tại Quebec của Canada, từ năm 1988-1994, có hơn 40 trường hợpmắc bệnh bụi phổi-silic, và có 12 người trong số đó chết trước tuổi 40.

·Còn theo báo cáo của Colombia có khoảng 1,8 triệu người công nhân có nguy cơ măc bệnh bụi phổi- silic.

·Còn tại Việt Nam đến nay có khoảng trên 17.000 người mắc bệnh bụi phổi- silic đã được phát hiện.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo chúng ta hay sử dụng các biện pháp dự phòng để tránh hít phải bụi có chứa silic tự do.

Người dịch

ThS. Nguyễn Văn Sơn

Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường