CÁC BỆNH DA NGHỀ NGHIỆP THƯỜNG GẶP

24/08/2018 | 08:53 AM

 | 


 Bệnh da nghề nghiệp là bệnh da do tác động hay tiếp xúc với các tác nhân trong môi trường lao động. có hàng nghìn chất hóa học, chất độc hại khác nhau trong môi trường lao động tác đông lên da theo nhiều cơ chế khác nhau

Một số bệnh da nghề nghiệp thường gặp:

 1.     Viêm da tiếp xúc kích thích (Irritant contact dermatitis).

 2.     Viêm da tiếp xúc dị ứng (Allergic contact dermatitis).

 3.     Các tác nhân vi sinh:

 -         Nhiễm trùng:

 -         Nhiễm tụ cầu, liên cầu.

 -         Nhọt cụm.

 -         Lao da.

 -         Erysipeloid

 -         Nhiễm vi rút:

 -         HSV

 -         Hạt cơm.

 -         ORF

 -         Milker’ nodule

           Nhiễm nấm

 4.      Nhiễm ký sinh vật, giun, sán (Helminths), chân đốt

 5.     Các tác động vật lý: chấn thương cơ học, nóng, lạnh, môi trường ẩm ướt bị ẩm ướt...

 6.     Các bệnh lý do môi trường: trứng cá, ung thư da.

 1. Viêm da tiếp xúc kích thích (Irritant contact dermatitis) là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh da nghề nghiệp. Bệnh thường xảy ra ở các vùng da hở như bàn tay, cánh tay. Bệnh xảy ra ngay khi tiếp xúc với hoá chất. Biểu hiện có thể chỉ là đỏ da, cho đến biểu hiện rất nặng như bọng nước và loét. Hoá chất gây phản ứng cho tất cả mọi người khi nồng độ hoá chất cao và thời gian tiếp xúc đủ dài. Các hoá chất kiềm và a xít mạnh như sút, pồ tạt, hydrofluoric acid thường gây bệnh này. Yếu tố chủ yếu gây bệnh là bản chất của hoá chất, nồng độ và thời gian tiếp xúc. Bệnh có thể xảy ra từ từ sau nhiều lần tiếp xúc với hoá chất. Bệnh xảy ra có sự phối hợp của nhiều yếu tố như hoá chất gây bệnh, dạng hoá chất bốc hơi, thể rắn, dung dịch; người bệnh có băng bịt hay không, ra mồ hôi, nhiễm sắc, khô da, sự hoạt động của tuyến bã và các bệnh da hiện có. Yừu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, chà sát, áp lực lên da và da bị rách. Tuổi của người lao động, giới, chủng tộc và gen di truyền. Một yếu tố quan trọng là cơ địa dị ứng làm cho người lao động dễ bị thương tổn hơn. Ước tính khoảng 10% dân số, các người này dễ bị viêm da kích ứng. Khi đó da tăng khả năng bị các chất tẩy rửa, xà phòng...xâm nhập vào. Bệnh nhân ngứa gãi, làm da bị tổn thương nặg hơn, đỏ da bong vẩy và dẫn đến da bị khô nẻ. Môi trường làm việc khép kín cũng gây nhiều bất lợi cho người lao động.

 Một số chất gây viêm da kích ứng:

 -        Gây loét: a xít, các chất kiềm, các muối (như arsenic trioxide, dichromates)...

 -        Viêm nang lông, trứng cá:  arsenic trioxide, dầu và các chất béo, than đá, nhựa đường...

 -     Da bị thay đổi màu sắc làm tăng nhiễm sắc tố: các chất gây viêm da kích thích, than đá, nhựa đường, các kim loại nặng, tia cực tím, tia hồng ngoại, sóng ngắn, các chất ion hoá...

 -        Mày đay: các hoá chất, mỹ phẩm, các sản phẩm từ động vật, thức ăn, cây cỏ, vải sợi và gỗ.

 -        Các u hạt: chất keratin, silic, talc, sợi bông, vi khuẩn, nấm, ký sinh vật.

