Các Dự án /Chương trình của Tổ chức Counterpart International trong Lĩnh vực Phòng chống/Kiểm soát Tai nạn Thương tích

10/11/2005 | 05:00 AM

 | 




Các Dự án /Chương trình của Tổ chức Counterpart International trong Lĩnh vực Phòng chống/Kiểm soát Tai nạn Thương tích

1. Giới thiệu chung

Counterpart International là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam từ năm 1996. Tổ chức hiện đang hoạt động với giấy phép văn phòng dự án do Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân cấp với 3 lĩnh vực hoạt động chiến lược là y tế, giáo dục và môi trường. Trong lĩnh vực y tế, phòng chống/kiểm soát tai nạn thương tích là một trong những hoạt động được Counterpart tham gia sớm và tích cực ngay từ những năm đầu hoạt động tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực phòng chống, kiểm soát TNTT, Counterpart phối hợp với các tổ chức quốc tế và trong nước (Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh/thành phố, cơ sở nghiên cứu và đào tạo y khoa, cơ sở y tế, các hội nghề nghiệp và xã hội, các tổ chức phi chính phủ, vv) thực hiện một loạt các hoạt động hỗ trợ từ nghiên cứu, đào tạo đến củng cố hệ thống đáp ứng và chăm sóc cấp cứu và giám sát thương tích. Các hoạt động cụ thể bao gồm:

·Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và giám sát nhằm cung cấp các dữ liệu chính xác và các chỉ số đánh giá nhất quán.

·Tập hợp các tài liệu, thông tin về các dự án, hoạt động thành công; cộng tác với các đối tác và các tổ chức khác nhằm phối hợp hoạt động về phòng chống TNTT và phát triển một trung tâm thông tin và dữ liệu về PCTNTT.

·Hỗ trợ xây dựng giáo trình đào tạo về sơ, cấp cứu cho các cán bộ y tế của Việt Nam và phối hợp với Bộ Y tế để đưa lồng ghép các kiến thức này vào chương trình đào tạo hiện hành.

·Xây dựng các tài liệu truyền thông, giáo dục và phổ biến qua các cộng tác viên tại cộng đồng.

·Tăng cường năng lực kỹ thuật và chuyên môn về cấp cứu.

·Hỗ trợ xây dựng một hệ thống đáp ứng cấp cứu hiệu quả

·Đa dạng hoá các thành phần tham gia hoạt động sơ, cấp cứu

·Xây dựng quy trình cấp cứu, chăm sóc ngoại viện và tại viện

·Hỗ trợ tăng cường chia xẻ thông tin và hợp tác trong lĩnh vực PCTNTT

·Tăng cường cộng tác với các cơ quan và tổ chức quốc tế (WHO, UNICEF, Ngân hàng thế giới, Trung tâm Nghiên cứu về Kiểm soát Thương tích, Đại học Emory) trong lĩnh vực PCTNTT

·Hỗ trợ trang thiết bị và dụng cụ cho hệ thống cấp cứu

·Vận động ban hành và phổ biển các chuẩn tối thiểu về cấp cứu và chăm sóc cấp cứu

Từ 2 năm nay, Counterpart bắt đầu có các hoạt động hợp tác với Bộ Y tế, khởi đầu bằng việc hỗ trợ cho một cán bộ cấp cao của Cục Y tế Dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS tham gia chuyến thăm quan, tìm hiểu chính sách và hệ thống cấp cứu y tế tại Hoa Kỳ và hỗ trợ Bộ Y tế tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày sức khoẻ thế giới 7 tháng 4 năm 2004, với chủ đề An toàn Giao thông. Hiện nay, Counterpart đang hợp tác với Bộ Y tế nhằm phổ biến và áp dụng thử nghiệm Bộ Hướng dẫn Chăm sóc Trước Bệnh viện và Hướng dẫn Chăm sóc Chấn thương Thiết Yếu của Tổ chức Y Tế thế giới tại Việt Nam và Dự án Giám sát Thương tích.

