Hà Nội: Làm gì để phòng chống bệnh nghề nghiệp?

21/10/2018 | 08:43 AM

 | 


 

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 2830/KH-SYT về việc chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đến năm 2020. 

Theo đó, Sở Y tế đặt mục tiêu tăng cường công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động nói chung và nhân viên y tế nói riêng; nâng cao năng lực quan trắc môi trường lao động, chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động; chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động, ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ về pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

22.10.2018. Ha Noi.jpg
Có không ít nghề nghiệp mang lại bệnh tật cho người lao động

Đối với nâng cao năng lực ngành y tế có ít nhất 01 phòng khám bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định; Trên 80% người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động; Trên 80% người thuộc lực lượng sơ cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện và cập nhật về sơ cấp cứu.

Chỉ tiêu chuyên môn về y tế lao động và bệnh nghề nghiệp: trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ hằng năm; Trên 50% người lao động làm việc tại cơ sở có yếu tố có hại được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; 100% người lao động bị tai nạn lao động, chẩn đoán bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp được sơ cấp cứu, điều trị phục hồi chức năng.

100% đơn vị, cơ sở lao động thực hiện lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động. Khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động. 100% người lao động được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân phương tiện cấp cứu, cứu hộ cần thiết để phòng ngừa, đối phó, ứng cứu sự cố và tai nạn lao động trong quá trình làm việc.