  2.  Viêm da tiếp xúc dị ứng (Allergic Contact Dermatitis). Viêm da tiếp xúc dị ứng ít gặp hơn viêm da tiếp xúc kích thích. Nhiều trường hợp người lao động không được chẩn đoán và báo cáo cho hệ thống y tế. Thông thường, sau khi tiếp xúc với dị nguyên khoảng 24 đến 48h  thì xuất hiện phản ứng dị ứng. Các phương pháp bảo vệ thường ít hiệu quả nên thông thường người lao động phải đổi nghề. Cần phải làm tét áp để xác định dị nguyên là rất quan trọng. Điều đó giúp cho người lao động tránh tiếp xúc với dị nguyên.

         Một số dị nguyên hay gặp:

 -       Nickel sulfate có trong các đồ trang sức, hợp kim, đồ nha khoa, các dụng cụ như dao cạo râu, kính đeo mắt...

 -       Đồ làm từ mỡ cừu: có trong các mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da (kem, mỡ, hỗn dịch và xà phòng).

 -       Neomycin sulfat có trong các thuốc bôi kháng sinh da, kem sát trùng, thuốc nhỏ mắt và mũi.

 -       Potassium dichromate chủ yếu có trong xi măng ...

 -       Hương liệu: có trong các chất vệ sinh, trang điểm,xà phòng, dầu gội đầu, các chất tẩy rửa trong gia đình...

 3. Trứng cá do môi trường, trứng cá do chlor.

           Viêm nang lông do dầu vô cơ với biểu hiện các sẩn và mụn mủ nang lông ở vùng da hở tiếp xúc với than đá, dầu mỡ. Đó là vùng da mặt duỗi cẳng tay, đùi là nơi bị tiếp xúc với quần áo dính dầu mỡ. Trước đây, bệnh này là bệnh lý hay gặp nhất nhưng ngày nay do bảo hộ lao động tốt hơn nên bệnh hiếm gặp. Các bệnh lý khác do  than đá, dầu mỏ như xạm da, nhạy cảm với ánh nắng. Điều trị chủ yếu là tránh tiếp xúc với than đá, dầu mỏ và thực hiện vệ sinh cá nhân bao gồm tắm sau khi làm việc và thay quần áo bảo hộ hàng ngày.

           Trứng cá do nghề nghiệp xảy ra với các nghệ sĩ phải trang điểm hàng ngày, công nhân làm đồ ăn nhanh, nhân viên lao công ở bệnh viện, người làm răng và công nhân vệ sinh phải đeo khẩu trang hầu như cả ngày làm việc.

          Trứng cá do chlor (Chloracne): xảy ra đối với những người tiếp xúc với chlorinated naphthalene và biphenyls có trong các cáp điện và dầu thừa công nghiệp có chứa chlorinated biphenyls. Biểu hiện bệnh rất điển hình với nhiều mụn nhân trứng cá đóng và các nang màu vàng nhạt trên da vùng quanh dưới mắt (vùng má dưới mắt). và sau tai, sau đó xuất hiện ở ngực, lưng, các vùng da trên cơ thể mà không bị trứng cá  thông thường (acne vulgaris). Đó là các vùng da như bụng, đùi, dương vật, bìu. Nhưng mũi thì không bị tổn thương. Các nang màu vàng rơm được coi là biểu hiện đặc trưng của chloracne. Sau đó, các mụn mủ và áp xe có thể xảy ra và khi khỏi để lại sẹo lõm. Mắt cũng có thương tổn viêm kết mạc mắt và có dử mắt ở mi mắt. Móng bị nhiễm sắc màu nâu. Lông mọc nhiều (hypertrichosis), nhiễm sắc tố ở những vùng da bị tổn thương và da dễ bị trầy xước. Điều đó có thể gợi ý chức năng gan bị ảnh hưởng và bệnh porphyrin da muộn (porphyria cutanea tarda). Các thương tổn da có thể xuất hiện 5 tuần sau khi tiếp xúc. Bệnh nặng dần lên, nhưng nếu không tiếp xúc với chlor nữa thì các thương tổn sẽ mất đi trong khoảng 4-6 tháng. Nhưng đôi khi bệnh kéo dài hàng năm dù không còn tiếp xúc với chlor nữa. Chloracne không chỉ gây thương tổn ở da đơn thuần mà còn có thể gây nhiễm độc toàn thân, các phủ tạng như gan, thần kinh ngoài biên,  bệnh porphyrin da muộn. Xét nghiệm đánh giá gan bị thương tổn, nhiễm độc là aryl hydrocarbon hydroxylase (AHH). Chất quan trọng nhất hay gây nhiễm độc là 2, 3, 7, 8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD). Nguồn quan trọng gây bệnh là chất diệt cỏ ”chất độc màu da cam-Agent Orange” mà Mỹ ném xuống Việt Nam (2, 4, 5-trichlorophenol gọi là 2, 4, 5-T). Chất này đã bị cấm sản xuất và sử dụng ở Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có thể xảy ra ở các nhà máy sản xuất chất diệt cỏ, các tai nạn khi vận chuyển.

