Khốn khổ vì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

12/09/2018 | 00:44 AM

 | 

Mối quan tâm của người lao động ngoài thu nhập thì không gì hơn là môi trường làm việc an toàn. Nhưng còn đó những câu chuyện buồn về thực trạng này.

 

Chân đã không thể nhấc lên được và teo dần. Từ 1 thanh niên khỏe mạnh, trụ cột chính trong gia đình, trong 1 lần sửa máy cho công ty, anh Trần Văn Ngọc ở TP.HCM không may bị máy rơi vào người khiến chấn thương nặng dẫn đến liệt người. Nhớ lại khoảnh khắc bị tai nạn, anh chỉ biết tham thở rằng mình đen đủi: "Lúc đó cũng gần về rồi mấy người kia bước qua không sao. Tự dưng em bước qua cái em bị mô-tơ rơi vào cổ".

12.9.2018. Khon kho.jpg 
 
 

Điều đáng nói nhiều trường hợp bị tai nạn lao động được điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM đều do chủ sử dụng lao động chưa trang bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc. Một lao động khác đang điều trị tại đây, anh Thạch Sin, cho biết: "Công ty tôi làm mới thành lập nên người ta cũng chưa có đồ đạc bảo hộ gì hết".

Không chỉ thiếu trang bị bảo hộ lao động, việc điều trị bệnh nghề nghiệp cho công nhân như kiểm tra thính lực, thải loại độc tố cũng chưa được quan tâm đúng mức. Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM, tỷ lệ khám bệnh, thải chì cho công nhân trong các môi trường độc hại còn rất thấp. Bác sĩ Hoàng Văn Thế, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp Tp.Hồ Chí Minh cho biết: "Thải chì chỉ là một yếu tố thôi. Quan trọng là phải nhắc công nhân làm thế nào để có bảo hộ tốt.Tuy nhiên thì chỉ có công ty lớn quan tâm, còn công ty nhỏ thì rất hạn chế. Trong khi đó, các công nhân làm việc trong các môi trường có độc tố như bụi silicon thì rất cần thiết phải thải loại."

Còn theo khảo sát gần đây của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM thì chỉ có khoảng 25% doanh nghiệp tổ chức khám bệnh nghề nghiệp.

Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lao động đã quy định xử phạt vi phạm về phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.Tuy nhiên thực tế chỉ riêng tại TPHCM, tình hình an toàn vệ sinh lao động vẫn gia tăng khoảng 13% số vụ đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan chức năng, tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn cho người lao động.

Khi tai nạn lao động xảy ra hoặc mắc phải bệnh nghề nghiệp, nỗi mất mát không chỉ là người lao động, mà còn kéo theo là gia đình của họ khi các lao động là trụ cột chính trong gia đình.