2. Chương trình/Dự án/Hoạt động trong lĩnh vực phòng chống tai nạn thương tích

Tên Dự án/ Hoạt động

Năm thực hiện

Đối tác

Địa điểm

Hoạt động chính

1. Dự án Cấp cứu Y tế Hà Nội (Kết thúc)

2001-2002

Sở Y tế Hà Nội, Trường Đại học Washington (Mỹ)

Hà Nội

·Đào tạo 5 giảng viên CCYT tại Hoa Kỳ và đào tạo tiếp tục tại Việt Nam

·Thành lập Trung tâm đào tạo CCYT Hà Nội (tại trường trung học y tế Hà Nội)

·Đào tạo mở rộng cho 150 nhân viên y tế Hà Nội và 60 bác sỹ ngoại khoa (qua Hội ngoại khoa Hà Nội)

·Thành lập trung tâm CC vệ tinh đầu tiên tại Hà Nội, cung cấp xe cấp cứu/thiết bị liên lạc cho trung tâm CC 115.

·Cung cấp trang bị/dụng cụ cho các bệnh viện chăm sóc chấn thương chính của Hà Nội

·Thử nghiệm chương trình ghi chép dữ liệu trước bệnh viện (gồm mẫu bệnh lịch & cơ sở dữ liệu)

·Tăng cường nhận thức công chúng (qua Hội nghị CCYT, vv)

2. Chương trình Dịch vụ CCYT Việt Nam (Kết thúc)

2003-2004

SYT Hà Nội, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Trường Đại học Washington (Mỹ)

Hà Nội, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà

·Đào tạo 9 giảng viên CCYT tại Hoa Kỳ và đào tạo tiếp tục tại Việt Nam

·Thành lập,trang bị cho Trung tâm đào tạo CCYT tại Đà Nẵng, và Khánh Hoà và trang bị thêm cho Trung tâm đào tạo CCYT Hà Nội

·Đào tạo mở rộng cho 240 nhân viên y tế (bác sĩ, y tá) tại 4 tỉnh thuộc chương trình

·Hỗ trợ phương tiện vận chuyển cấp cứu cho Đà Nẵng & Khánh Hoà.

·Áp dụng chương trình ghi chép dữ liệu trước bệnh viện (gồm mẫu bệnh lịch & cơ sở dữ liệu).

·Tổ chức thăm quan tìm hiểu chính sách CCYT tại Hoa Kỳ

·Tăng cường trao đổi thông tin CCYT

3. Dự án Dịch vụ Cấp cứu Y tế Mở rộng Hà Nội – Hải Phòng (Kết thúc)

2003-2004

SYT Hà Nội, Hải Phòng, Trường Đại học Washington (Mỹ)

Hà Nội, Hải Phòng

·Tăng cường năng lực CCYT trên tuyến quốc lộ 5 và nội thành Hải Phòng

·Đào tạo 3 giảng viên CCYT tại Hoa Kỳ cho HP

·Thành lập và trang bị cho TT đào tạo CCYT HP

·Đào tạo mở rộng cho 150 nhân viên y tế (bác sĩ, y tá) tại Hải Phòng

·Hỗ trợ thành lập 2 trạm vận chuyển CC trên QL 5 và tăng cường phương tiện vận chuyển/trang thiết bị cho dịch vụ VCCC của Hải Phòng.

·Áp dụng chương trình ghi chép dữ liệu trước bệnh viện (gồm mẫu bệnh lịch & cơ sở dữ liệu).

·Cung cấp trang bị/dụng cụ cho các bệnh viện chăm sóc chấn thương chính của Hải Phòng

·Tăng cường nhận thức công chúng (qua Hội nghị CCYT, họp mạng lưới, tờ rơi dự án)

4. Dự án thí điểm Đội xe ôm an toàn, Đường phố an toàn và Cuộc sống an toàn (Đang thực hiện)

2004-2005

Hội Chữ thập đỏ Hà Nội, Quỹ Phòng chống Thương Vong Châu Á

Hà Nội

·Tăng cường thực hành an toàn tại cộng đồng thông qua dự án thí điểm với nhóm đối tượng lái xe ôm và các trường học và hộ gia đình:

·Tập huấn nâng cao về lái xe an toàn và đào tạo sơ cấp cứu cho lái xe

·Trang bị thiết bị an toàn (mũ bảo hiểm, đồng phục phản quang, hộp dụng cụ sơ cấp cứu, vv)

