NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI

02/06/2014 | 05:00 AM

 | 


Nguyễn Thúy Lan, Phạm Thị Thu Lệ

Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế

Yên Bái là một trong 10 tỉnhcó tỷ suất tử vong do TNTT ở nhóm tuổi 0-19 tuổi cao nhất (48,54/100.000). Hàng năm khoảng 12.000 người mắc và 500 người tử vong trong đó nhóm tuổi 15 đến 19  (20%; 6%). Đặc biệtở huyện Lục Yên  năm 2006 có 02 học sinh bị chết do chódại cắn, năm 2009 có 03 học sinh chết đuối; năm 2010 có 04 học sinh tử vong do TNGT.Trước vấn đề tai nạn thương tích của học sinh  chúng tôi tiến hành  Nghiêncứu thực trạngkiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống tai nạn thương tích ở học sinh trung học phổ thông huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái” với 3 mục tiêu cụ thể: (1) Xác định tỷ lệ tỷ lệ tai nạn thương tích ở học sinh trung học phổ thông huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011; (2) Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống tai nạn thương tích ở học sinh trung học phổ thông huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái; (3) Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành, tai nạn thương tích ở học sinh trung học phổ thông huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Đối tượng của nghiên cứu là Học sinh trung học phổ thông đang học tại huyện Lục Yên, Yên Bái; Đại diện Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm, cán bộ làm công tác y tế trường học, hội phụ huynh học sinh.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Tỷ lệ mắc tai nạn thương tích của học sinh trung học phổ thông huyện Lục Yênlà 28,9% trong đó nam chiếm 63,8% cao hơn so với nữ 36,2%; Có 6 nguyên nhân tai nạn thương tích xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau, đứt tay (chấn thương do vật sắc nhọn) 32,8%, ngã 25,5%, Súc vật cắn 16,8%, tai nạn giao thông 14,6%, ngộ độc do ăn uống 6,6%, thấp nhất là đuối nước 3,6%; Địa điểm mắc tai nạn thương tích theo 6 nguyên nhân rất khác nhau, 100% ngộ độc do ăn uống xảy ra tại nhà, 83% tai nạn giao thông xảy ra trên đường đi học, 42,9% ngã xảy ra trên đường, 43,5% súc vật cắn xảy ra khi ở tại nhà khác, và 60% đuối nước xảy ra tại hồ. Trong số 116 trường hợp tai nạn thương tích mắc phải chỉ có 45 trường hợp đến cơ sở y tế điều trị chiếm tỷ lệ 38,8%.

Về kiến thức phòng chống tai nạn thương tích, tỷ lệ học sinh có kiến thức chung về phòng chống tai nạn thương tích đạt thấp chiếm tỷ lệ là 25,4%.

               Về thái độ đối với tai nạn thương tích, tỷ lệ học sinh có thái độ quan tâm khi chứng kiến hoặc nghe, thấy về tai nạn thương tích là 87,3%, cho rằng tai nạn thương tích có thể phòng chống được là 91,3%, thái độ cho rằng cần thiết phải truyền thông phòng chống tai nạn thương tích là 98,3%, thái độ đồng ý tham gia khi có hoạt động truyền thông phòng chống tai nạn thương tích là 95,5%.

    Về thực hành phòng chống tai nạn thương tích, chỉ có 32,3% thường xuyên thực hành các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích.

Qua những kết quả trên cho thấy thực trạng tai nạn thương tích ở học sinh trung học phổ thông huyện Lục Yên là vấn đề sức khỏe cộng đồng, phần lớn các nguy cơ tai nạn thương tích đều ở tại gia đình và cộng đồng vì vậy công tác phòng chống tai nạn thương tích cần phải được các cơ quan chuyên môn, các nhà quản lý tại địa phương quan tâm đưa vào là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe của cộng đồng tại địa phương.

Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường để có các biện pháp để gia đình, nhà trường trong chia sẻ thông tin và triển khai xây dựng các mô hình can thiệp: "Cộng đồng an toàn”, "Ngôi nhà an toàn". Cần có một bộ phận chuyên trách theo dõi và xúc tiến các hoạt động trên.

Tăng cường công tác giáo dục truyền thông phòng chống tai nạn thương tích nói chung, các loại hình tai nạn thương tích thường gặp ở học sinh trên các phương tiên thông tin đại chúng tại địa phương, chú trọng đến nhóm học sinh, đặc biệt là giới nam. Nội dung truyền thông tập trung vào những nguy cơ tai nạn thương tích có tỷ lệ thường mắc cao ở địa phương như chấn thương do vật sắc nhọn, ngã, súc vật cắn, tai nạn giao thông.

Cần có các nghiên cứu sâu phân tích về các yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích của học sinh, đánh giá mức độ, gánh nặng và tổn hại của tai nạn thương tích  đến chất lượng cuộc sống của từng nguyên nhân tai nạn thương tích để đưa ra những chiến lược và chương trình hành động can thiệp phù hợp.