 Điều trị thường không có hiệu quả, bệnh có thể thuyên giảm nếu không tiếp xúc với chất chlor nữa. Có thể bôi Vitamin A axít hoặc uống isotretinoin. Các kháng sinh ít có tác dụng. Phòng ngừa chủ yếu là đóng cửa các nhà máy sản xuất, mặc quần áo bảo hộ và sử dụng mặt nạ phòng độc khi cần.

 4. Các ung thư da do nghề nghiệp

      Các ung thư da không phải u hắc tố (nonmelanoma skin cancer) mà chủ yếu là ung thư tế bào đáy (BCC) và ung thư tế bào vẩy (SCC). Nhiều trường hợp được điều trị ung thư nhưng bác sĩ không coi là nguyên nhân do nghề nghiệp hoặc không quan tâm đến do vậy không báo cáo cho hệ thống y tế. Vùng da hở hay bị ung thư da là đầu, cổ. Ung thư bìu cũng hay gặp trong các ung thư do nghề nghiệp. Các ung thư khác là sarcom mạch (angiosarcoma) gan ở những người hay tiếp xúc với polyvinyl chloride, ung thư bàng quang ở những người tiếp xúc với thuốc nhuộm và ung phổi trên những người làm quặng amiăng.

Ung thư da không phải u hắc tố do nghề nghiệp chủ yếu do tia tử ngoại (Ultraviolet Light), Polycyclic Aromatic Hydrocarbon, arsenic, bức xạ ion hoá và chấn thương.

 Cutaneous T cell Lymphoma (CTCL) do nghề nghiệp bao gồm u sùi dạng nấm (mycosis fungoides) và hội chứng Sézary. Ung thư lympho T helper ít gặp. Khởi đầu là các ban dạng eczema ngứa, khó phân biệt với viêm da tiếp xúc và do đó thường bị chẩn đoán nhầm là viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, eczema dạng đồng tiền, vẩy nến. Tuy nhiên, thương tổn dần dần thâm nhiễm thành mảng và cuối cùng là giai đoạn u. Còn có nhiều tranh cãi về căn nguyên của bệnh, nhưng các T lympho bị thoái hoá gọi là tế bào mycosis fungoides. Một nghiên cứu cho thấy các thợ cơ khí, người điều khiển máy, công nhân xây dựng và đúc sắt, thợ làm mũ, thợ điện có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

 5. Chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp

 Chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp cần phải khai thác kỹ tiền sử và khám lâm sàng.

 Các xét nghiệm: Tét áp (Patch testing), sinh thiết da, nuôi cấy tìm vi trùng, nấm và đến thăm nơi làm việc của người lao động là rất cần cho việc chẩn đoán và tư vấn phòng ngừa.

 6. Điều trị

        Điều trị các bệnh da nghề nghiệp bao gồm điều trị bệnh và xác định được tác nhân gây bệnh để giúp người bệnh phòng ngừa, tránh tái phát.

 9. Phòng ngừa

 - Phòng bệnh bao gồm kế hoạch phòng chung và bảo hộ lao động cho cả đơn vị sản xuất và phòng ngừa cá nhân. Cần phải giao dục sức khoẻ và tư vấn để người lao động biết được tác nhân gây bệnh và cách phòng bệnh.

 -        Vệ sinh tắm rửa sau khi lao động (Skin cleansers).

 -        Vệ sinh lau rửa không dùng nước (Waterless hand cleaners).

 -        Bôi các kem bảo vệ (Barrier Cream-invisible gloves): kem giữ ẩm, kem bảo vệ, kem chống nắng

 -       Đồ bảo hộ (Protective clothing) bao gồm quần áo, giày ủng, kính đeo, khẩu trang, mặt nạ, tạp dề, găng tay. Việc chọn đồ bào hộ về chủng loại và chất liệu tuỳ thuộc vào nghề nghiệp và công việc của người lao động.​