·Tăng cường hình ảnh, uy tín của đội lái xe an toàn tại cộng đồng & mở rộng việc áp dụng mô hình (qua các hoạt động quảng bá, tuyên truyền)

·Xây dựng một đội ngũ những tình nguyện viên làm sơ cấp cứu tại cộng đồng (giáo viên, công nhân viên trường học, cảnh sát, cán bộ y tế cộng đồng, vv)

·Nâng cao ý thức và thực hành về an toàn trong các trường học và hộ gia đình

5. Chương trình Kiểm soát Thương tích Việt Nam (Đang thực hiện)

2004-2007

Bộ Y tế, SYT Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, và 2 tỉnh (đang lựa chọn), Trường Đại học Washington (Mỹ), Tổ chức Y tế thế giới

Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, và 2 tỉnh (đang lựa chọn)

·Xây dựng Chương trình/giáo trình đào tạo về CC chấn thương

·Đào tạo giảng viên và mở rộng sử dụng chương trình đào tạo trên; vận động để đưa các nội dung trên vào chương trình đào tạo y khoa

·Hỗ trợ các TT đào tạo CCYT hiện có và sẽ thành lập

·Phổ biến và áp dụng thử Hương dẫn Chăm sóc trước bệnh viện và chăm sóc chấn thương thiết yếu của WHO tại Việt Nam. Xây dựng và áp dụng thử Hướng dẫn Sơ cấp cứu

·Tiếp tục hỗ trợ dịch vụ CCYT (các phòng CC, trang bị và thiết bị liên lạc cho hệ thống CC 115, hệ thống giám sát thương tích, vv)

·Xây dựng Chương trình/giáo trình đào tạo về phòng chống TNTT/Sơ cấp cứu cho các cộng tác viên tại cộng đồng

·Tài trợ xây dựng mô hình thử nghiệm về gia đình, trường học và cộng đồng an toàn

·Nâng cao nhận thức về phòng chống TNTT cho cộng động (tài liệu truyền thông, chương trình tuyên truyền mục tiêu, vv)

·Tăng cường trao đổi thông tin, phối họp trong lĩnh vực phòng chống TNTT qua các hội thảo, hội nghị và nhóm làm việc về phòng chống TNTT, vv

6. Chương trình Hỗ trợ Nhân đạo với Cộng đồng (Đang thực hiện)

Hàng năm

Sở Y tế, các tổ chức xã hội, nhân đạo Việt Nam

Các tỉnh

·Chương trình này vận chuyển hàng viện trợ thiết bị và dụng cụ y tế cho Việt Nam. Phần lớn hàng viện trợ được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh vực phòng chống TNTC tại Việt Nam trong những năm gần đây. Trong gần 10 năm qua, chương trình đã thu nhận và vận chuyển tới VN số lượng hàng trị giá trên 7 triệu đô la Mỹ.

7. Đào tạo Sơ Cấp cứu cho nhân viên đội rà phà bom mìn (Kết thúc-GĐ1)

2004

Quỹ Cựu Chiến binh Hoa Kỳ

Quảng Bình, Hà Tình, Quảng Trị

·Thiết kế khoá học theo nhu cầu và thực hiện đào tạo chăm sóc chấn thương cơ bản cho nhân viên y tế đội rà phá bom mìn (của BOMICO) tại 3 tỉnh nêu trên.

Chữ viết tắt:

CCYT: Cấp cứu Y tế; CC: Cấp cứu; SYT: Sở Y tế; TNTT: Tai nạn Thương tích

3. Liên hệ:

Counterpart International

Số 5, Ngõ 40, Xuân Diệu

Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

ĐT: (84-4) 719 9690

Fax: (84-4) 791 9691

www.counterpart.org

Người liên hệ 1

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu

Giám đốc Chương trình Y tế

Thư điện tử: nghthu@cpi.org.vn

Người liên hệ 2

Bà Meriel Rhodes,

Cố vấn trưởng, Chương trình Kiểm soát Thương tích

Thư điện tử: meriel@cpi.org.vn