Khám sức khỏe nghề nghiệp và những điều cần biết

15/12/2019 | 21:59 PM

 | 

Mỗi công việc sẽ có đặc thù riêng và ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người lao động. Chính vì vậy khám sức khỏe nghề nghiệp là một trong những lợi ích của người lao động cũng như nhiệm vụ của các doanh nghiệp.

1. Lợi ích của khám sức khỏe nghề nghiệp

Khám sức khỏe là kiểm tra tổng thể về tình trạng sức khỏe được thực hiện bởi các bác sĩ, tại các cơ sở y tế, bệnh viện có uy tín. Khám sức khỏe giúp mỗi cá nhân phát hiện và có thể khắc phục sớm tình trạng bệnh của mình. Khám sức khỏe nghề nghiệp không chỉ đem lại lợi ích cho chính người lao động mà còn đảm bảo lợi ích của cả doanh nghiệp.

Lợi ích đối với người lao động

- Phát hiện được các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề không biểu hiện ra bên ngoài. Việc mắc các bệnh này có thể do bản thân mỗi người không phù hợp với công việc như phải đứng nhiều, ngồi nhiều hoặc đi lại nhiều.

- Tạo điều kiện để được điều trị bệnh một cách sớm nhất và hiệu quả điều trị sẽ đạt cao hơn.

- Nắm rõ tình trạng bệnh lý và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp nhất.

Lợi ích đối với doanh nghiệp

- Giảm được các chi phí y tế và các chi phí bồi thường cho người lao động;

- Sàng lọc được người lao động đủ điều kiện sức khỏe và không đủ điều kiện sức khỏe cho công việc của doanh nghiệp;

- Qua những sự sàng lọc nhất định về sức khỏe người lao động sẽ có lợi ích sâu xa là nâng cao được năng suất, chất lượng lao động cũng như hạn chế những rủi ro về tai nạn lao động.

- Việc khám sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động tại các doanh nghiệp càng làm cho uy tín của doanh nghiệp thêm vững mạnh và tăng sức hút đối với các nguồn nhân lực mới.

Khám sức khỏe nghề nghiệp đem lại lợi ích cho cá nhân người lao động cũng như lợi ích cho doanh nghiệp. Việc khám sức khỏe theo doanh nghiệp và tổ chức khám theo định kỳ sẽ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển và lớn mạnh của công ty, doanh nghiệp đó.

2. Khám sức khỏe nghề nghiệp có thể phát hiện ra bệnh gì?

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa có rất nhiều ngành nghề và các công việc mới ra đời. Không thể phủ nhận sự ra đời của nhiều ngành nghề sẽ đáp ứng được nhu cầu về công việc cho hàng nghìn người tuy nhiên với sức nặng và tính chất công việc người lao động có thể gặp nhiều bệnh khác nhau. Khám sức khỏe nghề nghiệp thường phát hiện ra các bệnh như:

Bệnh về da

Bệnh về da thường gặp ở các công nhân may tại các xí nghiệp da giầy, quần áo. Các bệnh phổ biến nhất là sạm da, dị ứng, viêm loét da…do môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với bụi từ vải, từ máy móc, keo và hóa chất,…Để giảm các bệnh về da, các doanh nghiệp cần trang bị cho người lao động bảo hộ lao động, khẩu trang, gang tay,…

Bệnh về tai

Bệnh về tai là một căn bệnh nhiêu người mắc phải. Đối với người lao động, bệnh về tai thường gặp ở nhóm người lao động làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn, thường xuyên nghe điện thoại,…Để giảm các bệnh về tai, người lao động nên thường xuyên khám tai định kỳ và khám sức khỏe định kỳ, đồng thời cần sử dụng nút tai chống ồn.

Bệnh về đường hô hấp

Bệnh về đường hô hấp gặp ở nhiều người lao động thuộc nhiều lĩnh vực lao động khác nhau. Điểm chung của những người lao động mắc các bệnh về đường hô hấp là do họ làm việc trong môi trường bụi  bẩn. Để giảm các bệnh về đường hô hấp người lao động cần tự trang bị cho mình quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ chống bụi. Bên cạnh đó sau khi tan ca cần vệ sinh cá nhân và thay quần áo sạch sẽ.

Bệnh về xương khớp

Những tưởng bệnh xương khớp chỉ gặp ở người già khi trái gió trở trời nhưng đối với lực lượng lao động trẻ ngày nay cũng rất dễ gặp bệnh này. Họ gặp phải bệnh xương khớp do tính chất công việc phải đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều, vận động nhiều…Để phòng chống bệnh này mỗi người cần có một chế độ vận động, tập luyện phù hợp và một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, nên tắm nắng vào buổi sáng và sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D.

Bệnh căng thẳng và rối loạn cảm xúc

Căng thẳng và rối loạn cảm xúc sẽ khiến cho bạn luôn trong trạng thái bực bội, chán nản. Đặc biệt bạn rất dễ cáu gắt với tất cả những người xung quanh. Nếu bệnh này kéo dài, rất dễ có thể dẫn đến trầm cảm. Những người gặp căn bệnh này thường là những người phải làm các công việc cần sự tập trung cao hoặc những người làm  việc thường xuyên với máy tính hoặc các thiết bị điện tử.

Chính vì khả năng mắc các bệnh càng cao do tính chất công việc tạo ra ngày càng cao nên khám sức khỏe nghề nghiệp cần được tổ chức định kỳ hàng năm. Hãy đọc tiếp bài viết để cùng tìm hiểu khám sức khỏe nghề nghiệp định kỳ ở đâu.

3. Những lưu ý khi khám sức khỏe nghề nghiệp

Khi khám sức khỏe lao động, bạn cần lưu ý những điểm sau để có thể đạt lợi ích tối đa cho mình:

- Mang theo đầy đủ giấy tờ: sổ bảo hiểm y tế, ảnh 3x4, bệnh án cá nhân, thẻ nhân viên (nếu doanh nghiệp có sự liên kết với các tổ chức y tế, khi mang theo thẻ bạn có thể được hưởng thêm các ưu đãi).

- Chọn bệnh viện uy tín và chất lượng về giá, về trang thiết bị và về đội ngũ bác sĩ khám chữa bệnh.

- Thời hạn của giấy khám sức khỏe.

Ngoài những lưu ý trên, bạn cần ăn uống đầy đủ và không sử dụng chất kích thích trước khi khám sức khỏe để kết quả khám sức khỏe được chính xác nhất.